Người theo dõi

Thứ Ba, 30 tháng 5, 2017

CON CÒ LẶN LỘI BỜ AO

 CON CÒ LẶN LỘI BỜ AO,
PHẤT PHƠ HAI GIẢI YẾM ĐÀO GIÓ BAY
Nguyễn Xuân Quang
Nói tới đồng ruộng nước, nói tới lũy tre xanh, nói tới con trâu trên luống cầy, không thể nào không thể nói tới một hình bóng quen thuộc, một hình bóng thân thương, một hình bóng thanh lịch, một hình bóng vật tổ  thiêng liêng của  tộc Việt,  đó là  con cò.

Trong các loài chim, con cò có lẽ là loài chim đi vào đời sống của người Việt Nam sâu đậm nhất.  Sâu đậm đến độ  mở miệng ra ví von, mở miệng ra hát là nhắc đến cò. Sâu đậm đến độ trong ca dao Việt Nam có rất nhiều bài nói về con cò, trong dân ca có riêng một điệu hát mang tên là điệu hát Cò lả.
Cái cò bay bổng bay cao,
Bay từ Cửu phủ bay vào Đồng Đăng.
Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa,
Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh.
Ai lên xứ Lạng cùng anh,
Tiếc công bác mẹ sinh thành ra em,
Tay cầm bầu rượu nắm nem,
Mảng vui quên hết lời em dặn dò.
Gánh vàng đi đổ sông Ngô,
Đêm nằm tơ tưởng đi mò sông Thương.

Thứ Bảy, 27 tháng 5, 2017

Phát Hiện Thơ Cổ Thời Bắc Sơn (7000-1000 tr.c.n)

Phát Hiện Thơ Cổ Thời Bắc Sơn (7000-1000 tr.c.n)
Tiến sĩ Nguyễn Thị Thanh

LTS: Tiến sĩ Nguyễn Thị Thanh là một cây bút khảo luận lịch sử sắc bén. Tập sách "Văn hóa Mỹ thuật tiền sử Việt Nam" của bà là một tác phẩm hiếm hoi quý giá, xác định nền văn minh Bách Việt là một sự thật tuyệt diệu mà người Trung Hoa phải "nghẹn ngào" khi bà chứng minh rằng nền văn minh cổ Việt đã bị người Tàu dùng sức mạnh chiến tranh và sức mạnh của chữ viết (chữ Hán) chép lại và giữ lấy làm của riêng. cùng lúc với sự xâm chiếm đất đai của nứơc Xích Quỷ trải dài từ Ðộng Ðình Hồ xuống thẳng miền núi non phía nam của bà Âu Cơ.
Cảm hứng từ một tài liệu của nhà giáo An Phong Nguyễn Vân Diễn về một bài thơ cổ mà ông sưu tầm được cách đây 40 năm, qua ngòi bút của bà, nền văn minh Bách Việt cổ với những tổ tiên hiền triết, thi ca. đã sống lại vô cùng rực rỡ. Con bé Lọ Lem từ trong rừng núi Thanh Hóa di tản đến rừng núi Ban Mê Thuột đã lột xác trở về nguyên vẹn hình hài nàng tiên xinh đẹp của ngàn năm cũ.

Bất cứ nhà khảo cổ chính quy hay tài tử nào, khi bắt gặp được cổ ngoạn hiếm hoi, họ sẽ tự coi như bắt được một tài sản quý báu. Những vật cổ còn tìm thấy nhiều trong lòng đất, nhưng tranh cổ và thơ văn cổ thì thật là hiếm. Nhìn được tranh họa, và đọc được thơ văn tức biết được người.

Thứ Tư, 24 tháng 5, 2017

Ôi trời ca với dao

Ôi trời ca với dao



Lang thang trên mạng tui gặp mấy trăm câu ca dao… cạo. Tôi gọi thế vì sau khi đọc xong thì tôi tá hỏa. Gần 40 trang A5 với những câu ca dao tân biên mà tôi tin rằng nó không xuất phát từ những cảm xúc chân thật của người nông dân mà là những sáng tác mang đậm tính văn học “xu thời” nhằm mục đích tuyên truyền cho cuộc chiến tranh xâm lược miền Nam và ngợi ca lãnh tụ, có thể những tác giả của những câu ca dao ấy sẵn sàng nhận một vài cân gạo hay một manh tem phiếu ưu đãi nào đó, ngoài chế độ, rồi vui vẻ quên đi tác quyền (bởi vì nhớ làm gì cho thêm nhục). Hầu hết các bài ca dao ấy nhắm vào các lão ông, lão bà các cô thiếu nữ để kêu gọi họ trần lưng ra hứng bom hứng đạn, hứng cả những nhọc nhằn gian lao để thanh niên rãnh tay đi bắn giết và đem thân đi nướng. Và cũng không quên xúi con nít “bốc cức gà”

Thứ Hai, 22 tháng 5, 2017

NGUYỄN CÔNG TRỨ (1778-1858) Nợ Tang Bồng Trang Trắng Vỗ Tay Reo

NGUYỄN CÔNG TRỨ (1778-1858)
Nợ Tang Bồng Trang Trắng Vỗ Tay Reo


“To be or not to be”. Trước Nguyễn Công Trứ 200 năm, một cây đại thụ trong nền văn học phương Tây Shakespeare (1564-1616) đã phân vân về sự tồn tại của con người, dù Shakespeare luôn luôn tồn tại. Nhưng Nguyễn Công Trứ thì không. Ông khẳng định sự tồn tại của bản thân ngay trong cuộc sống của mình. Và ông khẳng định bằng hành động tích cực, bằng trí tuệ trác việt, bằng trái tim nồng nàn trên mọi môi trường sống mà ông đặt chân vào. Những bước chân vững chãi, tự tin. Khúc nhân gian 81 năm của ông tuyệt nhiên không một chút hoài nghi.
Ông luôn luôn tồn tại. Tồn tại theo một cách không lẫn vào ai. Ông tự khẳng định ông là Nguyễn Công Trứ và chỉ là Nguyễn Công Trứ mà thôi. Gần hai chục bài thơ tình xuất phát từ trái tim, ông viết những cảm xúc của chính ông thì quả là lạ lùng và gây kinh ngạc cho những người đương thời và cả hậu thế. Cũng lạ lùng thay, những người đương thời không một ai phê phán ông. Không thích ông, thậm chí ghét ông, hại ông. Nhưng không ai dám chê bai ông về bất cứ chuyện gì. Nếu có, thì chỉ một vài hậu sinh bát nháo. Bao nhiêu đó cũng thấy Uy Viễn Tướng Công là người lịch lãm thế nào.
Tình yêu không chỉ là anh yêu em, em yêu anh, chúng mình yêu nhau. Tình yêu phải được thể hiện trên mọi khía cạnh của đời sống và cao hơn nữa là bảo vệ sự cộng sinh tuyệt diệu mà tạo hóa đã ban cho. Từ ngày có tư duy, có tiếng nói. Con người đã chẳng thể hiện tình yêu đó là gì. Chặt một cái cây khi thật sự cần thiết, săn một con thú hay bắt một con cá, hái một trái cây rừng chỉ vừa đủ cho một bữa ăn, nếu hơn nữa là đưa cho ai đó. Thái độ đưa cho ai đó chính là tình yêu. Giật của ai đó chính là tội ác. Hủy hoại thiên nhiên, tàn sát muôn loài một cách vô cớ,  hay vì những yêu cầu hư ảo tức là không yêu mình, không yêu người, mà còn là một tội ác lớn hơn. Hầu hết những người làm thơ từ trước đến nay hình như chưa bao giờ vướng phải cái tội tày đình này. Mà họ nhát hít, có dám làm gì đâu. Họ sẽ không còn làm thơ được nữa, có nghĩa là họ không được công nhận là người làm thơ. Đó là một bản án còn nặng hơn bị tử hình. Bởi thế cho nên nhà thơ làng Uy Viễn khi mang gươm xông pha trận mạc, ông luôn luôn tôn trọng chẳng những sinh mạng của tướng sĩ thuộc quyền mà cho cả đối phương. Nhà thơ cần sự bình yên để sống cùng, và để… khoái chí. Nhà thơ không cần phải chém giết cho nhiều để hiển hách công lao. Nguyễn Công Trứ sẵn sàng chấp nhận thiếu thốn, thiệt thòi cho bản thân mà không một lời than vãn.

Chủ Nhật, 21 tháng 5, 2017

MỘT KHÁI NIỆM MỚI VỀ LÃNH TỤ: “MINH QUÂN”.

MỘT KHÁI NIỆM MỚI VỀ LÃNH TỤ: “MINH QUÂN”.



Có một sự thật là, khi chủ nghĩa Cộng sản còn khuynh loát chính trường thì anh nào, chị nào lên làm chúa đảng thì cũng vậy thôi, cũng những chiêu trò tàn ác, thô bạo và dơ bẫn có truyền thống. Và cái lố bịch nhất vẫn là tham quyền cố vị bằng những chiêu trò “cưa sừng làm nghé”, đánh bóng tên tuổi một cách rất ư huyền thoại.
Trong những ngày gần đây ngoài việc triệt hạ các thế lực thù địch để nấn ná cho hết một nhiệm kỳ thì Cụ Tổng Trọng Láo bắt đầu đánh bóng cái khuôn mặt nhăn nheo, cái đầu trắng phếu của mình bằng một khái niệm nghe mà phát ói “minh quân”.

Thứ Sáu, 19 tháng 5, 2017

GIÁO TÀU ĐÂM CHỆT

GIÁO TÀU ĐÂM CHỆT

Mao ốc vị thu phong sở phá ca 

Bát nguyệt thu cao phong nộ hào, 
Quyển ngã ốc thượng tam trùng mao. 
Mao phi độ giang sái giang giao. 
Cao già quái quyến trường lâm sao, 
Hạ giả phiêu chuyển trầm đường ao. 
Nam thôn quần đồng khi ngã lão vô lực, 
Nhẫn năng đối diện vi đạo tặc. 
Công nhiên bão mao nhập trúc khứ, 
Thần tiều khẩu táo hô bất đắc. 
Qui lai ỷ trượng tự thán tức. 
Nga khoảnh phong định vân mặc sắc, 
Thu thiên mạc mạc hướng hôn hắc. 
Bố khâm đa niên lãnh tự thiết. 
Kiều nhi ác ngọa đạp lý liệt. 
Sàng đầu ốc lậu vô can xứ, 
Vũ cước như ma vị đoạn tuyệt. 
Tự kinh táng loạn thiểu thụy miên, 
Trường dạ chiêm thấp hà do triệt. 
An đắc quảng hạ thiên vạn gian, 
Ðại tí thiên hạ hàn sĩ câu hoan nhan, 
Phong vũ bất động an như san. 
Ô hô, hà thời nhãn tiền đột ngột kiến thử ốc, 
Ngô lư độc phá thụ đống tử diệc túc.
Đỗ Phủ

Thứ Tư, 17 tháng 5, 2017

Văn học cổ điển: Những âm mưu hèn hạ

Văn học cổ điển: Những âm mưu hèn hạ

Đọc báo TT ngày 15/5/2017 có một bài viết làm tôi nổi máu, khi thấy người ta bàn tán về “Văn học cổ điển: Làm sao để học trò thích học?(http://tuoitre.vn/tin/giao-duc/20170515/van-hoc-co-dien-lam-sao-de-hoc-tro-thich-hoc/1314489.html)
Phải chi chỉ thế thôi thì không có gì phải nói. Nhưng cái chi tiết rất dễ nổi dịch là các bài thơ Đường của các nhà thơ Tàu như Tĩnh dạ tư (Lý Bạch), Hồi hương ngẫu thư (Hạ Tri Chương), Mao ốc vị thu phong sở phá ca (Đỗ Phủ)...  được đưa vào chương trình giảng dạy cho học sinh lớp 7.
Là một người làm thơ và khùng thơ thì cái việc đọc và mê thơ ngước ngoài như tôi (và cả người khác) là không tránh khỏi. Tôi không phủ nhận thơ Đường là một di sản văn hóa của nhân loại, nó không còn khu trú trong văn hóa Trung Hoa mà là lan tỏa khắp nơi. Nhưng chưa một quốc gia nào đem nó vào chương trình giáo dục của nước mình ở trình độ  cấp 2. Người ta thưởng thức nó, bàn luận về nó như là một thú vui hay cao hơn một chút là để nghiên cứu hay nâng tầm hiểu biết của mình.

Thứ Hai, 15 tháng 5, 2017

Tại sao lại thế?

Tại sao lại thế?
Liên tục những cuộc biểu tình, đình công lãng công, những phản biện gay gắt chống lại những luận điệu tuyên truyền ( từ một người, một nhóm người rồi toàn xã hội) nổ ra ở khắp Việt Nam, một đất nước bị cai trị bởi một chính quyền “chuyên chính…” và “bạo lực…”. và cường độ của nó càng lúc càng mạnh, càng đông. Một điều hiếm thấy khi mà người dân nhìn vào cán bộ chính quyền bằng một cặp mắt luôn luôn sợ hãi. Sợ hãi vì có thể bị bắt, bị đánh, bị phạt, bị vòi vĩnh trấn lột tiền bạc, tài sản, bị tịch thu nhà cửa, ruộng đất, bị thanh trừng bất cứ lúc nào. Cái tâm lý e dè, sợ sệt vì muốn yên thân đã được gieo trồng suốt hơn nửa thế kỷ, thời gian đủ dài để trở thành quán tính, hễ thấy người của chính quyền, thấy cấp trên là sợ. Không sợ cái này thì sợ cái kia. Nỗi hiểm nguy có đủ để rình rập và chụp xuống bản thân và gia đình của người dân Việt Nam, bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu.

Thứ Bảy, 13 tháng 5, 2017

BÀN VỀ KHÁI NIỆM “TỔ QUỐC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA” CỦA NGƯỜI CỘNG SẢN VIỆT NAM

07/10/2010 | 5:03 sáng | 12 phản hồi
Tác giả: Nguyễn Xuân Phước

Tại sao phải đặt lại vấn đề “Tổ quốc”
“Tổ quốc” là một khái niệm rất quen thuộc trong ngôn ngữ Việt Nam. Đại tự điển tiếng Việt[1] định nghĩa “Tổ quốc” là “Đất nước, gắn liền với bao thế hệ ông cha, tổ tiên của mình: xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tổ quốc Việt Nam của chúng ta.”
Vấn đề tưởng như rất đơn giản nhưng lại không đơn giản!
Từ khi chủ nghĩa cộng sản Mác-Lênin du nhập vào Việt Nam, khái niệm “Tổ quốc” được hiểu một cách hoàn toàn khác với lối hiểu thông thường.
Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định khái niệm “Tổ quốc xã hội chủ nghĩa” như sau:
Từ khi Đảng Cộng sản Đông Dương thành lập, nhân dân Việt Nam ta luôn hướng về Liên Xô, đất nước của Lênin vĩ đại và coi Liên Xô là Tổ quốc của cách mạng, Tổ quốc thứ hai của mình[2].
Quan điểm này được những người cộng sản Việt Nam coi là nền tảng tư tưởng Hồ Chí Minh về Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
Trong truyền thống đó, ông Nguyễn Phú Trọng, GS TS Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam, nhận định về khái niệm “Tổ quốc” như sau:
Khái niệm bảo vệ Tổ quốc cũng được xác định đầy đủ hơn: bảo vệ Tổ quốc không chỉ là bảo vệ lãnh thổ, biên giới, hải đảo, vùng trời, vùng biển mà còn là bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ thành quả cách mạng, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân; bảo vệ kinh tế, văn hóa dân tộc, bảo vệ sự nghiệp đổi mới…[3]

Thứ Sáu, 12 tháng 5, 2017

Khái niệm định hướng xã hội chủ nghĩa

Khái niệm định hướng xã hội chủ nghĩa
Đã từ lâu người ta nghe thấy và được phổ biến, kêu gọi, học tập một khái niệm rất mới, rất độc đáo và không giống ai. Khái niệm định hướng xã hội chủ nghĩa:
- Xây dựng một xã hội phồn vinh theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
- Xây dựng một nền văn hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa
- Xây dựng và phát triển kinh tế thị trường có định hướng xã hội chủ nghĩa.
Nghĩa là mọi hoạt động trên cả nước, từ tuốt trên chóp bu xuống tới một thằng nhóc tì chưa biết nói đều phải đi theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Và chẳng ai biết định hướng xã hội chủ nghĩa là cái quái gì, kể cả cái ông đưa ra khái niệm này. Hóa ra là cả nước hè nhau… lú, nhưng vẫn cứ rầm rập bước theo cái định hướng xã hội chủ nghĩa ấy mà cho tới cuối thế kỷ 21 vẫn còn xa vời vợi.
Như là một con đường được tạo ra bởi những dấu chân và những dấu chân của những bước đi rầm rập ấy tạo ra con đường định hướng xã hội chủ nghĩa càng ngày càng rõ nét.
Bây giờ thì nhìn lại con đường “định hướng xã hội chủ nghĩa” ấy ra sao?

Một bài giáo huấn cho con bán cá, nuôi heo: học làm lảnh đạo...

Một bài giáo huấn cho con bán cá, nuôi heo: học làm lảnh đạo...



Bài "chửi không kịp vuốt mặt" của Facebooker Nguyễn Tường Thụy,

nguyễn thị kim ngân : “Đã làm gì cho đất nước …”
Tôi coi đây là cuộc nói chuyện giữa cá nhân với nhau. Xét về mặt công dân thì tôi và cô như nhau. Về địa vị thì cô là chủ tịch quốc hội còn tôi là một cựu chiến binh, nhưng chức vụ hay tài sản không làm nên giá trị con người. Xét về độ trải đời thì cô chỉ kém tôi 2 tuổi. Nói thế để nhắc rằng cô cũng đã già, đi xe bus thì được nhường chỗ, đi xe lửa thì được giảm vé.
Tuổi tác không nói lên sự khôn ngoan của con người nhưng qua theo dõi lời nói, việc làm của cô, tôi chắc rằng, cô còn ấu trĩ, dại dột, cho dù cô ngầm có mục đích sâu xa đi chăng nữa thì vẫn cứ dại dột. Điều chắc chắn hơn là cô không thể yêu nước, thương dân hơn tôi. Chỉ riêng chuyện cô phấn đấu lên đến chủ tịch quốc hội dưới chế độ cộng sản đã nói lên điều đó.

Thứ Ba, 9 tháng 5, 2017

Phải chăng đảng Cần Lao là viên độc dược?

Phải chăng đảng Cần Lao là viên độc dược?

Võ Trần Quảng
http://ngodinhdiem.net/ChinhTri/NDN/CanLao.html
Tôi, một thanh niên lớn lên tại nước ngoài từ lúc 2 tuổi. Nói thế là gián tiếp thưa với quý độc giả rằng tôi thuộc lớp tuổi thanh niên. Tôi tự nhận chưa có nhiều kinh nghiệm chính trị và rất mập mờ về tình hình trong nước dưới thời Đệ Nhất và Đệ Nhị Cộng Hoà Việt Nam

Tôi bạo dạn viết lên bài này, để khơi mào cho nhiều người đồng lứa tuổi của tôi, trên dưới 40, nói về sự sống lại của đảng Cần Lao hôm nay, nếu có thật. Giả thiết rằng, bài viết của tôi, không cùng với quan điểm của các bậc trưởng thượng, những học giả, những chính trị gia, và nhất là những người cựu đảng viên Cần Lao Nhân Vị, thì chuyện đó cũng chẳng có gì phải quan tâm. Điều đáng cho quý Vị quan tâm, là lý do nào một thanh niên tuổi như tôi dám nghĩ và dám viết về một đảng mà hầu như người Việt thường bị dị ứng trong suốt gần nửa thế kỷ.
Trong lịch sử đảng phái chính trị hay tôn giáo, kể cả thế giới, đều có lúc thịnh mà cũng có lúc suy. Riêng nước ta, đảng Cần Lao Nhân Vị và các đảng phái khác cũng không đi ra ngoài luật thừa trừ đó.Với thời gian gần nửa thế kỷ, những chuyện vật đổi sao dời trước mắt, người Việt trẻ khi so sánh những thành quả và chứng tích đã đủ thẩm định công và tội của đảng Cần Lao đối với đất nước. Người Việt trẻ đã dám nêu lên Công và Tội của các đảng phái Quốc gia, hoặc để ca tụng điều tốt hoặc để vạch ra những điều xấu để làm kinh nghiệm.

Thứ Ba, 2 tháng 5, 2017

130 năm thăng trầm chữ Việt

130 năm thăng trầm chữ Việt

http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/phong-su-ky-su/20111219/130-nam-thang-tram-chu-viet/469886.html

Trang đầu quyển Từ điển Việt - Bồ - La của Alexandre de Rhodes
Ngày 1-1-1882, cách nay gần 130 năm, là ngày chính quyền thực dân Pháp đã buộc người Việt ở Nam kỳ “phải dùng chữ quốc ngữ”. Nội dung quan trọng này nằm trong nghị định ra ngày 6-4-1878 “về việc dùng tiếng An Nam bằng mẫu tự Latin” do thống đốc Nam kỳ Lafont ký.