Người theo dõi

Thứ Năm, 13 tháng 4, 2017

Đọc lại Bình Ngô Đại Cáo

Đọc lại Bình Ngô Đại Cáo
để tìm tính độc lập Văn Hóa và độc lập Dân Tộc



Đã từ lâu, biết bao nhiêu thế hệ con dân nước Việt đã nghe nói, đã đọc một vài câu hoặc trọn vẹn Bình Ngô Đại Cáo và xem đó như là một bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của lịch sử, sau bài thơ Nam Quốc Sơn Hà.
Nhưng trong thực tế, nhất là thời gian gần đây, cái tư tưởng khốn khổ “thuộc Tàu” đang manh nha trổi dậy, mặc cho những bực tức đang âm ỉ trong lòng dân tộc đang bắt đầu bừng lên thành lửa.
Trước khi đi sâu vào Bình Ngô Đại Cáo, có lẽ cần phải nghe lại nhận xét của Will Durant (5.11.1885 - 7.11.1981) về văn minh Trung Hoa. Sau những nhận xét về Khổng Tử và học thuyết của ông ta (tôi sử dụng dụng từ ông ta), Will Durant kết luận:  Nó rất thích hợp với một nước cần thoát ra khỏi cảnh hỗn loạn, cần mạnh lên để lập lại một trật tự, nhưng là một cản trở cho nước nào cần sự biến đổi… Những lễ nghi để đào tạo tư cách con người, duy trì trật tự xã hội dễ trở thành một thứ áo bó chặt lấy tội nhân”  Và “ … nó là nguyên nhân gây ra sự hỗn loạn tiếp theo “ (LSVMTH. Nguyễn Hiến Lê dịch. Nxb.VH. 1997. tr 81)

Không cần phải đọc Tứ Thư (Trung Dung, Đại Học, Luận Ngữ, Mạnh Tử) chỉ cần đọc câu thiệu sau đây mà các nhà nho Tàu, nho Ta ra rả là biết ngay kết luận trên của Will Durant là hoàn toàn chính xác: “Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”. Muốn thực hiện 4 hành vi trên cần phải có các phương tiện. Tu thân thì phải có cây kềm, tề gia là cây roi, trị quốc có cây cùm, bình thiên hạ thì phải có cây gươm. Những hành vi trên bó buộc con người phải thực hiện những hành vi ấy để làm cha thiên hạ và đau đớn hơn là hủy hoại chính bản thân mình. Xuyết suốt lịch sử Trung Hoa là chiến tranh đi xâm lược, bị xâm lược và những cuộc thanh trừng đẫm máu liên tục nổ ra và đó là thành quả rực rỡ nhất của cái “ Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”. Đó là lịch sử, còn hiện đại thì sóng đang dậy ở biển Đông, lửa đang cháy ở Tây Tạng, bom đang nổ ở Tân Cương, Tứ Xuyên và những đợt sóng ngầm ở Nội, Ngoại Mông.
Để đối trọng lại cái học thuyết chết người, chết mình này mà dân tộc Âu Lạc mang lòng hiếu hòa khởi đi từ bờ nam sông Trường Giang làm chuyến hành phương Nam và nhanh chóng khế hợp cùng khái niệm “Văn, Tư, Tu” của đạo Bụt và trụ lại Lĩnh Nam và làm nên một đất nước như hiện nay.
Từ trên những cơ sở ấy và những chứng tích lịch sử hào hùng, Nguyễn Trãi viết Bình Ngô Đại Cáo sau khi đánh tan tành và tống cổ quân xâm lược nhà Minh ra khỏi đất nước.
Ngay phần mở đầu Nguyễn Trãi đã khẳng định một cách mạnh mẽ::
Tính độc lập văn hóa:
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân, 
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo; 
Như nước Đại Việt ta từ trước,
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu,
Tính độc lập dân tộc và chủ quyền quốc gia: được khẳng định:
Núi sông bờ cỏi đã chia, 
Phong tục Bắc Nam cũng khác; 
Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập 
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương;
Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau, 
Song hào kiệt thời nào cũng có.

Những hành vi tàn độc như hủy hoại, triệt tiêu văn hóa, thay đổi phong tục, vơ vét nhân lực, vật lực và tuồn vào Đại Việt hàng đống thứ học thuyết chết người, chết mình này… Nguyễn Trãi đã viết rất đúng:
Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội, 
Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa sạch mùi ! 
Nhưng vẫn không làm cho dân tộc Việt Nam nao núng và sau đó là hàng loạt những hành vi dũng cảm nhưng nhân hòa, hàng loạt những chiến thắng ấy làm cho quân xâm lược phải kinh hoàng mà thốt lên: Ghê gớm thay! Sắc phong vân phải đổi, Thảm đạm thay! Ánh nhật nguyệt phải mờ khi đối mặt với đoàn quân đang chiến đấu với một tiêu chí nhất quán:
Đem đại nghĩa để thắng hung tàn, 
Lấy chí nhân để thay cường bạo.
Và tiêu chí ấy được thực hiện một cách thật cụ thể, thật tuyệt vời:
Mã Kỳ, Phương Chính, cấp cho năm trăm chiếc thuyền, ra đến biển mà vẫn hồn bay phách lạc, 
Vương Thông, Mã Anh, phát cho vài nghìn cỗ ngựa, về đến nước mà vẫn tim đập chân run. 
Và đây không phải là lần đầu mà là rất nhiều lần như thế trong suốt quá trình giữ nước. Đó không phải là một mục đích chính trị mà là lòng nhân đạo, là hành vi văn hóa.
Và trên cơ sở này, tổ tiên chúng ta đã nhiều lần tỏ vẻ nhún nhường trong bang giao với các thế lực hiếu chiến phương Bắc.Nhưng đó là sự nhúng nhường của thế mạnh, của kẻ chiến thắng. Lê Đại Hành với “Thiên ngoại hữu thiên ưng viễn chiếu”. Lý Thường Kiệt, Tôn Đản với đoàn quân đánh vào hang ổ kẻ thù, Trần Nhân Tông với bài thơ dạy Hốt Tất Liệt cách làm vua. Lê Lợi, Nguyễn Trãi với biểu xưng thần. Vua Quang Trung với thư cầu hôn. Vua Gia Long với biểu xin quốc hiệu. Các sứ giả Việt Nam chưa bao giờ làm nhục quốc thể. Tất nhiên phải loại trừ những kẻ tay sai bán nước, tham sống sợ chết mà tên tuổi của chúng không cần nói ra thì ai cũng biết.
Hơn lúc nào hết, đây là lúc cần phải chiêm nghiệm lại lịch sử. Đọc lại Bình Ngô Đại Cáo không phải nhằm mục đích kêu gọi sự tàn sát giết chóc mà là nâng cao dũng khí để bảo vệ đất nước. Một đất nước toàn vẹn và thanh bình
Một cỗ nhung y chiến thắng, nên công oanh liệt ngàn năm 
Bốn phương biển cả thanh bình,  bố cáo duy tân khắp chốn. 
Người xưa là như thế. Nhưng hiện nay thì vấn đề đã khác.
Cái khốn khổ của phần đông những người có dính dáng đến văn hóa đều cho là văn hóa Việt Nam và văn hóa Trung Quốc có nhiều điểm tương đồng, thậm chí còn cho là văn hóa Việt Nam “được” ảnh hưởng bởi văn hóa Trung Quốc.
- Khi nói đến lễ nghĩa thì họ lại viện dẫn đến Nho giáo
- Khi nói đến văn học học thì họ nói đến Thi, Thư, Thơ Đường, thậm chí còn cho thơ Đường là vốn cổ, là phong hóa.
- Khi đụng tới tiếng nói thì nói Nho chớ không chịu nói Nôm.
- Khi nói tới phong tục, tập quán thì lại dẫn cái điển tích này, điển tích nọ của Tàu.
Và vân… vân…
Nhưng cái khốn nạn nhất là cái “định hướng XHCN” bá vơ nào đó mà thực chất là cái thứ chủ nghĩa hèn mạt “thuộc Tàu” với những lập luận thối không chịu nổi đang từng phút từng giờ làm hao mòn đất nước, bàn rẻ non song và hủy hoại tiềm lực dân tộc, suy đồi văn hóa
Đồng ý, sư giao lưu văn hóa là một hiện thực cần và đủ để phát triển. Hàn Quốc, Nhật Bản và Việt Nam đã từng sử dụng chữ Tàu,  và đã tiếp nhận, có những điểm tương đồng với văn hóa Trung Hoa. Nhưng điều đó không có nghĩa là trở nên Tàu một cách mù quáng.
Bốn tốt, mười sáu chữ vàng, sắp tới là viện Khổng Tử và còn gì nữa… Những khu phố Tàu, hàng hóa dỏm và độc hại của Tàu đang tràn ngập hang cùng ngõ hẽm, cách giao thương theo kiểu phá hoại, sách giáo khoa Tàu và cả những những trò mê tín dị đoan theo kiểu Tàu từng bước hủy hoại con người và đất nước Việt Nam cùng hàng loạt những hành vi mang tính lũng đoạn đang từng giờ từng phút diễn ra một cách… thoải mái đầy bức xúc
Tinh thần Nam Quốc Sơn Hà, Hịch Tướng Sĩ, Bình Ngô Đại Cáo… Anh linh của tổ tiên, của những chiến sĩ Hoàng Sa, biên giới Việt Trung, Lão Sơn, Trường Sa đã bị lãng quên hay làm cho lệnh lạc. Những trang sử vàng son chói lọi nung đúc tinh thần yêu nước, những bài thơ bài văn đầy tính văn hiến bốn ngàn năm gần như vắng bóng trong sách Giáo Khoa.
Bao giờ những tiếng hát một thời như Hội Nghị Diên Hồng, Bạch Đằng Giang, Ải Chi Lăng, Trên Đầu Súng... sẽ vang lên một lần nữa để mọi người có thể thoải mái ngồi đọc Tân Bình Ngô Đại Cáo.- 
Quán Tâm Nguyễn Hiền Nhu
----------------------------------------------------------------
Các bạn có thể đọc nguyên văn, bản phiên âm và bản dịch của Ngô Tất Tố theo đườg Link:  http://www.thivien.net/viewpoem.php?ID=2014

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét