Người theo dõi

Thứ Ba, 30 tháng 6, 2020

TÔI YÊU TIẾNG NƯỚC TÔI




Một bài viết rất thú vị. Ôi tiếng nước tôi. Thế mà có mấy thằng khùng nó tính sửa. LTD

TÔI YÊU TIẾNG NƯỚC TÔI
Tác giả: Lê Anh Tuấn
(bài viết khá dài nhưng rất thú vị)
Từ trước tới nay, chúng ta vẫn luôn cho rằng Tiếng Việt của chúng ta rất phong phú, đa dạng, và rất khó cho người nước ngoài muốn học tiếng Việt. Tuy nhiên bài viết sau đây hi vọng có thể làm thay đổi cách nhìn nhận của các bạn.
--------------------------
Tôi yêu tiếng nước tôi từ khi mới ra đời, người ơi
Me hiền ru những câu xa vời
À à ơi! Tiếng ru muôn đời
Tiếng nước tôi! Bốn ngàn năm ròng rã buồn vui
Khóc cười theo mệnh nước nổi trôi, nước ơi
............
Phạm Duy (Tình ca, 1953)
Tôi tình cờ quen một anh bạn Mỹ, người Mỹ chính cống, mắt xanh mũi lõ, tên Johnson William, quê ở bang Ohio của xứ Cờ Hoa nhưng Johnson đã hơn 16 năm sinh sống ở Việt Nam, nghiên cứu về dân tộc học Đông Nam Á, nói tiếng Việt thông thạo, phát âm theo giọng Hà Nội khá rõ. Hắn học tiếng ở Đại học Ngoại ngữ Hà Nội rồi làm Master of Art về văn hóa xã hội Việt Nam ở học Khoa học Tự nhiên TP Hồ Chí Minh, rành lịch sử Việt Nam, thuộc nhiều câu thơ lục bát trong truyện Kiều của thi hào Nguyễn Du, Lục Vân Tiên của cụ Đồ Chiểu. Johnson ăn mặc xuyền xoàng, cái đầu rối bù, chân mang một đôi giày bata cũ mèm, lưng quảy một ba lô lếch thếch, sẵn sàng ăn uống nhồm nhoàm ngoài vỉa hè. Johnson có thể quanh năm suốt tháng ăn cơm với chuối thay cho bánh mì và pho mát, xịt nước tương vào chén rồi cứ thế mà khua đũa lùa cơm vào miệng. Đối với Johnson, thịt rùa, rắn, ếch, nhái, chuột đồng, ... hắn xơi ngon lành. Bún riêu là món khoái khẩu của Johnson, hắn còn biết thèm hột vịt lộn ăn với rau răm chấm muối tiêu chanh. Ai có mời đi chén thịt cầy với mắm tôm, Johnson chẳng ngần ngại mà còn biết vỗ đùi đánh cái phét khen rượu đế mà nhắm với thịt chó ngon "thần sầu quỉ khốc" !!!

Thứ Tư, 24 tháng 6, 2020

MẤY CÂU HỎI DÀNH CHO LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG


MẤY CÂU HỎI DÀNH CHO LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG VỀ NỀN TƯ PHÁP CỦA CHÚNG TA
Tư pháp là gì? Cơ quan tư pháp làm gì? - Quyền tư pháp và thực ...

CÂU HỎI ĐẦU TIÊN LÀ: Đảng định lãnh đạo đất nước này bằng luật pháp hay bằng chỉ thị?
Tôi luôn thấy báo chí nhà nước hô hào NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA điều đó có nghĩa là Đảng muốn lãnh đạo đất nước bằng pháp luật nhưng sao tôi thấy có quá nhiều những chỉ thị của Đảng chen vào trong đời sống xã hội và nó mặc nhiên được sử dụng ví dụ như chỉ thị 15 (Cho điều tra mới được điều tra), Chỉ đạo việc tấn công dân làng Đồng tâm, và rất nhiều các ví dụ khác.
Phải chăng cái đuôi XHCN gắn sau nhà nước pháp quyền có nghĩa là ĐẤT NƯỚC NÀY ĐƯỢC CAI TRỊ MỘT CÁCH SONG SONG BẰNG CẢ LUẬT PHÁP VÀ CHỈ THỊ ? Và chỉ thị còn cao hơn luật pháp?
CÂU HỎI THỨ HAI – Hiến pháp quy định: “Thẩm phán xét xử độc lập và chỉ tuân theo luật pháp” Vậy xin hỏi điều nào để đảm bảo cho việc thẩm phán có thể thực hiện cái “Xét xử độc lập” đó?
Muốn xét một cách độc lập thì không thể chỉ nói mà phải có những điều kiện cụ thể của nó. Việc chỗ làm, lương bổng, sự thăng tiến của một thẩm phán luôn luôn bị một thế lực nào đó có thể uy hiếp thì liệu thẩm phán có thể “Xét xử một cách độc lập chỉ tuân theo luật pháp” được hay không?
Không một thẩm phán nào có thể xét xử “ Một cách độc lập chỉ tuân theo pháp luật” Khi mà sau khi xét xử vụ án xong thì năm sau bị buộc thôi việc vì “ Năm vừa qua dồng chí đến cơ quan muộn ba lần một lần hai phút và hai lần bảy phút”. Tế nhị hơn thì “ Cơ quan hiện nay các cán bộ trẻ còn rất thiếu kiến thức nên đồng chí về giữ thư viện cơ quan để hướng dẫn cho anh em trẻ trau dồi kiến thức . Đây là một nhiệm vụ hết sức khó khăn và nặng nề chỉ có những người giàu kinh nghiệm như đồng chí mới đảm đương nổi”
Khi chính bà Phó chánh án chủ tọa phiên tòa xét xử vụ ông phước, người đã chọn tòa án là nơi nhẩy lầu tự tử sau khi bị tuyên y án, rất tin tưởng và bình thản tuyên bố một câu xanh rờn “ KHÔNG SAI VÌ TRƯỚC KHI TUYÊN ĐÃ BÁO CÁO LÃNH ĐẠO thì ta có thể thấy bản án đã được tuyên trước khi thành lập phiên tòa
Cái hình ảnh 17 trên 17 cánh tay thẩm phán dơ lên trong vụ án Hồ Duy Hải. Liệu có cho quý vị cái suy nghĩ gì trong cái “Xét xử độc lập chỉ tuân theo pháp luật”?
Vây thì quý vị phải làm gì đây để cho cái” Xét xử độc lập chỉ tuân theo pháp luật” trở thành một điều thực tế chứ không phải là “Trên lời nói”
CÂU HỎI THỨ BA – Trong tất cả các vụ oan sai động trời, rất ngớ ngẩn mà gần đây mới lộ ra ta có thể thấy một điều. Sai là sai tất. Toàn bộ hệ thống từ điều tra, tuy tố đến toà án tất cả đều sai. Liệu có bao giờ quý vị đặt ra câu hỏi: “ Cái gì đã khiến cho tất cả đều cùng sai” thế không?
Tôi không đòi hỏi phải tam quyền phân lập. Ở thể chế một Đảng điều này là không khả thi. Nhưng rõ ràng là việc tam quyền phân lập tách ba cơ quan điều tra, truy tố và toàn án ra khỏi nhau, không có một chút liên quan gì đến nhau đã làm án oan sai giảm rất nhiều vậy thì phải chăng Việc sinh hoạt cùng Đảng bộ theo địa phương chính là cái nguyên nhân khiến cho “Sai cả lũ”? Nên chăng ba ngành điều tra, truy tố, và tòa án sinh hoạt Đảng theo nghành dọc . Có thể không tam quyền phân lập nhưng chúng ta cần phải đẩy ba nghành càng xa nhau càng tốt và không dính líu gì đến nhau bất cứ cái gì kể cả sinh hoạt Đảng. Tôi biết điều đó sẽ gây rất nhiều khó khăn cho bên Đảng. Nhưng biết làm sao. Chỉ có thể làm thế mới giảm được oan sai. Thậm chí tôi còn nghĩ rằng chúng ta nên giám sát chéo nghĩa là viện kiểm soát huyện A làm nhiệm vụ truy tố bên huyện B như kiểu trong thi chéo và chấm chéo trong các kì thi ở bên giáo dục
CÂU HỎI THỨ TƯ. – Trình độ thẩm phán rất kém, ai cũng nhận ra và các quý vị chắc cũng nhận ra. Vấn đề đặt ra ở đây là: “ Trình độ thẩm phán yếu kém là do đâu? Do người việt chúng ta không có tư duy về tư pháp hay do nhận thức của các quý vị coi tư pháp là một nhánh không quan trọng thậm chí “ Phải có vì thế giới đều có chứ giá như không có thì tốt hơn”?
Gần đây người ta kêu gọi cải cách tư pháp và nhiều người cho là nên cải các tư pháp bắt đầu từ các thẩm phán.
Tôi cho là cần phải cải cách tư pháp nhưng phải bắt đầu cải cách từ cái tư duy coi tư pháp chỉ là một nhánh thứ yếu mà phải cho rằng tư pháp là một nhánh vô cùng quan trọng nó không những làm ổn định xã hội mà nó còn thúc đẩy nền kinh tế nhất là khi chúng ta càng ngày càng thâm nhập sâu hơn vào thị trường toàn cầu. Nếu như chúng ta không có kinh tế tư nhân mà chỉ có kinh tế nhà nước thì có lẽ trong kinh tế chúng ta cũng không cần đến tư pháp thật, vì đâu cũng là tiền của nhà nước. Nhưng khi Đảng công nhận kinh tế tư nhân và mong muốn kinh tế tư nhân ngày càng phát triển để trở thành vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân thì sao? Liệu cái mơ ước này của Đảng có thành hiện thực được không khi chúng ta không có một nền tư pháp nghiêm và minh bạch? Sẽ không thể thực hiện được! Không một ai dám bỏ tiền để đầu tư lớn khi mà đất nước không có một nền tư pháp mạnh và minh bạch vì họ không biết dựa vào đâu để lấy lại tiền của mình khi có sự cố xảy ra. Họ cứ nhìn vào những vụ án như vụ Trịnh Vĩnh Bình, Vụ Tăng Minh phụng là họ thấy sợ.
Đã ba mươi năm đổi mới nhưng đất nước chưa có một tập đoàn nào mạnh ngoài một hai tập đoàn về bất động sản, những tập đoàn ăn theo những chính sách về đất đai đang có rất nhiều vấn đề của Đảng. Còn lại mảng công nghiệp và công nghiệp phụ trợ thì đến con ốc vít chúng ta cũng không làm được. Tại sao vậy? Theo tôi đó là hậu quả tất yếu của một nền tư pháp vừa yếu kém vừa không minh bạch dễ dàng bị đồng tiền thao túng
Trong lần họp quốc hội vừa qua, người ta đưa vấn đề có nên cho các tổ chức đòi nợ thuê tồn tại hay không? Điều đó chứng tỏ rằng nhánh tư pháp đã hoàn toàn tê liệt.
Mọi phán quyết của tòa án từ cá nhân đến các cơ quan đoàn thể ai cũng có thể lờ đi mà không sao cả và thế là hòa cả làng. Tôi được biết các văn phòng luật sư bây giờ không nhận những vụ kiện đòi tiền nợ vì có thắng án rồi nhưng vẫn không sao lấy được tiền.
Khi không còn trông cậy được gì vào tòa án, người dân buộc lòng phải giải quyết các mâu thuẫn trong xã hội bằng bạo lực thế là cái văn hóa bạo lực lên ngôi và sự xuống cấp của đạo đức bắt đầu.
Ở các nước tiên tiến, nhánh tư pháp được ẩn lên rất cao , ngang bằng , thậm chí có cái còn cao hơn cả bên hành pháp mà ví dụ điển hình là luật cấm nhập cảnh của ông Trump bị tòa án bác cho ta thấy rõ điều đó. Chính vì vậy mà xã hội bên họ ổn định và hài hòa dân chúng sống thân thiện vì ít nhất họ có cái để tin vào đó là luật pháp, công lí có tồn tại.
Một đất nước vận hành chuẩn mực phải là một đất nước mà nhánh hành pháp chỉ được làm những việc theo đúng các quy đinh như một con robots được lập trình còn những thứ sai hoặc không có trong quy định tất cả phải giải quyết tại toà án.
Tại sao lại như vậy?
Vì không có một bộ luật nào có thể lường hết được tất cả những tình huống xảy ra trong thực tế cuộc sống. Sẽ có những sự việc không nằm trong bất cứ một điều luật nào. Tôi nghe được một câu chuyện như thế này.
Có một người ở việt nam sang mĩ thăm thân nhân bị ốm. Vì không có bảo hiểm y tế nên mượn thẻ bảo hiểm y tế của người thân vào viện không may bị chết, thế là mọi dữ liệu của người thân đều bị xóa sạch người đó không làm sao có thể lấy lại giấy tờ tùy thân cho mình. Xin tư vấn các luật sư, các luật sư bảo “Chỉ có một cách duy nhất là kiện chính mình ra tòa” Và tại tòa người đó lấy lại được toàn bộ các giấy tờ và dữ liệu tùy thân của mình. Tất nhiên là kèm theo một khoản tiền phạt rất lớn.
Nếu câu chuyện này xảy ra tại việt nam thì sao? Thì người đó phải chạy đến các cửa của cơ quan hành pháp. Có bao nhiêu cơ quan quản lí giấy tờ thì phải đi tất cả từng ấy cửa mất rất nhiều thời gian, công sức và tiền bạc và từng ấy cửa có điều kiện để tham nhũng. Hàng chục cái tham những xảy ra chỉ cho một vụ việc. Nhưng tệ hại hơn không phải là tạo điều kiện cho tham nhũng mà là khi các cơ quan hành pháp có thể tùy tiện diễn giải luật theo ý mình thì mọi sự đều trở nên nát bét. Những cái sai do diễn giải luật theo ý của từng cá nhân bên hành pháp sẽ chồng chéo với nhau và hậu quả là vụ việc không sao có thể giải quyết nổi. Vụ đất đai ở Thủ thiêm là một điển hình. Vụ Thủ Thiêm, Đảng và nhà nước thấy sai rồi, nhưng giải quyết cái sai đó thật không dễ vì gỡ cái sai này thì lại nảy ra một cái sai khác. Những cái sai cứ chồng chéo lên nhau chỉ trong một sự việc. Nguyên nhân của nó là : Các cơ quan bên hành pháp cứ tùy tiện diễn giải luật theo ý của mình.
Ở các nước tiên tiến chỉ có duy nhất một cơ quan được phép diễn giải luật đó là tòa án còn ở nước ta cơ quan hành pháp nào cũng có quyền diễn giải luật.
Hình như nhánh tư pháp nước ta công việc hầu như chỉ tập trung vào các vụ án hình sự và li hôn. Còn các vấn dề khác của cuộc sống, tòa án gần như ít giá trị. Vì sao? Vì người dân không còn tin tưởng vào tòa án, nơi họ luôn cho rằng ở đấy công lí là “Tiền” Điều đó khiến cho nghành tòa án biến hầu hết các luật sư thành những “Thằng cò chạy án”
Khi nền kinh tế phát triển mạnh mẽ thì các xung đột về lợi ích sẽ càng nhiều . Sẽ ra sao khi mà nhánh tư pháp là nhánh yếu kém và có nhiều vấn đề nhất như hiện nay?
Hình như ai cũng cho là kinh tế là xương sống của một đất nước. Có lẽ chúng ta nhầm. Kinh tế chỉ là da thịt thôi. Tư pháp mới là bộ khung xương của một thể chế. Chính vì vậy mà bất cứ một quốc gia nào ngay sau khi thành lập nước họ đều nghĩ ngay đến việc hoàn chỉnh một nền tư pháp. Còn chúng ta sau 75 năm thành lập nước nghành tư pháp vẫn vô cùng èo uột gây nên những bức xúc cho dân chúng
Một vài suy nghĩ nhỏ kính mong các vị xem xét vì sự phồn vinh của đất nước
Hà nội 24/6/2020
NGUYỄN THẾ DUYÊN