Người theo dõi

Thứ Năm, 31 tháng 12, 2015

PHÍA BÊN KIA SÔNG - CHƯƠNG IV -


CHƯƠNG IV :
LỬNG THỬNG QUANH NĂM, NGHÍA LẼ ĐỜI.

Tưởng như thành được ước mơ.
Giựt mình tỉnh giấc ai ngờ. Chiêm bao
Mồ hôi ứa giữa đêm thâu
          Mộng thì không thật. Đời đâu dễ dàng 

       Tiếng loa báo cài dây an toàn đưa tôi về thực tại. Cài xong dây, nghiêng đầu nhìn qua cửa kính. Tỉnh lỵ Rạch Giá hiện ra trọn vẹn dưới mắt tôi gần hơn, gần hơnvà tôi xốc lại balô. Gần nửa giờ bay, tôi về lại cái tỉnh lỵ thân thuộc của mình. Một thoáng náo nức chạy ùa vào lòng. Chỉ hơn một tháng thôi mà, có lâu lắc gì cho cam. Tôi bước ra cầu thang, từng bước một chầm chậm hít thở cái không khí mằn mặn quen thuộc. Phi trường Rạch Sỏi nhỏ xíu và tĩnh lặng như một bến xe miền quê. Bước vào nhà chờ đợi, tôi đưa mắt nhìn quanh bổng có tiếng ai đó gọi:
         

Thứ Hai, 28 tháng 12, 2015

PHÍA BÊN KIA SÔNG - CHƯƠNG III -

CHƯƠNG III.
LÊNH ĐÊNH NGÀY THÁNG, MỎNG CƠM ÁO

                                                    Nắng mưa là chuyện của trời
Lu bu là chuyện của tôi. Mắc cười.
Đi vào chỗ hiểm rong chơi
Mộng mơ thì lớn. Tài thời con con.

Tôi trở về nhà sau gần bốn năm lêu bêu nơi xứ người. Chuyến trở về, tôi ghé lại Sài Gòn, ở đó thêm gần một tháng nữa, nên hành trang nhiều gấp bội so với lúc ra đi vì có bốn bao sách, nhưng chỉ có một ít sách mua ở các quầy sách cũ, còn lại là sách cho, sách tặng và sách xin, thậm chí sách của người ta dạt ra cân ký lô. Người mừng rỡ nhất là ông nội, ông vuốt ve từng ngón tay tôi, hỏi tôi rất nhiều điều về cái khoảng thời gian lêu bêu ấy. Tôi chỉ trả lời cho ông những điều cần thiết. Còn cái chuyện dấn thân quái quỷ, Lan và Người Góa Phụ Trồng Hoa thì tôi dấu nhẹm. Nhưng nếu tôi nói ra thì chắc ông cười một phát và nói “Thằng này nó giống tao“. Cuối cùng ông lại nói gần như là tự nói với chính mình “ Ông dượng tám của mày coi vậy mà hay, mày có cái số mà cái sướng và cái khổ đi liền kề nhau trong tích tắc“. Người mừng rỡ nhì là các em tôi, mừng anh hai thì ít, mừng mấy bao sách thì nhiều. Ba mẹ tôi già đi nhiều, dù còn hơi lâu mới tới ngưỡng năm mươi. Cực nhọc vẫn vây quanh, các em tôi dần lớn lên đỡ đần khá nhiều những cực nhọc cho ba mẹ. Con em út nhỏ hơn tôi những mười hai tuổi, nhìn ông anh cả như người lạ hoắc, lạ huơ. Nhưng rồi cũng sà vào lòng tôi nói huyên thuyên cơ man nào là chuyện. Cô em kế tôi đang học may. Hai thằng em vẫn hằng ngày vừa đi học vừa kéo xe cây kiếm tiền phụ cho ba mẹ. Sau mấy ngày tỉ mẩn mua ván đóng cái kệ sách, tôi bắt đầu đi kéo xe cây và hai thằng em thì đẩy phía sau.

