Người theo dõi

Thứ Năm, 28 tháng 9, 2017

VỀ VIỆC THƯỞNG THỨC THƠ CỦA TIỀN NHÂN

VỀ VIỆC THƯỞNG THỨC THƠ CỦA TIỀN NHÂN

“Để thưởng thức thơ cổ cho thú, ta cần nhớ điểm sau đây. Tâm hốn ta thay đổi quá nhiều. Hiện nay chúng ta sống trong một thế giới do ta chế tạo ra và do những quy luật tự nhiên mà ta nắm bắt được một phần tạo nên. Thói quen ấy càng tăng lên với nền văn minh tiêu thụ đã cắt đứt mối quan hệ của ta với vũ trụ. Ta nhìn thế giới với con mắt của tên ăn cướp, cho nên không thể nào có lại được cái cảm quan rắng mình thống nhất với vũ trụ. Thằng ăn cướp ấy xem núi sông cây cỏ như những đồ dùng và con người dược hắn nhìn ở khía cạnh một đối tượng để rút ra một công dụng gì đấy. Không chỉ một cái nhìn ngây thơ vào thế giới thần linh mất đi. Và những cái nhìn ngây thơ vào thế giới bên ngoài cũng mất nốt. Quan hệ bạn bè thu hẹp vào quan hệ công việc. Quan hệ thầy trò cũng thế, quan hệ vua tôi mất đi chuyển thành quan hệ phân công. Rồi quan hệ nam nữ có nguy cơ chuyển thành quan hệ tính giao. Luật pháp là những đồ vật do ta chế tạo ra đang thay thế mọi xã hội, dù đó là quan hệ gia đình. Cái khâu cuối cùng tưởng chừng như vĩnh viển là quan hệ mẹ con đang mất với lối đẻ con trong môi trường nhân tạo (và nuôi dưỡng con cái bằng sữa bình và nhà trẻ.NV). Ta đang ra sức đồ vật hóa thế giới thì thế giới đồ vật sẽ trả thù: ta biến thành đồ vật. Và nghệ thuật dĩ nhiên cũng không thoát khỏi tình trạng ấy.

Vì sao vua Gia Long trả thù tàn khốc nhà Tây Sơn?

Vì sao vua Gia Long trả thù tàn khốc nhà Tây Sơn?

Vua Gia Long vốn không phải là con người hiếu sát, ngay cả việc đối với họ Trịnh, hai bên đánh nhau ròng rã 45 năm trời, vậy mà khi đã lấy được nước (1802), vẫn đối xử tốt với con cháu họ Trịnh chứ đâu đến cạn tàu ráo máng như với Tây Sơn?

Đôi nét lịch sử
Sau 25 năm chiến đấu kiên trì và gian khổ, ngày mồng 3 tháng 5 năm Tân Dậu (13/6/1801) Nguyễn Vương (vua Gia Long) tái chiếm kinh đô cũ Phú Xuân, đuổi vua tôi Cảnh Thịnh chạy dài ra Bắc. Một năm sau, ngày mồng 2 tháng 5 năm Nhâm Tuất (1/6/1802), tuy chưa chính thức lên ngôi hoàng đế (1) nhưng theo lời đề nghị của bầy tôi, vua ban hành niên hiệu Gia Long, mở ra một triều đại mới của nhà Nguyễn.




Vào đầu thế kỷ XX, vua Khải Định đã chọn ngày này (mồng 2 tháng Năm âm lịch) làm ngày quốc khánh của nước Đại Nam, đặt tên là ngày Hưng quốc khánh niệm. Những ai ở lứa tuổi trên 70 ở Trung kỳ, từng cắp sách đến trường có thể còn nhớ đôi chút về ngày này, nhất là ở Huế. Đó là ngày mừng đất nước thống nhất. Niên hiệu Gia Long bao hàm trong ý nghĩa đó - vua muốn nói ông là người đã đi từ Gia Định thành tới Thăng Long thành để thống nhất đất nước (Võ Hương-An, Thăng Long và Gia Long).

Ngay sau khi chiếm lại Phú Xuân và trong khi vua Cảnh Thịnh của Tây Sơn đang còn làm chủ ở miền Bắc thì Nguyễn Vương đã cho “Phá hủy mộ giặc Tây Sơn Nguyễn Văn Huệ, bổ săng, phơi thây, bêu đầu ở chợ” (Thực lục I, tr.473).
Sau khi chiếm được Bắc Hà, bắt được trọn gói vua tôi, anh em vua Cảnh Thịnh, hoàn thành cuộc thống nhất đất nước từ Nam chí Bắc, vua Gia Long khải hoàn về kinh. Ngày Giáp Tuất tháng 11 năm Gia Long thứ 1 (7 tháng 11 Nhâm Tuất, 1/12/1802) vua đem tù binh ra làm lễ hiến phù ở Thái Miếu. Hiến phù là lễ trình diện tù binh trước bàn thờ tổ tiên, và Thái Miếu là nơi thờ 9 đời chúa Nguyễn.
Sau lễ, “Sai Nguyễn Văn Khiêm là Đô thống chế dinh Túc trực, Nguyễn Đăng Hựu là Tham tri Hình bộ áp dẫn Nguyễn Quang Toản [vua Cảnh Thịnh] và em là Quang Duy, Quang Thiệu, Quang Bàn ra ngoài cửa thành, xử án lăng trì, cho 5 voi xé xác, đem hài cốt của Nguyễn Văn Nhạc và Nguyễn Văn Huệ giã nát rồi vất đi, còn xương đầu lâu của Nhạc, Huệ, Toản và mộc chủ [bài vị] của vợ chồng Huệ thì đều giam ở Nhà đồ Ngoại [Ngoại Đồ Gia, cơ quan chế tạo của triều đình, sau gọi là Võ Khố] (năm Minh Mệnh thứ 2 đổi giam vào ngục thất cấm cố mãi mãi). Còn đồ đảng là bọn Trần Quang Diệu, Võ Văn Dũng đều xử trị hết phép, bêu đầu cho mọi người biết. Xuống chiếu bố cáo trong ngoài" (Thực lục I, tr.531).



Thứ Sáu, 22 tháng 9, 2017

Nước Mắt Quê Hương


Nước Mắt Quê Hương
Kính tặng anh Đỗ Minh Quân

Ly rượu đế của một thời binh lửa
Bổng dưng thành giọt nước mắt quê hương*
Chiều buông xuống dừng quân nơi xóm nhỏ
Chén đưa cay khơi giòng lệ tràn tuôn

Đời cay cực anh em chung giòng máu
Súng ai đâu mà đánh đấm ì ầm
Máu đã đổ và hận thù lãng nhách
Mẹ khóc con nước mắt mãi tuôn dầm

Những giòng lệ cứ thì nhau tuôn chảy
Lời nguyện cầu không dứt máu đừng tuôn
Chồng vợ, mẹ cha, anh em, bè bạn
Và khơi luôn cả hàng xóm láng giềng

Nước mắt cay hay rượu cay. Không biết
Chỉ có lòng là cay xót. Trời ơi
Rồi đến khi chiến tranh không còn nữa
Nước mắt vẫn rơi. Quê hương vẫn ngậm ngùi

Bốn mươi năm. Tay cầm lên chén rượu
Lòng rưng rưng thương kẻ mất người còn
Hận thù. Kẻ đã quên, thằng thì khơi lại mãi 
Rượu vẫn cay lòng. Nước mắt quê hương

Quán Tâm Nguyễn Hiền Nhu 2015

-----------------------
* trước ngày 30/4/1076, những người lính QL/VNCH sử dụng cụm từ "nước mắt quê hương" để chỉ Rượu đế.

Thứ Năm, 14 tháng 9, 2017

Tâm Kinh Ra Phố

Tâm Kinh Ra Phố

Những lúc trong lòng dấy lên lực bực
Ngồi thầm thì đọc Bát Nhã tâm kinh
Hơi thở điều hòa, nhẹ tênh đầu óc
Ngưng đọc rồi lại có có không không

Cứ tưởng như những câu kinh cứu khổ
Cứ vin vào và lảm nhảm từng câu
Quên là Bụt tại tâm, ở ngoài đâu có
À. Hóa ra là ta xà oát, xà mâu

Bèn bỏ Blog, bỏ mail đi ra phố
Rồi cũng quên luôn chát chít like, love
Nắng vẫn trong veo kèm mưa lất phất
Trời đất hữu tình mà ta có biết đâu

Chợt nhận ra dưới bóng cây râm mát
Không mưa rơi, không nắng chói chang lòng
Chờ đèn xanh ta vèo đi quanh quẩn
Hóa ra đời là quanh quẩn có không

Hít thật sâu vào trong buồng phổi trống
Một mùi hương thật lạ của cuộc đời
Không khẩu trang nên mùi hương lầm bụi
Thở ra rồi ta tiếp tục rong chơi

Có ông Bụt trong bụng cười khúc khích
Thằng nhóc này coi vậy cũng hay hay
Mặt chù ụ đã biết cười tủm tỉm
Cùng người bên kia rồi người ở bên này

Quán Tâm Nguyễn Hiền Nhu

Chủ Nhật, 10 tháng 9, 2017

ĐẤT NƯỚC TÔI

Đất nước tôi.
Tôi nói rằng không thể mất
Dù ngoại xâm có lớn giọng ngông cuồng
Đất nước tôi.
Tôi nói rằng không thể mất
Dù quân thù có dí súng vào lưng

Bốn ngàn năm ông cha tôi vẫn thế
Quân xâm lăng biết bao bận bưu đầu
Bốn ngàn năm ông cha tôi vẫn thế
Dù bọn tàn dân hại nước thiếu chi đâu

Hán bao lần vỡ mật
Đường mấy lượt kinh hồn
Tống đòi phen xính vính
Mông vùi  xác Bạch Đằng

Minh mười năm tan tác
Thanh một trận kinh hoàng
Pháp vùi thây lớp lớp
Bốn ngàn năm Việt Nam

Vẫn còn kẻ chưa thuộc bài xâm lược
Vẫn còn kẻ tàn nước hại dân
Và hôm nay đồng bào tôi  vẫn thế
Quân xâm lăng giấc mộng phải tan tành
Và hôm nay đồng bào tôi vẫn thế
Bọn tham tàn phải gục mặt trước toàn dân

Quán Tâm Nguyễn Hiền Nhu




Thứ Sáu, 8 tháng 9, 2017

KHÔNG THỂ LÀM THƠ TÌNH

Tôi có người bạn học, từng một thời làm thơ thẩn.  Và bây giờ thì hắn vẫn thẩn thơ. Nhưng tuyệt nhiên không bao giờ làm thơ tình mà chỉ làm thơ móc họng. Nhưng hắn làm rồi chỉ để riêng xem, cùng lắm là cho bạn bè chí cốt đọc dăm bài.
Có một lần hắn nói với tôi: “Tao muốn làm một bài thơ  thật mùi mẩn cho vợ tao mà không bao giờ viết nổi. Chả biết tại sao? Làm như người ta đem chữ nghĩa đi viết diễn văn hay kẻ khẩu hiệu hết rồi vậy”
Thế rồi hắn ra đi, đi đâu không ai biết, nghe loáng thoáng là đi tu, để lại nhà gần một chục cuốn bản thảo, viết trên đủ loại giấy. Tuyệt nhiên không có thơ tình. LTD


KHÔNG THỂ LÀM THƠ TÌNH
Viết cho bạn tôi.

Có rất nhiều khi muốn làm thơ tình
Như cái thuở biết run khi thấy gái
Nhưng cầm cây viết lên thì ái ngại
Vì bốn chục năm rồi quên yêu thương

Bốn mươi năm không hoa nở trên đường
Cái lý lịch không ai cho ngẩng mặt
Những câu thơ viết ra lòng oặn thắt
Nhét hốc này kẹt nọ để riêng xem

Chữ nghĩa quên dần, tình cũng dần quên
Gục mặt kiếm cơm dưới màu cờ đỏ
Những yêu ghét, buồn vui không đám ngõ
Ai bảo sao làm vậy, nén cơn ho

Hôm nay sung, nhìn lại người yêu xưa
Thấy bà ấy già, xấu còn thêm xí
Ở bên nhau hơn bốn mươi năm rồi đấy
Tình vợ chồng chưa thành nổi câu thơ

Cầm viết lên rồi buông xuống. Ngẩn ngơ…
Thơ tình… thơ tình… thôi không thể viết
Chữ nghĩa. Ôi đã đi đâu mất biệt
Có phải là thành khẩu hiệu hết rồi chăng?
2.2.2015

 Quán Tâm Nguyễn Hiền Nhu

Thứ Tư, 6 tháng 9, 2017

CÓ NHỮNG ĐẬN NHƯ THẾ


CÓ NHỮNG ĐẬN NHƯ THẾ

Có những đận ngồi nghe bờ cỏ nói
Lời tâm tình xào xạc mấy ven sông
Con sóng nhỏ phập phều từng nõn biếc
Con cá rô khoái chí lội long rong

Có những đận ngồi nghe cành lá hát
Từ thiên thu ngần ấy điệu thì thào
Yên ắng gió, rì rào mưa cũng thế
Chưa bao giờ cây cối hết yêu nhau

Có những đận ngồi nghe con ong múa
Vi vu hoa này lượn đến cành kia
Chút mật ngọt tỏa hương đi khắp khắp
Nắng trong xanh trên suốt lối đi về

Có những đận quá nhiều con chim hót
Góp cho lòng những vần điệu nên thơ
Trăng và gió nắng mưa và hơi thở
Trộn vào nhau say đắm đến không ngờ

Có những đận ngồi nghe con dế gáy
Đang gọi nhau trong lục biếc nâu non
Nước loang loáng con chuồn chuồn chấp chới
Và những cành hoa dại âm thầm hương

Có những đận người đi qua chốn ấy
Tìm đến nhau thơm hai cánh môi mềm
Trời đất bủa cơn say lòng thật nhẹ
Buông trong veo vào ánh mắt êm đềm.
Quán Tâm Nguyễn Hiền Nhu