Người theo dõi

Chủ Nhật, 31 tháng 12, 2017

Rong Chơi Buồn




Rong Chơi Buồn

Từ cát bụi ta chui lên ngắm nghía
Xem cuộc đời màu sắc nó ra sao
Ôi lục dục thất tình vây tứ phía
Ai xui ta dại dột nhón chân vào

Lúc xuất hiện ta trần truồng thánh thiện
Mở mắt nhìn trời ngan ngát màu xanh
Lẫm đẫm bước dò tìm bao ngộ nghỉnh
Vạn sắc màu cứ thế mà lung linh

Thứ Tư, 27 tháng 12, 2017

TẠM BIỆT KHÚC TÌNH CA

TẠM BIỆT KHÚC TÌNH CA



Khúc nhạc tình, bài thơ tình vẫn đọc
Vẫn mãi được viết ra từng phút, từng giây
Đã hơn bốn ngàn năm nay vẫn thế
Để làm cho tươi thắm quê hương này

Không ai muốn viết nên câu thơ lẫm liệt
Ngoại trừ khi mà vận nước đảo điên
Không ai muốn viết khúc ca hùng tráng
Ngoại trừ khi mà vận nước ngửa nghiêng

Nhưng vận nước thì đang hồi nghiêng ngữa
Quân xâm lăng đang dòm dỏ bên ngoài
Tay lông lá thọc sâu vào cuộc sống
Mà bọn ương hèn thì ngoảnh mặt khoanh tay

Những câu thơ bổng trở nên bức bối
Khúc tình ca đành đem dấu trong lòng
Để nhen nhóm lại một tình yêu mới
Cho tình người, cho Tổ Quốc, cho Non Sông

Quán Tâm Nguyễn Hiền Nhu


Chủ Nhật, 24 tháng 12, 2017

Cuộc tiến hóa của tiếng nước Nam
Chủ nhật 30/05/2010 12:00:00 (GMT +7)
Tác giả: Phạm Quỳnh –


 "Trong một bất ngờ tôi đọc được bài viết trên đây của cụ Phạm Quỳnh. Một bài viết đầy tâm huyết và Cụ cũng đã đem hết tâm huyết của mình ra thực hiện những gì mình đã viết. Và chính vì thế mà người ta đã giết ông. Gởi đến anh chị em trên FB để đọc và tưởng nhớ đến Cụ như là một sự tri ân" LTD
Phạm Quỳnh - hiệu Thượng Chi, bút danh: Hoa Đường, Hồng Nhân - là một nhà văn hóa, nhà báo, nhà văn và quan đại thần triều Nguyễn (Việt Nam). Ông là người đi tiên phong trong việc quảng bá chữ Quốc ngữ và dùng tiếng Việt - thay vì chữ Nho hay tiếng Pháp - để viết lý luận, nghiên cứu.
Các tác phẩm chính: - Thượng Chi văn tập (5 tập) (Bộ Quốc gia giáo dục, Sài Gòn, 1962) - Pháp du hành trình nhật ký (NXB Hội Nhà văn - H, 2004) - Tiểu luận viết bằng tiếng Pháp trong thời gian 1922 - 1932 (NXB Tri thức, H,2007) - Một tháng ở Nam Kỳ - Mười ngày ở Huế - Luận giải về văn học và triết học (Nxb. Văn hoá Thông tin và Trung tâm văn hoá - ngôn ngữ Đông Tây xuất bản, H, 2003) - Hoa Đường tùy bút

Thứ Sáu, 22 tháng 12, 2017

NHỮNG BIẾN ĐỔI TRONG VĂN HÓA VIỆT NAM
G.S. Nguyễn Thanh Liêm

Văn hóa là gì?
Một cách tổng quát có thể hiểu văn hóa là lối sống (life style) của một nhóm người ở trong một khu vực địa lý nào đó hay rộng hơn là của cả một dân tộc trong một quốc gia. Có xã hội loài người là có văn hóa vì có những sinh hoạt có ý thức của con người. Ngôn ngữ, tư tưởng, tín ngưỡng, các hoạt động kinh tế, các kỹ thuật, các sinh hoạt nghệ thuật, cách xử sự ở đời, cách ăn mặc, các thứ lễ nghi...tất cả mọi hoạt động của con người trên cõi đời này đều thuộc về văn hóa. Khi mở mắt chào đời ta đã được đặt trong một cộng đồng, một xã hội, một nền văn hóa rồi.
Văn hóa cổ truyền Việt Nam
Khi nói đến văn hóa Việt Nam chúng ta nghĩ ngay đến nền văn hóa của người dân Việt từ thuở xa xưa nào đến giờ và từ Ải Nam Quan đến Mũi Cà Mau, với một số những đặc tính nào đó gắn liền với con người và xã hội văn hóa Việt, làm cho nó khác biệt với những nền văn hóa của các dân tộc khác trên thế giới. Nó bao gồm tiếng Việt, tư tưởng Việt, tôn giáo tín ngưỡng Việt, lễ nghi Việt, quần áo thức ăn Việt, vv.. Vì mang những đặc tính rất đặc biệt của dân tộc Việt Nam từ nhiều năm qua nên văn hóa dân tộc thường được đồng hóa với văn hóa cổ truyền hay truyền thống văn hóa Việt. Đó là nền văn hóa mà hầu hết người Việt Nam chúng ta đều nghĩ rằng nó là của chung của chúng ta do tổ tiên ta dựng nên từ hơn bốn ngàn năm qua.

Thứ Sáu, 15 tháng 12, 2017

BIÊN NIÊN CỦA HAI CON MẮT


             BIÊN NIÊN CỦA HAI CON MẮT

            Năm 1960, tui mười ba tuổi học lớp đệ lục trường bán công Lâm Quang Ky. Bài thơ Đường Luật đầu tiên tui làm là cũng là lúc nền hoà bình tạm bợ lại vướng mùi thuốc súng. Có trời mà biết tại làm sao mà người ta uýnh lộn. Và cũng chả biết tại làm sao tui lại làm bài thơ ấy. Nhưng là con nít, con nôi nên bài thơ ấy đọc lên nghe mắc cười thấy mồ. Vậy mà tui lại không quên, nó ám tui như ma ám. Rồi không hiểu tự bao giờ, cứ lâu lâu tui lại có một bài. Hôm nay già rồi gom lại mới thấy hai con mắt mí lót của tui nhìn sự đời coi bộ… cũng được.
Lê Thường Dân

1960
Vọng gác đêm sương nhớ đến nàng.
Cách xa ngàn dặm cõi biên quan.
Đì đùng tiếng súng thời ly loạn,
Tan nát hồn đơn cảnh bẽ bàng.
Chinh chiến anh đi vì đại nghĩa,
Quê nhà em đợi bởi giang san.
Ngày anh trở lại khi non nước,
Khắp nẻo hoan ca khúc khải hoàn?
                                 

Thứ Hai, 11 tháng 12, 2017

Chí Phèo

Chí Phèo 2017 (Truyện ngắn)
Có một con hạc giấy
Tôi mang mãi theo người
Nàng nay xa xôi mắt
Chú hạc, im, ngậm ngùi
Sớm mai, nắng thăm vườn
Đường thênh, ta dạo bước
Nắng rừng sau lưng rượt
Gió lồng, ướt mi sương
---------

Giữa chiều Chủ nhật, trời còn năng nắng, Chí Phèo lên chiếc xe Future xám, mần một cú dạo bờ sông Sài Gòn… Vừa chạy, gã vừa hát nghêu ngao: ‘ My songs quietly implore you through the night down to the silent wood. My love, come to me!…’ (Chiều buồn nhẹ xuống đời. Người tình tìm đến người. Thấy run run trong chiều phai… Lời Việt: Phạm Duy).

Phạm Duy dịch như thế!, thế mà gã dịch thoáng là:
Chạm nắng ai ngờ chạm… áo em
Chiều buông vẽ trọn núi cong mềm
Cỏ may lướt gối vô tình kéo
Ta biết nên về hay ở… thêm!

Chả biết gã học tiếng Anh từ tụi Tây nào!, nhưng trước mắt thì gã đúng là cái đồ ‘xxx đến thế là cùng’, mà ông Lỗ Tấn nói là nổ như… A Cu!, hehe…