Tiếq Việt Có Phải Là Một Âm Mưu Nhập Háng
Một đề xuất của Bùi Hiền đang làm dậy sóng trên mạng. Theo
như lời tác giả của đề án này thì đây là một công trình nghiên cứu 40 năm và
chưa hoàn chỉnh. Mục đích là để tiết kiệm giấy và thời gian khi viết một văn
bản và làm cho người viết đỡ sai chính tả… cùng với hàng lô hàng lốc những lý
do khác. Một lập luận rất khiên cưỡng nhưng lại bỏ qua những bất cập của
chúng khi áp dụng.
Cái cần lưu ý là “một công trình chưa hoàn chỉnh” mà lại
tung ra trong lúc này để nhận lấy một phản ứng dữ dội như mấy ngày nay (một phản
ứng có thể lường trước được) thì liệu có đáng không?
Trước khi trả lời câu hỏi này, chúng ta hãy xem lại phản ứng
của các nhà ngôn ngữ học Việt Nam .
Hầu hết đều không đồng tình (trừ Đoàn Hương) nhưng cho rằng đây là một công
trình đáng được ghi nhận để coi chơi. (!?)
Trong quá trình hình thành cách sử dụng mẫu tự Latin để viết
và đọc tiếng Việt như hiện nay đã trãi qua nhiều lần cải cách. Không cần phải
liệt kê như thế nào chúng ta hãy nhìn và đọc lại văn bản “Phép giảng tám ngày “–
Tự điển Việt-Bồ-La của Alessandre De Rhodes (1651), Quấc Âm tự vị của Huỳnh Tịnh Của (1895), Chính Tả Việt Ngữ của
Lê Ngọc Trụ (1951), Tự Điển Tiếng Việt của Nguyễn Kim Thản (2005), chúng ta sẽ
nhận ra ngay sự thay đổi trong cách viết tiếng Việt theo mẫu tự Latin. Sự thay
đổi ấy không xuất phát từ những công trình nghiên cứu nào mà là sự biến thiên
trong quá trình của cuộc sống. Tự thân xã hội sẽ thay đổi để đáp ứng yêu cầu
làm cho chữ viết và tiếng nói luôn luôn khế hợp nhau một cách hài hòa và đáp
ứng đúng theo yêu cầu của cuộc sống. Trong quá khứ cũng đã từng có những cá
nhân đưa ra những công trình thay đổi cách viết như Nguyễn văn Vĩnh, Tản Đà, Vi
Huyền Đắc, Nguyễn Triệu Luật, Nguyễn Ngu Ý… nhưng tất cả đều chìm vào lãng quên
và không ai muốn nhắc đến nữa, (ngoại trừ của Nguyễn văn Vĩnh, vì những thay đổi của ông hoàn toàn chính xác và được đông đảo mọi người châp nhận)
Trong suốt quá trình tồn tại của mình tiếng Việt đã nhiều
lần thay đổi chữ viết, cách viết, cách đọc tiếng nói của dân tộc mình, dù mượn
chữ Hán, sáng chế chữ Nôm, rồi ký tự Latin. Cái độc đáo của người Việt là dù
chữ nào, ký tự nào thì người Việt cũng chỉ diễn âm chớ không hề diễn nghĩa và
tiếng Việt tồn tại suốt hơn 4000 năm. Đó là phần cốt lõi của văn hóa. Một ngàn năm
sống dưới nền văn hóa nô dịch của Hán Nho. Sĩ Nhiếp đã tiêu diệt chữ Việt cổ (để
cho mấy ông Việt Nho co ro cúm rúm tôn là Nam Giao học tổ) cũng chỉ là cách đưa
giáo Tàu cho người Việt đâm Chệt. Người Việt đọc chữ Hán bằng tiếng Việt với
đầy đủ sáu thanh chứ không đọc bằng tiếng Tàu (bốn thanh) và tạo nên âm Hán-Việt
Trở lại công trình của Bùi Hiền, cái cách viết tiếng Việt
như ông đề xuất, dù vẫn còn đủ sáu thanh (không, sắc, hỏi, huyền, nặng, ngã)
nhưng với cái thói quen đọc tiếng Việt như hiện nay thì người đọc bổng trở nên
xì xồ, xì xào, người nghe thì có cảm giác như nghe tiếng Quan Thoại hay tiếng Quảng,
tiếng Tiều.
Nhưng cốt lõi thì lại nằm ở đây:
"Tôi thấy nhiều
người rất mâu thuẫn bởi trên mạng xã hội họ chê lên chê xuống, bảo khó học
nhưng buồn cười là sau đêm đầu tiên, họ đã dùng chính chữ của tôi để chửi
tôi!", PGS.TS Bùi Hiền chia sẻ về lùm xùm ngôn ngữ trong những ngày qua.
Hàng ngày chúng ta thấy cư dân mạng, nhất là giới trẻ thường
hay sử dụng cách viết gọi là teencode để chát chít trên laptop, Ipad, Iphone mà
những ngừời đứng tuổi phải banh mắt ra đọc mà chả hiểu các bạn trẻ ấy nói gì?
Nhưng lần hồi cũng mày mò ra được và tí tởn mần theo.
Nắm được yếu tố này, cái công trình chết tiệt này được tung
ra, để người người đọc ngọng, nhà nhà nói nghịu, từ 6 thanh còn lại 4 thanh. Họ
chấp nhận bị ném đá, và khi chúng ta thấy các văn bản kỳ khu ấy được viết tràn
lan trên mạng (dù chỉ để chơi hay chửi rủa thôi), dần dần người ta quen cái
cách viết ấy, cách đọc, cách nói ấy. Thế là người ta (khi bị bắt buột) học
tiếng Quan Thoại thì học rất nhanh, vì không còn nhấn nhá, lên bổng xuống trầm
6 thanh như tiếng Việt. Những phản ứng dữ dội như hiện nay sẽ chìm dần vào “hiệu
ứng đám đông”. Thế là tiếng Việt chết queo. Đại công Nhập Háng hoàn thành.
Để Kết luận. Xin mượn một câu nói của Tưởng Giới Thạch “Lãnh thổ quốc gia bị mất có thể khôi phục. Nhưng văn hóa bị mất thì dân tộc đó
tiêu vong”
Yêu cầu các bạn trẻ cứ thoải mái teencode và đừng bao giờ rớ động đến buồicode
Rạch Giá 1g ngày 1/12/2017
Yêu cầu các bạn trẻ cứ thoải mái teencode và đừng bao giờ rớ động đến buồicode
Rạch Giá 1g ngày 1/12/2017
Quán Tâm Nguyễn Hiền Nhu
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét