Người theo dõi

Thứ Tư, 24 tháng 5, 2017

Ôi trời ca với dao

Ôi trời ca với dao



Lang thang trên mạng tui gặp mấy trăm câu ca dao… cạo. Tôi gọi thế vì sau khi đọc xong thì tôi tá hỏa. Gần 40 trang A5 với những câu ca dao tân biên mà tôi tin rằng nó không xuất phát từ những cảm xúc chân thật của người nông dân mà là những sáng tác mang đậm tính văn học “xu thời” nhằm mục đích tuyên truyền cho cuộc chiến tranh xâm lược miền Nam và ngợi ca lãnh tụ, có thể những tác giả của những câu ca dao ấy sẵn sàng nhận một vài cân gạo hay một manh tem phiếu ưu đãi nào đó, ngoài chế độ, rồi vui vẻ quên đi tác quyền (bởi vì nhớ làm gì cho thêm nhục). Hầu hết các bài ca dao ấy nhắm vào các lão ông, lão bà các cô thiếu nữ để kêu gọi họ trần lưng ra hứng bom hứng đạn, hứng cả những nhọc nhằn gian lao để thanh niên rãnh tay đi bắn giết và đem thân đi nướng. Và cũng không quên xúi con nít “bốc cức gà”

Hoặc là ca ngợi những hiện tượng bố láo; bắn máy bay bằng súng trường,  ngợi ca lãnh tụ hay ca ngợi những hành vi giết người
Mới hít hơi bác mà cây cối đã như thế rồi
Phải nói là hiệu ứng của thơ bác như thuốc tăng lực

Tưởng như đi dưới ân tình Bác che.
Màu xanh thăm thẳm đường quê,
Lòng con nhớ Bác tết về trồng cây.
Con đi, bóng mát che đầy,
Đếm sao hết được rừng cây Bác Hồ.
Đúng là cái gì của bác cũng… phê như phê thuốc Lào ấy. Chết con ơi. Mấy trăm cái nghĩa trang liệt sĩ đầy nhóc và còn 300.000 bộ hài cốt bị dấp dúi ở một hóc bà tó nào đó tìm hoài không ra. Thật tội nghiệp cho những vong linh của những con ngưới “sống mãi với tuổi xuân”
Để hôm nay sau hơn 40 năm, những người may mắn còn sống sót, đỏ ngực “huân chương Chém Vè”, đỏ vách những tấm bằng liệt sĩ với hàng chữ “Tổ Quốc Ghi Công” mà không hề thấy “Tổ Quốc Trả Công”. Họ chợt nhận những lới bác khuyên đã để lại cho họ những ước mơ không thể trở thành hiện thực, đã thế mà càng ngày càng thêm tệ hại. Những người còn chút lương tri thì ngậm ngùi giữa khói hương mù mịt những nghĩa trang mênh mông nhớ về những người đã khuất

Những tác giả của những câu ca dao ấy sử dụng ngôn ngữ ca dao bằng một bút pháp chỉnh chu không thua gì Tố Hữu, Xuân Diệu (có thể họ cũng là hội viên hội văn học không chừng)

Chúng ta thử so sánh với những câu ca dao sau đây với những câu đã đọc bên trên về mặt cú pháp, tu từ là có thể nhận ra tác giả là ai? Người dân họ nói lên một câu có vần có điệu với cách trình bày sự việc bằng một thứ ngôn ngữ không lựa chọn mà vẫn cứ diễn ra một cách trơn tuột chẳng cần phải e dè và càng không cần phép tắc hay bất cứ một đắn đo nào về khái niệm lễ phép hay lịch sự, do vậy mà nó trở thành ca dao:
Ngày xưa đại tướng cầm quân
Hôm nay thất thế cầm quần chị em
Sau năm 1975, ở miền Nam phát động phong trào làm thủy lợi một cách tràn lan đã xuất hiện mấy câu:
Ấm no không đợi trời cho
Người làm ra nước sức to hơn trời
Nhưng mà rồi nước vẫn không về với cái kiểu đắp bờ bọng theo kiểu kê cà ràng ông táo vì chỉ tiêu quá nặng mà tiền thù lao không có, chỉ một đám mưa là sụp, là bể. Cộng thêm trình độ thủy văn I tờ của người thiết kế. Thế là tức khí nên xuất hiện thêm:
Thằng trời đứng lại một bên
Để ông thủy lợi đứng trên thằng trời
Đây chính là ca dao do mấy ông cán bộ “say men chiến thắng” sáng tác. Kết quả là đến năm 1978-1979 cả nước gặm bo bo.
Chúng ta không phủ nhận có rất nhiều người làm thơ mà thơ của họ được làn truyền trong dân gian và nó trở thành ca dao như thơ của Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Du, Nguyễn Đình Chiểu và gần đây là của Nguyễn Bính, Bàng Bá Lân. Vi những câu thơ ấy đáp ứng được nhu cầu cảm xúc của quần chúng. Nhưng tuyệt nhiên, không có người làm thơ nào dám cả gan sáng tác ca dao, nếu có thì họ cố gắng làm thơ làm sao cho nhiều người đọc, nhiều người thích, còn những câu thơ ấy có thành ca dao hay không thì… hên xui.

Sau khi banh mắt đọc xong hết 40 trang như ăn cơm nếp nát. Tôi phải định thần rồi ngẫm nghĩ rất lâu, tôi mới… bật cười, một nụ cười như mếu khi gặp một đoạn ca dao làm cho tôi nhớ hai câu ca dao thứ thiệt
Hoan hô đại tướng Chí Thanh
Anh về phân bắc, phân xanh khắp làng
Hai câu này xuất hiện vào đầu những năm thâp niên 60 thế kỷ trước, khi ông đại tướng Nguyễn Chí Thanh phát động các phong trào thi đua trong các hợp tác xã, giúp ổn định tình hình phát triển trong hoạt động sản xuất nông nghiệp miền Bắc. lúc ông phụ trách Ban Nông Nghiệp của Đảng. Lúc đó nền nông nghiệp miền Bắc rất thê thảm vì hậu quả của cuộc Cải Cách Ruộng Đất và thiếu vật tư nông nghiệp, nên cái việc vận động nông dân sử dụng phân hữu cơ trong nông nghiệp được đưa vào hàng quốc sách bằng cách phân công một ông đại tướng cho nó oai. Ông Thanh đã buộc người nông dân hót từng bãi cứt heo, cức bò và cả cức người (phân bắc); rơm rạ, bèo cám, bèo tai chuột ủ lại cho hoai (phân xanh) để làm phân bón tạo nên cái cảnh buồn cười khi người nông dân phải phấn đấu để đạt chỉ tiêu, người ta tranh nhau từng bãi cức cọng rơm, cha mẹ ra lệnh cho các con đi chơi, đi học khi buồn ỉa thì phải nhịn và về nhà mới ỉa. Hợp tác xã nào đạt chỉ tiêu thì được giấy khen, huân chương lao động. Thành ra cả miền Bắc đi đâu cũng có mùi và hai câu ca dao trên xuất hiện và cái hiệu quả là dù người nông dân có cật lực tom góp phân bắc phân xanh tới đâu thì hiệu quả cũng không bằng khi mà…
Hóa ra có thư bác gởi về thì như thế đó, chả cần gì phân bón nữa mà cây trái vẫn xanh rờn và đánh giặc còn tài tình hơn ngài đại tướng. Hóa ra thư bác cũng thủm không thua gì phân bắc với phân xanh. Một kiểu nâng bi như bóp dái.
Tất nhiên, suy luận kiểu này thì quả là không nên, nhưng nếu ai nghĩ như thế thì ai cấm được ai nào. Nhưng cái chuyện nâng bí như thế thì làm sao mà gọi là ca dao cho được.
23.05.2017
Lê Thường Dân

http://khotangcadao.com/ca-dao/ca-dao-chong-my-cuu-nuoc/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét