GIÁO TÀU ĐÂM CHỆT
Mao
ốc vị thu phong sở phá ca
Bát nguyệt thu cao phong nộ hào,
Quyển ngã ốc thượng tam trùng mao.
Mao phi độ giang sái giang giao.
Cao già quái quyến trường lâm sao,
Hạ giả phiêu chuyển trầm đường ao.
Nam
thôn quần đồng khi ngã lão vô lực,
Nhẫn năng đối diện vi đạo tặc.
Công nhiên bão mao nhập trúc khứ,
Thần tiều khẩu táo hô bất đắc.
Qui lai ỷ trượng tự thán tức.
Nga khoảnh phong định vân mặc sắc,
Thu thiên mạc mạc hướng hôn hắc.
Bố khâm đa niên lãnh tự thiết.
Kiều nhi ác ngọa đạp lý liệt.
Sàng đầu ốc lậu vô can xứ,
Vũ cước như ma vị đoạn tuyệt.
Tự kinh táng loạn thiểu thụy miên,
Trường dạ chiêm thấp hà do triệt.
An đắc quảng hạ thiên vạn gian,
Ðại tí thiên hạ hàn sĩ câu hoan nhan,
Phong vũ bất động an như san.
Ô hô, hà thời nhãn tiền đột ngột kiến thử ốc,
Ngô lư độc phá thụ đống tử diệc túc.
Quyển ngã ốc thượng tam trùng mao.
Mao phi độ giang sái giang giao.
Cao già quái quyến trường lâm sao,
Hạ giả phiêu chuyển trầm đường ao.
Nhẫn năng đối diện vi đạo tặc.
Công nhiên bão mao nhập trúc khứ,
Thần tiều khẩu táo hô bất đắc.
Qui lai ỷ trượng tự thán tức.
Nga khoảnh phong định vân mặc sắc,
Thu thiên mạc mạc hướng hôn hắc.
Bố khâm đa niên lãnh tự thiết.
Kiều nhi ác ngọa đạp lý liệt.
Sàng đầu ốc lậu vô can xứ,
Vũ cước như ma vị đoạn tuyệt.
Tự kinh táng loạn thiểu thụy miên,
Trường dạ chiêm thấp hà do triệt.
An đắc quảng hạ thiên vạn gian,
Ðại tí thiên hạ hàn sĩ câu hoan nhan,
Phong vũ bất động an như san.
Ô hô, hà thời nhãn tiền đột ngột kiến thử ốc,
Ngô lư độc phá thụ đống tử diệc túc.
Đỗ Phủ
Dịch nghĩa
Tháng tám, trời thu cao, gió giận dữ gào thét,
Cuốn đi ba lớp cỏ tranh trên mái nhà ta.
Cỏ tranh bay qua sông, rải xuống miền đất bên sông.
Cao thì vắt vẻo treo trên ngọn cây rừng;
Thấp thì tả tơi rơi chìm xuống ao nước.
Lũ trẻ xóm nam khinh ta già yếu,
Nhẫn tâm làm giặc cướp ngay trước mặt ta.
Chúng công khai ôm cỏ tranh đi vào trong xóm trúc;
Ta khô môi rát miệng, kêu thét mà không được.
Trở về, chống gậy, thở than.
Một lát sau, gió yên mây đen như mực.
Trời thu bát ngát đen tối lúc chiều tà.
Chiếc chăn vải dùng nhiều năm, lạnh như sắt,
Bị đứa con thơ khó ngủ đạp rách toang.
Ở đầu giường mái nhà dột, không chổ nào khô;
Vết mưa nhiều như gai vẫn còn chưa hết.
Từ khi gặp cơn loạn lạc, mình ít ngủ,
Suốt đêm dài ướt đẫm, biết làm sao hết được!
Mong sao có được ngàn vạn gian nhà lớn,
Để giúp cho các hàn sĩ trong thiên hạ đều được vui vẻ,
Không bị kinh động vì mưa gió, yên ổn như núi non!
Hỡi ôi, biết bao giờ được trông thấy nhà này đứng cao sững trước mắt,
Dù cho riêng nhà ta bị phá vỡ, mình có chịu rét đến chết, cũng thỏa lòng!
Cuốn đi ba lớp cỏ tranh trên mái nhà ta.
Cỏ tranh bay qua sông, rải xuống miền đất bên sông.
Cao thì vắt vẻo treo trên ngọn cây rừng;
Thấp thì tả tơi rơi chìm xuống ao nước.
Lũ trẻ xóm nam khinh ta già yếu,
Nhẫn tâm làm giặc cướp ngay trước mặt ta.
Chúng công khai ôm cỏ tranh đi vào trong xóm trúc;
Ta khô môi rát miệng, kêu thét mà không được.
Trở về, chống gậy, thở than.
Một lát sau, gió yên mây đen như mực.
Trời thu bát ngát đen tối lúc chiều tà.
Chiếc chăn vải dùng nhiều năm, lạnh như sắt,
Bị đứa con thơ khó ngủ đạp rách toang.
Ở đầu giường mái nhà dột, không chổ nào khô;
Vết mưa nhiều như gai vẫn còn chưa hết.
Từ khi gặp cơn loạn lạc, mình ít ngủ,
Suốt đêm dài ướt đẫm, biết làm sao hết được!
Mong sao có được ngàn vạn gian nhà lớn,
Để giúp cho các hàn sĩ trong thiên hạ đều được vui vẻ,
Không bị kinh động vì mưa gió, yên ổn như núi non!
Hỡi ôi, biết bao giờ được trông thấy nhà này đứng cao sững trước mắt,
Dù cho riêng nhà ta bị phá vỡ, mình có chịu rét đến chết, cũng thỏa lòng!
Thi Viện. Net
Bài thơ được tác giả viết khi đưa vợ con đi tránh loạn An Lộc Sơn, diễn tả cái cảnh nhà nghèo bữa đói, bữa no mà vướng phải thiên tai (giông tố), nhân họa (loạn lạc vì tranh đoạt, tham lam, ích kỷ, vô tâm). Có phải người ta đưa nó vào sách giáo khoa lớp 7 là để tố cáo những oái oăm của chế độ phong kiến nhằm định hướng xã hội chủ nghĩa cho những mảnh đất còn non chong của các thế hệ trẻ chăng? Chắc là như vậy. Nếu thế thì đúng là giáo Tàu đâm Chệt rùi, khi có một thầy giáo như Đỗ Việt Khoa, hay một cô giáo như Trần thị Lam giảng cho học trò về hiện tình của xã hội Việt Nam khi mà có nhiều kẻ “Nhẫn năng đối diện vi đạo tặc” với những hành vi tăng thuế phí cùng với hàng loạt huê hồng trong bóng tối khi xây dựng các công trình nhà nước bằng tiền thuế của dân và cái cảnh cướp bia trong một tai nạn giao thông (TP.HCM) hôi cám (Hòa Bình) và hàng loạt các cuộc cướp của, cướp đất, bắt người, giết người công khai mà nạn nhân thường là những người nghèo rớt mồng tơi và không thế lực. Và người ta cũng không ngại ngần khi cướp xé từng gói mì, manh áo cũ, những đồng tiền lẻ trong các thùng hàng, phong bì cứu trợ nạn nhân lũ lụt.
Khi viết bài thơ này, Đỗ Phủ nương vào những cảm xúc bi đát của mình (và của xã hội đương thời) mà không hề nhằm mục đích tố cáo một chế độ nào (vì thời của ông làm gì có khái niệm chế độ này, chế độ kia), nhưng lại là một hình ảnh tiêu biểu cho tình trạng vô nhân đạo của xã hội Trung Quốc thời bấy giờ. Thời ông sống được các sử gia Trung Quốc (và cả thế giới nữa) ghép cho hai từ rất kêu Thịnh Đường. Nhưng cái cảnh sát phụ tru huynh giành ngôi báu (Đường Thái Tôn) dâm loạn, giết con để củng cố quyền lực (Võ Tắc Thiên) Cướp vợ của con (Đường Minh Hoàng) xãy ra như cơm bữa. Những quyền thần lộng hành như Võ Thừa Tự, Trương Xương Tôn, Dương Quốc Trung, Lý Lâm Phủ và cả ông thầy chùa Thần Tú. Thượng tầng đã như thế thì cái chuyện mấy đứa trẻ ranh cướp tranh của một nhà thơ nghèo bị gió thu phong làm cho tốc mái là chuyện bình thường và phổ biến.
Và cái ước mơ xây một ngôi nhà Vạn gian cho kẻ sĩ “An đắc quảng hạ thiên vạn gian, Ðại tí thiên hạ hàn sĩ câu hoan nhan” thì đúng là có “định hướng XHCN quá rồi còn gì?. Ôi cái hiện thực bi thảm, bát nháo vô đạo đức và ước mơ không tưởng ấy rất đáng và rất đúng cho hiện tình đất nước Việt Nam .
Thay lời kết. Đành mượn câu nói này của Tổng bí thư "Có lẽ nhìn lại chưa bao giờ quê hương ta đẹp như thế này, chưa bao giờ quê hương ta có đời sống văn hóa, kinh tế phát triển, xã hội ổn định, thôn xóm có nhiều hình thức hoạt động mới. Con em được học hành đến nơi đến chốn, đời sống của bà con có nghĩa có tình…",
Quán Tâm Nguyễn Hiền Nhu
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét