Chương 1. Múa gậy vườn hoang
Một Thoáng Lơ Mơ Về Cổ Sử
A.
Những giòng sử về thời kỳ dựng nước cùng với những tên người, địa danh khó chấp
nhận.
Theo sữ cũ. Tục truyền rằng vua Đế Minh là cháu ba đời vua
Thần Nông, đi tuần thú phương nam đến núi Ngũ Lĩnh (thuộc Hồ Nam Trung Quốc)
gặp một nàng tiên, lấy nhau và sinh ra người con tên là Lộc Tục. Sau Đế Minh
truyền ngôi lại cho Đế Nghi làm vua phương bắc và phong cho Lộc Tục làm vua
phương nam, Xưng là Kinh Dương Vương, quốc hiệu là Xích Quỷ.
Bờ cõi
của Xích Quỷ bấy giờ, phía bắc giáp Động Đình Hồ, phía nam giáp Hồ Tôn (Chiêm
Thành), phía tây giáp Ba Thục (Tứ Xuyên), phía đông giáp Biển Đông.
Kinh
Dương Vương làm vua nước Xích Quỷ vào khoảng năm Nhâm Tuất (279tcn?) và lấy con
gái Động Đình Đình Quân là Long Nữ, sinh ra Sùng Lãm. Sùng Lãm nối ngôi xưng là
Lạc Long Quân.
Lạc Long Quân lấy con gái Đế Lai
tên là Âu Cơ, đẻ ra một bọc trăm trứng, nở được một trăm con trai. Lạc Long
Quân bảo Âu Cơ: Ta giòng dõi Long Quân, nhà người giòng dõi thần tiên, ăn ở lâu
không được; nay được nmột trăm đứa con thì nhà ngươi đem năm mươi đứa lên núi,
còn năm mươi đứa thì ta mang về biển Đông.
Gốc tích
này có lẽ từ Lạc Long Quân về sau, nước Xích Quỷ chia ra những nước nhỏ gọi là
Bách Việt. Lạc Long Quân phong người con trưởng sang làm vua nước Văn Lang,
xưng là Hùng Vương.
Cứ theo
sử cũ thì nước văn Lang chia ra 15 bộ:
1. Văn
Lang (Bạch Hạc)
2. Châu
Diên (Sơn Tây)
3. Phúc
Lộc (Sơn Tây)
4. Tân
Hưng (Hưng Hóa, Tuyên Quang)
5. Vũ
Định (Thái Nguyên, Cao Bằng)
6. Vũ
Ninh (Bắc Ninh)
7. Lục
Hải (Lạng Sơn)
8. Ninh
Hải (Quảng Yên)
9. Dương
Tuyền (Hải Dương)
10. Giao
Chỉ (Hà Nội, Hưng Yên , Nam Đinh, Ninh Bình)
11. Cửu
Chân (Thanh Hóa)
12. Hoài
Hoan ( Nghệ An)
13. Cửu
Đức (Hà Tĩnh)
14. Việt
Thường (Quảng Bình, Quảng Trị)
15. Bình
Văn (?)
(Thực
ra, những tên gọi mang âm Hán Việt này xuất hiện khi Triệu Đà thành lập nhà
nước Nam Việt nhưng không phổ biến lắm, rồi khi nhà Hán dứt nhà Triệu xâm lăng
Nam Việt, Âu Lạc rơi vào thời bắc thuộc lần thứ 1, nhà Hán thiết lập một hệ
thống hành chính mới với những cái tên như trên, nhưng khi nói thì nói bằng
tiếng Tàu, mãi về lâu về dài khi nhân dân Âu Lạc tự tạo ra âm Hán Việt để đọc
chữ Hán, nên mới có những tên người và địa danh rặt Tàu: Thí dụ: Thiên >Trời =天, Địa>đất=地, Tử>mất=死, Tồn>Còn= 存, Tử>Con=子, Tôn>Cháu=孫…)
Hùng
Vương đóng đô ở Phong Châu (Bạch Hạc, Hưng Yên) đặt tướng văn là Lạc Hầu, tướng
võ là Lạc Tướng, con trai vua là Quan Lang, con gái vua là Mị Nương, các quan
nhỏ gọi là Bồ Chính. Quyền chính trị thì cứ cha truyền con nối, gọi là phụ đạo.
(VNSL
của Trần Trọng Kim)
Sử ghi
như vậy. Nhưng tôi thì… tôi không chịu.
B. Ông Cả Ruộng.
Ông này sống trước tôi lâu lắm, khoảng hơn 4.000 năm, nhưng phải nhận là ông thiệt hay. Tôi kể các bạn nghe nhé.
Một ngày, ông ngồi trên núi nhìn mọi người tất bật đi tuốt những hạt lú trời nhỏ xíu. Đã từ lâu ông ngẫm nghĩ., cái thứ này không mấy gì ngon nhưng được cái chắc bụng và nó mọc tràn lan mỗi khi trời mưa xuống và chín vàng khi nắng về. Nhưng người càng lúc càng đông nên hai cánh đồng bạt ngàn những lúa trời kia cũg không đủ cho họ ăn, nên thường xuyên xãy ra những cuộc giành giựt đánh nhau, có lắm anh,. Lắm chị bưu đầu sứt trán và nhiều thứ lôm côm nữa như đi hái lượm trái trong rừng rồi bị rắn rít hay thú dữ tấn công. Phải có cách gì đó để làm cho lúa nhiều thêm và…. Cách thì có cách nhưng vẫn còn lờ mờ vì những thứ lu bu nên râu tóc ông càng lúc càng dài ra rồi từ từ ngã sang màu trắng, dù ông chưa phải gìa cho lắm. Bà vợ ông thấy tội tội cho ông. Thương chồng nên bà cứ loanh quah lẩn quẩn theo ông. Hôm nay cũng như mọi khi, bà nhóm bếp nấu cho ông một nồi nước để ông uống cho ấm lòng và cũng nhờ ánh lửa sẽ xua đi cái lạnh khi sương chiều phủ xuống. Bà nhóm bếp cũng khá cực khổ, những nhánh cây khô đẫm ướt sương chiều làm như không muốn bén lửa, đã vậy gió cứ phần phật từng cơn, Khi ánh lửa hồng lên thành ngọn thì người bà cũng tươm tướp mồ hôi, và ông thì vẫn cứ vô tư, im lìm trong ngẫm nghĩ. Khi nước đã sôi, bà sẽ sàng rót ra cái chén gỗ mun thì trời đang chập choạng, bà thoáng nhận ra một mùi thơm dìu dịu và thật nhẹ, nhưng cũng chẳng để ý làm gì mà mang chén nước đến cho ông và ông hớp cái ngụm nuớc ấm áp và thơm thơm ấy, bổng nhiên trong cái chập choạng vào đêm của trời đất và của cái đầu ông như lóe lên một ánh chớp sáng loáng và rực rỡ như ánh trăng đang vươn lên khỏi chóp núi, những ngẫm nghĩ lờ mờ quấn quýt trong đầu ông dưng không đi vào lớp lang. Khi tự rà soát lại nhiều lần và biết chắc là nó đã ngay ngắn có thứ có lớp, lúc ấy, ông mới nhớ ra chén nước vợ đưa cho, còn lại một ít vừa đủ một ngụm. Ông hớp lấy và cảm nhận cái mùi vị của nó; thơm thơm, ấm ấm, chát chát, ngòn ngọt. tất cả tan vào đầu lưỡi…. rồi tất cả hòa vào người ông nhẹ hều như cơn gió. Ông lẩm bẩm:
- Cái bà này, nấu cái gì vậy ta. Lắm chuyện.
Thay vì hỏi vợ, ông lại đến bên bếp lửa và nhìn vào nồi nước. Lúc này trăng đã sáng, ánh trăng như lọt thỏm vào nồi nước trong suốt, ánh lên một màu xanh trong suốt và bên dưới là một chiếc lá màu xanh thẩm. Ông hỏibà:
- Bà ơi. Bà bỏ cái là gì trong nồi nước vậy?
Vaø oâng ñeán beân beáp nhìn vaøo noài nöôùc. Luùc naøy traêng ñaõ saùng, aùnh traêng nhö loït thoûm vaøo trong noài nöôùc trong suoát, aùnh leân moät maøu xanh maø oâng chöa thaáy bao giôø vaø beân döôùi lôø môø moät chieác laù maø xanh thaåm. OÂng baûo baø:
Bà thì đang tựa vào gốc cây ngủ gà, ngủ gật nghe ông hỏi giật mình trả lời bâng quơ:
- Ông nói cái gì?.
- Tôi hỏi bà bỏ cái lá gì trong nồi nước?
- Đâu mà có.
- Bà lại xem nè.
Bà bước đến, trăng càng cao càng, cả hai ông bà nhìn vào nối nước. Chiếc lá lấm lánh ánh trăng, lượn lờ trong làn nước trong veo xanh ngát. Nước vẫn còn nóng và tỏa một làn khói mỏng, thơm, Ông nhẹ nhàng rót ra chén rồi đưa cho bà:
- Bà uống thử xem.
Bà hớp lấy một ngụm và...
Ành đuốc được khơi sáng lên và hai ông bà săm soi, nhận dạng và nếm thử từng chiếc chiếc lá của từng cây quanh đó, cả hai nhanh chóng nhận ra.
Ánh đuốc được khơi sáng lên và hai ông bà săm soi, nhận dạng và nếm thử từng chiếc lá của từng loại cây quanh đó và cả hai nhanh chóng nhận ra. Để chắc ăn, một cuộc xem xét được làm lại bằng cách nấu một nồi nước mới và bỏ vào mấy chiếc lá. Khi ngụm nước được hai ông bà nếm thử thì cả hai cùng thốt lên một câu:
- Chà. Ngon quá. Nó đây rồi
Sau khi ấy, bà từ từ nhớ lại, khi nhóm lửa nấu nước cho ông, lúc đó gió rất mạnh, chắc là một chiếc lá bị gió bứt ra và rơi vào nồi nước. Ông tự thấy mình lẫm cẫm, nên để chắc ăn, ông với lấy những hòn đá rải rác đó đây khoanh lại gốc cây mà ông vừa hái lá.
Hai ông bà nhìn nhau. Trăng, nước và mắt cùng long lanh. Đêm ấy cả hai ông bà không về lều, ông thì bận bịu với những vầng sáng của trăng và cái sự đầu óc nhẹ tênh, còn bà thì cảm nhận cái sự thân thể mình bổng nhiên nhẹ hều. Tuổi hơi kha khá nên họ thường hay có sự trằn trọc của những giấc ngủ chập chờn đứt khoảng. Nhưng hôm nay thì không như vậy.
Khi sương đã nhiều, trăng đã xế. Những đứa con họ mới hay ba mẹ suốt đêm không về, chúng nháo nhác đi tìm và hết hồn khi nhìn thấy ba mẹ mình nằm cạnh nhau trên đỉnh đồi và chìm trong giấc ngủ yên bình.
Khi về lều, tất nhiên bà cũng không quên mang theo một ít lá, ông cả Ruộng, (cứ gọi vậy, chắc ông cũng có cái tên gì đó mà đến giờ chưa ai biết, còn cái tên cả Ruộng mãi đến sáu bảy chục lượt trăng về mới có), sai con đi mời mấy ông bạn già đến lều có chuyện. Bà thì tất bật nấu nước, lùi khoai đãi khách.
Sau khi mọi người ăn sáng bằng khoai lùi thì những chén nước xanh ấm áp với khói thơm được bưng ra mời. Ai cũng ngạc nhiên và khi hớp xong thì... cũng chỉ một lời:
- Chà. Đã quá!
- Chà. Ngon quá!
- Chà. Khoái quá!
- Chà. Sướng quá!
- Chà. Thơm quá!
... !!!
Và ông cả Ruộng bắt đầu nói cái ý của mình và mong mọi người cùng giúp. Tất nhiên mọi người bằng lòng. Và cái thứ lá tuyệt cú mèo này có một cái tên mà không cần phải bàn ra tán vào gì cho nhiều. “Chà” mà bây giờ, qua bao biến thiên của cuộc sống và ngôn ngữ nó trại ra thành Trà hoặc Chè hay gì gì đó, chẳng qua là để diễn tả cái sự sảng khoái bất ngờ khi người ta uống ngụm nước Chà đầu tiên.
Từ đó, Bà thì vẫn cặm cụi nấu Chà. Còn những ông già ấy được ông cả Ruộng nhờ đi làm toàn những chuyện gì đâu. Ông thì đếm nắng, ông thì đợi mưa, ông thì móc đất, ông thì nhìn sông, ông thì nếm nước. Những cọng dây rừng đủ loại với những nút thắt nhiều kiểu khác nhau, đoạn ngắn đoạn dài, càng lúc càng nhiều treo lủng lẳng khắp nơi, trông có vẻ lộn xộn, nhưng thật ra thì có lớp có lang. Sau này còn có hai ba ông đi vô tuốt trong trong rừng dẫn về hai con bò nghé, rồi hằng ngày cứ chăm chút chúng hơn con. Bọn trẻ thì cằn nhằn cửi nhửi đủ thứ, những ông xồn xồn kẻ thì tò mò ngắm ngó rồi góp tay, người trề môi dè bỉu “Mấy già này làm toàn những chuyện gì đâu. Dư hơi” Nhưng có một thứ không ai chê là nước Chà. Mọi người sáng sáng, chiều chiều cứ túm tụm lại vừa xì xụp uống Chà, rồi ồn ả nói toàn những chuyện gì đâu.
Gần mấy chục lượt trăng, hết tròn rồi khuyết trôi qua, một mảnh đất nhỏ xanh rờn lúa trời, rồi mưa dứt, nắng đến, chướng về, vạt lúa bắt đầu vàng rượm những bông lúa cong oằn, hạt to và mẫy hơn lúa tự mọc, kèm theo đó là những cội Chà xanh mướt rượt trước mỗi căn lều cho những búp non mà chỉ mới dòm thôi thì đã mát cả miệng. Và ngôi nhà lều của ông thì ngổn ngang những thứ hằm bà rằn, sau này người ta gọi là cày, bừa, len, cuốc, xuổng... và hai con bò vàng óng mà hiền như ông già, thỉnh thoảng còn ồ, è mấy tiếng gì đâu, chỉ vậy thôi chớ không hung sùng như thời còn ở trong rừng. Những thứ đó là kết quả của những ngày ngẫm nghĩ và làm toàn những chuyện gì đâu. Ngày tước lúa lần đầu, mọi người xúm nhau tước lúa, vọt gạo, nấu cơm và nấu Chà. Khi mọi người đã ngồi yên trước chén cơm bốc khói và chén trà thơm phức. Ông cả Ruộng bắt đầu nói về cái việc làm gì đâu của mình và mong mọi người cùng làm như thế để khỏi phải đi giành giật lúa trời. Mọi người ồn ào vâng dạ. Bổng nhiên có một giọng từ tốn vang lên: “ Đúng là cái khó nó ló cái khôn”. Mọi người lại cười lên vui vẻ. Từ đó người ta gọi ông là ông cả Ruộng, có nghĩa là ông đầu têu của việc làm Ruộng. Cái tiếng Ruộng nghe rất là mát cái lỗ tai, nó là một thứ tiếng phát ra khi người ta lội xuống nước pha trộn bùn non, là thứ tiếng phát ra khi gió đùa trên mặt lúa... là một thứ tiếng vừa thoang thoảng vừa ầm ào vậy mà làm cho lòng người yên ắng. Từ đó, ông cả Ruộng nói gì ai cũng nghe, sai gì ai cũng làm. Có những lúc ông hăng quá chỉ biết công chuyện mà thôi nên chẳng để ý gì tới ai già ai trẻ, ai yếu ai mạnh, ai khỏe ai đau... Thế là bà lại nấu chà mang đến cho ông, ngồi bên ông nhìn ông uống chà rồi tỉ tê điều này điều nọ. Ông nghe ra và thấy mình cũng đôi khi trớt quớt. Từ đó về sau, trước khi sai ai đi làm gì ông cũng hỏi “nhắm làm được không, có khỏe không”. Rôi dưng không, ngoài việc nấu Chà và chăm sóc ông, bà lại có thêm cái chuyện phải làm là chỉ cho mấy bà cái chuyện phải làm thế này, thế nọ mà những cái thế này thế nọ ấy chẳng qua là cái thế này thế nọ mà bà làm cho ông. Nhưng rồi bà cũng lây vào cái tật của ông, cứ nhìn mọi người rồi ngẫm nghĩ gì đâu, càng ngẫm nghĩ, tay chân càng ngứa ngáy. Thế là bà đi hỏi người này, người khác về cỏ cây, hoa lá... không phải để trồng hay để ngắm mà là tìm ra rồi gom góp những gì đã biết qua như ăn thứ gì để hết đau bụng, thứ gì để khỏi nóng sốt, đắp thứ gì để mau lành những vết trầy xước... Căn lều của bà càng lúc càng rộng ra, dầy ra những sợi dây thắt nút treo lủng lẳng, mà chỉ có bà mới hiểu là thắt như vậy để ghi nhớ cái gì? Lâu dần bà trở thành một bà thầy thuốc. Cũng có lắm lần bà phải mướt mồ hôi và nhói long tuôn nước mắt vì... trật.
Ông đã ngó trời, xem đất, bây giờ thì lại ngẫm nghĩ chuyện chung quanh, chuyện người với người, người với chung quanh, tập tành cho cháu con cùng làm như nhế và biết ra nhiều thứ nhiều điều. Những thứ đó theo lòng người mà ươm thành câu hát cho dễ nghe dễ nhớ như;
Kiến đen tha trứng lên cao
Thế nào mưa cũng ầm ào, nước lên
Đôi khi cũng có người khoái chí rồi bất ngờ hát lên:
Ruộng vườn mặc sức chim bay
Biển hồ lai láng cho bầy cá đua
Hay
Ai về sao được mà về
Mặt trăng còn sáng, lời thề còn đây
Từ đó, mọi thứ mỗi lúc nhiều, chuyện làm, chuyện ăn, cả chuyện chơi nữa... những câu hát như thế cũng nhiều hơn, lan tỏa, chuyền từ miệng người này, qua tai người khác. Bởi vì ông và nhóm của ông vẫn tiếp tục làm những chuyện gì đâu cho hết cuộc đời mình.
Lời nói sau cùng của ông để lại là “ Mọi người hãy nghe cho nhiều, nhìn ngó cho kỷ, nghĩ cho sâu, và làm cho tới nơi tới chốn những thứ gì mà mình nghĩ ra được, có khi trúng có khi trật, trúng thì hay còn trật thì tránh. Nhớ đấy”. Rồi ông bình thản ra đi sau khi ăn lưng bát cơm lúa trồng và một ngụm Chà xanh.
Viết tới hai tiếng Chà xanh, cái tật lơ thơ mơ của tôi trổi dậy và kềm mãi không được. Thôi thì để nó bật ra vậy.
cuộc đời lắm thứ cực lòng ta
thôi nhẹ nhàng nâng một chén Chà
sống chết cả hai đều tuyệt hảo
ngoài sân thơm ngát một cành hoa
Viết thế, nhưng sống và chết của tôi có ngon cơm như ông cả Ruộng không thì chưa biết. Bởi vì tôi có lắm thứ cực lòng, chớ ông thì có cực lòng đâu. Cứ ngẫm nghĩ, cứ làm, được cũng vui mà không được thì cũng vui luôn.
Khi ông mất, con cháu ông lúc càng đông, làng xóm của ông càng dầy. Những ngẫm nghĩ gì đâu, những công chuyện gì đâu càng lúc càng có nhiều người tham dự. Những vườn cây mướt xanh, những bầy gà tíu tít, những con heo ủn ỉnh, những con bò, con trâu nghé ngọ..., những căn lều càng thêm ấm cúng, những đồ dùng càng lúc càng nhiều... những người sống ở ven sông thì có chiếc thuyền nan, thuyền thúng, người ở núi cao thì có thêm con dê, con ngựa có khi còn cả những con voi. Tất cả đều xuất phát từ những ngẫm nghĩ gì đâu, những việc làm gì đâu. Những bụi lúa trời, lúa ma thưa dần. Những vạt lúa cứ mưa thì xanh mượt, nắng thì vàng óng cứ theo gió mà đong đưa. Đã tự làm ra được cái ăn thì cũng không thể không có cái mặc, cái chơi, những câu cười, giọng nói từ từ trở thành lời ca tiếng hát, cũng lại những ngẫm nghĩ gì đâu để trở nên càng lúc càng nhiều những câu nói gì đâu... Họ vui đùa cười nói, cùng ăn cùng làm. Già trẻ lớn bé, đàn ông, đàn bà, con trai con gái, người yếu người mạnh, sức nào công việc nấy.
Ơn trời mưa nắng phải thì
Lung thì cày cạn, gò thì cày sâu
Công lênh chẳng quản mau lâu
Ngày nay nước bạc ngày sau lúa vàng.
C. Chuyến Hành Phương Nam không mong muốn và những giòng sông nước đỏ:
Nhưng trời đất thì cũng lắm trớ trêu, lòng người càng lúc càng sáng ra nhưng cũng thêm nhiều gút mắc. Những người từ phương Bắc tới, họ được mời ăn cơm, mời uống chà. Họ khoái quá, nhưng thay vì học làm những chuyện gì đâu ấy thì họ mua, họ đổi những thứ mà nơi họ có, cũng hay. Nhưng dần dần họ thấy mắc công. Họ kéo đàn kéo lũ đến giựt lấy, chẳng những lúa, chà và cả người. Sự giựt dọc bắt đầu cho cho cái mà bây giờ gọi là “ý đồ bành trướng lãnh thổ”. Máu của những con người hiền lành đã đổ, cuộc sống thong dong đã mất đi, những câu hát chừng như nghẹn lại và...
Con cháu ông kẻ thì đành chịu, kẻ thì dắt díu theo hướng bay của chim Nác, loại chim thường bay về nam tìm thức ăn mỗi khi mùa mưa đến, xuôi về nơi có nắng có mưa, mang theo trên vai cội Chà, túi lúa và mang trong đầu những ngẫm nghĩ gì đâu và phải làm những chuyện gì đâu để sống thoải mái, yên lành. Thực sự tôi nóng mặt, nhưng khi lắng lòng, tôi mới hiểu tại sao họ như thế. Thì ra ông bà tôi luôn luôn có lý.
Cuộc ra đi cứ dài theo năm tháng, qua nhiều đời, rất nhiều đời, họ đã qua nhiều vùng đất mới và lạ, những xác thân để lại và cả những con người còn thiếu một tấm lòng. Đi đến nơi nào trồng được lúa, ươm được trà là họ dừng lại lập làng, dựng xóm… rồi lại ra đi để tránh quân cướp bóc. Bản tính hiền hòa lại thích làm theo những gì mình nghĩ ra mà không muốn ai nói ra nói vào. Những con người ấy lại lên đường với những bàn chân mới cũng ngần ấy những thứ cầm được trên tay, vác được trên vai, mang được trong đầu. Nhẹ tênh mà vững chải. Và trong từng nhóm người ấy, nhóm trước, nhóm sau, nhóm đi cách này, nhóm đi kiểu khác... Không biết rằng khi buộc phải ra đi và trong cuộc chuyến đi ấy có xảy ra những cuộc cự cãi, ạch đụi nào không? Chắc có lẽ là có, nhưng không hề là một cuộc đánh nhau, như sau này họ gặp phải.
Cho đến một ngày họ đến một nơi nắng ấm, mưa nhuần với mênh mang những cánh đồng đầy cỏ dại, cá tôm và những giòng sông đỏ quạch, cũng không hề vắng bóng những cánh chim sống theo con nước. Những khoảng cách về ngày tháng và nhiều thứ khác không làm cho họ khó khăn khi nhận ra nhau, bởi vì sự tựa nương nhau để sống chung, sống cùng trong vui vẻ, thuận hòa. Những cội trà (bắt đầu từ đây tôi gọi là trà cho nó tiện) lại được ươm làm xanh ngát núi đồi, những hạt lúa được gieo và những cái đầu vẫn đầy ắp những ngẫm nghĩ gì đâu lại để cho đôi bàn tay cần cù làm những chuyện gì đâu. Họ cùng người đến trước, cùng kẻ đến sau chia sẻ với nhau những gì mình có, kể cả những điều mà sau này con cháu họ gọi là tình yêu, (hổng biết lúc đó gọi là gì vậy ta, chắc là thương nhau hay mí nhau nhỉ?). Những chiếc riều, lưỡi cày bằng đá lại xuất hiện, những nồi sành, thạp gốm thô sơ ra đời và tiếp theo là những làng xóm vươn dài theo những cánh đồng mút mắt của hai bờ của những giòng sông nước Đỏ mênh mang.
Trong khi những người ở lại đang cố gắng giữ gìn hình ảnh của cả Ruộng, nhưng rồi chính hình ảnh ấy cũng bị bắc hóa, sự chiếm đoạt khởi đầu cho ý đồ mà người phương bắc gọi là “dĩ Hạ biến Di”. Những ngẫm nghĩ gì đâu, những việc làm gì đâu ấy được biến thành tên gọi thật kêu: Tư Duy, Phát Minh nghe mà sởn gáy. Và ông cả Ruộng lại hốt nhiên biến thành ông Thần Nông với mặt mũi dữ dằn dị hợm và được phong khi thì làm Hoàng, lúc thì làm Đế. Thậm chí có lúc bị truất phế đi đâu cũng không rõ. Ông bị bứt ra khỏi cháu con mình rồi chăng? (tôi không dám tả lại chân dung các tranh tượng Thần Nông không phải vì không biết hay không dám mà vì không đành làm vậy, suy cho cùng ông cả Ruộng thì đẹp trai và... rất nhà quê. Làm ruộng mà)
Nhưng ở đây, nơi vùng đất mới hình ảnh cả Ruộng càng ngày được trở nên, được tôn tạo bằng những ruộng lúa xanh rờn: ruộng bậc thang ở núi, ở non; ruộng chiêm, ruộng trủng ở cánh đồng ven sông và khi mồ hôi được đổ ra, thì cuộc sống thêm xanh tươi với vườn cau, nọc trầu, vườn cây ăn trái, những manh giấy được hình thành mang trên mình những nét chữ ban đầu, những cục đường phèn làm ngọt thêm giọng nói... những cánh đồng trồng lúa ấy gọi chung là ruộng Nác (nác/lạc/nước), những người dân này gọi là dân Nác, có nghĩa những người sống nhờ nước. Nước là đích cuối cùng của họ, là một nơi có nước để làm ruộng, dù họ không cùng giòng máu, không cùng bộ tộc.
Và những hình tượng đẹp đẽ của cuộc sống dần dần trở nên truyện kể, tiếng hát, lời ca.
Những cuộc tình nãy ra càng lúc càng nhiều đã cho cuộc sống càng thêm gũi gần, khắn khít. Nhóm đến trước giúp nhóm đến sau, ruộng Nác càng ngày càng nhiều, xóm làng càng lúc càng đông. Và để cho cái chuổi làng xóm ấy mãi mãi yên vui họ đã chuyền vào miệng nhau câu hát khi đón người mới đến:
Bầu ơi thương lấy bí cùng
Dẫu rằng khác giống nhưng chung một giàn
Cuộc sống cần cù và nương theo mưa nắng, đất trời cùng mọi thứ xung quanh, cùng với những cái đầu luôn làm chuyện gì đâu đã dần đưa tới những ngẫm nghĩ về một cuộc sống cùng lớn lao hơn.
Và những nhóm nhỏ đã nên xóm nên làng lại tìm đến nhau và chọn một người cháu mấy đời của ông Cả Ruộng tôn làm Vua Nác.
Thế là những tiếng trống đồng đơn lẻ, dần dà cùng vang lên cùng nhịp điệu, một chuổi xóm làng mới cáu được dựng lên trên vùng sông nước mang tên Nác. Một trong những người cháu giỏi giang của ông cả Ruộng đươc tôn làm cả Nác, rồi cưới một nàng con gái đẹp như tiên của chuổi làng trên vùng rừng núi mông mênh là nàng Gò. Thế là cái chuổi làng xóm ấy nối dài thêm ra để có sông, có biển có rừng. Mà có rừng thì phải có Non, có sông biển thì tất nhiên có Nước.
Giòng nước ấy luôn luôn chứa đựng ánh trăng để vang lên những câu hát nhẹ nhàng, những cuộc tình mới nhuốm
Hởi o xương nác bên đàng
Sao o múc bóng trăng vàng đổ đi
...
Những ngọn núi cũng được vầng trăng soi sáng và những câu hát cũng theo đó ngân nga.
Vừng trăng soi sáng núi non
Cây còn xanh lá, núi còn đợi trăng
Sự sống chung, ở cùng làm tiếng nói trở nên nhiều hơn và nhẹ nhàng hơn để tránh những um sùm cự cãi, y chang như cái mênh mông của núi rừng, rộng rạt của cánh đồng, bảng lãng của trời xanh, róc rách không cùng của giòng sông, con suối, những thì thầm của nồm nam, chướng bấc... Mọi thứ đã tạo nên một tiếng nói dịu dàng êm ru như hát, mà con cháu sau này mới nhận ra đó là một thứ tiếng nói có đến 6 thanh. Một thứ tiếng của tình người và người và những thứ chung quanh.
Và họ đã cùng hát với nhau:
Trông trời, trông đất, trông mây,
Trông mưa, trông gió, trông ngày, trông đêm
Trông cho chân cứng đá mềm,
Trời im bể lặng mới im tấm lòng.
Rồi chính cái trông ngóng mọi thứ ấy mà những con cháu của ông Cả Ruộng đã làm cho cuộc sống an lành vì biết tựa vào thiên nhiên để sống, biết yêu quý những thứ chung quanh
Rồi không biết tự lúc nào, ông Bụt xuất hiện với nụ cười yên tĩnh, mang theo lời kinh tiếng kệ nhanh chóng khế hợp vào cuộc sống một cách nhẹ nhàng. Những làn khói mỏng manh thoang thoảng mùi trà giờ đây hòa quyện thêm cả mùi hương trầm làm cuộc sống vốn đã hiền hòa có thêm phần thanh thoát. Làn hương ấy bay suốt chiều dài của lịch sử đầy những đổi thay với những niềm vui, nỗi buồn, khổ đau và hạnh phúc. Cõi diệu hữu vô thường thơm ngát gió không buồn. Cái kiểu cách ở đời bằng lắng nghe (văn), bằng ngẫm nghĩ cho đúng (tư), rồi làm cho tinh tươm (tu) hoàn toàn phù hợp với lời dặn dò của ông cả Ruộng trước khi về với ông bà.
Tôi viết đoạn trên với một thứ tiếng rất nhà quê, bằng cách rất ít xài những tiếng có gốc Tàu, là bởi vì tôi nghĩ ông bà tôi cũng nhà quê như tôi vậy. Và tôi cố được có bấy nhiêu. Ôi, giá như mà tôi được nghe lại những lời ăn, tiếng nói của thời hồi đó
(Những giòng trên đây từ cảm hứng khi đọc cuốn sách "CỔ SỬ VIỆT NAM . Một Cách Tiếp Cận Vấn Đề" và những bài viết rất thú vị của tác giả Trương Thái Du. NXB Lao Động 2007)
Sau hơn bốn ngàn năm những con người múa gậy vườn hoang này cứ mãi miết hành phương nam, đã không biết bao nhiêu lần thay da đổi thịt bằng một thứ thứ tình yêu không có bất cứ thứ gì làm phai nhạt. Những biến thiên của đất trời của lòng người cũng không thể nào tác động nổi tình yêu này. Đất nước, con người theo giòng lịch sử mà thay đổi, nhưng những trầm tích của quá khứ càng ngày phơi bày để cho những thế hệ mai sau hiểu rằng cuộc sống luôn luôn tồn tại nhờ có tinh yêu. Nếu như nó nhạt phai đi thì còn gì là đời sống. Ông Thần Nông, Ông Viêm Đế, Ông Bà Lạc Long Quân, Âu Cơ và 18 vua Hùng, Phù Đổng Thiên Vương, Mai An Tiêm, Lang Liêu, Chữ Đồng Tử Tiên Dung, Sơn Tinh Thủy Tinh… chẳng qua là những người nông dân tay lấm chân bùn cụ thể nào đó đang múa gậy vườn hoang vào buổi bình minh trí tuệ của dân tộc. Những con người ấy đã thể hiện tình yêu của mình với những người họ yêu và với cuộc sống. Chu ng quanh những con người có tên tuổi mơ hồ ấy còn có những người khác đóng góp vào. Một nắm xương, vỏ sò, cái chum bằng đất nung, chiếc rìu đá, một cái trống đồng, cây đèn dầu… nằm yên trong lòng đất từ mấy ngàn năm bổng dưng thức dậy chỉ nói rằng “Đó Là Nguồn Cội”.
Nhưng lịch sử thì được viết nên bằng huyền thoại nhằm mục đích tôn vinh và ghi nhớ công ơn của những con người đã làm thăng hoa cuộc sống và cũng từ những huyền thoại ấy những hậu sinh bát nháo đưa ra cái trò “vẽ rắn thêm chân, vẽ rồng cắt móng, vẽ người thêm râu” thì rõ ràng là báng bổ.
Gần đây, Bs Nguyễn thị Thanh có một bài viết rất hay về sự phát hiện một bài thơ củ người Việt cổ có niên đại (7000-1000 Tr. C.N.) của nhà giáo Sử địa An Phong Nguyên Văn Diễn sưu tầm được một bài vè cổ tại một làng Mường trong rừng Ban Mê Thuột, một bài thơ tình rất thú vị, xin trích một đoạn mà Bs Nguyễn thị Thanh đã phân tách và lý giài về bố cục và nội hàm của bài thơ cũng giá trị của nó, chúng ta có thể lần theo đường line bên dưới phần trích dẫn hày vào Google gõ hang chữ “Phát hiện thơ cổ thời Bắc Sơn” và chon đường line mình thích. Sẽ không phân tích gì thêm nữa.
“…Vào thời Bắc Sơn tài nghệ về nông nghiệp và nuôi gia súc khác nào bằng tiến sĩ tin học ngày nay. Nên chàng trai đã bắt đầu bài ca bằng lời khoe khoang tài cán nông súc của mình qua những hình ảnh lao động hàng ngày. Đem cái tài giỏi lồng vào lời than để mở màn tán tỉnh. Đồng thời cũng để giải thích rằng, tất cả đểu phải cần sự giúp sức, phải cần sự ràng buộc, phải bỏ công lao, phải có tình yêu mới khấm khá được. Tâm lý ngoại giao để chinh phục thật là tinh tế.
1. Khoai tỏ bồn thì tốt cổ (bồn = vồn = luống; cổ = củ)
2. Đậu ba lá thì bừa un (bừa = vừa; un = vun = đắp)
3. Gà mất mạ thì lâu khun (mạ = mẹ; khun = khôn)
4. Gái thiếu trai thì thậm khổ
5. Trai thiếu gái thì thậm khổ.
Tài năng đã mở ra một chân lý, không thể có con đường khác: khoai muốn to củ phải có nhiều đất đai, đánh luống cao lên; đậu muốn nhiều trái phải vun thêm đất vào gốc đúng lúc; gà con muốn chóng khôn lớn phải có sự ấp ủ và tình yêu của mẹ nó. Vậy thì nàng và chàng cũng vậy thôi. Muốn sống ấm no, vui vẻ, thoải mái, hạnh phúc thì phải có sự hỗ trợ, sự săn sóc và phải có tình yêu, sự ưu đãi của nhau, cho nhau, vì nhau như cây khoai, cây đậu, chú gà con kia. Trong bước đầu tán tỉnh, chàng đặt vấn đề với nàng.
Trong câu 4 và 5, tác giả đã dụng ý dùng chữ “thậm” để diễn tả “ý quá nhiều”. Ta thử dùng chữ “thiệt” hay chữ “rất” thay cho chữ thậm thì rõ ràng ý không đạt. Chữ thậm muốn nói lên một nỗi khổ sâu xa, phức tạp và bí ẩn khó lòng giải trừ được. Chữ “thậm khổ” như bày ra trước mắt người đọc cảnh người con gái không kham nổi những lao nhọc vất vả trước những khó khăn của cuộc đời và thiên nhiên… Với con trai thì cả một sự cô độc mênh mông và hầu như công lực thừa thãi thất nghiệp… Chữ thậm còn nói lên những lời than thở khôn nguôi… than thở để được thông cảm, để cầu luỵ… Ngày nay chữ “thậm” ít khi được dùng đến trừ trong các chứ kép “thậm chí”, “thậm cấp chí nguy”.
Sau bước đầu dè dặt, xem ra tình hình cho phép, chàng trai đi xa hơn trong thuyết phục với những hình ảnh cao dần và đánh động tâm lý hơn; chuyển từ tài năng kinh doanh qua lý luận triết lý; từ than vãn sang khuyên răn. Tuy nhiên những ví von vẫn luôn dựa trên cuộc sống và thiên nhiên. Đặc biệt, chàng trai luôn tỏ ra người thành thạo giỏi giắn. Chàng nhắm vào sự tương trợ để sinh tồn và phát triển của mọi tạo vật. Thật là tinh tế trong tâm lý con người.
Năm câu tiếp trong đoạn 2 cho ta thấy không còn là lời giải thích, than thở mà là huấn từ, là chân lý. Vì có chân lý nên hành động là giáo dục, là áp đặt. Tính cách giáo dục là của kẻ bề trên ban cho nàng lẫn chàng. Rõ ràng đây là một giáo dục triết lý nhân sinh để xây dựng gia đình.
Tại đây một điểm đặc trưng trong tâm tư người Việt cổ, cứ hễ mở miệng ra là Trời cùng Đất trước đã rồi mới đến Người. Tư tưởng này nhiều ngàn năm sau lại phát triển mạnh trong Nho học. Rõ ràng trong việc giáo dục người Việt cổ đã lấy việc tương quan giữa Trời Đất và Người làm nền tảng. Trời sinh, Đất dưỡng và Người hưởng. Vậy Người không thể phân ly với Trời, Đất. Nhờ Đất làm trung gian nên người kết hợp với Trời. Dân Việt mỗi lần gặp đau thương, bất mãn thì kêu “Trời Đất ơi!”.
6. Trời sinh trâu thì sinh cỏ.
7. Đất sinh giếng thì sinh mo (mo cau làm gàu múc nước).
8. Người sinh Oa thì sinh tui (Oa = O = cô, chị, dì).
9. Oa một miềng thì khôn đặng.
10. Tui một miềng thì khôn đặng.
Tác giả bài thơ cổ nhấn mạnh và lập lại hai lần 2 chữ “khôn đặng”: ý nghĩa huấn từ, ý nghĩa giáo dục, ý nghĩa đạo đức sâu xa, ý nghĩa quyết liệt. Có lẽ ngày nay các nhà đạo đức chân chính cũng khó có một thái độ giáo dục cương quyết như thế. Thật tình là “khôn đặng”, vì gái thiếu trai thì làm sao có con, làm sao bảo tồn sự sống với bao nặng nhọc hiểm nguy bao quanh… Trai thiếu gái thì làm ra của nhưng ai nấu ăn cho, khổ quá, lại sinh ra bao điều phiền toái rắc rối, gàn dở… Chính cái thiếu của âm dương cũng như quan niệm về Trời Đất và Người rất phù hợp với đạo đức của Bách Việt mà Đức Khổng Tử đã ghi chép lại, mà Lm. Kim Định và Học phái của ông đã ra sức học hỏi và phát triển.
Bước tán tỉnh tiến đến kết quả cuối cùng với 5 câu cuối, tập trung vào sự cần thiết kết hợp, giao duyên. Đây chính là nền tảng của hôn nhân. Nó giúp loài người tồn tại, lớn lên; và tồn tại lớn lên trong hạnh phúc vui tươi. Tác giả vẫn luôn dùng những lời ví von. Nhưng lần này, trong đoạn cuối, những hình ảnh lớn lao nhất trong thiên nhiên được đưa ra. Hiện tượng đưa ra vô cùng táo bạo mà chính xác. Gió không dồn lại làm sao sinh giông bão, mây không tụ lại làm sao có mưa, người không kết hợp làm sao sống vui và lưu truyền nòi giống. Hai động tác ào ạt trong thiên nhiên đem lại sự sống cho loài người là gió (chứa dưỡng khí) và nước đang được đem ra ví von với sự kết hợp trong tình yêu và hôn nhân.
11. Gió ngoài biển hắn dồn bô (bô = vô).
12. Mây trên trời hắn ún lại (ún = tụ)
13. Oa với tui cùng cuốn lại.
14. Tui với Oa cùng cuốn lại.
15. Hai đứa miềng cùng cuốn lại.
Bài thơ kết thúc không lời kết. Loại kết này lại khơi dậy nhiều ý tưởng thầm lặng trong tâm tư người nghe, người đọc. Đúng thế, khi con người diễn đạt đến cái tột đỉnh thì lời kết nằm trong cái tĩnh. Cái ngưng kết bất ngờ ở đây là sự chân thực mỹ mãn. Chính cái ngưng bất ngờ bảo đảm cho sự chân thật của bài văn. Văn chương ngày nay tưởng cũng khó gặp được cái chân thật tuyệt vời đến thế. Kinh qua vài điều trên, ai dám bảo con người Bách Việt cổ kém văn hóa hơn người ngày nay, ai dám bảo người Việt cổ không có một nền văn minh tinh thần như ngày nay. …” http://minhtrietviet.net/phat-hien-tho-co-thoi-bac-son-7000-1000-tr-c-n/
Từ đây chúng ta có một thông điệp chứng mình cho thấy rằng những “ngẫm nghĩ và làm những chuyện gì đâu” đã tạo nên tình yêu và cuộc sống
Múa Gậy Vườn Hoang
Một câu thành ngữ quen thuộc của người Việt. Không ai biết, nó xuất hiện từ bao giờ và trong trường hợp nào, nhưng hiện nay người ta hiểu và sử dụng nó để phê phán những hành vi tùy tiện, không theo bất cứ một quy tắc nào, nó có nghĩa tương đương với câu “coi trời bằng vung”, nhưng nhẹ nhàng hơn vì không xúc phạm và gây tác hại cho ai. Nó đồng nghĩa vì nó là con đẻ của những ngẫm nghĩ gì đâu và làm những chuyện gì đâu, nhưng lại hơi nghiêng về phần hành động.
Một câu nói luôn luôn được hiểu và sử dụng theo nhiều nghĩa khác nhau, tùy theo từng trường hợp và tùy theo cả một thời mà người dùng nó đang sống. Vì vậy, ngữ nghĩa của nó luôn luôn biến thiên theo thời gian, cũng không thể loại trừ cái tính chất không hoàn thiện của ngôn ngữ, cách sử dụng của người nói, kiểu tiếp nhận của người nghe. Thử làm một cuộc phân tích tự loại; múa là một kiểu cách biểu lộ cảm xúc bằng chân tay có thể tác động đến người khác, múa gậy tức là biểu lộ một cảm xúc của mình với cây gậy, thì có thể gây tác động đến người khác ở mức độ cao hơn; vườn là nơi trồng cây, là một nơi có người làm chủ, hoang tức là để mặc cho cây cối sanh sôi, nãy nở, bệnh tật và lụi tàn theo tự nhiên không cần chăm sóc vì không có chủ. Từ tố “hoang” mang tính thiên nhiên một cách tuyệt đối, do vậy thành ngữ “múa gậy vườn hoang” đã xác định được sự quan hệ giữa con người và thiên nhiên, con người và con người mà không có bất cứ một định chế, một sản phẩm của con người, nào ràng buộc.
Nếu như vậy, “múa gậy vườn hoang” chính xác là một hành vi hoàn toàn tự do luôn luôn phù hợp với quy luật thiên nhiên và không bao giờ gây bất cứ một tổn hại nào cho những định chế xã hội loài người. Còn người múa gậy vườn hoang thì sẽ tự nhận xét những đúng sai, tự ngẫm nghĩ và hoàn thiện điệu múa mà không cần bài bản gì sất, không cần phải nhận lời khen, không cần phải sợ lời chê, không làm phiền lòng, tổn hại một ai. Hệ quả của việc làm này tự anh ta nhận biết và tự chịu trách nhiệm với chính anh ta. Anh ta hoàn toàn tự do. Tuyệt đối tự do. Nghĩa là anh ta múa gậy vườn hoang tức là làm những làm chuyện gì đâu, không ích lợi gì (?!) và chỉ có riêng anh ta biết.
Nhưng có một điều khá mâu thuẩn là; nếu như múa gậy vườn hoang là một hành động để con người làm ra một điều gì đó mới mẽ, sau đó hoàn thiện nó thì phải có tích lũy kinh nghiệm để làm nên phương pháp, nếu tiếp tục múa loạn cào cào thì hỏng bét. Và cuối cùng là cai phương phap kia lại làm cứng ngắt tư duy.
Rồi khi gõ những giòng chữ này thì tôi cũng lướng cướng như gà mắc tóc. Cuối cùng, tôi múa một điệu múa không giống ai, chỉ có điều là tôi dứt khoát cố không làm đau một chiếc lá nào.
Những Khái Niệm Về Tự Do.
Nhưng cuộc sống, không biết tự bao giờ, đã nãy sinh khái niệm tự do, mà khái niệm thì chưa bao giờ trở nên hành vi cụ thể. Và trong từng phạm trù khác nhau thì khái niệm ấy lại khác nhau. Thậm chí khác nhau đến độ không còn có điểm gì chung, dù rằng cùng mang tên tự do.
a. Với tôn giáo, trừ đạo Bụt, tự do nằm trong khuôn khổ của đức tin và những giáo điều.
b. Với các thể chế chính trị, thì sự tự do được hô hào rất mạnh mẽ, nhưng thực ra thì không có một chút tự do nào. Tự do có nghĩa là phải làm theo ý sếp.
c. Với luật pháp thì tự do là một công cụ được sử dụng để hạn hẹp, để trừng trị những hành vi không đúng với những điều khoản khá rạch ròi. Nhưng có lắm khi không được rạch ròi lắm. Bởi vì sự tự do chỉ có ở người làm luật pháp. Mà người làm luật là ai thì... không ai biết.
d. Với các nhà triết học thì sự tự do nằm trong những cuốn sách. Mà đọc những sách triết học thì… mất hết tự do.
e. Với một cá nhân thì tự do có nghĩa là làm theo ý thích. Điều này thì đúng nhưng lại làm cho nhiều thứ trở nên lu bu nên mới nãy sinh ra… mất tự do
Thành ra, tự do là một khái niệm rất lu bu. Và người ta tha hồ mà lợi dụng nó để làm theo ý mình. Rốt cục, từ người kêu gọi tự do đến người bị nghe tự do, được nghe tự do chẳng có ai có một chút tự do nào. Rốt cục cái tự do ấy là một hiểm họa. Cái tự do thực thì không ai biết, cái tự do dỏm thì đầy ràng buộc.
Ấy vậy mà trong cuộc sống thì cái sự gọi là tự do được thể hiện khá cụ thể trong thái độ của người sử dụng nó. Và nó đụng chạm tùm lum tà la, giữa cá nhân này với cá nhân khác, cộng đồng này với cộng đồng khác. Rồi giành giựt, cãi cọ, ạch đụi nhau tùm lum tà la. Rốt cục, người có điều kiện vật chất và quyền lực thì cho là mình có tự do, còn trái lại thì không có.
Nếu bạn ở trong ngôi nhà mình mà không bị ràng buộc bởi chính nó và những thứ mà bạn có thì đó là tự do. Nếu bạn bước ra đường mà không phải né tránh ai và không gặp sự cố gì thì đó là tự do. Một thứ tự do giản đơn như múa gậy vườn hoang mà không ai làm được.
Múa gậy vườn hoang không có một hệ thống nào, khái niệm nào cũng không cần sự giải thích. Bởi vì có giải thích tức là có khái niệm, có hệ thống. Mà như vậy thì không thể nào mà múa gậy vườn hoang. Nói theo như lời Bụt thì tự do là “không thể nghĩ bàn” (bất khả tư nghì)
Do vậy, tự do không có nghĩa là không bị ràng buộc bởi định chế cộng đồng, định luật của thiên nhiên. Mà tự do chính là nương theo, chứ không phải là nghiêm túc tuân theo. Như là...
Ai ơi, nên nhớ câu này
Sông sâu chớ lội, đò đầy chớ qua.
Hay là:
Trời mưa thì mặc trời mưa
Ta không có nón trời chừa ta ra
Thử đưa ra vài giả du mang tính hiện đại:
Giả dụ 1; hai người tham gia giao thông đều dừng lại khi gặp đèn đỏ: người thứ nhất không bất cứ một biểu hiện gì, cứ dừng và chờ đèn xanh; người thứ hai thì biểu lộ sự bực bội, nôn nóng. Tự do của người thứ nhất tồn tại, tự do của người thứ hai bị định chế giao thông tước đoạt.
Giả dụ 2: Khi bạn phải tránh mặt một người mà bạn không ưa, tức là bạn không còn tự do nữa.
Trong trường hợp bị áp bức hay câu thúc thân thể cũng không có nghĩa là bị mất tự do. Nhưng bạn sử dụng lợi thế, sức mạnh, quyền lực hay phương tiện nào đó để áp bức hay câu thúc thân thể ai đó thì chính bạn là người bị mất tự do. Do vậy, tự do là thái độ bên trong chứ không phải là hành vi bên ngoài. Trên con đường của mình, đạo Bụt luôn luôn kêu gọi các con của Bụt phải từ bỏ tham, sân, si. Điều đó hoàn toàn phù hợp với tự tình dân tộc. Tham lam là nguồn gốc của mọi tội ác, nó làm cho sân hận phát sinh và để cho si mê làm mờ mắt và tự do sẽ bị tước đoạt. Hiểu tự do là như thế mới có thể tìm thấy một sự tự do tuyệt đối. Nhưng trên hết, tự do tuyệt đối là thuận theo lòng của đất, ý của trời. (không phải là ông trời có râu dài và bà vợ là Tây Vương mẫu, mà là nhân duyên)
Bạn thực sự là người có tự do hay không? Điều đó được khẳng định ngay trong cuộc sống của bạn hàng ngày. Bạn cắm cỗ chạy theo quyền lực, danh vọng, tiền tài và bạn đạt được và bạn cho đó là tự do. Nhưng thật sự không phải thế. Khi bạn có những thứ ấy, bạn phải lo gìn giữ nó, phải sống cho đúng tầm với nó, một thứ tầm của khái niệm, một thứ rất mơ hồ. Bạn không thể đến nơi bạn muốn đến, ăn những thứ cơ thể bạn thèm và cả giấc ngủ của bạn cũng không thể êm đềm dù bạn đang ở trong một căn phòng với đầy đủ tiện nghi (!?). Bạn đang trải qua những thứ đó từng giờ từng phút. Nhưng bạn không nhìn thấy. Tại sao bạn không để những thứ đó; quyền lực, danh vọng và tiền tài tự tìm đến bạn. Bạn chắc sẽ phì cười, nhưng có đấy. Bạn thử gẫm xem về câu chuyện cổ tích Mai An Tiêm và trái dưa hấu và nhiều truyện cổ của dân tộc Việt đã dược ghi lại trong Cựu Tạp Thí Dụ Kinh. Những thứ gọi là phương tiện để sống thì bạn phải làm chủ nó, nó là của bạn, nhưng khi bạn xem nó là của cải thì bạn là của nó. (Từ cải trong của cải có cái âm na ná như cự cãi, cãi lộn. Hay là hồi xưa ông bà ta nghĩ muốn có của thì phải cãi, nên gọi là của cãi, rồi sau này khi làm cuốn Quốc Âm Tự Vị , Ông Huình Tịnh Của viết thành của cải. Cũng dám vậy lắm à nghe)
Nhờ nó mà ông Thần Nông (!?) tìm ra trà và lúa gạo... rồi các đời sau từng bước tìm tòi, làm nên những vật dụng cần cho cuộc sống mà sau này người ta gọi là dụng cụ, phương tiện, văn hóa, nghệ thuật…; An Tiêm với trái dưa hấu, Lang Liêu với cái bánh dầy bánh chưng, những cái trống đồng…, chiếc thuyền độc mộc… Âu Lạc tiến hành cuộc chiến vệ quốc đầu tiên làm cho Đồ Thư, Sử Lộc bại vong mà không hề biết địch thủ mình là ai... Đó là những ngẫm nghĩ gì đâu để làm những chuyện gì đâu, nghĩa là múa gậy vườn hoang thôi.
Và đó là tư tưởng ban đầu của Âu Lạc xuyên suốt đến hôm nay. Sự xuất hiện của tư tưởng đạo Bụt chỉ là sự tương hợp đã làm giàu có và tôn tạo thêm những gía trị thực tiển và giá trị tâm linh. Tất cả đã nhanh chóng nhập vào một cách nhẹ nhàng thanh thoát, những ngẫm nghĩ gì đâu dần dần dần được xác định. Tất cả do tâm tạo ra. Và cây thiền trượng của các nhà sư đã in dấu khắp non sông mà không hề làm vỡ một hạt bụi mà lại làm mạnh mẽ thêm, trong sáng thêm những tấm lòng vốn đã trong suốt như chén trà xanh. Những ầm ào của thiên nhiên trong quá trình nâng đỡ sự sống như mây mưa sấm chớp là những hiện tượng như những ông thần uy mãnh trở thành hiền hòa Bụt Mây (Pháp Vân), Bụt Mưa (Pháp Vũ), Bụt Sấm (Pháp Lôi), Bụt Chớp (Pháp Điển)
Nhân dân Âu Lạc đã lặng lẽ củng cố vững chắc những truyền thống không gì lay chuyển nổi. Sau Nam Việt là hàng loạt những cuộc kháng chiến nổi lên, dù chưa đủ sức để giành lại một quốc gia, nhưng lại khẳng định sự trưởng thành của một bản lĩnh dân tộc. Và song song theo đó là những truyền thuyết được căn cứ vào một phần sự thật của lịch sử dân tộc được tạo dựng và lưu truyền. Trong những truyền thuyết ấy mang đậm tính tự do từ trong tình yêu và cuộc sống mà không cần có Nho gia. Những nhân vật, những sự kiện xuất hiện trong truyền thuyết lại không mang tính thần thoại mà chỉ là những con người bình thường, thật bình thường dù cho đó là vua, quan, hoàng tử, công chúa và cả là thần linh như Sơn Tinh, Thủy Tinh hay thánh Gióng, một anh dân chài khố rách áo ôm Chử Đồng Tử và Tiên Dung không phải là tự do thì là gì, hoặc một mối tình tay ba của anh em Tân và Lang trong sự tích trầu cau như là sự cảnh tỉnh về nòi giống. Lá trầu, miếng cau luôn luôn hiện diện trong giao tiếp, trong các đám cưới như là một lời nhắc nhở. Trời đất dù cao rộng uy nghiêm và đầy bí mật cũng trở nên gần gũi, ngọt ngào như cái bánh dày, bánh chưng của hoàng tử Lang Liêu, hay trái dưa hấu của Mai An Tiêm là sự biểu hiện cho tính tương thuộc giữa con người và vạn vật… Sự uy linh của trời đất dưới cái nhìn của nhân dân Âu Lạc bổng trở nên hiền hòa. Tất cả đều nương theo sự vận hành thực tế của tự nhiên để sinh tồn và phát triển. Ngoài ra, chúng ta cũng cần lưu ý điều này, những truyền thuyết ấy dường như trước khi tư tưởng đạo Bụt xuất hiện, nhưng lại rất Bụt khi mà cốt lõi của nột dung truyền thuyết lại dựa vào sự thật, một sự thật mà những người con dân Âu Lạc, những người con của Bụt luôn luôn tôn trọng, như vậy cũng có nghĩa là những cú múa gậy vườn hoang ấy tưởng chừng như không bài bản gì thì ra cũng có cái để nương vào, đó là sự thật. Người con của Bụt chân chính không nói dối. Trong quá trình phát triển của mình đạo Bụt có thể siêu việt hóa, nhưng suy cho cho cùng thì cũng chẳng siêu việt gì, cái diệu hữu được hình thành bởi trùng trùng duyên khởi, nên bất ngờ một con người tí tẹo gặp phải cái gì mình chưa gặp thì cho là siêu việt. Và ông cả Ruộng và con cháu ông làm nên mọi thứ thì cũng siêu việt vậy thôi. Cứ để mọi thứ xảy ra như tự nhiên, nương theo để đi cho hết một khúc nhân gian mà mình tham dự một cách bình yên. Nhưng mấy ông Trung Quốc cho đó là Thánh, là Thần. Và sáng tạo ra ông Ngọc Hoàng với đầy đủ cung điện, quan bé quan to cai quản khắp chín phương (của) trời, (nhưng cũng phải không bao la vô cùng vô tận như mười phương Bụt) cộng thêm một bầy tiên đồng ngọc nữ và bà vợ hay ghen (Tây Vương Mẫu) (mọi thứ do nghĩ mà ra, nhất thiết duy tâm tạo). Bởi vì đó là một điều không có mà nói có là nói dối. Nếu những thần thánh hóa xuất hiện trong đạo Bụt là khi Phật Giáo tiếp xúc và hòa nhập vào xã hội Trung Quốc, nhưng ở Âu Lạc thì không. Do vậy trong suốt mấy ngàn năm lịch sử. Ở Việt Nam có rất ít những chuyện thần thông quảng đại, bởi vì một những chuyện như vậy không bao giờ có. Kể cả chuyện Thánh Gióng, một cậu bé lớn nhanh như thổi cho kịp thời cơ đánh đánh đuổi quân xâm lược với con ngựa mình đồng da sắt và vũ khí thì không phải một loại gươm giáo gì đó chém sắt như chém bùn mà là một cây tre chỉ có thể làm cho họ nhụt chí chiến đấu chứ không cần thiết phải sát thương đến máu chảy thành sông. Một truyền thuyết oai hùng và là biểu tượng của tính nhân văn. Đó là một biểu hiện của Âu Lạc, tư tưởng múa gậy vườn hoang. Trong truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh cũng thế, thậm chí tính bao dung lại rộng hơn, trùm khắp đến muôn loài. Một cuộc chiến long trời lở đất ấy, binh tôm tướng cá, nguyên soái hùm beo, sĩ tốt hưu nai vẫn an toàn trong cuộc chiến dù phần thắng nghiêng về ai. Không sát sinh, không nói dối, không tà dâm… Và năm điều đó được thực hiện một cách an nhiên tự tại chứ không là ràng buộc, là giáo điều. Ngũ giới cấm của đạo Bụt hoàn toàn phù hợp với tư tưởng tự do của cư dân Âu Lạc với mục đích ban đầu là bảo vệ cho sự sống của bản thân và của muôn loài. Tư tưởng muá gậy vườn hoang. (bắt đầu từ đây tôi sử dụng từ Tự Do Âu Lạc theo tinh thần múa gậy vườn hoang và đạo Bụt),
Những điều tôi nhận ra về buổi hừng đông của dân tộc chỉ là như vậy. Tôi không cần phải tìm hiểu những điều đó có thật hay không. Bởi vì nếu không có thật thì tại sao vẫn tồn tại hơn mấy ngàn năm. Còn giả như đòi hỏi chứng cớ thì tìm nó ở đâu và tìm để làm gì?
Nhưng có một điều tôi không tin, không bao giờ tin. Đó là những cái tên sao mà rặc Tàu đến thế. Cội nguồn của tôi không thể đặt ra rồi xưng lên một cái tên như vậy với một lý do rất dễ hiểu, họ không biết tiếng... Tàu. Có thể sau này khi cái bọn Đại Hán “dĩ Hạ biến Di” đã áp đặt một nền văn hóa nô địch, triệt tiêu chữ viết của ông bà ta, rồi khi các sử gia chúng ta sử dụng chữ Tàu, căn cứ tư liệu Tàu để viết sử mới nãy sinh ra hai cái tên nước kỳ cục Xích Quỷ và Văn Lang:
- Xích Quỷ (quỷ đỏ). Sử Trung Quốc trước khi tôn ông cả Ruộng làm Thần Nông thì gọi ông là Viêm Đế là ông vua xứ nóng và đã từng cho ông Hiên Viên tưởng tượng đánh nhau với Viêm Đế một trận ra trò ở Trác Lộc, trong lúc đánh nhau thì gọi ông là vua nước Xích Quỷ, rồi không hiểu căn cứ vào đâu và nghĩ gì mà mấy ông nho Ta lấy cái tên Xích Quỷ làm tên nước của ông Đế Minh là cháu ba đời của ông Cả Ruộng.
- Văn Lang (người con trai vằn vện/người con trai có văn hóa). Hiểu theo vế nào đây? Chắc là họ nghĩ theo vế đầu rồi vì thấy ông bà ta thời ấy có tục vẽ mình. Làm sao họ có đủ khiêm tốn để mà gọi với cái nghĩa sau, dù rằng cái nghĩa này xứng đáng biết bao nhiêu. Họ làm sao hiểu được cái
việc vẽ mình là một hình thức sống hòa thuạn với thiên nhiên, không muốn có một
cuộc chiếm đấu vô ích khi phải tiêu điệt sự sống của kẻ khác để tìm sự sống cho
bản thân
Và bây giờ dù muốn dù không con cháu cũng phải chấp nhận một thứ chữ nửa Tàu nửa Ta để mà giải thích, học tập và tôn tạo một nền tảng văn hoá không có Tàu. (ngoại trừ mấy thằng Việt dỏm có cái đầu Tàu Khựa đang làm hao mòn dần đất nườc)
Và bây giờ dù muốn dù không con cháu cũng phải chấp nhận một thứ chữ nửa Tàu nửa Ta để mà giải thích, học tập và tôn tạo một nền tảng văn hoá không có Tàu. (ngoại trừ mấy thằng Việt dỏm có cái đầu Tàu Khựa đang làm hao mòn dần đất nườc)
---------------------
Phụ Ghi
“ Khoảng trên 40 năm trứơc đây, nhà giáo Sử
địa An Phong Nguyên Vân Diễn sưu tầm được một bài vè cổ tại một làng Mường
trong rừng Ban Mê Thuột di tản vào từ rừng Thanh Hóa. Nhìn vào một góc cạnh,
bài thơ cổ hay lạ lùng. Càng đọc thấm thía càng cảm nhận nó chính là một bài
thơ cổ từ thời tiền sử. Ông Diễn đã tu chỉnh lại cho dễ hiểu, bình giải bài thơ
và đã phát hành theo sách báo, hoặc thỉnh thoảng trình bày kèm theo với vũ nhạc
trong các dịp đám cưới. …
… … …
Chắc hẳn bài thơ cổ nói đến sau đây, là một
trong những bài được đặt ra để làm lời ca cho các vũ điệu trong những đình đám
lễ tế vui vẻ của việc cưới hỏi. Chúng tôi đề nghị đặt tên cho bài thơ cổ Việt Nam
này là bài "Vè Ðám Cưới". Bài gồm 15 câu. Tác giả bài vè là một người
có kiến thức rộng, tâm lý cao đối với con người và vạn vật trong vũ trụ. Là
người có nhiều kinh nghiệm sống, lao động nông súc, cùng giáo dục, giá trị nhân
bản cũng như quan niệm thiết yếu sinh tử của hôn nhân, nên không thể là người
trẻ tuổi. Lại thêm trong chế độ mẫu hệ, nên bài vè trang trọng này phải là của
một nữ nhân lớn tuổi làm ra.
Tác giả đã dùng những sự kiện trong thiên
nhiên quanh mình để thấy rằng đâu đâu cũng cần phải có sự tương trợ, sự hòa hợp
để đem lại ý nghĩa cho cuộc sống. Bà thay lời chàng trai bắt đầu tán tỉnh từ
đầu để suốt bài bằng những hình ảnh thường nhật nhỏ nhoi của cây cỏ, rồi tiến
dần đến những nhu cầu cần thiết cho đời sống thường nhật để mở lời tán tỉnh một
sự liên kết cuộc sống hạnh phúc. hôn nhân không thể thiếu giữa hai người nam nữ
trước mặt cô con gái mà chàng yêu mến. Theo cái đà tiến lên đó, chủ nhân sưu
tầm bài thơ cổ là An Phong Nguyễn Vân Diễn nương theo ý trong thơ mà chia bài
vè làm 3 phần mỗi phần 5 câu.
Bài thơ cổ có một nghệ thuật bố cục về hình thức
thật đặc sắc. Cứ một đoạn 5 câu thì được chia làm 2 phần: phần đầu gồm 2 hoặc 3
câu dùng để tả kinh nghiệm cuộc sống để rồi gián tiếp đem áp dụng vào tình yêu
trai gái trong 2 hoặc 3 câu tiếp. Cách dùng lời, dùng ví dụ tuy đơn giản mà tư
tưởng rất thâm trầm. Những ví dụ hoàn toàn dựa trên cuộc sống và tình trạng
thiên nhiên rất dễ hiểu cho mọi người mọi thời cổ cũng như nay. Cứ như vậy
những hình ảnh quan trọng dần, để dẫn đến một kết thúc toàn vẹn cho tình yêu.
Những lời ví von rất duyên dáng, trung thực,
thuyết phục. Tác giả đã dùng những hình ảnh vô cùng sống động và đánh động lòng
người. Những hình ảnh đ1 đi từ cái tầm thường nhỏ bé nhất, rồi lớn dần với tư
tưởng thơ. Với những thay đổi nhỏ nhặt lời thơ, tác giả lặp đi lặp lại nhiều
lần ý thơ, một cách say sưa, ngộ nghĩnh làm tăng ý nghĩa, sức mạnh thuyết phục.
Nội dung bài thơ còn là một nghệ thuật tâm lý
thuyết phục rất cao. Tư tưởng diễn đạt tiến từ tình trạng đời sống cô độc của
trai gái thiếu thốn lúc ban đầu, để tiến đến chỗ đưa ra một chân lý cho một đời
sống an vui khi có đôi có đụa. Rồi từ đó bước ngay vào một thực tế hôn nhân một
cách rất chân thực và thanh tao: ồn ào và táo bạo, tuy có vẻ hơi tục nhưng rất
ngây thơ, chính xác, sáng sủa và trong vui với hình ảnh "cuốn lại"
ngộ nghĩnh.
Rõ ràng toàn bài thơ cổ chứng minh chế độ một
vợ một chồng "gái thiếu", "trai thiếu", "O một
mình", "tui một mình", "O với tui", tui với O",
"hai đứa miềng". Tư tưởng bình đẳng nổi bật giữa tình yêu trai gái
trong hôn nhân và cuộc sống. Ðây phải chăng là một triết lý xuất phàm mà con
người cổ đã nhờ ảnh hưởng Thiên, Ðịa, Nhân mặc khải. Tình yêu của người Việt cổ
được tả chân nhưng lại thấm đầy đạo lý. Tình yêu dẫn đến hôn nhân hoàn toàn
không nhuốm dục vọng.
Vào thời Bắc Sơn tài nghệ về nông nghiệp và
nuôi gia súc khác nào bằng tiến sĩ tin học ngày nay. Nên chàng trai đã bắt đầu
bài ca bằng lời khoe khoang tài cán nông súc của mình qua những hình ảnh lao
động hàng ngày. Ðem cái tài giỏi lồng vào lời than để mở màn tán tỉnh. Ðông
thời cũng để giải thích rằng, tất cả đểu phải cần sự giúp sức, phải cần sự ràng
buộc, phải bỏ công lao, phải có tình yêu mới khấm khá được. Tâm lý ngoại giao
để chinh phục thật là tinh tế.
1. Khoai tỏ bồn thì tốt cổ (bồn = vồn = luống;
cổ = củ)
2. Ðậu ba lá thì bừa un (bừa = vừa; un = vun =
đắp)
3. Gà mất mạ thì lâu khun (mạ = mẹ; khun =
khôn)
4. Gái thiếu trai thì thậm khổ
5. Trai thiếu gái thì thậm khổ.
Tài năng đã mở ra một chân lý, không thể có
con đường khác: khoai muốn to củ phải có nhiều đất đai, đánh luống cao lên; đậu
muốn nhiều trái phải vun thêm đất vào gốc đúng lúc; gà con muốn chóng khôn lớn
phải có sự ấp ủ và tình yêu của mẹ nó. Vậy thì nàng và chàng cũng vậy thôi.
Muốn sống ấm no, vui vẻ, thoải mái, hạnh phúc thì phải có sự hỗ trợ, sự săn sóc
và phải có tình yêu, sự ưu đãi của nhau, cho nhau, vì nhau như cây khoai, cây
đậu, chú gà con kia. Trong bước đầu tán tỉnh, chàng đặt vấn đề với nàng.
Trong câu 4 và 5, tác giả đã dụng ý dùng chữ
"thậm" để diễn tả "ý quá nhiều". Ta thử dùng chữ
"thiệt" hay chữ "rất" thay cho chữ thậm thì rõ ràng ý không
đạt. Chữ thậm muốn nói lên một nỗi khổ sâu xa, phức tạp và bí ẩn khó lòng giải
trừ được. Chữ "thậm khổ" như bày ra trước mắt người đọc cảnh người
con gái không kham nổi những lao nhọc vất vả trước những khó khăn của cuộc đời
và thiên nhiên. Với con trai thì cả một sự cô độc mênh mông và hầu như công lực
thừa thãi thất nghiệp. Chữ thậm còn nói lên những lời than thở khôn nguôi. than
thở để được thông cảm, để cầu luỵ. Ngày nay chữ "thậm" ít khi được
dùng đến trừ trong các chứ kép "thậm chí", "thậm cấp chí
nguy".
Sau bước đầu dè dặt, xem ra tình hình cho
phép, chàng trai đi xa hơn trong thuyết phục với những hình ảnh cao dần và đánh
động tâm lý hơn; chuyển từ tài năng kinh doanh qua lý luận triết lý; từ than
vãn sang khuyên răn. Tuy nhiên những ví von vẫn luôn dựa trên cuộc sống và
thiên nhiên. Ðặc biệt, chàng trai luôn tỏ ra người thành thạo giỏi giắn. Chàng
nhắm vào sự tương trợ để sinh tồn và phát triển của mọi tạo vật. Thật là tinh
tế trong tâm lý con người.
Năm câu tiếp trong đoạn 2 cho ta thấy không
còn là lời giải thích, than thở mà là huấn từ, là chân lý. Vì có chân lý nên
hành động là giáo dục, là áp đặt. Tính cách giáo dục là của kẻ bề trên ban cho
nàng lẫn chàng. Rõ ràng đây là một giáo dục triết lý nhân sinh để xây dựng gia
đình.
Tại đây một điểm đặc trưng trong tâm tư người
Việt cổ, cứ hễ mở miệng ra là Trời cùng Ðất trước đã rồi mới đến Người. Tư
tưởng này nhiều ngàn năm sau lại phát triển mạnh trong Nho học. Rõ ràng trong
việc giáo dục người Việt cổ đã lấy việc tương quan giữa Trời Ðất và Người làm
nền tảng. Trời sinh, Ðất dưỡng và Người hưởng. Vậy Người không thể phân ly với
Trời, Ðất. Nhờ Ðất làm trung gian nên người kết hợp với Trời.
Dân Việt mỗi lần gặp đau thương, bất mãn thì
kêu "Trời Ðất ơi!".
6. Trời sinh trâu thì sinh cỏ.
7. Ðất sinh giếng thì sinh mo (mo cau làm gàu
múc nước).
8. Người sinh Oa thì sinh tui (Oa = O = cô,
chị, dì).
9. Oa một miềng thì khôn đặng.
10. Tui một miềng thì khôn đặng.
Tác giả bài thơ cổ nhấn mạnh và lập lại hai
lần 2 chữ "khôn đặng": ý nghĩa huấn từ, ý nghĩa giáo dục, ý nghĩa đạo
đức sâu xa, ý nghĩa quyết liệt. Có lẽ ngày nay các nhà đạo đức chân chính cũng
khó có một thái độ giáo dục cương quyết như thế.
Thật tình là "khôn đặng", vì gái
thiếu trai thì làm sao có con, làm sao bảo tồn sự sống với bao nặng nhọc hiểm
nguy bao quanh. Trai thiếu gái thì làm ra của nhưng ai nấu ăn cho, khổ quá, lại
sinh ra bao điều phiền toái rắc rối, gàn dở. Chính cái thiếu của âm dương cũng
như quan niệm về Trời Ðất và Người rất phù hợp với đạo đức của Bách Việt mà Ðức
Khổng Tử đã ghi chép lại, mà Lm. Kim Ðịnh và Học phái của ông đã ra sức học hỏi
và phát triển.
Bước tán tỉnh tiến đến kết quả cuối cùng với 5
câu cuối, tập trung vào sự cần thiết kết hợp, giao duyên. Ðây chính là nền tảng
của hôn nhân. Nó giúp loài người tồn tại, lớn lên; và tồn tại lớn lên trong
hạnh phúc vui tươi. Tác giả vẫn luôn dùng những lời ví von. Nhưng lần này,
trong đoạn cuối, những hình ảnh lớn lao nhất trong thiên nhiên được đưa ra.
Hiện tượng đưa ra vô cùng táo bạo mà chính xác. Gió không dồn lại làm sao sinh
giông bão, mây không tụ lại làm sao có mưa, người không kết hợp làm sao sống
vui và lưu truyền nòi giống. Hai động tác ào ạt trong thiên nhiên đem lại sự
sống cho loài người là gió (chứa dưỡng khí) và nước đang được đem ra ví von với
sự kết hợp trong tình yêu và hôn nhân.
11. Gió ngoài biển hắn dồn bô (bô = vô).
12. Mây trên trời hắn ún lại (ún = tụ)
13. Oa với tui cùng cuốn lại.
14. Tui với Oa cùng cuốn lại.
15. Hai đứa miềng cùng cuốn lại.
Bài thơ kết thúc không lời kết. Loại kết này
lại khơi dậy nhiều ý tưởng thầm lặng trong tâm tư người nghe, người đọc. Ðúng
thế, khi con người diễn đạt đến cái tột đỉnh thì lời kết nằm trong cái tĩnh.
Cái ngưng kết bất ngờ ở đây là sự chân thực mỹ mãn. Chính cái ngưng bất ngờ bảo
đảm cho sự chân thật của bài văn. Văn chương ngày nay tưởng cũng khó gặp được
cái chân thật tuyệt vời đến thế. Kinh qua vài điều trên, ai dám bảo con người
Bách Việt cổ kém văn hóa hơn người ngày nay, ai dám bảo người Việt cổ không có
một nền văn minh tinh thần như ngày nay.
Hiểu được kiến thức, tư tưởng, triết lý, tâm
lý, tình yêu của người Việt cổ đại gần chục thiên niên kỷ về trước qua thơ phú
của họ phải chăng là một điều kỳ thú lớn lao và cũng vô cùng độc đáo trên thế
giới. Hiểu như thế, phải chăng là chúng ta đã đào xới được một nền văn minh cổ
đại một cách quá toàn hảo!? Hiểu như thế là phải chăng chúng ta đã có phước
quay về gặp lại tổ tiên hiền triết của chúng ta; chúng ta hãnh diện về họ; và
phải sẵn sàng sống xứng đáng với tiền nhân. Từ nơi đây chúng ta cũng sẽ còn
phanh phui được hàng trăm điều kỳ lạ.
Những lời dùng trong bài thơ cổ âm vang nặng
giọng điệu miền quê Trung Việt, đặc biệt các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình,
Quảng Trị, Quảng Hóa (Hóa về sau bị Pháp đọc trẹo thành Huế theo thầy Nguyễn
Ðãi). Ðể dễ hiểu bài thơ cổ, nhà văn An Phong Nguyễn Vân Diễn đã viết lại theo
"giọng cổ" miền Trung:
1. Khoai tỏ bồn thì tốt cổ
2. Ðậu ba lá thì bừa un
3. Gà mất mạ thì lâu khun
4. Gái thiếu trai thì thậm khổ
5. Trai thiếu gái thì thậm khổ.
6. Trời sinh trâu thì sinh cỏ.
7. Ðất sinh giếng thì sinh mo
8. Người sinh Oa thì sinh tui
9. Oa một miềng thì khôn đặng.
10. Tui một miềng thì khôn đặng.
11. Gió ngoài biển hắn dồn bô.
12. Mây trên trời hắn ún lại
13. Oa với tui cùng cuốn lại.
14. Tui với Oa cùng cuốn lại.
15. Hai đứa miềng cùng cuốn lại.
Bài thơ cổ tiêu biểu này chứng minh cho chúng
ta nhiều điều rất lý thú. Nó đã nói lên rằng thơ văn ca múa như có sẵn trong
dòng máu dân Bách Việt từ thời tiền sử Việt Nam . Nó đã chứng minh rằng từ thời
tiền sử dân Bách Việt đã sống dựa trên một nền tảng triết lý sâu xa trước vạn
vật trời đất. Triết lý đó chứng minh rằng muốn tồn tại và phát triển phải có sự
kết hợp để tương sinh. Quan niệm hôn nhân một vợ một chồng rất rõ ràng trong tư
tưởng. Quan niệm này rất được tôn trọng với lễ lược đình đám ca múa. Như vậy
bài thơ cổ đã chứng minh một giá trị nhân bản đích thật của mỗi một con người
bất luận nam hay nữ, bất luận yếu hay mạnh. Chỗ đứng của sức mạnh hà hiếp bóc
lột không lảng vảng ở đây được. Cuối cùng là nó đã chứng minh một giá trị văn
hóa trong việc xây dựng gia đình lứa đôi, một vợ một chồng "O với
tui", "tui với O", "hai đứa miềng" thôi. “
Đây là
một bài thơ tình xuất hiện trong khoảng thời gian 1000 – 7000tcn tức là khoảng
thời gian tương ứng với thời kỳ mà người Việt cổ hình thành một cương vực với
nền văn minh lúa nước. Ở đây không phân tích và bình luận gì về nội hàm và hình
thức của bài thơ (vì điều này Tiến Sĩ Nguyễn thị Thanh đã nói rõ ràng rồi).
Cái thú
vị mà những lời bình ấy mang lại còn ẩn chứa một vài điều mà theo sự cảm nhận
của riêng tôi mà những thông tin mà bài thơ mang đến cho chúng ta thấy cha ông
của chúng ta đã thiết lập một nền nông nghiệp hoàn chỉnh, từ những phương pháp cấy
trồng, chăn nuôi, khí tượng thủy văn, tình yêu.
Nói đến
khí tượng thủy văn làm chúng ta liên tưởng đến việc người Việt cổ đã truyền lại
cho các thế hệ mai sau cái cách nhìn trời, nhìn sao, nhìn nước, đón gió… tức là
tìm hiểu và nhận ra quy luật vận hành củ vũ trụ để phục vụ cho việc trồng trọt,
chăn nuôi, đánh bắt, tính chất của muôn loài
và cả con người. Từ đó làm nên một tổng kết để trở thành kinh Việt. Cuối
cùng là :
13. Oa với tui cùng cuốn lại.
14. Tui với Oa cùng cuốn lại.
Được biểu
hiện bằng hai vệt đỏ đen nằm trong vòng tròn thái cực
Và đó là
cái nền nông nghiệp. Một nền tảng làm nên văn hóa. Cũng có thể từ bài thơ ấy mà
có ca dao hay ngược lại.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét