Người theo dõi

Thứ Hai, 31 tháng 12, 2018

TA VÀ GIAO THỪA 2019


TA VÀ GIAO THỪA 2019

Trong ngôi nhà trống phộc
Ngồi đón năm mới về
Khói nhang cùng khói thuốc
Và chén trà lạnh tê

Nhìn lên trang facebook
Lời chúc mừng râm ran
Biết tìm đâu hạnh phúc
Lấy gì mà an khang

Thứ Năm, 27 tháng 12, 2018

Sinh Lão Bệnh Tử


Sinh Lão Bệnh Tử

Một chu trình của đời người theo quan điểm của đạo Bụt mà bất cứ người Việt Nam nào cũng biết, dù cho người Việt đó theo một tôn giáo nào khác ngoài đạo Bụt. Điều này cũng dễ hiểu, bởi lịch sử phát triển của đạo Bụt gắn liền và khế hợp với lịch sử đất nước.
Biết thì biết vậy, nhưng để hiểu tận tường từng bước của chu trình ấy không phải là chuyện dễ dàng. Trong kho tàng kinh sách đồ sộ của của đạo Bụt, mà chỉ cần đọc phần tóm tắt thôi, thì cả một đời người chưa chắc đã ghé mắt qua được mười phần trăm. Nhưng không vì thế mà đạo Bụt trở thành một môn học hay một thứ gì đó lớn lao, khó hiểu và phức tạp. Ở đây không dám lạm bàn hay lý giải về điều này, mà chỉ là một vài suy nghĩ về một đời người theo cái tiến trình sinh lão bệnh tử với những gì mắt thấy tai nghe.
Một khúc nhân gian mà một người tham dự nếu chỉ đơn giản như thế thì quả là hạnh phúc. Cứ được sinh ra, lớn lên, rồi già, đến khi cơ thể hết date rồi chết thì quả là… hết ý.  
Quy luật là thế, nhưng thực tế thì không. Bởi vì…

Chủ Nhật, 16 tháng 12, 2018

NĂM MƯƠI NĂM CỦA HÔM QUA



NĂM MƯƠI NĂM CỦA HÔM QUA

Năm mươi năm tình háy nguýt
Nhìn ngang liếc xéo ì xèo
Năm mươi năm tình cãi cọ
Tôi bà vừa cãi vừa yêu

Năm mươi năm tình thiếu thốn
Đi qua lắm đận đói nghèo
Thỉnh thoảng nếm mùi hạnh phúc
Bây giờ bà đi mất tiêu

Tiếng cằn nhằn từ đây tắt
Bơ vơ còn lại đời tui
Nhìn bà qua nhang qua khói
Thương bà trong giấc mơ thôi

Năm mươi năm tình nhằn nhện
Giá như chậm bước vô thường
Để tôi bây giờ sấp ngữa
Đứng ngồi chín nhớ mười thương
Quán Tâm Nguyễn Hiền Nhu


Thứ Hai, 26 tháng 11, 2018

BÁCH VIỆT SỬ: NHỮNG LỚP BỤI MỜ CỦA LỊCH SỬ (1)


BÁCH VIỆT SỬ: NHỮNG LỚP BỤI MỜ CỦA LỊCH SỬ (1) 
Đỗ Thành

LGT. Trân trọng giới thiệu với quí vị và các bạn, anh Đỗ Thành là người Triều Châu ở Việt Nam, hiện định cư tại Hoa Kỳ mà tôi vừa quen biết qua “mối tình văn hoá”. Anh có hiểu biết sâu sắc về quan hệ Việt Hoa tuy anh không viết tốt lắm tiếng Việt. Tôi đã khuyến khích anh cứ viết ra rồi tôi sẽ sửa lại để người đọc hiểu được anh muốn nói gì. Tuy không có thời gian để sửa chữa cho hoàn bị bài viết của anh, tôi chỉ sửa được phần lớn những lỗi chính tả thông thường còn cấu trúc câu văn và ý của tác giả được giữ nguyên vẹn. Kính mong quí vị dành cho Đỗ Thành một tình cảm trân trọng để khuyến khích anh góp phần vào việc làm sáng tỏ nguồn gốc dân tộc Việt.

( Một bài viết rất thú vị, như lời người post bài bên trên đã nói “Tuy không có thời gian để sửa chữa cho hoàn bị bài viết của anh, tôi chỉ sửa được phần lớn những lỗi chính tả thông thường còn cấu trúc câu văn và ý của tác giả được giữ nguyên vẹn.” Tôi cồ gắng chỉnh sửa lại một số lỗi chính tả, chủ yếu là hỏi, ngã và một ít cấu trúc văn phạm. Rất có thể, tôi sửa không hết, nếu các bạn nhận ra thì xin thông cảm, các bạn có thể truy cập tại đường line ở cuối cùng bài viết. Xin Chân Thành Cám Ơn Tác giả: anh Đỗ Thành) Lê Thường Dân

Thứ Sáu, 23 tháng 11, 2018

Chương 4. Múa Gây Vườn Hoang


Chương 4; Múa Gây Vườn Hoang

VÀI SUY NGHĨ VỀ VĂN HÓA ÂU LẠC, CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG VĂN HÓA NÔ DỊCH VÀ
CUỘC HÀNH HƯƠNG BI PHẨN CỦA THẨM THUYÊN KỲ.


Sau năm 43 Mã Viện phá hủy toàn bộ định chế xã hội cũng như triệt tiêu toàn bộ những biểu tượng văn hóa của Âu Lạc, thiết lập một hệ thống hành chánh hoàn toàn mới và cây trụ đồng ngạo nghễ với hàng chữ “Đồng trụ chiết. Giao chỉ diệt”. Một biểu tượng của sự hãnh tiến của bạo lực và xâm lược. Rất nhiều sử gia sau này diễn dịch cái biểu tượng này như là một lời đe dọa để làm cho nhân dân Âu Lạc lo sợ và không dám nổi loạn nữa. Lo sợ thì có lo sợ, nhưng nổi lọan thì vẫn cứ nổi loạn. Và song song theo đó vẫn còn một nguồn lực khác đang lưu chảy trong lòng nhân dân Âu Lạc với một sức mạnh vô biên, nó âm thầm đối kháng lại với sự hà khắc nghiệt ngã và lòng tham vô độ của các quan lại Tàu. Song song theo đó thì có những tên quan Tàu có chính sự đàng hoàng, nhưng ẩn giấu phía sau cái chính sự đàng hoàng ấy là một âm mưu vô cùng hiểm độc như Tích Quang, Nhâm Diên trước đó và tiếp theo sau là Hạ Phương, Nhiếp, Triệu Xương, Đào Hoàng, Cao Biền… Chúng tạo ra sự yên bình trong cuộc sống của người dân và từng bước  thu phục nhân tâm bằng những quyền lợi vật chất, bằng thứ “liêm sĩ, lễ nghĩa củ từ”, trước tiên là chúng đặt các địa danh bằng tiếng Hán, với mục đích rất rõ ràng là tiêu diệt chữ viết, tiếng nói, rồi chia tách sát nhập liên miên nhằm hủy hoại sự liên kết của cộng đồng Âu Lạc, chúng nhân danh “khai hóa” để mở trường học dạy chữ Hán và lễ nghĩa, thay đổi phong tục tập quán của nhân dân Âu Lạc. Điển hình cho loại quan lại chính sự đàng hoàng này là Sĩ Nhiếp với cái học hàm Nam Giao học tổ đến buồn cười (khổ thay gần hai thiên niên kỷ rồi mà vẫn còn những thằng người chưa sáng mắt)

Thứ Ba, 20 tháng 11, 2018

Chương 3. Múa Gây Vườn Hoang



Chương 3. Múa Gây Vườn Hoang


THỜI KỲ CHỐNG VĂN HÓA NÔ DỊCH  VÀ KHẲNG ĐỊNH MỘT QUỐC GIA (111tcn-880scn)

Tôi không chấp nhận cái nhóm từ “ thời kỳ bắc thuộc” mà trong các cuốn sử đã ghi và cho đến hôm nay còn có rất nhiều người sử dụng.
Thử nhìn lại lịch sử và nghiêm túc soát xét một cách thật khách quan về các vấn đề sau để tìm xem Văn Hóa Việt Nam được xây dựng và phát triển ra sao.

1.049 NĂM GIỮ GÌN ĐẤT NƯỚC VÀ VĂN HÓA DÂN TỘC.

1. Cuộc chiến giữ nước không giống ai
Sự thôn tính của Hán tộc vô cùng bạo liệt. Gần một trăm tộc Việt lần lượt bị đồng hóa bởi tư tưởng, văn hóa và các lĩnh vực khác, một số khác thì tuôn ra biển đông tìm về phương nam ở Bắc Bộ ngày nay và tạo nên Lạc Việt, một số khác dạt về Tây nhập vào Âu Việt vùng Quảng Tây và tây bắc Bắc bộ ngày nay tạo nên sự gắn kết lần nữa của Núi Non và Sông Nước để sau này các nhà viết sử gọi là Âu Lạc của An Dương Vương, mà ông An Dương Vương vẫn còn đó những mơ hồ, nhưng Âu Lạc (núi, sông) thì đã rõ và còn mãi đến hôm nay.
Năm 230tcn nhà Tần thống nhất Trung Quốc, tiến hành một cuộc cải cách sâu rộng. Tư tưởng Nho Giáo hình thành và trở thành tư tưởng chủ đạo trong đời sống xã hội Trung Quốc từ trước đó hơn ba trăm năm gần như bị xóa sổ.
Nhưng không vì thế mà mà Tần Thủy Hoàng không nhìn về phương Nam. Đồ Thư mang quân nam tiến, lao vào một cuộc chiến tranh không đối thủ.

Thứ Tư, 14 tháng 11, 2018

HOA LAN



Rất thú vị. 12 khỗ thơ viết về Hoa Lan. Người xưa không chơi hoa mà thưởng thức hoa. Hoa nở tự nhiên trong vườn, có chăm sóc nhưng không gò ép. Tôn trọng một cách tuyệt đối dáng vẻ tự nhiên và những câu thơ cũng thế. Hoa nụ, hoa nở, hoa tàn. Người xưa cảm thụ một cách sâu sắc. không đắm đuối với sắc hương,  không hời hợt với úa tàn Mỗi trình tự chuyển hóa đều có một nét đẹp riêng của nó.

Tạ Thiên Huân
Tạ Thiên Huân 謝天燻 hiệu Thoái Viên 退園, chưa rõ sinh và mất năm nào, quê quán ở đâu. Từng làm quan vào đời Trần, đến chức Tả tham tri chính sự. 



蘭其一
為愛幽叢僕屢更,
孤吟不覺夜窗明。

偶然拾得花中趣,

習習香風筆底生。


Lan kỳ 01 
Vị ái u tùng bộc lũ canh,

Cô ngâm bất giác dạ song minh.

Ngẫu nhiên thập đắc hoa trung thú,

Tập tập hương phong bút để sinh.

Tạ Thiên Huân

Khoái nhánh lan rừng ghé lại thăm
Bóng trăng rót xuống giọng thơ ngâm
Chợt đâu trong lúc say sưa ấy
Dưới bút len vào ngọn gió thơm
Quán Tâm Nguyễn Hiền Nhu

Thứ Tư, 7 tháng 11, 2018

NGHĨ VỀ VIỆT NAM SỬ LƯỢC VÀ TRẦN TRỌNG KIM


NGHĨ VỀ VIỆT NAM SỬ LƯỢC VÀ TRẦN TRỌNG KIM
 MAI KHẮC ỨNG

Thứ bảy, 26 Tháng 12 2009 06:30
http://www.vanhoanghean.com.vn/chuyen-muc-goc-nhin-van-hoa/nhung-goc-nhin-van-hoa/nghi-ve-viet-nam-su-luoc-va-tran-trong-kim
tăng kích thước chữ
Tôi ra đời 14 năm sau, ngày Trần Trọng Kim cho phát hành (1921) cuốn “Việt Nam Sử Lược”. Chính phủ Trần Trọng Kim xuất hiện trước Chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà lâm thời 5 tháng. Suy nghĩ của tôi về cuốn “Việt Nam Sử Lược” và Chính phủ Trần Trọng Kim, xin được phép đặt trong hai thời đoạn cụ thể đó.
1;Tên tôi là Mai Khắc Ứng nên thời học tại khoa Sử trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, hễ kiểm tra miệng xếp theo thứ tự A,B,C thường là người được hỏi sau cùng. Một buổi chiều cuối năm 1962, sau hồi kẻng “thu không” khoảng mười lăm phút, tôi theo Thầy Trần Quốc Vượng ra khỏi lớp. Lúc đó, mấy lối đi về phía nhà ăn của Ký túc xá Láng học trò trường Trung học Trung Hoa và sinh viên Khoa Xã Hội trường Đại Học Tổng Hợp đã gõ đũa vào bát lanh canh.
Là một học sinh xuất thân từ trường Bổ túc Văn hoá Công Nông Nghệ An, vì trường ở Cổng Chốt cháy phải ra Đông Triều rồi vào Đại học, tôi có tuổi đời xấp xỉ tuổi Thầy, nên tình thầy trò cũng là tình anh em. Thân thiện và cởi mở đã tạo cho tôi nhiều cơ hội gần gủi các Thầy.
Đi dọc hành lang từ lớp ra đường trục, Thầy Vượng đảo mắt rất nhanh rồi khe khẻ nhắc tôi “Hãy tìm cuốn Việt Nam Sử Lược của Trần Trọng Kim mà đọc”. Lời căn dặn dè dặt chỉ đủ cho tôi nghe nhưng sao mà ấm áp vậy. “Việt Nam Sử Lược” như một dòng sữa ngọt rót vào tâm hồn tôi từ buổi chiều đáng nhớ đó.

Thứ Bảy, 3 tháng 11, 2018

Chương 2. MÚA GÂY VƯỜN HOANG


Chương 2. MÚA GÂY VƯỜN HOANG


CA DAO VÀ THƠ

A. Những ngẫm nghĩ về ca dao
Mẹ ru cái lẽ ở đời
Sữa nuôi phần xác, hát nuôi phần hồn
Bà ru mẹ… Mẹ ru con
Liệu mai sau các con còn nhớ chăng?
Nguyễn Duy

Tiếng nói tuyệt diệu để thể hiện tư tưởng t do Âu Lạc là... Ca Dao hay chính xác là Thơ. 
Ký ức không cho tôi nhớ lại những lời mẹ tôi ru trong những ngày đầu đời, nhưng tôi có thể cảm nhận được sự ngọt ngào trong những lời ru ấy. Khi đã lớn khôn rồi gặp khó khăn trong cuộc sống tôi lại về với mẹ hoặc khi cảm sốt mà có mẹ gần bên, tôi có cảm giác như nghe lại được lời ru ấy. Trong cuộc sống, khi đi đó đi đây tôi nghe ai đó ru cháu, ru con, ru em, tôi cũng có cảm giác như mẹ ru mình. Tôi không nhớ hết được, thậm chí gần như không nhớ gì nội dung những lời ru ấy. Nhưng giọng ru của mẹ tôi thì không bao giờ tôi quên được. Tất nhiên là lời mẹ tôi ru những đứa em tôi. Bây giờ thì mẹ tôi đã mất rồi, nhưng giọng ru ấy thì vẫn còn đây, khi tôi nhớ mẹ và cả khi viết những giòng này.
Lớn lên một chút, tôi sống với ông nội. Những đêm trời trong gió mát hay những buổi trưa hanh nắng tôi lại nghe ông nội nói thơ, thỉnh thoảng ông lại hát hay hò thơ… Bạch Viên Tôn Các, Lục Vân Tiên, Thoại Khanh Châu Tuấn…v…v
Tôi đến trường năm tôi năm tuổi, không phải đến bằng con đường đàng hoàng như người ta. Tôi đến trường vì sự nghịch ngợm làm ông nội chịu hết xiết, nên ông đem tôi gởi cho ông thầy giáo quen, lúc thầy đang dạy một lớp học trong làng mà học trò đâu chừng hơn một chục và kẻ lớn, người nhỏ chẳng đều nhau. Và khi tôi yên vị ở dãy bàn cuối lớp mà chẳng có cuốn tập cây viết nào. Tôi được nghe thầy giảng hai câu:
Bầu ơi thương lấy bí cùng,
Dẫu rằng khác giống nhưng chung một giàn…
Thầy giảng, tôi dỏng tai nghe. Kết quả là tôi không hiểu gì ráo. Nhưng hai câu đó tôi nhớ như in.
Rồi khi lớn lên một chút, thay vì loăng quăng với những trò chơi con nít thì tôi lại bắt đầu bằng một thứ trò chơi không giống ai, đi theo một ông cụ hàng xóm chăm chút những dây bầu dây bí, những khóm bông mười giờ, bông móng tay… và… những bài học thuộc lòng với những câu thơ ngăn ngắn. Màu xanh cây lá, màu lục của các chồi non, những giòng thơ êm êm mở ra những khung trời mộng mơ bé xíu.
Thế rồi… con đường học hành của tôi là con đường… lu bu cùng với thơ. Tôi tập làm thơ. Tập gần hết cuộc đời mình, từ một tên lu bu, tôi trở thành kẻ lơ mơ và bây giờ ngồi viết những giòng cũng rất lơ mơ. Thực tình tôi viết những giòng này cũng không biết để làm chi. Thôi cứ gọi là một lời tâm sự gởi đến người thân và bạn bè. Con đường tôi đi nó chông chênh thế ấy, mơ màng thế ấy và vì thế luôn luôn đối diện với khó khăn, thiếu thốn. Tôi không thể nào làm gì được khi mà không có thơ người, không có thơ tôi. Tôi dốt toán, cộng trừ nhân chia lam nham thì được, tính lời, tính lỗ thì thua. Thôi thì nghe lời Cụ Tiên Điền vậy:
Ngẫm hay muôn sự tại trời,
Trời kia đã bắt làm người có thân.
Bắt phong trần phải phong trần,
Cho thanh cao mới được phần thanh cao. (Kiều)
Hai số phận ấy; phong trần và thanh cao, tôi chẳng biết cái nào hay cái nào dở. Bởi vì phong trần thì tôi biết quá rành, nghĩa là cứ lu bu lang bang suốt thì không gió bụi là gì. Còn thanh cao thì chưa bao giờ nghe ai nói tôi là thanh cao, mà có nói thì tôi cũng chẳng biết thanh cao là cái quái gì. Thành ra vô phương so sánh. Hổng biết nên trách hay cám ơn ông trời đây ta.
Có nhiều lúc, tôi ngồi nhớ lại mọi chuyện đã xảy ra trong đời mình, từ những xúc cảm đến những hình ảnh đã từng lướt qua trước mắt, cả những việc làm đầy những trúng trật, đúng sai của mình. Có những thứ trở thành kỷ niệm, có những chuyện muốn quên đi và cả những điều tưởng chừng chìm đâu mất, bổng dưng hiển hiện trở về, lúc đó, những khái niệm đúng sai, trúng trật đều không còn nữa. Tất cả làm cho tâm hồn lắng xuống rồi gợi thành những ước vọng của ngày mai, ngày mốt hay xa hơn. Thậm chí, còn mường tượng ra cái ngày mình ngủm nó ra làm sao nữa. Không hiểu người khác có như thế không? Nhưng tôi thì là vậy. Cứ tưởng là khi tâm hồn lắng xuống là như giòng sông phẳng lặng. Nhưng không phải thế, vẫn còn đó những ngọn sóng, chẳng qua là nó êm đềm hơn hay là chìm xuống và chờ một cơn gió. Đúng là cái đầu lu bu.
Từ những lần như thế, càng lúc nó càng dẫn dắt những hiểu biết còm cõi của tôi lang thang vào một nơi mà tôi thích nhất. Những vần điệu êm đềm. Thơ.
Ai đó, thích một cái gì, dù tốt hay xấu cũng đem hết đời mình mà lăn vào. Thậm chí còn lăn qua lộn lại trăm bề. Và cái không khí họ thở luôn luôn đậm cái mùi mà họ thích; Không khí của nhà kinh doanh, nhà tài chính luôn luôn đậm đặc hơi tiền. Của nhà hóa học thì đầy mùi hóa chất. Của tay nghiện rượu thì nồng nặc hơi men. Của nhà khảo cổ thì chỉ là mùi ẩm mốc, rêu phong. Của nhà đạo đức hay những anh công an, cảnh sát thì ngửi ở đâu cũng có mùi tội lỗi… Tôi cũng không ngoại lệ. Nhưng không khí của tôi thì rất mơ hồ, chừng như có, chừng như không, như mơ mơ, như thật thật. Cái không khí ấy gần như trùm phủ lấy mọi người, dù người đó không thích thơ, chẳng biết trên đời này có thơ. Tôi không nói quá đâu? Một Chí Phèo, một Thị Nở và cả một ai đó mà bị cuộc sống xô vào nơi dung tục, nói năng bạt mạng, không một chữ lộn lưng. Nhưng khi mà họ thấy lòng mình rung cảm trước một điều gì đó. Xin thưa, đó là tô cháo hành, là rung cảm, là thơ. Nói một cách rõ ràng hơn, sự rung cảm của con người trước sự việc, sự vật và trước một người nào đó, có thể là cả những con vật, cội cây nào đó, đều rất đáng để nên… thơ. Có điều là họ không viết ra thôi, có thể vì họ không viết được hay không thích hoặc đang bận buông mình vào thứ khác, nhưng trong lòng họ đang thì thầm, miệng họ có khi còn lẩm bẩm. Chính cái đó làm cho con người sống, vì những thứ đó là thơ. Nói tóm lại “…thơ là vần điệu của ngôn ngữ, nhưng trước nhất phải là vần điệu của tấm lòng…” Có thể muôn loài cũng vậy. Chẳng qua là chúng ta không hiểu được đấy thôi.
Đường xanh chi bấy cỏ ven bờ.
Cho bước chân về chớm ngẩn ngơ.
Chó vện gọi bồ ủng ẳng,
Gà con lạc má lơ ngơ.
Dưới  sông con cá long rong ruổi,
Trong nắng chuồn chuồn lất phất phơ.
Ai đó kèm nhèm hai mắt ngó,
Nghe buồng phổi nhẹ một hơi thơ.
Tôi đã từng viết như vậy, xin đừng hiểu lầm là tôi biết rõ tâm tình của vạn vật. Chẳng qua là vạn vật tặng tôi thơ. Chỉ có vậy.
Nhưng biết đâu những tiếng thì thào của cành lá, rì rào của sóng nước, tiếng tí tách của mưa rơi, những long lanh của nắng ban mai, trầm tư của ráng chiều… cả tiếng lào xào của sỏi đá. Những âm thanh, dáng vẻ của tạo vật đang chuyển tải đến lòng ta những rung cảm của sự cộng sinh. Sẽ cảm nhận được mà, nhất là những con người có tấm lòng hiền như… thơ. Có ai mà không từng rung động trước âm thanh ấy, dáng vẻ ấy và cả những tiếng chim hót, vịt kêu, gà gáy, chó sủa, heo la, con trâu, con bò nghé ngọ… và cuối cùng là giọng nói nhỏ nhẻ của cô hàng xóm. Tất cả những thứ đó cho ta êm đềm, dù có lắm lúc chói tai. Nhưng đó là cảm xúc chủ quan của ta, mà chúng ta thấy khi thì rất thơ mà cũng có lúc lại không thơ. Nhưng khi đã khách quan hơn thì đó là vần điệu của tạo hóa, trong đó có vần điệu của loài người và có thể là vần điệu của muôn loài. Bây giờ khi chúng ta được cổ nhân truyền lại một sản phẩm vô giá đó là chữ viết. Chữ viết ghi lại những vần điệu của lòng ta và ta gọi những là thơ, là nhạc. Nhưng trước khi trở thành thơ thành nhạc thì đó là… Ca Dao.

Thứ Năm, 1 tháng 11, 2018

Chương 1. Múa gậy vườn hoang


Chương 1. Múa gậy vườn hoang





Một Thoáng Lơ Mơ Về Cổ  Sử
            A. Những giòng sử về thời kỳ dựng nước cùng với những tên người, địa danh khó chấp nhận.
            Theo sữ cũ. Tục truyền rằng vua Đế Minh là cháu ba đời vua Thần Nông, đi tuần thú phương nam đến núi Ngũ Lĩnh (thuộc Hồ Nam Trung Quốc) gặp một nàng tiên, lấy nhau và sinh ra người con tên là Lộc Tục. Sau Đế Minh truyền ngôi lại cho Đế Nghi làm vua phương bắc và phong cho Lộc Tục làm vua phương nam, Xưng là Kinh Dương Vương, quốc hiệu là Xích Quỷ.
Bờ cõi của Xích Quỷ bấy giờ, phía bắc giáp Động Đình Hồ, phía nam giáp Hồ Tôn (Chiêm Thành), phía tây giáp Ba Thục (Tứ Xuyên), phía đông giáp Biển Đông.
Kinh Dương Vương làm vua nước Xích Quỷ vào khoảng năm Nhâm Tuất (279tcn?) và lấy con gái Động Đình Đình Quân là Long Nữ, sinh ra Sùng Lãm. Sùng Lãm nối ngôi xưng là Lạc Long Quân.
Lạc Long Quân lấy con gái Đế Lai tên là Âu Cơ, đẻ ra một bọc trăm trứng, nở được một trăm con trai. Lạc Long Quân bảo Âu Cơ: Ta giòng dõi Long Quân, nhà người giòng dõi thần tiên, ăn ở lâu không được; nay được nmột trăm đứa con thì nhà ngươi đem năm mươi đứa lên núi, còn năm mươi đứa thì ta mang về biển Đông.
Gốc tích này có lẽ từ Lạc Long Quân về sau, nước Xích Quỷ chia ra những nước nhỏ gọi là Bách Việt. Lạc Long Quân phong người con trưởng sang làm vua nước Văn Lang, xưng là Hùng Vương.
Cứ theo sử cũ thì nước văn Lang chia ra 15 bộ:
1. Văn Lang (Bạch Hạc)
2. Châu Diên (Sơn Tây)
3. Phúc Lộc (Sơn Tây)
4. Tân Hưng (Hưng Hóa, Tuyên Quang)
5. Vũ Định (Thái Nguyên, Cao Bằng)
6. Vũ Ninh (Bắc Ninh)
7. Lục Hải (Lạng Sơn)
8. Ninh Hải (Quảng Yên)
9. Dương Tuyền (Hải Dương)
10. Giao Chỉ (Hà Nội, Hưng Yên, Nam Đinh, Ninh Bình)
11. Cửu Chân (Thanh Hóa)
12. Hoài Hoan ( Nghệ An)
13. Cửu Đức (Hà Tĩnh)
14. Việt Thường (Quảng Bình, Quảng Trị)
15. Bình Văn (?)
(Thực ra, những tên gọi mang âm Hán Việt này xuất hiện khi Triệu Đà thành lập nhà nước Nam Việt nhưng không phổ biến lắm, rồi khi nhà Hán dứt nhà Triệu xâm lăng Nam Việt, Âu Lạc rơi vào thời bắc thuộc lần thứ 1, nhà Hán thiết lập một hệ thống hành chính mới với những cái tên như trên, nhưng khi nói thì nói bằng tiếng Tàu, mãi về lâu về dài khi nhân dân Âu Lạc tự tạo ra âm Hán Việt để đọc chữ Hán, nên mới có những tên người và địa danh rặt Tàu: Thí dụ: Thiên >Trời =, Địa>đất=, Tử>mất=, Tồn>Còn= ,  Tử>Con=, Tôn>Cháu=…)
Hùng Vương đóng đô ở Phong Châu (Bạch Hạc, Hưng Yên) đặt tướng văn là Lạc Hầu, tướng võ là Lạc Tướng, con trai vua là Quan Lang, con gái vua là Mị Nương, các quan nhỏ gọi là Bồ Chính. Quyền chính trị thì cứ cha truyền con nối, gọi là phụ đạo.
(VNSL của Trần Trọng Kim)
Sử ghi như vậy. Nhưng tôi thì… tôi không chịu.

Chủ Nhật, 28 tháng 10, 2018

ĐÔI LỜI CÙNG CÁC BẠN


Cùng tất cả các bạn đã từng đến thăm Blog Người Nhà Quê
Tôi, một lão già “văn dốt vũ dát” tài đã hèn mà chí lại bự làm một cú múa gậy vườn hoang bằng những hiểu biết tẹp nhẹp của mình, rồi quăng lên Blog Người Nhà Quê được 4-5 chương rồi tịt.

Hôm nay được sự động viên của bạn bè đưa gậy cho múa tiếp nên sắp xếp lại cho tròn trịa. Những chương và và những bài viết liên quan, xin phép gỡ bỏ để biên tập lại cũng như sửa lỗi chính tả và lỗi vi tính
Chân thành cám ơn sự quan tâm của các bạn.

Quán Tâm Nguyễn Hiền Nhu

Chủ Nhật, 9 tháng 9, 2018

CHƯA BAO GIỜ CÓ MỘT BUỔI SÁNG BUỒN NHƯ HÔM NAY


CHƯA BAO GIỜ CÓ MỘT BUỔI SÁNG BUỒN NHƯ HÔM NAY








Trong những ngày vừa qua, trên internet, nhất là mạng xã hội FB, mọi người đang ồn ào về quyển sách GK Tiếng Việt lớp 1 của ngài GS Hồ Ngọc Đại. Mọi kiểu chế giễu, chửi rủa về phương pháp đánh vần vuông, tròn, méo mó hay Cờ Lờ Mờ Vờ và cả những clip của ông HNĐ nhằm bảo vệ cho phương pháp dạy học của mình với những luận điệu rất ư Bùi Hiền hay Đoàn Hương, nghĩa là đánh giá các PHHS là “một đám quần chúng không biết gì”.
Dư luận phẫn nộ và càng hò hét dữ với những lập luận cũng không kém phần ‘văng quá”
Có một điều là tất cả đều tập trung vào cáo C,K,Q dồn vào một cục Cờ và cách chỉ hình vuông, tròn, méo mó (tam giác) mà đọc vanh vách câu ca rao “ Tháp Mười đẹp nhất bông sen/ Miền Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ”.
Nhưng tất cả hình như đã quên nội dung của những bài tập đọc trong cuốn sách ấy cho đến khi Facebooker LTĐ đưa lên một Stt so sánh nội dung của những bài tập đọc hai quyển sách GK của chế độ VNCH và Tiếng Việt lớp 1 của ông GS HNĐ, thì Facebooker Uyên Phương đưa ra một loạt dẫn chứng thì mọi người mới hết hồn. Hóa ra, ngoài cái kiểu dạy theo Công Nghệ Giáo Dục gì đó, còn có những nội dung thuộc dạng “trời thần” bơm vào đầu óc trẻ em, ngoài cái kiểu đọc chữ vuông, tròn, méo mó phi tuyền thống không giống ai còn có cả những bài học nhằm bơm vào đầu óc trẻ em tính cách láu cá. Những khái niệm lễ độ, lòng thương người, tính biết ơn, thái độ tôn trọng kỹ luật… những tính cách cơ bản của con trẻ cần phải học hoàn toàn bị xóa sạch
Bình tĩnh mà nghĩ lại, đấy không phải là một vần đề đơn giản là dạy trẻ em cách đọc và viết cho đúng chính tả, mà đây là một vấn đề lớn lao hơn, muốn xây dựng một nền văn hóa khác hơn nền văn hóa đang tồn tại và bị thui chột lần hồi theo định hướng XHCN. Hay nói trắng ra là văn hóa Xã Hội chủ nghĩa.
Xâu chuổi lại hiện tượng Bùi Hiền, Đoàn Hương và hàng loạt những cuốn tự điển tiếng Việt không giống ai, những cải cách giáo dục như cãi lộn và quyển sách Tiếng Việt lớp 1 của ông HNĐ (và hàng loạt sách GK các môn học ở mọi cấp học khác)… Tất cả đều nằm trong quy trình “Định hướng”.
Những phản biện đầy tâm huyết, dù lịch sự hay ồn ào, giận dữ rồi sẽ chìm sâu vào quên lãng bởi những bát nháo trong ngành giáo dục và cả những phạm trù khác của xã hội Việt Nam hiện nay.
Ôi tội nghiệp cho con cháu chúng tôi. Con cháu của những  “quần chúng không biết gì”

Thứ Bảy, 11 tháng 8, 2018

Vợ Quê


Sống bên nhau năm mươi năm, một tháng lẻ tám ngày. Tôi và vợ tôi lủng lẳng bên nhau, cằn nhằn, khó khăn, khổ đau và… không dứt nhau ra được để bây giờ mới viết cho bà ấy mấy giòng. Chắc có lẽ bà ấy không đọc được. Nhưng có lẽ bà ấy hiểu rõ cái lủng lằng của bà ấy nghĩ gì. 10.8.2018



Vợ Quê

Mưỡu
Trời xui cưới phải vợ quê
Tưởng đâu phận rủi ai dè duyên hên
Phấn son chẳng chịu đua chen
Áo quần lành sạch chê khen không màng
Giữ câu xấu thiếp hỗ chàng
Lời ăn tiếng nói dịu dàng dễ nghe

Thứ Bảy, 4 tháng 8, 2018

ÔNG VÀ THẰNG

ÔNG VÀ THẰNG

Ngồi trong quán cơm bụi,
Giật mình nghe dân tình
Gọi Ông Diệm, Ông Thiệu,
Ông Kỳ và Ông Minh.

Rồi chính những người đó,
Chán nói thời Cộng Hòa,
Quay sang nói, nhận xét
Về lãnh đạo nước nhà.

Thứ Sáu, 3 tháng 8, 2018

GIẬN QUÁ


GIẬN QUÁ



Anh giận em bởi vì hương tóc ấy
Cứ nồng nàn và dấp dới vây quanh
Anh đắm đuối suốt ngày này tháng khác
Chưa bao giờ có một phút ở không

Anh trách em tấm thân đầy khát vọng
Cứ cuốn anh vào bao nỗi đam mê
Và ánh mắt phủ trùm anh khắp khắp
Lãng đãng lối đi gọi mãi đường về

Thứ Tư, 25 tháng 7, 2018

Ta Và Cõi Lặng Thinh


Ta Và Cõi Lặng Thinh



Viết trong cơn say để cám ơn ly rượu với hương vị nồng nàn.
Cám ơn em và nụ cười làm ngây ngất cả nhân gian.
Có một thời ta thấy mình chút xíu, thua sút tất cả mọi người. Nhưng khi biết ngồi một mình với ly rượu trên tay, giữa thinh lặng mênh mông của buổi chiều tàn và lắng nghe hương vị cay nồng, thơm thơm tan ra, ngấm trên đầu lưỡi, ta lại cảm thấy mình to lớn hơn và tài hoa hơn. Ta nhận ra, ta là trung tâm của cái thế giới huyền ảo và đầy hỗn mang này. Thậm chí cả cái vũ trụ mù mịt vô biên. Nhưng lúc này đây lại thân quen và gần gũi. Hốt nhiên, cái cảm giác hơn thua không còn nữa.
Cám ơn ly rượu với hương vị nồng nàn làm ngây ngất cả nhân gian.

Ta đã có một thời để những cơn tỉnh, cơn say dẫn dắt đi vào cõi xô bồ của cõi quàng xiên. Đã lỗi lầm, đã tự tàn phá bản thân từ tâm hồn cho đến thể chất. May thay, điều này chưa bao giờ gây tác hại cho ai, nhưng đã để lại chung quanh ta không biết bao nhiêu phiền lụy. Thế mà tất cả đều nhìn ta im lặng và mỉm cười. Ta nhận ra trong những nụ cười bao dung ấy sự cảm thông.
Cám ơn ly rượu với hương vị nồng nàn.
Cám ơn nụ cười đã làm cho buổi chiều thêm đẹp.

Thứ Bảy, 21 tháng 7, 2018

Ý NGHĨ BUỒN BUỔI SÁNG.


Ý NGHĨ BUỒN BUỔI SÁNG.



Không người lính nào từng đi qua chiến tranh
Sẽ sống sót và trở về nguyện vẹn
Dù thân thể có hay không vết đạn

Vì chiến tranh không phải để nguyên lành

Có một cái gì trên huy chương đầy ngực
Sẽ cướp đi một chàng trai và trả lại một người hùng
Huy chương đẹp sẽ treo trong tủ hẹp
Chờ những ngày trời đẹp sẽ đem trưng

Thứ Năm, 19 tháng 7, 2018

LANG THANG VỀ HAI KHOẢNG LẶNG



LANG THANG VỀ
HAI KHOẢNG LẶNG
Quán Tâm Nguyễn Hiền Nhu



PHẦN I

HỌ HỒNG BÀNG – NƯỚC XÍCH QUỸ VÀ
NHÀ NƯỚC VĂN LANG  (2879tcn - 43scn)

Sách xưa lần giở ra xem lại
Người cũ mờ trong nét chữ mờ
Lời cũ thì thầm bao nhắn nhủ
Người nay liệu có nhớ người xưa

Tục truyền rằng cháu ba đời của vua Thần Nông là Đế Minh đi tuần thú phương nam, gặp nàng tiên ở núi Ngũ Lĩnh (Hồ Nam Trung Quốc) và sinh ra Lộc Tục. Sau Đế Minh truyền ngôi cho con là Đế Nghi làm vua phương Bắc, Lộc Tục làm vua phương Nam. Lộc Tục xưng là Kinh Dương Vương. Đặt tên nước là Xích Quỹ (2879 BC).
Nước Xích Quỹ bắc giáp hồ Động Đình (Hồ Nam), nam giáp Hồ Tôn (sau này là Chiêm Thành), đông giáp Nam Hải, tây giáp Ba Thục (Tứ Xuyên).
Kinh Dương Vương lấy con gái Động Đình Quân là Long Nữ, sinh ra Sùng Lãm. Sùng Lãm nối ngôi xưng là Lạc Long Quân. Lạc Long Quân lấy con gái Đế Lai là nàng Âu Cơ, sinh ra một bọc có trăm trứng, nở ra được một trăm con trai. Một hôm Lạc Long Quân nói với Âu Cơ rằng:” Ta là giống rồng nàng giống tiên, nên chia nhau mỗi người năm mươi con, Ta dẫn xuống biển, nàng đưa con lên núi”. Rồi phong cho con trưởng làm vua. Vua xưng là Hùng Vương, đặt tên nước là Văn Lang, đóng đô ở Phong Châu (Vĩnh Phúc). Tục truyền rằng từ đây ở vùng đất phía Nam sông Dương Tử, còn gọi là sông Trường Giang, có nhiều bộ tộc người Việt sinh sống nên gọi là Bách Việt. Vua Hùng truyền ngôi được18 đời. Quan văn gọi là Lạc Hầu, quan võ gọi là Lạc Tướng, con trai vua gọi là Quan lang, con gái vua gọi là Mỵ nương, các quan nhỏ gọi là Bồ Chính, đời đời cha truyền con nối gọi là phụ đạo. Vua Hùng chia nước ra 15 bộ và cắt cử các anh em đứng đứng đầu mỗi bộ. Mười lăm bộ là; Giao Chỉ, Chu Diên, Vũ Ninh, Phúc Lộc, Việt Thường, Ninh Hải, Dương Tuyền, Lục Hải, Vũ Định, Hoài Hoan, Cửu Chân, Bình Văn, Tân Hưng, Cửu Đức, Văn Lang. Về tên gọi của mười lăm bộ thì các sách Việt Sử lược của Sử Hy Nhan, Dư Địa Chí của Nguyễn Trãi, Lịch Triều Hiến Chương Loại chí của Phan Huy Chú ghi không giống nhau về tên gọi cũng như cương vực. Các tên trên ghi theo Dư Địa chí của Nguyễn Trãi.

Thứ Ba, 17 tháng 7, 2018

Một Chút Men Xưa


Một Chút Men Xưa



Mỗi khi đọc Nguyễn Trãi, tôi nhận ra mỗi lần được một chút hồn quê. Lâu ngày chầy tháng, cái hồn quê ấy cứ thấm đẫm vào và làm tôi thay đổi, đổi thay cụ thể thế nào thì tôi không thể nào xác định. Nhưng con đường làng lầy lội bổng dưng trở nên đẹp hơn, những cỏ cây hoa lá rất tầm thường (như tôi từng nghĩ) hốt nhiên lung linh màu sắc, thoang thoảng hương thơm, kể cả cái gốc tre đen xám trước cổng nhà tôi. Ở đây tôi không dám nhắc đến cái số phận nghiệt ngã của Cụ. Một số phận làm nhói đau hàng triệu trái tim hậu thế.

Cứ thế, mà tôi đọc Nguyễn Trãi, và cái cuối cùng đọng lại trong tôi là;

Danh chăng chuốc, lộc chăng cầu
Được ắt chẳng mừng, mất chẳng âu
Có gió nhiễu sông, mây nhiễu cửa
Còn thơ đầy túi, rượu đầy bầu
Người tri âm ít, cầm nên lặng
Lòng hiếu sinh nhiều, cá ngại câu
Mấy kẻ công danh nhàn lẳng đẳng
Mồ xanh cỏ lục thấy ai đâu

Thứ Năm, 12 tháng 7, 2018

CÁI LỚN GIÒNG SÔNG TRĂNG




Cả thế giới đang nhốn nháo vì thiên tai bão lụt, chiến tranh Thương mai, chiến tranh súng đạn và ở trong nước thì cũng không kém um sùm. Lỗi tại ai?. Nguyên nhân do đâu? Có trời mà biết. Nhưng chắc chắn là do con người khô cạn với tình yêu (cũng như lời cảnh báo của minh quân TBT Nguyễn Phú Trọng: “ chán Đảng, khô Đoàn”. Quả là đáng lo, thật sự phải lo khi con người với con người nhìn nhau bằng đôi mắt hình giấy bạc.
Ta buồn quá, ta về quê bằng tàu đò để tỉm lại tình yêu trên giòng sông cũ, đêm hạ huyền không trăng và ta nhớ một vầng trăng. 11.7.2018

  CÁI LỚN GIÒNG SÔNG TRĂNG

             Chấp chới mãi giòng sông như vô tận,
Lọc tâm hồn trong suốt, sóng lao xao.
Lòng đắm say tím màu hoa say đắm,
Thương trôi ra để gây nhớ. Trôi vào.

Thứ Hai, 9 tháng 7, 2018

TA NHÌN TA


Ta già rùi. Buồn thấy mồ khi nhìn thấy non sông nhốn nháo Tàu Phù, đạo đức suy đồi, lắm mồm bá láp, muốn góp gì một chút cũng chẳng ai cho, mà nếu có cho chắc gì làm được thôi thì tự sướng cho khỏi bận lòng thân hữu



TA NHÌN TA

Những bầy hầy cứ biện bày trước mắt
Lời bãi bui dóc láo mãi vang rền
Già vốn yếu, nhìn nghe hoài thêm mệt
Không thấy, không nghe thì hóa ra hèn

Bọn bán nước thời nào mà chẳng có
Ít hay nhiều gì thì cũng nhăn răng
Bọn xâm lược lõ mắt dòm bao bận
Mạnh thế nào cũng thịt nát xương tan

Chủ Nhật, 1 tháng 7, 2018

Chuồn Chuồn


Chuồn Chuồn


Trưa nay ra phố chợt buồn
Tìm không thấy bóng con chuồn chuồn bay
Nắng mưa dự đoán sao đây
Để mà chuẩn bị phút giây hẹn hò
“ Chuồn chuồn bay thấp thì mưa
Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm”*
Giờ đây phố xá ầm ầm
Cây xanh đốn trụi, bụi lầm lầm bay
Rác thì mặc sức tung bay
Con chuồn chuồn bỏ phố này ra đi
Còn anh thì cứ loay hoay
Mưa bay trông nắng, nắng đầy sợ mưa
Lắm phen trớt quớt hẹn hò
Em hờn giận để câu thơ anh buồn
Nhớ ơi mấy cánh chuồn chuồn

Quán Tâm Nguyễn Hiền Nhu
* Ca dao