Người theo dõi

Thứ Năm, 29 tháng 9, 2016

Cổ sử và công cuộc mở mang bờ cõi Việt Nam

Cổ sử và công cuộc mở mang bờ cõi Việt Nam
phản biện nhà Việt Nam học người Hàn Quốc
Trần Thị Hồng Sương




24.1.2009
http://www.nguyenthaihocfoundation.org/lichsuVN/tths.htm

“… Sao lại đi theo con đường mất nước của các quốc gia lo lăng mộ tượng đài lễ hội khi người sống còn phong trần tha phương xứ người kiếm sống, đâu đó còn người bữa đói bữa no, dân chúng biết dùng tiền phúng điếu làm thiện nguyện còn quan chức lại làm chuyện trái đạo là xài tiền phung phí tổ chức lễ hội, xây đền đài và giữ gìn xác ướp!…”



Thứ Tư, 28 tháng 9, 2016

Công trạng của các Chúa Nguyễn và Vương triều Nguyễn,

Công trạng của các Chúa Nguyễn và Vương triều Nguyễn,
đôi điều suy ngẫm
This entry was posted on Tháng Ba 28, 2016, in Lịch sử Việt Nam and tagged chúa Nguyễn, gia long, nhà nguyễn. Bookmark the permalink. Để lại bình luận

Huỳnh Thiệu Phong
Kể từ những năm 70 của thế kỷ XX trở về trước, ở nhiều góc độ khác nhau, Vương triều Nguyễn từng bị phê phán gay gắt và thời kỳ này cũng từng bị xem là thời kỳ chuyên chế phản động nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Khuynh hướng này vẫn còn tồn tại cho đến tận ngày nay, mặc dù về sau này, trong giới Sử học nước nhà đã có những chuyển biến tích cực về mặt nhận thức. Biểu hiện rõ nét nhất cho khuynh hướng này là nội dung trong những bộ sử dành cho học sinh cấp II và cấp III. Tôi đã đặt thử một câu hỏi cho các em học sinh cấp II, cấp III rằng: “Theo các em, Nguyễn Huệ và Nguyễn Ánh, ai mới là anh hùng dân tộc?”. Và hầu như tất cả học sinh đều xem Nguyễn Huệ là anh hùng dân tộc và không công nhận những gì mà Nguyễn Ánh đã làm cho đất nước. Rõ ràng, một câu hỏi nhỏ cũng đã phản ánh một sự bất công bằng khi đánh giá về Nguyễn Ánh nói riêng và Vương triều Nguyễn nói chung.

Thứ Ba, 27 tháng 9, 2016

Ngô Sĩ Liên Còn Có Ẩn Ý Nào Khác Chăng?

Ngô Sĩ Liên Còn Có Ẩn Ý Nào Khác Chăng?
Vấn Đề Về Các Sự Phân Biệt Trong Thế Kỷ Mười Lăm 

Đền thờ Ngô Sĩ Liên
O.W. WOLTERS
NGÔ BẮC dịch
Lời người dịch: 
Tác giả công trình nghiên cứu này — một học giả Tây Phương hàng đầu về lịch sử Việt Nam thời Lý-Trần-Lê – đã dùng lăng kính của chính trị thực tế (real politik) của Tây Phương để đối chiếu các lời giảng dạy về học thuyết chính trị chính thống của Đông Phương từ Mạnh Tử thời Trung Hoa cổ xưa với các lời bàn của Ngô Sĩ Liên, một sử gia Việt Nam hồi thế kỷ 15, ghi trong bộ Đại Việt Sử Ký Toàn Thư khi soi chiếu vào các sự kiện chính trị trong lịch sử Việt Nam dưới thời nhà Trần.  Chúng ta có thể mệnh danh Ngô Sĩ Liên chính là Mạnh Tử của Việt Nam.
Sử thần có nhiệm vụ quan trọng nhất là xác định một cách chân xác đâu là phải đâu là trái trong các hành vi của nhà lãnh đạo.  Sử thần cũng là thẩm quyền duy nhất được viết lịch sử chứ không phải là các hoàng đế.  Do đó, sử thần ở vào vị thế bắt buộc phải đứng về phía nhân dân, để nói tiếng nói của người dân nhằm kiềm chế các sự lạm dụng của các vị vua độc đoán.  Sử thần chính là một định chế dân chủ vô cùng đặc sắc trong các chế độ quân chủ chuyên chế thời cổ ở Đông Phương, chứng tỏ một sự khôn ngoan chính trị và trình độ tổ chức xã hội tinh vi so với các xã hội chính trị cùng thời đại tại các vùng đất khác trên hành tinh này.
Ngô Sĩ Liên bắt buộc phải lên tiếng một cách nghiêm khắc trong các lời bình luận của ông, và chúng ta có thể hiểu được thông điệp có giá trị vĩnh cửu như lịch sử mà các sử thần như Ngô Sĩ Liên, Lê Văn Hưu, Phan Phu Tiên, Ngô Thời Sĩ …  muốn nhắn nhủ đến các nhà lãnh đạo Việt Nam đương thời và tương lai như sau: “Mọi lời tán dương hay ho đến đâu trong lúc đang cầm quyền rồi cũng sẽ bị duyệt xét, lọc lựa bởi lịch sử sẽ chỉ ghi nhận công lao đích thực và sẽ kết tội rất rành mạch các hành vi xấu xa, hại dân, hại nước của các nhà lãnh đao.  Lịch sử bao giờ cũng có đôi mắt nghiêm khắc hơn người thường rất nhiều và sẽ chiếu rọi vào công và tội của nhà lãnh đạo đến muôn đời sau.”
Để tiện việc tham khảo của người đọc, người dịch có trích lại các lời bàn của Ngô Sĩ Liên tương ứng với các phần trích dẫn trong bài viết nguyên thủy, từ bộ Đại Việt Sử Ký Toàn Thư (Nhà Xuất Bản Khoa Học Xã Hội: Hà Nôi, 1998).

Thứ Hai, 26 tháng 9, 2016

Lịch sử Việt Nam and tagged chúa Nguyễn



Li Tana
Lê Quỳnh dịch
Li Tana sinh năm 1953, tốt nghiệp cao học về lịch sử Việt Nam ở Đại học Bắc Kinh (1983), trình luận án tiến sĩ về lịch sử Đàng Trong thế kỷ 17 và 18 tại Đại học Quốc gia Úc năm 1992. Hiện bà Li Tana công tác ở Trường Nghiên cứu Châu Á và Thái Bình Dương, Đại học Quốc gia Úc.
Quyển sách của bà, Xứ Đàng Trong, lịch sử kinh tế – xã hội Việt Nam thế kỷ 17 và 18, đã được dịch sang tiếng Việt và do Nhà xuất bản Trẻ ấn hành năm 1999.

Thứ Bảy, 24 tháng 9, 2016

SAO VẬY?



Đang mày mò học tiếng Anh. Bất ngờ nhận được một quyển sách mỏng in song ngữ Anh Việt “Zen Studied” như là một quà tặng. Rất thú vị và là một kẻ khùng thơ, LTD  bắt đầu thơ hóa những câu thiền ngữ tiếng Anh cho nó phê. Và kết quả là câu dưới đây được tạm gọi là coi được, nên đề tặng cho các…
Cộng tăng:
Thích Nhất Hạnh,
Thích Chân Quang,
Thích Thanh Quyết

In the beginning is nature, in the end nature, so why in the middle do you make so much fuss? Why, in the middle, becoming so worried, so anxious, so ambitious, why create such despair? Nothingness to nothingness is the whole journey.
Zen Studied



Thứ Sáu, 23 tháng 9, 2016

Tháng Bảy Trời Mưa và Những Nghĩa Trang

Tháng Bảy Trời Mưa và Những Nghĩa Trang


Tháng bảy mưa ngâu. khóc một tình yêu ly biệt

Tháng bảy mưa dầm, khóc đất nước chia đôi.
Để những tháng bảy, tháng tám tiếp theo.
Đất nước ngậm ngùi.
Nhìn anh em đánh nhau chí mạng,



Và hôm nay tháng bảy lại mưa dầm.
Nhang đỏ rực trong nghĩa trang hoành tráng,
Lớp lớp hàng hàng những ngôi mộ trắng,
Bia có tên và cả bia không có tên.


TẠM BIỆT KHÚC TÌNH CA

TẠM BIỆT KHÚC TÌNH CA



Khúc nhạc tình, bài thơ tình vẫn đọc
Vẫn được viết ra từng phút, từng giây
Đã hơn bốn ngàn năm nay vẫn thế
Để làm cho tươi thắm quê hương này

Không ai muốn viết nên câu thơ lẫm liệt
Ngoại trừ khi mà vận nước đảo điên
Không ai muốn viết khúc ca hùng tráng
Ngoại trừ khi mà vận nước ngữa nghiêng

Thứ Năm, 22 tháng 9, 2016

Nhớ Quê Đọc Thơ Trần Nhân Tông


天長晚望
村後村前淡似煙,
半無半有夕陽邊。
牧童笛裡歸牛盡,
白鷺雙雙飛下田。
陳 仁 宗

THIÊN TRƯỜNG VÃN VỌNG
Thôn hậu thôn tiền đạm tự yên
Bán vô bán hữu tịch dương biên
Mục đồng địch lý quy ngưu tận
Bạch lộ song song quy hạ điền

Ngắm Cảnh Chiều Ở Thiên Trường
Khói mờ xóm sau xóm trước
Bóng chiều chừng có chừng không
Trâu về chuồng theo tiếng sáo
Từng đôi cò trắng xuống đồng
quán tâm nguyễn hiền nhu



Gió


Gió



Yêu gió lắm xin lòng như cơn gió
Cứ lang thang qua muôn nẻo mơ hồ
Thì thào lá cả khi vầng trăng tỏ
Và mơn man cùng làn khói lam mờ

Cũng thỉnh thoảng ồn ào cơn giận dữ
Rồi dừng chân trên đỉnh núi trầm tư
Vướng chút thơm của đất trời hoang dã
Buồng phổi em hương đang tỏa từ từ

Thứ Tư, 21 tháng 9, 2016

Binh Xa Hành

Khi nhón chân vào thơ Đường, nếu như người đọc tìm thấy cái hào sảng của Lý Bạch, cái tĩnh lặng của Vương Duy, cái hồn nhiên của Bạch Cư Dị, và tài hoa của Thôi Hiệu, Thôi Hộ, Đỗ Mục, Trương Kế… thì chúng ta cũng không thể nào quên được cái nỗi đau của Đỗ Phủ với tấm lòng của một con người nhân ái, yêu hòa bình, nhưng phải chứng  kiến những tàn khốc của chiến tranh; chiến tranh vì tranh quyền đoạt vị, chiến tranh vì đi xâm lược và bị xâm lược, mạng sống của con người bị xem như cỏ rác, và đó là một thuộc tính không thể tách rời của xã hội, của văn hóa Trung Quốc (bất kể hình thái xã hội ấy ra sao)


Bài thơ Binh Xa Hành dưới đây là một trong rất nhiều bài thơ nói lên cái nỗi đau ấy.
Hơn ai hết những con người cầm bút làm thơ của dân tộc Trung Hoa đều nhận ra điều này và qua biết bao nhiêu thế hệ họ vẫn giữ trong tâm hồn mình cái niềm đau lưu cửu ấy mà Đỗ Phủ là một tiêu biểu

Thứ Ba, 20 tháng 9, 2016

XIN NHƯ HÔM QUA

XIN NHƯ HÔM QUA



Nhân loại bây giờ quên cầm bút viết thư
Thói quen ấy đã trở thành quá khứ
Và vì tôi là một phần nhân loại cũ
Nên lắm khi không liên lạc được với thời này


Ngày hôm nay cái điện thoại cầm tay
Giúp kết nối loài người trên trái đất
Ta dễ yêu những con người xa lắc
Người trong nhà lắm lúc lại thờ ơ


Thứ Hai, 19 tháng 9, 2016

Câu chuyện Khổng Tử và Lão Tử gặp nhau

Câu chuyện Khổng Tử và Lão Tử gặp nhau


           Hơn hai ngàn năm trước có cuộc gặp kỳ lạ giữa Khổng và Lão.

Khổng ngồi kiệu đi trên đại lộ. Ngài vừa phe phẩy chiếc quạt, vừa lim dim đôi mắt. Bọn người khênh kiệu còng lưng đi thật đều để giữ thăng bằng cho thầy an tọa. Bỗng phía trước có kẻ cỡi trâu cắt ngang qua. Khổng mở mắt nhìn và quát:
– Tên trẻ trâu kia vô lễ, đường lớn không đi lại cắt ngang mặt người ta?
Con trâu dừng lại ngoái cổ nhìn. Tên trẻ cỡi trâu cười nói:
– Ngươi biết ta đã bao nhiêu tuổi rồi không mà cao giọng bảo ta trẻ trâu vô lễ? Chẳng qua ngươi đi trên con đường người ta đã dọn sẵn. Sự thực không có đường nào là lớn cả. Nơi không có đường mới thực sự là lớn!

Chủ Nhật, 18 tháng 9, 2016

CHUYỆN MỘT CHIẾC ẢI ÐÃ MẤT

CHUYỆN MỘT CHIẾC ẢI ÐÃ MẤT
Trần Gia Phụng


1. ẢI NAM QUAN
Theo Ðại Nam nhất thống chí, do Quốc sử quán triều Nguyễn soạn xong dưới triều vua Tự Ðức (trị vì 1847-1883), ải Nam Quan cách tỉnh thành [Lạng Sơn] 31 dặm về phía bắc, thuộc châu Văn Uyên, phía bắc giáp châu Bằng Tường tỉnh Quảng Tây nước Thanh, tức là chỗ mà người Thanh gọi Trấn Nam Quan. Cửa nầy dựng từ năm Gia Tĩnh nhà Minh,[1] đến năm Ung Chính thứ 3 [1725] nhà Thanh,[2] án sát tỉnh Quảng Tây là Cam Nhữ Lai tu bổ lại có tên nữa là Ðại Nam Quan, phía đông là một dải núi đất, phía tây là một dải núi đá, đều dựa theo chân núi xây gạch làm tường, gồm 119 trượng [3], cửa quan đặt ở quãng giữa có biển đề Trấn Nam Quan, dựng từ năm Ung Chính thứ 6 [1728] triều Thanh, có một cửa, có khóa, chỉ khi nào có công việc của sứ bộ mới mở. Bên trên cửa có trùng đài, biển đề 4 chữ Trung ngoại nhất gia, dựng từ năm tân sửu [1781] đời Càn Long nhà Thanh.[4] Phía bắc cửa có Chiêu đức đài, đàng sau đài có Ðình tham đường (nhà giữ ngựa) của nước Thanh; phía nam có Ngưỡng đức đài của nước ta, bên tả bên hữu, có hai dãy hành lang, mỗi khi sứ bộ đến cửa quan thì dùng chỗ nầy làm nơi tạm nghỉ.(5) 

Văn Hóa Khinh Bỉ

Văn hóa khinh bỉ
“Phải xây dựng văn hóa khinh bỉ” là câu nói đang nhận được rất nhiều cười cợt từ người dân trên trang mạng xã hội lẫn bên ngoài đời sống. Câu nói có khả năng trở thành một slogan chế nhạo cho cả người phát ngôn ra nó lẫn nội dung mà nó chuyển tải đến người nghe.

Câu phát biểu này từ ông Đinh Thế Huynh hiện là một Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, nguyên Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, nguyên Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam.
Vai vế và vị trí trong Đảng của ông Huynh chính là nguyên nhân làm cho người dân bức xúc bởi sự khinh bỉ mà phải xây dựng cho thành một “văn hóa” thì xem ra mọi giá trị đạo đức đã bị đảo lộn. Tham nhũng là một thói xấu nếu nhỏ, lớn hơn một chút là vi phạm pháp luật, lớn hơn nữa là phản dân hại nước, chẳng những bị khinh bỉ mà kẻ tham nhũng không thoát được sự phán xét của lịch sử trong hàng chục năm về sau.

Thứ Bảy, 17 tháng 9, 2016

40 NĂM HỖN DANH “NGỤY” VÀ NHỮNG TRẬN ĐÒN THÙ CỦA ÁC QUỶ!

40 NĂM HỖN DANH “NGỤY” VÀ NHỮNG TRẬN ĐÒN THÙ CỦA ÁC QUỶ!
http://danlambaovn.blogspot.com/2015/04/40-nam-hon-danh-nguy-va-nhung-tran-on.html#more



Lê Thiên  - Con người Việt Nam vốn nặng tình quê hương Tổ Quốc. “Bỏ nước” là bỏ nơi chôn nhau cắt rốn, là bỏ mồ mả ông bà cha mẹ, bỏ quê cha đất tổ… Thế mà, sau 30/4/1975, người dân Miền Nam Việt Nam, hàng triệu người hăm hở ra đi, cách này hay cách khác, bằng mọi giá, kể cả cái giá của chính sinh mạng mình: Vượt biên, vượt biển đầy hiểm nguy, bất trắc, chín mất một còn, vẫn lao vào cõi chết để tìm sự sống! Từ 400 đến 500 ngàn người mất xác giữa biển cả làm mồi cho cá mập vì bị hải tặc sát hại hay bão tố đánh chìm tàu ghe! Hoặc bị phanh thây bởi thú rừng nơi hiểm hóc xa xôi không ai biết. Vì sao?

Những nạn nhân bị triệt đường sống.

Cách đây 40 năm, ngày 30/4/1975! Việt Nam Cộng Hòa, tức Miền Nam Việt Nam rơi vào tay quân cộng sản Bắc Việt. Vô sản chuyên chính ngự trị! Quả không có tắm máu, nhưng tang thương bao trùm! Toàn Miền Nam Việt Nam rướm máu! Bế quan tỏa cảng! Lao động khổ sai quần quật! Đói rách triền miên! Bắt bớ! Dọa dẫm! Hiếp đáp! Tù đày! Khủng bố trắng kéo dài, năm này sang năm khác! Không ít người bị thủ tiêu, mất tích! 

Thứ Sáu, 16 tháng 9, 2016

Cám Ơn Tôi

Cám Ơn Tôi

Cám ơn tôi, mỗi sớm mai thức dậy
Mồm không hôi, xương cốt chẳng rêm đau
Vươn đôi vai, máu râm ran mình mẫy
Bên ngoài song, lấp lánh nắng len vào

Cám ơn tôi biết nhận giòng nước mát
Mang mùi hương cơn gió chướng vào đông
Ly trà ngát hương sen còn nhận biết
Vài câu thơ lại thấp thoáng trong lòng

Thứ Năm, 15 tháng 9, 2016

Những vụ Việt cộng Thảm sát tập thể dân lành vô tội !

Những vụ Việt cộng
Thảm sát tập thể dân lành vô tội !

SỐNG, HỌC TẬP, LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC hcm !



LS .Lê Duy San- 
Kể từ khi Việt Minh (tức Việt Cộng) cướp được chính quyền vào ngày 19/8/1945 tới nay, bọn Việt Cộng đã giết tới cả chục triệu dân Việt Nam. Giết người có tội hay chống đối chúng đã đành, chúng còn giết cả người vô tội, cả người không hề chống đối chúng. Đối với chúng, “Thà giết lầm, dù giết lầm cả trăm, cả ngàn người vô tội, còn hơn thả lầm một người có tội”. Vì thế chúng ta không lấy làm lạ trong suốt cuộc chiến Việt Nam, bọn Việt Cộng đã thực hiện không biết là bao nhiêu cuộc thảm sát tập thể những người dân Việt Nam hiền lành vô tội. Dưới đây chỉ là mấy vụ thảm sát tập thể điển hình mà người viết được biết.   


Vụ thảm sát 1:
Vụ thảm sát tín đồ Cao Đài tại Quảng Ngãi.

Thứ Tư, 14 tháng 9, 2016

Tại sao Việt Nam không bị đồng hóa sau 1.000 năm Bắc thuộc?

Tại sao Việt Nam không bị đồng hóa sau 1.000 năm Bắc thuộc?
Posted on 07/09/2015 by The Observer


Tác giả: Nguyễn Hải Hoành
Tiếng ta còn thì nước ta còn!
Đồng hóa dân tộc (national assimilation) gồm:
1- Đồng hóa tự nhiên, tức quá trình dân tộc A trong giao tiếp với dân tộc B, do chịu ảnh hưởng lâu dài của B mà A tự nhiên dần dần mất bản sắc của mình, cuối cùng bị B đồng hóa; đây là một xu hướng tự nhiên trong tiến trình lịch sử loài người. 
2- Đồng hóa cưỡng chế: sự cưỡng bức một dân tộc nhỏ yếu hơn chấp nhận ngôn ngữ, chữ viết, phong tục, tập quán của một dân tộc lớn mạnh hơn; đây là một tội ác.

Thứ Ba, 13 tháng 9, 2016

TÌNH ĐỒNG CHÍ CỘNG SẢN VÀ NHỮNG BẢN ÁN TỬ HÌNH

TÌNH ĐỒNG CHÍ CỘNG SẢN VÀ NHỮNG BẢN ÁN TỬ HÌNH
Tác giả : Trúc Giang
1. Ai giết Trung tướng Nguyễn Bình?




Ngày 29-9-1951, Trung tướng Nguyễn Bình cùng đoàn tùy tùng 22 người trên đường ra Bắc theo lịnh của Trung Ương, đã bị toán lính Miên do một trung úy người Pháp chỉ huy, phục kích tấn công, và Nguyễn Bình bị tử thương tại làng Srépok, huyện Se San, tỉnh Stung Streng, Cam Bốt.
Sự thật rõ ràng là Nguyễn Bình bị Tây bắn chết, nhưng sau đó, Nam Bộ lại lan truyền câu hỏi “Ai giết Nguyễn Bình?”. Câu hỏi được truyền miệng trong bộ đội miền Nam và trong dân gian, từ đó, xuất hiện những bài viết về bí mật cái chết của Nguyễn Bình, “một tướng lãnh được xem như tài ba lỗi lạc, tận trung với Đảng, hết lòng yêu nước, được Tổ quốc ghi công và dân tộc sùng bái”. Thế nhưng, những bài viết tựa đề: “Ai giết Nguyễn Bình”, “Tôi giết Nguyễn Bình”, “Những bí ẩn về cái chết của Nguyễn Bình” trực tiếp hoặc gián tiếp ám chỉ chính đảng CSVN là thủ phạm đã giết đồng chí của mình. Một số bài viết mang tính tuyên truyền, thanh minh thanh nga cho đảng, nhưng tất cả đều xoay quanh cái chết của Nguyễn Bình.
Không có tài liệu nào chính thức nêu bằng chứng cụ thể, vì nó nằm trong những âm mưu của Đảng mà những người liên hệ, tuy còn sống cũng không dám hé răng.

Thứ Hai, 12 tháng 9, 2016

Cái khó của vua Tự Đức

Cái khó của vua T Đức


Gabriel Aubaret, lãnh sự Bangkok tường thut bui yết kiến vua T Đc năm 1864: “Vua đã trò chuyn vi tôi hơn mt gi đng h, và ch vì đêm đến nên vua mi chu chm dt cuc trò chuyn mà xem ra làm vua rt vui thích. Tôi ch đi nhng câu hi tm thường mà người ta thường đt ra trong nhng trường hp tương t, nhưng hoàn toàn không phi như vy, vua đã t ra quan tâm mun biết v châu Âu và các quc gia ln châu Âu. Vua hi tôi nước Pháp nh đâu mà hùng cường và phn thnh. Tôi tr li là nhng sinh lực hàng đu ca mt dân tc là quyn t do cá nhân và nhng quan h t do gia các dân tc na. Câu tr li có v làm vua sng st”[1].

Chủ Nhật, 11 tháng 9, 2016

CHUNG QUANH VÀI LUẬN ĐIỂM MỚI VỀ HỒ CHÍ MINH

CHUNG QUANH VÀI LUẬN ĐIỂM MỚI VỀ HỒ CHÍ MINH

1 – Tìm đường cứu nước
Hồ Chí Minh chết nay được 46 năm, mồ yên mả đẹp nhưng ông vẫn chưa được yên. Người ta đào bới lên đủ thứ chuyện về ông: bản thân, gia đình, con đường lập thân,… để xác định một Hồ Chí Minh thiệt trong lịch sử Việt Nam.
Gác qua những phê phán, công kích hay đánh giá hoàn toàn tiêu cực về Hồ Chí Minh, chúng ta, hôm nay, chỉ ghi nhận, trong gần đây, xuất hiện vài nhận định (*) khá mới, ôn hòa, có vẻ như mang tính khách quan, phê phán tình trạng kinh tế tụt hậu, xã hội băng hoại, đạo đức bật gốc, tham nhũng tràn lang, đàn áp dã man mọi người khác chánh kiến,…và qui trách tất cả đều do “lỗi hệ thống”. Tức lỗi của chế độ. Và chế độ đó là chế độ ở Hà Nội hiện nay. Từ phê phán này, người ta mới đặt vấn đề “cần có nhận thức và đánh giá Hồ Chí Minh như thế nào để đạt tới sự chính xác, công bằng, khách quan?”.
Ai cũng biết Hồ Chí Minh là người cộng sản và khai sanh ra chế độ cộng sản ở Hà Nội năm 1945. Vậy ông có những liên đới trách nhiệm gì với tình trạng đất nước suy đồi hiện nay, với những tội ác “long trời lở đất” do đảng cộng sản của ông gây ra cho dân tộc liên tục từ trước tới nay hay không?
Những luận điểm nhằm khôi phục giá trị lịch sử Hồ Chí Minh, cho rằng ông không phải là người đầu tiên du nhập cộng sản vào Việt Nam, ông là người cộng sản theo Lê-nin chớ không phải theo Staline-Mao, ông là người yêu nước theo chủ nghĩa dân tộc, dân chủ, theo Tôn Dật Tiên và Phan Chu Trinh, …

Thứ Sáu, 9 tháng 9, 2016

HỘI NGHỊ DIÊN HỒNG HAY HỘI THỀ LŨNG NHAI


HỘI NGHỊ DIÊN HỒNG HAY HỘI THỀ LŨNG NHAI

Thế nước đang chông chênh. Nguy cơ bị xâm lược càng lúc càng rõ ràng, trong khi những người gọi là có trách nhiệm thì càng lúc càng tỏ rõ thái độ hèn hạ. Sự mâu thuẩn trong hành vi và lời nói của các chóp bu, của cái gọi là “Đảng Cộng Sản lãnh đạo” cũng như sự mâu thuẩn giữa các bè phái thân Tàu, thân Tây hay giữa chính quyền và nhân dân (bị gán cho cái nón “các thế lực thù địch).
Trong tình hình như thế, thấp thoáng đâu đây lại vang lên lời kêu gọi một “Hội nghị Diên Hồng”
Người quan tâm đến vận mệnh đất nước, không ai không mong mỏi điều đó xãy ra và hiểu một cách rõ ràng về giá trị của Hội Nghị này (1284) trong cuộc chiến kháng Nguyên Mông, là nhân tố quyết định trong chiến thắng. Nhưng tình hình hiện nay, thử bình tâm nghĩ lại xem ai là người đủ tâm và tầm để triệu tập và liệu dân tộc có dám đồng thuận hét lên lới “quyết đánh” khi mà cái đảng Lãnh Đạo càng lúc càng hèn, càng quyết tâm bán nước. Sau hội nghị Diên Hồng hơn 100 năm sau (1405) cũng trong một hội nghị tương đương như thế do cha con Hồ Quý Ly triệu tập để bàn kế sách chống quân Minh, chúng ta lại nghe Hồ Nguyên Trừng cảm thán: “Thần không ngại đánh, chỉ sợ lòng dân không theo mà thôi.”. Mà nguyên nhân của câu nói này thì đã rõ; việc cướp ngôi nhà Trần, trong quá trình thay đổi triều đại cũng như xây dựng triều đại mới bằng bạo lực và sức mạnh quân đội. Nhà Hồ đã làm cho lòng dân ly tán, và nhà Hồ đã sụp đổ, đất nước bị xâm lược, dù kế sách giữ nước chống quân xâm lược của ba cha con ông là không tồi. Sau đó là Giản Định Đế cũng lâm vào một vết xe đổ như thế với cái chết của Trần Thúc Giao, Trần Nhật Chiêu, rồi Nguyễn Cảnh Chân, Đặng Tất. Rồi đến Trần Trùng Quang thì mọi thứ đã tan tành. Giới lãnh đạo kháng chiến gần như không còn một chút uy tìn, đức độ hay tài năng để cố kết lòng người.

Thứ Năm, 8 tháng 9, 2016

Cái hệ lụy Tàu Việt


Bác sĩ Nguyễn Hy Vọng



Cái hệ lụy Tàu Việt 1
Tôi muốn nói đến cái nợ ba đời ta gánh chịu khi Tàu nó đô hộ mình suốt ngàn năm. Phải hiểu là, dân Tàu có đến sáu tiếng nói khác nhau mà đến nay vẫn còn khác nhau !Mà nếu không có cái chữ viết nó ràng buộc lại thì kể như đi đong.
Mỗi tiếng một ngã.. vì vậy mà tiếng nói nào trong thế giới cũng có chữ đánh vần kiểu a b c trừ ra tiếng Tàu duy nhất hiện nay phải vừa vẽ vừa viết [sic] chấp nhận khoảng 7500 cái hình vẽ là 7500 cái âm [sic] nếu không thế thì nước Tàu sẽ tan rã rất nhanh không phải là một nước nữa, đó là lý do tại sao Tàu không dám viết theo abc . Cái chữ Tàu thật ra là cái nợ ba đời cho chúng nó « a mill stone around their neck » theo lời của các học giả Tây phương nhận xét ! Thật ra chỉ có 214 bộ [hình vẽ  dễ viết] mà họ ghép lại thành ra khoảng 7500 hình vẽ [tự] rồi ghép qua ghép lại nhiều lần nữa thành ra khoảng 40000 chữ mà chỉ chừng 4000 / 8000 hay dùng mà thôi ! Cũng như tiếng Việt có 26 chữ cái ghép thành khoảng 10000 chữ, khoảng 10000 từ [âm có nghĩa] rồi ghép qua lại thành ra chừng 40000 từ  cả đơn lẫn kép [riêng tiếng / lòng/ đã có 256 cách nói (xem một trang đính kèm của cuốn Tự Điển Nguồn Gốc Tiếng Việt  sắp ra mắt); và ông Đỗ Thông Minh bên Nhật tìm ra được 360 tiếng ghép với /cười.

Thứ Tư, 7 tháng 9, 2016

PGS nói về đề xuất dạy chữ Hán: “Sao bắt con em ta học tử ngữ?”


PGS nói về đề xuất dạy chữ Hán: “Sao bắt con em ta học tử ngữ?”
“Việc đề xuất dạy chữ Hán là thiếu căn cứ khoa học, sẽ gây tác hại khôn lường cho nhiều thế hệ và không chỉ gây ra tổn hại kinh tế còn đè lên vai trẻ gánh nặng quá sức chịu đựng”.



PGS.TS Nguyễn Hữu Đạt.

Thứ Ba, 6 tháng 9, 2016

TÔI ĐỌC CHỮ TÀU BẰNG TIẾNG VIỆT

TÔI ĐỌC CHỮ TÀU BẰNG TIẾNG VIỆT

Mấy hôm nay, trên mạng cứ ồn ào về việc cái gọi là bộ GD-ĐT đưa tiếng Háng vào chương trình GD trung học phổ thông.
Kẻ phản đối (trong đó có một số vì giận Tàu Khựa) người đồng tình (trong đó có một số vì lỡ liếm đít Tàu). Ai cũng gân cỗ lên cãi nhau ngậu xị và đem trưng ra hàng loạt cái học hàm, học vị (do mày mò kiếm được hay mua được) để đảm bảo cho lập luận của mình.
LTD tui thì dốt “banh nhà lồng chợ” mà lại mang cái bệnh khùng thơ, đọc hết thơ viết bằng chữ quốc ngữ còn lan man đọc qua thơ chữ Tàu (do người Việt hồi xửa hồi xưa làm) và bổng dưng cảm thấy mình “sống nhăn”. Và rốt cục chả biết là mình thuộc loại nào, dù rằng mình rất dễ nổi xung khi nghe tới hai tiếng Tàu Khựa, nổi xung đến muốn ra đồn Công An mượn trái lựu đạn rồi rút chốt chạy vào tòa đại sứ, lãnh sự hay các Công Ty Tàu ở Việt Nam để cưa hai.
Giận thì nói vậy chớ già rùi còn làm ra cái nước non gì. Rốt cuộc thì ghét của nào trời trao của đó. Thấy mấy bài thơ của các cụ xưa thì không đọc không được. Rồi LTD tui dính vào Bắc Hành tạp lục. Đâu đọc thử coi cụ Tiên Điền khi đi sứ viết gì?
Và khi đọc một hồi, LTD nhớ cách đây mấy ngày có ai đó đặt ra câu hỏi tại sao cụ Tiên Điền không viết khốc ( = khóc hu hu) mà viết khấp ( = khóc không ra tiếng, khóc thầm) trong câu kết của bài Độc Tiểu Thanh Ký
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như.
Và với lý do này các ngài GS-TS lập luận là nên dạy tiếng Hán ở bậc phổ thông trung học để làm tối mò, à quên, trong sáng tiếng Việt. (phen này thì mấy tay viết tự điển có mà húp cháo rùa) Cứ học tiếng Háng là tiếng Việt sáng trưng ra, theo kiểu Mã Viện cho quân lính cởi truồng khi tham chiến với đoàn nữ binh của Trưng Nữ Vương là chắc thắng.

Thứ Hai, 5 tháng 9, 2016

Thi Xã Bích Động - PHẠM TÔNG NGỘ -


Phạm Ngộ 范悟 cũng thường gọi là Phạm Tông Ngộ  范宗悟  hiệu Liêu Khê, sinh và mất năm nào chưa rõ. Người hương Kính Chủ huyện Giáp Sơn, phủ Tân Hưng, nay thuộc tỉnh Hải Hưng, là anh ruột của Phạm Mại. Hai anh em là học trò Nguyễn Sĩ Cố. Ông nguyên họ Chúc tên Kiên sau cùng em là Phạm Tông Mại theo Thái Thượng Hoàng Trần Nhân Tông. Thái Thượng Hoàng cho rằng họ Chúc không phải là họ lớn nên đổi làm họ Phạm. Còn Kiên thì lại trùng với tên của Phán thủ Huệ Nghĩa nên đổi làm Ngộ. (về niên đại của ông xem phần Phạm Tông Mại). Có một chi tiết về thân thế “gia đình văn học” của anh em ông được hé lộ trong bài thơ “Du Phù Thạch nham nãi tiên tổ du hành chi địa chu trung tác”Cha và anh em ông đuợc ví như là Tam Tô: (Tô Tuân (cha); Tô Thức, Tô Triệt (con)
Pham Ngộ tính tình ngay thẳng, làm quan nổi tiếng thanh liêm. Bắt đầu vào triều với chức Thị nội học sinh, dưới triều Trần Minh Tông (1314-1329) ông giữ chức Tri thẩm hình viện sự, sau được thăng Tả ty lang trung rồi lại thăng Tri chính sự, đồng tri thượng thư tả ty sự.
Về thơ văn, sáng tác của Phạm Ngộ hiện còn rất ít, tuy vậy cũng có thể nhận ra ở ông một ngòi bút tả cảnh và trữ tình tinh tế, một thi vị man mác của người hiểu rõ ý nghĩa cuộc đời. Thơ ông rất cô đọng, nhiều ý ít lời.


Thứ Sáu, 2 tháng 9, 2016

Thi Xã Bích Động - Phạm Tông Mại -

Phạm Tông Mại

Phạm Mại 范邁 cũng thường gọi Phạm Tông Mại 范宗邁 hiệu Kính Khê, sinh và mất năm nào chưa rõ.  Người hương Kính Chủ, huyện Giáp Sơn, phủ Tân Hưng, là em ruột của Phạm Ngộ. Ông nguyên họ Chúc tên Cố, sau khi vua Trần Nhân Tông (trị vì từ  1278 đến  1293) nhường ngôi cho con là vua Trần Anh Tông rồi đi tu, ông cùng anh là Phạm Tông Ngộ được theo hầu. Thái Thượng Hoàng cho rằng họ Chúc không phải là một họ lớn nên đổi làm họ Phạm. Còn tên Cố thì lại trùng với tên thầy học Nguyễn Sĩ Cố nên đổi sang Mại. Có một điểm cần lưu ý là suốt trong thời gian trị vì của mình, vua Trần Nhân Tông không tổ chức một kỳ thi nào, có lẽ Ngài dồn hết tâm lực cho cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông, nên việc lưu ý và bỗ dụng nhân tài không qua thi cử là lẽ đương nhiên. Anh em nhà họ Phạm nằm trong số đó. Ngoài ra, có một chi tiết khá thú vị là vua Trần Nhân Tông cùng anh em ông đều là học trò của Nguyễn Sĩ Cố. Phải chăng lúc đó anh em ông đã trên 20 tuổi.
Trong bài thơ Lâm Chung Thị Ý, ông tự nhận mình ngoài sáu mươi. Do đó niên đại của ông có thể là 1268-1330 (- + 10?)