Người theo dõi

Thứ Bảy, 31 tháng 3, 2018

TRONG CÕI LẶNG THINH

TRONG CÕI LẶNG THINH



Vốn là tay ồn ào hạng nặng. Tôi phải trả một giá khá đắt cho sự ồn ào ấy. Bổng dưng một ngày tôi trở nên lặng lẽ, nhất là từ khi hoàn tất chương cuồi cùng của cuốn tự truyện Phía Bên Kia Sông.
Và trong cái lặng lẽ ấy, tôi tìm thấy sự đồng cảm với chung quanh mình, nhất là với cỏ cây hoa lá và những tĩnh vật của trời đất, của cuộc đời. Tất cả đều im ắng và sẻ chia không ngưng nghỉ. Mơ hồ nên rất đỗi dịu dàng. Tôi cảm nhận một cách đắm say và tập làm như vậy trừ ấy đến giờ
.
Và tôi an tĩnh. Chân thành cám ơn cõi lặng thinh.


Bụt và ta

khi ta biết thương ta.
thì ta đang mỏi mệt
khi ta biết thương mình.
thì mình đã già nua
đầu nặng trịch.
và tay chân bủn rủn
Bụt tủm tỉm cười.
thằng nhóc đang thua

vậy mà Bụt cũng không thèm lên tiếng
cứ mím chi làm ta tức cành hông
rồi mệt quá và không thèm tức nữa
Bụt vẫn mím chi. ta chợt nhẹ lòng


Thứ Năm, 29 tháng 3, 2018

TRONG CÕI NHÀ QUÊ


TRONG CÕI NHÀ QUÊ


Nếu như cuộc sống gắn đôi chân bạn vào một nơi không phải là quê. Thì tôi tin chắc rằng bạn cũng viết những giòng như tôi viết dưới đấy. Dù quê của bạn hay của tôi đều không thể có những tiện nghi như nơi chúng ta đang sống. Nhưng ở đó có một thứ mà chúng ta không thể nào mua được bằng tiền hay bằng rất nhiều tiền.
                                   Quán Tâm Nguyễn Hiền Nhu

Một Thời Để Thơ Và Một Thời Để Thở

Những cánh rừng có từ thời mở nước
Đầy oai linh hùng vĩ một màu xanh
Những ngọn núi ngất trời đang ngạo nghễ
Suối thác reo trắng xóa những trong lành

Những giòng sông, kênh đào con lạch nhỏ
Vẫn miên man chuyên chở những tình yêu
Ẩn nấp dưới ngàn xanh bờ bến đợi
Sóng rì rào muôn câu hát trong veo

Những con đường loanh quanh trong xóm nhỏ
Có hàng tre bụi trúc, tiếng ru hời
Và những mái tranh chiều pha khói bếp
Tiếng con gà cục tác gọi tình yêu

Những cánh đồng đón từng cơn gió đến
Chào mưa xanh hay đón nắng tươi hồng
Nồm gọi lục, chướng gọi vàng bát ngát
Thơm chuyển mình qua ngàn đận thu đông

Những vạt cỏ trong mảnh vườn cũ kỷ
Ao trong veo chờ đợi ánh trăng về
Gàu nước mát ngực trần đun lẫy bẫy
Cây cỏ im lìm trong giấc ngủ say mê

Những khu phố im lìm và tĩnh lặng
Thỉnh thoảng vui với đôi chút ồn ào
Dưới tán lá hay hàng hiên, ngõ vắng
Cứ yên bình cho những kẻ say nhau

Trời vẫn cứ xanh ngần nơi bất tận
Trăng và sao và cả những ngàn mây
Đôi khi buông một chút sương mơ mộng
Cho ai nhìn ai ngắm để ai say

Người đã từng qua một thời như thế
Một thời để thơ để đầy ắp mộng mơ
Một thời rất là yên bình để thở
Rất bình yên trong cả những mong chờ

Cứ như thế mấy ngàn năm vẫn thế
Dù đôi chi cũng có chút bão bùng
Người tựa lưng vào thiên nhiên thoải mái
Với muôn loài làm nên cuộc sống chung

Nhưng bây giờ thời yên bình đã hết
Đã hết rồi. Trăn trở một cơn mơ
Đời khô khốc, khắp nơi rác và rác
Cho nỗi buồn làm héo úa trang thơ


Thứ Tư, 28 tháng 3, 2018

NHÂN ĐỌC MỘT BÀI THƠ CỦA NGUYỄN TRÃI

NHÂN ĐỌC MỘT BÀI THƠ CỦA NGUYỄN TRÃI

關海

樁木重重海浪前
沉江鐵鎖亦徒然
覆舟始信民猶水
恃險難憑命在天
禍福有媒非一日
英雄遺恨幾千年
乾坤今古無窮意
卻在滄浪遠樹烟

Quan hải
Thung mộc trùng trùng hải lãng tiền ;

Trầm giang thiết tỏa diệt đồ nhiên[1].
Phúc chu thùy tín dân do thủy ;
Thị hiểm nan bằng mệnh tại thiên.
Họa phúc hữu môi phi nhất nhật ;
Anh hùng di hận kỷ thiên niên.
Càn khôn kim cổ vô cùng ý,
Khước tại thương lang viễn thụ yên.

Nguyễn Trãi

Thứ Tư, 21 tháng 3, 2018

Tung Cánh Chim Tìm Về Tổ ấm


Tung Cánh Chim Tìm Về Tổ ấm 

Chỉ nghe một câu ngắn ngủi này thôi là người dân miền Nam ngày trước ai cũng biết và nghĩ ngay tới chương trình Chiêu hồi của chính phủ Việt Nam Cộng hòa trước 75.

Tung cánh chim tìm về tổ ấm 
nơi sống bao ngày giờ đằm thắm 
nhớ phút chia ly, ngại ngùng bước chân đi 
luyến tiếc bao ngày xanh 

Đó là 4 câu đầu của bài hát Ngày về của Hoàng Giác mà người miền Nam ngày trước ai cũng nằm lòng. 

Ngày về là một bài hát nổi tiếng, tiêu biểu của loại nhạc tiền chiến do nhạc sĩ Hoàng Giác sáng tác năm 1947. 



Hoàng Giác sinh năm 1924, gốc làng Chèm, xã Thụy Phương, Từ Liêm, Hà Nội. Hoàng Giác được theo học ở Trường Bưởi, một ngôi trường rất nổi tiếng thời đó. Bạn học cùng lớp với ông nhiều người sau này trở thành những nhạc sĩ nổi tiếng như Dzoãn Mẫn, Ngọc Bích và Đoàn Chuẩn. Họ đều thuộc dòng nhạc tình lãng mạn, sáng tác không nhiều, nhưng lại được nhiều người biết đến. Đó là những nghệ nhân tài hoa thực sự trong làng âm nhạc VN nửa đầu thế kỷ 20 và đã có công rất lớn tạo nên nền tân nhạc nước nhà. Họ đều để lại những ca khúc bất hủ, vượt thời gian mà bất cứ ai yêu nhạc cũng đều biết đến. 

Thứ Tư, 14 tháng 3, 2018

BỐN NGÀN NĂM VĂN HIẾN

BỐN NGÀN NĂM VĂN HIẾN
GS Nguyễn Đăng Thục (1909-1999)

Vấn đề dân tộc Việt Nam có “bốn ngàn năm văn hiến” như các nhà văn hóa hiện nay đã tuyên bố khiến cho trong giới thanh niên trí thức thắc mắc và nghi ngờ, không biết hai chữ “văn hiến” có ý nghĩa gì, và căn cứ vào đâu để nói với cả một tin tưởng. 

Nguyễn Trãi, khi giúp Lê Thái Tổ đánh đuổi quân Minh, xây dựng lại nền độc lập, tự trị của nước nhà cũng chỉ tuyên cáo với quốc dân:

Duy ngã Việt chí quốc,
Thực vi văn hiến chi bang.
Sơn xuyên chi phong vực kỳ thù
Nam Bắc chi phong tục diệc dị.
Việt, Triệu, Đinh, Lý, Trần chi triệu tạo ngã quốc
Dữ Hán, Đường, Tống, Nguyên nhi các đế nhất phương.
(Bình Ngô Đại Cáo) 

Nghĩa là: 

Thử xét nước nhà Đại Việt
Vốn thật một nước văn hiến
Núi sông khu vực đã khác biệt
Phong tục phương Bắc, phương Nam không giống.Từ
Triệu, Đinh, Lý, Trần dựng nên nước ta
Với Hán, Đường, Tống, Nguyên ai nấy làm chúa một phương.

Thứ Năm, 8 tháng 3, 2018

TÙY TIỆN VỚI BỐN CÂU


tuỳ tiện với bốn câu
























quán tâm nguyễn hiền nhu






trên cao cao
nhìn lên cửa sổ cao cao
ngôi sao lơ đễnh rớt vào mắt em
gió lay động ở bên rèm
làm rơi cái nốt ruồi duyên xuống đường

xanh
êm êm từng bước, con bò bước
dịu mắt bò trong nắng chói chang
một khúc tình ca con dế hát
con bò ngẫm nghĩ bước lang thang

quên
không dễ gì mà quên nổi đâu
những say đắm của buổi ban đầu
giòng sông hai phía thôi đành chịu
ô thước giờ đang lạc chốn nào.


trăng chen qua cửa
có một vầng trăng hé cửa nhìn
đang mơ màng bổng hóa rung rinh
và cơn gió bổng lay lay dậy
hiu quạnh tuôn đầy cõi lặng thinh.