Người theo dõi

Thứ Tư, 15 tháng 11, 2017

MỘT CÁI NHÌN VỀ “HUYỀN SỬ TIÊN RỒNG”

PHẦN MỘT :
MỘT CÁI NHÌN VỀ “HUYỀN SỬ TIÊN RỒNG”
Lê Việt Thường
KINH QUA VĂN HÓA VIỄN ĐÔNG (I)
Published  | Posted in 

http://minhtrietviet.net/lemontee/wp-content/uploads/2017/05/LuanBanVanHoa-DuoiAnhSang-AnViVietNho-Tap0109-LeVietThuong.pdf 

DẪN NHẬP
Trên hành trình đi về với Văn Hóa Viễn Đông và Việt Nam, có một TRỞ NGẠI lớn lao là đại đa số giới Trí Thức gọi là “Tây Học” thường không nắm vững Tinh Hoa của Văn Hóa Viễn Đông và Việt Nam, nên có thói quen áp dụng một cách Sai Lạc, không đúng chỗ các Phạm Trù của TÂY PHƯƠNG vào môi trường Văn Hóa Viễn Đông và Việt Nam, nhất là trong lãnh vực Huyền Thoại học. Do dó, vấn đề ưu tiên và cốt yếu ở đây có lẽ là phải HIỂU ĐÚNG Thần Thoại,Huyền Thoại, Huyền Sử là gì?

I) VAI TRÒ HUYỀN THOẠI, SỬ TRUYỆN
A) ĐẠI CƯƠNG
Phần này chúng tôi đã trình bày đầy đủ trong một bài viết trước đây . Ở đây, chúng tôi xin tóm tắt vừa đủ để áp dụng cho trường hợp này.
Chúng ta biết rằng Huyền Thoại, Sử Truyền kỳ rất phổ biến ở thời kỳ sơ khai của mọi dân tộc. Sử Cổ Truyền của dân tộc Việt được mở đầu bằng họ Hồng Bàng, Lạc Long Quân với 18 đời Hùng Vương và các truyện đi kèm như được chép trong sách “Lĩnh Nam Trích Quái”…..Còn ở bên Tây Phương, một trong những nguồn văn hóa là Thần Thoại Hy Lạp khởi đầu từ Sử Thi truyền miệng…..
Nhưng đến thời Socrates thì Thần Thoại bị đả phá vì bị Socrates xem như là nguồn gốc của “mê tính dị đoan”. Triết Cổ Điển Tây Phương vì chống đối Thần Thoại nên trở thành DUY LÝ. Khuynh hướng này càng nổi bật với sự ra đời của Khoa Học cùng với sự lớn mạnh của trường phái Duy Nghiệm (Positivism). Áp dụng Duy Nghiệm hay óc tôn thờ khoa học vào Sử Học thì gọi là DUY SỬ (Historicism).
Ở các thế hệ vừa qua, vì phương pháp Khoa Học nhiều khi được áp dụng một cách quá trớn hay không đúng chỗ nên đã gây nên một phong trào chống đối , nhất là từ phía những nhà Hậu Hiện Đại như Nietzsche (Triết), Jung (Tâm Lý), Lévi-Strauss (Nhân Chủng)…..Riêng Lévi-Strauss đã được gợi hứng lập ra Cơ Cấu luận (Structuralism) là do một Học Giả về Nho Giáo là Marcel Granet. Về phần Marcel Granet, phương pháp mới mẻ mà ông này đề ra là đi “Tìm SỰ THỰC xuyên qua HUYỀN THOẠI, rồi Kiểm Chứng bằng XÃ HỘI HỌC”.

Ngày nay, nhiều Học Giả trong các lãnh vực khác nhau đã bàn đến cũng như sử dụng Huyền Thoại cho địa hạt chuyên môn của mình như Georges Gusdorf trong Triết Học, Marcel Granet trong Xã Hội Học,Claude Lévi-Strauss trong Nhân Chủng Học,   và gần đây Stephen Oppenheimer trong tác phẩm “Eden in the East”…..vvv…..
B) HIỂU ĐÚNG HUYỀN THOẠI
Có lẽ đến phiên chúng ta thử áp dụng các phương pháp nêu trên trước tiên vào một Huyền Thoại của dân tộc Việt như : “Tương Truyền Đế Minh tuần thú phương Nam gặp Vụ Tiên trên núi Ngũ Lĩnh”.
Đọc hay nghe kể về Truyền Thuyết trên, một người Dân VN bình thường có lẽ sẽ tưởng tượng ra câu chuyện như sau:” Sau khi sinh ra Đế Nghi với bà vợ lớn họ Thục, Đế Minh mới ra đi chu du về phương Nam và may mắn gặp được nàng con gái Vụ Tiên trên núi Ngũ Lĩnh. Đem lòng yêu thương, Đế Minh mới cưới Vụ Tiên đem về sinh ra cho Chàng được một Hoàng Nam đặt tên là Lộc Tục với dung mạo đoan chính, thông minh tính Trời.” Và theo Nietzsche, đó có thể là đề tài gợi hứng sáng tác cho các Thi Sĩ, Điêu Khắc gia, Họa Sĩ……
Còn nhìn dưới ánh sáng của khoa Tâm Lý Miền Sâu của C. Jung, thì Đế Minh KHÔNG hẳn là một Cá Nhân đặc thù nào đó mà có thể là một SƠ NGUYÊN TƯỢNG (Archétype Primordial)) hiện hữu trong thế giới Tưởng Tượng của mỗi người trong chúng ta. Điểm độc đáo của Jung là trong khi đa số chúng ta thường cho cõi Tưởng Tượng là không có Thực, thì trái lại ông cho rằng thế giới TƯỞNG TƯỢNG (Psyche) cũng có THỰC y như thế giới Hiện Tượng, Vật Chất mà mỗi người trong chúng ta thấy, nghe, ngửi, “rờ mó”, cảm nhận…..hằng ngày. Hơn thế nữa, theo JUNG, những Sơ Tượng nằm trong TIỀM THỨC CÔNG THÔNG (Inconscient Collectif) Khởi Nguồn cho mọi SÁNG TẠO và là Nguồn Gốc của các TRÀO LƯU VĂN HÓA .
Còn dưới cái nhìn của Xã Hội học , thì câu chuyện “Đế Minh” KHÔNG hẳn để ám chỉ một Nhân Vật LỊCH SỬ nào mà đề cập đến những đợt NAM TIẾN kèm theo với hiện tượng thường xảy ra là Trai Bắc “Đế Minh” lấy Gái Nam “Vụ Tiên”.
Còn theo phương pháp CƠ CẤU, thì Đế Minh (số 2) kết hợp với Vụ Tiên (số 3) làm nền cho NGŨ HÀNH (Ngũ Lĩnh) là nền Triết Lý chi phối tất cả địa bàn Văn Hóa của toàn vùng Viễn Đông.
Trên đây, chúng tôi thử trình bày sơ qua một vài cách thức Tiếp Cận HUYỀN THOẠI trong các lãnh vực khác nhau, nhằm nhấn mạnh đến sự TỐI QUAN TRỌNG của Huyền Thoại đối với giới Học Giả Quốc Tế ngày nay, nếu được hiểu một cách ĐÚNG ĐẮN. Thật vậy, nhờ khả năng đáp ứng nhu cầu của đại đa số các tầng lớp và lãnh vực trong xã hội loài người, nên Huyền Thoại, HUYỀN SỬ có thể đem lại sự THỐNG NHẤT Văn Hóa cũng như sự ĐOÀN KẾT Dân Tộc.
Trong khi đó, một số Trí Thức “Tây học” Việt Nam trước đây và ngay cả hôm nay, theo các khuynh hướng “Duy Khoa Học”(Positivism) hay“Duy Sử” (Historicism) vì không hiểu giá trị đích thực của Huyền Thoại, nên hô hào đả phá hay tìm cách trình bày một cách lệch lạc, do đó đã và đang đóng góp vào việc gây nên sự Phân Hóa, Chia Rẽ trong Cộng Đồng Việt Nam.
Một cách đại cương và vắn tắt, điều QUÁ TRỚN mà những “tay” Duy Khoa Học hay Duy Sử thường vấp phải là muốn đem áp dụng các Tiêu Chuẩn của Khoa Học Thực Nghiệm như tính MINH NHIÊN KHÁCH QUAN với các Phương Pháp, Tiêu Chuẩn của nó vào các Khoa NHÂN VĂN. Ông Tổ của DUY NGHIỆM là Auguste Comte đã thử làm điều này và đã THẤT BẠI!
Tuy nhiên, trong các Khoa NHÂN VĂN như khoa HUYỀN SỬ cũng có loại QUY LUẬT kiểu “Nhân Văn” thích hợp hơn thường gọi là tính MẠCH LẠC NỘI TẠI (Cohérence Interne), đòi hỏi phải có sự hiện diện của tính KIÊN ĐỊNH (Consistency) nhằm liên kết các Dữ Kiện lại vói nhau trong một cái Khung Khoa Học (Scientific Framework). Và Tính KIÊN ĐỊNH (Consistency) là Tiêu Chuẩn QUAN TRỌNG Nhất đối với giới Học Giả QUỐC TẾ ngày nay!
C) CÁCH HIỂU SAI : HUYỀN THOẠI HIỂU NHƯ LỊCH SỬ
Có điều LẠ LÙNG là ở thế kỷ 21 này rồi, có người làm việc Nghiên Cứu mà không ý thức được các điều trên, nên cứ tiếp tục áp dụng các PHƯƠNG PHÁP cũng như đưa ra những TIÊU CHUẨN đã Cũ Kỹ, LỖI THỜI của các trào lưu DUY NGHIỆM và DUY SỬ của các thế kỷ 18, 19! Lại còn khoe là mình dùng những tài liệu mới từ Internet. Dữ kiện MỚI mà áp dụng Phương Pháp, Tiêu Chuẩn CŨ thì cũng vậy thôi!
Điểm SAI LẦM Nền Tảng của DUY SỬ (Historicism) là Hiểu HUYỀN THOẠI như là SỬ KÝ, hay ít nhất áp dụng vào Huyền Thoại những PHƯƠNG PHÁP, TIÊU CHUẨN của Sử Ký. Chẳng hạn :
Tiêu Chuẩn: NGUYÊN BẢN, CHÍNH BẢN : “ông Tổ” Cơ Cấu Luận (Struturalism) và cũng là một “Chuyên Viên Lỗi Lạc ” về Huyền Thoại học là C. Lévi-Strauss đã cho chúng ta MIỄN “yêu sách” nêu trên vì theo ông, đây là HUYỀN THOẠI chứ KHÔNG phải SỬ KÝ!. Như đã nói ở trên, Auguste Comte đã THẤT BẠI khi muốn áp dụng tính”Minh Nhiên Khách Quan” vào các khoa Nhân Văn vì lý do là ngay ở đợt “Hạ Nguyên Tử” (sub-atomic) của thế giới Vật Lý , cái gọi là tính “Minh Nhiên Khách Quan” này đã “hết xài” rồi, huống gì là ở các khoa Nhân Văn! Nay thì như đã nói ở trên, giới Học Giả Quốc Tế đã áp dụng các Tiêu Chuẩn khác trước như tính “Mạch Lạc Nội Tại”, tính “Kiên Định” đi kèm với cái “Khung Khoa Học” từ lâu lắm rồi! Do đó, cứ tiếp tục nhân danh sự Chính Xác trong Dữ Kiện để đòi hỏi phải có NGUYÊN BẢN, CHÍNH BẢN trong lãnh vực HUYỀN THOẠI thì chỉ chứng tỏ là KHÔNG nắm vững vấn đề cũng như KHÔNG hiểu Huyền Thoại là gì cả!
Lévi-Strauss cũng không quan niệm khác khi ông xem mọi VĂN BẢN như nhau. Vì điểm độc đáo trong Huyền Thoại học nằm ở chỗ khác , chứ không phải nơi Văn Bản! Việc đòi hỏi Nguyên Bản, Chính Bản chỉ là thói quen của các “tay” Duy Sử có thể thích hợp ở địa hạt SỬ KÝ, nhưng KHÔNG thể áp dụng vào lãnh vực HUYỀN THOẠI được !
Học Giả M. Granet “ nói rất trúng rằng văn minh Tây Phương chuyên về NÓI thì căn cứ trên Ngôn Ngữ học ( một cách chung chung và VĂN BẢN trong giai đoạn LỊCH SỬ) thì phải, còn văn minh Đông Phương là văn minh LÀM, thì phải căn cứ trên Sự Kiện XÃ HỘI mới trúng. Và lúc ấy thì vấn đề TÁC GIẢ và Thời Kỳ VIẾT ra đâu còn quan trọng như bên Tây Phương nữa mà đòi Nguyên Bản, Chính Bản !
Sở dĩ vấn đề TÁC GIẢ cũng như Nguyên Bản, Chính Bản quan trọng cho TÂY ít nhất ở thời Hữu Sử, là vì các Tác Phẩm của họ hầu hết do Một CÁ NHÂN sáng tác. Còn bên Viễn Đông thì trước hết do TOÀN DÂN “thai nghén ấp ủ”, nói đi kể lại cả TỪNG NGÀN NĂM rồi sau cùng “Tác Giả” mới xếp đặt lại để lên khuôn. Trước khi La Quán Trung viết ra Tam Quốc” hay Ngô Thừa Ân viết “Tây Du Ký” hoặc Thị Nại Am viết “Thủy Hử”, Trần Thế Pháp viết “Lĩnh Nam Trích Quái”….. thì “Tam Quốc”, “Tây Du Ký”, “Thủy Hử”, “Lĩnh Nam Trích Quái” ….đã từng được từng trăm ngàn người kể đi kể lại, tô điểm thêm thắt….. Cho nên, những người căn cứ vào thời kỳ Trần Thế Pháp mà chối là truyện “Lĩnh Nam Trích Quái” không có trước, hoặc đồi chữ “trích” ra “chích” để đề cao phần “Sáng tác” của Tác Giả là theo phạm trù CÁ NHÂN Tây Âu, ít chú trọng phần Sáng Tác của DÂN GIAN và vô tình làm giảm mất tính chất U LINH thâm viễn cổ kính của Bản Văn!
Chính vì không nắm vững nét Đặc Trưng trên của Văn Hóa Đông Phương và Việt Nam nên CỨ mở miệng ra là đòi NGUYÊN BẢN, CHÍNH BẢN! Tại họ không hiểu rằng Huyền Thoại KHÔNG phải là Sử Ký là môn học có thể cần đến sự CHÍNH XÁC của Dữ Kiện. Trái lại, Huyền Thoại, Huyền Sử nhấn mạnh trên Ý NGHĨA, ĐẠO LÝ của câu chuyện, chứ không phải sự Chính Xác của Dữ Kiện nên không cần theo các Tiêu Chuẩn của SỬ KÝ vì lẽ dễ hiểu, Huyền Thoại có những Tiêu Chuẩn riêng của nó: Tại mình không biết đó thôi!
Lẽ dĩ nhiên, các “tay” DUY SỬ Đông cũng như Tây đâu có hiểu Huyền Thoại, Huyền Sử là gì đâu. Do đó, họ mới “tỏ mối ngờ vực về truyền thuyết Âu Cơ. “Cái thuyết nói 50 con theo mẹ về núi, biết đâu không phải là thế”! Cũng vì không hiểu tính chất của Huyền Thoại mới đòi “dựa trên những chuyện cổ tích và truyền thuyết trong dạng trinh nguyên”.
Lý luận “loanh quanh” một hồi rồi đưa ra một phán đoán “chắc nịch”: “Thêm vào đó, rất ít khi chúng ta nhìn vào những nhân vật ở thời huyền sử như một biểu tượng của thời đại, chứ không phải …người thật”. Đúng là một Phát Giác “ĐỘNG TRỜI”! Để xem nội dung chi tiết của ‘Khám Phá” này là gì đây ?
Tác giả viết: “ Truyền thuyết dựng nước của Tàu thường được kể như sau: Trước hết là Bàn Cổ . Bàn Cổ từ trong trứng nhảy ra đầu đội trời chân đạp đất đến 18 ngàn năm, rồi chết…..Sau Bàn Cổ ít lâu đến thời Tam Hoàng và Ngũ Đế………Tam Hoàng thường kể đến nhất gồm có:
Hoàng Đế, Phục Hi và Thần Nông. Còn những vị Ngũ Đế quen thuộc nhất bao gồm: bà Nữ Oa (đội đá vá trời), vua Nghiêu (Yao) và Thuấn (Shun). Nghiêu truyền ngôi cho Thuấn. Thuấn truyền ngôi cho Yũ (Vũ). Vũ thiết lập nên nhà Hạ, triều đại đầu tiên của Trung Hoa. Nhà Hạ truyền đến 18 đời thì bị mất về tay Thành Thang, dựng nên nhà Thương (Shang), cũng còn gọi là Ân (Shin)………Nhà Hạ có thật hay không, cũng không chắc. Nhưng nhà Thương đã được chứng minh là có thật, bằng các tài liệu khai quật của ngành khảo cổ…..
Tam Hoàng và Ngũ Đế hoàn toàn mang tính huyền thoại. Nhìn một cách khoa học và khách quan hơn, các vị này phải được xem như biểu tượng cho thời đại, cho nền văn minh. Biểu tượng cho một khối dân tộc, hoặc nền văn minh và trình độ làm lụng sinh sống của dân tộc đó, ở vào thời đó. Thí dụ. Phục Hi đặt ra bát quái, Kinh Dịch…..Thần Nông là ông vua dạy dân chúng về nghề nông và trồng dược thảo, chữa bệnh……
Cũng ở dạng biểu tượng rất có thể bà Nữ Oa thuở ban đầu đứng đầu danh sách về Tam Hoàng . Bởi bà tượng trưng cho xã hội theo mẫu hệ……..”(1)
Thành thật mà nói, chúng tôi rất THẤT VỌNG, tưởng có khám phá gì mới mẻ, vì các điều trên có thể tìm thấy trong rất nhiều sách về cổ sử Tàu. Xin “mách nước” tác giả một chi tiết rất quan trọng sau đây: theo truyền thuyết thì Tam Hoàng được đặt ở thiên niên kỷ thứ 5 trước công nguyên, chứ khoông phải thứ 3 như các Sử Gia sau này viết. Ngoài ra, theo truyền thuyết cũng như theo các Nho Gia như Lưu Hâm, Lưu Hướng… thì thứ tự của Tam Hoàng phải là Phục Hy- Nữa Oa-Thần Nông. Nhưng sau này, Hiên Viên (-2695 còn sau họ Hồng Bàng -2879) đáng lẽ nằm trong Ngũ Đế , lại được đưa vào thế chỗ bà Nữ Oa trong Tam Hoàng và được “công kênh” lên làm “Hoàng Đế”!
Đúng là “bàn tay lông lá” của kẻ Thống Trị! Cũng xin “mách nước “ tác giả một chi tiết khác là vì lý do nêu trên và vô số lý do khác, nhiều người nghĩ rằng người Tàu đã CHÔM Huyền Thoại của Việt Tộc. Chứ tuyệt nhiên Ngô Sĩ Liên KHÔNG có “Chôm” Huyền Thoại “Tiên Rồng” của người Mường như có ngưới gán cho ông! Đúng là “oan ơi ông địa”! Có thể Ngô Sĩ Liên chép lại từ “Lĩnh Nam Trích Quái” của Trần Thế Pháp, nhưng Trần Thế Pháp cũng chỉ ghi lại những gì đã lưu truyền trong dân gian VIỆT nhiều ngàn năm trước đó mà thôi! Người Mường cũng thuộc Đại Tộc Bách Việt nên vì vậy họ có nội dung chuyện kể hơi khác với nội dung của người Việt.
Có nhiều cách thức, nguyên tắc, tiêu chuẩn để kiểm chứng mà chúng tôi sẽ trình bày ở phần sau để xem nhóm người nào xứng đáng đại diện nhất cho Tinh Thần và Nội Dung của “Huyền Sử TIÊN-RỒNG” ! Tuy nhiên, vì là Huyền Thoại, Huyền Sử chứ không phải là Sử Ký nên chúng ta không nên dùng tiêu chuẩn NGUYÊN BẢN, CHÍNH BẢN như đã nói ở trên., vì không thích hợp cũng như trái với các Tiêu Chuẩn QUỐC TẾ trong lãnh vực này! Nếu làm khác, “ông Tổ” Cơ Cấu luận là C. Lévi-Strauss sẽ “Nổi Giận” ngay vì ông sẽ CHÊ chúng ta là những kẻ thực sự KHÔNG CÓ CHÚT HIỂU BIẾT GÌ VỀ HUYỀN THOẠI MÀ LÀM RA VẺ TA ĐÂY HIỂU BIẾT THẬT!
II)NHỮNG VẤN ĐỀ GIẢ TẠO
A) ĐẾ MINH “NGƯỜI HOA” ?
Rồi tác giả lại “đặt vấn đề” không đúng chỗ, tức ở chỗ đáng lẽ không có vấn đề gì cả, đối với ĐẾ MINH để rồi đưa ra kết luận rằng Đế Minh KHÔNG phải là NGƯỜI HOA! Có bao giờ người VIỆT Chính Cống có Lòng với Đất Nước, có trình độ Hiểu Biết thực sự về Văn Hóa và Lịch Sử Dân Tộc lại xem Đế Minh là người Tàu đâu mà tác giả phải “đặt vấn đề”, để rồi cuối cùng “chứng minh” là không phải người Tàu?! Đúng là một vấn đề GIẢ TẠO! (2)
 B) HÙNG VƯƠNG “LAI TÀU” ?
Tác giả lại DỰNG ĐỨNG lên một câu chuyện khác. Tác giả viết:
“Hai sự kiện chứa nhiều mâu thuẫn vẫn thường bị bỏ sót:
_ Thứ nhất: Tên hiệu tổ tiên gần và ngay cả của Hùng Vương đều viết theo chữ Hán ròng”
Nếu thực tình tác giả tin như vậy chứ không phải là một hình thức NGỤY BIỆN thì điều này càng chứng tỏ tác giả không hiểu “tí ti” gì về Huyền Thoại cả? ! Vì một lần nữa, tác giả lại xem Huyền Thoại như Sử Ký!
Như đã nói ở phần trên, Tác Giả chính yếu của Huyền Thoại là DÂN GIAN. Huyền Thoại “TIÊN RỒNG” bắt đầu với họ Hồng Bàng vào khoảng 2879 năm trước công nguyên, trải qua giai đoạn nước Văn Lang kéo dài khoảng 2622 năm, qua nhà Thục, nhà Triệu, rồi khoảng 1000 năm bị Tàu đô hộ , đến nhà Ngô, nhà Đinh, nhà Tiền Lê, nhà Lý, nhà Trần, nhà Hồ rồi nhà Hậu Lê. Tổng cộng khoảng hơn 4000 năm.
Như vậy, Huyền Thoại “Tiên Rồng” đã được Dân Gian kể đi kể lại trên hơn 4000 năm, bắt đầu với thời kỳ Lập Quốc , qua giai đoạn bị Tàu đô hộ, rồi Độc Lập với nhà Lý, nhà Trần, nhà Hồ, nhà Hậu Lê., cùng với ảnh hưởng của Tam Giáo: Nho-Lão-Phật. Thì đâu có gì là lạ việc người Bình Dân gọi QUỐC TỔ là “VUA HÙNG”, còn Nho Sĩ thì gọi là “ HÙNG VƯƠNG” và đó là điều chúng ta vẫn tiếp tục làm cho đến tận ngày nay, khi gọi là “Vua Hùng”, khi gọi là ‘Hùng Vương” tùy theo thói quen của mỗi người . Nên nhớ Trần Thế Pháp là một NHO SĨ sống ở thế kỷ 15, thì việc ông viết là “HÙNG VƯƠNG” cũng là chuyện Bình Thường mà thôi! Đâu là Vấn Đề ? Đúng là tác giả một lần nữa BÀY ĐẶT ra một vấn đề GIẢ TẠO!
Tác giả viết tiếp : “Bởi “Hùng Vương” là một tên chữ Hán ròng, chỉ có một trong hai chuyện đã xảy ra:
MỘT: Hùng Vương là người gốc Tàu hay lai “Tàu”, không biết tiếng của dân bản địa. Do Lạc Long Quân dẫn đến áp đặt làm “vua” cai trị dân địa phương. Như vậy, Hùng Vương chỉ có thể một quan thái thú đầu tiên chứ không thể nào là quốc tổ được. Không có huyết thống và DNA giống như loại của dân địa phương. Truyền thuyết theo như “Việt Nam Sử Lược”, khác với kiểu Mường như sẽ trình bày kiểu dưới, đặc biệt nhấn mạnh 100 con của Âu (Cơ) và Lạc (Long Quân) toàn là con trai. Như vậy không có cách gì Hùng Vương đã trở thành thủy tổ của dòng giống Lạc Hồng hết. Chỉ có thể vua Hùng các đời sau, nếu vua thứ 1 và các vua kế tiếp đều lấy dân bản địa làm vợ.”(3)
Với những gì chúng tôi đã trình bày ở phần trên, có lẽ Quý Độc Giả (nếu không “phì cười”!) thì cũng đoán được đây chỉ là một hình thức NGỤY BIỆN của tác giả, và HÙNG VƯƠNG của chúng ta có trăm phần trăm Nguồn Gốc VIỆT Tộc! Ngoài ra, còn là một Bằng Chứng khác về việc tác giả KHÔNG HIỂU Ngôn Ngữ của HUYỀN THOẠI!
Huyền Thoại phải được “hiểu theo NGHĨA BÓNG” chứ KHÔNG được “hiểu theo Nghĩa Đen” như Sử Ký! Chẳng hạn khi trong Huyền Thoại “TIÊN RỒNG” có đề cập đến việc “Mẹ Âu Cơ sinh ra một bọc trứng đem ra bỏ ngoài đồng, trong bọc nở ra một trăm trứng, mỗi trứng là một con, bà đem về nuôi nấng, không cho ăn, cho bú mà tự nhiên trường đại, trí dũng song toàn, ai cũng úy phục, bảo nhau là những anh em phi thường”.
Muốn hiểu đoạn trên, điều cần TRÁNH nhất là “hiểu theo Nghĩa Đen” như tác giả đã làm đối với Vua Hùng, tức nhấn mạnh trên sự Chính Xác của Dữ Kiện làm như sự kiện xảy ra thực sự như trong Sử Ký! Làm vậy là HIỂU SAI Tinh Hoa của HUYỀN THOẠI vì Huyền Thoại nhấn mạnh trên Ý NGHĨA, ĐẠO LÝ, chứ không phải trên Sự Kiện và phải được “hiểu theo NGHĨA BÓNG”.
Do đó, ta có thể hiểu đoạn văn trên như sau: giống như trước kia chúng ta có thói quen gọi nhau là ĐỒNG BÀO thì chính Tinh Hoa, Ý Nghĩa của hai từ ‘Đồng Bào” được diễn tả qua Huyền Thoại “Bọc Trứng ÂU CƠ” để chỉ mọi người VIỆT cùng chung một MẸ sống trong Tình Nhà là ĐÙM BỌC, San Sẻ. Yêu Thương, Bình đẳng, lấy chữ HÒA làm Lý Tưởng, cũng như theo Tinh Thần NHÂN CHỦ lấy sự Tự Lực, Tự Cường làm Tiêu Chuẩn để SỐNG. Đặc biệt ý tưởng “Mẹ Âu Cơ vứt Bọc Trứng ra đồng mà trăm con đều phương trưởng” hàm ngụ chế độ BÌNH SẢN của Tổ Tiên chúng ta : ai cũng được có phần Tài Sản. Đó là cách thức ĐÚNG ĐẮN nhất để hiểu đoạn văn trên, chứ ĐỪNG HIỂU LẦM rằng Mẹ Âu Cơ là một bà mẹ “ác ôn” nhẫn tâm” liệng” con ra đồng rồi bắt con mình “chịu đói chịu khát! Nếu hiểu hay “làm ra vẻ” hiểu như vậy như tác giả đã làm đối với HÙNG VƯƠNG là đã LẠC ĐỀ rồi đấy! Một cách tương tự, khuyên tác giả đừng lo hão về VUA HÙNG: Ngài có máu LẠC HỒNG một trăm phần trăm! Hãy đổi lối nhìn đi thì sẽ thấy!
 C) “LẠC VƯƠNG” HAY “HÙNG VƯƠNG”? : MÔT VẤN ĐỀ GIẢ TẠO CÓ TỪ THỜI THỰC DÂN PHÁP
Việc có người đặt vấn đề đối với danh hiệu HÙNG VƯƠNG của Quốc Tổ VIỆT không phải mới xảy ra đây, mà đã bắt đầu từ thời THỰC DÂN Pháp! Vấn đề đã được học giả người Pháp Henri Maspéro đặt ra năm 1916 khi ông căn cứ trên ba Cổ Thư thì hai viết “Lạc”, còn một viết “Hùng”…..Thuyết của Maspéro đã nảy sinh ra ở chỗ ông không hiểu hay KHÔNG MUỐN HIỂU đoạn sử của Ngô Sĩ Liên như sau:
“ Lạc Long Quân phong người con cả là Hùng Vương nối ngôi vua. Hùng Vương con Lạc Long Quân không rõ tên húy, đóng đô ở Phong Châu”.
Đoạn văn đó có thể viết rõ hơn rằng : “Lạc Long Quân phong cho con cả làm vua lấy hiệu là Hùng Vương”. Cứ như bản dịch trên thì không thể lầm được: Lạc Long Quân mà người Tàu gọi là “Lạc Vương” truyền ngôi cho con (người Tàu cũng gọi là Lạc Vương) lấy hiệu là Hùng Vương. Chẳng thấy vấn đề gì cả , có chăng thì chỉ là “Vấn đề tại sao Vua Cha không có Hiệu mà Vua Con lại có”. Nhưng Maspéro đã không đặt vấn đề như vậy, mà lại đặt vấn đề PHẢI với TRÁI: “HÙNG VƯƠNG hay LẠC VƯƠNG đàng nào phải?”
Theo Maspéro, trong bốn quyển nói đến Hùng Vương thì ba quyển mới quá không đáng kể:
_ Một là “Việt Sử Lược”, thế kỷ 14
_ Hai là “Việt Điện U Linh Tập”, thế kỷ 14
_ Ba là “Thái Bình Hoàn Vũ Ký”, thế kỷ 10
Vậy chỉ còn “Nam Việt Chí” là Cổ (thế kỷ 5) viết “Hùng Vương”, còn hai quyển kia: “Giao Châu Ngoại Vực Ký” và ‘Quảng Châu Ký” đều nói “Lạc Vương”. Ông đã phân xử theo đa số : 2 thắng 1.
Thế nhưng nếu mở rộng tầm mắt xa hơn sách vở thì thắc mắc của Maspéro được trả lời liền là “Giao Châu Ngoại Vực Ký” và “Quảng Châu Ký” đứng ở Quan Điểm của NGƯỜI TÀU chép về Giao Châu đang đặt dưới quyền thống trị của mình ,ĐỨNG Ở XA MÀ NHÌN NÊN NÓI SƠ SÀI . Còn tác giả “Nam Việt Chí” thì CHUYÊN VỀ VIỆT và người đến nơi thuật lại những Điều Mắt Thấy Tai Nghe, nên ĐI VÀO CHI TIẾT nhiều hơn: Nhắc Cả DANH HIỆU VUA Nữa.
Hai đàng không có gì nghịch nhau hết, Môt đàng NÓI CHUNG nên viết “LẠC VƯƠNG” cũng như ta nói ‘Hán Vương”, “Sở Vương” vậy. Còn một đàng Nói CHI TIẾT Hơn thì nhắc đến hiệu Vua là “HÙNG VƯƠNG”. Thế thôi, có chi đâu mà phải đặt vấn đề. Thế mà Maspéro dám dựng nên một thuyết (không thèm giả thuyết) lại còn kèm theo những phán đoán quyết liệt “ex cathedra” để lên án cả bao sử gia Tàu cũng như Việt. Sau đây là lý lẽ chính của Maspéro: “ Hai chữ “Lạc”, “Hùng” rất giống nhau nên dễ lẫn lộn, lỗi ở tại người chép sách”
Để trả lời “phải nói là mặt chữ chỉ hơi giống nhau chút xíu chứ không được nói rất giống nhau, vì đây là Khoa Học, không nên dùng tĩnh từ bừa bãi. Chữ “Các” trong chữ “Lạc” có 6 nét, chữ ‘Quảng” trong chữ “Hùng” 4 nét, cấu trúc lại khác hẳn, giống nhau ở đâu?
Đã vậy còn hai chữ “Lạc” khác là ‘Lạc” bộ ‘Mã” và “Lạc” bộ “Trãi” cũng được thông dụng như “Lạc” bộ “Các” thì dễ gì lầm được. Xưa nay có lầm là những chữ thông thường như “Tác” đọc ra “Tô”, “Ngô” đọc ra “Quá”…..vvv…..Còn đây là danh hiệu Vua bao người nói đến, sao dám gán sự sai lầm bừa bãi vậy?
Nhất là phải đi qua mặt biết bao học giả uyên thâm tại chỗ : Lê Văn Hựu, Hồ Tôn Thốc, Ngô Sĩ Liên, Vũ Quỳnh, Ngô Thời Sĩ……đều là học giả trứ danh, đỗ đại khoa, ra làm quan ở Sử quán lâu năm đã tham khảo biết bao chính sử, dã sử, truyện ký; lại còn hàng trăm điện đến đều nói ‘HÙNG VƯƠNG”, KHÔNG một điện nào nói “LẠC VƯƠNG“ cả. Thế mà Maspéro dám quả quyết là lầm và đổ lỗi ở người chép sách. Nếu là người thận trọng thì chỉ đặt giả thuyết là “có thể lầm”…….
Đó là đại khái vấn đề HÙNG VƯƠNG hay LẠC VƯƠNG ? mà Maspéro đã bày đặt ra . và sau đây là ý kiến của Cố Triết Gia Kim Định về vấn đề nêu trên. Cố Triết Gia viết:
“Maspéro thuộc trào lưu cố dìm văn hóa dân bị trị do bọn Malinowski, Taylor, Levy-Bruhl….chủ trương cho dễ đồng hóa dân bản thổ. Đã vậy ông ta là loại người mà tâm lý xếp vào hạng “tough minded” (cùng nghĩa với đặc ngữ “esprit de géométrie” của Pascal) chỉ thấy những gì hiện hình ra đập vào mắt, thiếu óc tế vi thì rất dễ chạy theo khuynh hướng của Thực Dân xưa muốn chiếm nước ta cả về vật chất lẫn tinh thần. Nên có ý hạ văn hóa ta bất cứ chỗ nào có thể.
Maspéro đã vô tình hay hữu ý đi theo ý đồ đó khi chối bỏ danh hiệu Hùng Vương, bởi vì thời đại Hùng Vương là thời đại đã đặt nền cho thuyết NHÂN CHỦ là thuyết cao nhất, ơn ích nhất cho con người mà mãi tới nay những nước tiên tiến còn chưa đạt được, nên chối đi được là đã thành công biến người Việt thành lũ VONG BẢN và cũng là VONG QUỐC khi gọi Vua Tổ mình là “Lạc Vương” như người Tàu, nghĩa là coi mình như xa lạ với gốc Việt. Nếu làm được như thế thì Maspéro đã thành công phá hủy được cái giường cốt của nền Văn Hóa Việt Tộc rồi đó”.(4)
Chúng ta thấy rằng Âm Mưu XUYÊN TẠC Danh Tính của Quốc Tổ HÙNG VƯƠNG cùng với Huyền Sử TIÊN RỒNG đã bắt đầu từ thời THỰC DÂN Pháp, chứ không mới mẻ gì ! Tuy nhiên, với những Tiến Bộ trong khoa Huyền Thoại học ngày nay, mà vẫn có người tiếp tục sử dụng Phương Pháp “CỔ LỔ SỈ” đó của các “tay” DUY SỬ trong đám Thực Dân Thuộc Địa thời trước thì mới là điều ĐÁNG NGẠC NHIÊN! Có lẽ đã đến lúc chúng ta bàn về những điểm KHÁC BIỆT giữa Huyền Sử và Sử Ký.
 III)NHỮNG KHÁC BIỆT GIỮA “HUYỀN SỬ” VÀ “SỬ KÝ”
A) ĐẠI CƯƠNG
HUYỀN THOẠI là Tự Truyện của một Dân Tộc bao hàm những kinh nghiệm tích lũy từ không biết bao đời Tiên Tổ kết tinh lại nên là những Di Bảo thiêng liêng chứa chấp những giá trị thâm sâu nằm giáp miền Tiềm Thức.
Có thể nói Tác Giả đã dựng nên những Huyền Thoại cũng chính là Tiềm Thức CỘNG THÔNG (Collective Unconscious) của tất cả Tiên Tổ đã góp phần vào việc kiến tạo dân nước. Nói đến Tiềm Thức là nói đến sự VƯỢT biên cương LÝ TRÍ phân minh, nên trở thành âm u, sâu thẳm.
Huyền Sử chính là Sử Chiều Sâu, nên cũng gọi là Sử Hàng Dọc, vì thọc sâu vào Ý NGHĨA của sự việc. Trái lại, SỬ KÝ gọi là Hàng Ngang vì nó “bò lan” trên SỰ KIỆN: nó nhằm ghi các Biến Cố CÁ THỂ nghĩa là chỉ xảy ra MỘT LẦN nên nó bám sát phạm trù Không Gian và Thời Gian; Địa Danh và Niên Hiệu vì thế trở thành quan trọng. Cũng như SỬ KÝ cần đến NGUYÊN BẢN, CHÍNH BẢN là cái có thể giúp cho Sự Kiện được CHÍNH XÁC, vì đó có thể là một Mục Tiêu của SỬ KÝ.
Huyền Sử gồm 2 từ “Huyền” và “Sử”: Sở dĩ gọi là SỬ vì các Huyền Thoại phần nào dựa trên Sự Kiện lịch sử , nhưng gọi là HUYỀN vì những sự kiện đó không cần phải thật hết bởi nó đã bị Tổng Quát hóa theo nghĩa là được RÓC hết mọi phạm trù Không Gian và Thời Gian, để chỉ còn chú ý đến Ý NGHĨA là cái gì Phổ Quát. Thật vậy, mục tiêu của Huyền Sử là nhằm gợi lại cái dạng thức Tinh Thần, cái HỒN của một dân, cái đường lối sống căn bản của dân ấy, cho nên chính thực nó là một nền Minh Triết hay Đạo Lý nhưng khác với Minh Triết ở chỗ dùng Huyền Thoại. MINH TRIẾT nói thẳng, nói vắn gọn bằng những câu Châm Ngôn, Tục Ngữ, trái lại HUYỀN SỬ dùng Biểu Tưọng như Đồ Biểu, Độ Số, HUYỀN THOẠI.
Hãy lấy một Thí Dụ như trường hợp Huyền Thoại sử dụng một loại Biểu Tượng là SỐ: như khi huyền thoại nói về 18 đời Hùng Vương: nếu đọc theo lối HUYỀN SỬ thì ta sẽ không tìm xem thực sự có 18 đời Hùng trải dài trên hơn hai ngàn năm chăng như tác giả bài viết đã làm (có lẽ vì tác giả LẦM LẪN Huyền Thoại là SỬ KÝ chăng?), nhưng trái lại, sẽ tìm hiểu Ý NGHĨA sao đây, Đạo Lý nào ẩn tàng trong số 18 , ẩn trong tên Hùng, ta sẽ xem Vũ Trụ quan 18 đời Hùng ra sao , thuộc Nhân Sinh quan nào? Vũ Trụ quan thì có Động có Tĩnh về Thời Gian, có Tả có Hữu về Không Gian. Nhân Sinh quan thì có Chủ có Nô, tức là Nhân Chủ hay Vật Chủ.
Những câu trả lời cho những loại câu hỏi trên sẽ làm nên chân trời quy định Ý NGHĨA của Huyền Sử. Hiểu đúng được thì huyền sử sẽ giúp tìm ra được Tâm Hồn người xưa, dọi nhiều tia sáng vào những huyền thoại vẫn tưởng là vô nghĩa, đem lại cho sử trình tiến hóa của dân tộc một nền thống nhất lẫm liệt, một chiều kích u linh siêu việt cũng như đem đến cho những tiêu điểm vững chắc, những phân biệt thấu triệt mà Sử Ký hay cả Khảo Cổ KHÔNG sao cung ứng nổi.
Ngoài ra, khi nhìn bao trùm Sử Trình của TÂM THỨC con người trên đường Tiến Hóa: ở đợt thấp nhất chỉ có SỰ VẬT, lên một đợt nữa là SỰ KIỆN, lên nữa .là Ý NIỆM, tiếp đến là CƠ CẤU và các mối Tương Quan, Sau cùng đến chữ TƯƠNG Viết Hoa.
Các sự việc cũng như mọi biến cố bày ra trước mắt ta thì có muôn vàn, đó là SỰ VẬT. Khi ta chú ý đến một số sự vật, một số biến cố thì những cái đó trở nên SỰ KIỆN. Khi ta đem sự kiện đó róc hết những cái bám vào chung quanh như các phạm trù không gian và thời gian với các tùy thể của nó thì là Ý NIỆM.
Ý NIỆM như vậy chỉ còn là cái khung của Sự Kiện, nó đã trở nên TRỪU TƯỢNG, mất hết những phẩm tính khả giác như mùi vị, màu sắc tức mất tính chất tình tứ có khả năng lay động tâm hồn . Nhưng bù lại Ý Niệm trở nên dụng cụ chuyên biệt của cái nhìn trong suốt, có khả năng Liên Hệ với các sự kiện khác. Cái nhìn càng trong sáng, càng cất lên cao thì càng nhìn ra được những mối liên hệ nằm ngầm. Chính sự nhìn ra những mối liên hệ này quyết định các bước tiến của con người.
Mỗi bước tiến thành bởi những liên hệ được khám phá. Trong phạm vi thuần túy Lý Thuyết cũng vậy: tự Ý Niệm ra Tư Tưởng, từ tư tưởng ra Ý Thức Hệ, từ ý thức hệ ra Cơ Cấu….. tóm lại SỰ VẬT chỉ đạt được CƠ CẤU đối với Tâm Trí ở một trình độ Thức Giác nào đó. Nhưng cuối cùng phải nhảy ra KHỎI vòng vây của LÝ TRÍ thì mới thấy mối TƯƠNG QUAN nằm ngầm nối kết hết mọi Sự Vật vào một Liên Hệ căn bản ràng buộc tất cả Trời, Đất, Người thành một THỂ; “thiên địa vạn vật nhất thể”. Huyền Sử TIÊN RỒNG gọi đợt này là CÁNH ĐỒNG TƯƠNG. Phải đạt đến “Cánh Đồng Tương” mới mong hiểu được Ý NGHĨA của Huyền Sử (5).
Đó mới chính là điểm NỀN TẢNG của Huyền Sử, Huyền Thoại. Rất tiếc đó lại là điều THIẾU SÓT Then Chốt của bài viết của tác giả về Huyền Thoại TIÊN RỒNG! Thiếu sự hiểu biết trên, thì CHỈ còn lại một lối nhìn MỘT CHIỀU, Lệch Lạc Phiếm Diện về Huyền Thoại học cũng như về Văn Hóa VIỆT mà thôi!
Ở phần trên, chúng tôi đã có dịp trình bày về Huyền Thoại “Tương Truyền Đế Minh tuần thú phương Nam gặp Vụ Tiên trên núi Ngũ Lĩnh” với “Sơ Sơ” BỐN Lối Tiếp Cận khác nhau :
– cho người Bình Dân.
– dưới ánh sáng của khoa Tâm Lý Miền Sâu
– t heo phương pháp Xã Hội học
– theo phương pháp Cơ Cấu…….
Và còn nhiều lối tiếp cận khác nữa! Tuy nhiên, có thể nói ngay là gom lại tất cả Phương Pháp mà con người đã tìm ra để nghiên cứu Huyền Thoại, có lẽ cũng chưa “thấm tháp” vào đâu để tìm hiểu về nó. Lý do là HUYỀN THOẠI Không phải là một “sản phẩm” của Lý Trí con người, mà phát xuất từ Vô Thức Cộng Thông (Collective Unconscious) của Nhân Loại. Mà Vô Thức Cộng Thông là cái gì rất bao la, vô bờ bến nằm trong tầng Sâu Thẳm Nhất của Nội Tâm chúng ta và là Nguồn Gốc của mọi SÁNG TẠO của con người. Ta chỉ có thể “mường tượng” về NÓ mà thôi và Vô Thức Cộng Thông có thể là đợt cuối cùng trước khi con người đạt đợt SIÊU THỨC mà các Tôn Giáo gọi là ĐẠT ĐẠO !
Do đó, với một vốn Kiến Thức bị HẠN CHẾ trong một lãnh vực Chuyên Biệt mà lại đòi hành xử như mình đã đạt được “Chân Lý” , thì phải coi chừng, không khéo thì “lòi ra” Sự Thật là “Mình Chưa Biết Gì Nhiều Đâu”!
Ngay trong lãnh vực CHUYÊN MÔN của tác giả, CHỈ thấy nhắc qua là có một Chủ Thuyết “Mới” quan niệm con đường BẮC TIẾN của Văn Minh Đông Nam Á, nhưng hoàn toàn KHÔNG thấy tác giả sử dụng một chút Kiến Thức hay Phương Pháp “Mới” nào trong các lập luận của mình!
 Chủ Thuyết MỚI này mà chúng tôi đã có dịp trình bày khá chi tiết trong một bài viết trước đây, dựa trên những lý thuyết, dữ kiện, khám phá…..rất NGHIÊM TÚC và VỮNG CHẮC trong nhiều bộ môn khác nhau như Khảo Cổ, Địa Chất, Hải Dương, Ngôn Ngữ, Dân Tộc, Nhân Chủng, Di Truyền hoc…..của nhiều Học Giả QUỐC TẾ Nổi Danh (6). Nên nhớ bây giờ KHÔNG còn là thời của những L’ Aurousseau , Madrolle, Taylor, Maspéro….nữa mà là thới đại của W.Solheim II, S. Oppenheimer, J.Y.Chu , J. Nichols, M. Richards ……rồi đó!
Ngoài ra, những ai có dịp nghiên cứu một cách NGHIÊM TÚC trong lãnh vực Huyền Thoại học thì biết là có nhiều lối Tiếp Cận Huyền Thoại như chúng tôi đã đề cập ở phần trên. Nhưng ngay trong lãnh vực CỔ SỬ mà tác giả nhân danh, tác giả có vẻ BẤT CHẤP cả Truyền Thuyết lẫn Văn Bản để chỉ dựa vào một lối Giải Thích DUY NHẤT, MỘT CHIỀU cho hợp chủ trương của mình.
Chẳng hạn, lấy cớ “Nguyên Bản, Chính Bản”, (tác giả viết : “Thuyết Âu Cơ-Lạc Long Quân được giải mã dưới góc nhìn mới chú trọng đến sự chia ly giữa bà Âu với ông Lạc…..”) tác giả CHỈ nói đến khía cạnh CHIA LY trong khi đó, trong Truyền Thuyết và Văn Bản, có đoạn văn sau đây: “….mẹ con không về Bắc được, đêm ngày gọi Long Quân ‘Bố ở phương nào làm cho mẹ con ta trông nhớ!’. Long Quân hốt nhiên lại đến, gặp mẹ con ở TƯƠNG DÔ.
Hoặc “…..Bây giờ phải ly biệt, ta đem năm mươi trai về thủy phủ phân trị các xứ, năm mươi trai theo nàng ở trên đất, chia nước mà cai trị, dù lên núi xuống nước, nhưng CÓ VIỆC GÌ THÌ CÙNG NGHE, KHÔNG ĐƯỢC BỎ NHAU”. Mà như đã nói ở phần trên , hiện tượng “Rồng Tiên Hội Ngộ” ở CÁNH ĐỒNG TƯƠNG mới là điểm Quan Trọng NHẤT của Huyền Sử TIÊN RỒNG về nhiều khía cạnh!(7)
Ngoài ra, tất cả luận cứ của tác giả CHỈ xoay quanh cuộc “Di Tản” của hai tộc VIỆT và THÁI mà tác giả nghĩ là theo Huyền Thoại “Âu Cơ – Lạc Long Quân” (với lối hiểu “rất kỳ lạ” của tác giả) bắt đầu từ nước Sở và chấm dứt ở Bắc Việt. Còn về chính Huyền Thoại TIÊN RỒNG thì theo tác giả, chúng ta người VIỆT Chính Cống PHẢI căn cứ trên nội dung của ngưới MƯỜNG vì theo tác giả đó mới là ‘Nguyên Bản”, “Chính Bản” cũng như theo tác giả vì người MƯỜNG xuất phát từ chủng THÁI! Lối Lý luận xem ra vừa ĐƠN SƠ vừa KỲ LẠ!
Không những ĐƠN SƠ mà còn là MỘT CHIỀU” thẳng tắp” bất chấp các khám phá của biết bao Học Giả QUỐC TẾ Trứ Danh! Để “thay đổi không khí” chúng tôi xin đưa ra đây một thí dụ của giới Học Giả Quốc Tế nhận định về Tương quan giữa SỞ và VIỆT xảy ra như thế nào.
Hứa Văn Tiền viết ở bài “Dịch Giả Tự” trong bản dịch quyển “An Nam Thông Sử” mà Nguyên Tác là của Sử Gia Nhật Bản Nhan Thôn Thành Doãn với lới lẽ như sau : “Xét ngưới Việt lập được cơ nghiệp ở bán đảo Trung Ấn là có uyên nguyên, chứ không phải việc ngẫu nhiên bởi vì Việt Nam là giống cường đại nhất trong Bách Việt…..Nước Sở xuất hiện khoảng mười thế kỷ trước công nguyên là do dân tộc Việt Nam kiến lập.”(8)
Các nhận định của các Học Giả Tàu và Nhật vừa nêu trên hoàn toàn TRÁI NGƯỢC với những gì tác giả viết về đề tài này, tuy nhiên cũng không có gì lạ đối với những ai đã từng nghiên cứu một cách kỹ lưỡng và trung thực (nghĩa là không có ý đồ bóp méo Sự Thật Lịch Sử) giai đoạn”‘Việt Chiết Giang”. Thật vậy, vào thời đó, khối lớn là BẮC VIỆT đã làm thành nhiều Liên Bang vói hết SỞ, NGÔ rồi đến VIỆT và đã từng làm CHỦ mạn Nam Nước Tàu (tức lối 2/3 Trung Hoa) có một đoàn chiến thuyền lớn nhất lúc ấy đủ sức kiểm soát toàn bộ duyên hải Trung Hoa từ Bắc Kinh tới Cà Mâu. Ngoài ra, vào lối thế kỷ VI trước công nguyên, với Tứ Cường thời đó là Tề, Tần, Sở, Việt, có lúc VIỆT mạnh nhất. Nhiều học giả cho rằng nếu không vướng nước SỞ thì VIỆT đã củng cố xong LIÊN BANG ăn từ Chiết Giang qua Phúc Kiến, Quảng Đông tới Bắc Phần rồi! (9)
Đó gọi là lối nhìn HAI CHIỀU về Lịch Sử Đông Nam Á và Viễn Đông. Có giai đoạn BẮC TIẾN rồi mới có giai đoạn NAM TIẾN, cũng như luôn luôn có sự Trao Đổi và Ảnh Hưởng Hỗ Tương HAI CHIỀU chẳng hạn giữa VIỆT và SỞ. Và đó mới là Lối Nhìn ĐÚNG ĐẮN về Lịch Sử !
Để bênh vực cho chủ trương “Nam Tiến” MỘT CHIỀU của mình, tác giả lấy môt thí dụ từ THÁI LAN. Tác giả viết: “Nếu đối chiếu với lịch sử lập quốc Thái Lan chẳng hạn, ngay bằng cách truy cập trên mạng, ta sẽ thấy vấn đề có vẻ đơn giản hơn. Sử nước Thái cho biết họ có gốc gác miền Hoa Nam. Đặc biệt nước Nam Chiếu, tức Đại Lý…..hay Điền Việt thời xa xưa”.
Lẽ dĩ nhiên đối với VIỆT NAM, chúng ta cũng có thể tìm ra nhiều trường hợp tương tự. Chẳng hạn, nếu chúng ta thử đi làm một cuộc phỏng vấn “bỏ túi” không những với những người Bình Dân mà cả giới Trí Thức với bằng cấp, chức sắc “kè kè” bên mình, [hay ngay cả những điều được tìm thấy trong những sách SỬ (giáo khoa hay không)], thử hỏi họ về “Nguồn Gốc của Lúa Gạo” mà chúng ta ăn hằng ngày, để kiểm chứng bao nhiêu phần trăm sẽ trả lời là “Nhờ ơn “mưa móc” của Thái Thú Nhâm Diên “dạy dỗ” Tổ Tiên chúng ta cách trồng LÚA mà ngày nay, chúng ta mới có GẠO mà ăn!” và bao nhiêu phần trăm sẽ trả lời LỐI KHÁC tức giống như Stephen Oppenheimer chẳng hạn đã tuyên bố rằng : “Nay chúng ta có một hình ảnh mới lạ lùng là : thay vì cái mô thức cho Trung Hoa là nơi phát sinh kỹ thuật trồng lúa nước, ta thấy chính giống người nói tiếng Nam Á ở Đông Dương thường bị coi là giống Man Di, lại DẠY cho người TÀU kỹ thuật Thuần Hóa LÚA NƯỚC !”(10). Xin cam đoan là QUÝ VỊ sẽ được NGẠC NHIÊN một cách “không thú vị” chút nào về kết quả cuộc phỏng vấn!. Thí dụ này đươc dùng về trả lời lối giải thích của tác giả bài viết ở phần trên.
Ngay với việc giải thích mối Tương Quan VIỆT-THÁI của tác giả trong suốt chiều dài của cuộc Nam Tiến cũng thật là ĐƠN SƠ, NGHÈO NÀN và MỘT CHIỀU! Sự giải thích của tác giả CHỈ dừng ở giai đoạn CHÓT của cuộc “Di Tản”: Theo tác giả, “50 con theo Cha xuống biển” chỉ nhóm dân Lạc Việt, còn 50 con theo Mẹ lên núi thì chỉ nhóm Mường ! (mà theo ý kiến của tác giả thì chúng ta phải căn cứ trên nội dung Huyền Thoại của người Mường và cũng theo tác giả là hậu duệ của nhóm Thái ! ) .
Nếu chúng ta biết là cuộc Nam Tiến này kéo dài hơn 4000 ngàn năm, mà tác giả CHỈ có một lối Giải Thích DUY NHẤT như trên thì thật là QUÁ HẠN HẸP! Thật vậy, chúng ta có thể có NHIỀU lối Giải Thích khác nhau tùy mỗi Giai Đoạn của cuộc Nam Tiến.
 B) GIẢI THÍCH HUYỀN THOẠI CÁCH ĐÚNG ĐẮN
Nên nhớ, như đã nói ở trên, HUYỀN THOẠI phải được “ hiểu theo NGHĨA BÓNG” Co Giản, chứ Không phải Cứng Ngắt như Sử Ký. Do đó, chuyện “50 con theo Mẹ lên Núi, 50 con theo Cha xuống Biển “ có thể hiểu nhiều cách khác nhau, trong đó chẳng hạn “50 con xuống Biển” là chỉ dân ưa chuộng NƯỚC, còn “50 con lên Núi” là chỉ dân đốt rẫy ruộng ĐỒI. Thật vậy, nước Văn Lang thời trước đều có hai lối Canh Tác: ruộng nước và làm rẫy.
Ngoài ra, theo Huyền Thoại, ít nhất vào thời kỳ này, các nhóm Miêu Dao thích sống trên NÚI, còn các nhóm Man, Việt, Thái thì lại thích sống ở Đồng Bằng (ruộng NƯỚC). Như vậy, ở giai đoạn này chủng THÁI có vẻ làm TRÁI Ý tác giả ở chỗ là thay vì “theo Mẹ lên NÚI” thì lại bắt chước chủng VIỆT “theo Cha xuống “BIỂN” ( ở đây phải hiểu là NƯỚC tức để làm “Ruộng Nước”). Thật là “Trái Khoáy”!
Chưa hết, có một lối Giải Thích KHÁC là “50 con theo Mẹ lên NÚI” tức vùng Thục Sơn vào thời kỳ này, còn “50 con theo Cha xuống “Biển” (cũng hiểu là NƯỚC) tức Động Đình Hồ, Bà Dương Hồ, hoặc Nửa lên NÚI Ngũ Lĩnh và Nửa xuống BIỂN Đông như Phúc Kiến.
Nhưng vẫn chưa hết và một lần nữa lại làm TRÁI Ý tác giả là theo ông Từ Trung Thạch thì các dân các vùng Tứ Xuyên, Vân Nam, Quý Châu…..mà đa số thuộc chủng THÁI vẫn còn Tế các Thần coi ruộng NƯỚC. Như vậy, ở giai đoạn này, nhóm THÁI (trái với sự mong muốn của tác giả) lại là “50 con theo Cha xuống “BIỂN” (hiểu là NƯỚC). Còn nhóm VIỆT lại (cũng trái ý tác giả) là “50 con theo Mẹ lên NÚI” Ngũ Lĩnh ! (11)
Đó là “Sơ Sơ”” vài cách Giải Thích Huyền Sử TIÊN RỒNG. Còn vô số cách giải thích khác! Tuy Huyền Sử “ mới nhìn có vẻ CO GIẢN như “cao su” chứ KHÔNG phải CỨNG NGẮT như Sử Ký, nhưng Huyền Sử KHÔNG phải vì vậy mà “chơi Võ TỰ DO” đâu vì Huyền Sử có PHÉP TẮC hẳn hoi, nhưng KHÔNG phải loại Định Luật của Khoa Học VẬT LÝ, mà là loại Luật Tắc của Khoa Học NHÂN VĂN. Cái mà như đã nói ở phần trên, giới Học Giả QUỐC TẾ gọi là tính ‘Mạch Lạc Nội Tại”(Cohérence Interne) là tính “Kiên Định” (Consitency) kèm với cái “Khung Khoa Học” (Scientific Framfwork)!
Còn một điều nữa không biết tác giả có biết không là nhiều người thường không nhận ra là Ý NGHĨA các TỪ BIẾN ĐỔI theo Thời Gian, Không Gian. Thí dụ cũng là chữ Miêu, chữ Mán, chữ Mường mà mỗi đời mỗi nơi gọi khác nhau. Cũng là dân Dao nơi Quảng Đông, Quảng Tây mà khi vào Bắc Kỳ thì lại kêu là Mán, Mường. Chữ Miêu hiện nay thường chỉ mấy dân thiểu số ở QuýChâu là từ đời Tống, nhưng trước kia đời Đường gọi là Mán, đời Tống là Miêu Man, thời nhà Chu gọi là Kinh Man cũng có khi gọi là Tráng Sa Man, Ngũ Khê Man, Ngũ Lĩnh Man , Nam Man…….
 C) LẠC VIỆT NẮM VAI TRÒ LÃNH ĐẠO VĂN HÓA BÁCH VIỆT
Vậy trong khi nghiên cứu, nên xác định nội dung mỗi danh từ theo thời đại và khu vực. Nhưng khi nhìn toàn diện theo kiểu HUYỀN SỬ thì Miêu là Man là Môn, là Thái, là Việt (Âu Việt, Miêu Việt, Lạc Việt), mà VIỆT NHO quen gọi là VIÊM VIỆT, để chỉ tất cả những Dân đã cư ngụ ở miền Nam nước Tàu, đúng hơn là 9/10 diện tích nước Tàu.(12)
Còn thêm một lý do nữa là ngay các Học Giả nổi tiếng cũng thường LẪN LỘN giữa các Danh Xưng để gọi các Chủng, các Chi…trong Liên Đoàn Bách Việt, nhất là giữa VIỆT và THÁI. Chẳng hạn, trong khi Andreas Lommel quan niệm là có 8 nền Văn Hóa căn bản tạo nên Trung Hoa, thì Joseph Needham lại rút xuống còn 6 mà thội.: một từ phương Bắc là người Tung Gu Xích. Thứ hai từ Tây Bắc gốc từ người Thổ. Thứ ba từ phương Tây đến mà ông gọi là Proto-Tibetan tức là Cổ Tạng.
Còn bốn, năm, sáu, J.Needham cho là từ phương Nam và Đông Nam Á. Nhưng khác với Lommel cho nền Văn Hóa này là có gốc THÁI, thì Needham khẳng định ba nếp sống này đem vào Trung Hoa từ thới Tiền Sử có thể mô tả bằng một chữ, chữ VIỆT. Tóm lại thay vì Proto-Thai, thì là PROTO-VIET. (13)
Học Giả W. Eberhard cũng nhiều lần nhận ràng VIỆT là yếu tố nổi nhất trong nhóm nói tiếng Nam Á , trong đó có cả Thái, Dao, Đán (cũng thuộc DAO).!(14) Có nhiều Tranh Cãi trong giới Học Giả về Vai Trò của hai Tộc VIỆT và THÁI trong Cộng Đồng của Liên Đoàn Bách Việt, nhưng riêng về phương diện VĂN HÓA thì hầu hết cho rằng VIỆT có vai trò NỔI BẬT Nhất. Ngay H. Wiens thường lầm lẫn, nên nhiều thứ đáng lẽ là của VIỆT thì ông lại quy cho THÁI. Tuy nhiên, đó chỉ là ở các lãnh vực khác mà thôi, chứ về phương diện VĂN HÓA, Wiens cũng đồng ý với Hầu Hết các Học Giả khác. Ông viết: “Đời xưa dân Việt nổi nhất về mặt Văn Hóa trong nhóm ngưới Nam Á” (= In the ancient times, the Yueh peoples were culturally the highest among the Austronesians”.(15)
Nhưng có lẽ Bằng Chứng Tối Hậu có tính QUYẾT ĐỊNH cho Cuộc Tranh Luận nêu trên , theo thiển ý, có lẽ nằm ở chỗ người ta gọi Liên Đoàn các dân Bản Thổ trước kia sinh sống ở vùng đất bao la ở Miền Nam nước Tàu là BÁCH VIỆT chứ KHÔNG phải “Bách Thái” !
IV) LUẬT QUAN TRỌNG ĐỂ GIẢI THÍCH HUYỀN SỬ
Do óc DUY SỬ (Historicism) bắt nguồn từ thời Thực Dân thuộc địa , cũng như vì KHÔNG Cập Nhật Hóa vốn Kiến Thức của mình với các khám phá Mới Mẻ trong các ngành Khảo Cổ, Ngôn Ngữ, Hải Dương, Địa Chất, Di Truyền hoc…….cũng như trong các khoa Tân Nhân Văn như Dân Tộc, Nhân Chủng, Uyên Tâm, Tâm Lý Miền Sâu, Huyền Thoại Học…… , tác giả bài viết mới có Cái Nhìn Phiếm Diện, MỘT CHIỀU về Quá Khứ của Dân Tộc VIỆT , cũng như giải thích một cách Lầm Lẫn, SAI LẠC về Huyền Thoại, Huyền Sử , nhất là Huyền Sử TIÊN RỒNG!
A) ĐẠI CƯƠNG
Thật vậy, HUYỀN SỬ có Luật riêng của nó và Luật này phải Quy Chiếu vào cái TOÀN THỂ, vào cái Môi Sinh Tinh Thần của những Huyền Thoại để tìm ra Ý NGHĨA, tức phải chú ý đến cả Vũ Trụ Quan lẫn Nhân Sinh Quan: các Ý Nghĩa gán cho Huyền Thoại KHÔNG được đi ra ngoài cái TOÀN BỘ nọ. Đó là những Tiêu Chuẩn mà giới Học Giả Quốc Tế ngày nay gọi chung tên là tính Mạch Lạc Nội Tại (Cohérence Interne) hay tính Kiên Định (Consistency). Để Cụ Thể hóa khuôn mặt của cái Toàn Thể đó, Việt Nho đưa ra 4 Tiêu Điểm là: TỪ, TƯỢNG, SỐ, CHẾ, tương đương với điều mà giới Học Giả Quốc Tế gọi là cái Khung Khoa Học ( Scientific Framework).
TỪ là Lời Nói , ở đây hiểu là các Huyền Thoại thuộc thời Sơ Nguyên, nhiều khi có cả Sáng Thế Ký (Cosmogony) như truyện Ông Bàn Cổ. Với Lạc Việt thì căn bổn hơn hết là 15 truyện trong KINH HÙNG trích từ “Lĩnh Nam Trích Quái” mà nét Đặc Trưng là tính chất NHÂN CHỦ, trong đó có Huyền Thoại TIÊN RỒNG.
TƯỢNG thì có những cặp đôi: uy nghi cũng có, mà cận nhân tình cũng có như : nước lửa, núi sông, ông Cồ bà Cộc, ông Đùng bà Đà…..những cặp đôi đó đã kết tinh trong cặp đôi TIÊN RỒNG với tính cách thi vị mênh mông, một cặp đôi đầy biến ảo và thấu nhập vào hết các ngõ ngách của cuộc sống: từ mỹ thuật đến thể chế, ngôn ngữ, thói tục….Cặp Tượng này sẽ kép nét lên mà ra bánh dầy, bánh chưng hay là tròn vuông tương hội. Những Tượng này đã được đúc kết lại trong TRỐNG ĐỒNG mà Ý Nghĩa sẽ được trình bày ở phần dưới đây.
SỐ: Về Số thì phải tìm trong Tượng, phổ biến hơn cả là số 2 với Vũ Trụ quan ĐỘNG: Âm Dương, TIÊN RỒNG, Núi Sông, Nước Lửa, Đất Trời, Đực Cái……
Số 3 chỉ con người NHÂN CHỦ tức không lệ thuộc vào bên nào; không duy Dương cũng không duy Âm, không duy Trời cũng như không duy Đất, nhưng đứng giữa kiêm cả Hai nên là BA
Số 5 là 2 và 3 cộng lại thành ra NGŨ HÀNH: Ý Nghĩa nằm trong bộ số 3 và 2. Số 3 chỉ con người đầy Tác Động tính nên gọi là một trong Tam Tài (“Tài” là “Tác”). Số 2 chỉ tính “Lưỡng Thê” tức có hai Đời Sống : một của thế giới Hiện Tượng, một của thế giới Siêu Linh.
Sau “Ngũ Hành” là mấy Số KÉP khác như số 9 là 3 “kép với” 3, số 18 là 9 “kép với” 9: 18 đời Hùng Vương , 18 ngàn năm của Bàn Cổ, 18 thước cao của con ngựa Thánh Dóng, 18 đôi chim ở vòng ngoài cùng của Trống Đồng…….(16)
( Đây lại thêm một Bằng Chứng nữa về sự LẦM LẪN Tai Hại của tác giả bài viết: Đáng lẽ khi thấy Số 18 lập đi lập lại rất nhiều lần trong những trường hợp khác nhau như vừa đề cập ở trên, thì phản ứng đầu tiên phải có đối với một người bình thường có chút phán đoán là xét ngay đến Ý NGHĨA tự thân của con Số 18. Thay vì làm thế, tác giả lại đi tìm xem thực sự có 18 đời Hùng Vương trải dài trên hơn 2000 năm hay không ???!!!)
Xin trở lại vấn đề. Các Số này được kết tinh vào Kinh Dịch mà khởi thủy là “Kinh Vô Tự” vì dùng toàn số 2,3,5,9 (nó chỉ trở nên ‘Kinh Hữu Tự” từ lúc Tàu hóa gọi là của Văn Vương và Khổng Tử ). Vậy là ta có thể coi Kinh Dịch như nơi kết tinh của SỐ. Mà Huyền Sử TIÊN RỒNG như chúng ta sẽ thấy ở phần sau, lại là CHÌA KHÓA đưa vào Kinh Dịch.
CHẾ là các Thể Chế, Tục Lệ mà nơi tập trung sống động nhất là cái Làng VIỆT. LÀNG là một cái nấc thang đi lên NƯỚC nên Tiền Nhân nối liền Làng vào Nước gọi là LÀNG-NƯỚC, cũng như đã nối liền Nhà với Nước gọi là NHÀ-NƯỚC. Mục đích của việc NỐI KẾT này là nếu thực sự là giòng giống LẠC HỒNG thì dẫu sau này có thành Quốc Gia, ra với Quốc Tế “gì gì đi nữa” thì cũng ĐỪNG bao giờ Quên cái GỐC GÁC của mình là cái LÀNG Nguyên Thủy. Vì với Thể Chế, Thói Tục….LÀNG VIỆT chính là Hiện Thân của cái “Bọc Trăm Trứng” của Mẹ ÂU CƠ qua việc thực hiện nội dung Triết Lý ẩn tàng ngay trong Huyền Sử TIÊN RỒNG.(17)
 B) HUYỀN SỬ “TIÊN RỒNG”
TIÊN RỒNG là Hai Vật Biểu của Việt Nam thăng hoa từ Hai Vật Tổ Chim Rắn. Đây là nét Đặc Trưng quan trọng nhất, dẫn đầu mọi nét đặc trưng sau này. Đây là con số HAI kỳ lạ: Hai mà Một, Một mà Hai. Phải SIÊU VIỆT mới nhìn ra chỗ đó không thì chỉ thấy có Một. Vì thế thường người ta chỉ có MỘT vật Biểu: gấu Nga, ó Mỹ, gà Pháp, voi Ấn, rồng Tàu…..vvv…..Riêng VIỆT có HAI mà lại ở Hai đầu Thái Cực: một CHIM bay tận Trời, một RỒNG lặn sâu dưới đáy Biển, thế mà vẫn ĐI ĐÔI.
Chữ ĐÔI này phải được nhấn mạnh vì như trên đã nói, đây không là nét nghệ thuật trang trí mà là sự Biểu Thị chiều sâu xa không đâu có được: đây là mối TƯƠNG QUAN Nền Tảng nối HAI bên Thái Cực lại MỘT, để làm nên cái Vũ Trụ quan Năng ĐỘNG đối chọi lại với Vũ Trụ quan TĨNH Im, đông đặc MỘT là MỘT ở các nền Văn Hóa khác như Tây Phương chẳng hạn.
Đó là một Trang HUYỀN SỬ Cao Cả mà lại Thật Tế, hơn nữa còn thắm thiết sâu xa: Tổ Mẫu ÂU CƠ (Âu là chim Hải Âu ở đây, chứ KHÔNG hẳn ám chỉ dân Âu Việt như tác giả luôn luôn bị ám ảnh) đẻ ra cái Bọc Trăm Trứng, rồi trứng nỏ ra ra trăm con. Và khi Bố Mẹ chia tay (để PHÂN CỰC chứ KHÔNG phải đi làm thủ tục “ly dị” như tác giả “nghĩ bậy”) thì 50 con theo Mẹ , 50 con theo Cha rất công bằng, không có thiên kiến Cha hơn Mẹ, trái lại MẸ nắm phần trội hơn, vì TIÊN trưóc RỒNG, , ÂM trước DƯƠNG, VỢ trước CHỒNG.
Lại còn vụ 50 con theo MẸ lên Núi lập ra nước VĂN LANG chứ không phải 50 con theo Cha. Tức là Nước được kiến tạo theo Tinh thần của MẸ (principle of kinship) nên trong Nước KHÔNG hề có Giai Cấp bên Chủ bên Nô, như hầu hết trên thế giới. Theo Tinh Thần GIA TỘC thì làm chi có Nô, chỉ có Bà, Con, Cô Bác, Anh, Chị, Mẹ, Cha. Thực tế là mọi người đều được hưởng BÌNH SẢN và TỰ DO.
Từ lối sống đầy Tình Nghĩa đó đã vươn lên quan niệm Vũ Trụ quan ĐỘNG, tức bao giờ cũng có HAI đầu Thái Cực, nhưng KHÔNG bị nhìn là hai Mâu Thuẫn như ở nơi khác (thí dụ Tây Phương). Trái lại ở đây, HAI Cực được nhìn như HAI mặt Bổ Túc để làm nên một Thực Thể , vì thế giữa HAI Cực, có một mối TƯƠNG QUAN Cơ Thể (organic) tức cả HAI cần cho Toàn Thể: bỏ một bên là chết liền!. Nhưng đây là mối Liên Hệ nằm ngầm phải có mắt Hiền Triết mới nhận ra và tả lại bằngThoại Ngôn rằng “Âu Cơ Tổ Mẫu gặp Lạc Long Quân trên CÁNH ĐỒNG TƯƠNG”.
Nhờ Văn Hóa TIÊN RỒNG giữ được chữ TƯƠNG Nền Tảng nọ nên xem Vạn vật đều là ngành ngọn ngoại vi làm nên Một THỂ gọi là “thiên địa vạn vật nhất thể”. Nhưng NHẤT đây KHÔNG là cái Nhất Một chiều, nhưng là Nhất Nguyên LƯỠNG CỰC và tự HAI Cực , có sự Đong Đưa bất tận làm nên Vũ Trụ năng động giữa hai bộ Âm-Dương Nhị Khí, được ví với sông TƯƠNG luôn chảy qua Cánh Đồng TƯƠNG chở đầy Tình Người Tình Nước: “Sông TƯƠNG nước chảy HAI Chiều”
Chữ TƯƠNG cũng được diễn tả lu bù bằng những hình Tác Động GIAO CHỈ Cơ bản hơn hết như:
_ Nữ Oa Phục Hy ‘Giao  Chỉ’  bằng Đuôi
_ Hai Rồng ‘Giao Chỉ’  bằng Tay và Chân
_ Chim Hồng ‘Giao Chỉ với Lạc Long quân bằng Miệng (hình “Thuyền Tình Bể Ái” trên Trống Đồng)…..
Tất cả các Tiêu Biểu trên đều nhờ cái Bọc ÂU CƠ Quốc Mẫu đã thăng hoa tới đợt cuối cùng thành ra Quả Trứng Vũ Trụ cũng vẫn giữ được con sông TƯƠNG chảy ngòng ngoèo chữ S làm nên một Biểu thị Vũ Trụ quan cực đẹp, cực sâu xa và đầy đủ không thể có được cái thứ hai như vậy…..
Nhờ Chân Lý nền tảng trên đây mà người VIỆT không lúc nào li lìa 2 Vật Biểu đã biến thành TỔ MẪU TỔ PHỤ. Họ khai quốc xưng mình là HỒNG BÀNG. ‘Hồng’ là Chim Thiên Nga đại diện cho sự Trong Trắng Tinh Tuyền là cái làm cho nên Đẹp cái ĐẸP Tinh Trong Siêu Thoát. ‘Bàng’  là Rồng chỉ những Chân Lý thâm sâu như Đáy Bể., phát xuất từ cõi Tiềm Thức U Linh (17).
V) HUYỀN SỬ TIÊN RỒNG : CHÌA KHÓA DẪN VÀO KINH DỊCH
Cái NÉT GẤP ĐÔI đó mà Heidegger nói là Tây Phương đã đánh mất từ rất lâu , lại hiện diện không những trong Huyền Sử TIÊN RỒNG dưới hình thức Tiên-Rồng như vừa đề cập ở trên, mà còn trong KINH DỊCH dưới dạng thái Âm-Dương…..Ngoài ra, “Dịch quần kinh chi thủ” : Kinh Dịch đứng đầu các Kinh của Nho Giáo nên giữ địa vị quan trọng nhất. Vậy nên, tìm về NGUỒN GÓC của Kinh Dịch có lẽ cũng là tìm về Nguồn Gốc của Nho Giáo vậy. Mà muốn xác định Nguồn Gốc của Kinh Dịch thì có lẽ ta phải tìm về Nguồn Gốc của TiênThiên Bát Qúai là Sơ Đồ Nền Tảng của Dịch Kinh vì Tiên Thiên Bát Quái nằm ở đợt Tiên Thiên tức ở đợt TƯỢNG hay đợt Tiềm Thể U Linh của vũ trụ vạn vật con người.
Có người so sánh Tiên Thiên Bát Quái của Kinh Dịch với “Big Bang” trong Khoa Học Vật Lý liên quan đến sự xuất hiện và hình thành của Vũ Trụ Vạn Vật. Theo ý kiến của nhiều Khoa Học gia danh tiếng, có lẽ trước khi xảy ra “Big Bang” CHỈ có môt khối NĂNG LƯỢNG (Energy) Đông Đặc. Khoa Học ngày nay hình như vẫn chưa hiểu lý do tại sao có “Big-Bang” mà hệ quả là CHỈ sau “Big-Bang” mới xuất hiện VẬT CHẤT biến thái từ khối Năng Lượng nguyên thủy.
Ngoài ra, có nhiều điều trong Tiên Thiên Bát Quái có vẻ TƯƠNG TỰ với các Hiện Tượng đi kèm với “Big_Bang”. Chẳng hạn, Kinh Dịch lấy quẻ THUẦN KIỀN làm Đầu Mối có vẻ tương tự với sự hiện diện của khối NĂNG LƯỢNG Đông Đặc mà Không có Vật Chất đi kèm TRƯỚC khi xảy ra “Big-Bang”, nếu đúng theo tinh thần Kinh Dịch, NĂNG LƯỢNG được biểu hiệu bằng ‘Kiền’ bằng ‘Dương’ (còn VẬT CHẤT thì được biểu hiệu bằng ‘Khôn’, bằng ‘Âm’ xuất hiện SAU Big-Bang hay sau khi ‘Thái Cực sinh Lưỡng Nghi”)
Phải chăng vì vậy mà Huyền Sử TIÊN RỒNG “nói bóng” là hai Ông Bà Lạc Long Quân và Âu Cơ chỉ sinh ra CON TRAI mà thôi ?!. Tóm lại có những điểm TƯƠNG ĐỒNG nào chăng giữa 3 lãnh vực nêu trên:
_ Sự hiện diện của NĂNG LỰC thuần túy Không có Vật Chất TRƯỚC “Big-Bang”
_ Chu Dịch lấy quẻ THUẦN KIỀN làm Đầu Mối cho các Quẻ khác
_  Trong Huyền Sử TIÊN RỒNG khi nói Tổ Mẫu, Tổ Phụ chỉ sinh ra Con TRAI phải chăng là một hình thức NÓI BÓNG được dùng để ám chỉ những Chân Lý Cao Siêu Hơn được tìm thấy trong KINH DỊCH hoặc liên quan đến hiện tượng BIG-BANG ?
Ngoài ra, Huyền Sử TIÊN RỒNG, như đã nói ở trên, có đề cập đến vụ “50 con theo Mẹ lên núi…..”. Cố Triết Gia Kim Định có viết về vấn đề này như sau: “Lại còn vụ 50 con theo mẹ lên núi lập ra nườc Văn Lang chứ không phải 50 theo cha, tức là nước được kiến tạo theo tinh thần của Mẹ (principle of kingship) nên trong nước không hề có giai cấp bên chủ bên nô, như hầu hết trên thế giới).
Mặtt khác, THÁI CỰC thường được biểu thị bằng quẻ KIỀN nhưng phải hiểu một cách mặc nhiên là có thấp thoáng quẻ KHÔN ở đằng sau (xuất hiện SAU Big-Bang hay sau khi “Thái Cực sinh Lưỡng Nghi”), [tương tự trường hợp Vật Chất (matter) với “Phi Vật Chất” (anti-matter), hoặc Vũ Trụ “Thực” với Vũ Trụ “Ảo” vậy!] .
_ “Âu Cơ đem 50 con hay một nửa lên núi” trong Huyền Sử tương đương trong Kinh Dịch với nguyên tắc “Âm Sinh Dương” tức Khôn ÂM sinh 3 quẻ DƯƠNG là Cấn-Khảm-Chấn hay một nửa Con TRAI theo MẸ “lên núi”(tức quẻ KHÔN trong Kinh Dịch hay Mẹ ÂU CƠ trong Huyền Sử)
Ngược lại, vì nguyên tắc “Dương Sinh Âm”, nên quẻ Kiền DƯƠNG sinh ra Đoài-Ly-Tốn là ÂM. Sở dĩ xem quẻ Đoài-Ly-Tốn là Âm vì theo nguyên tắc “chúng dĩ quả vi chủ” nghĩa là hễ trong một quẻ có 3 hào, quẻ nào nhiều DƯƠNG thì phải lấy hào ÂM làm Chủ. Mà Đoài-Ly-Tốn gồm mỗi quẻ “2 hào Dương 1 hào Âm” nên phải lấy ÂM làm Chủ do đó còn gọi là Con GÁI sinh từ CHA là quẻ KIỀN theo nguyên tắc “Dương Sinh âm”.
Cũng xin nhắc lại ở đây là nét Đặc Trưng của Huyền Thoại, Huyền Sử là Không Nói Thẳng mà NÓI GIÁN TIẾP, nên khi huyền sử Tiên Rồng nói Chỉ “sinh con TRAI”  thì ĐỪNG hiểu theo nghĩa ĐEN mà tưởng thật mà phải hiểu theo nghĩa BÓNG với ý nghĩa rằng TRƯỚC Big-Bang, vũ trụ CHỈ gồm có NĂNG LƯỢNG Thuần Túy (DƯƠNG “Con Trai”), Chưa có Vật Chất (ÂM, “Con Gái”) tương đương tình trạng của Dịch Lý trước khi “Thái Cực sinh Lưỡng Nghi” .
Tác giả bài viết vì LẪN LỘN Huyền Thoại với Sử Ký nên “hiểu theo Nghĩa ĐEN”do đó HIỂU SAI Huyền Thoại, vì vậy mới có câu tuyên bố  với lối lập luận và căn bản hiểu biết rất SAI LẠC rằng ” không có cách gì Hùng Vương đã trở thành thủy tổ của dòng giống Lạc Hồng hết” .Ngược lại, nếu hiểu Huyền Sử, Huyền Thoại một cách ĐÚNG ĐẮN thì Vua HÙNG hay HÙNG Vương chính là QUỐC TỔ của chúng ta có Gốc Gác VIỆT Tộc một trăm phần trăm!
Ngoài ra, đó chỉ là phần đầu ĐI RA của “Big Bang”, của cõi Hiện Tượng, nhưng Kinh Dịch lại nhấn mạnh đến luật PHẢN-PHỤC hay hành trình ĐI VỀ vì con người tiểu ngã thường hay quên “Đi về”! Mà “Đi Về” hay luật Phản Phục của Dịch Lý có lẽ bắt nguồn từ đoạn văn sau đây của Huyền sử TIÊN RỒNG   “khi có chuyện phải hẹn gặp nhau ở CÁNH ĐỒNG TƯƠNG”!
Đến đây, chúng ta phải hết sức THÁN PHỤC trước sự Hiểu Biết Cao Thâm của Tiền Nhân ta khi chứng kiến sự TƯƠNG ĐỒNG đã đạt đến trình độ có thể gọi là “Xuất Quỷ Nhập Thần” giữa những Khám Phá Mới Mẻ Nhất của cả KHOA HỌC Tân Tiến lẫn KINH DỊCH với Nội Dung Minh Triết của Huyền Sử TIÊN RỒNG quả xứng đáng là CHÌA KHÓA đưa vào Thế Giới DỊCH LÝ cũng như nền Văn Hóa VIỄN ĐÔNG vậy!
VI) HUYỀN SỬ “TIÊN RỒNG”, TRỐNG ĐỒNG VÀ UY QUYỀN “QUÂN TRƯỞNG” CỦA VUA VIỆT ĐỐI VỚI VUA NƯỚC KHÁC
A) HUYỀN SỬ “TIÊN RỒNG” VỚI TRỐNG ĐỒNG
Huyền Sử TIÊN RỒNG ngoài Lời nằm trong chính Huyền Thoại còn có TƯỢNG với nhiều Cặp Đôi được kết tinh trong cặp đôi Tiên Rồng. Những Tượng này cũng đã được đúc kết lại trong TRỐNG ĐỒNG nơi các Cặp Đôi được biểu lộ cách huy hoàng như Chim với Nai, con Dài con Vắn, con đi Lẻ con đi “cặp Hai”, con Đực con Cái…MẶT Trống chia ra hai mảnh, rồi mỗi bên là Lẻ Chẳn (nóc nhà một Chim, bên kia hai Chim) vòng sát ngoài có 3 đôi Chim bên kia, 4 đôi bên này. Đó là cặp số 2-3 kép lên thành 3-4 , 3 tròn 4 vuông, số của Bánh Trời Bánh Đất.
Bây giờ nhìn xuống TANG Trống, ta thấy chữ Tiên Rồng nổi bật cách huy hoàng. Trên Mặt Trồng mới thấy TIÊN, ở Tang Trống thấy thêm cả RỒNG. Rồng được nhập thế ngay vào THUYỀN: Thuyền không còn là thuyền mà đã là vật sống động có mắt, có chân thay chèo, rồi uốn mình cong lên và thú vị hơn cả là có miệng, miệng lại mở to ra để GIAO CHỈ với Tiên trong hình dáng CHIM đang lao vào miệng RỒNG…..
Như vậy CHIM không phải “đẩy Thuyền” mà là Đẩy RỒNG, đẩy Long Quân vào việc sinh ra “Con Rồng Cháu Tiên”……Không còn gì cụ thể hơn , thân cận hơn bằng biến ngay Thuyền thành Rồng: Thuyền ỏ dưới Nước nên cũng diễn tả được câu “Long Quân quen ở thủy phủ”. CHIM lao vào miệng RỒNG còn nói lên cả thói tục đời xưa là Âm trước Dương, Vợ trước Chồng, Gái “Ve” Trai, Tiên Dung quyết định hôn nhân trên tay Chử Đồng Tử.
Tóm lại, Tang Trống với Mặt Trống làm nên chữ ĐINH có hai nét T ngang dọc ((Đất Trời giao thoa) sống động nhất dưới dạng thức “Long Phụ Tiên Mẫu” lưu lại cho con dân Nước VIỆT một phù hiệu huy hoàng không đâu khác có nữa. Nét Ngang Dọc này liên hệ với nhà Chữ ĐINH mà Nữ Thần MỘC dạy cho VIỆT Tộc
Như vậy, TRỐNG ĐỒNG phải được coi là cái TƯƠNG Chói Chang của Huyền Sử Nước VIỆT. (19)
 B) UY QUYỀN “QUÂN TRƯỞNG” CỦA VUA VIỆT ĐỐI VỚI VUA NƯỚC KHÁC
Phần trình bày ở trên cho chúng ta thấy mối LIÊN HỆ thật mật thiết thâm sâu giữa TRỐNG ĐỐNG và Nội Dung của Huyền Sử TIÊN RỒNG. Ngoài ra theo Học Giả La Hương Lâm “Đặc biệt nổi nhất của Văn Hóa các Tộc VÌỆT Cổ là nghề Đúc Trống Đồng của họ dùng cho mục đích LỄ NGHI. Lạc Việt một nhánh của Tộc Việt đã thuần thục nghề này đến mức Trống Đống có khi được coi như Trống Đồng LẠC VIỆT”.
Trong Trống Đồng Đông Sơn, Trống Ngọc  Lữ là cái TIÊU BIỂU nhất, bởi nó cùng với Hoàng Hạ và Sông Đà là ba cái thuộc nhóm Trống Đồng sớm nhất cùng tìm thấy trên đất Việt Nam ở vùng châu thổ sông Hồng. Ngày nay không còn ai tranh cãi về Chủ Quyền Trống Đồng loại này……
Ngoài ra, Trống Đồng không phải chỉ là một dụng cụ ÂM NHẠC mà còn là một dụng cụ để ĐIỀU BINH Khiển Tướng trong lúc lâm trận, để ra Hiệu Lệnh cho Thời Bình, để THỜ ở Đền Đài làm Vật Thiêng, làm chứng cho lời thề của quần thần trung thành với Vua, với Nước vào đầu năm, có thể còn có vai trò một QUYỀN TRƯỢNG hay một Vương Niệm cho Triều Đình PHONG CHÂU ban cho các Triều Đình khác trong vùng Đông Nam Á…..
Vì Phong Châu, Kinh Đô Lạc Việt , vẫn là nơi Phát Xuất, là ĐẤT TỔ, là cái NÔI của tất cả các Tộc VIỆT trong Đại Tộc Bách Việt, cho dù thời đại Cực Thịnh của Nòi Việt ở Trung Nguyên, nhiều Tinh Hoa Việt đã đi lên phương Bắc để lập ra các nước gốc Việt hùng cứ một thời như Sở, Ngô, Ba Thục , Đông Việt, Mân Việt, Nam Chiếu….. nhưng phần GỐC, Cốt Lõi Tinh Hoa vẫn ở lại nơi Châu Thổ Sông HỒNG có Kinh Đô PHONG CHÂU Cổ Kính.
Thật vậy, theo Học Giả Loofs –Wissowa “ TRỐNG ĐỐNG được coi như là Vật Tượng Trưng cho Quyền Lực HỢP PHÁP. Loofs.-Wissowa cho rằng có Quyền Uy TÔN GIÁO đã tồn tại nơi nào đó ở phía Bắc bán đảo Đông Dương, mà hợp lý nhất là ở BẮC  VN. Quyền Uy Tôn Giáo đó không nhất thiết có Quyền Lực Chính Trị. Ông cho rằng Quyền Uy đó gần giống Giáo Hoàng ở phương Tây. Theo ông, có thể tưởng tượng rằng đã có những Sứ Bộ, Phái Đoàn do các Tù Trưởng Bộ Lạc ở nhiều vùng Đông Nam Á gửi đến miền BẮC VN để Được Ban những chiếc Trống Đồng, mà với chúng họ có thể Làm Vua HỢP PHÁP”(20).
KẾT LUẬN
Để kết luận, chúng tôi xin được đưa ra sau đây một vài Nhận Xét :
Thứ nhất, Bách Việt và nhất là LẠC VIỆT có lẽ là Chủng Duy Nhất mà Văn Hóa đã VƯỢT QUA giai đoạn Thần Thoại nơi đây Thần  Linh làm Chủ để tiến lên trình độ NHÂN THOẠI nơi đây Con Người làm Chủ. Mà tinh thần của Nhân Thoại là NHÂN CHỦ Tính là Đỉnh Cao nhất trong lãnh vực Văn Hóa Triết Học mà ngay những nước Tân Tiến nhất ngày nay cũng chưa nước nào đạt được! Mà Lạ Lùng thay là Nhân Chủ Tính chính là Nội Dung không phải của một , hai truyện lẻ tẻ, mà của cả 15 Truyện trong KINH HÙNG, nhất là Huyền Sử TIÊN RỒNG đã được thành hình từ thời Khuyết Sử của dân tộc Lạc Việt!
Phần trình bày ở trên còn cho chúng ta thấy tính chất SIÊU VIỆT của Huyền Sử Tiên Rồng với khả năng DỰ BÁO đối với các Khám Phá Mới Mẻ nhất của Khoa Học ngày nay, đồng thời cũng là CHÌA KHÓA đưa vào cuốn Kinh Nền Tảng Nhất của Văn Hóa Viễn Đông là KINH DỊCH. Điểm ĐỘC ĐÁO nhất về phương diện này của Huyền Sử Tiên Rông có lẽ nằm ở việc Gỉai Thích Thỏa Đáng, mặc dầu một cách Vắn Tắt bằng Biểu Tượng , Tình Trạng Tiền và Hậu “BIG-BANG” , cũng như Nguồn Gốc của Tiên Thiên Bát Qúai của Kinh Dịch đã làm “nhức đầu ” biết bao nhà Nghiên Cứu Dịch Lý!
Tuy nhiên, những điều vừa nêu ở trên sẽ trở nên DỄ HIỂU nếu chúng ta biết rằng các khám phá mới mẻ nhất của các khoa Khảo Cổ, Ngôn Ngữ, Hải Dương, Địa Chất, Nhân Chủng, Di Truyền học……đã chứng minh là các dân Lạc Vìệt, Bách Việt đã từ đồng bằng Sundaland, đồng bằng Sông Hồng cổ phân tán đi khắp nơi, nhất là đi LÊN PHÍA BẮC từ mấy chục ngàn năm cách ngày nay. Chẳng hạn, trong ngành Khảo Cổ, Ts W. Solheim II chủ trương rằng không những Nam Trung Hoa mà cả Ngưỡng Thiều cũng là hậu thân của Văn Hóa Hòa Bình. Riêng Học Giả J. Needham cho rằng người Hoà Bình đã du nhập vào Trung Hoa 25 nét Đặc Trưng Văn Hóa của mình trong đó có: Tục Đua Thuyền, Huyền Thoại Con Rồng, Văn Minh Trống Đồng…..
Thì đâu có gì lạ khi có ngưới chứng minh rằng LAC VIỆT là “Chủ Nhân Ông” của Kinh Dịch, ít nhất ở đợt Tượng Số mà Nguồn Gốc có thể được tìm ra với sự “giải mã” nội dung của Huyền Sử Tiên Rồng! Dẫu người Tàu có cố ý ĐÁNH TRÁO như vụ Hiên Viên (-2695 tức là còn sau cả Họ Hồng Bàng -2879) được “công kênh” lên vai “Hoàng Đế” đưa vào để thế chỗ Bà Nữ Oa trong danh sách Tam Hoàng , thì theo dòng thời gian, với các khám phá Khoa Học càng ngày càng nhiều thì Sự  Thật sẽ hoàn lại SỰ THẬT!
Ngoài ra, như phần trên cho thấy, một mặt nội dung của Huyền Sử Tiên Rồng được phản ảnh cách trung thực trên Trống Đồng, mặt khác LẠC VIỆT  được giới Học Giả Quốc Tế công nhận về vai trò Lãnh Đạo VĂN HÓA đối với toàn thể Bách Việt, thì cũng lại là điều DỄ HIẺU khi Học Giả Loofs-Wissowa gán cho Trống Đồng đặc tính Uy Quyển kiểu “QUÂN TRƯỞNG” có tính chất vừa Văn Hóa, vừa Tôn Gíao, vừa Nghi Lễ, vừa Pháp Lý của Vua VIỆT đối với các Vua khác trong Bách Việt.
Điều trên cũng giúp giải thích truyện “Âu Cơ-Lạc Long Quân” với nội dung kiểu Mường. Thật vậy, tác giả bài viết không làm sao giải thích nổi lý do về vụ 50 con của Âu Cơ (mà tác giả giả định là gốc MƯỜNG nên nghĩ là phải ở trên Núi) lại bận Áo ĐEN. Tác giả lại càng không hiểu tại sao 50 con của Lạc Long Quân ( mà tác giả giả định là gốc VIỆT phải ở Biển) lại bận Áo VÀNG.
Vì không giải thích nổi nên tác giả “nói trớ” là Huyển Thoại “Âu Cơ-Lạc Long Quân” vì ra đời trước khi gặp người Tàu nên KHÔNG theo NGŨ HÀNH về mặt MÀU SẮC. Thật ra, vì Kinh Dịch lẫn Ngũ Hành (phát xuất từ phía Đông Nam) đều là CỦA BÁCH VIỆT, do đó, theo thiển ý PHẢI ÁP DỤNG NGŨ HÀNH vào trường hợp này.
Dưới ánh sánh của các Dữ Kiện vừa nêu ở trên, chúng ta có thể giải thích như sau: Như đã nói ở trên, vì tác giả theo phương pháp SỬ KÝ cứng ngắt nên CHỈ dừng lại ở giai đoạn CHÓT của cuộc Nam Tiến. Do đó tác giả lập luận rằng ngưòi MƯỜNG thì phải ở NÚI như tình trạng hiện nay..Do đó, tác giả không làm sao giải thích được vụ người MƯỜNG ( theo Mẹ Âu Cơ) bận Áo ĐEN. Lý do là theo Ngũ Hành, màu ĐEN dùng để chỉ hành THỦY mà biểu tương là NƯỚC. Tác giả không nghĩ ra là trên con đường Nam Tiến, có giai đoạn người Mường cũng như người Thái sinh sống ở Đồng Bằng làm “Ruộng NƯỚC” nên bận Áo ĐEN là đúng rồi! Và có nhiều cơ may là Huyền Thoại “Âu Cơ-Lạc Long Quân” kiểu THÁI-MƯỜNG bắt đầu từ thuở đó.!
Câu hỏi kế tiếp là tại sao 50 con của Lạc Long Quân (mà tác giả giả định là gốc VIỆT phải ở Biển) lại bận Áo VÀNG. Tác giả lại càng “Bí”!
Nhưng nếu căn cứ trên Uy Quyền QUÂN TRƯỞNG của Vua VIỆT đối với Vua của các xứ khác đã đề cập ở phần trên (nhất là đối với “Vua” hay Tù Trưởng MƯỜNG thì Uy Quyền Quân Trưởng của Vua VIỆT lại càng tăng thêm, cùng với sự Nể Phục), thì lại cũng là điều DỄ HIỂU nữa khi người MƯỜNG để cho 50 con theo Lạc Long Quân mặc Áo VÀNG là Màu Áo dành cho VUA với màu VÀNG cũng là Biểu Tượng của Hành THỔ trong khung Ngũ Hành. !
Về nội dung và CÁCH HIỂU Huyền thoại, Huyền Sử thì còn tùy TRÌNH ĐỘ của người “đọc” hay nghe kể. Ở phần trên, khi đề cập đến Huyền Thoại ĐẾ MINH, chúng tôi có đưa ra 4 Cách Thức: cách thức của người BÌNH DÂN cũng như cách thức của các nhà ĐẠI TRÍ THỨC như C. Jung, M. Granet, C. Lévi-Strauss…
Đối với Huyền Thoại TIÊN RỒNG cũng vậy, chúng tôi đã trình bày ở phần trên Nội Dung rất thâm sâu với các đặc tính rất CAO CẤP, SIÊU KHOA HỌC, NHÂN CHỦ, DỰ BÁO ….. của Huyền Thoại Tiên Rồng kiểu VIỆT. hoàn toàn TRÁI NGƯỢC với tính chất BÌNH DÂN của huyền thoại “Âu Cơ-Lạc Long Quân” kiểu MƯỜNG mà chúng tôi xin mời Quý Độc Giả cùng “thưởng thức” dưới đây:
“Ngày xửa ngày xưa, có một nàng công chúa xứ Mường tên Ngu Kơ mang tiền kiếp một con nai có đốm ngôi sao (cerf étoilé), cưới một ông hoàng tử con byua Yịt tên Lương Wong, gốc vốn loài cá. Ít lâu sau, Ngu Kơ sinh được 50 con gái và 50 con trai. Nhung rồi cơm không lành canh chẳng ngọt. Từ ở chỗ con cái không đủ đồ ăn thức uống, Ngu Kơ và Lương Wong ưa cãi vã với nhau. Cuối cùng, Ngu Kơ và Lương Wong đành phải chia tay, đôi ngã đôi ta. Ngu Kơ dẫn 50 người con lên miền rừng núi, và Lương Wong dẫn 50 người con kia xuôi về miền sông biển. Ngu Kơ và đám con tạo nên những dòng vua chúa mặc áo màu đen, và Lương Wong, các gia đình vua mặc áo vàng.Dân Mường thờ kính bà Ngu Kơ như mẫu tổ và thường làm cờ có hình con nai đốm sao, như môt vật tổ để tưỏng nhớ đến bà.” (21)
Có lẽ Quý Độc đã thấy sự KHÁC BIỆT “một trời một vực” về Nội Dung giữa hai loại Huyền Thoại một kiểuVIỆT và một kiểu MƯỜNG liên quan đến “Âu Cơ- Lạc Long Quân”!
Một chi tiết chót về hai khái niệm “Quantum Jump” và “Fast Forward” mà tác giả bài viết có vẻ muốn đưa vào để “hù thiên hạ” chăng? Tác giả viết:
“Theo thiển ý một hệ luận hết sức quan trọng đã bắt nguồn từ chỗ không để ý đến vấn đề Quantum Jump và Fast Forward trong truyền tích Âu Cơ. Đó là các sử gia từ đời này sang đời nọ đều quên đối chiếu cổ sử với biến động lịch sử chung quanh. Bởi ở chỗ truyền tích đã bị FAST FORWARD không có báo động, người khảo cứu khi chăm chú vào những huyền thoại di cư xảy ra vào thời Đế Minh, Lạc Long Quân, rồi Hùng Wang thường lầm tưởng mấy ông tổ này đi đến xứ của người nước Nam trong khoảng 2880-2780 TCN mà thôi” (22).
Thiết nghĩ sở dĩ tác giả thấy có vấn đề là vì một lần nữa, tác giả lại HIỂU SAI Huyền Thoại! Vì tác giả quan niệm Huyền Thoại như SỬ KÝ mà đã là Sử Ký thì phải LỆ THUỘC vào THỜI GIAN và KHÔNG GIAN cũng như những Định Luật VẬT LÝ. Thì làm sao mà “Quantum Jump” hay “ Fast Forward” được!
Nhưng Rất Tiếc là tác giả đã HIỂU SAI rồi! Thật vậy, Huyền Thoại vì KHÁC với Sử Ký nên KHÔNG bị sự Chi Phối của Thời Gian lẫn Không Gian cũng như các Định Luật Vật Lý. Nói cách khác, các Ý NGHĨA, Gía Trị của Huyền Thoại có tính chất VƯỢT Thới Gian, VƯỢT Không Gian nên tha hồ mà Quantum Jump và Fast Forward!
ĐÂU CÓ SAO!!!
1) Thứ nhất, tất cả Vấn Đề của tác giả bài viết là KHÔNG NẮM VỮNG lãnh vực Huyền Thoại học mà lại LẠM BÀN về Huyền Thoại TIÊN RỐNG, do đó đưa tới chỗ tác giả Hiểu và Gỉai Thích một cách SAI LẠC đề tài nêu trên. Lại sử dụng những Phương Pháp Viết Lách KHÔNG ĐƯỢC TRONG SÁNG lắm như :
– Đưa ra bàn những Vấn Đề có tính cách GIẢ TẠO
– DỰNG ĐỨNG Câu Chuyện
– NGỤY BIỆN……vvv…….
Mục Tiêu của tất cả việc làm của tác giả có phải là Nhằm XUYÊN TẠC., Làm MẤT Uy Tín của Quốc Tổ HÙNG VƯƠNG cũng với Tổ Mẫu ÂU CƠ và Tổ Phụ LẠC LONG QUÂN chăng? đồng thời HẠ GIÁ Nội Dung của Huyền Sử TIÊN RỒNG chiếm một Địa Vị thật ĐẶC BIỆT trong lòng Văn Hóa và Dân Tôc VIỆT.
Chúng ta những người VIỆT Chân Chính có QUYỀN Đặt Vấn Đề nêu trên với tác giả bài viết, cũng như có QUYỀN nghi ngờ về những ĐỘNG LỰC, Ý ĐỒ… “ẩn nấp” đàng sau những việc làm của chính tác giả bài viết
Lê Việt Thường
CHÚ THÍCH
(1)NguyênNguyên,”Quốc Tổ Hai Dòng Máu http://honque.com/HQ040/bKhao_nNguyen01.htm
(2) Idem
(3) Idem
(4) Kim Định, “Hùng Việt Sử Ca” Thằng Mõ San José, 1984
(5) Idem
(6) Lê Việt Thường,http://www.minhtrietviet.net/Thái Độ Nghiêm Túc Khi Sử Dụng Dữ Kiện Hay Lý Thuyết Khoa Học
(7) Đông Lan, “Yêu Mến An Vi”, Văn HiếnUSA ,2004 tr. 35
(8) Cung Đình Thanh , “Nhân Việc Đi Tìm Tác Quyền…Môt Bài Văn”.Tư Tưởng,số 30 & 31, Th. 06/2005
(9) Kim Định, “Triết Lý Cái Đình”, Nguồn Sáng, SG, VN, 1971
(10) Oppenheimer Stephen, Eden in the East: The Drowned Continent of Southeast-Asia”, PhoenixLondonUK,1998
(11) Kim Định, “Triết Lý Cái Đình”, Idem
(12)Idem
(13) Cung Đình Thanh,” Tìm Về Nguồn Gốc Văn Minh Việt Nam”, Sydney, 2003
(14) Eberhard Eberhard Wolfram, A History of ChinaBerkeleyUniversity of California PressUSA, 1977.
(15) Kim Định, Idem
(16) Kim Định, “Hùng Việt Sử ca” Idem
(17) Kim Định, “Gốc Rễ Triết Việt”, An Việt Houston, tr.20-26
(18) Nguyễn Duy Cần, “Dịch Học Tinh Hoa”, Đại Nam tr.9
(19) Kim Định, “Sứ Điệp Trống Đồng”, An Việt San Jose, 1999, tr.61-63
(20) Cung Đình Thanh, “Nhân Việc Đi Tìm Tác Quyền Của Một Bài Văn” Idem
(21) Nguyên Nguyên, Idem
(22) Idem


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét