Người theo dõi

Thứ Tư, 30 tháng 8, 2017

CA DAO VÀ MINH TRIẾT VIỆT


CA DAO VÀ MINH TRIẾT VIỆT




Có một ai đó khá nổi tiếng, tiếc rằng tôi không nhớ tên, nói rằng “triết Đông, triết Tây v…v…và v…v… đều có nhưng không có triết ta”.
Mà triết thì tôi kỵ dữ lắm, dù cũng đọc, thậm chí đọc nhiều, khi thiếu sách, mà chả hiểu mô tê gì: Luận ngữ, Tư bản luận, Bách gia chư tử, Jean Paul Sartre, Henry David Thoreau… Kinh Phật và cả Tân Ước, Cựu Ước… nhưng nói theo kiểu Nguyễn Thế Duyên Vấn đề không phải là ăn, vấn đề ở chỗ tiêu hóa. Phải tiêu hóa đươc thì nó mới là của mình còn ăn ngô lại ỉa ra ngô thì cơ thể vẫn suy dinh dưỡng. Có lẽ chính vì vậy mà tôi rất ghét trích dẫn”. 
Nhưng cái chuyện trong sinh hoạt văn hóa của người Việt cái gì cũng Tàu thì cái này hơi bị… đúng. Tôi đã từng học chữ Tàu vì khoái thơ Đường và thơ của những nhà thơ VN thời Lý, Trần, Lê, Nguyễn. Nhưng bây giờ thì không khoái nữa vì ghét Mao Trạch Đông và Cộng Sản Tàu.
Trở lại vấn đề triết ta thì theo tôi nghĩ là có đấy. Nó nằm trong cái kho khổng lồ của văn hóa dân tộc. Ca Dao. Có điều là chưa có ai hệ thống nó lại
Rồi khi lật tung các tự điển để xem các nhà tự điển giải nghĩa từ triết như thế nào, tôi mới biết tạm tàm như thế này; “Triết” là phong cách sống được đa số trong một cộng đồng chấp nhận." Khi đã biết sơ sơ như vậy, LTD mày mò trong cái nhà kho khổng lồ kia và khoái nhất hai câu này:


Ở đời có bốn thứ vui
Ăn, ngủ, đ…, ỉa lui cui làm hoài
Tôi đắc ý với từ “vui” ở câu trên và “lui cui” ở câu dưới rồi tìm hiểu ý nghĩa thật sự của hai từ này và… khoái
Trong cuộc sống của nhân loại có bốn nhu cầu, nhưng lại có lắm yêu cầu, chính vì có lắm yêu cầu nên mới nãy sinh đủ thứ triết học nhằm mục đích sắp xếp lại cho trật tự những thứ yêu cầu lu bu lang bang ấy. Và rồi người ta lại quanh quẩn với yêu cầu quên bẵng những nhu cầu hoặc có nhớ thì cũng chỉ để làm biến tướng nó.
Triết Tàu thì có ông chệt Khổng Tử với cái chiêu “tu thân bằng cây kềm, tề gia bằng cây roi, trị quốc bằng cây cùm, bình thiên hạ bằng cây gươm” rồi ra rả tuyên truyền nó với Tứ thư, Ngũ kinh. Rồi theo thời gian nó cộng với cái gọi “duy vật biện chứng” gì gì đó để biến tướng thành “Cộng Sản chủ nghĩa mang màu sắc Trung Quốc”, rồi “Mèo trắng Mèo đen”, bây giờ là  “Giấc mơ Trung Hoa”…
Triết Tây thì thôi rất ư lu bu nào duy vật, duy tâm, duy lý để cuối cùng thì nãy sinh ra ông  Karl Marx râu xồm (18181883) và Friedrich Engels (18201895chơi một màn “Gom bi” lại để bắt đầu từ Marxist rồi Léninis, Stalinist, rồi Trốtkist, rồi Maoist, rồi Tùmlumist. Nhưng chung quy thì là“chủ nghĩa cộng sản” nghĩa là tất cả cái thứ gì gọi là vật chất đều là tài sản chung của nhân loại. Và cái Đáng ist.. ist.. đó giao cho nhân dân làm chủ, để cho nhà nước Quản lý (gồm tất cả cán bộ nhà nước vốn là đảng viên đảng ít… ít… giữ hầu hết mọi chức vụ quan trọng) hoạt động dưới sự lãnh đạo của BCH/TW Đảng ist.. ist.. trên mọi lĩnh vực hành pháp, tư pháp, lập pháp. Mục đích được rao giảng là những người Marxist cố gắng tích hợp các ý tưởng trong đó vào trong một phương án chuẩn xác chung phục vụ cho việc xây dựng một trật tự xã hội xã hội chủ nghĩa hay cộng sản chủ nghĩa. Nói một cách nôm na là tất cả đều bình đẳng trong cuộc sống từ manh áo đến chén cơm, miếng thịt. Thành phần cốt cán của họ là một liên minh gọi là “liên minh Công Nông” với lời kêu gọi “Vô sản các nước hãy đoàn kết lại”
Tiếp theo là chủ nghĩa  Fascist, từ này có nghĩa là một bó, một nhóm với lý luận là một chiếc đủa thì dễ bị bẽ gãy hơn là một bó đủa nên họ kết hợp một nhóm quốc gia lại (hay một nhóm dân tộc lạ) như trục Đức Ý Nhật Tây Ban Nha. Biểu tượng của chính quyền hành chính nhân dân. Cũng lại nhân dân Nhưng quyền lực thì nằm trong tay nhân vật đứng đầu Nhà nước. Và từ đó nó biến thiên thành chủ nghĩa dân tộc hẹp hòichủ nghĩa tư bảnchủ nghĩa độc tài quân sựchủ nghĩa quân phiệtchủ nghĩa chống cộngchủ nghĩa hợp tácchủ nghĩa toàn trịchủ nghĩa chuyên chế (những tên chủ nghĩa này là do Cộng Sản đặt) để chống lại chủ nghĩa tự do (!?) và chủ nghĩa cộng sản.
Ngoài ra còn thêm hàng lô hàng lốc những nào là tư tưởng, học thuyết, chủ nghĩa, triết lý do các nhà “thông thái” đặt ra để nhằm mưu cầu đặt ra một tiêu chuẩn để thiệt lập một xã hội an toàn hơn cho nhân loại. Suy cho cùng thì các ông này không có tội tình gì? Chẳng qua là họ có một tí mơ mộng, một chút lãng mạng khi công bố những suy nghĩ của mình. Đa số họ không ai tự tay thực hiện những điều mình nghĩ ra, chỉ có một người muốn như vậy là ông Khổng Tử, bôn ba cho lắm rồi cũng chẳng tới đâu? Nhưng người sử dụng thành quả của mấy ông khi mang nó vào thực tế thì kinh khủng quá. Hơn 2000 năm tồn tại, hệ tư tưởng Nho giáo đã làm thui chột biết bao nhiêu tài năng, hủy hoại biết cơ man nào là hạnh phúc và làm chết biết bao nhiêu người mà không thể nào thống kê nổi. 10 năm thực hiện chủ nghĩa Phát xít ngốn 25 triệu người và hơn 100 triệu gia đình tan nát. Từ ngày chủ nghĩa CS xuất hiện năm 1917 đến lúc lụi tàn còn lại 4 ngoe cũng tiêu tốn hơn 150 triệu (chưa kể các đồng chí choảng nhau) Không biết từ đây đến ngày 4 ngoe này đứt bóng thì tiêu mất bao nhiêu nữa.
Trở lại cái gọi là CSCN thì cái mục tiêu cuối cùng là thủ tiêu giai cấp. Tất cả là đồng chí, là bình đẳng. Chẳng biết cái ông “Liên Xô bành ky” và cái ông “Trung Quốc thiệt bự” kia thì sao? nhưng ở Việt Nam thì nãy sinh ra hàng lô giai cấp mới. Ban đầu là chế độ ăn “Đại táo” (táo bự = đồng chí bự) – “Trung Táo” (táo vừa vừa=đồng chí vừa vừa)– “Tiểu Táo” (táo nhỏ xíu=đồng chí tép riu), kế tới là chế độ lý lịch “giai cấp công nhân” (làm thuê), “ giai cấp nông dân” (làm ruộng), “giai cấp tạch tạch sè” “ giai cấp nghèo thành thị”… Kể hoài không hết tùy theo từng giai đoạn.
Hên là dân tộc Việt Nam không có một nhà thông thái nào xuất hiện. Hầu hết cái gọi là triết học, tư tưởng, học thuyết, chủ nghĩa này nọ toàn là do người ta khinh xuất bê vào hoặc bị áp đặt. Nhưng lại thêm một cái hên nữa là hầu hết các dân tộc thì cái giai cấp gọi là dân thường ấy cũng không mặn mà gì lắm với những thứ trời thần đó, đôi khi họ cũng mó tay hay ghé mắt vào một chút rồi thôi (vì chán hay vì tức chết hoặc bị giết chết) những người còn lại hoảng quá bèn thôi.

Nhưng thôi. Bỏ qua một bên cái chủ nghĩa, học thuyết, tư tưởng, triết học Đông, Tây, Tàu… với hàng hàng lớp lớp ngôn từ đọc banh cả mắt, nghe điếc cả tai, (mà không hiểu mô tê gì)  qua một bên.
LTD tui cứ “lời quê góp nhặt dông dài (Kiều)” bằng hai câu ca dao trên.
Bên trên LTD thấm hai từ “vui” và “lui cui” nghe sao mà quê trớt. Không biết cái ông lão nông nào mà buột miệng bung ra hai câu này xài hết mấy bánh thuốc rê và uống bao nhiêu bình trà đây, để ngẫm nghĩ cái lẽ đời Nhưng thôi, cứ gẫm xem ngày xưa các cụ vui như thế nào với cái…

Ăn-Uống: Ăn uống mà ngon nhất và vui nhất là khi đói và khát mà thấy cái gì ăn được là ứa nướng miếng ra hoặc miệng khô queo đắng nghét mà gặp phải lu nước mưa với cái gáo dừa tra cán. Hoặc khi gặp bạn bè chí cốt thì cứ “rượu cùng chí cốt trăm ly ít”. LTD đã từng ngồi ăn ba chén cơm nguội với muối ớt một cách ngon lành, ăn xong nốc một gáo nước mưa và có cảm giác cuộc đời sao đáng yêu quá đỗi.
Ông cụ Tản Đà có đưa ra một tiêu chí ăn uống rất thú vị: Đồ ăn ngon, rượu ngon, Ly tách, chén đĩa không ngon. Không Ngon. Đồ ăn ngon, rượu ngon, Ly tách, chén đĩa ngon. Chỗ ngồi không ngon. Không Ngon. Đồ ăn ngon, rượu ngon, Ly tách, chén đĩa ngon. Chỗ ngồi ngon. Người cùng ăn không ngon. Không Ngon. Xem ra có lắm yêu cầu, nhưng thật tình mà nói. Ông cụ Tản Đà nói không sai. Cái ăn theo nhu cầu đói khát theo kiểu LTD ăn cơm nguội là cái ăn của sự cảm thọ. Cái ăn của cụ Tản Đà thì ngoài cái cảm thọ ra còn là cái ăn của sự cảm giao. Nghĩa là ăn cả cái tình
Trong xuyên suốt lịch sử ăn uống của nhân loại có ba bữa ăn nổi tiếng trong lịch sử:
2. Đại Yến đãi Bát Quốc của Từ Hi Thái Hậu
3. Cỗ Đầu Người 
https://virtuelaw.wordpress.com/2015/09/13/ chuyen-ve-vi-tuong-nuoc-viet-an-co-dau-nguoi-minh/).

Cả ba bữa tiệc này đều do người Trung Hoa làm chủ tiệc. Ngon và vui không thì chưa biết, nhưng quả tình với cái cách ăn uống theo trường phái “dĩ thực vi tiên” của Hán Tộc đã làm cho người ta rợn tóc gáy.
Bữa tiệc thứ nhất thì đầy những mưu mô, cả chủ lẫn khách đều hẹn trước một cuộc tắm máu. May mà nó không xãy ra.
Bữa tiệc thứ hai  thì cũng thế nhưng đỉnh điểm của sự xa hoa được đẩy lên đến tột đỉnh và làm cho nước Trung Hoa tan tành và tàn mạt
Bữa tiệc thứ ba thật ghê rợn nhưng sự ngược ngạo lại được thể hiện đến tột đỉnh khi người chủ tiệc (Trương Phụ) thật sự kinh hoàng trước phong thái ăn uống của khách (Nguyễn Biểu) và một bài thơ khen ngợi buổi tiệc.
Ngọc thiệt, trân tu đã đủ mùi
Gia hào thêm có cỗ đầu người
Nem công, chả phượng còn thua béo
Thịt gấu, gan lân cũng kém tươi
Cá lối lộc minh so cũng một
Vật bày thỏ thủ bội hơn mười
Kìa kìa ngon ngọt tày vai lợn
Tráng sĩ như Phàn* tiếng để đời.
Không dừng ở đó, Điện tiền Ngự sử Nguyễn Biểu còn nhắn bảo Trương Phụ: “Thật chẳng mấy khi người Nam được ăn đầu người Bắc”.
Thật ra không ai mong muốn mình là khách mời tham gia một bữa ăn như thế. Nhưng trong cuộc sống chúng ta vẫn phải tất tả tham dự những bữa tiệc không ngon lành, không vui vẻ chút nào mà vẫn cứ phải mang theo một bộ mặt thật vui vẻ, nhai nuốt thật ngon lành mà trong bụng cứ thầm mong tiệc mau tàn, bữa ăn mau chấm dứt.
Và cái ông lão nông ấy thì chắc không bao giờ được hay muốn tham dự những bữa ăn không vui vẻ ấy.
Túm lại ăn muốn ngon thì phải đói, phải thèm. Nghĩa là ăn khi cơ thể cần. Xin các bạn vào đường line này:
Nhưng không vì thế mà “dĩ thực vi tiên” như mấy ông Ba Tàu để đẩy cái ăn đến chỗ tồi tàn, và ông lão nông này vội vàng điều chỉnh
- Miếng ăn là miếng tồi tàn
Mất ăn một miếng lộn gan lên đầu.
- Ăn tàn ăn mạt ăn nát cửa nhà
Con gà nuốt trộng, cá bống nuốt tươi
Hay một miếng ăn theo cái kiểu hão huyền không đáp ứng được nhu cầu thật sự.
Một miếng giữa làng hơn một sàng xó bếp
Và cái minh triết xác định lại về nhu cầu ăn thật xác đáng nhưng rất ngộ nghỉnh và rất cận nhân tình
Râu tôm nấu với ruột bầu
Chồng chan vợ húp lắc đầu... khen ngon
Trong quá trình lịch sử của dân tộc chúng ta thấy ca dao diễn tả không biết cơ man nào là thức ăn…
Ăn cơm với cáy thì ngáy o o…
Ăn cơm thịt bò thì lo ngay ngáy
Cách ăn…
- Ăn cơm không rau như đau không thuốc
- Ăn tiêu nhớ đến mùi hành
Có ăn nem gà, chả vịt cũng nhớ rau canh thuở nào

- Cá giếc nấu với rau răm
Anh ăn một bát tối anh nằm khỏi ngủ quên.

Và thú vị thay
Ăn cơm mỗi bữa mỗi lưng
Uống nước cầm chừng để dạ thương em 
Và cũng không quên nhắc nhở một chút đạo lý khi ăn:
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Nào ai vun xới cho mầy ngồi ăn
Ta đừng phụ nghĩa vong ân
Uống nơi nước lã nhớ chừng nguồn kia
Một đôi khi cũng mượn cái việc ăn uống để nói lên một điều gì khác…
Ăn chanh ngồi gốc cây chanh
Thầy mẹ gả bán cho anh thật thà.
Bây giờ chê xấu chê xa,
Chê cửa chê nhà, chê khó chê khăn.
Ở đâu yểu điệu thanh tân,
Sao anh chẳng chịu cầm cân đi lừả
Vàng mười đắt mấy sao anh chẳng muả,
Cầm cân đi lừa lại phải thau năm!
Thau năm đánh lẫn vàng mười
Rồng vàng cuộn khúc đứt đuôi thằn lằn.
Và cũng không quên mượn cái ăn để trăn trỏ về vận nước
Ăn sung sung chát ăn đào chua
Bao giờ cho nước có vua
Cho dân có gạo cho chùa có sư
Chỉ là việc ăn uống thôi. Chúng ta thấy dân tộc Việt đã để lại cho con cháu mình những câu nói có vần có điệu dễ nhớ dễ thuộc, dễ nghe và vô cùng thấm thía lẽ đời, lan tỏa khắp cùng như hương lúa mới khi chướng về, như tiếng thì thầm của gió xua với lá trên những mảnh vườn. Không hoành tráng, không lên gân. Nhưng tiếc thay, cuộc sống hôm nay người ta quên nhiều quá (vì ba cái triết lý ngoại lai) nên có lắm kẻ trở thành… Ăn hại đái nát.

Ngủ nghĩ: Trong cuộc đời chúng ta thường rất nhiều lần trèo lên võng năm để nghỉ ngơi sau một công việc mệt mỏi nào đó, nhưng cơn mệt chưa kịp vơi đi thì bật ngồi dậy. Và cũng có rất nhiều người làm bán chết, bán sống để sữa soạn cho mình một phòng ngủ năm sao với đầy đủ những tiện nghi hiện đại nhưng vẫn cứ ,nằm thao thức mà chẳng khi nào có một giấc ngủ sâu, ngủ ngon, để rồi phải lồm cồm ngồi dậy mở cửa bước ra thì đụng ngay một anh vong gia thất thổ nào đó nằm ngáy kho kho một cách ngon lành trên hàng hiên nhà mình, xem chuyện muỗi mòng, mưa tạt, gió lùa như không có. Đuổi thì không nỡ, nhưng đóng cửa lại để vào nhà thì mang thêm một nỗi lo vốn đã quá nhiều. Ai sướng hơn ai đây ta.
Riêng cái ông lão nông thì chắc là ngủ khác hơn cái anh nhà giàu và anh chàng vong gia thất thổ. Trưa hè thì ông nằm ngoài võng mắc dưới bóng cây hay nằm trên ván ngựa, đêm hè thì nằm trên chiếu lát, đêm đông thì đắp thêm cái mền hoặc chui vào cái nóp. Nhưng gì thì gì những giấc ngủ của ông thì bao giờ cũng thẳng cẳng, chẳng nỗi lo nào len vào đầu, không toan tính nào chen vào óc.
Và đêm về thí ông cứ kho kho.
Cuộc sống càng lúc càng đổi thay, sinh hoạt nghề nghiệp của con người cũng thay đổi, nhưng nói chung là cái dân lao lực thì mồ hôi tuôn như suối nhưng ăn thì đơn giản mà ngon, mệt thì đụng nơi đâu cũng nằm ngủ được. Còn dân lao tâm thì cái gì cũng sang trọng từ nhà cửa, xe cộ áo quần và hàng trăm thứ bà rằn, bà rến chung quanh đều lấp lánh, nhưng ăn cái gì cũng nhàn nhạt dù chả phương khô lân, ngủ nằm đâu cũng đầy trăn trở.

- Ăn được ngủ được là tiên
Ăn ngủ không được là tiền vứt đi 
Ăn no ngủ kỹ chẳng nghĩ điều gì
Dù biết thế, nhưng ông bà xưa không nói nhiều về cái chuyện ngủ nghê, nghỉ ngơi như là một nhu cầu cần thiết. Có lẽ, vì cuộc sống cần phải làm việc, coi việc ngủ nghỉ như là một thứ gì đó làm cho ngưới ta trở nên lề mề, biếng nhác.
Với lại đất nước còn luôn luôn đối diện với cái họa xâm lăng từ phương Bắc nên cái việc luôn luôn tỉnh táo là một điều cần thiết, nên không cho phép mình ngủ thẳng cẳng hay cứ mơ mơ màng màng  trong cơn ngủ gà ngủ gật, nên nói về cái việc nghỉ ngơi ngủ nghỉ khá dè chừng.

- Ăn không biết no vô lo vô nghĩ
Ăn no ngủ kỹ chổng tỷ lên trời
Cây cao bóng cả chẳng ngồi
Ra đứng chỗ nắng trách trời không râm
Ăn lắm thì nghèo, ngủ nhiều thì khó 

- Ăn thì chớ no
Ngủ thì đừng có ngủ cho rạng ngày
Phơi lúa thì phải năng quây
Gạo đâm liền chày, đừng có nghỉ chân.
Việc ăn ngủ có chừng mực vừa để hồi phục, nạp thêm sức lực để làm việc, để đãm bảo cho một cuộc sống yên bình là một nhu cầu cần thiết và cũng là một niềm vui trong cuộc sống.
Nhưng sự quan hệ khá chặt chẻ giữa ngủ nghĩ và làm tinh, nên chúng ta thấy trong ca dao xuất hiện khá nhiều những câu mang nội hàm của sự quan hệ này. Hóa ra, sau một ngày làm việc vất vả, sự nghỉ ngơi lại dẫn con người ta vào tình yêu.

Chiều chiều lại nhớ chiều chiều
Nhớ người nhi nữ nước triều dâng cao
Vắt vai chạy dài xuống Thủ
Vợ anh đâu còn, anh ngủ với ai?

- Chiếu chăn ai trải giường này
Đêm qua chàng ngủ, Đêm nay chàng nằm?

- Chim bay về núi, túi rồi,
Anh không đi ngủ, còn ngồi chi đây?
Đêm nay ra đứng giữa trời,
Em cầm tờ giấy bạch, nghe lời anh phân.
- Muốn phân, ngồi lại mà phân,
Ai xa cho biết, ai gần cho hay!

- Đêm qua nằm ngủ sập vàng 
Trông xuống sập bạc thấy chàng nằm không
Vội vàng cởi áo đắp chung
Tỉnh ra em vẫn nằm không một mình.

Hầu hết những giấc ngủ trong ca dao dành cho trẻ con, và nó là tiền đề cho ca dao phát triển, những tiếng ru đưa con vào giấc ngủ yên lành chuyên chỡ không thiếu bất cứ nội dung nào trong cuộc sống xuyên qua lời ru thẩm thấu vào tâm hồn trẻ thơ trong giấc ngủ để làm chất liệu định hình nhân cách cho con trẻ trên bước trưởng thành. Tiếng ru con, nội dung lời ru, vòng tay ấm của mẹ, bầu sữa ngọt làm cho hồn xác con trẻ trở nên vóc dáng con người

Con ơi con ngủ đi con
Để mẹ phơi lại mấy ang lúa này
Phơi khô quạt sạch đem xay
Trưa nay mẹ giã tối nay mẹ gùi

Làm Tình: Chu choa, cái nhu cầu này thì rắc rối thật đâyĐây là một thứ vui mà con người đầu tư nhiều nhất từ văn học, kính tế thậm chí cả chính trị và quân sự nữa để mà vui. Nhưng ngộ một điều là kết quả chẳng khả quan gì mấy. (Điều này lịch sử có ghi đâu đó đàng hoàng nghen.) Nhưng cái ông lão nông ấy thì rất đơn giản, cứ lui cui làm hoài và vui hoài cho đến khi không còn vui nổi thì phì phèo thuốc rê để ngẫm nghĩ cho vui. 
Vì là một thứ vui nhất mà lại cần có hai người (hơi khác nhau) cho nên người ta ham, ham đến độ bỏ ăn, bỏ ngủ và thậm chí còn quên cả đái ỉa. Và chính vì vậy mà… hết vui thậm chí mất vui và mất mạng.
Hơn 4000 năm những mối tình Việt đều được những con người chân chất lui cui hình thành trên những cánh đồng lúa, nương dâu hay trên những bến sông hoặc bờ đê, bờ dậu, rặng trâm bầu (chợt nhớ đến Lê Xuyên) một cách chân tinh và hoàn toàn tự do, đôi khi có chút trục trạc nào đó nhưng nhanh chóng được điều chỉnh một cách hài hòa. Đến khi một văn hóa ngoại lai Hán Đường xuất hiện mới có hiện tượng “cha mẹ đặt đâu con ngồi đó” hay “môn đăng hộ đối” của cái gọi là giới quý tộc.
Nhưng gì thì gì trên con đường kết hơp lại để có cái vui cuối cùng, cho nên trong cái kho tàng ca dao ngồn ngộn của chúng ta có rất, rất nhiều những câu ca dao diễn tả về cái vui này mà chỉ mang hai tính chất; Cảnh báo sự quá đà và ngợi ca một niềm vui chừng mực, nhưng không thiếu mãnh liệt và lạc quan.

- Chẳng thà lăn xuống giếng cái chũm
Chết ngủm rồi đời
Sống chi đây chịu chữ mồ côi
Loan xa phụng cách, biết đứng ngồi với ai?
- Đang khi lửa tắt, cơm sôi
Heo la con khóc, chồng đòi tòm tem
Chà. Ông chồng này quái đây. Nhưng có sao đâu? Đang sung mà và bà vợ cũng đáp ứng một cách nhiệt tình.
- Đượm than hồng chín nồi cơm
Heo no, con nín.  Nào tem tòm thì tem
Mọi thứ đã tinh tươm yên tỉnh, không lo bị quấy rầy. Thế là tòm tem
Chúng ta cũng nhìn thấy không ít những cảnh báo đáng yêu trong việc quá đà của niềm vui này.
Một vợ nằm giường lèo
Hai vợ nằm chèo queo
Ba vợ ngủ chuồng heo.
Một sự cảnh báo rất dễ thương nhưng rất thực tế, nó đẩy cho người ta đến chỗ mất niềm vui và hổng chừng còn mất luôn nhiều thứ khác.

Bài tiết;  Việc bài tiết hay nói nôm na là ỉa đái là một nhu cầu, đây là nhu cầu ở phía sau nhu cầu ăn uống. Đã từ lâu khi thực hiện nhu cầu này và cho là một niềm vui thì quả là hết ý. Đây là một nhu cầu mang tính sinh lý rõ nét nhất, không ai mà chẳng có rất nhiều lần cảm nhận được sự thoải mái khi “trút xong bầu tâm sự”. Cuộc sống của ông bà ta ngày xưa, đất rộng người thưa thì cứ tha hồ:
Thứ nhất là đỗ thủ khoa
Thứ hai lấy vợ thứ ba ỉa đồng (và cả đái đường nữa)
Việc bài tiết hoàn toàn giản đơn và thoải mái, cái lẽ cộng sinh được thực hiện một cách tự nhiên. Nhưng không phải vì thế mà đụng đâu thải đó

Lâu ni chẳng ỉa ngoài đàng,
Bựa ni ỉa bậy cả làng xôn xao
Trong cuộc sống hiện đại, đất chật người đông, nên cái chuyện ỉa bậy, đái đường không còn là một niềm vui mà là một sự bầy hầy. Và người ta lại cuốn vào cái toilet với biết bao nhiêu trò đỏm dáng. Nhìn cái cảnh Hòa Thân ngồi ỉa trong phim Tể Tướng Lưng Gù mà thối bưng cả mũi.

Hiện nay chúng ta đang sống trong một thời đại có quá nhiều yêu cầu, quá nhiều luật lệ, tất nhiên vì vậy mà phải nãy sinh ra chẳng biết cơ man nào là tư tưởng này, chủ nghĩa nọ, học thuyết kia với một hy vọng mong manh là làm cuộc sống chung thêm trật tự, nhưng không ngờ chính nó tạo ra biết cơ man nào là con người đầy ích kỷ, tham lam “ỉa cứt dấu đầu nằm”, những còn người dối trá hàng ngày cứ mặc sức mà “ỉa vào mồm nhau”.
Cái giản đơn thuần phác đầy niềm vui của bốn nhu cầu cơ bản dần dần biến mất.

Khi tìm tại những di sản của cha ông cũng ít ai nhận ra đó là một triết lý (tạm gọi vậy, NV không thích tí nào) sống rất hồn hậu và đầy niềm vui, nó chảy xuyên suốt hơn mấy ngàn năm lịch sử của đất nước, của dân tộc.

Chưa có một nền triết học học nào mà người đọc có thể hiểu một cách nhanh chóng và thực hiện nó thì có ngay một hiệu quả tức thì mà không cần có một chút kiến thức nào. Và…
Ở đời có bốn thứ vui
Ăn, ngủ, đ…, ỉa lui cui làm hoài
Đây là một tổng kết, một đại tập thành. Vui thì hẵn nhiên là vui rồi. Nhưng phải “lui cui” nó mới thiệt vui. Trong tiếng Việt có những tiếng gần như đồng nghĩa như lúi húi, lủi thủi, căm cụi đều mang những ý nghĩa như sau “lặng lẻ làm một mình, làm một cách chăm chú, kiên trì” Nhưng lui cui thì còn mang thêm một hình tượng lum khum của một người cúi xuống, nó đặc tả sự nhẫn nại kiên trì với việc thực hiện bốn thứ vui một cách chừng mực, vừa phải. Cái triết lý sống của người Việt được ca dao chuyển tải một cách hồn hậu, không lên gân, không khó hiểu, cũng chẳng có gì cao siêu, luôn luôn tôn trọng vị trí và nhu cầu của mọi sinh vật sống và vì thế nó trở thành minh triết (tức là một thứ triết học sáng sủa rõ ràng, thấy được, sờ được, hiểu được và vui được). Đã thế mà mấy ông “trà dư tửu hậu” hay mấy lão hay “ăn tục nói phét” còn  rút ra một kinh nghiệm rất trời ơi và cũng vô cùng hợp lý: những con người chân chất ấy đẩy bốn thứ vui ấy lên tới một đỉnh điểm khác, theo kinh nghiệm của mình: Ăn ngon nhất là ... ăn vụng, Ngủ phê nhất là... ngủ gục. Đ... khoái nhất là... đ... lén. Ỉa đã nhất là... ỉa bậy. ( tại sao phải đ...lén, phải ỉa bậy, đó là sự thúc bách của nhu cầu, không giải quyết không được, về cái lén ở đây phải hiểu một cách tận tường là ngôi nhà xưa thường cộng cư hai ba thế hệ, nên cái khg gian dành cho nhu cầu thứ ba này không thể đụng đâu đ... đó, nên khi hội đủ điêu kiên mà gặp lúc đang sung thì len lén đ...một phát thì hết ý, có nhiều người cho đó là sự ngoại tình, nghĩ vậy là sai) Một thứ đúc kết mang đầy tính sinh lý, nhu cầu bị thúc bách đến độ không dừng lại được, thành ra thực hiện nó một cách sảng khoái đúng nhu cầu và nó là ngọn nguồn cho một niềm vui và là chân lý. Tất nhiên trong cuộc sống không ai đồng tình với cái lối sinh hoạt trời thần như thế này. Nhưng nếu như chúng ta cứ tiết chế hoặc buông thả những nhu cầu của thân thể thì cả hai thái độ đều không mang đến hạnh phúc, mà còn gây ra nhiều hệ lụy đáng tiếc. Và may mắn thay suốt hơn 4.000 năm dân tộc này vẫn cứ nhẩn nha, từ tốn, vẫn cứ lui cui đáp ứng bốn thứ nhu cầu thiết yếu của cuộc sống. Không gấp gáp không cần phải tuân thủ theo bất cứ một yêu cầu nào.  
Và đó là minh triết Việt.

Quán Tâm Nguyễn Hiền Nhu



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét