Người theo dõi

Chủ Nhật, 31 tháng 7, 2016

Lột Mặt Nạ Tổ Chức Bịp Bợm

Lột Mặt Nạ Tổ Chức Bịp Bợm "Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam"
(Sự thật về các trí thức miền Nam theo cộng sản)
- Cố Gs HỨA HOÀNH -
http://www.tinparis.net/thamluan/08_06MatTranGPMN_huahoanh.html
Các ông, các bà trí thức tư sản miền Nam trốn theo "Mặt Trận Giải Phóng" (gọi tắt của Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam), ông nào ông nấy chức tước to tổ bố, cao đụng trần nhà, đọc lên kêu như sấm. Nào là: 

- Trịnh Đình Thảo, Chủ Tịch Liên Minh Các Lực Lượng Dân Tộc, Dân Chủ và Hòa Binh Việt Nam, Phó Chủ Tịch Hội Đồng Cố Vấn Chính Phủ Lâm Thời Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam, Chủ tịch đoàn Ủy Ban Trưng Ương Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam. 

- Bác sĩ Phùng Văn Cung, Phó Chủ Tịch Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, kiêm Bộ Trưởng Nội Vụ... 
  
Nhưng tại mật khu, hàng tuần, tất cả quí vị trí thức khoa bảng ấy phải họp lại để học "nghị quyết". Nắm giữ các chức vụ chóp bu, quí vị ấy không có quyền thảo ra nghị quyết, đường lối sao mà phải học tập? 

Vậy thì các ông bà trí thức ấy chỉ là những con hạc trong đình, các chậu hoa trong phòng khách, còn quyền hành thực sự do "bác và đảng" núp trong bóng tối chỉ huy. Khi tỉnh ngộ, bao nhiêu biệt thự, phố xá, đồn điền, gia sản, ruộng đất (Trịnh Đình Thảo, Nguyễn Hữu Thọ, Lâm Văn Tết... ), cơ xưởng (hãng sơn của kỹ sư Nguyễn Hữu Khương), cửa hàng (nhà thuốc của dược sĩ Mã Thị Chu ở Cần Thơ, dược sĩ Hồ Thu) trở thành tài sản của nhà nước. Nhiều vị gia đình tan nát như Trịnh Đình Thảo, Phùng Văn Cung, Hồ Thu, nhà văn Thanh Nghị .

“Giải phóng” miền Nam rồi, quí vị ấy được “Bác và Đảng” đền bù công lao xứng đáng bằng phiếu mua lương thực: 13 ký gạo, nửa cân đuờng cát, 2 bao diêm quẹt, 2 cái lưỡi dao lam cạo râu, nửa cân thịt ba rọi ... mỗi tháng để ngồi chơi xơi nước, hoặc giữ các chức "hàm" (hữu danh vô thực). Mấy năm sau, họ chết trong âm thầm ghẻ lạnh của chính quyền mà họ đã cúc cung phụng sự, thiếu cả tiếng trống, tiếng kèn tiễn đưa đến phần mộ. 

"Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam", sao y bản chánh "Mặt Trận Dân Tộc" của Trung Cộng: 

Cái gọi là "Ban nghiên cứu lịch sử đảng", chỉ là một sự tập họp các bồi bút, được gọi là sử gia, nhận chỉ thị của Bộ Chính Trị thêu dệt, bịa đặt, rồi tô vẽ, minh họa để cá nhân ông Hồ trở thành một vĩ nhân, văn võ toàn tài, một vị thánh sống. Sự thật lịch sử đã được phơi bày: trình độ học vấn của ông Hồ chỉ dở dang lớp 7, ông Hồ chưa biết khái niệm phổ thông về các khoa học thường thức. Trong cuộc đời lưu lạc với tư cách một bồi tàu, một cán bộ làm lính đánh thuê cho cộng sản quốc tế nhiều năm, ông có đủ kinh nghiệm, nhiều mưu gian mẹo vặt để cóp tổ chức nầy, bắt trước tác phẩm kia, mượn danh ngôn của người khác, làm của riêng mình, mà không bao giờ nêu xuất xứ. Đó là thái độ thiếu minh bạch, người tự trọng không ai làm. 

Mở Lại Hồ Sơ 3 Vụ Án: TRẦN VĂN VĂN, 
NGUYỄN VĂN BÔNG, TRẦN VĂN BÁ
(Nén hương cho sĩ khí Trần Văn Bá)

       Nhiều năm đã trôi qua nhưng một số câu hỏi vẫn chưa được trả lời về hai vụ ám sát dân biểu Trần Văn Văn (1966) và giáo sư Nguyễn Văn Bông (1971) cũng như án tử hình của nguyên chủ tịch Tổng Hội Sinh Viên Việt Nam tại Pháp Trần Văn Bá (1985). Cả ba nạn nhân đều gốc Miền Nam Việt Nam. Vì những vụ này liên hệ đến lịch sử, đánh dấu ba giai đoạïn nhiễu nhương khác nhau của đất nước, nên người viết đã thu thập một số tài liệu, mong có thể giúp soi sáng phần nào một hồ sơ chứa đựng nhiều giả thuyết.
I - Dân biểu Trần Văn Văn và nhóm Caravelle.
Dân biểu Trần Văn Văn

Trần Văn Văn là một tiêu biểu điển hình cho giới trí thức Miền Nam thời Pháp thuộc và trong giai đoạn đấu tranh dành thống nhứt và độc lập cho xứ sở. Ra đời tại Long Xuyên năm 1907, ông tốt nghiệp trường Cao đẳng thương mãi Paris (HEC) và sau khi trở về nước, hùn với kỹ sư Kha Vạng Cân lập ra hảng đúc kim khí Cân & Văn trước 1945. Kha Vạng Cân bỏ theo kháng chiến, được bổ nhiệm Bộ trưởng kỹ nghệ trong Chính phủ Hồ Chí Minh và về sau, thất sủng. Trần Văn Văn có lúc giữ chức Tổng trưởng Kinh tế và Kế hoạch trong chánh phủ Bảo Đại và là một  nhân vật cốt cán của đảng Phục Hưng do Trần Văn Hương thành lập.
        

Thứ Bảy, 30 tháng 7, 2016

Phạm Văn Đồng

Phạm Văn Đồng đã bị áp tải vào hỏa ngục
(Chuyện Thâm Cung Dưới Triều Đại Hồ Chí Minh) 
(Tác giả: Việt Thường)
  
Phạm Văn Đồng, một trùm mafia Việt Nam, một cánh tay đắc lực thực hiện những tội ác của Hồ Chí Minh đối với nhân dân và đất nước Việt Nam, vừa chết như một con chó già. Trong các trọng tội của Đồng thì, tội thay mặt Hồ và tập đoàn mafia cộng sản tiếm quyền, ký giấy dâng đất cho Trung-cộng, gồm các đảo Trường-sa và Hoàng-sa vào ngày 14-9-1958, là ghê tởm nhất. Bởi trong lịch sử Việt Nam, chưa một tập đoàn cầm quyền nào lại dám làm cái việc dâng đất cho nước ngoài để đổi lấy sự ủng hộ và vũ khí nhằm giết dân, phá hoại môi sinh nước mình vì lợi ích của một ngoại bang khác. Đó là bán đất cho Trung-cộng để thực hiện chiến lược bá quyền của Nga-sô ! 


                                                           [Việt gian bán nước-PVĐ]


Thứ Ba, 26 tháng 7, 2016

UỐNG RƯỢU VỚI BẠN


UỐNG RƯỢU VỚI BẠN

Bạn bè thằng bận thằng xa
Thằng hay đau yếu thằng ra xứ người
Thằng già háp, tóc trằng tươi
Thằng thì đứt bóng…
Nhớ ơi!
Thêm rầu
Ngày nào đàn đúm với nhau
Giờ đây có rượu…
Bạn đâu?
Vắng rồi.
Để dành thì sợ rượu ôi
Thôi đem ra uống cho rồi. Kẻo quên
Người nhìn cứ tưởng buồn tênh
Chẳng qua thấy nhậu mình êng…
Ngỡ là…

Thứ Bảy, 23 tháng 7, 2016

CHIẾC ÁO DÀI VIỆT NAM

CHIẾC ÁO DÀI VIỆT NAM
Nguyễn Huỳnh
(trích từ "Chiếc Áo Dài Việt-Nam và Ðạo Làm Người")
 


Mỗi dân-tộc trên thế-giới đều có một loại y-phục cá-biệt, khi nhìn cách phục-sức của họ, chúng ta nhận biết họ thuộc quốc-gia nào. Người Nhật-Bản có chiếc áo Kimono, người Trung-Hoa đời Mãn Thanh có chiếc áo Thượng-Hải mà quí bà quí cô thường gọi là áo "xường-xám", người Ðại-Hàn, người Phi, người Thái v.v. Người Việt-Nam, chúng ta hãnh diện về chiếc áo dài, được trang-trọng nâng lên ngôi vị quốc-phục, cũng có người gọi một cách hoa-mỹ hơn: "chiếc áo dài quê-hương".
Kẻ viết bài nầy cố-gắng góp nhặt rãi-rác một số ít các tài-liệu về chiếc áo dài được ghi chép rất vắn-tắt trong các sách sử. Ngoài ra, cũng còn có một ít tài-liệu tìm thấy trên sách báo cũ, nhưng không ghi rõ xuất-xứ. Tài-liệu ghi trong sách cũ tuy vắn-tắt, nhưng đáng tin-cậy.

Thứ Sáu, 22 tháng 7, 2016

Khi TQ bành trướng và tan rã một nước Nam Việt có thể sẽ trở lại.

Khi TQ bành trướng và tan rã một nước Nam Việt có thể sẽ trở lại.

16 tháng 7 năm 2016

Suốt chiều dài lịch sử của Trung Quốc (TQ) liên tục là những cuộc tách rồi nhập rồi tách các quốc gia.Theo gã sự vận hành của muôn vật mà Kinh dịch của tổ tiên Bách Việt (người Việt chúng ta hiện nay là người thừa kế hợp pháp) đúc kết thành quy luật thì bất cứ sự dịch chuyển nào đều phải tuân thủ lẽ của Tạo hóa, đó là sự hài hòa.
Với thiên nhiên gã luôn thấy bất cứ sự áp đặt cưỡng bức nào phá đi sự hài hòa vốn có của nó tạo nên sự bới tung, xung đột đều bị thiên nhiên trừng phạt khốc liệt.
Với các quốc gia, thể chế của con người cũng vậy, bất cứ sự dịch chuyển nào không hài hòa tức là mang tính áp đặt, cưỡng bức trước sau đều thảm bại.
Sự hình thành nên nước Trung Hoa ngày nay là kết quả của quá trình áp đặt, cưỡng bức bằng máu của hàng chục triệu người, như sự hình thành gọi là “thống nhất quốc gia” của bạo chúa Tần Thủy Hoàng bằng chất chồng núi xương hơn 2000 năm trước, sẽ thất bại vì không hợp lẽ Trời, không hợp lòng người, đương nhiên không thể hài hòa.

Thứ Năm, 21 tháng 7, 2016

CHUYỆN MỘT CHIẾC ẢI ÐÃ MẤT

CHUYỆN MỘT CHIẾC ẢI ÐÃ MẤT
Trần Gia Phụng

1. ẢI NAM QUAN
Theo Ðại Nam nhất thống chí, do Quốc sử quán triều Nguyễn soạn xong dưới triều vua Tự Ðức (trị vì 1847-1883), ải Nam Quan cách tỉnh thành [Lạng Sơn] 31 dặm về phía bắc, thuộc châu Văn Uyên, phía bắc giáp châu Bằng Tường tỉnh Quảng Tây nước Thanh, tức là chỗ mà người Thanh gọi Trấn Nam Quan. Cửa nầy dựng từ năm Gia Tĩnh nhà Minh,[1] đến năm Ung Chính thứ 3 [1725] nhà Thanh,[2] án sát tỉnh Quảng Tây là Cam Nhữ Lai tu bổ lại có tên nữa là Ðại Nam Quan, phía đông là một dải núi đất, phía tây là một dải núi đá, đều dựa theo chân núi xây gạch làm tường, gồm 119 trượng [3], cửa quan đặt ở quãng giữa có biển đề Trấn Nam Quan, dựng từ năm Ung Chính thứ 6 [1728] triều Thanh, có một cửa, có khóa, chỉ khi nào có công việc của sứ bộ mới mở. Bên trên cửa có trùng đài, biển đề 4 chữ Trung ngoại nhất gia, dựng từ năm tân sửu [1781] đời Càn Long nhà Thanh.[4] Phía bắc cửa có Chiêu đức đài, đàng sau đài có Ðình tham đường (nhà giữ ngựa) của nước Thanh; phía nam có Ngưỡng đức đài của nước ta, bên tả bên hữu, có hai dãy hành lang, mỗi khi sứ bộ đến cửa quan thì dùng chỗ nầy làm nơi tạm nghỉ.(5) 

Sau khi mô tả ải Nam Quan, các sử quan nhà Nguyễn đã đưa ra nhận xét như sau: Trấn Nam Quan không rõ bắt đầu từ triều đại nào, trong Nam sử cũng như Bắc sử đều không có minh văn. Khoảng đời Lê Cảnh Hưng, [6] đốc trấn Lạng Sơn Nguyễn Trọng Ðang sửa lại Ngưỡng đức đài, lập bia ghi việc đại lược nói: Nước Việt ta có Ngũ Lĩnh, quan ải trước ở đâu không rõ, là vì diên cách thế nào không ghi đủ. Gần đây, lấy địa giới châu Văn Uyên trấn Lạng Sơn làm cửa quan, cửa quan có Ngưỡng đức đài không rõ dựng từ năm nào, có lẽ bắt đầu từ đời Gia Tĩnh nhà Minh. Văn bia ấy nay vẫn còn.(7) 

Thứ Tư, 20 tháng 7, 2016

DÂN TỘC TÍNH

DÂN TỘC TÍNH
G. S. NGUYỄN ÐĂNG THỤC

Thế Kỷ 21/ Năm Thứ Mười, #123, July 1999
LTS. Sau khi hiệp định Genève 20-7-1954 ký kết, đất nước Việt Nam chia hai, gần một triệu người dân miền bắc đã di cư vào nam, cùng với dân miền nam xây dựng một quốc gia Việt Nam không Cộng sản.

Bài Dân Tộc Tính sau đây là diễn văn của Giáo sư Nguyễn Ðăng Thục đọc ngày 9 tháng Ba năm 1955, trong một buổi diễn thuyết tại Sài Gòn, được coi như một tuyên ngôn về Lập Trường Dân Tộc của miền Nam Việt Nam lúc đó.
* * *
Chúng ta đang đòi hỏi một ý-thức để thống-nhất quan-niệm và hành-động. Cái hệ-thống ý thức ấy không phải tìm trong sách vở xa lạ, mà ở tại chính trong bản thân thực nghiệm của dân-tộc, một dân tộc đã dám ngẩng đầu lên phương Bắc để tuyên-bố: "Nam-Việt Chi Quốc, Văn-hiến chi bang" (Bình Ngô Ðại-cáo).
Bởi vì hệ-thống ý-thức mà chúng ta đang đòi hỏi không phải là bất cứ một ý-thức-hệ ngoại-lai nào, mà chính là cái ý-thức-hệ của dân-tộc này, đã sống và đã nhiều phen tranh-đấu để sống là một dân tộc.

Thứ Hai, 18 tháng 7, 2016

TRUNG CỘNG, CƯỜNG QUỐC TRỊ GIÁ 100 NGÀN DOLLAR

TRUNG CỘNG, CƯỜNG QUỐC TRỊ GIÁ 100 NGÀN DOLLAR
Trần Trung Đạo


Bangladesh là quốc gia có dân số 147 triệu ở vùng Nam Á. Sau cuộc chiến tạm gọi là nội chiến Pakistan dài phát xuất từ các lý do văn hóa, tôn giáo, địa lý, quốc gia Bangladesh được thành lập vào năm 1971. Về kinh tế, Bangladesh được xếp vào hạng thứ 151 trên thế giới, nghĩa là rất nghèo. Nhiều triệu trẻ em Bangladesh vẫn còn thiếu dinh dưỡng. Chẳng những thế, các nước chung quanh cũng là những nước nghèo không thua kém nên các quan hệ kinh tế thương mại trong khu vực chẳng phát triển gì nhiều.

Nhưng khi trận bão lụt Katrina xảy ra ở New Orleans, Mỹ, tháng 8 2005, Bangladesh là một trong những quốc gia đầu tiên đáp ứng về cả nhân lực lẫn tài chánh. Chính phủ Bangladesh đã tặng nạn nhân Katrina 1 triệu Dollar và sẵn sàng đưa chuyên viên sang giúp xây dựng các đê điều ở New Orleans mà họ vốn có nhiều kinh nghiệm.

Chủ Nhật, 17 tháng 7, 2016

DIỄN BIẾN, CHỐNG DIỄN BIẾN VÀ TỰ DIỄN BIẾN HÒA BÌNH

DIỄN BIẾN, CHỐNG DIỄN BIẾN VÀ TỰ DIỄN BIẾN HÒA BÌNH
Trần Trung Đạo
Tháng 4/1994, trước làn sóng cách mạng dân chủ diễn ra tại Đông Âu, “diễn biến hòa bình” vốn là một đe dọa, đã được Trung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam đưa lên hàng nguy cơ, và là một trong bốn nguy cơ hàng đầu trong Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương (khóa VII) tại Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ. Từ đó đến nay, đại hội X sang đại hội XI cũng như trong các văn kiện đảng, tập huấn, hội nghị, sách vở của nhà xuất bản chính trị quốc gia nhiều lần nhắc nhở đến nguy cơ này.
Theo Từ điển Bách khoa xuất bản tại Việt Nam 2005, diễn biến hòa bình được định nghĩa: “Diễn biến hòa bình chiến lược của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động quốc tế, được thực hiện dưới một phương thức, thủ đoạn mới để chống phá, đẩy lùi và đi đến xoá bỏ chủ nghĩa xã hội. Đối tượng của chiến lược Diễn biến hòa bình là các nước có khuynh hướng phát triển phi tư bản chủ nghĩa. Bản chất của chiến lược DBHB là chống chủ nghĩa xã hội. Nội dung cơ bản là phá hoại các nước xã hội chủ nghĩa về các mặt chính trị, tư tưởng, kinh tế, văn hoá, xã hội, v.v… Phương thức và thủ đoạn chủ yếu là tạo dựng và thúc đẩy những nhân tố phản động, chống đối từ bên trong, đẩy đối phương vào khủng hoảng toàn diện, từng bước chuyển hoá chế độ chính trị theo con đường phát triển tư bản chủ nghĩa hoặc bị chính các thế lực chống đối dùng bạo lực lật đổ…”

Không thể tôn vinh văn hoá của quốc gia bắn giết dân ta, xâm phạm chủ quyền lãnh thổ của ta!

 Không thể tôn vinh văn hoá của quốc gia bắn giết dân ta, xâm phạm chủ quyền lãnh thổ của ta!

Posted by adminbasam on 14/07/2016
13-7-2016
Nghệ sĩ Thành Lộc. Ảnh: internet
Nghệ sĩ Thành Lộc. Ảnh: internet
Hồi còn làm Ban Giám Khảo của Vn’s Got Stalent, đến mùa thứ 2 thì có 1 bạn hâm mộ tại HN đã lấy chân dung tôi, Huy Tuấn, Thuý hạnh và MC Thanh Bạch ghép vào hình ảnh nhóm thầy trò đường tăng Tam Tạng đi thỉnh kinh trong Tây Du Ký để bày tỏ lòng ngưỡng mộ. Tôi có nói với bạn ấy (qua fb thôi) rằng tôi cảm kích lòng ngưỡng mộ của bạn ấy dành cho chương trình và riêng BGK&MC, nhưng xin đừng ghép tôi vào cái nhóm văn hoá Trung Quốc vì tôi không muốn trông thấy hình ảnh chính mình lại khoát bộ trang phục của họ để cổ suý cho 1 nền văn hoá của 1 quốc gia đang xâm lấn lãnh thổ và làm hại người dân tôi mỗi ngày trên biển đảo!
Bạn ấy bảo tôi cực đoan, chính trị là chính trị mà nghệ thuật là nghệ thuật! Tôi nói trước đây tôi cũng đã từng nghĩ như vậy nhưng bây giờ thì không vì chính bọn Tàu cộng cũng đã không nghĩ như vậy, bọn chúng là bọn xảo ngôn nên ta không cần phải tôn trọng và hãy lấy hình ảnh tôi ra khỏi bức ảnh ấy, người bạn HN nầy đã tỏ ra thất vọng và miệt thị tôi khá nặng! Lúc đó tôi có nghĩ chắc bạn nầy là 1 dư luận viên (?)
Trong 1 đợt kỷ niệm cho sự kiện của 1 hội chuyên nghành về sân khấu, người ta muốn dựng lại 1 số vở kịch lừng danh của nhà hát sân khấu nhỏ 5B mà một thời tôi đã gắn bó tài nghệ mình nơi đó, chỉ là 1 đợt hoạt động mang tính sự kiện thôi nhưng trong đó có vở Lôi Vũ (tác giả Tào Ngu – Trung Quốc) mà tôi đã thành công nhiều với vai Chu Xung. Tôi từ chối tham gia cũng vì lý do trên, không thể khác! Không thể viện lý do nghệ thuật khác với chính trị để chính mình tự làm tổn thương lòng tự trọng dân tộc của mình.

TỪ HITLER ĐẾN ĐẶNG TIỂU BÌNH, TÁC HẠI CỦA CHỦ NGHĨA DÂN TỘC CỰC ĐOAN

TỪ HITLER ĐẾN ĐẶNG TIỂU BÌNH, 
TÁC HẠI CỦA CHỦ NGHĨA DÂN TỘC CỰC ĐOAN
Trần Trung Đạo
http://www.trantrungdao.com/wp-content/uploads/2015/01/ChinhLuanTranTrungDao-full.pdf

Sự sụp đổ của hệ thống Cộng Sản trong phạm vi thế giới từ cuối thập niên 1980 đã tạo điều kiện cho các dân tộc vùng Đông Âu tìm về bản sắc văn hóa và cội nguồn lịch sử của mình. Sự phục hưng và phát triển vượt bực của Slovakia, Estonia, Czech, Slovenia, Latvia và Lithuania hiện nay cho thấy yếu tố văn hóa không những là động lực chính của phong trào độc lập mà còn là nguồn thúc đẩy cho phát triển kinh tế dù đó là những nước chật hẹp về đất đai và rất ít về dân số. Sức sống dân tộc và đôi cánh tự do dân chủ đã giúp cho các quốc gia này ngày càng thịnh vượng.
Nhưng không phải lãnh đạo nào cũng đức độ như Vaclav Havel của Czech hay tài ba như bà Vaira Vīķe của Latvia, từ Hitler với đảng Quốc Xã Đức đến Đặng Tiểu Bình với đảng CS Trung Quốc, nhân loại đã chịu đựng nhiều tai họa chỉ vì giới lãnh đạo độc tài tại các quốc gia này đã sử dụng chủ nghĩa dân tộc như một phương tiện phục vụ cho mục tiêu bành trướng bá quyền.
Khi Đặng Tiểu Bình chết, 17 tháng Hai, 1997, nhiều lãnh đạo quốc gia, chính khách ca ngợi y như là một thiên tài kinh tế, nhà chính trị lỗi lạc, can đảm và cũng là người giúp ngăn Trung Cộng khỏi rơi vào hố thẳm. Tuy nhiên, các thành tựu kinh tế của Trung Cộng được đổi bằng sự chịu đựng, hy sinh, mồ hôi, xương máu của nhiều dân tộc khác và ngay tại Trung Cộng hàng trăm triệu dân thiểu số vẫn phải tiếp tục sống trong độc tài, nghèo đói, bất công và bạc đãi. Nhiều học giả so sánh giữa Hitler và Statin, Hitler và Mao nhưng rất ít người so sánh giữa Hitler và Đặng Tiểu Bình bởi vì họ chỉ nhìn những điểm sáng của Đặng Tiểu Bình mà bỏ qua phía tối của y.

Thứ Bảy, 16 tháng 7, 2016

Chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa Thử phân tích lập luận của Việt Nam và Trung Quốc


Chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa Thử phân tích lập luận của Việt Nam và Trung Quốc

Từ Đặng Minh Thu (1)
 http://www.nguyenthaihocfoundation.org/lichsuVN/m_bienkhao_tshs7.htm

Nhắc đến Biển Đông, không ai không nghĩ đến hai cái tên rất đẹp Hoàng Sa và Trường Sa. Tiếc thay hai cái tên đó lại gắn liền với những gì đi ngược với thiện, mỹ, hoà, vì hai quần đảo xa xôi này đã và đang là đối tượng của một cuộc tranh chấp sôi nổi giữa các quốc gia và lãnh thổ trong vùng. Cuộc tranh chấp đã kéo dài gần một thế kỷ nhưng đến nay vẫn chưa giải quyết được, và ngày càng trầm trọng hơn, đang là mối đe doạ cho hoà bình ở vùng Đông Nam Á.

Khi thì bùng nổ, khi thì lắng dịu, cuộc tranh chấp này mang mọi hình thức đấu tranh, từ đấu tranh chính trị, ngoại giao đến đấu tranh vũ lực. Các quốc gia tranh chấp cũng thay đổi tuỳ theo thời cuộc. Lúc đầu chỉ có Pháp và Trung Hoa, tiếp sau đó, Nhật Bản và Philippin cũng nhảy vào đòi quyền lợi. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản bại trận rút lui khỏi cuộc tranh chấp, Pháp rời Đông Dương, Trung Hoa thay đổi chính quyền, thì các quốc gia và vùng lãnh thổ tranh chấp gồm Việt Nam Cộng hoà, Trung Quốc, Đài Loan và Philippin. Sau khi Việt Nam thống nhất thì cuộc tranh chấp tiếp diễn giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và ba quốc gia và vùng lãnh thổ kia. Ngày nay, từ khi “Luật Biển mới” ra đời, tầm quan trọng của 2 quần đảo tăng thêm, thì số quốc gia tranh chấp cũng tăng theo.

Thứ Năm, 14 tháng 7, 2016

Quá trình xác lập chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa

Quá trình xác lập chủ quyền của Việt Nam
tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa
Nguyễn Nhã - Ph.D thesis
http://www.nguyenthaihocfoundation.org/lichsuVN/nguyennha2.htm

Phần mở đầu


1. Lý do và mục đích nghiên cứu

Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc lãnh thổ Việt Nam từ nhiều thế kỷ nay. Quần đảo này có tầm quan trọng đặc biệt về mặt chiến lược (nằm trên thủy đạo và đường bay quốc tế) cũng như có tiềm năng quan trọng về kinh tế (dầu khí, các sản vật khác) và hiện đang bị xâm phạm bởi nhiều nước như Trung Quốc (bao gồm Đài Loan), Philippines, MaLaysia, Brunei khiến trở thành điểm nóng chính trị của khu vực.
 Nghiên cứu đề tài này không những là do nhu cầu của giới nghiên cứu khoa học mà còn đáp ứng được nhu cầu thực tiễn đối với quốc dân cũng như các nhà lãnh đạo, nhất là cho cuộc đấu tranh chính trị và ngoại giao bảo vệ chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Ngoài ra, bản thân người nghiên cứu vốn quan tâm đến vấn đề này từ hơn 25 năm nay, muốn có cơ hội để hệ thống hoá, tổng hợp tất cả các tài liệu và tìm hiểu đầy đủ, thấu đáo việc xác lập chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Công trình nghiên cứu nhằm mục đích:
 1. Cung cấp tư liệu một cách tổng hợp, hệ thống và cặn kẽ về quá trình xác lập chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Từ đó rút ra những luận điểm vững chắc minh chứng chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
 2 Cũng từ đó, giúp cho việc phản bác những luận điểm biện minh cho sự xâm phạm của các nước ngoài đối với chủ quyền Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, hầu thấy được thực chất của tình trạng xâm phạm chủ quyền để xây dựng các đối sách lâu dài bảo vệ chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
 3. Góp phần xây dựng nhận thức rõ ràng về trách nhiệm tranh đấu giành lại chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa và bảo vệ chủ quyền trên quần đảo Trường Sa của nhà nước và nhân dân Việt Nam.

Thứ Hai, 11 tháng 7, 2016

Chữ VIỆT


    và   

Bạn và tôi là người Việt, chúng ta là con dân nước Việt. Cái tên "Việt" đã có từ lâu đời, ấy thế mà khi hỏi đến nguồn gốc và ý nghĩa của nó, ít có ai hiểu nó là gì! Tại sao là Việt? Nó mang ý nghĩa gì? Thỉnh thoảng trên báo chí chúng ta thấy có nhiều học giả tìm cách giải thích, nhưng rất tiếc sự giải thích đó đều mang một ý nghĩa không mấy tốt đẹp. Hôm nay bạn và tôi thử tìm hiểu, phân tích để hiểu xem vì lý do gì tiền nhân của chúng ta lại lấy cái tên "Việt" đặt cho dân tộc mình.

Đầu tiên cái tên Việt đó được viết bằng một loại chữ mà ngày nay ít ai nhắc tới, đó là chữ Nho. Chúng ta có chữ viết; các cụ ngày xưa viết chữ Nho, sau đó là chữ Nôm; đến khi người Pháp đến đô hộ đất nước chúng ta, họ đưa vào một lối chữ viết với mẫu tự La-tinh và gọi đó là chữ Quốc Ngữ. Chữ Quốc Ngữ dần dần thay thế chữ Nho và Nôm. Sau đó tất cả các sách vỡ, văn kiện đều được in bằng chữ Quốc Ngữ.Ngày nay ít ai buồn nghĩ đến chữ Nho và Nôm của ngày trước; nếu có ai tình cờ nhắc lại thì bị coi là cổ hủ, lỗi thời. Từ đó với thời gian hai loại chữ trên đều bị rơi vào quên lãng. Sự mất mát của chữ Nho và chữ Nôm mang một ảnh hưởng rất tai hại mà ít ai nghĩ tới.

Thứ Năm, 7 tháng 7, 2016

LỊCH SỬ NGUỒN GỐC VĂN HÓA NHÂN BẢN VIỆT NAM

https://cuuhocsinhphuyencom.wordpress.com/2015/12/10/lich-su-nguon-goc-van-hoa-nhan-ban-viet-nam/
    
Hiện tại cộng sản Việt Nam phản quốc bán nước cầu vinh, Việt cộng đang mưu toan xóa nhòa việc học Lịch sử Dân tộc để chúng chuẩn bị thay thế việc học sử Việt sang học sử Tàu theo như cam kết trong mật ước Thành Đô và cũng để xóa nhòa Tinh thần Dân tộc vì chúng lo sợ, một khi tinh thần Dân tộc bất khuất chống tàu xâm lăng trổi dậy, toàn dân Việt sẽ vùng lên quét sạch bọn mãi quốc cầu vinh Việt cộng ra khỏi cỏi bờ Đất Việt.

Thứ Sáu, 1 tháng 7, 2016

NGẪM NGHĨ VỀ GIÒNG SÔNG





NGẪM NGHĨ VỀ GIÒNG SÔNG

Ngồi ngẫm nghĩ về giòng sông của Hess*
Như mọi giòng sông luôn đổi mới từng giây
Nhưng thiên thu thì giòng sông vẫn chảy
Chẳng không gian, không khái niệm đêm ngày