Người theo dõi

Thứ Tư, 30 tháng 8, 2017

CA DAO VÀ MINH TRIẾT VIỆT


CA DAO VÀ MINH TRIẾT VIỆT




Có một ai đó khá nổi tiếng, tiếc rằng tôi không nhớ tên, nói rằng “triết Đông, triết Tây v…v…và v…v… đều có nhưng không có triết ta”.
Mà triết thì tôi kỵ dữ lắm, dù cũng đọc, thậm chí đọc nhiều, khi thiếu sách, mà chả hiểu mô tê gì: Luận ngữ, Tư bản luận, Bách gia chư tử, Jean Paul Sartre, Henry David Thoreau… Kinh Phật và cả Tân Ước, Cựu Ước… nhưng nói theo kiểu Nguyễn Thế Duyên Vấn đề không phải là ăn, vấn đề ở chỗ tiêu hóa. Phải tiêu hóa đươc thì nó mới là của mình còn ăn ngô lại ỉa ra ngô thì cơ thể vẫn suy dinh dưỡng. Có lẽ chính vì vậy mà tôi rất ghét trích dẫn”. 
Nhưng cái chuyện trong sinh hoạt văn hóa của người Việt cái gì cũng Tàu thì cái này hơi bị… đúng. Tôi đã từng học chữ Tàu vì khoái thơ Đường và thơ của những nhà thơ VN thời Lý, Trần, Lê, Nguyễn. Nhưng bây giờ thì không khoái nữa vì ghét Mao Trạch Đông và Cộng Sản Tàu.
Trở lại vấn đề triết ta thì theo tôi nghĩ là có đấy. Nó nằm trong cái kho khổng lồ của văn hóa dân tộc. Ca Dao. Có điều là chưa có ai hệ thống nó lại
Rồi khi lật tung các tự điển để xem các nhà tự điển giải nghĩa từ triết như thế nào, tôi mới biết tạm tàm như thế này; “Triết” là phong cách sống được đa số trong một cộng đồng chấp nhận." Khi đã biết sơ sơ như vậy, LTD mày mò trong cái nhà kho khổng lồ kia và khoái nhất hai câu này:

Thứ Năm, 24 tháng 8, 2017

MỘT NĂM KHÔNG LÀM THƠ


MỘT NĂM KHÔNG LÀM THƠ

Lặt vặt làng quê, xóm nhỏ
Tủn mủn rẻo cao, bản xa
Lụn vụn bốn phương góp lại
Nghênh ngang hoành tráng quê ta

Mót mày từng đồng bạc lẻ
Góp vào lít xăng xe ôm
Chắt chiu từng đồng bạc lẻ
Chìa ra đóng phí cầu đường

Nhặt nhạnh từng bông lúa sót
Chút chăm từng chú cá vồ
Mắc rẻ đều đem bán tuốt
Để thu vén về tỷ đô

Khụt khịt cơn ho viện phí
Khò khè viên thuốc Pharma
Loăng quăng nước ngoài mọi, đỉ
Gởi về tứng xấp đô la

Oặn đau khúc ruột ngàn dặm
Khói hoài hương lẫn tuyết rơi
Mũ ngụy trên đầu đội lệch
Nhớ quê, kiều hối ngậm ngùi

Từ nơi đó làm đất nước
Lấm lem mày mặt với đời
Đường xá cầu kỳ  lộng lẫy
Xe con tiền tỷ rong chơi

Tủm mủn, tẳn mẵn phận người
Lụn vụn lặt vặt mảnh đời
Ai thổi một cơn trốt đỏ
Làm nên hoành tráng coi chơi


Quán Tâm Nguyễn Hiền Nhu

Chủ Nhật, 20 tháng 8, 2017

Hừng đông ở U Minh


Hừng đông ở U Minh

Một thoáng hồng xuyên qua vầng mây trắng

Chiếc lá non he hé mắt ra nhìn

Rồi tất cả vươn vai và hiển lộ

Nhẹ nhàng thôi để chuẩn bị long lanh



Bầy chim rộn trong cành. Chào buổi sáng

Con cá rô lên ngớp đón hừng đông

Sao lặn xuống rửa trôi màu lá thẩm

Để cho xanh lồng lộng dưới trời trong



Con cò trắng chừng như còn ngáy ngủ

Mắt trong veo lơ đãng nhìn xung quanh

Gió khởi động êm ru đôi cánh trắng

Chấp chới cùng bờ sậy trắng rung rinh



Một mùi hương theo sương đêm lắng xuống

Chợt bừng lên theo ánh nắng vàng tươm

Cơn gió thoảng mang đi mời ong bướm

Đất và trời cũng theo đó mà thơm



Rừng thức dậy như một nàng dâu mới

Và bông hoa lặng lẽ hé môi cười

Nét tươi tỉnh mượt dần đêm tóc rối

Ánh dương hồng lại dìu dặt rong chơi

Quán Tâm Nguyễn Hiền Nhu

Thứ Sáu, 18 tháng 8, 2017

GIA TÀI ĐỂ LẠI



Gia Tài Để Lại

Còn được gì để lại cho con cháu,
Khi non sông từng chút một hao mòn.
Sóng Hoàng Sa bốn mươi năm uất hận,
Đảo Garma rít róng gió căm hờn.

Trên Bản Giốc thác chia hai ngã nước,
Thủy bất phân mà cắt được cho đành.
Đỉnh Lão Sơn tím vầng mây vong quốc,
Ải Nam Quan rơi lệ dưới trời xanh.

Cột mốc mới, những nụ cười chó má,
Cứ từng giờ rạch nát một biên cương.
Hồn tử sĩ lập lờ sương khói phủ,
Máu xương còn đẫm ướt cả quê hương.

Những nghĩa trang bị vùi trong quên lãng,
Của những anh linh chống lại bạo tàn.
Bia xiêu ngã cỏ xanh đành ấp ủ,
Khi lòng người lớn lối thói vong ân.

Đâu lẽ nào để lại cho con cháu,
Một phần non sông mất mát phảỉ thu hồi.
Một quê hương ngày từng ngày rách nát,
Đàn cháu con lại máu đổ xương phơi.

Đâu lẽ nào một gia tài để lại,
Là bao điều nhục nhã thế này sao.
Rừng nát, biển sôi, núi non nham nhỡ,
Và những giòng sông, con suối nghẹn ngào.

Ôi ông cha bốn ngàn năm dạy dỗ,
Biết giữ quê hương, yêu mến giống nòi.
Gương trung liệt vẫn luôn luôn ngời sáng,
Trang sử vàng son ta xé mất rồi.

Đâu lẽ nào để lại cho con cháu,
Giòng máu của ta là giòng máu ngu si.
Buổi chiều phủ xuống đời, ta cúi mặt,
Đi chết đi. Hèn hạ sống làm gì.
18.54 – 5/7/2014
Quán Tâm Nguyễn Hiền Nhu

Thứ Sáu, 4 tháng 8, 2017

Đặt Lại Vấn Đề Nguồn Gốc Dân Tộc Và Văn Minh Việt Nam

Đặt Lại Vấn Đề Nguồn Gốc Dân Tộc Và Văn Minh Việt Nam



Hỏi một người Việt bình thường về nguồn gốc dân tộc Việt Nam, câu trả lời mà người ta thường nghe là tổ tiên của chúng ta xuất phát từ Trung Quốc.  Ngay cả người có kiến thức rộng, có quan tâm đến dân tộc và văn hóa Việt cũng có những ý kiến tương tự.  Đào Duy Anh, trong Việt Nam Văn hóa Sử cương;  và Trần Trọng Kim, trong Việt Nam sử lược, cũng từng cho rằng người Việt có nguồn gốc hoặc từ Trung Quốc[1] hay từ Tây Tạng [2], dù họ có chút dè dặt và thận trọng trong phát biểu.  Gần đây, một người làm chính trị nhưng có quan tâm đến văn hóa Việt Nam, Nguyễn Gia Kiểng, trong Tổ quốc ăn năn, cũng cho rằng nước Văn Lang xưa kia là do người Trung Quốc sáng lập [3] ra. 



Bản đồ Đông Nam Á vào thời đại Băng Hà