Người theo dõi

Thứ Sáu, 24 tháng 11, 2017

TUỔI 70 ĐỌC KHÓA HƯ NGỮ LỤC

TUỔI 70 ĐỌC KHÓA HƯ NGỮ LỤC

“Nhân Bất Vị Kỷ Thiên Tru Địa Diệt”

Đây là một câu nói cửa miệng của những kẻ có hành vi bất chính của người Trung Hoa, không biết nó xuất hiện từ bao giờ, và nó đã khuynh loát xã hội Trung Hoa một cách tàn khốc, hầu hết những người được gọi là “danh nhân” Trung Hoa đều ít nhất một lần trong đời đã nói hay nghĩ tới câu này và thực hiện nó một cách triệt để và tàn bạo mà đỉnh điểm là cái chết cả nhà Tả Bá Xa và Hoa Đà, cùng một câu nói nổi tiếng “Thà ta phụ người chứ không để người phụ ta.”. tiếp theo là sự kiện Huyền Vũ Môn, Lý Thế Dân Giết anh Kiến Thành, giết em Nguyên Cát để giành lấy ngai vàng… Cả một quá trình lịch sử của Trung Hoa được xây dựng như thế. Và 18 thế kỷ sau có một người Trung Hoa khác đồng tình và thực hiện một cách chỉnh chu quan điểm chết tiệt này: Mao Trạch Đông.

Kết hợp với Nho Giáo, quan điểm nửa vời “nhân bất vị kỷ thiên tru địa diệt” theo gót chân xâm lược tràn vào Đại Việt gây không ít hệ lụy cho dân tộc hiền hòa này.

Nhưng…thực ra đây là một câu trong “Phật thuyết thập thiện nghiệp, nhân sinh vị kỷ, thiên kinh địa nghĩa, nhân bất vi kỷ, thiên tru địa diệt” [1].出处是佛说十善业道经,

人生为己,天经地义,人不为己,天诛地灭。có nghĩa là mọi hành vi trong cuộc sống dù tích cực hay tiêu cực đều vì mình, đó là đạo nghĩa của trời đất. Người không tu dưỡng bản thân thì trời không dung đất không tha

Khoác lên mình chiếc áo quân vương từ năm 8 tuổi và cho đến lúc trưởng thành khi thực sự nắm trọn quyền lực trong tay vua Trần Thái Tông đã chứng kiến không ít những thàm cảnh bi đát của dân tộc vì những động thái tranh giành quyền lực và củng cố quyền lực, bản thân người cũng chính là thủ phạm vừa là nạn nhân. 

Nhưng tính cách của người Âu Lạc khế hợp cùng tư tưởng Đạo Bụt và…


TRẦN THÁI TÔN (16.6-1218 - 1-4-1277)
Thông thường những vương triều thường bắt đầu bằng những con người trưởng thành và có một khả năng vượt trội nào đó. Nhưng vương triều nhà Trần lại bắt đầu từ một người còn rất trẻ. Trần Cảnh, ông lên ngôi Hoàng đế lúc 8 tuổi (1226) bởi sự “nhường ngôi” của vợ là Lý Chiêu Hoàng. Một sự chuyển giao triều đại khá êm thấm, nhưng phía sau nó là những âm mưu vô cùng khốc liệt. Nói đúng hơn là ông bị đặt lên ngôi vua. Những tưởng ông sớm trở thành những con rối trong những âm mưu phế lập. Nhưng không phải thế, là một con người cực kỳ thông minh và đầy lòng nhân ái, vua Trần Thái Tôn nhanh chóng trở thành một ông vua đầy dũng lược và cũng đầy lòng từ bi khi ông đã chứng kiến quá nhiều những âm mưu thủ đoạn tàn khốc của người chú ruột. Trần Thủ Độ. (một Tào Tháo thứ cấp) Đã vậy khi lên ngôi vua chưa được hai năm, ông vua non trẻ ấy phải lãnh đạo một cuộc nội chiến khốc liệt. Vua Trần Thái Tôn đã sớm nhận ra nguy cơ của giòng họ sẽ gặp phải và phía bên kia biên giới, đế quốc Nguyên Mộng đang giương cặp mắt cú vọ vào Đại Việt. Và ông vua trẻ tuổi ấy đã làm cho hậu thế, không riêng gì Việt Nam mà cả thế giới, phải kinh ngạc. Đi tu. Và con đường tu hành của ông đã đưa ông trở thành một ông vua cư sĩ thứ ba của lịch sử, sau Lý Thánh Tông (1023-1072) và Lý Nhân Tông (1066-1127), vương triều của ông khai sáng là một vương triều sáng chói nhất trong lịch sử đất nước trên mọi phương diện.
Phải đối diện với muôn ngàn khó khăn trước gia tộc, với bản thân và vị trí của một ông vua trong thế nước chưa ổn định và nguy cơ bị xâm lược. Nhưng cái nguy hiểm nhất chính là sự manh nha một tư tưởng Nho Gia, hậu quả còn sót lại của một nền văn hóa nô dịch kéo dài cả ngàn năm, mà vương triều nhà Lý chưa quét sạch. Sau những tháng ngày tìm kiếm, suy tư. Khóa Hư Lục ra đời chuyển hóa đến tận gốc rễ cái quan điểm “nhân bất vị kỷ thiên tru địa diệt”. Đọc những bài kệ ông viết trong Khóa Hư Lục, hậu nhân sẽ nhận ra Người đã tiếp nhận văn hóa Trung Hoa một cách hoàn hảo, nhưng Người vẫn là người của văn hóa Đại Việt
Khóa Hư Lục đánh sập khái niệm “tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ” của Nho Gia bằng khái niệm “văn, tư, tu” của Phật gia với tư cách của một ông vua, một ông quan, một ông tướng mà trước nhất va trên hết là một con người.
Khóa Hư Lục, có thể được xem như là một trong những tác phẩm mở đầu cho nền văn học Việt Nam, nội dung tác phẩm nhằm tự thức tỉnh mình trước trách nhiệm đối với bản thân, với dân tộc. Tác phẩm được viết bằng chữ Hán với lối văn biền ngẫu xen kẻ là những bài kệ. Ở đây không dám lạm bàn về giá trị văn học của tác phẩm. Tôi chỉ muốn tách ra những bài kệ mà vua Trần Thái Tôn đã đưa vào tác phẩm như là những bài thơ (kệ) cần nên thưởng thức, hơn nữa là học tập. Bốn ngọn núi Sinh, Lão, Bệnh, Tử mà con người phải vượt qua xem chừng rất ư hung hiểm. Không phải hung hiển vì đường đi trắc trở vách đá cheo leo, mà hung hiểm vì cái tâm ta không yên tĩnh. Bản thân nhà vua cũng đã từng trãi qua những đau đớn dằn vật vì những biến cố riêng tư và của cả một gánh nặng trách nhiệm phải gánh vác trên vai trong thế nước rối bời. Không có một cái tâm trong sáng và yên tĩnh thì không thể nào có thể vượt qua. Hiểu điều đó, trên cương vị của một con người, một quân vương. Bất cứ vị trí nào người cũng thấu hiểu vai trò mình, vừa an tĩnh vượt qua vừa dẫn đường chỉ lối cho cả một dân tộc mà người có trách nhiệm phải bảo vệ và nhất là phải đem đến một cái tâm an lạc cho đồng bào mình.
TỨ SƠN
Tứ sơn tiêu bích vạn thanh tùng
Liễu ngộ đô vô vạn vật không
Hỷ đắc lư nhi tam cước tại*
Mạch ky đà sấn thướng cao phong
Trần Thái Tôn
Tùng xanh xanh vách núi
Muôn vật rồi cũng không
Tung tăng lừa ba cẳng
Lên đến đỉnh cao phong
Quán Tâm Nguyễn Hiền Nhu

* Lấy trong câu Tam cước lô tử lộng đề hành. Bộ bộ liên hoa sấn túc sanh. (Con lừa ba cẳng chạy tung tăng. Mỗi bước mỗi hoa sen đỡ lấy) ý nói là người đã thấu hiểu chân lý.

 
      
      
      
      
      
      
      
      
  

Sinh Tướng
Chân tể huân đào vạn tượng thành
Vãn lai phi triệu hựu phi manh
Chỉ si hữu niệm vong vô niệm
Khước bội vô sinh thụ hữu sinh
Tỵ trước chư hương, thiệt tham vị
Nhãn manh chúng sắc, nhĩ văn thinh
Vĩnh vi lãng đãng phong trần khách
Nhật viễn gia hương vạn lý trình
Trần Thái Tông

Cõi Sống
Máy trời muôn việc đúc lung tung
Đi đến đâu ngoài sắc với không
Tưởng có mà quên là hổng có
Chẳng không rồi lạ hóa ra không
Lưỡi tê vị ngọt tai ù tiếng
Mắt lóa theo hình, mũi ngạt hương
Lầm chn bụi đời chi mãi thế
Quê nhà muôn dặm bóng chiều buông
Quán Tâm Nguyễn Hiền Nhu

 
      
      
      
      
      
      
      
  西    
  

HỰU KỆ VÂN
Lão Tướng
Nhân sinh tại thế nhược phù âu
Thọ yểu nhân thiên mạc vọng cầu
Cảnh bức tang du tương hướng vãn
Thân như bồ liễu tạ kinh thu
Thanh điêu tích nhật Phan Lang mấn
Bạch biến đương niên Lã Vọng đầu
Thế sự thao thao hồn bất cố
Tịch dương tây chiếu thủy đông lưu
Trần Thái Tôn

Tướng Già
Đời người như là bọt nước
Mong gì chết sớm, sống lâu
Cảnh nương dâu nhòe nắng tắt
Thân bồ liễu đẫm sương thu
 Phan Lang thôi xanh mướt tóc
Lã Vọng đã bạc phơ đầu
Vướng víu chi đời lộn xộn
Ráng chiều, nước chảy về đâu
Quán Tâm Nguyễn Hiền Nhu

 
      
      
      
      
      
      
      
      
  

DIỆC HỮU KỆ VÂN
(trong phần nói về Bệnh)
Âm dương khiên đức bản tương nhân
Biến tác tai truân cập thế nhân
Đại để hữu thân phương hữu bệnh
Nhược hoàn vô bệnh diệc vô thân
Linh đan mạn sá trường sinh thuật
Lương dược nan linh bất tử xuân
Tảo nguyện viễn ly ma cảnh giới
Hồi tâm hướng đạo dưỡng thiên chân
Trần Thái Tôn

Tướng Bệnh
Hên xui cùng nhau tiếp bước
Cuộc chơi dính mãi nỗi sầu
Có thân cho nên có bệnh
Không xác mới là không đau
Tự dối xuân xanh còn mãi
Khéo lừa toa thuốc sống lâu
Thôi rời cõi ma cho lẹ
Đi theo đường đạo hết rầu
Quán Tâm Nguyễn Hiền Nhu

 
      
      
      
      
      
      
      
      
  

HỰU HỮU KỆ VÂN
(trong phần nói về Tử)
Bãi đãng cuồng phong quát địa sinh
Ngư ông túy lúy điếu chu hoành
Tứ thùy vân hợp âm mai sắc
Nhất phái ba phiên cổ động thanh
Vũ cước trận thôi phiêu lịch lịch
Lôi xa luân chuyển nộ oanh oanh
Tạm thời, triền liễm: thiên biên tĩnh
Nguyệt lạc trường giang dạ kỷ canh
Trần Thái Tôn
Chết
Gió đâu cuốn tung trời đất
Thuyền quay say khướt ông chài
Mây đen bốn bề vây bủa
Sóng gầm một trận ra oai
Gió gào, mưa tuôn xối xả
Sấm giăng, chớp giật liên hồi
Một thoáng trời yên sóng lặng
Canh khuya trăng chiếu sông dài
Quán Tâm Nguyễn Hiền Nhu

Sự thay đổi liên tục của vạn pháp, trong đó có con người, là tương sinh tương thuộc cùng nhau sinh sôi, nảy nở và lụi tàn. Chỉ có cái tâm tĩnh lặng mới yên lành vượt qua được cái vòng xoay của của vạn pháp. Năm bài thơ trên là năm bài kệ trong quyển thượng của Khóa Hư Lục nhằm cô đọng lại lời giảng về bốn ngọn núi Sinh, Lão, Bệnh, Tử.
Các phẩm khác cũng thế, Người giải thích cặn kẻ và kết lại bằng một bài kệ để dễ thuộc, dễ thực hành.
Khóa Hư Lục được chia thành ba quyển Thượng, Hạ:
- Quyển Thượng: Gồm Các Phẩm:
Tứ Sơn
Phổ Thuyết Sắc Thân
Phổ Khuyến Phát Bồ Đề Tâm
- Quyển Trung: Gồm Các Phẩm:
Giới Sát Sinh Văn
Giới Thâu Đạo Văn
Giới Sắc Văn
Giới Vọng Ngữ Văn
Giới Tửu Văn
Giới Định Tuệ Luận
Thu Giới Luận
Niệm Phật Luận
Tọa Thiền Luận
Tuệ Giáo Giám Luận
Thiền Tông Chỉ Nam Tự              
Kim Cang Tam Muội Kinh Tự
Lục Thì Sám Hối Khoa Nghi Tự
Phổ Thuyết Hướng Thượng Nhất Lộ
Ngữ Lục Vấn Đáp Môn Hạ
Niệm Tụng Kế
- Quyển Hạ:
Lục Thì Sám Hối Khoa Nghi

Đọc toàn bộ Khóa Hư Ngữ Lục ta thấy. Người đã tự nhìn lại bản thân mình với những gì đã xãy ra và nhận ra từ đó những hình thái vô thường của một kiếp người với những phù hoa, ảo anh từ thân xác, cái ăn, cái mặc cho đến cái phẩm hàm chức sắc của ông quan và cuối cùng là cái vương vị của một ông vua. Người đã nhận ra mọi tranh thủ cho những phù hoa ảo ảnh ấy là vô nghĩa, mà nó lại là nguyên nhân cho mọi thứ khổ đau của một con người, một giòng họ, một cộng đồng và cao hơn nữa là cả một dân tộc. Để giải quyết rốt ráo mọi mâu thuẩn ấy, chỉ còn có một cách là dân tộc ấy từ một con người riêng lẻ cho đến một ông vua, trước nhất phải là một con người đích thực, một con người sống hòa đồng trong một nhất thể cộng sinh. Khóa Hữ Lục được hình thành trong mục đích ấy và Người là người đầu tiên thực hiện con đường ấy một cách nghiêm cẩn nhất để dẫn đường toàn dân tộc đi theo. Và cái khái niệm “nhân bất vị kỷ thiên tru địa diệt” được nói ra và hành xử theo một hướng ngược lại hoàn toàn, tốt đẹp hơn, đúng đắn hơn và tử tế hơn dưới ánh sáng của Khóa Hư Ngữ Lục, theo bước chân vua Trần Thái Tôn đi gần suốt vương triều nhà Trần, cho đến khi Hồ Quý Ly xuất hiện,.
Người không thương mình là người luôn phùn mang nhọn mõ với người chung quanh, lạm sát sinh, thực vật, hủy hoại lương thực thực phẩm, bốc vét tiền tài của cải danh vọng vào cho bản thân, móc moi thổ địa, vơ vét trời cao. Tức là bốc hốt cái phiền lụy, cái bệnh tật vào cho chính bản thân và đau khổ vì nó, chết vì nó. Đó là khái niệm “nhân bất vị kỷ thiên tru địa diệt” mà Khóa Hư Ngữ Lục biện giải bằng bốn câu sau của bài kệ Tướng Sinh:
Tỵ trước chư hương, thiệt tham vị
Nhãn manh chúng sắc, nhĩ văn thinh
Vĩnh vi lãng đãng phong trần khách
Nhật viễn gia hương vạn lý trình

Lưỡi tê vị ngọt tai ù tiếng
Mắt lóa theo hình, mũi ngạt hương
Lầm chn bụi đời chi mãi thế
Quê nhà muôn dặm bóng chiều buông

Và Người tự cảnh báo:
Nhất phiến bạch vân hoành cốc khẩu
Ký đa quy điểu tận mê sào
Trần Thái Tôn
Mây trắng một vầng qua cửa động
Nơi  đâu  là  tổ  để  chim  về.

Để rồi Con đường Khóa Hư Ngữa Lục ấy sáng soi cho vua con Trần Thánh Tông
   
    
 宿   
    
    
HẠNH AN BANG PHỦ
Triêu du phù vân kiệu
Mộ túc minh nguyệt loan
Hốt nhiên đắc giai thú
Vạn tượng sinh hào đoan
Trần Thánh Tôn.

CHƠI AN BANG PHỦ
Mây sáng lửng lờ vui đỉnh núi
Trăng soi vụng biển giấc đêm khuya
Bổng nhiên hứng thú như về đến
Thơ theo ngọn bút lại tuôn về
Quán Tâm Nguyễn Hiền Nhu

Đây là một nhà thơ thực thụ chứ không phải là một ông vua. Buổi sáng đi chơi, chơi với mây trên đỉnh núi, buổi tối ngủ, ngủ dưới ánh trăng soi trên vụng biển, nhà thơ Trần Thánh Tôn đã cảm thụ tối đa cảnh trí của núi sông. Trăng ấy, mây kia, đỉnh núi nọ, vụng biển này. Tất cả hoà quyện với tấm lòng của nhà thơ, tuôn trào những xúc cảm một cách tự nhiên và thơ đến. Hai mươi từ. Chỉ ngần ấy đã diễn đạt hết những huyền vi của tạo hóa “Vạn tượng sinh hào đoan”. Kể cả khi cùng con là vua Trần Nhân Tôn lãnh đạo chiến thắng hai cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông
Xã tắc lưỡng hồi lao thạch mã
Sơn hà thiên cổ điện kim âu
Xã tắc hai phen bon ngựa đá
Non sông thiên cổ vững âu vàng
Trần Thánh Tôn
Hai câu mừng ngày đất nước sạch bóng quân xâm lược. Không tìm thấy bất cứ một hơi hướm của anh hùng ca, mà chỉ nói lên cái lẽ vững bền tự nhiên, vững bền của chính nghĩa, một sự bền vững được sự góp sức của cả một dân tộc cùng chung ý chí và sự yễm trợ hết lòng của con ngựa đá, một biểu tượng tuyệt vời cho sự cộng sinh. Nhà thơ Trần Thánh Tôn đã thể hiện vai trò nhà thơ của mình và khi về lại Thiên Trường sau khi cùng vua con là Trần Nhân Tôn quét sạch bóng quân thù.
   
      
      
      
      
      
      
      
      
HẠNH THIÊN TRƯỜNG HÀNH CUNG
Cảnh thanh u vật diệc thanh u
Thập nhất tiên châu  thử nhất châu
Bách bộ sênh ca, cầm bách thiệt
Thiên hàng nô bộc, quất thiên đầu
Nguyệt vô sự chiếu nhân vô sự
Thủy hữu thu hàm thiên hữu thu
Tứ hải dĩ thanh trần dĩ tĩnh
Kim niên du thắng tích niên du
Trần Thánh Tôn
Cảnh vật nơi này yên ả quá
Non sông gom lại một tiên châu
Sáo đàn trăm điệu, chim ca hót
Cam quýt ngàn cây, lính đứng hầu
Trăng tĩnh lặng soi, người tĩnh lặng
Trời đầy thu biếc, nước đầy thu
Bụi thôi mù, biển thôi trào sóng
Vui chuyến đi nay nhớ chuyến nào
Quán Tâm Nguyễn Hiền Nhu

Lời thơ của một đấng quân vương mà không nhìn thấy bóng dáng của một ông vua. Có chăng là một hàng lính hầu, những anh lính ngọt lừ múi quýt, múi cam không còn hàng chữ Sát Thát trên cánh tay. Chỉ có thể thấy ở đó một cái tâm an nhiên vừa cho chính bản thân mình mà còn là một an nhiên cho cả một dân tộc, một đất nước với những hình thái rờn xanh của sự thanh bình. Sự an nhiên đó đã mang những hình ảnh vô cùng dung dị và tuyệt đẹp của quê hương. Nhưng trên hết, vua Trần Thánh Tôn là một nhà thơ. Nếu như vị trí nhà vua là một sự an bài, thì vị trí cư sĩ của vua Trần Thánh Tôn như là để tôn tạo cho cao thêm vị trí của nhà thơ. Trong những đấng quân vương là nhà thơ thì có lẽ vua Trần Thánh Tôn là người thơ nhất.

           
      
      
      
Cung Viên Xuân Nhật Ức Cựu
Môn không trần yễm kính sinh đài
Bạch trú trầm trầm thiểu vãng lai
Vạn tử kinh hồng không lạn mạn
Xuân hoa như hứa vị thùy khai
Cửa trống mờ rêu, nhòa dấu bụi
Ngày chừng như ít kẻ tìm thăm
Muôn hồng nghìn tía còn nguyên sắc
Có hẹn cùng ai để nở chăng
Quán Tâm Nguyễn Hiền Nhu

 
      
      
      
      
Hạ Cảnh
Yểu điệu hoa đường trú ảnh trường
Hà hoa xuy khởi bắc song lương
Viên lâm vũ quá lục thành ác
Tam lưỡng thiền thanh náo tịch dương
Nắng đùa yểu điệu thềm hoa
Gió từ song bắc la đà hương đưa
Vườn lên sắc biếc, tạnh mưa
Tiếng ve rộn rả lưa thưa bóng chiều
Quán Tâm Nguyễn Hiền Nhu

   
    
    
    
    
Đề Động Huyền Thiên
Vân yễm Huyền Thiên động
Yên khai Bạch Đế gia
Bộ hư không tịch mịch
Điểu tán lạc sơn hoa
Mây che động Huyền mờ ảo
Khói trên điện Ngọc dần loang
Câu kinh chìm trong tịch mịch
Chim bay rụng cánh hoa tàn
Quán Tâm Nguyễn Hiền Nhu



Tự Đề
Thu quang hữu bút mạc hình dung
Khích mục sơn hà xứ xứ đồng
Nhất phái Tào khê hàn trạm trạm
Thiên niên Hùng nhĩ bích trùng trùng
Đăng lung chàng phá Kim Cương quyển
Lộ trục hồn thôn lật cức bông
Dục thức cá trung đoan đích ý
Tân la dạ bán nhật đầu hồng
Tuệ Trung Thượng Sĩ

Khó lòng tả được ánh thu
Non sông muôn vẻ ngẩng đầu mà trông
Suối Tào khê nước lạnh lùng
Nghìn năm Hùng nhĩ vẫn trùng trùng xanh
Kim cương đèn chiếu long lanh
Cột  trần ai  nuốt  tấm  phên  xù  xì
Muốn  tìm  biết  ý  gì  đây
Khuya Tân la chợt ửng đầy ánh dương
Quán Tâm Nguyễn Hiền Nhu

Chiếu Thân
Tiêu đầu lậu ngạch bị kim bào
Ngủ thất niên gian thị xưởng tào
Túng đả siêu quần kiêm bạt tụy
Nhất hồi phóng hạ nhất hồi cao
Tuệ Trung Thượng Sĩ
Khi mặc được áo bào vàng thì đã bưu đầu sứt trán
Còn ta thì năm bảy năm nay cứ xay lúa, giả gạo
Tha hồ mà xoay cối ào ào, gỏ vành cối bung bung
Cứ một nhát hạ xuống thì có một nhát lên cao
Quán Tâm Nguyễn Hiền Nhu

Tôi không có đủ những hiểu biết cần thiết để hiểu hết thơ Tuệ Trung và tôi cũng không có điều kiện để đọc hết những gì ông để lại. Nhưng có một điều là khi đọc thơ ông tôi có một cảm giác rất lạ. Mọi thứ mà tôi cố sức tranh thủ cho bằng được bổng dưng trở nên mơ hồ. Tôi có cảm giác đang ở đây với cỏ cây, hoa lá với muôn loài, chân chạm vào mặt đất, trên đầu là một bầu trời xanh ngắt có trăng sao khi đêm về, có nắng hồng khi ngày đến, thỉnh thoảng mây mưa, thỉnh thoảng cánh chim bay. Mắt tôi nhìn thấy những cái trước mắt, tai tôi nghe thấy những tiếng cuộc đời vọng tới, mũi tôi hít thở không khí chung quanh đầy ắp hơi thở của cuộc đời, là da tôi ấm từng tia nắng, mát từng hạt mưa, thấm từng cơn gió... Cái thiền viện, mà tôi ngỡ là như có đã không còn, nhưng không gian thiền viện thì trùm khắp. Tôi bắt đầu hiểu được chút ít về an nhiên và tự tại. Sự biến thiên của vũ trụ, sự tương thuộc của muôn loài. Tất nhiên, cũng mang theo một chút kiêu bạt, không phải là một thứ kiêu bạt của một lãng tử giang hồ mà là một chút kiêu bạt âm thầm của những người đã nhận ra mình được sống và đang sống.
Với những câu thơ trên, Tuệ Trung Thượng sĩ đã tỏ rõ và chỉ ra một thái độ sống dung dị đúng mực dưới ánh sáng của Khóa Hư Ngữ Lục

惟詩可勝金
古來何物不成土?
死後惟詩可勝金。
Duy thi khả thắng kim
Cổ lai hà vật bất thành thổ?
Tử hậu duy thi khả thắng kim.
Trần Quốc Toại
Chỉ có thơ là hơn vàng
Chết xuống vật gì không hoá đất?
Riêng thơ để lại quý hơn vàng.

勝封侯
簑笠五湖榮佩印,
桑麻蔽野勝封侯。
Thắng phong hầu
Soa lạp Ngũ Hồ vinh bội ấn,
Tang ma tế dã thắng phong hầu.
Trần Quốc Toại
Hơn cả bậc phong hầu
Tơi nón Ngũ Hồ hơn giữ ấn,
Dâu gia đầy nội vượt phong hầu.
Trần Quốc Toại, một hoàng thân trẻ tuổi, đã gạt phắt mọi ưu thế xuất thân của mình để sống trọn vẹn với tư cách của một con người.

Và hãy đọc, Trần Quang Khải;
Đoạt sáo Chương Dương độ
Cầm hồ Hàm Tử quan
Chỉ hai câu thôi đã nói lên hết một ý chí chiến đấu khế hợp tuyệt vời cùng tư tưởng cộng sinh vốn là hai thái độ đối nghịch nhau như nước với lửa. Cái gì đã là nên điều này nếu như Khóa Hư Ngữ Lục không xuất hiện và được vận dụng một cách chỉnh chu nghiêm cẩn.
Đoạt sáo để tiêu diệt phương tiện gây chiến của địch, Nhưng cầm hồ (bắt giặc) chớ không Sát hồ (giết giặc) để tỏ rõ đức hiếu sinh để “đế tứ thứ dân” (vua lo cho dân) được “ức vạn niên xuân” (nhà nhà chào đón mùa xuân)
Những nhân vật lịch sử kiệt hiệt trong vương triều nhà Trần luôn luôn đi dưới ánh đuốc của Khóa Hư Ngữ Lục. Và con dân Đại Việt cũng không vì thế mà không đi theo lối sống của những người dẫn đường mẫu mực. Và họ đã làm nên một cuộc sống hòa bình mà cả thế giới phải nghiêng đầu thán phục.
Trong suốt vương Triều nhà Trần từ 1226 – 1357, tức là hơn 13 thập kỷ, một quốc gia nhỏ bé nhưng chứa đựng một dân tộc hiền hòa nhưng vô cùng dũng cảm. Sự can trường của họ không chỉ để chiến đấu chống lại cái ác mà còn chiến đấu chống lại chính tham vọng của bản thân.

Không ngủ được, trăn trở mãi với những bát nháo lu bù của cuộc sống và không hiểu sao tôi lại đọc Khóa Hư Ngữ Lục, một cuốn sách mà đúng lý ra tôi phải đọc cách đây 50 năm. Hôm nay sức tàn, lực đã kiệt, mà thế nước đang chông chênh, vận khí suy đồi, núi tàn, sông biển bẩn. Ánh sáng này đã làm tôi hối tiếc. Giá như…
Thôi thì còn lại cái thân tứ đại còm cõi và hết date này, cố gieo thêm chủng tử tốt lành cùng lời ước hẹn khi nhắm mắt xuôi tay:
Ba mươi năm nữa ta quay lại
Làm người tử tế giữa nhân gian
Phương cương trí lực, tâm trong sáng
Hưng Việt thu hồi lại Lĩnh Nam
Rạch Giá 25.11.2017
Quán Tâm Nguyễn Hiền Nhu

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét