Ca Dao
Và Lịch Sử
Tuệ
Chương - Hoàng Long Hải
ó
lẽ trong cuộc sống cũ trước năm 1975, sau khi rời ghế nhà trường, chúng ta
không có thì giờ, không có cơ hội để trở lại với văn chương bình dân mà chúng
ta đã được học trong chương trình giáo khoa. Qua tới Mỹ, vấn đề văn hóa bỗng
trở nên có sự cọ xát mãnh liệt giữa chúng ta và con cái, giữa văn minh Âu Mỹ và
văn minh Việt nam nên có nhiều
người muốn tìm hiểu lại văn hóa của dân tộc, nhất là trong lãnh vực giáo dục
con cái. Điều đó không phải không có khó khăn
Chúng ta lãnh hội ý nghĩa ca dao tục ngữ một cách dễ dàng vì chúng ta lớn lên
trong môi trường văn hóa Việt nam. Nói chi xa, chúng ta được giáo dục không
những chỉ ở cha mẹ ông bà mà ngay cả nơi bà con, hàng xóm láng giềng. Nói như
thế, có nghĩa là chúng ta không chỉ học văn chương bình dân ở ghế nhà trường mà
thôi mà ngay cả trong cuộc sống hàng ngày, khi con đi học hay khi đã vào đời
Sự cọ xát giữa hai nền văn minh làm cho chúng ta thấy văn chương bình dân VN là
hay, nhất là trong ca dao, tục ngữ và muốn truyền thụ lại cho em chúng ta những
tinh hoa của người xưa mà một thời vì công ăn việc làm, vì đeo đuổi công danh
sự nghiệp, mà chúng ta hầu như lãng quên
Theo các nhà tây phương nghiên cứu văn học VN thì họ cho rằng tục ngữ là cái
túi khôn của người VN. Họ tìm thấy trong đó những kiến thức mà một đứa bé mới
chập chững biết đi đã được dạy dỗ. Chẳng hạn như câu "Con mèo con chó có
lông, ống tre có mắt, nồi đồng có quai." Người lớn, ai chẳng biết như thế.
Nhưng với trẻ em mới bắt đầu biết nhận xét, thì những câu nói như thế lại rất
ích lợi cho nó. Đứa bé thấy cái lông con chó, thấy cái mắt ống tre, nhưng chưa
biết gọi những cái ấy bằng tên gì. Đó là cách dạy cho đứa bé gọi tên những đồ
vật trong nhà. Đó chỉ là một ví dụ đơn giản. Ngoài ra, tục ngữ còn dạy ta bao
nhiều tri thức khác. Chẳng hạn như về thời tiết thì "Vàng gió, đỏ
mưa". "Tháng bảy heo may, chuồn chuồn bay thì bão." Nước ta là
một nước nông nghiệp. Thời xưa, chưa có đài khí tượng, việc xem xét "thiên
văn" để trồng trọt là điều rất cần thiết. Không có kinh nghiệm đó, gieo
mạ, cấy lúa (hoặc ra khơi nếu ở vùng biển làm nghề đánh cá) vào lúc chuồn chuồn
bay thì sẽ gặp bão