Chủ Nhật, 27 tháng 12, 2015

PHÍA BÊN KIA SÔNG -CHƯƠNG II.-

CHƯƠNG II.
HAY THỜI KHÔNG HAY, TỒI CHƯA TỒI.

Cái mộng văn chương cứ nhạt dần.
Tìm không ra hướng chạy loăng quăng,
Cơm ăn mà nhịn thì xơi cháo,
Áo mặc dù không cũng phải quần.
Lóng ngóng lo toan cơm áo mãi,
Ngẩn ngơ gác lại thẩn thơ luôn.
Nhưng trò chữ nghĩa bỏ không được,
Đem chữ thầy cho tập bán buôn!

 Cuộc sống càng ngày càng khó khăn vì tình hình an ninh ngày càng phức tạp. Ba tôi không thể đi về trên giòng sông ấy nữa. Và tôi, chán phèo cái cảnh ngồi không lại bị ba tôi cằn nhằn. Lúc này, ba tôi rất khó khăn với con cái. Cuộc sống càng lúc càng bẩn chật. Anh em chúng tôi đang tuổi lớn và hằng trăm thứ bà rằn khác đổ vào. Nên chúng tôi hở ra một chút là bị rầy.
  Thế là tôi đi bụi.
  Việc tôi tập tành làm thơ đã tạo nên một sự cố khá buồn cười. Những bài thơ được làm và được gởi đi đăng báo, mà báo có đăng hay không thì tôi không bao giờ biết. Vì những tờ báo tôi được xem thường là coi cọp, mà coi cọp thì một bữa có năm mười bữa không. Còn báo mua thì không bao giờ có tiền để mua. Với lại lúc này thơ đăng không có nhuận bút. Đúng là thơ rẽ hơn bèo. Ồ. Mà có giá cả chi đâu mà mắc với rẻ.
  

Thứ Bảy, 26 tháng 12, 2015

PHÍA BÊN KIA SÔNG -CHƯƠNG I -

NGUYỄN HIỀN QUÁN TÂM

PHÍA BÊN KIA SÔNG
PHẦN I


!
.
.
!

“ Thiên hà ngôn tai!”
     “ Tứ thời hành yên,”
     “ Bách vật sinh yên,”
“ Thiên hà ngôn tai!”
                   Luận Ngữ

Thứ Năm, 24 tháng 12, 2015

Đại Sứ Ngô Đình Luyện Nói Về Tổng Thống Ngô Đình Diệm

Đại Sứ Ngô Đình Luyện Nói Về Tổng Thống Ngô Đình Diệm


Tại sao Ông Diệm nhận lời về làm Thủ Tướng năm 1954?

Theo lời ông Luyện kể, trước đó, mỗi lần muốn thay đổi Thủ Tướng, Quốc Trưởng Bảo Đại đều mời ông Luyện đến, để nhờ thuyết phục Ông Diệm lập nội các. Nhưng Ông Diệm đều từ chối, vì biết nếu về mà còn người Pháp chỉ huy, thì cũng chả làm được gì, chẳng khác gì khi ông được mời làm thượng thư Bộ Lại ngày Bảo Đại mới lên ngôi.

Ông Luyện và Bảo Đại là bạn thân từ thuở nhỏ, cùng học với nhau thời thơ ấu ở Pháp, vì vậy hai người thân thiết với nhau như anh em ruột. Bảo Đại có nhiều người bạn Pháp cũng như ông Luyện, nhưng đối với ông Luyện thì Bảo Đại thân hơn, vì hai người cùng học một thầy người Việt Nam do triều đình cử sang dạy về lễ nghi, lịch sử và cách xưng hô cùng luật lệ của triều đình Việt Nam, hầu khi Hoàng Đế về chấp chánh thì đã sẵn sàng.

Thứ Ba, 22 tháng 12, 2015

Hồ Chí Minh từ góc nhìn của học giả Hoàng Xuân Hãn

“ Mình không hiểu một người học rộng, từng trải và đã từng được tiếp xúc với những nhân vật nổi cộm của lịch sử hiện đại mà giáo sư HXH lại có những nhận xét rất mâu thuẩn về những nhân vật này, nhất là NĐD và HCM. Ngoài những lợi thế trên GS còn có đủ điều kiện để tiếp xúc với những tư liệu và những nhân vật có liên quan (kể cả trong và ngoài nước) đến hai ông này. Gởi đến các bạn một bài viết dược xem như là “tư liệu” mang đầy tính bôi bác”


Hồ Chí Minh từ góc nhìn của học giả Hoàng Xuân Hãn
This entry was posted on Tháng Mười Một 3, 2014, in Lịch sử Việt Nam  and tagged Hồ Chí Minh,Hoàng Xuân Hãn, ngô đình diệm, việt minh. Bookmark the permalink. 1 Phản hồi

Giáo sư Hoàng Xuân Hãn- 
Nguyễn Xuân Ba
     

Chủ Nhật, 20 tháng 12, 2015

TỈNH KIÊN GIANG (Th P. RẠCH GIÁ – TX HÀ TIÊN)

TỈNH KIÊN GIANG (ThP. RẠCH GIÁ – TX. HÀ TIÊN)

Thành Phố Rạch Giá
Theo sử liệu Việt Nam thì địa danh Rạch Giá xuất hiện cách nay khoảng 3 TK (cuối TK 16 đầu TK 17 ) với tên gọi ban đầu là Rạch Cây Giá. Những lưu dân ở vùng ngũ Quảng vì nhiều mục đích khác nhau, họ xuôi về phương Nam để tìm phương kế sống, bậc tiền hiền đã đặt chân đến vùng Rạch Giá ngày nay và thấy nơi ven biển có 2 con rạch ăn thông với nhau và chạy gần như song song ôm lấy một cù lao rồi trổ ra vịnh biển. Vì là vùng cửa sông nên trên cù lao ấy mọc nhiều cây giá (một loại thực vật thân gỗ cùng họ với mắm, đước). Thấy mặt đặt tên, những người đến trước đã đặt cho tên cho khu vực này là Cù Lao giá, con rạch bám riết cù lao là Rạch cây giá. Lâu dần để thuận lợi trong giao tiếp, con cháu sau này mới chính thức đặt tên cho mảnh đất ấy là Rạch Giá
Xuất phát của tên gọi Rạch Gía rất đơn giản và đậm chất dân gian Nam bộ. Về sau dân cư nơi này sinh sống ngày càng đông đúc, phát triển thành phố, thành chợ. Rạch Giá trở thành trung tâm kinh tế chính trị của tỉnh Rạch Giá, rồi tỉnh Kiên Giang sau này. Rất ít người biết được nguồn gốc tên gọi nơi này. Cù lao Giá xưa giờ là trung tâm của thành phố nay, được bao bọc bởi sông Kiên và Rạch Kinh Nhánh (đoạn nhà hàng Hải Âu). Nhà văn Sơn Nam - Ông tổ của văn học Nam Bộ, người con của quê hương Rạch Giá đã không dấu niềm tự hào khi ai hỏi đến miền quê ông: "Xứ quê của tôi là con rạch mà nơi cửa biển mọc nhiều cây giá nguyên sinh, cây giá giờ đã biến mất, nhưng đã để lại một địa danh, một thành phố hiện đại "


Thứ Bảy, 19 tháng 12, 2015

TỈNH KIÊN GIANG (Tổng Quan))

TỈNH KIÊN GIANG


Kiên Giang là một tỉnh ven biển thuộc đồng bằng sông Cửu Long  miền Nam Việt Nam. Trung tâm tỉnh là thành phố Rạch Giá, cách thành phố Hồ Chí Minh 250 km về phía Tây. Kiên Giang tiếp giáp với An Giang ở phía Đông Bắc; Cần Thơ  Hậu Giang ở phía đông; Bạc Liêu ở phía Đông Nam; và Cà Mau ở phía Nam; tiếp giáp Campuchia ở phía Bắc với đường biên giới dài 54 km và vịnh Thái Lan ở phía Tây với đường bờ biển dài hơn 200 km. Kiên Giang có hơn 100 đảo lớn nhỏ ngoài biển. dân số tỉnh Kiên Giang là 1.683.149 người (2009).
Địa lý
Diện tích 6.348,5 km²[1]
Dân số 2011  
Tổng cộng 1.714.100 người. Mật độ 270 người/km²
Dân tộc Việt, Khmer, Hoa
Quốc gia  Việt Nam
Tỉnh lỵ  Thành phố Rạch Giá:


250 năm thành lập Đông Khẩu đạo : một dấu ấn lịch sử của Sa Đéc

250 năm thành lập Đông Khẩu đạo :
một dấu ấn lịch sử của Sa Đéc
Đường phố Sa Đéc

Năm Đinh Sửu (1757) Chúa Thế Tông Nguyễn Phúc  Khoát (1738 – 1765) cho thành lập 5 đạo gồm: đạo Đông Khẩu ở phía nam sông Sa Đéc, đạo Tân Châu ở đầu Cù lao Giêng (chứ không phải tại thị trấn Tân Châu nay), đạo Châu Đốc, đạo Kiên Giang ơ Giá Khê (Rạch Giá), và đạo Long Xuyên (Cà Mau). Ba đạo kề trước đều thuộc diện địa tỉnh An Giang thời Nam Kỳ Lục Tỉnh do Nghi Biểu Hầu Nguyễn Cư Trinh xin đặt; hai đạo sau do Mạc Thiên Tích xin đặt.


Chuyện học sách

Chuyện học sách




Phi lộ một câu: Lúc đầu định viết về học sách (học thuyết và sách lược) như một bổ túc ngắn cho bài Con đường của rồng, nhưng rồi chuyện nọ xọ chuyện kia, thành ra bài viết rất dài dòng và lan man này.
I. Phần 1

Phát Hiện Thơ Cổ Thời Bắc Sơn (7000-1000 tr.c.n)

Phát Hiện Thơ Cổ Thời Bắc Sơn (7000-1000 tr.c.n)
Tiến sĩ Nguyễn Thị Thanh


LTS: Tiến sĩ Nguyễn Thị Thanh là một cây bút khảo luận lịch sử sắc bén. Tập sách "Văn hóa Mỹ thuật tiền sử Việt Nam" của bà là một tác phẩm hiếm hoi quý giá, xác định nền văn minh Bách Việt là một sự thật tuyệt diệu mà người Trung Hoa phải "nghẹn ngào" khi bà chứng minh rằng nền văn minh cổ Việt đã bị người Tàu dùng sức mạnh chiến tranh và sức mạnh của chữ viết (chữ hán) chép lại và giữ lấy làm của riêng. cùng lúc với sự xâm chiếm đất đai của nứơc Xích Quỷ trải dài từ Ðộng Ðình Hồ xuống thẳng miền núi non phía nam của bà Âu Cơ.
Cảm hứng từ một tài liệu của nhà giáo An Phong Nguyễn Vân Diễn về một bài thơ cổ mà ông sưu tầm được cách đây 40 năm, qua ngòi bút của bà, nền văn minh Bách Việt cổ với những tổ tiên hiền triết, thi ca. đã sống lại vô cùng rực rỡ. Con bé Lọ Lem từ trong rừng núi Thanh Hóa di tản đến rừng núi Ban Mê Thuột đã lột xác trở về nguyên vẹn hình hài nàng tiên xinh đẹp của ngàn năm cũ.


Thứ Năm, 17 tháng 12, 2015

HẸN VỚI BÍ BẦU


HẸN VỚI BÍ BẦU
Xưa ba bạn với đàn trâu

Má thì bạn với giàn bầu ngoài hiên
Quê tôi không có chợ phiên
Bí bầu má gánh mãi lên xóm ngoài
Tôi ra sân đứng trông hoài
Má về thường rủ theo vài bánh đa
Tôi mừng, chạy đón từ xa
Mừng má thì ít, mừng quà nhiều thôi

Bốn mươi năm lẻ qua rồi

Má tôi chân mỏi về ngồi dưới hiên
Ngày xưa xóm dưới làng trên
Bây giờ bầu bí cũng quên tiếng người

Mãi lo trả nợ cho đời

Lâu lâu nhớ quá thì tôi tìm về
Cầm bàn tay má mân mê 
Xót xa đường má về quê thoáng gần
Má nhìn quả trứng chục cam
Mừng cam thì ít, mừng con thì nhiều
Đọc trong đôi mắt xế chiều
Thương thằng nhỏ tóc muối tiêu mất rồi
- Hỏi con xuôi ngược ngoài đời
Bán buôn gì vậy mà người hư hao?
- Nào con buôn bán gì đâu
Mong về trồng lại giàn bầu má thôi
Nhưng còn bận lắm má ơi
Hẹn đôi năm nữa nữa thôi, má chờ…

Gắng lòng nuôi một ước mơ

Má còn đủ sức để chờ mười năm
Mười năm rồi lại mười năm
Thấy tôi tóc bạc về chăm giàn bầu.


Lê Tuấn Đạt

Thứ Tư, 16 tháng 12, 2015

CÙNG CÁC BẠN THƠ


CÙNG CÁC BẠN THƠ

Cách đây vài vài năm, tôi gặp lại một người học cũ rất thân nhưng đã lâu rồi chúng tôi không gặp nhau. Sau một thoáng vui mừng ồn ào. Tôi được biết bạn tôi là một cư sĩ đạo Bụt, và chúng tôi lại nói với nhau về đề tài này. Một đề tài mà trong quá khứ chúng tôi chưa hề trao đổi. Trong cuộc gặp gỡ này những gí còn đọng lại trong tôi là những gì bạn tôi nói:
- Trong giao tiếp, con người có hai tai để nghe và một cái miệng để nói. Nhưng có lẽ ít ai nghe nhiều hơn nói, mà thường thì nói nhiều hơn nghe. Có lẽ cái cần nghe thì quá nhiều nên tạo hóa cho tới hai tai, cái cần nói thì nên in ít, nên chỉ cho có một cái miệng mà phải cáng đáng thêm cái nhiệm vụ ăn uống. Nhưng hình như, con người thì ít khi lắng nghe mà là nói huyên thuyên, thậm chí đôi khi còn nói bậy, đã vậy còn nói to. Và bản thân tao và mày cũng không ngoại lệ.
Tao may mắn được một nhà sư dạy cho cách lắng nghe, điều này thật bất ngờ, vì ít nhà sư nào nói về việc này. Ông ấy bảo rằng. “Những âm thanh của thiên nhiên mang đến cho con người rất nhiều điều, nhưng chưa bao giờ là một điều gì đáng gọi là giận dữ, cuồng nộ dù đó là âm thanh của một tiếng sét, một cơn bão hay một trận động đất. Không có bất cứ một khái niệm nào dành cho âm thanh của thiên nhiên. Bởi vì khái niệm là sản phẩm của con người. Mà con người cũng là sản phẩm của thiên nhiên. Và ông ấy bảo tao hãy lắng nghe thiên nhiên, vì lắng nghe thiên nhiên là lắng nghe chính bản thân mình. Muốn lắng nghe thì bớt nói.” Tao thật sự ngạc nhiên nhưng không hiểu tại sao tao lại làm theo và tao trở thành cư sĩ tại gia từ đó. Tao không khuyên mày bất cứ một điều gì. Những gì tao nói chỉ là nhân duyên để tao trở thành cư sĩ.

Chúng tôi chia tay. Những lời bạn bè như là một trao gởi và tôi trăn trở mãi về những lời nói ấy. Cho đến một ngày, không hiểu sao tôi lại lấy trên giá sách cuốn Ức Trai Di Tập của Bùi văn Nguyên. Cuốn sách đã cũ, rất cũ và…

聽雨
寂寞幽齋裏,
終宵聽雨聲。
蕭騷驚客枕,
點滴數殘更。
隔竹敲窗密,
和鐘入夢清。
吟餘渾不寐,
斷續到天明。

Thính vũ
Tịch mịch u trai lý,
Chung tiêu thính vũ thanh.
Tiêu hao kinh khách chẩm!
Điểm trích sổ tàn canh.
Cách trúc xao song mật,
Hoà chung nhập mộng thanh.
Ngâm dư hồn bất mị,
Đoạn tục đáo thiên minh.

Nghe mưa
Thư phòng nằng nặng đêm trôi
Suốt đêm nghe ngóng bời bời tiếng mưa
Gối trăn trở khách ngẩn ngơ
Giọt từng giọt đếm cũng vừa tàn canh
Mưa xao khóm trúc vào mành
Tiếng chuông hòa tiếng nước thành cơn mơ
Vẫn thao thức mấy vần thơ
Mưa ngừng, mưa tiếp cũng vừa hừng đông.
QT. Nguyễn Hiền Nhu

Không biết Cụ sáng tác bài thơ này vào lúc nào. Nhưng liệu điều đó có hề gì. Tôi đọc bài thơ này khá lâu, cách đây khoảng hai mươi năm, nhưng chẳng thích thú gì? Bây giờ đọc lại và bên tai tôi là lời của bạn. Tất cả mọi trăn trở được giải đáp. Cụ Ức Trai nghe mưa, nghe tiếng gió lao xao qua cành trúc, nghe đêm trôi, nghe tiếng chuông chùa… và cuối cùng nghe ánh nắng lên. Những âm thanh ấy là một số trong hàng hà sa số những âm thanh của thiên nhiên với vô vàn cung bậc khác nhau và luôn luôn mang đến tai người như là một lời nhắn nhủ chân tình, một lời ru bất tận và đôi khi cũng là một lời cảnh báo.
Và Cụ vẫn tiếp tục lắng nghe và thực hiện sự yên bình cho chính bản thân mình bằng cách trân trọng thiên nhiên:

Danh chăng chuốc, lộc chăng cầu
Được chẳng màng, mất chẳng âu
Có nước nhiểu song, mây nhiểu cửa
Còn thơ đầy túi, rượu đầy bầu
Người tri âm ít, cầm nên lặng
Lòng hiếu sinh nhiều, cá ngại câu
Mấy  kẻ công danh nhàn lẳng đẳng
Mồ xanh cỏ lục thấy ai đâu

Rồi Cụ ở chỗ thấu đạt cái lý của thiên nhiên

Phú quý lòng hơn phú quý danh
Thân hòa tự tại thú hòa thanh
Tiền sen tích để bao nhiêu tháng
Vàng cúc đem cho biết mấy bình
Ngoài cửa mận đào là khách đỗ
Trong nhà cam quýt ấy tôi mình
Ai hay, ai chẳng hay thì chớ
Bui một ta khen ta hữu tình

Không ai dạy cho con người biết lắng nghe thiên nhiên. Cuộc sống dạy cho con người phải biết lắng nghe người khác nói, một số khác dạy con người phải biết lắng nghe lời họ nói.

Khi viết bài thơ trên, Cụ Ức Trai cũng không dạy ai. Cụ chỉ lắng nghe thiên nhiên như là lắng nghe chính mình để “Ngâm dư hồn bất mị”. Tuyệt vời. Và như đã biết Cụ đi hết cuộc đời mình bằng một tâm hồn bất mị. Dù kết thúc của Cụ có bi thảm Cụ vẫn mang về cõi sao Khuê một tâm hồn trong sáng ấy.
Giở lại từng trang sử cũ, chúng ta thấy biết bao nhiêu nhân vật lịch sử sau những năm dài cống hiến họ trở về với thiên nhiên sống một cuộc đời đạm bạc. Đạm bạc thật sự và họ đi hết khúc nhân gian của họ một cách bình an. Tất nhiên, nếu để ý một chút, trong cuộc sống hàng ngày có rất nhiều người sống một cách thoải mái vì nghe thiên nhiên hát.

Và tôi viết bài thơ Lắng Nghe ngay khi thấu hiểu được nội hàm của bài thơ Thính Vũ. Tôi không biết bạn tôi có đọc bài thơ này không Tất nhiên có hai điều cần phải lưu tâm: Một là bài thơ của tôi không phải là một bài thơ hay, nó chỉ dừng lại ở chỗ đọc được; hai là tôi tuyệt đối không dám tự so sánh mình với một bậc vĩ nhân. Đơn giản là tôi muốn tìm cho mình một sự bình an cho tâm hồn mình. Điều ấy có nghĩa là tôi đã lắng nghe tôi.

NGHE MÙA XUÂN TỚI

Trong tĩnh lặng ngồi nghe mùa xuân tới
Nghe trong veo sợi nắng ấm đất trời
Nghe cành lá rờn xanh trong gió gọi
Nghe mấy bông hoa đang tủm tỉm cười

Cứ như thế những âm thanh to nhỏ
Làm nên xuân đến nao những tấm lòng
Những giọt nước đang phất phơ đâu đó
Rất dịu dàng gọi tất cả vào xuân

Ai tĩnh lặng ngồi nghe mùa xuân hát
Khúc vô thanh réo rắt cả khung trời
Muôn màu sắc góp lời nên phút chốc
Cả muôn loài cùng cất bước rong chơi

Cứ như thế mùa xuân không có tuổi
Mỗi đận xuân là một đận trẻ trung
Ai tĩnh lặng ngồi nghe mùa xuân tới
Bao nhiêu điều lộn xộn hóa thành không

Quán Tâm Nguyễn Hiền Nhu

Thứ Hai, 14 tháng 12, 2015

Thử Viết Lại Cổ Sử Việt Nam

Thử Viết Lại Cổ Sử Việt Nam
Trương Thái Du
____________________________________________________
Đôi lời giới thiệu
Câu Lạc Bộ Hùng Sử Việt nhận được bài biên khảo “Thử viết lại cổ sử Việt Nam” của Tác giả Trương Thái Du dưới đây. Nhận thấy bài viết được tham khảo khá công phu và tác giả đã nêu lên một số điều mới lạ, Ban biên tập xin trân trọng giới thiệu với quí vị độc giả.
Những ý kiến và quan điểm về tài liệu lịch sử của tác giả trong bài viết không hẳn là ý kiến và quan điểm của Câu Lạc Bộ Hùng Sử Việt. Tuy nhiên tất cả những bài viết quan niệm rằng “Tổ Tiên Oai Hùng, Con Cháu Hãnh Diện” đều phù hợp với quan điểm và chủ trương của Câu Lạc Bộ Hùng Sử Việt.
____________________________________________________

Lịch sử Việt Nam từ thời Mê Linh liệt nữ trở về trước luôn là sự khơi gợi khám phá và thách thức cho bản thân tôi. Bằng những con đường không “chiêu thức” của một kẻ viễn kiến ngôi đền sử học, tôi đã tự tìm hiểu khoảng thời gian kia bằng dăm bài viết, có tham khảo một số sách vở và thư tịch cổ Việt Nam cũng như Trung Quốc. Khi hệ thống những bài viết này [1] hoàn thành, cũng là lúc nhận thức của tôi về thời bán sử Việt Nam bước qua một trang mới. Những nhầm lẫn và mâu thuẫn lộ liễu sẽ được thanh lọc, mạch sử đơn lẻ được tổng hợp lại để thành trang viết mới dài hơi hơn, cụ thể hơn. Tóm tắt nghiên cứu:

Truyền thuyết Âu Cơ và dư âm Bách Việt trong tiếng Việt:

