Người theo dõi

Thứ Năm, 30 tháng 11, 2017

Tiếq Việt Có Phải Là Một Âm Mưu Nhập Háng

Tiếq Việt Có Phải Là Một Âm Mưu Nhập Háng

Một đề xuất của Bùi Hiền đang làm dậy sóng trên mạng. Theo như lời tác giả của đề án này thì đây là một công trình nghiên cứu 40 năm và chưa hoàn chỉnh. Mục đích là để tiết kiệm giấy và thời gian khi viết một văn bản và làm cho người viết đỡ sai chính tả… cùng với hàng lô hàng lốc những lý do khác. Một lập luận rất khiên cưỡng nhưng lại bỏ qua những bất cập của chúng khi áp dụng.
Cái cần lưu ý là “một công trình chưa hoàn chỉnh” mà lại tung ra trong lúc này để nhận lấy một phản ứng dữ dội như mấy ngày nay (một phản ứng có thể lường trước được) thì liệu có đáng không?
Trước khi trả lời câu hỏi này, chúng ta hãy xem lại phản ứng của các nhà ngôn ngữ học Việt Nam. Hầu hết đều không đồng tình (trừ Đoàn Hương) nhưng cho rằng đây là một công trình đáng được ghi nhận để coi chơi. (!?)
Trong quá trình hình thành cách sử dụng mẫu tự Latin để viết và đọc tiếng Việt như hiện nay đã trãi qua nhiều lần cải cách. Không cần phải liệt kê như thế nào chúng ta hãy nhìn và đọc lại văn bản “Phép giảng tám ngày “– Tự điển Việt-Bồ-La của Alessandre De Rhodes (1651), Quấc Âm tự vị của  Huỳnh Tịnh Của (1895), Chính Tả Việt Ngữ của Lê Ngọc Trụ (1951), Tự Điển Tiếng Việt của Nguyễn Kim Thản (2005), chúng ta sẽ nhận ra ngay sự thay đổi trong cách viết tiếng Việt theo mẫu tự Latin. Sự thay đổi ấy không xuất phát từ những công trình nghiên cứu nào mà là sự biến thiên trong quá trình của cuộc sống. Tự thân xã hội sẽ thay đổi để đáp ứng yêu cầu làm cho chữ viết và tiếng nói luôn luôn khế hợp nhau một cách hài hòa và đáp ứng đúng theo yêu cầu của cuộc sống. Trong quá khứ cũng đã từng có những cá nhân đưa ra những công trình thay đổi cách viết như Nguyễn văn Vĩnh, Tản Đà, Vi Huyền Đắc, Nguyễn Triệu Luật, Nguyễn Ngu Ý… nhưng tất cả đều chìm vào lãng quên và không ai muốn nhắc đến nữa, (ngoại trừ của Nguyễn văn Vĩnh, vì những thay đổi của ông hoàn toàn chính xác và được đông đảo mọi người châp nhận)
Trong suốt quá trình tồn tại của mình tiếng Việt đã nhiều lần thay đổi chữ viết, cách viết, cách đọc tiếng nói của dân tộc mình, dù mượn chữ Hán, sáng chế chữ Nôm, rồi ký tự Latin. Cái độc đáo của người Việt là dù chữ nào, ký tự nào thì người Việt cũng chỉ diễn âm chớ không hề diễn nghĩa và tiếng Việt tồn tại suốt hơn 4000 năm. Đó là phần cốt lõi của văn hóa. Một ngàn năm sống dưới nền văn hóa nô dịch của Hán Nho. Sĩ Nhiếp đã tiêu diệt chữ Việt cổ (để cho mấy ông Việt Nho co ro cúm rúm tôn là Nam Giao học tổ) cũng chỉ là cách đưa giáo Tàu cho người Việt đâm Chệt. Người Việt đọc chữ Hán bằng tiếng Việt với đầy đủ sáu thanh chứ không đọc bằng tiếng Tàu (bốn thanh) và tạo nên âm Hán-Việt
Trở lại công trình của Bùi Hiền, cái cách viết tiếng Việt như ông đề xuất, dù vẫn còn đủ sáu thanh (không, sắc, hỏi, huyền, nặng, ngã) nhưng với cái thói quen đọc tiếng Việt như hiện nay thì người đọc bổng trở nên xì xồ, xì xào, người nghe thì có cảm giác như nghe tiếng Quan Thoại hay tiếng Quảng, tiếng Tiều.
Nhưng cốt lõi thì lại nằm ở đây:
"Tôi thấy nhiều người rất mâu thuẫn bởi trên mạng xã hội họ chê lên chê xuống, bảo khó học nhưng buồn cười là sau đêm đầu tiên, họ đã dùng chính chữ của tôi để chửi tôi!", PGS.TS Bùi Hiền chia sẻ về lùm xùm ngôn ngữ trong những ngày qua.
Hàng ngày chúng ta thấy cư dân mạng, nhất là giới trẻ thường hay sử dụng cách viết gọi là teencode để chát chít trên laptop, Ipad, Iphone mà những ngừời đứng tuổi phải banh mắt ra đọc mà chả hiểu các bạn trẻ ấy nói gì? Nhưng lần hồi cũng mày mò ra được và tí tởn mần theo.
Nắm được yếu tố này, cái công trình chết tiệt này được tung ra, để người người đọc ngọng, nhà nhà nói nghịu, từ 6 thanh còn lại 4 thanh. Họ chấp nhận bị ném đá, và khi chúng ta thấy các văn bản kỳ khu ấy được viết tràn lan trên mạng (dù chỉ để chơi hay chửi rủa thôi), dần dần người ta quen cái cách viết ấy, cách đọc, cách nói ấy. Thế là người ta (khi bị bắt buột) học tiếng Quan Thoại thì học rất nhanh, vì không còn nhấn nhá, lên bổng xuống trầm 6 thanh như tiếng Việt. Những phản ứng dữ dội như hiện nay sẽ chìm dần vào “hiệu ứng đám đông”. Thế là tiếng Việt chết queo. Đại công Nhập Háng hoàn thành.
Để Kết luận. Xin mượn một câu nói của Tưởng Giới Thạch “Lãnh thổ quốc gia bị mất có thể khôi phục. Nhưng văn hóa bị mất thì dân tộc đó tiêu vong”
Yêu cầu các bạn trẻ cứ thoải mái teencode và đừng bao giờ rớ động đến buồicode
Rạch Giá 1g ngày 1/12/2017
Quán Tâm Nguyễn Hiền Nhu

THƯ GỞI BÙI HIÊN


Thưa giáo sư Bùi Hiền! 
Đầu tiên cháu cảm ơn tâm huyết 40 năm nghiên cứu ngôn ngữ tiếng Việt của giáo sư. 
_Thưa giáo sư, cháu không phải là giới nghiên cứu. Cháu chỉ là một người lính canh trời trong QĐND Việt Nam, nhưng thú thật với giáo sư, mấy hôm nay cháu và mọi người bất an quá. Thậm chí là rất giận giáo sư, giáo sư có biết không? 
_Đôi lúc cháu cũng đã nghĩ ngược lại suy nghĩ của quần chúng xem như thế nào? Nghĩa là cháu liên hệ với các phát minh trên thế giới, trước kia người ta bảo rằng đấy là điên rồ. Nhưng sau đấy lại là công trình vĩ đại được ứng dụng cho nhân loại. 
_

Thứ Ba, 28 tháng 11, 2017

Xứ Đàng Trong

Xứ Đàng Trong
This entry was posted on Tháng Năm 9, 2013, in Lịch sử Việt Nam and tagged Nguyễn Văn Kim. Bookmark the permalink. 1 Phản hồi
Xứ Đàng Trong
This entry was posted on Tháng Năm 9, 2013, in Lịch sử Việt Nam and tagged Nguyễn Văn Kim. Bookmark the permalink. 1 Phản hồi


XỨ ĐÀNG TRONG TRONG CÁC MỐI QUAN HỆ VÀ TƯƠNG TÁC QUYỀN LỰC KHU VỰC
 PGS.TS. Nguyễn Văn Kim
1. NGUYỄN HOÀNG VÀ SỰ NGHIỆP KHAI MỞ ĐẤT ĐÀNG TRONG
Mặc dù còn có những ý kiến khác biệt nhưng hầu hết các nhà nghiên cứu đều cho rằng sau khi cuộc giao tranh Trịnh – Nguyễn kết thúc vào năm 1572 một thế cuộc phân cát Đàng Ngoài – Đàng Trong đã xác lập.  Từ mốc thời gian đó đến tháng 6-1786, khi quân Tây Sơn, dưới sự chỉ huy của thiên tài quân sự Nguyễn Huệ, tiến đánh Phú Xuân rồi thừa thắng vượt sông Gianh, đánh tan quân Trịnh, làm chủ Thăng Long tháng Tám năm đó… lịch sử Việt Nam đã trải qua hơn hai thế kỷ (214 năm) với nhiều thách thức và biến chuyển lớn.

Thứ Sáu, 24 tháng 11, 2017

TUỔI 70 ĐỌC KHÓA HƯ NGỮ LỤC

TUỔI 70 ĐỌC KHÓA HƯ NGỮ LỤC

“Nhân Bất Vị Kỷ Thiên Tru Địa Diệt”

Đây là một câu nói cửa miệng của những kẻ có hành vi bất chính của người Trung Hoa, không biết nó xuất hiện từ bao giờ, và nó đã khuynh loát xã hội Trung Hoa một cách tàn khốc, hầu hết những người được gọi là “danh nhân” Trung Hoa đều ít nhất một lần trong đời đã nói hay nghĩ tới câu này và thực hiện nó một cách triệt để và tàn bạo mà đỉnh điểm là cái chết cả nhà Tả Bá Xa và Hoa Đà, cùng một câu nói nổi tiếng “Thà ta phụ người chứ không để người phụ ta.”. tiếp theo là sự kiện Huyền Vũ Môn, Lý Thế Dân Giết anh Kiến Thành, giết em Nguyên Cát để giành lấy ngai vàng… Cả một quá trình lịch sử của Trung Hoa được xây dựng như thế. Và 18 thế kỷ sau có một người Trung Hoa khác đồng tình và thực hiện một cách chỉnh chu quan điểm chết tiệt này: Mao Trạch Đông.

Kết hợp với Nho Giáo, quan điểm nửa vời “nhân bất vị kỷ thiên tru địa diệt” theo gót chân xâm lược tràn vào Đại Việt gây không ít hệ lụy cho dân tộc hiền hòa này.

Nhưng…thực ra đây là một câu trong “Phật thuyết thập thiện nghiệp, nhân sinh vị kỷ, thiên kinh địa nghĩa, nhân bất vi kỷ, thiên tru địa diệt” [1].出处是佛说十善业道经,

人生为己,天经地义,人不为己,天诛地灭。có nghĩa là mọi hành vi trong cuộc sống dù tích cực hay tiêu cực đều vì mình, đó là đạo nghĩa của trời đất. Người không tu dưỡng bản thân thì trời không dung đất không tha

Khoác lên mình chiếc áo quân vương từ năm 8 tuổi và cho đến lúc trưởng thành khi thực sự nắm trọn quyền lực trong tay vua Trần Thái Tông đã chứng kiến không ít những thàm cảnh bi đát của dân tộc vì những động thái tranh giành quyền lực và củng cố quyền lực, bản thân người cũng chính là thủ phạm vừa là nạn nhân. 

Nhưng tính cách của người Âu Lạc khế hợp cùng tư tưởng Đạo Bụt và…

Thứ Tư, 22 tháng 11, 2017

Cổ sử và công cuộc mở mang bờ cõi Việt Nam –

Cổ sử và công cuộc mở mang bờ cõi Việt Nam
phản biện
nhà Việt Nam học người Hàn Quốc
Trần Thị Hồng Sương
24.1.2009
http://www.nguyenthaihocfoundation.org/lichsuVN/tths.htm



“… Sao lại đi theo con đường mất nước của các quốc gia lo lăng mộ tượng đài lễ hội khi người sống còn phong trần tha phương xứ người kiếm sống, đâu đó còn người bữa đói bữa no, dân chúng biết dùng tiền phúng điếu làm thiện nguyện còn quan chức lại làm chuyện trái đạo là xài tiền phung phí tổ chức lễ hội, xây đền đài và giữ gìn xác ướp!…”

Nhìn vào chiều sâu thì mỗi một công cuộc một xung đột quốc gia đều có nét đặc thù khó thể khái quát thành quy luật chung. Xung đột biên giới phía Bắc Trung Quốc Việt Nam khác, lịch sử người Chăm Pa miền Trung suy tàn hoà nhập vào xã hội Việt Nam khác và đất đai vùng đồng bằng sông Cửu Long vì sao thuộc về Việt Nam càng có nét đặc thù khác.

Thứ Ba, 21 tháng 11, 2017

NHỮNG TỪ DÙNG SAI TRONG NGÔN NGỮ TIẾNG VIỆT

NHỮNG TỪ DÙNG SAI TRONG NGÔN NGỮ TIẾNG VIỆT
*Book Hunter:  Trong ngôn ngữ giao tiếp và hành chính của người Việt chúng ta hiện nay, nhiều từ đã bị sử dụng không chính xác, bị biến nghĩa hoặc ghép từ một cách kệch cỡm. Điều này thể hiện tư duy tạm bợ và tinh thần thiếu trách nhiệm trong sử dụng ngôn từ. Việc đưa ra những khái niệm không chính xác này tạo thành một thói quen chấp nhận sự mù mờ trong định nghĩa từ, dễ gây hiểu lầm và tranh cãi, khiến cho văn bản kém tính chính xác. Đây là một bài chúng tôi sưu tầm, liệt kê các trường hợp sử dụng từ sai trong tiếng Việt hiện nay.

KỶ NIỆM 183 NĂM NGÀY SINH CỦA VUA TỰ ĐỨC (22/9/1829-22/9/2012),

KỶ NIỆM 183 NĂM NGÀY SINH CỦA VUA TỰ ĐỨC (22/9/1829-22/9/2012), NHÌN LẠI TẤM GƯƠNG HIẾU HỌC & HIẾU THẢO CỦA VỊ VUA ĐƯỢC CHO LÀ THÔNG MINH, YÊU NƯỚC NHƯNG GẶP NHIỀU BẤT HẠNH NÀY


Tự Đức là vị vua thứ 4 và ở ngôi lâu nhất trong tổng số 13 vị vua triều Nguyễn (Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức, Dục Đức, Hiệp Hoà, Kiến Phúc, Hàm Nghi, Đồng Khánh, Thành Thái, Duy Tân, Khải Định, Bảo Đại). 

Ông tên là Nguyễn Phúc Thì, hiệu là Nguyễn Phúc Hồng Nhậm, sinh ngày 25/8 năm Kỷ Sửu (1829), là con thứ hai của vua Thiệu Trị với bà Phạm Thị Hằng (tức Từ Dũ/Từ Dụ), lên ngôi vua từ tháng 10/1847 đến năm 1848 thì đặt niên hiệu là Tự Đức, mất ngày 16/6/ Quý Mùi 1883 (tức ngày 19/7/1883), thọ 54 tuổi, ở ngôi 36 năm. 

Cả thời gian dài, do đánh giá chưa đúng về nhà Nguyễn nên hầu như người ta chỉ biết đến Tự Đức với những tội lỗi: nào là nhu nhược, hèn nhát, bán nước, đầu hàng giặc...mà quên mất rằng chính ông là người rất thông minh và cũng nặng lòng với nước. 

Chủ Nhật, 19 tháng 11, 2017

NÉN HƯƠNG LÒNG GỞI ĐẾN NHỮNG QUÝ THẦY CÔ YÊU KÍNH CỦA TÔI.

NÉN HƯƠNG LÒNG GỞI ĐẾN NHỮNG QUÝ THẦY CÔ YÊU KÍNH CỦA TÔI.

Tôi vốn dĩ là một tên lơ mơ, chưa bao giờ quan tâm đến những ngày lễ, tết. Nhất là những ngày như Valentine, Ngày Phụ Nữ, ngày của Mẹ, ngày của Cha, ngày Nhà Giáo và kể cả những ngày Tết mang tính truyền thống như Nguyên Đán, Trung Thu, Giáng Sinh hay Phật Đản hay ngày sinh nhật của tôi. Tôi có một lý do chắc nịch để biện bạch cho cái tính lơ mơ này là ngày nào tôi cũng yêu bồ tôi, chăm lo chu đáo cho vợ tôi, ngày nào tôi cũng vâng lời và kính trọng Ba Mẹ, người sinh thành dưỡng dục tôi. Thầy cô giáo đã dạy dỗ và trao truyền kiến thức cho tôi. Ngày nào tôi cũng vui vẻ và hòa nhã đối với mội người chung quanh, ngày nào tôi cũng nghe và tuân theo lời răn của Chúa, nhìn theo ngón tay của Bụt, thế thì tại sao tôi bận bịu cái giống gì mà mỗi năm chỉ dành cho họ có một ngày.
Nhưng từ khi lang thang trên Net, thì hễ tới ngày nào đó thì mọi người ồn ào hoa, quà cùng những lời chúc tụng không bao giờ có thật gởi đến nhau. Hóa ra trong cái thế giới ảo này cũa màu mè ra phết.
Thôi thì nhập gia tùy tục vậy. Hôm nay ngày Nhà Giáo 20-11. Tôi cũng hoa hòe hoa sói viết đôi giòng màu mè cùng một nén hương lòng kính gởi đến quý Thầy Cô đã từng dạy dỗ cho tôi có một ít kiến thức và tính cách mà tôi mang vào đời gần 70 năm qua.

UỐNG RƯỢU VỚI DIÊM VƯƠNG

UỐNG RƯỢU VỚI DIÊM VƯƠNG

Bữa say quá, tôi lơ mơ nằm ngủ
Thấy Diêm vương cầm lưỡi hái tới gần
Tôi kinh hãi, phút giây bừng tỉnh rượu
Bật vùng lên, toan tìm kế thoát thân

Diêm vương nói: Tao kiếm mày uống rượu,
Lưỡi hái đây chưa tới lượt của mày
Đừng có sợ mà mất đi hứng thú
Nào ngồi đi, tao chấp trước chai này!

Thứ Năm, 16 tháng 11, 2017

NGHỀ CAO QUÝ



Một ngày tôi bị bệnh

Không đến lớp một ngày

Học trò lấy sách đọc

Ba phần cũng hiểu hai



Một tuần tôi bị bệnh

Không tới lớp một tuần

Học trò vẫn học được

Học nhiều từ chung quanh



Chị công nhân quét rác

Chỉ cần bệnh một ngày

Đôi tay ngưng cầm chổi

Rác mọc đầy đường ngay.



Chị công nhân bị bệnh

Không quét rác một tuần

Rác ngập đè lên phố

Phố không còn mùa xuân



Chị công nhân bị bệnh

Nhiều người sẽ bệnh theo

Chị công nhân biết vậy

Không dám bệnh nhà nghèo



Nghề của tôi cao quý

Được nhiều người tôn vinh

Sao nhìn chị quét rác 

Thấy mình nên nín thinh?


Lê Tuấn Đạt

https://www.facebook.com/lythiendang/posts/1993218610941238?comment_id=1995123660750733&notif_id=1510840123645788&notif_t=feed_comment_reply

Thứ Tư, 15 tháng 11, 2017

MỘT CÁI NHÌN VỀ “HUYỀN SỬ TIÊN RỒNG”

PHẦN MỘT :
MỘT CÁI NHÌN VỀ “HUYỀN SỬ TIÊN RỒNG”
Lê Việt Thường
KINH QUA VĂN HÓA VIỄN ĐÔNG (I)
Published  | Posted in 

http://minhtrietviet.net/lemontee/wp-content/uploads/2017/05/LuanBanVanHoa-DuoiAnhSang-AnViVietNho-Tap0109-LeVietThuong.pdf 

DẪN NHẬP
Trên hành trình đi về với Văn Hóa Viễn Đông và Việt Nam, có một TRỞ NGẠI lớn lao là đại đa số giới Trí Thức gọi là “Tây Học” thường không nắm vững Tinh Hoa của Văn Hóa Viễn Đông và Việt Nam, nên có thói quen áp dụng một cách Sai Lạc, không đúng chỗ các Phạm Trù của TÂY PHƯƠNG vào môi trường Văn Hóa Viễn Đông và Việt Nam, nhất là trong lãnh vực Huyền Thoại học. Do dó, vấn đề ưu tiên và cốt yếu ở đây có lẽ là phải HIỂU ĐÚNG Thần Thoại,Huyền Thoại, Huyền Sử là gì?

Thứ Ba, 14 tháng 11, 2017

14 lần xâm lược nước Việt của giặc phương Bắc


Không kể những cuộc xâm lấn nhỏ, đã có 14 lần các triều đại phương Bắc xua đại quân xâm lược toàn diện nước Việt.
1. Cuộc xâm lược của nhà ÂnTheo sách vở Trung Hoa, năm 1218 TCN, Ân Cao Tôn đã đánh Quỷ Phương, vùng Đồng Đình. Ân Cao Tôn đóng quân tại đất Kinh, phía tả ngạn sông Dương Tử. Sau 3 năm, Ân Cao Tôn ‘không thắng’. [Nhà Ân còn được gọi là Nhà Hậu Thương].
Theo Truyền kỳ Phù Đổng của Việt Lạc, Ân Cao Tôn đã xâm lấn nước ta ba năm và đã bị đánh bại.
Như thế, theo Truyền kỳ Phù Đổng, cách đây 3200 năm, dân Việt Lạc đã là một quốc gia vững mạnh. Nước nầy đã có tổ chức chặt chẽ, có vua quan, có làng xã, có cúng tế, có lúa gạo, có vải áo, có lũy tre… đã đúc được ngựa sắt, roi sắt, đã có tinh thần dân tộc cao độ… và, theo sách vở Trung Hoa, đã chiến thắng giặc Ân vào thời kỳ hùng mạnh nhất của chúng.
[Vào thời kỳ nầy, tộc Hoa chưa thành hình. Phải hơn 100 năm sau, bộ lạc Chu mới gom góp các bộ lạc du mục khác ở vùng Thiểm Tây, và thành lập Nhà Chu. Từ đó, tộc Hoa mới thành hình và phát triển].

Thứ Bảy, 11 tháng 11, 2017

NHỮNG VỊ NỮ VƯƠNG CÔNG CHÚA VIỆT


NHỮNG VỊ NỮ VƯƠNG CÔNG CHÚA VIỆT 
Trần Thị Hồng Sương

“… Không phải tình cờ mà phụ nữ đã đạt được đến đỉnh cao tri thức để có thể bày tỏ thân phận con người trong lốc xoáy chiến tranh độc tài xâm chiếm lãnh thổ …”
 

Lịch sử là quá khứ đã chết hẳn song vẫn ghi dấu lên nhân cách và hành động của con người qua dòng sinh mệnh của truyền thống, làm nên bản sắc dân tộc. Nhìn từ góc khác thì có người cho rằng văn hoá là những gì còn lại sau khi đã quên hết. Trải nghiệm của cuộc sống hay qua học hỏi được tiêu hoá chọn lọc đào thải mất dấu trong ý thức nhưng và ghi dấu trong tiềm thức, hình thành niềm tin và quan điểm rất sâu sắc mạnh mẻ nhiều hơn chúng ta từng nghĩ. Đã có thống kê kết luận rõ về những đứa trẻ bất hạnh lớn lên với đòn roi nhục mạ, nếu không tự tử chết như năm bé gái cột tay nhau nhảy xuống sông thì nhân thân cũng dễ phạm tội hơn nhiều lần những trẻ có tuổi thơ ít đau khổ hơn.

Đắm mình trong nền văn minh lúa nước “Chồng cày vợ cấy con trâu đi bừa”, trong chiến tranh chống xâm lược phương Bắc là Trung Hoa (“Muốn coi lên núi mà coi, Coi bà quản tượng cưỡi voi bành vàng!”), rồi đến sự đa dạng văn hoá quốc gia khi Đại Việt có thêm cư dân người Chăm Pa và Khmer.

Thứ Bảy, 4 tháng 11, 2017

Con cặc

Con cặc
Viết xong bài “...Và những thứ con khác”,[1] tôi cứ bị ám ảnh mãi một điều: tại sao khi thấy Trần Dần văng tục “Nắm, nắm cái con cặc”, tôi lại thấy rất.. đã. Ðã, không phải vì nó tục mà vì... nó hiên ngang, nó hùng dũng, nó... đầy khí thế. Tại sao?
Tôi biết chắc không phải chỉ mình tôi mới có cảm giác ấy. Trong đám bạn bè tôi, hầu hết là trí thức và một số là phụ nữ, cũng có nhiều người nói với tôi như vậy. Họ cũng thấy câu văng tục ấy hiên ngang, hùng dũng và đầy... khí thế. Tại sao?
Tôi sực nhớ một câu chuyện xảy ra hồi cuối năm 2002, lúc tôi về thăm Việt Nam. Trong một bữa nhậu, một nhà thơ từ Canada về nửa đùa nửa thật chê một nhà thơ ở Sài Gòn là hay viết sai chính tả. Ví dụ anh nêu lên là: trong một bài thơ gửi in trong một tuyển tập của những nhà thơ được xem là tiêu biểu của Việt Nam hiện nay, thay vì viết “cặc”, nhà thơ ấy lại viết “cặt”. Nhà thơ ở Sài Gòn nhìn sang tôi như tìm một trọng tài. Tôi gật đầu xác nhận: “C”. Anh không cãi, nhưng lại cố chống chế: “Tôi nghĩ viết chữ ‘cặt’ với chữ ‘t’ nghe nó mạnh mẽ hơn. ‘Cặc’, với chữ ‘c’, thấy nó cong cong và nghe nó yếu xìu.”