Người theo dõi

Thứ Hai, 31 tháng 10, 2016

VÌ SAO LÊ DUẨN HẠ ĐƯỢC HỒ CHÍ MINH ?

VÌ SAO LÊ DUẨN HẠ ĐƯỢC HỒ CHÍ MINH ?
Bùi Anh Trinh - 
Năm 1956 nhân vụ dân chúng nổi loạn vì cải cách ruộng đất, Hồ Chí Minh hạ bệ Trường Chinh, đuổi Hoàng Quốc Việt, Lê Văn Lương ra khỏi Bộ chính trị; toan tính đưa Võ Nguyên Giáp vào Trung ương Đảng và vào thẳng Bộ chính trị để lãnh đạo ĐCSVN. Tuy nhiên Lê Đức Thọ biết Lê Duẩn có cách trị được HCM cho nên LĐT vận động kêu Lê Duẩn đang nằm vùng tại Miền Nam ra Hà Nội để đối phó với HCM. Quả nhiên Lê Duẩn hạ HCM rất dễ dàng.
Cách của Lê Duẩn là nhân danh Tổng bí thư ĐCSVN đề nghị Liên Xô cho xem hồ sơ của HCM còn lưu trữ tại Mạc Tư Khoa. HCM sợ thành tích bất hảo của ông ta bị đưa ra ánh sáng cho nên đành chịu lép vế.
Thư tố cáo của Trần Phú
Theo chỉ thị của CSQT.3, tháng 10 năm 1930 Trần Phú mở Đại hội thành lập Đảng Cộng sản Đông Dương tại Hông Kông. Hội nghị bầu Trần Phú làm Tổng bí thư. Đặc biệt ông Nguyễn Tất Thành có mặt tại Hồng Kong nhưng không tham dự hội nghị bởi vì trước đó ông ta đã giả danh CSQT để mở một cuộc họp thống nhất 2 đảng Cọng sản của Ngô Gia Tự và Hồ Tùng Mậu mà sau này CSVN lấy làm ngày kỷ niệm thành lập ĐCSVN (3-2-1930).

Cảnh Sát Dã Chiến VNCH

Cảnh Sát Dã Chiến VNCH

Cảnh Sát Dã Chiến (CSDC) là một lực lượng võ trang thuộc Cảnh Sát Quốc Gia (CSQG) Việt Nam Cộng Hòa (VNCH). Ngoài việc trang bị vũ khí để tiêu diệt hạ tầng cơ sở Cộng sản, Cảnh Sát Dã Chiến còn được trang bị thêm các dụng cụ cần thiết khác để trấn áp các cuộc bạo động và nhiễu loạn dân sự. Ðể đạt được kết qủa tốt trong hai nhiệm vụ chính yếu đó, tất cả các sĩ quan Cảnh Sát Dã Chiến sau khi tốt nghiệp tại Học Viện CSQG, còn được gởi theo học trọn khóa huấn luyện sĩ quan tại trường Bộ Binh Thủ Ðức. Ngoài ra, sĩ quan và hạ sĩ quan Cảnh Sát Dã Chiến cũng còn lần lượt được gỡi đi thụ huấn các khóa về trấn áp bạo động, tác chiến rừng rậm, và tình báo tác chiến tại Mã Lai và Phi Luật Tân.


Ðối với nhân viên Cảnh Sát Dã Chiến, sau khi tốt nghiệp khóa Cảnh Sát Căn Bản tại Rạch Dừa, Vũng Tàu còn được huấn luyện thêm về quân sự và chuyên môn Cảnh Sát Dã Chiến tại Trung Tâm Huấn Luyện Cảnh Sát Dã Chiến Ðà Lạt. Ðây là trung tâm huấn luyện lớn nhất, chuyên huấn luyện phần căn bản Cảnh Sát Dã Chiến cho nhân viên cảnh sát sắc phục được chuyển sang Cảnh Sát Dã Chiến và huấn luyện tập thể cấp trung đội cho tất cả các đơn vị Cảnh Sát Dã Chiến trên toàn quốc. Cảnh Sát Dã Chiến là thành viên chính yếu trong chiến dịch Phượng Hoàng. Với cấp số lý thuyết là 16,500 quân, Cảnh Sát Dã Chiến được phối trí hoạt động từ thành thị cho tới nông thôn.

Thứ Sáu, 28 tháng 10, 2016

Ai Giết Đức Thầy Huỳnh Phú Sổ?

Ai Giết Đức Thầy Huỳnh Phú Sổ?


Hứa Hoành
Trong lịch sử chống ngoại xâm, chưa có cuộc chiến tranh vệ quốc nào kỳ cục như cuộc kháng chiến chống Pháp vào năm 1945 mà CS gọi là "Cách mạng tháng 8". Dùng thủ đoạn mua chuộc, dụ dỗ, lừa bịp, gây chia rẽ, khủng bố, tàn sát để chiếm cho được chính quyền trong tay người quốc gia, Việt Minh lãnh đạo cuộc kháng chiến đi lòng vòng, phí biết bao nhiêu nhân lực, vật lực, tài lực, đến khi chiến thắng thì đất nước đã khánh tận. Kéo dài cuộc kháng chiến để họ có đủ thời giờ "hy sinh những người anh em" ngoài đảng. Nhờ những người này, đảng CS mới hưởng được vinh quang.

Bài này kể lại những điều tai nghe mắt thấy của người trong cuộc. Có người theo suốt cuộc kháng chiến tới ngày thành công, có người bỏ cuộc vì thấy rõ dã tâm của người CS, có người là nạn nhân của những vụ ám sát hụt, có kẻ bàng quang. Dù ở cương vị nào, hoàn cảnh nào, ai cũng thấy rõ một điểm chung: tính chất lừa bịp của CS, sư lừa bịp vĩ đại hào nhoáng nhứt trong lịch sử của dân tộc VN. Chúng ta cũng nên nghiêng mình trước các anh hùng liệt sĩ đã xả thân chiến đấu và bị lợi dụng, không chết trước họng súng kẻ thù thực dân Pháp mà lại chết vì sự khủng bố tàn nhẫn của người Cộng Sản.


Bông Hoa Nhỏ


Bông hoa nở giữa đồi sương

Hé con mắt ngó bốn phương rộng thình

Một vùng lục biếc mông mênh

Chút hương không đủ lênh đênh đất trời

Thôi thì tỏa hết thì thôi

Khi tà dương rụng bèn rơi nhẹ hều


Quán Tâm Nguyễn Hiền Nhu

Thứ Năm, 27 tháng 10, 2016

ĐỨC HUỲNH GIÁO CHỦ NHƯ LÀ MỘT TRIẾT GIA VIỆT NAM

ĐỨC HUỲNH GIÁO CHỦ NHƯ LÀ MỘT TRIẾT GIA VIỆT NAM
PHẠM CÔNG THIỆN
‘’Huỳnh Phú Sổ là triết gia Việt Nam...”
The New Encyclopaedia Britannica
(Volume 6, Micropaedia, 1987, trang 18)


Có lẽ không ai mà không biết Đức Huỳnh Phú Sổ là Đức Giáo Chủ của Phật Giáo Hòa Hảo, nhưng ít ai biết rằng Đức Huỳnh Giáo Chủ là một triết gia Việt Nam. Chẳng những thế, không phải chỉ triết gia Việt Nam như bất cứ một triết gia nào xứng đáng được gọi là “triết gia” mà đức Huỳnh Giáo Chủ lại đúng là một minh triết, một thánh triết, trong mọi ý nghĩa cao siêu nhất của danh từ. Khi tình cờ đọc một bộ từ điển bách khoa có thẩm quyền nhất thế giới, bộ Encyclopaedia Britannica, dở qua cuốn 6, trang 181, tôi thấy tên tuổi và cuộc đời sự nghiệp của Đức Huỳnh Giáo Chủ chiếm trên nữa cột chữ in nhỏ trên trang giấy tự điển, mấy hàng chữ đầu đã đập mạnh vào mắt tôi: “Huỳnh Phú Sổ is a Vietnamese philosopher...” Hiển nhiên mấy hàng chữ tiếp tục cũng xác định thêm rằng Đức Huỳnh Giáo Chủ là nhà cải cách Phật Giáo và nhà sáng lập Phật Giáo Hòa Hảo, nhưng chính điều xác định đầu tiên của Encyclopaedea Britannica đã làm tôi chú ý đặc biệt: “Huỳnh Phú Sổ là triết gia Việt Nam....” Mặc dù tôi có thói xấu giống như Aldous Huxley là hay thích đọc tự điển như đọc tiểu thuyết (Aldous Huxley rất say mê đọc bộ Encyclopaedia Britannica), nhưng không phải bất cứ cái gì tự điển đã định nghĩa thì tôi tin ngay lập tức; bản tính cố hữu của tôi là ngờ vực tất cả định nghĩa của tất cả tự điển và từ điển. Tuy nhiên, lúc thấy Encyclopaedia Britannica gọi đức Huỳnh Phú Sổ là “triết gia Việt Nam” thì tôi bỗng ngừng lại và bắt đầu suy nghĩ. Bao nhiêu âm hưởng bất ngờ xoáy tròn xung quanh một danh từ quen thuộc.

Thứ Ba, 25 tháng 10, 2016

ÔNG GIÀ VÀ BUỔI TRƯA

Trời đang mưa dầm, thế mà hôm nay lại nắng, nắng thật đẹp và ấm và làm buổi trưa trở nên tĩnh lặng. Lão phu có môt ngày về quê thật thú vị. Ngồi uống trà ngoài hàng ba với thằng bạn già. Cả hai gần như không dám nói gì, chừng như sợ nắng sẽ bay đi, hắn nhìn lơ đãng loang quanh đâu đó và tôi thì nhìn hắn, để …


ÔNG GIÀ VÀ BUỔI TRƯA

Cành run nhẹ chào bông hoa đang nở
Như đất trời làm một cuộc giao hoan
Bầy cá lội nụ cười bơi trên sóng
Con vện trên lùm cỏ biếc mơ màng

Thứ Hai, 24 tháng 10, 2016

LŨ VÀ LÒNG

Lũ và lòng

VietTuSaiGon
Người Việt Nam từ thời ông bà, cha mẹ đã có thói quen chia sẻ, lá lành đùm lá rách, lá rách đùm lá nát, lá nát đùm lá te tua… Cái đạo lý ấy đôi khi chẳng là đạo lý gì cả, chẳng có ai dạy ai mà chính lòng trắc ẩn, lòng lân mẫn giữa người với người để rồi khi có sự cố, thấy đồng loại khó khăn, đau khổ, người ta lại chìa bàn tay ấm áp của mình ra để chia sẻ chút hơi ấm, chút tình người với những bàn tay đói rét, lạnh căm…

Chủ Nhật, 23 tháng 10, 2016

Đất đai Việt Nam bị Trung Hoa xâm chiếm



Đất đai Việt Nam bị Trung Hoa xâm chiếm




Vũ Ngự Chiêu
Vị thế địa lý chính trị Việt Nam khiến người Việt luôn mong mỏi và tìm cách duy trì chính sách ngoại giao hòa bình, thân hữu với các liên bang Á Châu, nhất là hai nước Trung Hoa và Đài Loan. Nhưng tình hữu nghị có giới hạn của nó. Những lãnh đạo gốc Hán ở Trung Nam Hải dường đang đi vào vết xe đổ của thời phong kiến Trung Hoa.

Thứ Bảy, 22 tháng 10, 2016

NỖI SỢ HÃI ĐÃ ĐỔI CHIỀU.

NỖI SỢ HÃI ĐÃ ĐỔI CHIỀU.

Hơn 70 năm dân và đất nước Việt Nam luôn luôn sống sống trong sợ hãi, những nỗi sợ hãi ấy luôn luôn xuất phát từ giới cầm quyền khi họ mang đến chiến tranh, khủng bố, đàn áp, bắt cóc, trấn lột và cả sự dối trá song hành cùng sự  ngu xuẩn.
Từ tháng 8 năm 1945 trở về trước, sợ thực dân Pháp và chính quyền tay sai thì đã rõ. Nhưng sau khi cái nhúm người được gọi là “Chính quyền về tay nhân dân” thì nỗi sợ hãi càng khủng khiếp hơn; bắt cóc, thủ tiêu, thanh trừng và khủng bố, rồi ngày 20-7-1954 thì ở miền Bắc là CCRĐ, là HTX Nông Nghiệp. là đấu đá quyền lực, là đẩy thanh niên vào nam làm bia với chiêu bài Giải Phóng, còn ở miền Nam thì nhân dân và chính quyền VNCH phải gồng mình ra với cảnh đào đường, phá lộ, phá cầu, pháo kích, khủng bố, ám sát và bạo loạn với những trò láu cá về chính trị, dối trá về tuyên truyền. Và ngày 30-4-1975 cái ác lên ngôi thì bao nhiêu hành vi tàn độc ấy gom góp lại cùng với những bản án tử hình công khai, bí mật, những đợt cải tạo CTN, đổi tiền, ngăn sông cấm chợ… tuôn vào đất nước một nỗi sợ hãi khủng khiếp trước những nụ cười vênh váo, ngu xuẩn của cái gọi là chính quyền nhân dân.

Thứ Năm, 20 tháng 10, 2016

Bảy Mươi Năm Khủng Bố

Bảy Mươi Năm Khủng Bố 

TÁC PHẨM-TÁC GIẢ - GIÁO SƯ TRẦN GIA PHỤNG


Khi CSVN cai trị đất nước theo luật rừng, CS sử dụng khủng bố để trấn áp quần chúng, bảo vệ quyền lực. Cộng sản dùng tất cả các phương tiện để khủng bố, kể cả việc thiết lập và nuôi dưỡng các băng đảng lưu manh côn đồ làm tay sai để khủng bố dân chúng, không khác gì những tổ chức cướp bóc phi pháp, mà nổi tiếng nhất là MAFIA...
*
Vào giữa tháng 11-2015, cả thế giới xúc động về tin khủng bố tối Thứ Sáu 13-11-2015 tại các địa điểm giải trí ở Paris. Trong toàn cảnh Âu Châu thanh bình từ khi thế chiến thứ hai chấm dứt năm 1945 cho đến nay, tin tức và hình ảnh khủng bố dồn dập trên truyền hình, gây xôn xao dư luận khắp nơi, kể cả ở Bắc Mỹ vì Bắc Mỹ cũng là một trong những mục tiêu mà khủng bố đã từng nhắm tới.
Xem cảnh khủng bố trên truyền hình, những người Việt Nam lớn tuổi liên tưởng ngay đến những chuyện khủng bố ở quê nhà trước đây. Thảm cảnh khủng bố diễn ra khắp nơi ở Việt Nam cũng từ năm 1945; qua nhiều hình thức khác nhau, hoặc ám sát, hoặc thủ tiêu, hoặc đặt chất nổ, hoặc quăng lựu đạn, hoặc pháo kích, hoặc phá đường, giựt sập cầu cống, phá đường “rầy” xe lửa, hăm dọa tống tiền...

Thứ Hai, 17 tháng 10, 2016

ĐÔI ĐIỀU CÙNG CÁC BẠN THƠ

ĐÔI ĐIỀU CÙNG CÁC BẠN THƠ


Cách đây vài năm, tôi gặp lại một người học cũ rất thân nhưng đã lâu rồi chúng tôi không gặp nhau. Sau một thoáng vui mừng ồn ào. Tôi được biết bạn tôi là một cư sĩ đạo Bụt, và chúng tôi lại nói với nhau về đề tài này. Một đề tài mà trong quá khứ chúng tôi chưa hề trao đổi. Trong cuộc gặp gỡ này những gí còn đọng lại trong tôi là những gì bạn tôi nói:
- Trong giao tiếp, con người có hai tai để nghe và một cái miệng để nói. Nhưng có lẽ ít ai nghe nhiều hơn nói, mà thường thì nói nhiều hơn nghe. Có lẽ cái cần nghe thì quá nhiều nên tạo hóa cho tới hai tai, cái cần nói thì nên in ít, nên chỉ cho có một cái miệng mà phải cáng đáng thêm cái nhiệm vụ ăn uống. Nhưng hình như, con người thì ít khi lắng nghe mà là nói huyên thuyên, thậm chí đôi khi còn nói bậy, đã vậy còn nói to. Và bản thân tao và mày cũng không ngoại lệ.

Thứ Sáu, 14 tháng 10, 2016

Khái niệm biển Đông


Đền thờ Bà Triệu ở Hậu Lộc, Thanh Hóa

Khái niệm biển Đông xuất hiện ở VN từ lúc nào? Đặt ra một câu hòi như thế là không thỏa đáng. Bởi vì là một dân tộc duy nhất trên thế giới sữ dụng từ “ nước”, một hình thức vật chất ở dạng thể lỏng, để chỉ một vùng lãnh thổ mình sinh sống và có chủ quyền. từ biển Đông thực sụ đã có từ trước nữa, nhưng lịch sử và văn bản lưu ;ại thì có thể bắt đầu từ câu nói nỗi tiếng của bà Triệu thị Trinh (225-248)
“ Tôi chỉ muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá trường kình  biển Đông, lấy lại giang sơn, dựng nền độc lập, cởi ách nô lệ, chứ không chịu khom lưng làm tì thiếp cho người! “Triệu thị Trinh


Thứ Năm, 13 tháng 10, 2016

Góp ý về Nhà Triệu và nước Nam Việt

Góp ý về Nhà Triệu và nước Nam Việt
Song Thuận



Đọc lịch sử Việt Nam, chúng ta đều nhận thấy Nhà Triệu (207-111 trước Tây Lịch) là một triều đại rực rỡ của nước Nam Việt, với cương thổ từ Đông sang Tây rộng hơn vạn dậm, do Triệu Vũ Đế, tên thật là Triệu Đà thành lập năm 207 trước Tây Lịch.

Ca tụng sự nghiệp anh hùng của Triệu Vũ Đế, Đại Việt Sử Ký Toàn Thư viết: “Họ Triệu, nhân lúc nhà Tần suy loạn, giết trưởng lại Tần, chiếm giữ đất Lĩnh Nam, xưng đế, đòi ngang nhà Hán, hưởng nước truyền ngôi 100 năm mới mất, cũng là bậc vua anh hùng.”

Niềm hãnh diện này truyền tụng mãi mãi về sau, được Đại Việt Sử Ký Toàn Thư nhắc lại: “Vua (Đinh Tiên Hoàng) tài năng sáng suốt hơn người, dũng cảm mưu lược nhất đời, quét sạch các hùng trưởng (Sứ Quân), tiếp nối quốc thống của Triệu Vũ (Đế) ...”

Thứ Ba, 11 tháng 10, 2016

Đại Nam Liệt truyện Tiền biên, một tác phẩm sử học về Đàng Trong

Đại Nam Liệt truyện Tiền biên, một tác phẩm sử học về Đàng Trong
This entry was posted on Tháng Mười 7, 2016
s

Cao Tự Thanh
Nếu tiến hành xây dựng một Thư mục các tài liệu viết về lịch sử Việt Nam ở Đàng Trong ra đời trong những thế kỷ trước, thì số lượng và tình hình các đơn vị còn lại đến nay sẽ làm nản lòng nhiều người nghiên cứu.

Chủ Nhật, 9 tháng 10, 2016

Cái Tinh Thần Đặc Biệt Của Tiếng Việt

Cái Tinh Thần Đặc Biệt Của Tiếng Việt



BS NGUYỄN HY VỌNG
sưu tầm & tản mạn
Theo các nhà ngữ học thì tiếng Mỹ là thứ tiếng nói vay mượn rất nhiều từ ngữ của các tiếng khác trên khắp thế giới, vì vậy mà nó rất dồi dào và sống động, nó là tiếng nói số một của loài người hiện nay
Theo tôi thì tiếng Việt cũng không thua kém chi. 
Nó đang đứng thứ 12 về số đông người nói [83 triệu] và đang lan ra khắp thế giới tự do từ cái biến cố 1975.
Nó có một nguồn gốc rất là đa dạng vì qua 2,3 ngàn năm nó đã mượn rất nhiều tiếng Tàu mà xài, rồi gần đây lại còn mượn hàng trăm tiếng một của Pháp mà nói, bây giờ đã trở thành tiếng Việt rồi, thí dụ như béret, kaki, kilo, gara, accu, v.v… Các bạn có thể kể ra vài trăm tiếng như thế. 
Hiện nay tiếng Việt lại còn đang dùng rất nhiều tiếng Anh Pháp Mỹ vay mượn như computer, battery, charge, v,v,, mượn như thế sau này một thời gian sẽ Việt hoá và trở thành tiếng Việt luôn. 
Đó là một điều hay, rất hay, tiếng Việt dồi dào thêm, có thêm nhiều cách nói, nhiều ngữ vựng, nhiều cách phô bày tư tưởng.

Thứ Sáu, 7 tháng 10, 2016

Thôi Thì Như Vậy Đi

Thôi Thì Như Vậy Đi

Cũng muốn viết những câu thơ gai góc
Nhưng cuộc đời đã rớm máu từ lâu
Những gai nhọn luồn trong từng tấn thảm
Trong chăn màn, trong tấm nệm… Rêm đau

Thôi thì thôi thơ đừng nên gai góc
Cứ lằng nhằng như một gã nhà quê
Như hơn bốn ngàn năm nay vẫn thế
Như ca dao êm mượt lối đi về
 

Thứ Ba, 4 tháng 10, 2016

ĐỦ THỨ VÔ DUYÊN

ĐỦ THỨ VÔ DUYÊN

Mấy hôm nay sao chập chập trong đầu
Làm việc gì cũng thành vô duyên cả
Soi vào gương, thấy mặt mình ngu quá 
Sờ lên cằm, vô duyên cả cọng râu

Nhìn chung quanh toàn hàng giả củaTàu
Trùng điệp vô duyên bủa vây bốn phía
Mở trang sách, vấp câu thơ tròn trịa
Quẳng sách lên bàn, dội lại tiếng: Vô duyên!

Thứ Hai, 3 tháng 10, 2016

NGẪM NGHĨ VỀ GỐC CÂY

NGẪM NGHĨ VỀ GỐC CÂY



Từ gốc cây những chồi non đang nhú
Gió mơn man đang hứa một mùa xanh
Vầng mây đến hẹn mang thêm nguồn sống
Nắng đi về mang sắc biếc long lanh

Trời trong suốt gọi cành vươn cao mãi
Lá vẫn nheo đuôi mắt đọng sương khuya
Từng búp nhỏ trên đầu cành vừa hé
Gom sắc hương chờ đợi nắng xuân về

Bàn về bản Di chúc của Hồ Chí Minh & các lỗi chính tả


Di chúc Hồ Chí Minh được công bố cho toàn dân, được lãnh đạo Đảng suy tôn là văn kiện lịch sử vô giá của Đảng, nhà nước và nhân dân VN thì chính tả cần thận trọng, nghiêm túc, tôn trọng nhân dân, người đọc. Với một lãnh tụ có tư cách (?), một danh nhân văn hóa thế giới (?) thì lại càng phải hoàn hảo. Bằng không thì di chúc chỉ là 1 hiện tượng chính tả kỳ quặc, 1 trò hài, khinh bạc đối với dân tộc, phá hoại văn hóa. Đến nay vẫn chưa hiểu tại sao và từ bao giờ Hồ Chí Minh có lối viết chính tả lạ thường như vậy.


Chủ Nhật, 2 tháng 10, 2016

BỎ FORMOSA ĐI, HÃY LO CHO BA ĐÌNH

BỎ FORMOSA ĐI, HÃY LO CHO BA ĐÌNH

Nguyễn Anh Tuấn
Chưa đầy 36h đồng hồ sau khi Chính phủ công bố phương án bồi thường, sáng nay gần 10,000 người dân Kỳ Anh, trong trạng thái phẫn nộ, đã bao vây Khu công nghiệp Formosa Hà Tĩnh.

Thứ Bảy, 1 tháng 10, 2016

HÌNH CHIM TRÊN TRỐNG ĐỒNG LẠC VIỆT

HÌNH CHIM TRÊN TRỐNG ĐỒNG
LẠC VIỆT
Trần Gia Phụng
http://nghethuatxua.com/hinh-chim-tren-trong-dong-lac-viet/
1.-   XUẤT XỨ CỦA CHỮ “LẠC”
Tài liệu bằng văn bản quan trọng đầu tiên về chữ “lạc” trong danh từ “Lạc Việt” (Lo Yueh), cho đến ngày nay tìm thấy được, nằm trong đoạn văn của Giao Châu ngoại vực ký (sách của Trung Hoa) xuất hiện khoảng giữa đời Tấn (265-420), được nhiều sử sách trích dẫn, từ Thủy kinh chú (thế kỷ thứ 6) của Lịch Đạo Nguyên (Trung Hoa), đến An Nam chí lược(thế kỷ 13) của Lê Tắc (người Việt sống ở Trung Hoa), rồi các sách khác về sau nữa. 
Lịch Đạo Nguyên, trong sách Thủy kinh chú, đã lặp lại theo Giao Châu ngoại vực ký như sau: “Giao Chỉ tích hữu quận huyện chi thời, thổ địa hữu lạc điền.  Kỳ điền tòng thủy triều thượng hạ.  Dân khẩn thực kỳ điền, nhân các vị Lạc dân, thiết Lạc vương, Lạc hầu chủ chư quận huyện.  Đa vi Lạc tướng, đồng ấn thanh thụ.” (Xưa, khi Giao Chỉ chưa thành quận huyện, đất đai có ruộng gọi là ruộng lạc, ruộng đó tùy thủy triều lên xuống mà làm.  Dân khẩn ruộng đó mà ăn, vì thế tất cả gọi là dân Lạc.  Họ lập Lạc vương, Lạc hầu để coi quận huyện.  Có nhiều Lạc tướng, có ấn đồng lụa xanh.)(1)