Người theo dõi

Thứ Bảy, 23 tháng 7, 2016

CHIẾC ÁO DÀI VIỆT NAM

CHIẾC ÁO DÀI VIỆT NAM
Nguyễn Huỳnh
(trích từ "Chiếc Áo Dài Việt-Nam và Ðạo Làm Người")
 


Mỗi dân-tộc trên thế-giới đều có một loại y-phục cá-biệt, khi nhìn cách phục-sức của họ, chúng ta nhận biết họ thuộc quốc-gia nào. Người Nhật-Bản có chiếc áo Kimono, người Trung-Hoa đời Mãn Thanh có chiếc áo Thượng-Hải mà quí bà quí cô thường gọi là áo "xường-xám", người Ðại-Hàn, người Phi, người Thái v.v. Người Việt-Nam, chúng ta hãnh diện về chiếc áo dài, được trang-trọng nâng lên ngôi vị quốc-phục, cũng có người gọi một cách hoa-mỹ hơn: "chiếc áo dài quê-hương".
Kẻ viết bài nầy cố-gắng góp nhặt rãi-rác một số ít các tài-liệu về chiếc áo dài được ghi chép rất vắn-tắt trong các sách sử. Ngoài ra, cũng còn có một ít tài-liệu tìm thấy trên sách báo cũ, nhưng không ghi rõ xuất-xứ. Tài-liệu ghi trong sách cũ tuy vắn-tắt, nhưng đáng tin-cậy.

Dân-tộc Việt-Nam có một chiều dài lịch-sử trên bốn ngàn năm theo như sử sách đã ghi, trong đó có một ngàn năm bị Bắc thuộc, tám mươi hai năm bị Pháp đô-hộ, tiếp theo là cuộc chiến quốc cộng tương-tàn! Một dân-tộc mà bị dân-tộc khác đô-hộ trên ngàn năm quả là quá lâu. Bao nhiêu tài-sản của quốc-gia, sử sách quí-giá, tài-liệu về lịch-sử v.v... đã cướp đi hoặc tiêu-hủy hết. Mục đích của kẻ thống-tri. là triệt-tiêu nền văn-hóa của ta để đồng-hóa. Mặc dầu bị ngoại xâm, chiến-tranh tàn phá liên-miên, nhưng dân-tộc ta luôn có sự đề-kháng tinh-vi để trường-tồn. Sử-gia Ðào Duy Anh chép: "Theo sách Sử-ký chép thì người Văn-Lang xưa, tức là tổ-tiên ta, mặc áo dài về bên tả (tả nhiệm). Sử lại chép rằng ở thế-kỷ thứ nhất, Nhâm Diên dạy cho dân quận Cửu-chân dùng kiểu quần áo theo người Tàu. Theo những lời sách chép đó thì ta có thể đoán rằng trước hồi Bắc thuộc thì dân ta gài áo về tay trái, mà sau bắt chước người Trung-quốc mới mặc áo gài về tay phải." (Việt-nam Văn-Hóa Sử, Ðào Duy Anh, trang 172). Mặc dầu cuộc sống chung đụng và bắt chước theo người ngoại quốc, nhưng tổ-tiên ta vẫn khôn-khéo duy-trì nét đặc-thù của nền văn-hóa, không đánh mất bản-sắc dân-tộc.
Không ai biết rõ chiếc áo dài nguyên-thủy ra đời từ lúc nào và hình dáng ra sao, vì thiếu tài-liệu kiểm-chứng. Mới đây, nhân đọc cuốn kể chuyện "Chín Chúa - Mười Ba Vua Triều Nguyễn" của ông Tôn Thất Bình, (Nhà Xuất Bản Ðà-Naûng, 1997) có bài "Những Trang Ðầu của Lịch-Sử Áo Dài" tác-giả chép như sau:
"Chiếc áo dài tha-thướt xinh đẹp hiện nay phải qua một quá-trình phát-triển. Nó được hình-thành từ đời chúa Nguyễn Phúc Khoát. Nguyên chúa Nguyễn Phúc Khoát nghe người Nghệ-an truyền câu sấm: "Bát đại thời hoàn trung nguyên" (tám đời trở về trung nguyên), thấy từ Ðoan Quốc Công đến nay vừa đúng tám đời bèn xưng hiệu lấy thể-chế áo mũ trong Tam tài đồ hội làm kiểu... lại hạ lệnh cho trai gái hai xứ đổi dùng áo quần Bắc quốc để tỏ sự biến đổi, khiến phụ-nữ bận áo ngắn hẹp tay như áo đàn ông thì Bắc quốc không có thế.
Thế là do tinh-thần độc-lập, muốn dân chúng trong địa-phận mình cai-tri. mang y-phục riêng để phân-biệt với miền Bắc, Nguyễn Phúc Khoát hiểu dụ:
"Y-phục bản quốc vốn có chế độ, địa-phương này từ trước cũng chỉ tuân theo quốc-tục, nay kính vâng thượng đức, dẹp yên cõi biên, trong ngoài như nhau, chính-tri. và phong-tu.c cũng nên thống-nhất. Nếu còn có người mặc quần áo kiểu người khách (Trung quốc, TTB chú) thì nên đổi theo thể-chế của nước nhà. Ðổi may y-phục thì theo tục nước mà thông dụng vải, lụa, duy có quan-chức thì mới cho dùng xen the, là, trừu, đoạn, còn gấm vóc và các thứ hoa rồng phượng thì nhất-thiết không được quen thói cũ dùng càn. Thường-phục thì đàn ông, đàn bà dùng áo cổ đứng ngắn tay, cửa ống tay hoặc rộng hoặc hẹp tùy-tiện. Áo thì hai bên nách trở xuống phải khâu kín liền không cho xẻ mớ. Duy đàn ông không muốn mặc áo cổ tròn và hẹp tay cho tiện làm việc thì cũng được. Lễ phục thì dùng áo cổ đứng tay dài, vải xanh chàm hoặc vải đen, hay vải trắng tùy nghi. Còn các bức viền cổ và kết lót thì đều theo như điều hiểu dụ năm trước mà chế dùng."
Như vậy từ thế kỷ XVIII, chiếc áo dài đã được ra đời, dù ban đầu còn thô-sơ, nhưng kín đáo. Nó là sản-phẩm mang màu sắc dung-hòa Bắc Nam. Cũng ở thời Nguyễn Phúc Khoát, phụ-nữ đã biết trang điểm, thêu-thùa hoa lá quanh cổ áo để tăng vẻ đẹp, hàng vải khá tốt và tinh-xa?o. Các loại áo đoạn hoa bát ty, sa, lương, địa, the là hàng hoa được mặc vào ngày thường, áo vải, áo mộc bị chê là vải xấu.
Chúa Nguyễn Phúc Khoát đã viết những trang lịch-sử đầu cho chiếc áo dài vậy." (Theo Lê Quý Ðôn-Phủ biên tạp lục, trong cuốn "Kể chuyện Chín Chúa - Mười Ba Vua Triều Nguyễn, của Tôn Thất Bình, trang 29.)
Chúa Nguyễn Phúc Khoát hùng-cứ ở xứ Ðàng Trong, sau khi chiếm trọn nước Chiêm-thành, mở-mang bờ cõi về phương Nam, theo Lê Quý Ðôn, đã có được thời-kỳ thịnh-vượng bình-yên. Chúa Nguyễn Phúc Khoát xưng vương-hiệu là Vũ Vương, có triều-nghi xây hai điện Kim-Hoa, Quang-Hoa, có các nhà Tụ-La.c, Chính-Quang, Trung-Hoà, Di-Nhiên, đài Sướng-Xuân, các Dao-Trì, các TriềuÐương, các Quan-Thiên, đình Thụy-Vân, hiên Ðồng-Lạc, an Nội-Viên, đình Giáng-Hương, điện Trường-Lạc, hiên Duyệt Võ v.v., có cơ-chế chính-tri., hành-chánh, xã hội có kỷ-cương, nhưng chưa có quốc-hiệu. Tuy nhiên, người ngoại-quốc tới lui buôn-bán tại cửa Hội-an thường gọi là "Quảng-Nam quốc". Ðể chứng tỏ tinh-thần độc-lập, Chúa Vũ-Vương Nguyễn Phúc Khoát đã chú-trọng đến vấn đề cải-cách xã-hội, phong-tục mà điều quan-trọng là sự cải-cách về y-phục.
Nếu căn-cứ theo tài-liệu kể trên thì chiếc áo dài Việt-nam đã ra đời vào thế kỷ XVIII, trong thời Chúa Nguyễn Phúc Khoát (1739-1765) (?).
Từ đó đến nay chắc-chăn chiếc áo dài Việt-Nam cũng đã thay hình đổi dạng để thích-nghi với trào-lưu tiến-hóa và sự trường-tồn của dân-tộc. Sách Ðại Nam thực lục tiền biên cũng có chép: "Vào khoảng năm 1744 chúa Võ Vương ở phương Nam bắt dân-gian cải-cách y-phục". Có lẽ vào thời xa xưa đàn-bà Việt-Nam mặc áo thắt vạt và mặc váy. Ta đọc đoạn sử sau đây: "Ðến đời Minh-Mệnh có lệnh cho đàn-bà đường ngoài phải mặc quần, nhưng chỉ những người giàu sang ở thành-thi. tuân theo,chứ ở nhà quê thì đến nay đàn-bà cũng vẫn mặc váy." (Việt-Nam Văn-Hóa Sử, Ðào Duy Anh, trang 173).
Mặc dầu bị ngoại-xâm và bị đô-hộ lâu dài, nhưng tổ-tiên ta vẫn khôn-khéo duy-trì một xã-hội có kỷ-cương, tôn-ti trật-tự. Cứ nhìn vào trang-phục và màu sắc để phân-biệt giai-tầng trong xã-hội. Sách Vũ Trung Tùy Bút chép: "Ðời xưa học trò và người thường, khi có việc công thì mặc áo xanh lam (thanh cát), lúc thường thì mặc áo mùi thâm (chuy y), người làm lụng thì mặc áo mùi sừng (quì sắc). Từ đời Lê về sau thì sắc trắng ít dùng. Cứ trạng-thái y-phục gần nhất của người nưóc ta thì các quan hay mặc áo xanh lam, học trò cùng những chức-viên, tổng-lý và hạ lại thường dùng màu sừng và màu đen, người nhà quê và người làm lụng thì thường dùng màu nâu. Người giàu-sang thì mặc the lụa gấm-vóc, còn người nghèo-hèn thì chỉ dùng vải to ... vua quan thì có phẩm-phục, quân lính thì có nhung-phục, thường dân thì có lễ-phục".
Trong Việt-Nam Sử-Lược của học-giả Trần Trọng Kim viết: "Vua Lê-Lợi, ngày ấy dấy quân khởi-nghĩa chống giặc Tàu ở đất Lam-sơn. Ngài dùng chiếc áo vải màu lam là màu áo biểu-tượng để kháng giặc". Vì thế vua Lê-Lợi được mệnh danh là "Anh hùng áo vải Lam-Sơn".
Qua các đoạn sử vừa trích dẫn ở trên, ta thấy y-phục là một biểu-tượng của quốc-gia dân-tộc. Trải qua bao biến-thiên của đất nước, chiếc áo dài cũng đã được cải-tiến. Vào khoảng thập niên 1930, nhóm văn-sĩ trong Tự-Lực Văn Ðoàn đã chủ-xướng cuộc cải-cách văn-hóa, tư-tưởng mới cho thế-hệ trẻ. Trong nhóm này có hai họa-sĩ du-học từ Pháp về, đó là các ông Nguyễn Cát Tường và Lê-Phổ, dùng hai tờ báo Ngày Nay và Phong-Hóa làm phương-tiện truyền-bá của nhóm. Hai họa-sĩ đã vẽ và chỉnh-trang kiểu áo dài phụ-nữ gọi là áo "Le Mur Cát Tường" cổ cao, không có eo. Ông Nguyễn Cát Tường viết trong tờ Phong-Hóa, có đoạn: "Muốn biết nước nào có tiến-bộ, có kỷ-thuật hay không? Cứ xem y phục người nước của họ, ta cũng đủ hiểu." (Phong-Hóa số 86, tháng 2-1934).
Một nhân-vật nữ khác không thể không nhắc đến, đó là bà Trịnh Thục Oanh, một hiệu-trưởng của trường nữ Trung-học Hà-Nội, đã làm thêm một cuộc cải-cách táo-bạo hơn, bà nhấn eo chiếc áo, ôm sát theo đường nét mỹ-miều duyên dáng của phái nữ.
Ðến ngày nay, chiếc áo dài của quí bà quí cô là một tác-phẩm mỹ-thuật tuyệt-vời. Nó đã trở thành một thứ y-phục độc đáo của phụ-nữ Việt-nam. Tại cuộc hội chợ quốc tế Osaka, năm 1970 tại Nhật-bản, chiếc áo dài phụ nữ Việt-Nam đã lên ngôi và đem lại vinh dự cho phái đoàn VNCH. Khách quốc-tế trầm-trộ thán-phục trước các vạt áo lã-lơi như cánh bướm trước gió. Khách bình-phẩm:
- Hơi mỏng!
- Nhưng rất kín đáo, đủ sức che mắt thánh!
Một nhiếp-ảnh gia quốc-tế của Việt-nam cũng đã hãnh diện về hấp-lực của chiếc áo dài tại hội-chợ, nên có nhận xét:
- Nó có sức chở gió đi theo.
Những lời nhận xét trên không có gì quá đáng. Chiếc áo dài Việt-nam chỉ thích-hợp cho thân hình kiều diễm, ẻo-lả, mảnh-mai của phụ-nữ Việt-nam. Nó vừa kín đáo, vừa e-ấp, vừa khêu-gợi. Nó khai thác được đường nét tuyệt-mỹ của thân-thể. Thi sĩ Xuân-Diệu thú-nhận:
Những tà áo lụa mong manh ấy,
Ðã gói hồn tôi suốt trọn đời.
Chiếc áo dài hiển-nhiên là một loại "quốc-phục". Khách khứa đến thăm, chủ nhà trịnh-trọng bận chiếc áo dài như là một chiếc áo lễ để tiếp khách. Tại học đường nó là chiếc áo học trò ngây-thơ, tung-tăng như cánh bướm, gói trọn mộng đẹp của tương-lai. Một chiếc khăn vành có tác dụng như một "vương-miện", thêm vào chiếc áo choàng bên ngoài sẽ trở thành bộ y-phục "hoàng hậu" cho cô dâu khi bước lên xe hoa. Trong buổi dạ-tiệc, chiếc áo dài Việt-nam cũng sẽ lộng-lẫy, độc đáo, không thua bất kỳ bộ trang-phu.c của các quốc-gia nào khác trên thế-giới.
Tại miền quê Quảng-Nam, những người buôn thúng bán bưng, mặc dầu nghèo khổ, cũng luôn luôn bận chiếc áo dài khi ra chợ. Nếu áo rách, sờn vai thì chắp vào chỗ rách một phần vải mới, gọi là áo "vá quàng". Dầu là áo rách, áo vá quàng, vẫn tăng giá-trị:
Ðố ai kiếm được cái vảy con cá trê vàng,
Cái gan con tép bạc, mấy ngàn tôi cũng mua.
Chẳng thương cái cổ em có hột xoàn,
Thương em mặc chiếc áo vá quàng năm thân.
Áo may cái thuở anh mới thương nàng,
Ðến nay áo rách lại vá quàng thay tay.
(Ca dao)
Chiếc áo dài, một đề-tài phong-phú đê/ dành co các thi-sĩ dệt thơ. Trong bài "Áo Trắng" Huy-Cận viết:
Áo trắng đơn-sơ, mộng trắng trong,
Hôm xưa em dến, mắt như lòng,
Nở bừng ánh sáng, em đi đến,
Gót ngọc dồn hương, bước tỏa hồng.
...
Nắng thơ dệt sáng trên tà áo,
Lá nhỏ mừng vui phất cửa ngoài.
...
Dịu dàng áo trắng trong như suối,
Tỏa phất đôi hồn cánh mộng bay.
(Huy-Cận)
Thi-sĩ Ðông-Hồ cũng đã tình-nguyện bán thơ mình để "Mua Áo" cho cô gái xuân, lời thơ nhẹ-nhàng phơi-phới yêu đương, có chiều lã -lơi mà trong sạch, nũng-nịu đến dễ thương: 
Chiếc áo năm xưa đã cũ rồi,
Em đâu còn áo mặc đi chơi.
Bán thơ nhân dịp anh ra chợ.
Ðành gởi anh mua chiếc áo thôi.
Hàng bông mai biếc màu em thích,
Màu với hàng, em đã dặn rồi.
Còn thước tấc, quên! Em chưa bảo:
Kích tùng bao rộng, vạt bao dài?
Ô hay! Nghe hỏi mà yêu nhỉ!
Thước tấc anh cònlựa hỏi ai.
Rộng hẹp, tay anh bồng aûm đó,
Ngắn dài, người mới tựa bên vai!
(Ðông Hồ, "Cô Gái Xuân")
Thi-sĩ Phan Long cũng trải hồn mình qua bài cảm-tác "Chiếc Áo Dài Tà Áo quê Hương" sau đây:
Em yêu mến chiếc áo dài,
Thướt tha duyên dáng đẹp hoài thời-gian.
Ngày xuân nắng trải tơ vàng,
Khoe tà áo mới ngập tràn tuổi thơ.
Lớn theo lứa tuổi học trò,
Tình che vạt trước gió lùa vạt sau.
Những ngày đẹp mãi bên nhau,
Vạt vui in dấu vạt sầu còn vương.
Ðẹp sao tà áo quê-hương,
Áo dài màu trắng nhớ thương năm nào.
(Phan Long)
Cái tài-tình của chiếc áo dài Việt-Nam qua cách cấu-trúc chẳng những là một tác-phẩm nghệ-thuật tuyệt-vời, nhưng bên trong còn ẩn-tàng ý-nghĩa dạy dỗ về đạo làm người. Dân-tộc Việt-nam phải phấn đấu không ngừng chống nạn ngoại-xâm để trường-tồn, và bảo vệ những giá-trị truyền-thống về văn-hóa, kỷ-cương gia đình. Dầu muốn hay không thì dân-tộc ta, cũng như các dân-tộc Á-châu khác đã chịu ảnh-hương sâu đậm của Tam Giáo và học-thuyết Khổng Mạnh. Gia đình, xã-hội được xây dựng trên nền tảng tam cương, ngũ thường. Tổ-tiên ta răn dạy con cháu thật chặt-chẻ về đạo làm người, chẳng những trên sách vở, mà còn phải luôn luôn mang nó theo trên người. Phải chăng đây là sự dạy dỗ sâu-sắc, khéo-léo của tiền-nhân? Nếu qủ đúng như vậy thì chiếc áo dài Việt-Nam là cái gia-pha? vô cùng quí-giá ẩn-tàng sự dạy dỗ con cháu về đạo làm người. Ta phải hãnh diện, nâng-niu, bảo-vệ, xem như một di-sản văn-hóa do tổ-tiên truyền dạy. Ta thử xem cách cấu-trúc của chiếc áo dài xưa:
Phía trước có hai tà (hay hai vạt), phía sau hai tà, tượng- trưng cho tứ thân phụ-mẫu (cha mẹ chồng, cha mẹ vợ).
Một vạt cụt, hay vạt chéo phía trước có tác dụng như một cái yếm che ngực, nằm phía bên trong hai vạt lớn, tượng-trưng cho cha mẹ ôm-ấp đứa con vào lòng.
Năm hột nút nằm cân-xứng trên năm vị-trí cố định, giữ cho chiếc áo được ngay thẳng, kín đáo, tượng- trưng cho năm đạo làm người: Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín.
Trong chiếc áo tứ thân, người ta thường buộc hai vạt trước lại với nhau để giữ cho chiếc áo cân đối, tượng-trưng cho tình nghĩa vợ chồng âu-yếm, quấn-quít bên nhau.
Nguyễn Huỳnh
OrlandoFlorida
http://www.mevietnam.org/index-a.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét