Người theo dõi

Thứ Ba, 25 tháng 4, 2017

Tiếng Việt Kinh Hoàng Ở Trong Nước

Tiếng Việt Kinh Hoàng Ở Trong Nước
Đào Văn Bình
 26-Aug-2016
LTS: Bài này cũng là một trong nhiều ý kiến về ngôn ngữ Việt hiện đại Thật là khó cho những người ở xa xứ quá lâu phải nghe hoặc đọc tiếng Việt ở trong nước ngày nay, có thể nói là "gần như không hiểu gì cả". Ngày xưa, khi các máy truyền hình chưa được phổ biến, chỉ cần địa phương khác, hoặc giới người giao du khác, cũng có những cấp độ ngôn ngữ khác nhau, nhưng vẫn có thể hiểu đại ý. Người ít học chắc chắn không hiểu ngôn ngữ bác học, và ngược lại. Những người được du học chừng 7, 8 năm thời trước trở về nước cũng há hốc trước một loạt tiếng lóng: "sức mấy, cùi sức móng, kẻng, láng coóng, giựt le..." trở thành ngôn ngữ một thời.
Ngày nay thì từ tỉnh đến quê, đâu đâu cũng có TV, ngôn ngữ bớt tính địa phương vì được truyền tải và thu thập đồng bộ hơn nhiều. Trách nhiệm của người truyền thông càng cần phải đặt ra nghiêm chỉnh hơn. Một khi ngôn ngữ đã thành phổ thông, nhiều người dùng thì những người từ phương xa lâu lâu mới nghe, dù khó chịu nhưng... đành phải chịu mà thôi. Dường như ngôn ngữ nào cũng dần dà thay đổi theo thời gian. Vấn đề tiếng Việt thay đổi vì có nhiều hoàn cảnh, và theo thời gian cũng là chuyện đương nhiên, nhưng đừng phá nát những từ ngữ sẵn đẹp của ta. Cám ơn tác giả đã kỳ công đem ra phân tích từng chữ một như một bài học ngữ vựng vậy. (SH)

Thứ Ba, 18 tháng 4, 2017

MỘT THUỞ HÒA BÌNH

MỘT THUỞ HÒA BÌNH

Tôi đã đi qua một thuở chiến tranh
Tôi đang đi qua một thuở hòa bình
Đang cố quên đi một thời chết chóc
Với ước vọng rằng đời trở nên xanh

Tôi đã đi qua một thuở chiến tranh
Tôi đang đi qua một thuở hòa bình
Đang cố góp tay xóa mờ đố kỵ
Để cho vầng trăng soi sáng đường tình

Tôi đã đi qua một thuở chiến tranh
Tôi đang đi qua một thuở hòa bình
Đang tập quên đi những điều không thật
Để đường về quê rợp bóng cây xanh

Thứ Năm, 13 tháng 4, 2017

Đọc lại Bình Ngô Đại Cáo

Đọc lại Bình Ngô Đại Cáo
để tìm tính độc lập Văn Hóa và độc lập Dân Tộc



Đã từ lâu, biết bao nhiêu thế hệ con dân nước Việt đã nghe nói, đã đọc một vài câu hoặc trọn vẹn Bình Ngô Đại Cáo và xem đó như là một bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của lịch sử, sau bài thơ Nam Quốc Sơn Hà.
Nhưng trong thực tế, nhất là thời gian gần đây, cái tư tưởng khốn khổ “thuộc Tàu” đang manh nha trổi dậy, mặc cho những bực tức đang âm ỉ trong lòng dân tộc đang bắt đầu bừng lên thành lửa.
Trước khi đi sâu vào Bình Ngô Đại Cáo, có lẽ cần phải nghe lại nhận xét của Will Durant (5.11.1885 - 7.11.1981) về văn minh Trung Hoa. Sau những nhận xét về Khổng Tử và học thuyết của ông ta (tôi sử dụng dụng từ ông ta), Will Durant kết luận:  Nó rất thích hợp với một nước cần thoát ra khỏi cảnh hỗn loạn, cần mạnh lên để lập lại một trật tự, nhưng là một cản trở cho nước nào cần sự biến đổi… Những lễ nghi để đào tạo tư cách con người, duy trì trật tự xã hội dễ trở thành một thứ áo bó chặt lấy tội nhân”  Và “ … nó là nguyên nhân gây ra sự hỗn loạn tiếp theo “ (LSVMTH. Nguyễn Hiến Lê dịch. Nxb.VH. 1997. tr 81)

