Tiếng
Việt Kinh Hoàng Ở Trong Nước
Đào
Văn Bình
26-Aug-2016
LTS:
Bài này cũng là một trong nhiều ý kiến về ngôn ngữ Việt hiện đại Thật là khó
cho những người ở xa xứ quá lâu phải nghe hoặc đọc tiếng Việt ở trong nước ngày
nay, có thể nói là "gần như không hiểu gì cả". Ngày xưa, khi các máy
truyền hình chưa được phổ biến, chỉ cần địa phương khác, hoặc giới người giao
du khác, cũng có những cấp độ ngôn ngữ khác nhau, nhưng vẫn có thể hiểu đại ý.
Người ít học chắc chắn không hiểu ngôn ngữ bác học, và ngược lại. Những người
được du học chừng 7, 8 năm thời trước trở về nước cũng há hốc trước một loạt
tiếng lóng: "sức mấy, cùi sức móng, kẻng, láng coóng, giựt le..." trở
thành ngôn ngữ một thời.
Ngày
nay thì từ tỉnh đến quê, đâu đâu cũng có TV, ngôn ngữ bớt tính địa phương vì
được truyền tải và thu thập đồng bộ hơn nhiều. Trách nhiệm của người truyền
thông càng cần phải đặt ra nghiêm chỉnh hơn. Một khi ngôn ngữ đã thành phổ
thông, nhiều người dùng thì những người từ phương xa lâu lâu mới nghe, dù khó
chịu nhưng... đành phải chịu mà thôi. Dường như ngôn ngữ nào cũng dần dà thay
đổi theo thời gian. Vấn đề tiếng Việt thay đổi vì có nhiều hoàn cảnh, và theo
thời gian cũng là chuyện đương nhiên, nhưng đừng phá nát những từ ngữ sẵn đẹp
của ta. Cám ơn tác giả đã kỳ công đem ra phân tích từng chữ một như một bài học
ngữ vựng vậy. (SH)