ĐI CHÙA CẦU…
Đi chùa lạy Bụt cầu duyên
Bụt cười tủm tỉm mà không một lời
Yêu sông yêu núi yêu người
Cái tình đằm thắm đất trời bèn thương
Tại sao lại phải cầu duyên
Cái lòng lộn xộn thì duyên phận gì
ĐI CHÙA CẦU…
Đi chùa lạy Bụt cầu duyên
Bụt cười tủm tỉm mà không một lời
Yêu sông yêu núi yêu người
Cái tình đằm thắm đất trời bèn thương
Tại sao lại phải cầu duyên
Cái lòng lộn xộn thì duyên phận gì
Ca dao dân ca - Nét đẹp tâm hồn người Việt
Ca dao dân ca, xét về góc độ tư duy của dân tộc,
là tấm gương bức xạ hiện thực khách quan của mỗi dân tộc với lối sống, điều
kiện sống và những phong tục tập quán riêng. Hình ảnh về thiên nhiên, cuộc
sống, về truyền thống dân tộc, quan hệ xã hội được phạm trù hóa theo những cách
khác nhau, bằng những hình thức ngôn ngữ khác nhau. Nghiên cứu về ca dao dân ca
không chỉ cho thấy những nét đẹp văn hóa của người Việt Nam mà còn làm nổi bật
lên tinh thần lạc quan, yêu đời, yêu người thiết tha. Ca dao dân ca là kết tinh
thuần tuý của tinh thần dân tộc, là nét đẹp trong văn hóa dân gian Việt
Phó Giáo sư, Tiến sỹ Đặng Văn Lung, Trưởng Ban Văn học dân gian, Viện Văn học phát biểu: "Tất cả các dân tộc trên thế giới suốt mấy nghìn năm chỗ nào cũng có dân ca và ca dao. Vì thế nói về ca dao dân ca của một dân tộc hay ca dao dân ca nói chung là vấn đề rất lớn. Nó tồn tại rất lâu, từ hàng ngàn năm trước và như các nhà khoa học nghiên cứu trước đây, các học giả đã nói ca dao ra đời khi trong lòng mình có những điều muốn thể hiện ra, muốn nói lên. Những điều đó được gọi là ca dao".
Câu nói, làn điệu, giọng hát là những đòi hỏi bức thiết nảy sinh trong đời sống xã hội, qua thời gian, những câu nói hay, những làn điệu hấp dẫn đã được nhân dân sưu tập và gìn giữ. Cùng xuất phát từ hoàn cảnh thực tế của đời sống xã hội và trí tuệ của nhân dân đúc kết nên. Qua lời ca, câu hát, ca dao và dân ca Việt