Thứ Tư, 12 tháng 4, 2017

LÀM THẾ NÀO ĐỂ GIẾT MỘT TỔNG THỒNG - CHƯƠNG CUỐI -

CHƯƠNG 11
BẢY NĂM SAU CUỘC PHONG TRẦN

Mộ Tổng Thồng Ngô Đình Diệm và ông cố vấn Ngô Đình Nhu ở nghĩa trang Mạc Đỉnh Chi


Ngày 2-11-1965, ngày giỗ đoạn tang Tổng Thống Diệm và ông Cố Vấn Nhu. Chiến cuộc đã bắt đầu gia tăng. Chỉ một tuần lễ cuối tháng 10-1965 số quân nhân thương vong lên đến 1.600 người, tính trung bình mỗi ngày có 200 quân nhân hy sinh vì chiến cuộc.
Quốc lộ số I từ Long Khánh qua Phan Rang, Khánh Hòa, Phú Yên cho tới Quảng Trị hoàn toàn bị cắt đứt. Hàng Không trở thành phương tiện duy nhất nối liền Saigon với các tỉnh miền Trung và Cao Nguyên Trung Phần.
Công trình Ấp Chiến Lược bị phá hủy toàn bộ kể từ đầu năm 1964. Các địa điểm dinh điền trở thành hoang phế.
Số cố vấn quân sự Mỹ trước năm 1963 là 14.000 người và chỉ ở cấp Sư Đoàn thì cuối năm 1965, đã tăng gấp 2 lần hơn và có mặt khắp đơn vị Quân Binh Chủng từ cấp Tiểu Đoàn đến Chi Khu.
Đầu năm 1965, Tòa Đại Sứ Mỹ rất thỏa mãn vì đạt được ước vọng mà trước đó 2 năm tòa Đại Sứ này đã tìm mọi cách thuyết phục Tổng Thống Diệm chấp thuận nhưng ông Diệm quyết tâm từ chối.
Đó là việc Tòa Đại Sứ Mỹ thiết lập tại mỗi vùng chiến thuật một cơ cấu mệnh danh Cơ Quan Dân Sự Vụ do một giám đốc người Mỹ chỉ huy. Kể từ đây viên Giám Đốc này được coi là cố vấn dân sự Mỹ tối cao tại Đại Biểu Chính Phủ Tòa Hành Chánh Tỉnh đều có cố vấn dân sự Mỹ đảm trách cố vấn về hành chánh, an ninh, xây dựng nông thôn, viện trợ kinh tế Mỹ và kể cả giáo dục học chánh.
Tại trung ương, các Bộ đều thiết lập một cơ quan dành riêng cho viên chức cố vấn Mỹ kể cả ngành văn hóa giáo dục đến xã hội y tế.

Chủ Nhật, 9 tháng 4, 2017

LÀM THẾ NÀO ĐỂ GIẾT MỘT TỔNG THỒNG - CHƯƠNG 10 -

CHƯƠNG 10


TRÊN BƯỚC ĐƯỜNG CÙNG
Quân tử lúc cùng thêm thẹn mặt
Anh hùng khi gấp cũng khoanh tay.
Lễ các Thánh (1-11) là một trong những lễ quan trọng của Giáo Hội Thiên Chúa Giáo. Đối với Tổng Thống Diệm, ngày lễ này mang nhiều ý nghĩa và khi còn sinh thời, bao giờ ông cũng sửa soạn từ mấy ngày trước như xưng tội, cầm lòng… và làm một vài việc có ý nghĩa nhất để gọi làm bó hoa thiêng liêng dâng lên Thượng Đế.
Lễ Các Thánh đối với tín đồ Thiên Chúa Giáo mộ đạo là một dịp sống đạo và cầu nguyện cho trở nên Thánh và mỗi ngày sống cho thánh thiện. Lễ này được lập nên để kính các vị Thánh vô danh của giáo hội.
Nói nôm na, cũng tương tự như ngày lễ kỷ niệm các chiến sĩ anh hùng vô danh. Tuy là ngày nghỉ song sáng 1-11, Tổng Thống Diệm phải tiếp Đô Đốc Felt cùng đi với Đại Sứ Cabot Lodge. Ông Nhu đã quá lạc quan và chủ quan. Kể cả trong giờ phút tướng tá họp ở Bộ Tổng Tham Mưu ông vẫn tin vào thế khả năng của mình. Chính vì sự lạc quan và chủ quan này cho nên những người thân cận nhất của anh em Tổng Thống Diệm cũng mắc bệnh lạc quan và chủ quan như vậy. Do đó, 10 giờ sáng 1-11 , Đại Tá Lê Quang Tung (Tư Lệnh Lực Lượng Đặc Biệt) cũng như Trung Tá khôi (Tư Lệnh Lữ Đoàn Liên Binh Phòng Vệ Tổng Phủ Thống) đã vào Tổng Tham Mưu như thường lệ. Tất nhiên là trong đầu óc họ không đặt một chút hoài nghi nào và cũng vì thế nên không cần báo cáo lên thượng cấp. Các Tướng tá hội họp hàng tuần như vậy là một thông lệ.

Thứ Tư, 5 tháng 4, 2017

LÀM THẾ NÀO ĐỂ GIẾT MỘT TỔNG THỒNG - CHƯƠNG 9 -

CHƯƠNG 9
DIỄN TIẾN CỦA MỘT CUỘC BINH BIẾN
BA PHIÊN HỌP LỊCH SỬ

Kể từ phiên họp lịch sử tại Câu Lạc Bộ – Bộ Tổng Tham Mưu vào ngày 20-8, các tướng lãnh đã chính thức nhảy vào cuộc. Cũng từ đó, ông Nhu chấp nhận đề nghị của Tướng Đôn để cho các tướng lãnh hội họp hàng tuần để thảo luận và trao đổi ý kiến về các vấn đề quân sự. Đó cũng là cơ hội vàng son giúp cho các tướng có cơ hội ngồi gần nhau mà trước đó họ hoàn toàn phân hóa. Mỗi ông Tướng là một ốc đảo biệt lập, không những không thuận nhau mà còn kình chống nhau vì quyền lợi và địa vị. Bây giờ thì ít nhất mỗi tuần các tướng đều có lý do hội họp mà không ai nghi ngờ gì cả. Đại Sứ Cabot Lodge vẫn bí mật liên lạc với một số tướng lãnh không qua ngả CIA mà do một số Tướng Tá cố vấn Mỹ. Đại Sứ Cabot Lodge trong cuộc gặp gỡ riêng với ông Nhu vào đầu tháng 9 tại Đà Lạt đã đưa ra 2 đề nghị:
1- Yêu cầu chính quyền VNCH tổng cải tổ và tiến dần lên một cơ chế dân chủ rộng rãi như nền dân chủ tự do của Mỹ.
2- Điều cấp thiết là chính quyền Ngô Đình Diệm phải cải tổ chính phủ có nghĩa là phải mở rộng chính phủ để các nhân sĩ quốc gia đối lập tham chánh.
Trước 2 đề nghị đó, Ông Nhu trả lời ông Lodge:
Về đề nghị 1:  VNCH đang có chiến tranh cách mạng của Cộng Sản và Việt Nam hiểu rõ chiến lược chiến tranh cách mạng của CS hơn bất cứ một quốc gia Tây Phương nào. Để đối phó với cuộc chiến tranh đó, VNCH không thể thực thi một nền dân chủ theo kiểu Mỹ. Nhưng theo ông Nhu, VNCH đang thực thi dân chủ từ hạ tầng thôn ấp qua tổ chức Ấp Chiến Lược – Truyền thống xã hội Việt Nam và thực tại miền Nam không thích hợp với dân chủ ở Mỹ và dân chủ ở xứ này phải hạ tầng đi lên chứ không thể chỉ có những cơ chế dân chủ kiểu Mỹ ở thượng tầng.
Về đề nghị 2: ông Nhu phúc đáp rằng: TT Diệm đang cứu xét – Tòa án quân sự tha bổng 29 nhân sĩ thuộc nhóm Caravelle ngày 13-7- 63 là một  thiện chí chứng tỏ chính phủ muốn dung hợp đối lập hợp pháp.