Người theo dõi

Thứ Ba, 21 tháng 7, 2020

ĐỊT MẸ TÒA !


Một thằng ăn trộm chó
Ở Hưng Yên, Văn Giang,
Không may bị tóm được,
Thế là dân cả làng
Xúm vào đấm rồi đá
Đến suýt chết, và rồi
Bị nhốt trong cũi chó.
Dân hả hê: đáng đời!
Trong khi một thằng khác,
Phó thống đốc ngân hàng,
Một quan lớn của đảng
Vĩ đại và vinh quang,
Làm thất thoát công quỹ
Mười lăm nghìn tỉ đồng.
Lạ, không thấy dân chúng
Xúm vào đánh hội đồng.
Hơn thế, cái thằng ấy
Được tòa xử tại gia.
Tức là không có án.
Thế đấy, “Địt mẹ tòa!”
*


x

Vậy là dân đã trút
Cái hờn giận sự đời,
Cái bức xúc xã hội
Không đúng chỗ, đúng người.
*
ĐỊT MẸ TÒA!

Tướng Vĩnh và tướng Hóa
Bị tù chỉ bảy năm.
Thằng bé ăn trộm vịt
Cũng bị tù bảy năm.
Như thế là gì nhỉ?
Như thế là thằng tòa
Có phân biệt đối xử
Giữa quan và dân ta.
Tội hai tên tướng ấy
Đáng ngựa xéo voi dày.
Vậy sao, dân tự hỏi,
Tòa xử nhẹ thế này?
Tôi nghĩ, một, vì chúng
Có rất, rất nhiều tiền.
Hai, và điều quan trọng,
Chúng có thẻ đảng viên.
Tòa sợ chúng đốt thẻ,
Làm bẽ mặt đảng ta.
Vì thế mà xử nhẹ.
Xin lỗi, địt mẹ tòa!
*

Làm tướng không chết trân,
Mà chết vì ăn tham,
Thì đó là tướng cướp.
Chỉ có ở Việt Nam.
*
ĐỊT MẸ TÒA!

Hôm qua xử phúc thẩm
Y án mười ba năm
Với anh Nguyễn Văn Túc,
Một tù nhân lương tâm.
Anh chấp nhận bản án,
Không van xin, kêu ca.
Nghe nói chỉ nhếch mép
Và chửi: “Địt mẹ tòa!”
Một câu chửi vĩ đại,
Ngay ở chốn công đường.
Chửi bộ máy tư pháp
Vớ vẩn và nhiễu nhương.
Bộ máy tư pháp ấy
Đáng chửi gấp nghìn lần.
Chỉ giỏi nâng bi đảng,
Gây oan ức cho dân.
Đừng nhắc đến công lý
Với tòa án nước ta.
Tôi, bị xử oan trái,
Cũng nói:”Địt mẹ tòa!”
*
ĐỊT MẸ TÒA
 
Thầy giáo Đào Quang Thực
Tòa tuyên mười bốn năm
Cộng năm năm quản chế.
Thoạt nghe tưởng nghe nhầm.
Vì thầy chỉ đơn giản
Phản đối Formosa,
Bảo vệ môi trường sống
Cho đất nước, quê nhà.
Thế mà tòa lại khép
Tội lật đổ chính quyền.
Lật được các ông khối.
Thằng tòa này bị điên.
Lại lần nữa bức xúc
Với tư pháp nước ta.
Lần nữa không kìm được,
Muốn văng: “Địt mẹ tòa!”
(Thái Bá Tân)


Thứ Năm, 2 tháng 7, 2020

TIẾNG VIỆT KHÔNG CÓ NGUỒN GỐC TỪ TIẾNG HÁN


TIẾNG VIỆT KHÔNG CÓ NGUỒN GỐC TỪ TIẾNG HÁN
BÀI VIẾT RẤT HAY!, NGƯỜI VIẾT RẤT CÓ TRÌNH ĐỘ!

Tiếng Nói và Chữ Viết của người Việt Nam qua các thời đại.
I.- TIẾNG NÓI CỦA NGƯỜi VIỆT NAM
Sử liệu chính xác cũng như những thư liệu khoa học mới đều đã minh định rằng dân tộc mà ngày nay được gọi là dân tộc Việt Nam, chính là hậu duệ của dân KEO ngày xưa từng cư trú lâu đời ở Bắc Việt Nam. Tài liệu khảo cổ xác nhận rằng từ thời đại đá mới đã cộng cư trên lãnh thổ Bắc Phần Việt Nam nhiều loại hình nhân chủng mà chủ yếu là hai loại Indonésien-cổ và Australomélanésien: hai thành tố nhân chủng cơ bản hình thành dân KEO. Dân KEO đã cư trú lâu đời ở lưu vực sông Mã cùng vùng trung du và đồng bằng Bắc Việt từ những thời xa xưa của lịch sử. Vết tích cư trú của họ đã được các nhà khảo cổ ngày nay phát hiện rất nhiều ở những khu vực này.
Khi người Việt Nam đã có một nguồn gốc dân tộc lâu đời như thế, tất nhiên tiếng nói của họ cũng có nguồn gốc xa xưa không kém. Hiện nay các nhà ngôn ngữ học khắp thế giới hiện đều có cùng ý niệm rằng cư dân nói tiếng MônKhmer, vào những thiên niên kỷ trước Tây lịch đã cư trú đông đúc ở miền Đông Bắc Đông Dương cũ. Từ năm 1852, nhà ngôn ngữ học Logan, trong sách Ethnology of the Indopacifik Island, Journal of the Indian atchipelao II, trang 658, cho rằng tiếng Việt Nam cùng họ hàng với tiếng Môn-Khmer. Năm 1852, J.F.S: Forbes, trong sách Comparative of the languages of Furter India, trang 11, cũng đã nêu lên sự đồng nhất giữa ngôn ngữ Việt và Môn-Khmer.
Trong quyển Les Langues du monde, nhà Đông phương học Henri Maspéro nói tiếng Việt Nam có nhiều liên quan với tiếng Thái. Theo ông, tuy tiếng Việt quả có thật có nhiều từ gốc Môn-Khmer nhưng không có hệ thống đầy đủ và tất cả đều được xen vào một số lớn từ mà nguồn gốc là Thái. Maspéro cho rằng tiếng Việt Nam và tiếng Thái đều có hệ thống thanh điệu trong khi tiếng Môn-Khmer không có và tiếng Việt Nam và tiếng Thái giống nhau trong việc dùng từ CON và CÁI để chỉ những vật hoạt động và không hoạt động. Ông Maspéro kết luận rằng ngôn ngữ tiền Việt Nam đã xuất hiện do kết quả của một ngôn ngữ Môn-Khmer, một ngôn ngữ Thái và một ngôn ngữ thứ ba hiện nay chưa biết được, nhưng ngôn ngữ có ảnh hưởng chủ đạo vẫn là ngôn ngữ Thái.
Trong sách The Journal of the Royal asiatic society, ở trang 427, ông C.O. Blagden tỏ vẻ nghi ngờ lề lối của Henri Maspéro trong lập luận dựa vào thanh điệu để sắp hạng ngôn ngữ. Trong sách Les Langues du mondes của ông, ở trang 398, ông Przyluski cũng nói lập luận của Maspéro chưa có cơ sở và sắp tiếng Việt vào dòng họ các ngôn ngữ tộc Nam Á. Năm 1953 trong Bulletin de la société de linguistique de Paris, ông A.G. Haudricourt bác bỏ hẳn quan điểm của Maspéro và mạnh mẽ chứng minh những mối liên hệ giữa tiếng Việt Nam và ngữ tộc Nam Á. Năm 1958, trong thuyết trình của ông, ông Andrewnoi chủ trương rằng tiếng Việt Nam thuộc ngữ tộc Nam đảo. Nói tóm lại nếu dựa theo các lập luận trên đây, có thể có hai quan điểm:
1- Nên xếp tiếng Việt Nam vào ngữ hệ Thái.
2- Tiếng Việt Nam có liên hệ với các ngôn ngữ Nam Á vì thuộc ngữ tộc Nam Á hay Nam đảo. Những nhà ngôn ngữ học từng chủ trương tiếng Việt Nam thuộc ngữ tộc Nam Á còn nói thêm rằng về mặt từ cơ bản, tiếng Việt Nam có nhiều liên quan mật thiết với các ngôn ngữ Nam Á và các từ ấy đều có một hệ thống chặt chẽ. Ví dụ như về hệ thống số đếm: