Người theo dõi

Thứ Tư, 30 tháng 11, 2016

Nguồn gốc Mã Lai của dân tộc Việt Nam Chương III

Nguồn gốc Mã Lai của dân tộc Việt Nam
Chương III
Bình-nguyên Lộc


Cổ Thục, Tây Âu và chi Thái

Ở đây chúng tôi nhảy vọt. Ta chưa xét đến chi Mã Lai Lạc mà lại xét về chi thứ nhì là chi Âu tức Thái. Nhưng chúng tôi cần làm sai nguyên tắc cho trí nhớ người đọc không bị đứt đoạn, khi ta vừa nói sơ đến nước Tây Âu ở chương trước.
Nước Tây Âu bí mật nầy, từ xưa đến nay, chưa có quyển sử nào viết rõ về nó, nhứt là về dân của nước ấy, xưa tên gì, nay tên gì, và đây là lần đầu mà một chi lớn của nhóm Mã Lai ở Trung Hoa được nghiên cứu với ba quốc gia hùng mạnh của chi đó, vào cổ thời.
Tần xua quân xuống đánh vùng Ngũ Lĩnh, tức ở ngoài đất Dương Việt (theo Khổng Tử) và nói đến ba nước; đó là nước Đông Âu, nước Mân Việt và nước Tây Âu.

Thứ Ba, 29 tháng 11, 2016

Nguồn gốc Mã Lai của dân tộc Việt Nam Bình-nguyên Lộc Chương II

Nguồn gốc Mã Lai của dân tộc Việt Nam
Bình-nguyên Lộc


Chương II
  
Những sai lầm căn bản của quý ông H. Maspéro, L. Aurousseau,  Nguyễn Phương, Kim Định và Trần Kinh Hoà

A. Sự thật về các chủng Mông Gô Lích

I. Bắc và Trung Mông Gô Lích

Theo sử gia Nguyễn Phương thì dân ta là người Tàu thuần chủng.
Thật ra, sử gia không hề có thốt ra hai tiếng “thuần chủng”; nhưng trong sách, sử gia luôn luôn viết: “Người ta (người Tàu) sẽ loại người man-di (Lạc Việt) ra khỏi hàng ngũ công dân” (trang 244), hay là: “Sự giống nhau giữa ta và Tàu là một sự dời chuyển cả người lẫn phong tục, tập quán, tôn giáo” (trang 230). Cũng ở trang 230, sử gia viết: “Người Trung Hoa đã, đợt nầy rồi đợt khác, sang thực dân tại đây, và cuối cùng khi mọi sự đã tỏ ra thuận lợi, đã đứng dậy, lập một nước riêng, nước Việt Nam”.
Thế nên ngoài quyển sách nói trên, ở các tạp chí, sử gia đã cố chứng minh rằng Lý Công Uẩn, Đinh Bộ Lĩnh là người Tàu, nhưng ông chưa thành công.
Sử gia lại viết: “Dân Việt Nam là người Trung Quốc di cư sang trong thời Bắc thuộc”. Câu nầy được in bằng chữ đậm, chữ tít (trang 231).
Hơn thế, ở trang 335, sử gia còn quả quyết rằng, mặc dầu người Tàu ở đất Việt có lai Chàm và “các thứ dân khác” về sau, nhưng những dân đó không có làm cho Tàu cải biến (Chính sử gia đã gạch dưới dòng để nhấn mạnh rằng cả đến ngày nay, ta vẫn cứ là Tàu, không cải biến.
Sử gia lại viết rằng sau Mã Viện thì ở đất cổ Việt, có sự dời đổi con người, tức dân Lạc Việt đi mất hết hoặc bị tiêu diệt hết, và dân Tàu đến thay thế. Hai tiếng dời đổi không thể có nghĩa nào khác hơn.
Những câu sử như thế có nghĩa không thể chối cãi rằng dân Việt Nam là dân Tàu thuần chủng, hai tiếng không hề được thốt ra, nhưng ai cũng lắng nghe được, bởi vì cuộc hợp chủng với thổ dân quá nhỏ, không làm cải biến người Tàu kia mà.
Bao nhiêu chứng tích mà sử gia đưa ra, đều là chứng tích di cư không hề có chứng tích hợp chủng, và những tiếng hợp chủng, lai giống, chỉ được thốt ra có một lần, nhưng được gỡ gạc lại ngay bằng ba tiếng “không cải biến”.

Thứ Hai, 28 tháng 11, 2016

Nguồn gốc MÃ LAI của dân tộc VIỆT NAM - Chương I -

Kính thưa các bạn.
Trước tiên LTD xin chân thành cám ớn các bạn đã đến với Blog Người Nhà Quê. Với lượng truy cập trên 150 lượt/ ngày làm cho LTD thật sự cảm động. Nhưng tiếc là Blog NNQ nhận được rất ít những comment góp ý, không biết có phải là vì khả năng thiết kế Blog của LTD làm cho các bạn gặp trở ngại khi ghi comment.
Hôm nay LTD xin gời đến các bạn hai tác phẩm tiêu biểu của nhà văn Bình Nguyên Lộc: “Nguồn gốc Mã Lai của Dân Tộc Việt Nam” và “Lột Trần Việt Ngữ”.
Thực ra, đây là hai tác phẩm lớn đã xuất bản trước năm 1975 và hiện nay đang có trên mạng, nhưng muốn tìm đọc thì cũng không phải dễ dàng gì. LTD mạng phép mang về Blog của mình. LTD đã format lại để các bạn dễ dàng copy. Đây là hai tác phẩm mà sau khi đọc xong các bạn sẽ nhận ra một cách rất rõ ràng về nguồn gốc của người Việt và văn hóa Việt.
Mong rằng các bạn sẽ ủng hộ LTD.
Chân thành cám ơn các bạn

Thứ Sáu, 25 tháng 11, 2016

CHU VĂN BIÊN. TÊN ĐỒ TỂ TRONG CÀI CÁCH RUỘNG ĐẤT

CHU VĂN BIÊN. TÊN ĐỒ TỂ TRONG CÀI CÁCH RUỘNG ĐẤT

Con giết mẹ - " Về cơ bản là không sai "
Chu Văn Biên, cựu Thứ trưởng Bộ Nông Nghiệp, là người đã đấu tố mẹ mình. Theo Đèn Cù, Biên là bí thư đoàn ủy cải cách ruộng đất Nghệ – Tỉnh, bắc ghế ngồi trên thềm cao chỉ tay vào mặt mẹ đẻ chắp tay đứng dưới sân dằn giọng.

 “Tao với mi không mẹ không con mà chỉ là kẻ thù giai cấp của nhau. Tao có phận sự tiêu diệt mi mà mi thì sẽ nhất định chống lại”..…Bà mẹ căn lưỡi không chết, ít lâu sau nhảy giếng tự tử thành…Chu Văn Biên ký lệnh xử tử bất kỳ ở đâu.
Nhờ thành tích giết mẹ trong cải cách ruộng đất, Chu Văn Biên được đảng CSVN trao chức Thứ trưởng Bộ nông nghiệp. Cuộc đời của Biên sống thua loài cầm thú, khi nhẫn tâm giết mẹ ruột mình. (1)
Cũng theo Đèn Cù, ông Biên hoạt động cùng thời với Phan Đăng Lưu, từng bị tù chung với Lưu. Tuy nhiên, cũng Biên là người ra lệnh giam cha của Phan Đăng Lưu trong cuộc cách mạng ruộng đất. Biên đã cho trói bố đẻ của Phan Đăng Lưu là Phan Đăng Tài, khiêng lên trại tù cho chết mất xác. “Khi bị khiêng đi cụ cứ chửi chúng mày khốn nạn, thằng Lưu kia, mày theo cộng sản để cho đàn em cộng sản của mày đối xử với tao thế này à? Du kích khiêng ông Cụ lại đánh đá ông cụ”….

Thứ Hai, 21 tháng 11, 2016

TỲ BÀ HÀNH VÀ KỶ NIỆM CỦA TÔI


Bài thơ Tỳ Bà Hành của Bạch Cư Dị là một bài thơ nổi tiếng, đã có nhiều vị cao nhân tiền bối chuyển ngữ sang tiếng Việt.
Tôi, một hậu nhân, hôm nay sở dĩ dám liều mạng mó vào chẳng qua là có một nguyên nhân như thế này. Trong những năm 1977-1978, cuộc sống quá khó khăn, tôi đi buôn gạo lậu cò con trên tuyến đường tàu Rạch Giá - Vĩnh Thuận, tôi gặp được một khách đi tàu là một nhạc công nữ xấp xỉ tuổi tôi. Dưới ánh trăng tháng mười và chung quanh là muỗi, chúng tôi ngồi trên mui tàu uống rượu đế, ăn khô sặc rằng, Cô ấy đã nâng cây đàn kìm (đàn nguyệt) đàn cho tôi nghe những bài bản cải lương Nam Bộ, có một vài người cất giọng hát theo những khúc Dạ Cổ, Xuân Tình, Tứ Đại Oán...
Khi cuộc vui đã tàn, tôi có viết trên bao thuốc lá mấy câu thơ, mà bây giờ tôi còn nhớ lỏm bỏm:
Đêm phiêu bạc, tiếng đàn khuya,
Cay ly rượu đế cùng chia nỗi buồn.
Cám ơn em tiếng Nguyệt cầm,
Câu thơ, điệu nhạc, nỗi lòng cùng đau.

Nghi Án Chiến Tranh Việt Nam

Nghi Án Chiến Tranh Việt Nam

I. Dầu Mỏ và Ma túy: đầu mối của chiến tranh

** John L. Potash (Drugs as Weapons Against Us):
The Vietnam War is about drugs. There are these secret societies behind it. Communism is all a sham, these same secret societies are behind it all.

(Ma túy là nguồn gốc của Chiến Tranh Việt Nam. Có những hội kín đứng phía sau cuộc chiến đó. Cộng sản chỉ là trò ngụy tạo, cũng chính những hội kín nầy đứng phía sau tất cả cái trò đó).

** Alfred W. McCoy (The Politics of Heroin - CIA Complicity in the Global Drug Trade):

North Vietnamese soldiers found dead with syringes on their arms on the slopes of Khe Sanh... Communist trucks rolling down the Ho Chi Minh Trail loaded with heroin for GIs.
(Người ta thấy Bộ đội Bắc Việt nằm chết trên các sườn đồi Khe Sanh tay còn ghim ống chích ma túy... những xe tải Cộng Sản chở ma túy cho lính Mỹ).

Động cơ tiến hành Chiến Tranh Việt Nam: MA TÚY TAM GIÁC VÀNG
Động cơ kết thúc Chiến Tranh Việt Nam: DẦU MỎ BIỂN ĐÔNGg.
Tất cả đều có những hội kín Do Thái đứng phía sau.

Thứ Năm, 17 tháng 11, 2016

Bài phát biểu của Lê Duẩn năm 1979:

Bài phát biểu của  Lê Duẩn năm 1979: 
VỀ BỌN BÀNH TRƯỚNG BẮC KINH
This entry was posted on Tháng Năm 28, 2014, in Lịch sử Việt Nam and tagged chiến tranh 1979,Lê Duẩn

Nguồn: Thư viện Quân đội Nhân dân, Hà Nội
Tài liệu do Christopher Goscha có được và dịch cho CWIHP
Ngọc Thu, dịch từ: Wilson Center

Thứ Hai, 14 tháng 11, 2016

KHỞI NGHĨA QUỲNH LƯU. NHÌN LẠI

Bạo loạn Quỳnh Lưu - Nghệ An 1956
Ngay sau khi hòa bình được lập lại, Đảng đã lãnh đạo nhân dân miền Bắc khôi phục kinh tế và hoàn thành cải cách ruộng đất.

Ngay từ những ngày đầu được giải phóng, cùng với quá trình khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh, ổn định đời sống nhân dân, nhiệm vụ cấp bách của miền Bắc là tiếp quản những vùng địch tạm chiếm theo quy định của Hiệp định Giơnevơ.

Việc tiếp quản diễn ra hết sức khó khăn, phức tạp bởi Pháp và tay sai đã dùng mọi âm mưu, thủ đoạn để chống phá, làm rối loạn xã hội và mất trật tự an ninh trước khi chúng rút quân. ở nhiều địa phương, Pháp và tay sai đã tung tin bịa đặt để gây hoang mang, kích động dân chúng, thúc ép đồng bào theo đạo Thiên Chúa rời bỏ nhà cửa, ruộng vườn di cư vào Nam.

Có nơi chúng đã cung cấp tiền của, phương tiện cho bọn phản động gây rối trật tự trị an như ở Bùi Chu (Nam Định), Phát Diệm (Ninh Bình), gây bạo loạn ở Ba Làng (Thanh Hóa), Quỳnh Lưu (Nghệ An). 

Một Thời Để Thơ

 


Một Thời Để Thơ Và Một Thời Để Thở

Những cánh rừng có từ thời mở nước
Đầy oai linh hùng vĩ một màu xanh
Những ngọn núi ngất trời đang ngạo nghễ
Suối thác reo trắng xóa những trong lành

Những giòng sông, kênh đào con lạch nhỏ
Vẫn miên man chuyên chở những tình yêu
Ẩn nấp dưới ngàn xanh bờ bến đợi
Sóng rì rào muôn câu hát trong veo

Thứ Bảy, 12 tháng 11, 2016

NGUYỄN DU BUỒN




衰, 
吹。 
斷? 
知。 
相, 
眉。 
西 急, 
歸?

Tự thán kỳ 1
Sinh vị thành danh nhân dĩ suy, 
Tiêu tiêu bạch phát mộ phong xuy. 
Tính thành hạc hĩnh hà dung đoạn? 
Mệnh đẳng hồng mao bất tự tri. 
Thiên địa dữ nhân truân cốt tướng, 
Xuân thu hoàn nhữ lão tu mi. 
Đoạn bồng nhất phiến tây phong cấp, 
Tất cánh phiêu linh hà xứ quy?



Than thân kỳ 1
Lơ phơ tóc nhuốm sương trong gió
Danh phận phập phù bệnh lại dai
Chân hạc dài ngoằng đâu nở cắt
Lông hồng nhẹ hẩng lại không hay
Tướng nghèo trời đất cho đeo miết
Râu tóc xuân thu nhuộm trắng hoài
Gió thổi dây bồng long khỏi gốc
Cuối cùng giạt tới xứ nào đây
Quán Tâm Nguyễn Hiền Nhu





身, 
穿 真。 
命, 
人。 
促, 
新。 
去, 
雲。

Tự thán kỳ 2
Tam thập hành canh lục xích thân, 
Thông minh xuyên tạc tổn thiên chân. 
Bản vô văn tự năng tăng mệnh, 
Hà sự càn khôn thác đố nhân? 
Thư kiếm vô thành sinh kế xúc, 
Xuân thu đại tự bạch đầu tân. 
Hà năng lạc phát quy lâm khứ, 
Ngoạ thính tùng phong hưởng bán vân!

Than thân kỳ 2
Nửa đời với sáu thước thân còm
Đeo đẳng thông minh mới ốm nhom
Mệnh số dính chi vào chữ nghĩa
Đất trời ghét mãi phận lôm côm
Xuân thu lần lữa, phai màu tóc
Thư kiếm lờ mờ, lửng chén cơm
Đường Bụt cạo đầu vô hốc núi
Nằm nghe thông hát đỡ om sòm


Quán Tâm Nguyễn Hiền Nhu

Thứ Năm, 10 tháng 11, 2016

Âm mưu thâm độc của Trung Quốc tại Hà Nội 36 năm trước

Âm mưu thâm độc của Trung Quốc tại Hà Nội 36 năm trước
16/05/2014 

Bước sang năm 1978, quan hệ giữa Việt Nam với các đồng chí Trung Quốc xấu đi trông thấy. Tuy vậy, một bộ phận lớn cán bộ của ta (kể cả cán bộ cao cấp) chưa chuyển biến kịp thời về mặt nhận thức, vẫn mơ hồ và ảo tưởng vào quan hệ với Bắc Kinh. Bị ám ảnh với yêu cầu gìn giữ tinh thần đoàn kết quốc tế vô sản (đại cục), ám ảnh bởi sự hàm ơn Trung Quốc giúp ta đánh Mỹ, đánh Pháp, ngay cả nhiều cán bộ Trung ương rất dè dặt khi phát biểu về các vụ việc rắc rối do Trung Quốc gây hấn. Quan điểm chung đều cho rằng đó là các vụ việc cá biệt trong đó Việt Nam có lỗi chính, mà không thấy được đó là chuỗi sự kiện được sắp đặt có chủ ý. Giữa lúc đó, xảy ra rắc rối lớn ở Hà Nội liên quan đoàn chuyên gia Trung Quốc tại công trình quốc tế cầu Thăng Long.
Sau 1975, đoàn chuyên gia Trung Quốc được cử sang Hà Nội rất đông giúp Việt Nam xây dựng công trình cầu Thăng Long do họ viện trợ. Phần lớn số này sinh hoạt ngay tại công trình. Việc chẳng tiến triển được bao nhiêu thì họ cố tình lấy cớ này cớ kia trì hoãn tiến độ khiến các cơ quan Việt Nam rất bị động trong việc bố trí nhân công, thời gian, gây lãng phí lớn.
Đầu năm 1978, thấy Việt Nam vẫn nhẫn nại, họ bắt đầu khiêu khích trắng trợn. Một số chuyên gia mới được Bắc Kinh cử sang rất lỗ mãng với cán bộ và công nhân ta. Đã có trường hợp sỉ nhục, thậm chí đánh đập công nhân ngay trên công trường. Việc đến tai lãnh đạo. Nhận thức chung vẫn là: chắc mấy ông tướng nhà mình có gì sai chuyên gia bạn mới buộc làm thế… rồi: phải nín nhịn để giữ đại cục.

Thứ Tư, 9 tháng 11, 2016

ĐÊM VÀ NGUYỆT



ĐÊM VÀ NGUYỆT

Đêm ngắm nguyệt rù rì cùng mây trắng
Nghe gió dịu dàng cất bước lang thang
Những cành lá thầm thì cùng vắng lặng
Vệt hương mờ thơm theo khói sương loang

Cứ đi suốt cùng màu đêm như vậy
Mắt hai mi khép mở với cơn mơ
Mong gặp lại hồn thơm xưa trở dậy
Cùng đời buồn hào sảng một vầng thơ

Thứ Ba, 8 tháng 11, 2016

CHIỀU QUÊ CŨ


CHIỀU QUÊ CŨ
Viết cho Lưu thị Lý  Sidney. Australia



Trời trong vắt ngóng vầng mây lơ đãng
Mênh mông xanh đồng đợi khói lam chiều
Cơn gió mỏi nên chừng không thổi nữa
Tiếng sáo buồn đổ mãi giọt đìu hiu

Em có biết buổi chiều xưa cũ kỷ
Đang ở đâu cho tôi cuộc kiếm tìm
Những dấu tích vô thường chìm mất cả
Con ca rô buồn nên chẳng chịu lên tim

Thứ Hai, 7 tháng 11, 2016

MẤY GIÒNG VỚ VẨN


MẤY GIÒNG VỚ VẨN

Ân tinh đang mang nặng
Với người, với hồn quê
Ta một đời thơ thẩn
Chưa ghét ai bao giờ

Nhưng ta, đời lận đận
Một tấm lòng tay không
Những câu thơ lơ đãng
Và nỗi buồn mênh mông

Chủ Nhật, 6 tháng 11, 2016

Oan Hồn Người Cha Trong ‘Ngày Vui Đại Thắng’

Oan Hồn Người Cha Trong ‘Ngày Vui Đại Thắng’
Phạm Quỳnh (1892-1945) và Nam Phong Tạp Chí

Trần Quốc Kháng (*)

Ai có thể làm thống kê, tổng kết xem từ ngày quê hương chúng ta sa vào thảm hoạ Cộng Sản, có mấy chục triệu người, không nhiều thì ít, không trực tiếp thì gián tiếp, là nạn nhân của đảng giặc VC? Khó khăn hơn nữa là những trường hợp của hàng ngàn, hay hàng chục ngàn gia đình, bị VC tàn sát không còn người nào.

Dù sao, chúng tôi thiết tưởng, khi mang trong lòng mối 'thù nhà nợ nước' thì lẽ ra, tất cả các nạn nhân đều có ý chí Chống Cộng hăng say.

Nhưng không hiểu sao, có nhiều trường hợp, họ lại cúi đầu sống trong ô nhục, làm tôi tớ cho kẻ thù, phản bội đồng bào, 'vong ân bội nghĩa' với ông cha?

Câu chuyện 'Oan Hồn Người Cha Trong Ngày Vui Đại Thắng' — khởi đầu năm 1945 và kết thúc năm 1975 — là trường hợp điển hình cho muôn vàn trường hợp khác nhau.

Thứ Sáu, 4 tháng 11, 2016

Sự Thật về Cái Chết Của Tướng Lê Văn Hưng

Sự Thật về Cái Chết Của Tướng Lê Văn Hưng



Bà Lê Văn Hưng, nhũ danh Phạm Thị Kim Hoàng

Từ chàng ra đi lưng khoác chiến y,
và hồn nương bóng quốc kỳ
Nàng ngừng con thoi có khi nhớ chàng.
Có muốn gì đâu! Lệ thắm tơ vàng.
Chàng ngồi trên yên mơ bóng dáng em
mịt mù sau đám khói tên.
Bâng khuâng mắt nhìn tay kiếm.
Không sao dấu đôi lệ hiền….
(Chinh phụ ca - Phạm Duy)

Ngày 21/4/1975, khi Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu từ chức, trao quyền lại cho cụ Trần Văn Hương, tôi còn nhớ rõ lời ông Thiệu nói:
- Mất một Tổng Thống Nguyễn văn Thiệu, quân đội còn Trung Tướng Nguyễn Văn Thiệu, đồng bào còn một chiến sĩ Nguyễn Văn Thiệu. Tôi nguyện sẽ chiến đấu kế bên anh em chiến sĩ.
Lời tuyên bố của ông Thiệu đã gây cho tôi sự xúc động. Thế rồi lời tuyên bố ấy cũng đã bay theo gió, khi số lớn cấp chỉ huy trực tiếp điều hành guồng máy quốc gia đã vỗ cánh chim bay sang ngoại quốc, tìm nơi ẩn trốn an lành, bỏ mặc quê nhà, dân tộc và quân đội đang chết đuối trong cuồng phong súng đạn tơi bời, Thiếu Tướng Nam, Hưng, Hai, Vỹ, Phú. Nhắc đến đây tôi không ngăn nổi tiếng nấc nghẹn ngào.

Thứ Năm, 3 tháng 11, 2016

CHÚ THẰN LẰN

CHÚ THẰN LẰN




Chú thằn lằn ngủ hoài bên giá sách

Như triết nhân đã hóa thạch ngàn đời
Chợt một hôm nghe lời mời của nắng
Chú cựa mình thức dậy để rong chơi


Nhưng bầu trời là trần nhà vuông vắn

Thế giới này là bốn bức tường vôi
Nắng qua khe cũng chỉ là khe nắng
Chớp qua song một khắc đã phai rồi


Thứ Ba, 1 tháng 11, 2016

Vài Ý Nghĩ về Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu

Viết Về Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu
Nguyễn Kỳ Phong
Húy Nhật lần thứ 8 / Southern California U.S.A.


Nguyễn Kỳ Phong
Vài Ý Nghĩ về Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu

Sau khi Việt Nam Cộng Hòa thất thủ, vai trò của cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu (TTT) như một nguyên thủ lãnh đạo quốc gia được đem ra phê phán. Vài ý kiến cho rằng vì TTT quá tin vào người Mỹ nên miền Nam rơi vào tay cộng sản. Về vai trò lãnh đạo, một số ý kiến nói tại TTT độc tài, nắm giữ hết quyền điều binh khiển tướng, chỉ huy quân đội thẳng từ dinh Ðộc Lập, nên gây ra nhiều sự bất mãn cho các cấp tướng lãnh trong những năm sau cùng của Việt Nam Cộng Hòa (VNCH). Hai phê phán về TTT ở trên có lý do và giá trị để được luận bàn. Dựa vào một số tài liệu của Hoa Kỳ viết về TTT đã được giãi mật trong thời gian qua, bài viết ngắn dưới đây ghi lại một số sự kiện về liên hệ cá nhân của TTT với người Mỹ; và, về đường lối quản trị quốc gia của TTT như một nhà lãnh đạo.