Người theo dõi

Thứ Năm, 18 tháng 2, 2021

Ngày Xuân đi chùa xưa

 

Lực bực trong lòng, lão phu chạy loanh quanh thành phố Rạch Giá, gặp thằng bạn già rủ đi chùa. Ừ thì đi, biết đâu lời kinh tiếng kệ cùng những hồi chuông chiêu mộ làm cho lòng yên tĩnh lại. Nhưng trời ạ! Yên tĩnh đâu chẳng thấy, chỉ thấy lòng thêm lực bực.

Thế là lão phu vội vã quay về và đi chùa xưa, hay đúng hơn là theo chân các cụ đi chùa quê. Những ngôi chùa dung dị, tĩnh lặng



 

題嘉林寺

心灰蝸角夢,
步履到禪堂。
春晚花容薄,
林幽蟬韻長。
雨收天一碧,
池凈月分涼。
客去僧無語,
松花滿地香。

 

Đề Gia Lâm tự

Tâm khôi oa giác* mộng,

Bộ lý đáo thiền đường.

Xuân vãn hoa dung bạc,

Lâm u thiền vận trường.

Vũ thu thiên nhất bích,

Trì tịnh nguyệt phân lương.

Khách khứ tăng vô ngữ,

Tùng hoa mãn địa hương.

Trần Quang Triều

 

ĐỀ CHÙA GIA LÂM

Giấc mộng bon chen đã nhạt

Rảo chân dọc theo hiên chùa

Xuân tàn sắc hoa dượm úa

Rừng vắng tiếng ve gọi hè

Mưa tạnh khung trời chợt biếc

Hồ trong bóng nguyệt lại về

Khách đi và sư không nói

Thông buông hương xuống bốn bề.

Quán Tâm. Nguyễn Hiền Nhu

 

梅村廢寺

荒草前朝寺,
秋風舊戰場。
殘碑沉暮雨,
古佛臥斜陽。
石室藏雲衲,
花臺供野香。
應身無處所,
與世共興亡。

 

Mai thôn phế tự

Hoang thảo tiền triều tự,
Thu phong cựu chiến trường.
Tàn bi trầm mộ vũ,
Cổ Phật ngọa tà dương.
Thạch thất tàng vân nạp,
Hoa đài cúng dã hương.
Ứng thân vô xứ sở,
Dữ thế cộng hưng vong.

 

Chùa Hoang Ở  Xóm Mai

Xanh úa cỏ loang chùa cũ

Chiến trường xưa gió thu đùa

Phật đài long lanh bóng ráng

Lất phất bia tàn, hạt mưa

Nhà đá khói mây mờ phủ                           

Hương đồng quấn quýt đài hoa

Một thân không nơi nương tựa

Còn mất theo đời đong đưa

Quán Tâm. Nguyễn Hiền Nhu

 

 

安子山龍洞寺

蒼蘿寒磴苦躋攀,
才到松門便解顏。
一簇樓臺藏世界,
四時花鳥別人間。
隔林有恨猿啼月,
倚榻無言僧對山。
安得身輕除物累,
紫霄峰頂伴雲閒。

阮忠彥

 

Yên Tử sơn Long Động tự

Thương la hàn đặng khổ tệ phan,
Tài đáo tùng môn tiện giải nhan.
Nhất thốc lâu đài tàng thế giới,
Tứ thời hoa điểu biệt nhân gian.
Cách lâm hữu hận viên minh nguyệt,
Ỷ tháp vô ngôn tăng đối san.
An đắc thân khinh trừ vật luỵ,
Tử Tiêu phong đỉnh bạn vân nhàn.

Nguyễn Trung Ngạn

 

Chùa Long Động trên núi Yên Tử

Dốc lạnh, bìm vương khổ bước chân

Đến chùa chợt thấy nhẹ lâng lâng

Tháp đền u nhã xa ô trọc

Năm tháng chim hoa cách cõi trần

Bên tháp Sư ngồi yên ắng núi

Dưới trăng vượn hót, xót xa rừng

Buông tay, phiền phức đều rơi xuống

Gió núi mây nhàn hóa bạn thân

Quán Tâm. Nguyễn Hiền Nhu

 

 

春夜野寺

和煙芳草綠凄凄,
彷彿僧家住隔溪。
忙裏不知春幾許,
滿庭龍蕊曉鶯啼。

 

Xuân dạ dã tự

Hòa yên phương thảo lục thê thê,
Phảng phất tăng gia trụ cách khê.
Mang lý bất tri xuân kỉ hứa,
Mãn đình long nhị hiểu oanh đề.

Nguyễn Trung Ngạn

 

Đêm Xuân Trong Chùa Quê

Cỏ biếc thơm thơm hòa khói nhạt

Qua khe loáng thoáng bóng sư già

Mãi vui xuân đến quên ngày tháng

Hoa nhãn đầy sân oanh hát ca

QT. Nguyễn Hiền Nhu

 

Chùa xưa lặng lẽ và an tĩnh. Con người, vạn vật, chuông mõ kinh kệ là một thể duy nhất hòa quyện vào nhau làm nên một vận hành thông suốt bình an

 

仙遊山萬福寺

佛祖壯嚴侈萬金,
松風吹起海朝音。
雲藏古寺山南北,
塔倚層霄世古今。
汲澗歸僧行木杪,
聽鐘眠客倚花陰。
爛柯問著仙碁事,
石上苔花積漸深。

 

Tiên Du sơn Vạn Phúc* tự

Phật tổ trang nghiêm xỉ vạn câm (kim),
Tùng phong xuy khởi hải trào âm.
Vân tàng cổ tự sơn nam bắc,
Tháp ỷ tằng tiêu thể cổ câm (kim).
Cấp giản qui tăng hành mộc diểu,
Thính chung miên khách ỷ hoa âm.
Lạn Kha* vấn khước tiên gia sự,
Thạch thượng đài hoa tích tiệm thâm.

Nguyễn Trung Ngạn

----------------------------------------------------

  *Chùa Vạn Phúc (Phật Tích) có tên là Thiên Phúc tự. Năm Long Thuỵ Thái Bình thứ 4 (1057), Lý Thánh Tông cất lên tháp cao ngàn trượng, dựng pho tượng Phật tổ mình vàng cao 6 thước xây chùa hơn trăm toà. Đến đời Trần, chùa đổi thành Vạn Phúc tự, chùa nằm ở sườn núi Lạn Kha, xã Phật Tích, huyện Tiên Du, nay là xã Phượng Hoàng, huyện Tiên Sơn. 

** Nghĩa là cán búa nát, ghi lại tích Vương Chất lên núi đốn củi, gặp hai vị tiên đánh cờ, mải mê xem đến mức cán búa nát, ở trần gian đã qua 7 đời. Trên núi Lạn Kha còn tảng đá mặt phẳng lì gọi là bàn cờ tiên.

 

Chùa Vạn Phúc ở núi Tiên Du

Cõi Bụt nguy nga quá tốn tiền

Gió tùng, biển sóng thổi triền miên

Tuôn mây bốn phía chùa xưa khuất

Trải cuộc xưa nay tháp cũ còn

Sư gánh nước về cây thấp thoáng

Chuông lay hoa rụng khách mơ màng

Chuyện xưa cán búa tiều phu mục

Rêu biếc trùm xanh đá mấy hòn

Quán Tâm Nguyễn Hiền Nhu

 

 

重到瓊林碧洞庵留題

花表風吹騎去鶴,
草蘆雲護臥岡龍。
蒼生一念堪惆悵,
月冷瓊林半夜鍾。

 

Trùng Đáo Quế Lâm Bích Động Am Lưu Đề

Hoa biểu phong xuy kỵ khứ hạc,
Thảo lư vân hộ ngọa cương long.
Thương sinh nhất niệm kham trù trướng,
Nguyệt lãnh Quỳnh Lâm bán dạ chung.

Nguyễn Sưởng

 

Viết Khi Đến Am Bích Động ở Quỳnh Lâm

Gió vờn lay lắt cội hoa

Ơi người cưỡi hạc bay xa xa rồi

Nhà tranh mây phủ bời bời

Rồng nằm lưng núi ngắm trời trống không

Thương dân mà buốt cả lòng

Chuông rung bóng nguyệt lạnh thềm Quỳnh Lâm

QT. Nguyễn Hiền Nhu

 

訪僧

罷脫塵中簿牒忙,
暫攜僚吏訪僧房。
碧溪雪凈茶甌爽,
紅樹風多竹院涼。
徐步要窮終日興,
清談為解十年狂。
詩禪勘破聊歸去,
一路蒲花荻葉芳。

 

Phỏng Tăng

Bãi thoát trần trung bạ điệp mang,
Tạm huề liêu lại phỏng tăng phường.
Bích khê tuyết tịnh trà âu sảng,
Hồng thụ phong đa trúc viện lương.
Từ bộ yếu cùng chung nhật hứng,
Thanh đàm vi giải thập niên cuồng.
Thi thiền khám phá liêu quy khứ,
Nhất lộ bồ hoa địch diệp phương.

Phạm Mại

 

Thăm Sư

Thoát cảnh lu bu mới chạy rông

Rủ rê bạn cũ đến chùa không

Trúc xanh cây đỏ long rong gió

Suối biếc trà thơm sóng sánh giòng

Chậm rãi bước đi ngày khoai khoái

Tha hồ cười nói chuyện lông bông

Thiền thơ thấm ý  xin từ tạ

Sậy cói đưa hương loáng thoáng nồng

Quán Tâm Nguyễn Hiền Nhu

 

Thứ Sáu, 5 tháng 2, 2021

Hiến Chương Giáo Dục

 

Tên giáo gian Phùng Xuân Nhạ sẽ mất chức. Vấn đề không phải ai là Bộ Trưởng. Mà vấn đề là cái nền Giáo Dục Đào Tạo Tiến Sĩ Dỏm đang là quốc sách để đào tạo con người XHCN. LTD gởi đến các bạn một tác phẩm của nhà giáo Phạm Kim Định (1914-1997)




Hiến Chương Giáo Dục

Kim Định

Mục Lục


TỰA

I. ĐẠI CHÚNG LẤN ÁT DÂN TỘC

II. NHỮNG NÉT ĐẶC TRƯNG CỦA NỀN VĂN HÓA GIÁO

DỤC TÂY ÂU

III. TỪ CỔ ĐIỂN TỚI TRỤC VẬT

IV. TỪ HUẤN LINH TỚI BÁC VẤN

V. TÌM HIỂUCHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC VÀ THI CỬ

NƯỚC NHÀ

VI. SÁCH DÂN TỘC

VII. HỌC KINH ĐIỂN VÀO TUỔI NÀO?

VIII. VẤN ĐỀ CHỮ NHO

IX. ĐỊA VỊ TRIẾT TRONG GIÁO DỤC

X. VIỆT VĂN LÀ CHƯƠNG TRÌNH VIỆT

XI. NGUYÊN TẮC HƯỚNG DẪN VIỆC PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH

XII. VẤN ĐỀ TRƯỜNG CÔNG

KẾT

PHỤ TRƯƠNG

 

TỰA

Nền giáo dục trên toàn cầu hiện đại có hai khuyết điểm và cả hai đều ở mức độ trầm trọng có thể gây xáo trộn trong đời sống: một là chương trình quá nặng về bách khoa, mà quá nhẹ về chuyên môn, hai là thiếu một chủ đạo hướng dẫn đời sống tinh thần. Điểm thứ nhất tương đối dễ sửa vì nó thuộc thành công, hiện hình ngay ra trong hậu quả có thể đo đếm kiểm chứng, vì thế nhiều nước đã sửa được rồi, thí dụ: Nga, Mỹ, Anh, Đức; còn chưa cải tổ thì như Pháp và sau đây là thí dụ hậu quả: trong 170 phát minh từ thế chiến đến nay thì Mỹ chiếm 62%, Anh 17%, Đức 14% còn Pháp 2% (Nhân đọc báo dịp Pháp bị khủng hoảng tháng 5/1968 nay không nhớ hẳn. Nhưng nếu có sai ít chút thì là về Anh và Đức).

Điểm thứ hai trầm trọng hơn nhiều vì thuộc thành nhân hay nghệ thuật sống thì chưa đâu tìm ra đầu mối để cải tổ. Quyển giáo dục của Henri Adam một sách uy tín vào bậc nhất trong vấn đề giáo dục bình luận về nền giáo dục Mỹ như sau: “hết chín phần mười chương trình là vô ích, còn một phần thì có hại. Tất cả đều không dẫn người học đi vào sự chín chắn nào cả mà chỉ làm cho trượt ngã trong mọi địa hạt vì không một mối ràng buộc cấu kết nào, nhưng chỉ là một đống những mảnh đổ vỡ”. Vì thế con người thời đại đang cảm thấy xao xuyến, khắc khoải, lo âu cám cảnh như kẻ không nhà không cửa, không quê nước.

Quyển này nhằm đóng góp vào việc cải tổ chương trình giáo dục, nhất là ở điểm hai bằng cách đề nghị một cơ sở tinh thần cho nền giáo dục và văn hóa. Cho tới nay thường các sách viết về giáo dục chỉ bàn rộng ở hai đợt đầu là phươg pháp (dạy cách nào cho học sinh dễ hiểu dễ nhớ) và hành chánh (về các giải pháp, tổ chức…) còn về triết thì bàn rất ít. Lên tới cấp hiến chương thì hầu chưa. Bởi vì muốn nói tới hiến chương là phải đưa ra một cơ sở tinh thần làm nền móng cho giáo dục mà hiện cái đó còn chưa đặt xong. Quyển này muốn bàn đến chuyện đó, nên xin độc giả đừng coi đây như một vận động cải tổ chương trình suông, nhưng nó là, nó phải là một sách trong bộ triết nhân sinh bàn về những vấn đề quan trọng liên hệ tới giáo dục. Chính vì muốn nó là như thế nên chúng tôi đã vượt qua ngần ngại để gọi nó bằng một tên có phần to tát là “HIẾN CHƯƠNG GIÁO DỤC”. Xin độc giả hiểu cho đó chỉ là một lối neo chú ý. 3 Hiến Chương Giáo Dục - Kim Định www.vietnamvanhien.net

I. ĐẠI CHÚNG LẤN ÁT DÂN TỘC

Dân tộc là gì?

Làm thế nào để duy trì dân tộc tính v.v… Đó là những mối bận tâm không phải chỉ của những dân mới thoát ách đô hộ như nước ta, nhưng còn là vấn đề chung cho nhân loại, và

được đặt ra với một ý thức khốn khổ đau thương hơn hết ở bên Âu Mỹ, nơi mà những khó khăn trong việc mưu sinh đã không còn tính chất quá khẩn trương cấp bách nên thả cho tâm trí con người vươn lên cảm nghiệm được tất cả mọi chiều kích thâm sâu của con người trong đó có vấn đề dân tộc tính.

Vậy thì vấn đề dân tộc là của chung nhân loại như sau đây chúng tôi sẽ trưng một số nhân chứng chẳng hạn Joseph Follier trong quyển Avènement de Prométhée, Karl Jasper trong quyển Situation spirituelle de notre temps v.v…

Nhìn tổng quát nền văn hóa toàn cầu hiện đại người ta nhận thấy đang hiện hình lên một hiện tượng rất đáng ái ngại, đó là sự lấn át mau lẹ của đại chúng tính trên dân tộc tính. Các triết gia xã hội học, tâm lý học… đang lo nghĩ tìm phương thế để duy trì dân tộc tính chống sự tiến triển của đại chúng tính. Đại chúng là gì? Là nhiều cá nhân làm nên một đống, chỉ có giá trị về thể tích, vì đông, ta tạm dịch là đại chúng: la masse. Một nhóm người đi đàng đứng lại xem một tai nạn xe hơi là một đại chúng.

Trái với dân tộc đồng nghĩa với nhân vị mà để được kể là nhân vị thì phải biết tự phán đoán, có sự chín chắn, độc đáo và óc trách nhiệm, có cảm tình mạnh mẽ sâu xa. Đại chúng, như vậy chỉ là đám đông tụ đấy mà tan đấy: không có cơ sở tinh thần bền chặt nên trôi nổi như đám bèo bồng không nơi bám víu không tinh thần trách nhiệm. Khác hẳn với dân tộc có cơ sở tinh thần, có sự liên tục, có truyền thống làm như cột trụ đầy óc trách nhiệm về quốc gia hưng vong. Đoàn thể của dân tộc gọi là công thể (communauté) với ý thức nói lên cơ thể tính, nội khởi tính là những đức tính vắng mặt trong đại chúng, đầy tính chất cưỡng bách, ngoại khởi, hàm chứa những yếu tố như sau:

Banalisation de jugement == sự phán đoán bị đồng đều hóa theo huấn lệnh từ trên ban xuống, thiếu phần độc đáo tư riêng, nên sự phê phán rất nông cạn bì phu.

Vì thế thiếu hẳn sự làm chủ được mình (khắc kỷ = maitrise de soi) mà chỉ có buông lung.

Trong những địa hạt luật pháp tự trên không lo tới thì cá nhân chỉ biết buông xuôi theo những bản năng hạ cấp.

Sống theo bản năng, theo hiện tại và từ chối phong tục (vivre de l’instinct et de l’instant,

l’homme des masses renonce aux coutumes) Av. Prométhée p.46. Jaspers: 4 Hiến Chương Giáo Dục - Kim Định www.vietnamvanhien.net

“Dân tộc bao hàm một phẩm trật, một ý thức về những cách sống, cách suy tư và truyền thống riêng biệt của nó. Nó là một bản thể, có phẩm trật, có hồn. Cá nhân được nó nuôi dưỡng có tư cách một phần nhờ những đức tính của dân tộc mình.

“Trái lại, đại chúng không biết đến phẩm trật, nó vô ý thức, đồng nhất như nhau, chỉ có lượng, không có mẫu người điển hình, không có truyền thống, vô định tính, trống rỗng. Nó là mảnh đất lý tưởng cho sự tuyên truyền, dễ bị xui giục, vô trách nhiệm, trình độ ý thức của nó thấp vào hạng bét. Dân tộc có những sách của nó, trường tồn và đi theo nó suốt đời. Đại chúng rất chóng thay đổi, không có bản ngã, không có sách riêng nó đại diện cho một nếp sống trong đó yếu tố nhân bản phải phân tán.” (Sens et l’origine de l’histoire,

Jaspers p.158-160)

Như vậy, dân tộc là đi lên, đại chúng là đi xuống. Victor Hugo viết: “Còn chuyện a dua đại chúng thì hỡi linh hồn tôi ơi! Nhất định là không. Bởi vì dân tộc ở trên mà đại chúng ởdưới”. Quand à flatter la foule! Oh! Mon esprit non pas. Car le peuple est en haut mais lafoule est en bas. “Hiện tượng đại chúng lan rộng mỗi ngày mỗi mạnh đến độ trở thành mối lo âu cho các nhà thức giả chẳng hạn của một Nietzsche mà Jaspers nhắc nhở trong quyển

Nietzsche của ông rằng:

“Chúng ta không còn sự thống nhất dân tộc trong văn hóa: tính chất của nền văn hóa mớitừ trung cổ trở đi thật đáng ghê sợ (abominable). Giá trị của một dân tộc ở tại chỗ nó in vàođời sống của người dân một con dấu của sự vĩnh cửu” (la valeur du peuple… consiste à imprimer sur sa vie elle même le sceau d’étenité, p.423-424).

Một dân tộc khi thực sự là một dân tộc, thì nó sống trong kỷ niệm rất bao la, với những khả năng về tương lai man mác. Dân tộc càng ngày càng trở nên đại chúng nghĩa là nó tiến đến sự nghèo nàn tinh thần. Tại đâu gây nên sự thể. Có người nhận xét tại vì “ông Cộng bóp cổ bà Thông” (Mr. Lefèbre étouffe Madame Lesage). Nói thế rất trúng nhưng chưa đủ sâu. Chúng ta cần biết lý do tại sao bà lại để cho ông lộng quyền. Có phải tại kỹ thuật lớn mạnh quá mau. Nhưng tại sao văn hóa lại không theo kịp đà tiến kỹ thuật?…

Cần thiết phải đi ngược thời gian để tìm ra căn do ngọn nguồn của hiện tượng này mới mong đề ra được một toa thuốc hữu hiệu. 5 Hiến Chương Giáo Dục - Kim Định www.vietnamvanhien.net