Người theo dõi

Thứ Tư, 19 tháng 6, 2019

Vịnh Sài Sơn tự


Trong hình ảnh có thể có: bầu trời, núi, ngoài trời và thiên nhiên

   






宿

Vịnh Sài Sơn tự
Đột ngột vân gian tự,
Nhân sinh kỷ độ qua.
U nham tàng Phật tích,
Tiễu bích ỷ tăng gia.
Địa viễn phi trần thiểu,
Sơn cao đắc nguyệt đa.
Thượng nhân lưu khách túc,
Ổi vu hựu phanh trà.
Nguyễn Trực

Vịnh chùa Sài Sơn
Thấp thoáng trong mây một mái chùa
Người đời mấy kẻ bước chân qua
Vẹn nguyên dấu Bụt trong hang lạnh
Chót vót am sư tựa vách nhòa
Xóm vắng. Bụi đời không vướng víu
Non cao. Bóng nguyệt cứ bao la
Sư ông mời khách dừng chân lại
Than đượm lùi khoai lúc nấu trà
Quán Tâm Nguyễn Hiền Nhu
Nguyễn Trực 阮直 (1417-1474) tự Công Dĩnh, hiệu là Hu Liêu, quê làng Bối Khê, huyện Ứng Thiên, trấn Sơn Nam (nay thuộc huyện Thanh Oai, Hà Đông). Ông đỗ Trạng nguyên khoa Nhâm Tuất (1442), đời Lê Thái Tông.  Khi Lê Nhân Tông mất, ông cáo bệnh về hưu. Làm quan đến Hàn lâm viện Thị giảng, kiêm Quốc Tử Giám Tế Tửu, đi sứ nhà Minh gặp khi thi hội, ứng chế ông lại đỗ đầụ Người đương thời gọi ông là Lưỡng quốc Trạng nguyên-
*** 
Bài thơ của ông rất đẹp để diễn tả một hình ảnh đẹp còn sót lại của đạo Bụt trong lúc Nho giáo bắt đầu khuynh loát xã hội Đại Việt. Một hình ảnh rất thú vị là sư ông lùi khoai mời ông trạng nguyên bằng hơi nóng của những hòn than còn sót lại sau khi nấu trà. Ngôi chùa ở núi rừng thì có thể thiếu đủ thứ nhưng chắc chắn không thiếu củi đun. Thêm một vài thanh củi để khoai mau chín thì có sao đâu? Nhưng việc làm của sư ông thì rất bình thường, không phải vì tiết kiệm, lại càng không phải hà tiện mà là tôn trọng mọi vật, không muốn sát sinh đã đành, mà còn không muốn hủy hoại mọi vật một cách không cần thiết. Một vài thanh củi nhỏ nhoi không làm hao hụt một tí rừng nào. Nhưng không phải vì thế mà lãng phí. Đó là tính cách của những con chân chính của Bụt. Thời ấy làm gì có khái niệm “bảo vệ môi trường” Nhưng từ một ông sư cho tới ông trạng nguyên cứ nhẩn nha chờ đợi hơi nóng của đóm than tàn ủ chín củ khoai.
Những con người hồn hậu ấy, dù ở vị trí nào trong xã hội vẫn cứ như thế. Những tăng sĩ trong những ngôi chùa heo hút ấy, dù đạo có cao, đức có trọng nhưng hành trạng của họ vẫn lặng lẽ âm thầm kẻ đến không hay, người về không biết, suốt cuộc hành trình tu tập của các tăng sĩ như là một kẻ vô danh. Ông trạng nguyên cũng thế, danh vọng, chức tước, tài năng dẫu có lẫy lừng cũng chưa bao giờ nhắc cánh tay lên vỗ ngực xưng tên mà vẫn lặng lẽ, đợi chờ một chén trà tươm khói, nhẫn nha tận hưởng sự lan tỏa mật ngọt của củ khoai lùi. Phong thái từ tốn ấy đã ngàn đời lưu giữ cho đất nước biếc xanh một màu cây lá.

Đọc bài thơ này, cảm thụ phong cách của vị hòa thượng không tên tuổi và ông “lưỡng quốc trạng nguyên” đầy danh vọng. Họ đến với nhau bình đẳng, tôn trọng nhau, không màu mè, không khách khi mà thấy nhẹ cả lòng. Ôi tổ tiên người Việt
Để rồi nhìn lại thời hiện đại với một đất nước đầy những cánh rừng bị hủy hoại, những giòng sông tắt nghẽn, những cơn lũ kinh hoàng, những đàn cá chết, những đống rác thải ngập ngụa quê hương bao quanh những ngôi chùa hoành tráng và những sư ông, những dinh thự nguy nga chất chứa những quan chức có những bằng cấp đủ to để che kín bốn phương trời, mười phương Phật cùng với những xàm ngôn và hàng lô hàng lốc hành vi buôn thần bán thánh, bán cả lương tri. Và với cái lòng tham vô độ, tư cách nhập nhèm chắc gì họ không bán cả non sông, một Thích Trí Quang đã hủy hoại một chính thể tự do, một Thích Chân Quang đội đít Tàu xuyên tạc bẻ cong lịch sử, một Thích Thanh Quyết giở trò cúng sao giải hạn hốt tiền Phật tử, một Thích Trúc Thái Minh cấu kết với con mẹ nạ giòng Phạm thị Yến bày trò “oan gia trái chủ” đẩy trò mê tín lên tới đỉnh, gom hơn trăm tỷ đồng, một Thích Nhật Từ buông ra những kích bác Kytô giáo và các tôn giáo khác gây mất đòan kết dân tộc… Cuối cùng là những xàm ngôn của các tai to mặt lớn (Tăng sĩ- GS-TS).
Cả một bầy tăng sĩ, Tiến sĩ ấy vẫn ngày ngày dẫm nát quê hương bằng những trò bá đạo. Chúng không thể nào ngồi chờ đợi bếp củi đun ấm trà thơm, lại càng không thể nào cảm nhận được hơi ấm của hòn than làm tươm mật ngọt của củ khoai lùi

Chắc chắn là anh linh của ông trạng nguyên Nguyễn Trực, của sư ông không tên tuổi và của những ông cha chúng ta đang rưng rưng nước mắt khi thấy đàn con cháu mình nó lâm vào cái hoàn cảnh tréo ngoe “ chúng nó ngu mà cứ tưởng rằng khôn”

Lão phu buồn đến khô nước mắt.-


2 nhận xét: