Người theo dõi

Thứ Ba, 4 tháng 5, 2021

Buồn ơi! Khi Tháng Tư về

 Lại tháng tư về, khi đất nước tràn đầy thiên tai, nhân họa; miền trung bão lũ, miền nam hạn hán, cả nước mắc dịch, kinh tế đình đốn, rừng vàng trụi lủi, biển bạc ngầu sóng Khựa, cả nước đầy rác rưởi, rác rưởi lút đầu của bầy GS Tiến sĩ. Cả một bầy dối trá đang hoạt động hết công suất, cả lủ hò reo mừng tháng tư về coi con virus cúm Tàu không ra cái cóc khô gì, gan thật!, dũng cảm thật! y như thời thiêu rụi Trường Sơn đi giải phóng miền Nam cho Nga cho Tàu, lò thủ đô đỏ rực củi khô tươi nhưng không thiêu nổi bầy vi khuẩn đang ngày đêm ăn mòn đất nước. Cơn gió tầm xuân mất biệt hương mật ngọt của rơm rạ Thần Nông. Lão phu buồn như chấu cắn mà chẳng làm gì được ngoài việc cầm bút viết mấy câu thơ buồn lên bao thuốc lá ở quan café vĩa hè.

 

Buồn ơi! Khi Tháng Tư về

Năm nay Tháng Tư về  rất bảnh,

Mà mùi hương rơm rạ lại hồ phai.

Nên mật ngọt chừng cũng như xa lánh,

Dù khung trời vẫn xanh ngát màu mây.

 

Chủ Nhật, 11 tháng 4, 2021

ĐI CHÙA CẦU…

 


ĐI CHÙA CẦU…

 

Đi chùa lạy Bụt cầu duyên

Bụt cười tủm tỉm mà không một lời

Yêu sông yêu núi yêu người

Cái tình đằm thắm đất trời bèn thương

Tại sao lại phải cầu duyên

Cái lòng lộn xộn thì duyên phận gì

 

Thứ Sáu, 9 tháng 4, 2021

Ca dao dân ca - Nét đẹp tâm hồn người Việt

 Ca dao dân ca - Nét đẹp tâm hồn người Việt



Làng quê Việt Nam ở đâu cũng vậy, ẩn chứa trong nó bao điều gần gũi và thân thương. Mỗi một miền quê đều có những câu hò, điệu hát rất chung mà lại rất riêng, mang âm hưởng của từng vùng, miền. Tất cả cùng hòa vào câu thơ, giọng hát của những làn điệu, tạo thành dòng ca dao dân ca Việt Nam rất đa dạng và phong phú


Ca dao dân ca, xét về góc độ tư duy của dân tộc, là tấm gương bức xạ hiện thực khách quan của mỗi dân tộc với lối sống, điều kiện sống và những phong tục tập quán riêng. Hình ảnh về thiên nhiên, cuộc sống, về truyền thống dân tộc, quan hệ xã hội được phạm trù hóa theo những cách khác nhau, bằng những hình thức ngôn ngữ khác nhau. Nghiên cứu về ca dao dân ca không chỉ cho thấy những nét đẹp văn hóa của người Việt Nam mà còn làm nổi bật lên tinh thần lạc quan, yêu đời, yêu người thiết tha. Ca dao dân ca là kết tinh thuần tuý của tinh thần dân tộc, là nét đẹp trong văn hóa dân gian Việt Nam. Với cội nguồn lịch sử và chữ viết rất phong phú đa dạng nên ca dao và dân ca có mặt ở Việt Nam từ rất sớm. Các công trình nghiên cứu về văn hóa dân gian, cũng như các nhà khoa học có liên quan đã khẳng định một trong những dấu tích của ca dao cách chúng ta khoảng trên dưới 2.500 năm. Điều này được thể hiện rất rõ qua các hoa văn trên trống đồng và các hiện vật khảo cổ cùng niên đại. Phân tích các họa tiết hoa văn trên trống đồng, nhiều người đã tìm thấy ở đây hình ảnh lễ thờ nữ thần Mặt Trời cũng là nữ thần Nông nghiệp. Trong lễ hội này đã sử dụng các hình thức âm nhạc, thanh nhạc múa hát và các nhạc khí



Phó Giáo sư, Tiến sỹ Đặng Văn Lung, Trưởng Ban Văn học dân gian, Viện Văn học phát biểu: "Tất cả các dân tộc trên thế giới suốt mấy nghìn năm chỗ nào cũng có dân ca và ca dao. Vì thế nói về ca dao dân ca của một dân tộc hay ca dao dân ca nói chung là vấn đề rất lớn. Nó tồn tại rất lâu, từ hàng ngàn năm trước và như các nhà khoa học nghiên cứu trước đây, các học giả đã nói ca dao ra đời khi trong lòng mình có những điều muốn thể hiện ra, muốn nói lên. Những điều đó được gọi là ca dao". 


Câu nói, làn điệu, giọng hát là những đòi hỏi bức thiết nảy sinh trong đời sống xã hội, qua thời gian, những câu nói hay, những làn điệu hấp dẫn đã được nhân dân sưu tập và gìn giữ. Cùng xuất phát từ hoàn cảnh thực tế của đời sống xã hội và trí tuệ của nhân dân đúc kết nên. Qua lời ca, câu hát, ca dao và dân ca Việt Nam là những câu nói đúc kết những kinh nghiệm sống, những quan niệm về nhân cách, nhân đức ở mỗi con người. Càng đi sâu vào tìm hiểu ca dao dân ca, chúng ta sẽ thấy được những nét tài hoa, óc sáng tạo đầy tinh thần thẩm mỹ. Tuy nhiên ở mỗi loại hình lại có những đặc điểm riêng biệt.

Chủ Nhật, 21 tháng 3, 2021

TÔI ĐANG NGỒI ĐÂY TRÊN MẢNH ĐẤT CỦA ÔNG CHA

 


TÔI ĐANG NGỒI ĐÂY TRÊN

MẢNH ĐẤT CỦA ÔNG CHA





Bây giờ tôi ngồi đây, bên giòng sông Cái Lớn, giòng sông không ghềnh thác, cặm cụi chảy về Tây. Trong mênh mông và khoáng đạt của nước trời để cảm nhận lòng mình, để cảm thụ thơ và để… thơ. Tôi viết

 

ÁNH MẮT

 

Còn thơm mãi bàn tay người vỡ đất

Hành phương nam từ ấy bốn trăm năm

Chào người đến con muỗi nâng sáo thổi

Con vắt đo ruộng đỏ máu chân trần

 

Nhưng cánh gió đồng bằng thơm nắng ấm

Vạt năng xanh hóa lúa bởi mồ hôi

Cò trắng muốt, con trích cồ xanh biếc

Những giòng sông tím ngát lục bình trôi

 

Lá dừa nước che cuộc đời nên xám

Cho khói lam quấn quýt lấy khung trời

Mang theo những tấm lòng về  phương Bắc

Những tấm lòng chia sớt những buồn vui

 

Theo năm tháng, mồ hôi thơm ngát gió

Xóm theo làng lớp lớp vệt tre xanh

Tay cày cuốc khơi nâu non của đất

Gió chướng về cho sóng lúa vờn quanh

 

Sông phương nam bình yên không ghềnh thác

Lượn lờ trôi ăm ắp một tình người

Những chiếc ghe, chiếc xuồng luôn  chở nặng

Một vầng trăng khúc khích tiếng ai cười

 

Câu ca dao của một thời lãnh lót

Đồng mênh mông bổng chốc hoá mượt mà

Tỉn rượu đế và cơn say hào sảng

Từng phút từng giờ quyện chặt lấy tình quê

 

Từ nơi ấy dãy Hoành Sơn chất ngất

Hơn bốn trăm năm có đôi mắt dõi nhìn

Trong trùng điệp những cánh đồng thơm ngát

Ánh mắt Người vạn đại vẫn luôn xanh

 

Thứ Sáu, 19 tháng 3, 2021

 Con Xin Cám Ơn

Xin mang ơn những bài thơ ngày ấy

Của ông cha để lại tự bao giờ

Lời cô đọng ý tứ thì nhân ái

Mang hương cho đời thơm ngát ước mơ

 

Từ đông sang tây, cánh cò bay chấp chới

Tử bắc vào nam sông suối nối câu hò

Và tấm lòng con sạch đi bức bối

Con đường làng trãi thảm bởi câu thơ

 

Thứ Hai, 15 tháng 3, 2021

Sau 50 Năm Ðọc Lại Quốc Văn Giáo Khoa Thư

 Sau 50 Năm Ðọc Lại Quốc Văn Giáo Khoa Thư

http://e-cadao.com/tieuluan/linhtinh/Sau50namdocQVGKT.htm



Bài 1: Thân phận lạc loài

Những ai, trong chúng ta, ở độ tuổi 60 trở về trước, hẳn còn nhớ bộ sách Quốc Văn Giáo Khoa Thư ( QVGKT); Có thể đã từng đọc qua hoặc đã nghe đâu đó kể, hoặc đọc qua một vài đoạn, vài bài trong đó. Ðã nửa thế kỷ qua đủ để chúng ta quên nó. Và đủ để chúng ta nhớ nó; nhưng dù thế nào nay đọc lại cũng gây cho chúng ta ít nhiều hoài niệm về thời thơ ấu. Thời mà ngày hai buổi cấp sách đến trường, thời ăn chưa no, lo chưa tới của tuổi học trò.

Trong buổi sơ khai của chữ quốc ngữ (không phải chữ Hán, chữ Tây), bộ QVGKT là bộ sách giáo khoa, do nhà nước Pháp, mà trực tiếp là Nha Học Chánh Ðông Pháp, giao cho quí ông Trần Trọng Kim, Nguyễn Văn Ngọc, Ðặng Ðình Phúc và Ðỗ Thận cùng biên soạn. Bộ QVGKT gồm có 3 quyển:
- Quyển dành cho lớp Ðồâng Ấu ( Cours Enfantin) là quyển dạy về luân lý (Morale) qua các bài tập đọc và tập viết.
- Quyển dành cho lớp Dự Bị (Cours Préparatoire)
- Và quyển dành cho lớp Sơ Ðẳng (Cours Elementaire).
Hai quyển Dự Bị và Sơ Ðẳng gồm các bài tập đọc (lecture), chứa đựng nội dung bao gồm: Sử ký, Ðịa Dư, Cách trí, Vạn vật, Vệ Sinh, Ðạo Ðức, Gia Ðình...

Chưa có dịp tìm một cách chính xác xem coi bộ QVGKT xuất bản đầu tiên năm nào, nhưng theo bản mà chúng tôi đọc, xuất bản năm 1939 thì đã in lần thứ mười ba. Như vậy án chừng sách xuất bản đầu tiên vào những năm đầu thế kỷ 20.
QVGKT là bộ sách giáo khoa đầu tiên của Việt Nam, dành cho học trò cấp Sơ Ðẳng (Cấp I, Tiểu học ngày nay) từ Bắc vào Nam. Tuy là sách do thực dân Pháp chủ trương nhưng thực tình mà nói nó có giá trị giáo dục, Sư Phạm rất cao, mà tới nay chưa có bộ giáo khoa Việt Nam nào bì kịp; dù trong đó có dấu ấn chính trị thực dân! Mỗi bài trong sách đều có hình vẽ, theo lối tranh khắc trên gỗ, nét vẽ chân phương phản ảnh nội dung chứa đựng trong bài gây ấn tượng mạnh đối với đọc giả tí hon và người lớn nữa.