Truyền thuyết Âu Cơ và dư âm Bách Việt trong tiếng Việt:
Hùng Vương, quốc tổ Việt lai Thái
http://cadaotucngu.com/Coinguon/Truyenthuyetaucovaduambv.htm
Nguyên Nguyên
Trong bài này chúng ta thử khảo sát sơ lược 'dư âm' của các tiếng thuộc khối Bách Việt xa xưa còn mang ảnh hưởng trên tiếng Việt. Bài này được viết ngay sau loạt bài về 'Thử đọc lại truyền thuyết Hùng Vương', đặc biệt bài về 'Hùng Vương: quốc tổ mang hai giòng máu'. Với mục đích thử xem lại truyền tích ‘Âu Lạc’ qua một số tài liệu ngôn ngữ hạn hẹp có trước mắt.
1. TRUYỀN THUYẾT CON RỒNG CHÁU TIÊN
Trước hết xin tóm tắt ý nghĩa của truyền thuyết Âu Cơ, vừa được giải mã dưới góc nhìn nôm na của thế kỷ 21 (xem [1]). Trong đó chúng ta đặc biệt chú ý đến việc chia ly đầy nước mắt của vợ chồng Lạc Long Quân và Âu Cơ. Một cuộc chia ly vĩnh viễn không hẹn ngày tái ngộ.
Truyền thuyết Âu Lạc được đặt để vào trong bộ sử đồ sộ và đầu tiên 'Đại Việt Sử Ký Toàn Thư' của Ngô Sĩ Liên vào đời nhà Lê, xuất phát từ những chuyện thần tiên cổ tích của người Mường [1] [2].

Thứ Hai, 7 tháng 12, 2015

BA NGƯỜI BẠN VÀ TRẦN TIỂU SINH.

                    
           
            Trần Tiểu Sinh quen biết với anh cả, anh hai, anh ba không phải là tình cờ. Năm mười bốn tuổi, Trần Tiểu Sinh học lớp đệ ngũ, Tiểu Sinh phải học thuộc lòng bài Luận Kẽ Sĩ. Bài thơ  viết theo thể Hát Nói dôi khổ. Chỉ đọc ba lượt là Tiểu Sinh thuộc vanh vách và nhớ mãi cho đến bây giờ. Còn anh hai thì bài thơ Thề Non Nước và bài thơ Bức Dư Đồ Rách. Rồi ngày tháng trôi qua, rời trường học rồi bước vào đời, Tiểu Sinh gặp anh ba và đọc thơ anh mà chẳng hiểu gì cả. Nhưng chưa bao giờ Tiểu Sinh dám xem họ là anh em, có rất nhiều lẽ mà Tiểu Sinh không dám giở trò phạm thượng. Ba người đã dẫn dắt Tiểu Sinh vào thế giới của mộng mơ và ước vọng. Đất nước chiến tranh liên miên. Tiểu Sinh bị cuốn vào với một ước vọng thật lớn lao.
Kinh luân khởi tâm thượng, binh giáp tàng hung trung./ Vũ trụ chi giai ngô phận sự, nam nhi đáo thử thị hào hùng.

Chủ Nhật, 6 tháng 12, 2015

Một Chút Men Xưa

Một Chút Men Xưa

Mỗi khi đọc Nguyễn Trãi, tôi nhận ra mỗi lần được một chút hồn quê. Lâu ngày chầy tháng, cái hồn quê ấy cứ thấm đẫm vào và làm tôi thay đổi, đổi thay cụ thể thế nào thì tôi không thể nào xác định. Nhưng con dường làng lầy lội bổng dưng trở nên đẹp hơn, những cỏ cây hoa lá rất tầm thường (như tôi từng nghĩ) hốt nhiên lung linh màu sắc, thoang thoảng hương thơm, kể cả cái gốc tre đen xám trước cổng nhà tôi. Ở đây tôi không dám nhắc đến cái số phận nghiệt ngã của Cụ. Một số phận làm nhói đau hàng triệu trái tim hậu thế.

Cứ thế, mà tôi đọc Nguyễn Trãi, và cái cuối cùng đọng lại trong tôi là;