Người theo dõi

Thứ Ba, 20 tháng 11, 2018

Chương 3. Múa Gây Vườn Hoang



Chương 3. Múa Gây Vườn Hoang


THỜI KỲ CHỐNG VĂN HÓA NÔ DỊCH  VÀ KHẲNG ĐỊNH MỘT QUỐC GIA (111tcn-880scn)

Tôi không chấp nhận cái nhóm từ “ thời kỳ bắc thuộc” mà trong các cuốn sử đã ghi và cho đến hôm nay còn có rất nhiều người sử dụng.
Thử nhìn lại lịch sử và nghiêm túc soát xét một cách thật khách quan về các vấn đề sau để tìm xem Văn Hóa Việt Nam được xây dựng và phát triển ra sao.

1.049 NĂM GIỮ GÌN ĐẤT NƯỚC VÀ VĂN HÓA DÂN TỘC.

1. Cuộc chiến giữ nước không giống ai
Sự thôn tính của Hán tộc vô cùng bạo liệt. Gần một trăm tộc Việt lần lượt bị đồng hóa bởi tư tưởng, văn hóa và các lĩnh vực khác, một số khác thì tuôn ra biển đông tìm về phương nam ở Bắc Bộ ngày nay và tạo nên Lạc Việt, một số khác dạt về Tây nhập vào Âu Việt vùng Quảng Tây và tây bắc Bắc bộ ngày nay tạo nên sự gắn kết lần nữa của Núi Non và Sông Nước để sau này các nhà viết sử gọi là Âu Lạc của An Dương Vương, mà ông An Dương Vương vẫn còn đó những mơ hồ, nhưng Âu Lạc (núi, sông) thì đã rõ và còn mãi đến hôm nay.
Năm 230tcn nhà Tần thống nhất Trung Quốc, tiến hành một cuộc cải cách sâu rộng. Tư tưởng Nho Giáo hình thành và trở thành tư tưởng chủ đạo trong đời sống xã hội Trung Quốc từ trước đó hơn ba trăm năm gần như bị xóa sổ.
Nhưng không vì thế mà mà Tần Thủy Hoàng không nhìn về phương Nam. Đồ Thư mang quân nam tiến, lao vào một cuộc chiến tranh không đối thủ.


Tư tưởng Tự Do Âu Lạc được củng cố bằng cuộc chiến giữ nước chống quân Tần. Tất cả dân quân Âu Lạc rút vào rừng, những cây gậy được múa lên cũng chẳng phương pháp gì, mà cần gì phương pháp, nhưng với chủ đích rõ ràng, tiêu diệt quân thù bằng chiến tranh vệ quốc mà trước chẳng ai làm, sau đó không ai học. Vui đánh chơi, buồn thì nghỉ, dân quân Âu Lạc đã tiến hành cuộc chiến tranh vệ quốc như thế, thoải mái, tự do. Đoàn quân xâm lược chẳng những không được quyền nghỉ ngơi, mà càng không được quyền chiến đấu. Những cây gậy vung lên trong đêm tối, những mũi tên đồng tuôn ra từ trong bụi rậm như không có xạ thủ, những tiếng trống đồng vang lên như sấm dậy từ trong lòng đất, trên trời cao... Cứ thế, đoàn quân xâm lược ấy rời rã rồi lụi tàn theo hơi thở cuối cùng của tên tướng xâm lược Đồ Thư.

Nhà Tần nhanh chóng sụp đổ sau những cuộc chiến tranh tàn khốc, nhà Hán lên thay thì phương Nam đã trở thành một vương quốc hùng mạnh.

2. Nhà nước Nam Việt. (207-111tcn)
Triệu Đà, (đến giờ vẫn chưa xác minh được cội nguồn, nhưng cứ cho là người Hán đi, “sử” nói như vậy mà) chiếm lấy Lĩnh Nam, đánh thắng An Dương Vương Thục Phán đặt quốc hiệu là Nam Việt, đóng đô ở Phiên Ngung, ngồi xổm nhai trầu và tự xưng là Triệu Vũ Đế. Trở thành một cái gai trong cặp mắt “dĩ Hạ biến Di” của nhà Hán. Đến hôm nay, ngoài những giòng được ghi trong sử sách, vốn đã mơ hồ, chúng ta còn không có thêm thông tin gì khác, ngoài chuyện cãi nhau về việc có nên hay không nên nhìn nhận. Nhưng ngôi mộ Triệu Văn Vương vừa tìm thấy ở Phiêng Ngung cũng đã hé lộ đôi điều. Văn hóa Hán đã xâm nhập vào xã hội Âu Lạc khá nhẹ nhàng dù Triệu Vũ Đế đã cố gắng tự Việt hóa bản thân cùng triều đại của mình.
Triệu Vũ Đế và các hậu duệ đã chẳng cưới vợ Việt, chọn quan lại người Việt, ăn trầu, nhai thuốc, ngồi xổm, cởi trần mà vung tay chẳng ra dáng gì là lễ nghĩa, vậy mà cũng làm nên một trăm năm Nam Việt đó ư? Gần một trăm năm ấy không có bất cứ một xung đột nào xãy ra giữa nhà nước và người dân Việt cho đến khi Tàu Khựa nhúng tay vào. Cuối cùng sự va chạm mãnh liệt đã xãy ra. Nhà nước Nam Việt bị tiêu diệt bởi nhiều nguyên nhân. Những đòn phép chính trị và sức mạnh quân sự của khái niệm bá quyền.

 Các bạn đọc một bài thơ của Nguyễn Du nhé:

趙武帝故境
暴楚強秦相繼誅
雍容揖遜霸南陬
自娛儘可稱皇帝
樂善還能屈豎儒
百尺高臺傾嶺表
千年古墓沒番禺
可憐世代相更迭
不及蠻夷一老夫

Triệu Vũ Đế cố cảnh
Bạo Sở cường Tần tương kế tru,
Ung dung ấp tốn bá nam tưu.
Tự ngu tẫn khả xưng hoàng đế,
Lạc thiện hoàn năng khuất thụ nhu.
Bách xích cao đài khuynh Lĩnh Biểu,
Thiên niên cổ mộ một Phiên Ngu.
Khả liên thế đại tương canh diệt,
Bất cập man di nhất lão phu.
Nguyễn Du

Đất cũ của Triệu Vũ Đế
Tần Sở hung hăng đứt bóng rồi
Ung dung Nam Việt làm vua chơi
Cả cười hứng chí bèn xưng đế
Chịu khuất ý lành nghĩ cũng vui
Lĩnh Biễu đài cao đâu kém cạnh
Phiên Ngung mộ cũ lại tiêu rồi
Biển dâu víu lại lòng thương cảm
Chỉ lão Nam man lặng lẽ cười
Quán Tâm Nguyễn Hiền Nhu

SƯ ÁP ĐẠT VĂN HÓA HÁN NHO BẰNG QUYỀN LỰC MỀM (111 Tcn – 39scn)
Nhà Hán lại tiếp tục phóng tầm mắt về phương Nam với đôi mắt Nho gia “tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ” (tu thân thì có cây kềm, tề gia thì cần cây roi, trị quốc thì có cái gông, bình thiên hạ thì có gươm) với đầy đủ giáo điều Lễ Nghĩa Liêm Sĩ, tam cang, ngũ thường... gì đó và cả những thứ chứ chữ ngoằn ngoèo. Ngay từ khi tập tểnh làm người thì Hán Nho đã đưa con người ngay vào một cái khuôn. Trong khi đạo Bụt thì đơn giản hơn, rất tự do (thực sự) với Văn, Tư, Tu. Chẳng một thứ khuôn vàng thước ngọc (kềm, roi, gông cùm, gươm giáo) nào cả. Nghe rõ ràng, Nghĩ thật đúng và Làm chăm chỉ  để không gây phiền lụy cho ai và cũng không tạo ra lý do để người hay vật gì đó làm lụy phiền mình. Tám mươn bốn ngàn pháp môn chỉ là những chiếc bè qua bến Giác. Chọn bè nào cũng được, kể cả việc nhảy ùm xuống sông, lấy thân làm bè rồi... lội.
Những trang sử của dân tộc càng lúc càng dày thêm những gian nan và hạnh phúc.
1. Đạo Bụt và tính Dung Thông
Đạo Bụt đến với Việt Nam từ bao giờ. Thật ra khó lòng mà biết được chính xác. Ở dây chỉ có thể khẳng định một điều là đạo Bụt đến Việt nam từ rất sớm. Chí ít cũng là giữa thế kỷ thứ IIItcn và nhanh chóng hòa nhập vào cuộc sống tâm linh của dân tộc. Có một điều rất lý thú là Đạo Bụt là một học thuyết duy nhất trên thế giới chủ trương tự do tuyệt đối và cũng là một học thuyết duy nhất cho rằng tự do xuất phát từ bên trong của con người chớ không nằm ở những định chế xã hội bên ngoài. Trong một rừng kinh sách của đạo Bụt (84.000 pháp môn) giải thích tất cả các hiện tượng vật chất và tâm linh chỉ để chứng minh có một việc là con người phải Ăn Hiền Ở Lành.

2. Tản mạn về Nho giáo
Có lẽ nên lấy câu nói này của Thiền sư Cứu Chỉ làm nền để có những nhận định về sự tác động của Nho giáo và khẳng định tư tưởng Âu Lạc trong suốt thời kỳ đấu tranh chống văn hóa nô dịch (111tcn-880scn).
孔万執有,莊老若無.世俗之典非解脫法.唯有佛法不許有無可了生死
“Khổng Mặc chấp Hữu. Trang Lão nhược Vô. Thế tục chi điển phi giải thoát pháp. Duy hữu Phật pháp bất hứa hữu vô khả liễu sinh tử “ (Cửu Chỉ thiền sư).
Có nghĩa là “ Khổng Mạc vướng vào cái có, Lão Trang dính vào cái không. Duy có đạo Bụt chẳng nói có không đã giải quyết rốt ráo việc sống chết”
Một cái có tuyệt đối, một cái không mơ mơ màng màng chỏi nhau, không cùng nhau tồn tại là một điều thật lạ. Đặt Khổng Mặc và Lão Trang riêng ra và không liên hệ gì nhau là một điều không ổn. Trong thực tế, có nhiều nhà nho Tàu và cả nho Ta đều có cả Khổng Mặc lẫn Lão Trang nhưng đều chẳng dính gì với nhau. Khi đắc chí thì ồn ào Khổng Mặc, lúc thất thời thì lặng lẽ Lão Trang. Một cái thù sung độ làm càn, lúc hết date ngồi xụi râu ngắm ngó.
Muốn thấu hiểu một cách triệt để Nho giáo không phải là một điều dễ dàng gì. Bởi vì qua 2500 năm tồn tại, Nho giáo luôn luôn thay đổi để đáp ứng, không phải đáp ứng cho yêu cầu cuộc sống con người, mà đáp ứng cho yêu cầu của quyền lực (!). Nhưng có một thứ không bao giờ thay đổi. Đó là mục đích phục vụ con người, và chỉ con người mà thôi. Tất cả giáo điều được lập ra ban đầu như; “lễ, nghĩa, liêm, sĩ” rồi “thành, tín”, rồi “tam cang, ngũ thường” và những biến thiên sau đó cũng nhằm mục đích ấy.
Đó là Nho giáo, một thứ Nho giáo của Khổng Tử chỉ nằm trong phạm vi gia đình, làng xóm là cùng. Cố gắng học tập và tu dưỡng bản thân để trở thành người hồn hậu.
Hai trăm năm sau. Mạnh Tử làm cho Nho giáo sáng hơn rất nhiều khi chủ trương “Nhân chi sơ tính bản thiện”. Chữ nhân được nới rộng ra thành quan hệ giữa cộng đồng và cộng đồng. Cái thú vị của Mạnh Tử ở chỗ không có trời sinh ra quân tử và tiểu nhân. Có chia tách ra như vậy là do quá trình sống của con người. Muốn trở thành quân tử thì theo ông là con người phải có cái tâm và biết gìn giữ nó “Quân tử sở dĩ dị ư nhân giả, dĩ kỳ tốn tâm dã. Quân tử dĩ nhân tồn tâm, dĩ lễ tồn tâm” có nghĩa là “ Quân tử sở dĩ khác người ta là chỉ có sự giữ gìn cho còn cái tâm mà thôi, lấy nhân mà giữ tâm, lấy lễ mà giữ tâm “ Ông nói tiếp “ Dưỡng tâm mạc thiện ư quả dục. Kỳ vi nhân dã quả dục, tuy hữu bất tồn yên giả. quả hỹ. Kỳ vi nhân dã đa dục, tuy hữu tồn yên giả, quả hỹ” có nghĩa là “ Nuôi cái tâm thì không gì hơn quả dục. Làm người mà quả dục thì tuy có người không giữ được cái tâm, nhưng ít lắm. Làm người mà đa dục, tuy có người giữ được cái tâm, nhưng cũng ít lắm”. Có một chút hơi hướm của đạo Bụt len vào
Cái câu “ Trung thần bất sự nhị quân“ hay “quân xử thần tử, thần bất tử, bất trung, phụ xử tử vong tử bất vong bất hiếu”... đã được Mạnh Tử chỉnh đốn lại “quân bất minh thần thị bất trung, phụ bất từ tử nhi bất hiếu”.
Và có lẽ nên trích dẫn Mạnh Tử một câu nữa thôi:
 “Bĩ trượng phu dã, ngã trượng phu dã, ngô hà úy bỉ tai!” 彼丈夫也,我丈夫也.吾何畏彼哉” có nghĩa là “Thánh hiền là trượng phu, ta là trượng phu, ta sợ gì mà không làm được như thánh hiền”. Một xác lập mang tính cách mạng, nhưng chỉ dành cho đàn ông (trượng phu) thôi. Hóa ra người đàn bà không thể trở nên thánh hiền như Trưng Nữ Vương, Bát Nàn, Lê Chân... Triệu Trinh Nương, Diệu Nhân, Ỷ Lan.
Nhưng tới đời Hán với một Đổng Trọng Thư như một ông vua Nho rèm che sáo phủ. Ông chưa một lần tiếp xúc với học trò. Những buổi lên lớp của ông cũng được một ngăn che bởi một tấm màn. Học trò ông chỉ “văn kỳ thinh, bất kiến kỳ hình”. Ông cho đó là lễ nghĩa thầy trò.
Nếu ông trời của Không tử là một thứ gì đó mờ mờ ảo ảo và hoàn toàn biến mất thời Mạnh Tử, thì ông Trời của Đổng Trọng Thư có một uy quyền ghê gớm và khái niệm con trời (thiên tử) đã hình thành. Đọc những gì Đổng Trọng Thư còn sót lại mới thấy cái quyền uy của ông trời to lớn biết bao. Hãy đọc đoạn đầu trong Thiên nhân tam sách mà ông dâng lên Hán Vũ Đế : ” Tôi xem quảng trời đất và con người quan hệ với nhau rất đáng sợ vậy. Khi quốc gia sắp bị hư hỏng về sự mất đạo. Trời đem tai biến để trách bảo. Đã trách bảo mà không biết tự xét, Trời đem đến quái dị để sợ hãi. Thế mà người vẫn không biết đổi thì sự bại vong mới đến. Lấy đó mà xem, lòng trời đối với đấng nhân quân vẫn có lòng nhân ái mà muốn trước ngăn sự loạn vậy...” Tất cả do trời. Nhưng ông trời thì không thấy mà con trời thì còn mãi đến hôm nay. Đã vậy, ông còn khuyên các ông vua “ ...Vậy, đấng vương giả khi muốn làm cái gì nên tìm manh mối ở trời... “ Manh mối đâu ở trời mà chính ở lòng người, Trời chỉ là một cái cớ để vin vào để đè đầu thiên hạ và để... đổ thừa và cái khái niệm “dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh” vừa mới manh nha đã bị xếp xó. Đúng là ỉa vào mồm nhau.
Sự xuất hiện của Nho Giáo, cũng như các tôn giáo hay những giòng triết học khác. Không phải là một phát minh của mà chỉ là một phát kiến. Cái khác nhau chính là sự rộng hẹp của môi trường và trí tuệ người phát kiến. Trong quá trình truyền đạt, nó phát triển theo yêu cầu dương đại. Nhưng sự phát triển của Nho giáo càng lúc càng đồi trụy

Trước khi nhìn vào sự xuất hiện của Nho Giáo. Hãy xem những phát hiện sau đây của Tiến Sĩ Nguyễn Thị Thanh:

“… khi một môn đồ xuôi nam đến đất Việt, đến xin Đức Khổng Tử chỉ dạy, ngài nói:
"Người Bách Việt miền nam (phía nam Dương Tử) có lối sống, tiếng nói, luật lệ, phong tục, tập quán, thức ăn uống riêng..." "...dân Bách-Việt chuyên  làm ruộng lúa mà ăn, không như chúng ta trồng kê và lúa  mì. Họ uống nước bằng thứ lá cây hái trong rừng gọi là trà…."
Người Việt ta cứ luôn cho trà là của Tàu, thật không biết nói sao nữa.
Một lần khác Đức Khổng Tử  xác nhận :
" Những đạo lý (ngài) viết ra để dạy vua quan gốc Hán tộc và dân chúng đều là những điều đã có sẵn trong dân gian miền Nam từ trước (dân  gian miền nam tức là nam man gốc Bách Việt) ".
Chính những đạo lý đó tộc Mông-Cổ hoàn toàn không có, vì với Mông-Cổ chỉ có đạo lý của sức mạnh. Vì thế Đức Khổng Tử mới lấy đạo lý từ dân gian Việt cổ, viết ra để dạy cho vua quan Hán là giòng giỏi Hán Mông Cổ. Đức Khổng Tử còn nói rằng :
"Dân Bách Việt rất thích ca múa, vừa làm việc vừa ca vè, hát đối, nói vận (vè, thơ, ca dao), lấy lá cây mang vào người, trá hình múa hát..." .
Và Đức Khổng tử cho rằng: "xướng ca vô loại, chẵng nên ca múa như dân Nam". Nên trong thời gian đô hộ quan Tàu cấm dân ta múa hát trong những ngày lễ lạc. Nhưng hát-bội hay hát-bộ (vừa hát vừa làm bộ điệu) gốc Bách Việt thì vua quan Tàu rất thích nên họ phát triển hát bộ (sau nầy lại truyền qua cho Việt-Nam phương thức hát bộ mới, được chế biến thêm. Miền Nam Việt Nam lại cãi biến thêm thành Cải Lương, Tàu lại chế biến thành cải lương Hồ-Quãng).
VÀI NÉT VỀ VĂN HÓA NHÀ TRƯNG :
Sách Hậu Hán Thư quyển 14 viết :« Dân Giao-chỉ (thủ đô của Bách Việt phương nam) biết nhiều thủ công nghiệp, luyện đúc đồng và sắt vv... »
Sách Cổ Kim Đồ Thư, Thảo Mộc Điếm của Trung-hoa chép: Làm  Đường Phèn : "Mã viện tâu vua Tàu, Giao-chỉ ép mía làm đường phèn: Giao chỉ có thứ mía rất ngọt, đem ép lấy nước, rồi làm thành đường phèn."
Làm Giấy Mật Hương : "Giao chỉ làm giấy mật hương: Giấy mật hương làm bằng lá và vỏ cây mật hương trồng ở Giao-chỉ, giấy mềm, giai và thơm, ngâm nước không bở không nát"(Hình 5).
giấy mật hương
Hình 5 (Viện Bảo Tàng Lịch sử Hà Nội)
Trong quyển sách ART DE LA CHINE (Nghệ Thuật Trung Quốc) của Jean Buhot "Les Editions du Chène, Paris" xuất bản tháng Tư năm 1951, tác giả viết :
"Le papier étant inventé par la Chine dès la dynastie des Háns probablement, on peut croire qu'ils connaissaient depuis la même époque deux procédés: l'estampage et l'impression... " !!??... "Giấy đã được Tàu phát minh ra từ thời các triều Hán, chắc như vậy, và người ta có thể tin rằng cũng vào thời ấy người Tàu Hán tộc đã biết 2 kỹ thuật : rập khuôn bằng tay và in ấn." !!??
Xem như vậy, thì thấy những sự hiểu biết của người Âu Châu về Trung-Hoa và Việt Nam vô cùng lệch lạc sai lầm. 
Xin ghi thêm ở đây là việc sáng tạo ra đường và đường phèn từ cây mía và việc phát minh ra giấy là công lao và là văn hóa của Nữ Vương Trưng Trắc. Vì sao ? Tàu đang cai trị Lĩnh Nam, bị con cháu Hùng Vương là Hai Bà Trưng cùng mẹ là Man Thiện Trần Thị Đoan nổi lên chống cự. Sợ yếu thế, Man Thiện bèn bàn với Trưng Trắc kết sui để liên minh với  Đặng Thi Sách thuộc dòng Sơn Tinh làm kế đánh Tàu. Chứ làm sao một góa phụ đi trả thù chồng mà được một lực lượng giúp rập, đánh nhanh, thắng mau đến thế. Lại thêm nữa, Vua Trưng Trắc nhà Đông Hán tự động sử sử cho làm vua 3 năm thôi. Thắng trận 3 năm thì làm được gì chứ.
Xin xem đây :
Gần đây đào được trống đồng ở Vân-Nam, khảo cổ gia Tàu cũng tuyên bố ầm ỷ là trống đồng do Mã Viện và Gia Cát Lượng sản xuất ?!. Sao họ có thể quên đất Vân-Nam Quảng-Đông Quảng-Tây lên tận Động Đình Hồ vốn là đất của nước Việt Cổ, họ cũng quên những điều đã ghi trong Hậu Hán Thư quyển 14 về việc Mã Viện phá trống đồng đúc ngựa và cột đồng theo mật lệnh của vua Hán Quang Võ. Chính vua Quang Võ nhà Đông Hán đã ra mật lệnh cho Mã Viện phải phá hủy trống đồng Bách Việt của Trưng Vương vì đó vật thần linh giúp Việt tộc chống xâm lăng. Vì thế trên đất Hoa Nam hiện tại là đất Việt cổ tìm thấy trống đồng là việc đương nhiên. Hậu Hán Thư quyển 14 chép: 
"Mã Viện là người thích cưi ngựa giỏi, biết phân biệt ngựa tốt. Lúc ở Giao-chỉ Viện lấy được trống đồng đem đúc ngựa..."
(Hình 10)

mã viện phá trống đồng
Hình 10 : Mã Viện phá trống đồng của Trưng Vương để đúc ngựa và đồng trụ

Mã Viện đã phá trống đồng để đúc cột đồng trụ để chiếm cho chắc ăn phần đất từ Động Đình Hồ trở xuống Ải Nam Quan của nước Lĩnh-Nam. Và vì sợ dân Giao Chỉ lấy cột đồng đúc trống và phá hủy biên giới do Mã Viện đề ra,  để chiếm lại đất củ của mình, nên Mã Viện ghi trên đồng trụ "Đồng trụ chiết,  Giao Chỉ diệt" để dọa dân Việt cổ. Nhưng rồi chắc là dân ta cũng đã lén lấy đồng trụ để đúc trống vì thiếu đồng, nên đồng trụ biến mất. Ngoài ra, vì cần đồng để đúc trống nên dân Việt thường đem vàng bạc ngọc ngà hạt trai, sản phẩm quí đồi lấy tiền đồng của ngươời Hán. Trước đó chính bà Lữ Hậu vợ vua Thái Tổ nhà Hán là Lưu Bang đã ra lệnh cấm bán, đổi chác tiền đồng cho dân Giao Chỉ. Riêng Mã Viện, từ khi thắng Trưng Vương, biết dân Giao Chỉ coi trống đồng như là một linh vật giữ nước. Mã-Viện, có kinh nghiệm về việc Trưng Vương ra trận dùng trống đồng thúc quân, thấy uy lực trống đồng của Bách Việt rất lớn, giúp họ đánh giặc rất hăng. Việc đúc ngựa, đúc đồng trụ chỉ là cái cớ để tiêu hủy linh vật của Bách Việt mà thôi. Vậy ai dám bảo trống đồng do Mã Viện và Gia Cát Lượng đúc thì thật là xuyên tạc lịch sử mỹ thuật Việt Nam một cách trắng trợn.
Xin xem nữa đây :
Dưới thời Nhà Trưng Vương, nước Lĩnh Nam đã có nhiều tài liệu lịch sử, luật pháp, nghệ thuật và văn chương vv.. Bằng chứng là Mã Viện đã tâu với vua Quang Võ nhà Đông Hán:
« Luật của Trưng Vương có 10 điều khác với luật Tàu, cần hủy bỏ để trói buộc họ »
 (Hình 4).
luật việt
Hình 4 (VBTLS Hà Nội)

Các sách cổ khác của Trung quốc như Giao-Châu Ký, Tam  Đô Phủ, Ngô Lục Địa Lý Chí, Nam Phương Thảo Mộc Trạng đều chép đại lượt lại rằng :
"Dân Lạc Việt trồng lúa mà ăn, dùng lá trà mà uống..."; ...  "...họ biết uống nước bằng lổ mủi...";... họ nhuộm răng đen ăn trầu để giữ răng khỏi hư...» "... họ nuôi tằm mà dệt vải nhuộm màu bằng vỏ cây..."; "...họ dùng đất sét đào sâu trong đất, thái mỏng phơi khô làm thức ăn quí, dùng làm quà quí để đi hỏi vợ..."; ...  "...dùng đá màu làm men gốm...";... "....dùng mu rùa mà bói việc tương lai ..."; ...."....họ dùng một khúc tre dài chừng 1 thước hơn, một dầu có trụ cao làm tay cầm, có giây buộc vào tru nối lại đằng kia  mà làm đàn gọi là độc huyền cầm...".... "...họ đem tính tình các con vật mà so sánh với ngươời, rồi họ truyền tụng rằng ngày thứ nhất trời sinh con chuột, ngày thứ hai trời sinh con trâu, ngày thứ ba trời sinh con cọp ... (chuyện thần thoại của người Dao : gốc tích của 12 con giáp của tử vi ngày nay)".... "Họ biết tìm hiểu các thức ăn nóng mát (tức thuyết âm dương) để trị bệnh, dùng kim đâm vào da thịt lấy máu để trị bệnh (lể nặn máu ra mà trị bệnh, giác bầu, châm cứu), lấy đá hơ nóng áp vào da thịt để trị bệnh (đốt) vv...."; ...  ".... Họ rất quí các loài chim, biết tập chim biết nói, ... »... « ... họ có nuôi nhiều chim trỉ sống trên núi rất đẹp (mà sau nầy Tàu gọi là phụng hoàng)".
Sử Tàu kể rằng vào thời nhà Châu bên Tàu dân Bách-Việt quận Việt-Thường đem tặng vua nhà Châu cặp chim trĩ, sau đó nhờ Tàu dùng xe chỉ nam của Mông-Cổ chỉ đường về.
Những ghi chép thường có tính cách kỳ thị là man di. Nhưng những chuyện huyền thoại cổ của man di như chuyện ông Bàn-Cổ gốc người Dao (xem Bàn-Cổ của Nguyễn Văn Diễn), chuyện bà Nữ-Oa biết đội đá vá trời tức có kinh nghiệm về thời tiết mưa gió, dạy dân theo thời tiết mà trồng trọt, Thần-Nơng dạy dân làm ruộng, Viêm-Ðế (vua xứ nóng Bách-Việt) thì dân Mông-Cổ chiếm lấy làm của riêng. Thật ra lúc đầu người Hán không quan tâm đến những câu chuyện hoang đường của dân Bách-Việt. Nhưng khi họ hiểu ý nghĩa triết lý sâu xa của những câu chuyện hoang đường về các Vị, thì họ chép ngay câu chuyện và nhận ngay các Vị có gốc Bách-Việt ấy làm tổ tiên của họ. Họ cũng có lý một phần, vì dân Miêu tộc Trung-hoa có gốc Bách -Việt. Nhưng họ phải hiểu rằng dân Việt-Nam mới là con cháu đích thị của các Vị.
(Việt-Nam, Trung-Tâm Nông-Nghiệp Lúa Nước Và Công-Nghiệp hố, Xưa Nhất Thế-Giới ; Sunday30/9/2001 http://e-cadao.com/Vanminhco/vietnamtrungtam.htm )”

Chỉ một đoạn ngắn ở trên, với những tư liệu được Tiến sĩ Nguyễn Thị Thanh trích dẫn, có thể rút ra những điều sau đây:
- Ông cả Ruộng và chuyện làm ruộng của Việt Nam thành ông Thần Nông trong Ngũ Đế của Tàu, mà sản phẩm của ngành nông nghiệp thì nhiều vô thiên lủng. giấy, đường phèn, trà, tơ tằm... là nền tảng cho thủ công và công nghiệp. Chỉ cần phong cho ông cả Ruộng làm vua Thần Nông nước Tàu là mọi thứ thành của Tàu.
- Chữ Hán chỉ là bản copy chữ khoa đẩu của Việt Thường Thị.
- Tư tưởng Khổng Nho lại cũng là một bản copy của những điều có sẵn trong dân gian (Bách Việt), mà lại là một bản copy không hoàn chỉnh.
- Đường, trà và giấy… là sản phẩm của Việt Nam.
Và có lẽ nguồn gốc của kinh thi cũng là ca dao của Việt Nam  chăng?
Từ những nhập nhằng đó, có thể hiểu tại sao danh sách Tam Hoàng, Ngũ Đế thời tiền sử của Trung Quốc cứ thay đổi xoành sạch vì một lý do gì ai cũng rõ. Và ông cả Ruộng của Việt Nam bị biến thành Thần Nông cũng không phải là lạ, phong cho ông khi làm Hoàng, lúc làm Đế hoặc khi thì đi đâu cũng không biết, thậm chí có lúc biến thành Viêm Đế để mấy ông vua gốc Tàu khác đánh chạy dài. Còn mấy ông khác thì lúc tên này, lúc tên kia. Các nhà làm sử Trung quốc cứ tha hồ thăng giáng hoặc thay đổi tô vẻ lý lịch từng ông tùy theo sự tưởng tượng (và cả những yêu cầu chính trị đương đại). Và các triều đại nối tiếp cứ tùy hứng lập miếu, tạc tượng thờ cúng lung tung. Sự xào nấu lịch sử của quốc gia mình đến cỡ đó thì chuyện khác cứ vô tư, miễn sao củng cố được xác lập được mình là... cái rốn. 

Xét một chút về Tam Hoàng-Ngũ Đế:
Tam Hoàng:
- Thiên Hoàng, Địa Hoàng, Nhân Hoàng (Sử ký Tư Mã Thiên)
- Phục Hy, Nữ Oa, Thần Nông (Vận Đẩu Xu, Nguyên Mệnh Bao)
-  Phục Hy, Toại Nhân, Thần Nông (Thượng Thư Đại Truyện, Bạch Hổ Thông Nghĩa)
- Phục Hy, Hoàng Đế, Thần Nông (Đế Vương Thế Kỷ)
Ngũ Đế:
- Hoàng Đế, Chuyên Húc, Đế Khốc, Đế Nghiêu, Đế Thuấn. (Sử ký Tư Mã Thiên)
-  Thiếu Hạo, Chuyên Húc, Đế Khốc, Đế Nghiêu, Đế Thuấn. (Đế Vương Thế Kỷ-Thượng Thư tự)
- Thiếu Hạo (đông), Chuyên Húc (bắc), Hoàng Đế (trung), Phục Hi (tây), Thần Nông (nam)  (Sở Từ cho là các vị thần của bốn phương và chính giữa)
- Hữu Sào thị, Toại Nhân thị, Phục Hi thị, Nữ Oa thị, Thần Nông thị ( Lễ Ký cho là năm bộ tộc tạo nên nước Trung Hoa)
- Thái Hạo, Hoàng Đế, Thần Nông, Thiếu Hạo, Chuyên Húc.
- Phục Hi, Thần Nông, Hoàng Đế, Thiếu Hạo, Chuyên Húc
- Hoàng Đế, Thiếu Hạo, Chuyên Húc, Đế Khốc,  Đế Chí (theo Từ  Hải) nhiều sách còn nhắc đến đế Ai, Đế Lỗ

Đó chỉ là liệt kê những cái tên, đã vậy còn có những cách viết khác nhau và giải thích khác nhau. Thật là... chóng mặt. Tội nghiệp mấy ông Hoàng, ông Đế mơ hồ kia mệt bở hơi tai. Nhưng nó hoàn toàn hợp lý. Trung Quốc có một món ăn rất nổi tiếng đó... món thập cẩm; cơm thập cẩm, lẩu thập cẩm, chè thập cẩm... mà những lẩm cẩm ấy thì lại không cố định một món nào, cứ vớ được thứ nào thì bỏ vào thứ đó. Trông rất ngon mắt nhưng ăn thì... ngán. Cái món thập cẩm này chỉ có ở Trung quốc được hình thành bởi cái Tư Tưởng Thập Cẩm.

Trở lại với văn minh Trung Quốc. Đồng ý trong quá trình giao lưu, không ai cấm, thậm chí còn chấp nhận việc trao đổi, học hỏi lẫn nhau. Tiếp nhận và cảm thụ một nền văn hóa khác bao giờ cũng cần những thái độ thích hợp và cả không thích hợp nữa. Nhưng chẳng ai đồng tình cái hành vi cướp giật và áp đặt. Không ai phủ nhận nền văn minh Trung Quốc, thậm chí còn ngưỡng mộ. Nhưng người ta chỉ có thể rung cảm trước một thứ duy nhất mà chính người Trung Quốc có. Thơ Đường (sẽ nói ở phần sau)
Về Nhân:
Luận về chữ Nhân. Nho Giáo chỉ giới hạn trong quan hệ giữa người và người, thậm chí có lúc chỉ khu trú trong cộng đồng gia tộc. Sau này, Mạnh Tử nới rộng hơn được một chút vươn tới phạm vi một quốc gia. Dần về sau chữ nhân lại biến tướng thành quan hệ giữa ta và... ta, “thân bất vị kỷ thiên tru địa diệt”
Nhưng với nhân dân Âu Lạc thì lại rộng hơn. “Không chỉ giới hạn trong việc thương người mà còn bao trùm hết cả sinh vật cho chí đến cỏ cây”. Ý thức về môi trường được sản sinh và lưu giữ suốt theo giòng chảy của lịch sử. Yêu mến và trân trọng môi trường tức là yêu chính bản thân mình. “ Là yêu nuôi người vật, thương xót lũ tà, cứu giúp chúng sinh, vượt cả đất trời, thấm khắp biển sông, bố thí chúng sinh. Người đói cho ăn, kẻ khát cho uống, lạnh ch mặc, nóng cho mát, người bệnh cho thuốc…” (Lục Độ Tập Kinh. Lê Mạnh Thát dịch)

Về Hiếu:
Hiếu kinh của Trung Quốc đưa ra một quan điểm về hiếu chỉ khu trú trong một phạm vi rất hẹp “ thân thể tóc da không dám làm tổn thương“ và “ lập thân hành đạo nêu danh với hậu thế” thậm chí còn “bất hiếu có ba, không con nối dõi là lớn nhất”. Quan điểm về hiếu của Âu Lạc thì hoàn toàn khác “Giúp nghèo cứu thiếu, thương nuôi quần sinh” “đem đạo truyền cho thần, đem đức trao cho thánh, thần thánh truyền nhau cái sự giáo hóa không hư nát, đó mới là sự nối dõi tốt lành“ (LSPGVN T1 Lê Mạnh Thát. In lần thứ 2.1999).
Đó là lý do mà người phương Bắc không thể nào đồng hoá nổi dù họ đã có hơn một ngàn năm chiếm cứ. Và sau đây là “Người thợ săn nói: "Tôi ở đời nhiều năm, tuy thấy Nho sĩ tích đức làm lành, há có ai như đệ tử Phật, quên mình cứu người, ở ẩn không nêu danh đâu? Nếu Đạo sĩ có cần chi, hãy đến nhà tôi, xin đem của mọn cúng dường". (Lục Độ Tập Kinh, truyện 49)

 Tính hai mặt của Nho Giáo:
Công bằng mà xét, Nho giáo đã thiết lập một cung cánh ứng xử mang tính tiêu biểu rất cần thiết cho mọi người. Nhưng song song với mặt tích cực ấy, nó còn có những mặt tiêu cực khi người ta vận dụng chính cái mặt tích cực ấy để bảo vệ những cho những lập luận ác nghiệt.
Trước nhất là thuyết chính danh. Khi nói “ vua ra vua, quan ra quan; cha ra cha, con ra con….”. Khổng Tử muốn kêu gọi mọi người phải hành xử một cách đúng đắn cái vị trí xã hội mà mình đảm đương với những tiêu chí rất cụ thể, và tích cực. Nhưng trong cuộc sống, người ta đã vận dụng nó để tạo ra một khái niệm về đẳng cấp mà không cần đến sự xác định về quá trình hình thành nhân cách của Mạnh Tử “ Bĩ trượng phu dã, ngã trượng phu dã, ngô hà úy bỉ tai!” 彼丈夫也,我丈夫 .吾何畏彼哉”. Và rồi chính sự xác định này cũng bị vận dụng cho nhu cầu làm loạn. Chúng ta có thể viện dẫn ra bất cứ một câu nào của Luận Ngữ để nhận ra cái tính hai mặt của Nho Giáo. Những khái niệm đứng đắn về thánh nhân, vương giả, quân tử cũng đều có thể bị lật ngược như là một bức tranh có hai mặt mà không thể phủ nhận mặt sau không phải là một thành phần của bức tranh. Do vậy, những nhà Nho trong giây phút cuối cùng của cuộc đời đều băn khoăn, thậm chí lo sợ. Sự xuất hiện của con kỳ lân đã chẳng làm cho Khổng Tử kinh sợ là gì? Ông vua nho giáo từ đầu đến chân của Việt Nam là Lê Thánh Tôn đã không kinh hãi khi đối mặt với cái chết là gì? Đó là tính chất thực sự của Nho giáo đúng như nhận xét của Cửu Chỉ thiền sư “Khổng Mặc chấp hữu...”. Và cái có bao giờ cũng có hai mặt, do đó mặt sau là thuộc tính không thể chối cãi. Về mặt con người, khi sử dụng tư duy để nhận xét về chính mình, cái nhìn của Nho giáo là cái nhìn từ bên ngoài, do đó, một người nào đó muốn khẳng định tư cách của mình cũng bằng những tiêu chuẩn của bên ngoài. Và cái hệ lụy nguy hiểm nhất là khi người ta nói “thân bất vị kỷ thiên tru địa diệt”. Cách diễn dịch của khái niệm này giữ đạo Nho và đạo Bụt hoàn toàn trái ngược nhau. Đạo Nho cho rằng quần sinh là những khách thể, là phương tiện sống cho bản thân nên luôn luôn đối kháng. Còn đạo Bụt thì chủ trương ngược lại, bản thân và quần sinh có quyền sống ngang nhau, tương sinh tương diệt là quy luật của thiên nhiên nhiên chớ không phài là nguyên tắc của bản thân.

Trong suốt quá trình tồn tại của mình, Nho giáo đã tạo ra vô số những bậc anh hùng. Nhưng hầu hết là anh hùng... thấm mệt, thậm chí là anh hùng tử. Có rất nhiều người xem cái chết nhẹ tựa lông hồng, nhưng không có ai xem cái chết như là một sự an nhiên. Rốt lại thì ai, quân tử hay tiểu nhân, cũng... sợ chết khi mặc vào người cái áo nhà Nho.

Tác động của Nho giáo và cuộc đấu tranh chống văn hóa nô dịch đàng sau những ghi nhận của những giòng sử cũ
Năm 111tcn, Nhà Hán thôn tính nhà nước Nam Việt. Nhà Hán bắt đầu áp đặt văn hóa Trung Quốc, chủ yếu là tư tưởng Hán Nho với Nhâm Diên, Tích Quang bằng những trò lừa phỉnh mị dân. Sữ cũ ghi là Nhâm Diên, Tích Quang dạy dân lễ nghĩa, cấy cày. Nghe thật tức cười, dạy con cháu ông cả Ruộng làm ruộng ư?! hay là học làm ruộng từ con cháu cả Ruộng. Xuất tiền ra cho người cô quả lập gia đình theo lễ nghi Hán quốc. Hóa ra, để tạo nên một nền tảng văn minh mà lễ nghi được mua bằng tiền. Điều này làm cho chúng ta nhớ lại những ngày các vị thừa sai Công giáo theo gót thực dân Pháp trả tiền cho người theo đạo.
Mặc cho văn hoá Hán nho tung tẩy. Sự tương đồng giữa văn hoá đạo Bụt và Âu Lạc đã nhanh chóng phát triển. từ năm 207tcn. Triệu Vũ Đế thành lập nhà nước Nam Việt, văn hóa Hán đã bắt đầu xâm nhập Âu Lạc, nhưng vì lý do chính trị. Nhà nước Nam Việt vẫn giữ nguyên định chế xã hội Âu Lạc, thậm chí văn hóa Âu Lạc còn ảnh hưởng ngược trở lại vương triều này, sư xung đột giữa hai nền văn hóa không xãy ra và trong một chừng mực nhất định, Triệu Vũ Đế chấp nhận văn hóa Âu Lạc như là một nền văn hóa của chính bản thân và sử dụng như là một đối trọng với văn hóa Hán Nho. Sự nhún mình của Triệu Đà khi bỏ đế hiệu, mang tính biểu tượng cho văn hóa Âu Lạc, nó tồn tại cho đến hôm nay, nhưng luôn luôn trên tư thế một thực lực của kẻ mạnh chớ chưa bao giờ là của kẻ hèn.
Sau những đòn phép chính trị lũng đoạn giai tầng lãnh đạo nhà nước Nam Việt, nhà Hán dứt nhà nước Nam Việt, họ cũng không dám mãy may đụng chạm đến văn hóa Âu Lạc mà áp dụng một phương án mềm dẽo (và rất thâm độc) bằng hiện tượng Tích Quan, Nhâm Diên. Thậm chí, nhân loạn Vương Mãng (8scn-23scn), Tích Quang và Đặng Nhượng lập phênh dậu toan bắt chước Triệu Đà với mộng “giang sơn riêng một góc trời”.
Cuộc kháng chiến của Hai Bà Trưng được sự tham gia tích cực của các ni sư Thiều Hoa, Bát Nàn, Lê Chân. Cuộc kháng chiến thất bại. Mã Viện thi hành một cách triệt để những sách lược đồng hóa và trấn áp. Quận huyện được thành lập theo định chế hành chánh của Trung Quốc. Triệt tiêu chế độ tự trị của các Lạc Hầu, Lạc Tướng, Bồ Chính… bổ dụng quan lại trực tiếp cai trị. Xây dựng Kiển Thành. Việt luật bị hủy bỏ. Trống đồng và các đồ tự khí bằng đồng bị thu gom nhằm bẻ gục mọi tư tưởng khác ngoài tư tưởng Hán Nho. Những cây cột đồng của Mã Viện, tượng trưng cho quyền uy và sự hãnh tiến của quân xâm lược được dựng lên với một hang chữ đây hăm dọa “Đồng trụ chiết. Giao Chỉ diệt”. Cuối cùng cái biểu tượng của sự hãnh tiến ấy bị chìm khuất không phải bằng sự đối kháng vũ lực hay một sự lo sợ nào mà bằng một biện pháp rất hòa bình, rất kiên trì và đồng tâm hiệp lực, những viên đá cuội của những người dân Âu Lạc nhanh chóng xóa đi cái biểu tượng phách lối kia..
Nhưng lạ một điều là không có một sự xung đột tư tưởng nào. Nho Lão vẫn tung tẩy ngọn cờ của mình trước những cơn gió mùa phương Nam, chữ Hán cũng thế và nhanh chóng trở thành một công cụ cho Bụt Âu Lạc kiện toàn sức sống để dấn thân vào cuộc trường chinh tôn tạo bản sắc, bản lĩnh Âu Lạc. Không lâu sau tất cả những thứ mà Mã Viện xây dựng bị chìm khuất trong những viên sỏi hòa bình.
Năm 187. Lúc này tình hình chính quốc của Tàu rất rối loạn, nhà Hán suy vi, đẩy Trung Quốc vào thế chia ba. Anh em Sĩ Nhiếp chia nhau nắm giữ quyền lực ở Âu Lạc thực hiện một chính sách cực kỳ thâm độc..
Là một người đã sáu đời cư trú ở Lạc Việt. Sĩ Nhiếp đã hiểu tư tưởng tự do ấy, nên khi xây dựng được quyền lực, tư tưởng Hán Nho mà ông có được chỉ là để tham khảo? Chắc không phải vậy, khi vừa mới nhón chân vào dinh thái thú ở Luy Lâu. Sĩ Nhiếp đã cấm nhân dân Âu Lạc viết chữ nước mình mà buộc phải học chữ Tàu và để thực hiện điều đó ông ta cho tổ chức, xây dựng và áp đặt một hệ thống giáo dục khá hoàn chỉnh để cho các hậu nhân sính Tàu có lý do phong cho ông cái học hàm Nam Giao Học Tổ đến buồn cười. Ông ta tiếp bước Mã Viện, mà thâm độc hơn, và làm gương cho Trương Phụ sau này. Sở  dĩ ông “tốt” với dân ta là vì lúc ấy bên Tàu loạn quá nên không còn đường lui. Tất nhiên, ông ta cũng như những ông quan Tàu khác được cho là “tốt” sau này, chẳng qua chỉ là một người, mà mãi đến 17 thế kỷ sau mới có mới có nhà vua làm thơ Tự Đức đã đưa ra nhận xét chính xác ”Sĩ Nhiếp chẳng qua là một thái thú nhà Hán, tùy thời nịnh hót, cầu sao cho mình được an toàn, chứ không có mưu lược tài cán gì giỏi cả, đến nỗi truyền được hai đời đã mất, có gì đáng khen! Thế mà sử cũ cho rằng Úy Đà cũng không hơn được, chẳng cũng là lời khen quá đángư! “ (KĐVSTGCM)
Và những gì Sĩ Nhiếp đã làm chẳng qua là một thứ mị dân thâm độc nhằm củng cố quyền lực và tham vọng của mình. Trong điều kiện ấy, những trí thức Âu Lạc đã lên tiếng.

Năm 189 Mâu Tử, người sinh ở Thương Ngô, được trang bị đầy đủ về mặt học vấn để trở thành bậc “chính nhân quân tử”. Nhưng mảnh đất Thương Ngô ấy là vùng đất cũ của cư dân Bách Việt, nên không lạ gì khi Mâu Tử dùng lý luận của Nho Giáo để phản bác lại những xuyên tạc về đạo Bụt và dõng dạc phát biểu trong Lý hoặc Luận bằng chính chữ Hán “以此觀之漢地未必為天中也  Dĩ thử quan chi. Hán địa vị tất vi thiên trung dã” “Hãy nhìn thử xem. Hán quốc không hẵn là trung tâm của trời đất”. Ôi cái trung tâm trời đất mà người Hán tự phong đã bị chính một người “chi hồ giả dã” phủ nhận. Và sau này Lý Giác cũng lại một lần nữa xác định “thiên ngoại hữu thiên ưng viễn chiếu”.
Mâu Tử là người Hán ư? Tôi không nghĩ vậy Ông sinh ở Thương Ngô, một mảnh đất mới được Tàu hóa khoảng hơn 300 năm thì  kết quả chắc cũng chẳng là bao. Thân Mâu Tử chưa chắc đã Tàu thì cái tâm Ta bừng sống lại thì cũng phải thôi (Âu Lạc gần ngàn năm mà còn trớt quớt nữa kia). Bởi vì nếu ông là người Hán ông sẽ không làm như thế, mà đem cái uyên bác của mình để từ từ hạ nhiệt cái thứ kiêu ngạo vô lối, không cần thiết cho dân tộc mình. Nhưng ông là người Việt mà (tôi nghĩ vậy).
Có thể Mâu Tử là người Âu Lạc đầu tiên sử dụng cái chiêu thức“giáo Tàu đâm Chệt” một cách ngoạn mục. Xin đọc thêm Nghiên Cứu về Mâu Tử của Lê Mạnh Thác 2008. Nxb VHSG.

Vào thời điểm này, Luy Lâu trở thành một trung tâm đạo Bụt lớn và duy nhất ở phương Đông. Sau bao nhiêu năm lặng lẽ đi sâu vào trong lòng dân tộc. Đạo Bụt đã cất lên tiếng nói từ bi của mình và Khương Tăng Hội, người Turmerkistan lai Việt, còn làm một việc lớn lao hơn, ông nâng lên tầm cao mới cho chiêu “giáo Tàu đâm Chệt” bằng cách “dĩ Di biến Hạ” bằng cách dịch Lục Độ Tập Kinh, Cựu Tạp Thí Dụ Kinh, Tạp Thí Dụ Kinh và một số trước tác khác làm hành trang chống gậy đông du để dạy dỗ cho quân xâm lược cách Ăn Hiền Ở Lành. Tất nhiên, những thế lực Nho gia, Lão Trang không thể khoanh tay đứng nhìn. Với gươm giáo và quyền lực trong tay chúng điên cuồng phản kích, nhưng vô ích. Nhân dân Âu Lạc cũng đủ tỉnh táo để tiếp nhận những tinh hoa của nền văn minh Hán Tộc. Nếu như Hán nho tràn vào Âu Lạc như là một thứ phương tiện của đoàn quân xâm lược dưới chiêu bài khai hóa rất buồn cười theo kiểu Tích Quang Nhâm Diên, thì Lão Trang cũng theo vào nhưng đã mất đi tinh thần của Đạo Đức kinh, Nam Hoa kinh mà biến tướng thành một thứ đạo giáo đầy hoang tưởng và mê tín. Cái phần tinh túy nhất của Lão Trang thì hòa theo tư tưởng Âu Lạc và nằm yên ở đó để... dành cho mai sau. Và những con người tự do ấy vẫn chấp nhận văn tự, tư tuởng Hán Nho và Lão Trang theo cách của mình.
Và nhân dân Âu Lạc cũng phải làm điều đó thôi, bởi vì người Âu Lạc có làm ra thứ gì để áp đặt hay để giết người đâu, đành phải lấy giáo kẻ đâm mình để chống lại họ. Họ có giáo nào mình xài giáo đó.
Gần một ngàn năm, xã hội Trung Quốc không ngừng biến động, thống nhất, phân liệt, bị xâm lược… trong vòng xoay ấy các triều đại nối tiếp nhau xâu xé một đất nước mênh mông được chiếm đoạt và xây dựng trong biển máu, nhưng cái mộng bá quyền thì không suy suyển. Những Thứ Sử, Thái Thú đến Âu Lạc mang theo trong người những cá tính tốt xấu đủ đầy. Nhưng gì thì gì xâm lược vẫn là xâm lược, nhân dân Âu Lạc vẫn vững vàng tôn tạo bản lĩnh, bản sắc của mình. nếu như hàng loạt những cuộc khởi nghĩa vũ trang tiếp tục nổi lên, rồi nhanh chóng thất bại như lịch sử đã ghi nhận, thì bên trong những tâm hồn con dân Âu Lạc tư tưởng tự do càng lúc càng vững vàng hơn. Nhưng bản lĩnh, bản sắc ấy là gì? Như đã nói. Là tự do. Tự do theo cách của Bụt và kiểu múa gậy vườn hoang của ông cả Ruộng. Tự do Âu Lạc. Nhân dân Âu Lạc đã tiếp nhận để tạo thành một luồng tư tưởng mới, phong cách mới “Ăn Hiền, Ở Lành” và chỉ có như thế mới có thể có được sự tự do tuyệt đối.

Nếu những hành vi của Sĩ Nhiếp trước khi làm cho các nhà nho Ta của những thế hệ sau lóe mắt thì cũng có một ít hiệu quả tức thì, những tên Việt gian “chi hồ giả dã” đã xuất hiện; Lý Tiến, Lý Cầm, Trương Trọng, Bốc Long... Đáng buồn. Nhưng cái đáng buồn nhất, căm hận nhất là chính Sĩ Nhiếp, không đầy ba thập kỷ, hắn đã xóa sổ chữ Việt cổ.

Người hiện đại, ảnh hưởng bởi các luồng triết học Đông Tây, trừ đạo Bụt, luôn luôn hiểu tự do là được thực hiện những hành vi, mà hành vi đó không bị luật pháp ngăn cấm hay những định chế xã hội cục bộ chấp nhận. Từ những cách hiểu và thể hiện tự do như thế mà con người tìm cách chinh phục và khai thác thiên nhiên đến cạn kiệt, tàn hại muôn loài không thương tiếc và tàn sát lẫn nhau. Thiên nhiên bị tàn phá, khai thác… để tìm kiếm những tiện nghi nhân tạo và hủy diệt những thứ tiện nghi được ban tặng. Và tự do của con người bị chính con người tước đoạt.

Như Bụt đã chỉ ra là “tất cả đều do tâm tạo ra; Nhất thiết duy tâm tạo”. Thì ra những món ăn này từ một cái tâm thập cẩm sinh ra. Như vậy có thể suy ra cái tư tưởng Đại Hán ấy có phải là tư tưởng thập cẩm không? Rất có thể, bởi không phải một lần mà là rất nhiều lần, mỗi khi xâm lược một quốc gia, một vùng đất nào đó, bằng mọi cách Trung Quốc thu nhặt văn minh quốc gia đó, vùng đất đó làm của riêng và thẳng tay tiêu diệt mọi thứ, kể cả con người. Riêng ở Việt Nam, các đoàn quân xâm lược Hán, Đường, Nguyên, Minh thu gom các đồ tự khí, đập phá đình chùa, miếu mạo; sách cần thì lấy, không cần thì đốt, bắt giữ nhân tài  (Tuệ Tĩnh, Nguyễn Phi Khanh, Lê Cảnh Tuân, Hồ Nguyên Trừng, Nguyễn An...) đào tạo chó săn (Lý Cầm, Lý Tiến, Bốc Long, Trương Trọng, Phùng Đái Trí anh em Khương Công Phụ...) dung dưỡng, sử dụng bọn phản quốc (Sử Lộc, Kiều Công Tiện, Trần di Ái, Trần Ích Tắc, Lê Tắc...) song song đó là cái Hán nho, Tống nho, Minh nho tung tẩy “chi hồ giả dã”: Mã Viện đã hủy hoại gần hết những biểu tượng của nền văn minh Lạc Việt; Sĩ Nhiếp thâm độc hơn xóa sổ chữ viết Âu Lạc; Nhâm Diên, Tích Quang, Sĩ Nhiếp, Triệu Xương... giở trò khai hóa lãng òm; Cao Biền trấn yễm long mạch, phá hoại thiên nhiên; Trương Phụ thu gom gần như toàn bộ văn minh Lý Trần và vung vãi hàng loạt những thư tịch phản động... cùng sự khinh xuất của không ít trí thức Việt Nam choáng ngộp trước cái hào nhoáng, ngọt ngào của nồi chè thập cẩm.

Tất nhiên không phải người Trung Quốc nào cũng thế. Nho giáo thời Khổng Tử, dù còn nhiều hạn chế, nhưng chưa trở thành tư tưởng Đại Hán. Câu nói “ Kỷ sở bất dục vật thi ư nhân” vẫn còn nguyên giá trị. Thuyết chính danh cũng thế mà không hiểu rằng cần phải có một sự quan hệ khác lớn lao hơn. Sự nhận định của Mạnh Tử “nhu thắng cang nhược thắng cường” vẫn là một minh chứng hùng hồn tại sao An Bắc, An Đông, An Tây bị đồng hóa mà Âu Lạc (An Nam) thì không? Bốn cái An này là sản phẩm của Lý Thế Dân, một con người tài hoa và sắt máu (sát phụ, tru huynh, giết con)

Có một sự nhận định của Will Durant, tác giả bộ sách nổi tiếng Lịch sử văn minh, cần phải ngẫm nghĩ và xem xét “ Nho giáo, nó rất thích hợp với một quốc gia cần thoát khỏi cảnh hổn loạn nhu nhược để lập lại trật tự lấy lại sức mạnh, nhưng đối với một quốc gia cần cải tiến hoài để ganh đua trên trường quốc tế thì triết lý đó là một trở ngại”. Từ nhận định trên chúng ta nhìn lại lịch sử của Trung quốc (xin đọc Lịch Sử Trung Quốc của Nguyễn Hiến Lê) và nước nhà tức khắc sẽ hiểu ngay. Khi Nho giáo đi vào đỉnh cao của quyền lực thì đất nước lụn bại, chủ yếu từ thời Lê Thái Tôn cho đến Lê Chiêu Thống (1434-1789) (trừ Phương Nam của các Chúa Nguyễn 1558-1765).
Những cảnh tranh giành quyền của giới lãnh đạo xãy ra như cơm bữa. Tới vua Lê Thánh Tông mà cũng phải bức tử anh mình là Lê Khắc Xương với một lý do lãng òm, củng cố quyền lực, nhưng ông hoàng Lê Khắc Xương có giành giựt gì đâu, nếu giành thì đâu đến lượt Lê Tư Thành đã chễm chệ trên ngai vàng để trở thành một minh quân (?!) mà lại mắc bệnh giang mai, rồi chết vì những cái khăn lau tẩm thuốc độc dưới tay hoàng hậu Trường Lạc chẳng qua chỉ là một kết thúc mang đầy tính nhân quả. Và sau cái chết của ông thì cảnh anh em giết nhau để giành ngôi, tướng tá đánh nhau để củng cố quyền lực và một nhà Mạc không ra làm sao cả, một chế độ “vua Lê, chúa Trịnh” với cảnh nồi da xáo thịt và loạn lạc. Nhà Nguyễn Trung Hưng có ba ông vua Gia Long, Minh Mạng, Tự Đức đâu phải bất tài, những ngẫm nghĩ về đổi mới đất nước luôn luôn âm ỷ trong đầu nhưng chính cái “chi hồ giả dã” như cái vòng kim cô thích chặt vài ba cái đầu hùng tài đại lược kia trở nên kém đi phần sáng suốt. Từ đó những nhận định trên có thể nên thay đổi một chút cho chính xác hơn, bởi vì Will Duranh còn hơi... lịch sự. “Nho giáo, nó rất thích hợp với một quốc gia cần thoát khỏi cảnh hổn loạn nhu nhược để lập lại trật tự lấy lại sức mạnh. Nhưng cũng chính nó đã làm cho cái sức mạnh ấy, trật tự ấy banh chành”

Tiếp theo Khương Tăng Hội, lại xuất hiện những nhà văn hóa lớn, thậm chí thật lớn. Vào những năm cuối thế kỷ thứ V. Thiền sư Thích Đạo Thiền (457-527?) lại đông du truyền bá tinh thần Thập Tụng.
Đạo Thanh hay Đạo Hinh, Đạo Cao (Thích Đạo Tung), Thích Pháp Minh, Huệ Thắng và cuộc hành hương đầy bi phẩn của Thẩm Thuyên Kỳ (xem chương 4: Cuộc hành hương đầy bi phẩn của Thẩm Thuyên Kỳ) để tìm đến Vô Ngại Thượng Nhân, Hàng loạt những thiền sư bôn ba ra nước ngoài để tìm kiếm một con đường xây dựng non sông Đại Thừa Đăng, Vận Kỳ, Khuy Xung, Giải Thoát Thiên, Trí Hành. Những thiền sư phải làm cho các danh sĩ Trung Quốc phải cúi đầu kính trọng Vô Ngại Thượng Nhân, Duy Giám, Nhật Nam Tăng, Nguyễn Định Không, Thông Thiện, La Quý An, Khuông Việt, Pháp Thuận… và Vạn Hạnh
Không thể quên những đóng góp của Tì Ni Đa Lưu Chi, Vô Ngôn Thông, Tinh Thiều... Những con người không phải là Âu Lạc ấy đã tích cực tham gia trên hai mặt trận chính trị và tư tưởng cũng chẳng qua là để được tư do. 
Từ những nhập nhằng trên chúng ta thử điểm lại những sự kiện được các quyển sử như Đại Việt sử ký tiền biên, Đại Việt sử ký Toàn thư và một vài cuốn sử khác ghi lại trong khoảng thời gian 1.049 năm, từ năm 111tcn (nhà nước Nam Việt diệt vong) đến năn 938 scn (Ngô Vương Quyền đại thắng Bạch Đằng Giang lần thứ nhất thành lập vương triều nhà Ngô.
Nói chung là lịch sử Việt Nam có những thiếu sót trầm trọng, nếu không muốn nói là sai lầm). Nguyên nhân thì đã rõ. Chữ viết bị xóa sổ, truyền miệng thì không có cứ liệu xác đáng. Những nhà viết sử Việt Nam thì căn cứ vào tải liệu lịch sử và cả quan điểm của Tàu Khựa
Nhưng dù sao qua những thong tin phiến diện ấy cũng cho ta một cái nhìn khá rõ rang trong một khoảng thời gian dài dằng dặc 1.049 năm (111tcn-938scn).
Suốt trong thời gian dài hơn một thiên niên kỷ ấy, ngoài những cuộc khởi nghĩa như sấm giăng chớp giật của Trưng Nữ Vương (năm 39-43). Khu Liên (137-138) Lương Long (178-181) Triệu Trinh Nương (248), Lý Nam Đế Triệu Quang Phục (541-570), Mai Thúc Loan (712-722) Phùng Hưng (791), Dương Thanh (819-828)... Những con người Âu Lạc bằng chính sự kiên trì của mình giữ vững và phát huy nền văn hóa của mình. Những cây trái, súc vật được thuần dưỡng, làng xóm nối tiếp nhau bằng những cánh đồng, những mãnh vườn đầy hoa trái. Trái vãi Hưng Yên đã từng khuynh loát triều đình nhà Đường là gì, Giữ gìn và tôn tạo tiếng nói bằng ca dao, bằng tiếng hát giọng hò làm nền tảng cho thơ ca. Đó lá văn hóa, là văn minh với miếng trầu là đầu câu chuyện, với bánh dày bánh chưng, trái dưa hấu trong những ngày lễ tết là tượng trưng cho trời đất giao hòa, là biểu tượng cho một nền nông nghiệp đầy sáng tạo và cần lao. Tiếng chuông chùa Khai Quốc vẫn còn đồng vọng đến hôm nay.

Quán Tâm Nguyễn Hiền Nhu


* Xin lỗi các bạn vì ly do kỹ thuật, tôi không thể post những hình ảnh trên phần trích dẫn bài viết của TS Nguyễn thị Thanh. Xin bổ sung sau

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét