Người theo dõi

Thứ Năm, 10 tháng 11, 2016

Âm mưu thâm độc của Trung Quốc tại Hà Nội 36 năm trước

Âm mưu thâm độc của Trung Quốc tại Hà Nội 36 năm trước
16/05/2014 

Bước sang năm 1978, quan hệ giữa Việt Nam với các đồng chí Trung Quốc xấu đi trông thấy. Tuy vậy, một bộ phận lớn cán bộ của ta (kể cả cán bộ cao cấp) chưa chuyển biến kịp thời về mặt nhận thức, vẫn mơ hồ và ảo tưởng vào quan hệ với Bắc Kinh. Bị ám ảnh với yêu cầu gìn giữ tinh thần đoàn kết quốc tế vô sản (đại cục), ám ảnh bởi sự hàm ơn Trung Quốc giúp ta đánh Mỹ, đánh Pháp, ngay cả nhiều cán bộ Trung ương rất dè dặt khi phát biểu về các vụ việc rắc rối do Trung Quốc gây hấn. Quan điểm chung đều cho rằng đó là các vụ việc cá biệt trong đó Việt Nam có lỗi chính, mà không thấy được đó là chuỗi sự kiện được sắp đặt có chủ ý. Giữa lúc đó, xảy ra rắc rối lớn ở Hà Nội liên quan đoàn chuyên gia Trung Quốc tại công trình quốc tế cầu Thăng Long.
Sau 1975, đoàn chuyên gia Trung Quốc được cử sang Hà Nội rất đông giúp Việt Nam xây dựng công trình cầu Thăng Long do họ viện trợ. Phần lớn số này sinh hoạt ngay tại công trình. Việc chẳng tiến triển được bao nhiêu thì họ cố tình lấy cớ này cớ kia trì hoãn tiến độ khiến các cơ quan Việt Nam rất bị động trong việc bố trí nhân công, thời gian, gây lãng phí lớn.
Đầu năm 1978, thấy Việt Nam vẫn nhẫn nại, họ bắt đầu khiêu khích trắng trợn. Một số chuyên gia mới được Bắc Kinh cử sang rất lỗ mãng với cán bộ và công nhân ta. Đã có trường hợp sỉ nhục, thậm chí đánh đập công nhân ngay trên công trường. Việc đến tai lãnh đạo. Nhận thức chung vẫn là: chắc mấy ông tướng nhà mình có gì sai chuyên gia bạn mới buộc làm thế… rồi: phải nín nhịn để giữ đại cục.

Thấy Việt Nam không có phản ứng, họ lại leo thang hành động gây hấn thù địch. Họ bắt đầu biến khu nhà ở chuyên gia thành lãnh địa riêng, cấm người Việt Nam tới gần. Nhiều lần, họ thả đàn chó bẹc-giê rất hung dữ cho cắn công nhân ta. Việc được báo cáo lên thì lãnh đạo đều xem xét xuề xòa trên tinh thần gìn giữ đại cục. Gìn giữ đoàn kết quốc tế vô sản cũng là thực hiện di huấn của Bác, thiêng liêng lắm. Phần sai lại vẫn bị đẩy về phía công nhân ta. Không khí trên công trường căng thẳng từng ngày.
 
Đến một hôm, khi bị đàn chó bẹc-giê của Trung Quốc tấn công, đồng chí công nhân ta đã dùng gậy xua chó nhằm tự vệ. Chỉ chờ có vậy, Trưởng đoàn chuyên gia Trung Quốc ngay lập tức tố cáo “nhà đương cục Việt Nam” giết chó bảo vệ, đột nhập khu nhà ở của họ nhằm hãm hại chuyên gia Trung Quốc. Sứ quán họ ở Hà Nội không chậm chễ bù lu bù loa hết công suất. Lúc này, lãnh đạo Trung ương và Hà Nội hoảng thực sự. Phần lớn phản ứng ban đầu đều quy kết công nhân ta chưa thấm nhuần này kia nên manh động và phạm pháp (?!). Đây là vụ án (lúc này là án) có ảnh hưởng lớn tới chính trị, quan điểm ban đầu giao cho cơ quan chức năng là như vậy.
Khó khăn lắm cơ quan chức năng ta mới tiếp cận được xác chó. Công tác khám nghiệm pháp y được tiến hành thận trọng, tỉ mỉ còn hơn vụ án mạng. Tình hình nóng lên từng ngày. Họ yêu cầu đưa lực lượng chức năng từ Bắc Kinh sang để bảo vệ đoàn chuyên gia Trung Quốc, họ đòi tìm ra lãnh đạo cao cấp Việt Nam (!?) đứng sau âm mưu này để xử lý. Cuối cùng, kết quả điều tra cho thấy chó của Trung Quốc chết do độc chất được tìm thấy trong mẫu thức ăn lấy từ dạ dày chứ không phải chết do ngoại lực tác động. Chỉ chờ có thế, sứ quán họ nhảy dựng lên vu cáo chính phủ Việt Nam vô ơn, mưu toan đầu độc chuyên gia Trung Quốc (?!). Vu cáo không thành công, vào tháng 6/1978 họ tự rút hết chuyên gia về nước, bỏ hẳn công trình cầu Thăng Long mới thi công được vài mố trụ. 
Do chỉ đạo quyết liệt trực tiếp từ lãnh đạo cao nhất mà công tác điều tra lại mở ra hướng khác. Từ những manh mối thu thập ban đầu về quan hệ của một số chuyên gia Trung Quốc mà sau này cơ quan chức năng Việt Nam đã lần ra ổ tình báo Hoa Nam quy mô lớn nhất hoạt động ngay giữa Hà Nội có nhiều chân rết tại Hải Phòng, Nam Định, Việt Trì, Lạng Sơn đứng đầu là Thái Nhữ Siêu (người Việt gốc Hoa). Thì ra, ngay khi quan hệ hai nước còn tốt đẹp, một mặt, Trung Quốc công khai điều hành mạng lưới nổi hoạt động mua chuộc cán bộ, lũng đoạn cơ quan nhà nước Việt Nam dưới nhiều hình thức rất tinh vi (ngay khi Bác còn sống, có Ủy viên Bộ Chính trị bao giờ cũng đến chúc Tết đại sứ Trung Quốc trước khi đến chúc Tết Bác, đêm giao thừa ăn nằm hẳn trong sứ quán của họ, có chuyện gì cơ mật nội bộ là báo cáo ngay với Trung Quốc). Mặt khác, Trung Quốc ngấm ngầm nuôi dưỡng và điều khiển mạng lưới “xã hội đen” tại Việt Nam nhằm tiến hành các hoạt động kích động, phá hoại khi có lệnh. Được biết, Thái Nhữ Siêu cùng tay chân đã lên kế hoạch cho nổ một số nơi tại Hà Nội và Hải Phòng nhằm gây mất ổn định song đã bị vô hiệu hóa trước khi hành động.
Trở lại với vụ việc tại Bình Dương và một số tỉnh vừa qua. Nhìn vào bề nổi, sẽ rất dễ dàng quy kết cho công nhân Việt Nam, giống như vụ việc tại công trình cầu Thăng Long 36 năm trước. Tuy nhiên, lịch sử quan hệ Việt – Trung cho thấy Trung Quốc là tổ sư của những trò lợi dụng, kích động rất tinh vi. Tại sao ông chủ Trung Quốc lại tốt đến mức cho công nhân Việt Nam nghỉ việc (vẫn được trả lương) để họ đi biểu tình chống Trung Quốc, ủng hộ Việt Nam? Có hẳn nhóm “nòng cốt” lợi dụng gây rối phá hoại, họ hoạt động có tổ chức cao, có sự phối hợp nhịp nhàng giữa nhiều điểm nóng, trên một địa bàn trải rộng trong nhiều tỉnh, họ liên lạc với nhau bằng bộ đàm (tránh để lại dấu vết liên lạc khi bị điều tra, tránh bị cơ quan an ninh nghe lén phát hiện), họ là ai? Những hoạt động trên vượt quá xa khả năng của những băng nhóm tội phạm thuần túy, không phải là những hoạt động mang tính bột phát mà hoàn toàn được tính toán trước, có tổ chức rất kỹ, phối hợp rất nhịp nhàng. Họ có quan hệ gì với mạng lưới tình báo của Trung Quốc … Đó là hàng loạt những câu hỏi rất khó, cần phải điều tra làm rõ. Trong điều kiện năng lực điều tra hạn chế và nhận thức chính trị rất lệch lạc trong các cơ quan như hiện nay thì khó có thể tìm được câu trả lời chính xác.
Khi tình hình chưa có kết luận rõ ràng thì nhiều tờ báo Việt Nam đã vội vã giật tít, đăng tin theo kiểu công nhân đi biểu tình yêu nước tại Bình Dương và một số tỉnh là những kẻ ít học, vô kỷ luật, tội phạm, manh động. Họ lớn tiếng dạy bảo công nhân phải học tập Nhật Bản, học tập nước này nước kia … mà không nhìn thấy thực trạng ở ta là: lòng yêu nước và các quyền cơ bản bấy lâu bị kìm hãm, đời sống công nhân vô cùng cực khổ, điều kiện làm việc rất thấp kém, các tổ chức công đoàn, đoàn thể chính trị đứng về phía giới chủ, về phía chính quyền mà không bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của công nhân dẫn đến việc công nhân trở thành đối tượng bị bóc lột thậm tệ mà không có nơi bấu víu … Rất đáng tiếc, trong cơn hăng máu đánh công nhân bằng bút, báo chí lại không nhìn thấy hoặc cố tình không thấy nhóm “nòng cốt” vô cùng nguy hiểm, hoạt động rất tinh vi kia.

Đâu là sự thật sau 25 năm Trung Quốc chiếm một phần Trường Sa
Ngày 14/3/1988, quân đội Trung Quốc đã sử dụng hỏa lực mạnh (đại bác 150 ly) tấn công Hải quân Việt Nam giết chết 64 lính công binh của ta (chỉ được trang bị vũ khí nhẹ), chiếm một phần rất trọng yếu của quần đảo Trường Sa. Không dừng lại ở đó, những đảo mà Trung Quốc đã chiếm được chúng không ngừng xây dựng thành các cứ điểm quân sự mạnh trên biển, chia cắt chiến lược quần đảo Trường Sa, khiến việc cơ động ứng cứu giữa các đảo do Việt Nam chiếm giữ trở nên rất khó khăn. Về chiến lược lâu dài, TQ đã sử dụng những đảo chiếm được làm bàn đạp tăng cường quân sự trên toàn biển Đông, uy hiếp nghiêm trọng toàn bộ lãnh hải, không phận và bờ biển nước ta từ Móng Cái tới tận Cà Mâu, phục vụ kế hoạch của TQ lấy biển Đông áp chế toàn bộ lãnh thổ Việt Nam.
Xung quanh sự kiện 14/3/1988, có nhiều câu chuyện được báo đài nhà nước đưa ra. Nhiều chi tiết, huyền thoại được công bố. Tuy nhiên, người ta thấy có nhiều điểm mâu thuẫn trong các câu chuyện và tình tiết này. Dân thì chỉ “vừa nghe nhạc hiệu, vừa đoán chương trình”.
Sự thật là Trung Quốc đã công khai dã tâm dùng quân sự chiếm toàn bộ biển Đông cùng phần còn lại trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam, từng bước biến VN thành 1 tỉnh của TQ. Càng ngày, chủ quyền của Việt Nam càng bị uy hiếp nghiêm trọng. Lần đầu tiên trong lịch sử vài trăm năm, Việt Nam phải đối đầu với thách thức lớn như vậy từ phía TQ.
Sự thật nữa là tư duy chiến lược của các nhà lãnh đạo (trong đó có lãnh đạo quân đội VN) là rất kém. Sự mơ hồ, nhập nhằng giữa hệ tư tưởng và chủ quyền quốc gia khiến họ mắc sai lầm trong đánh giá chiến lược về nguy cơ từ phía kẻ thù. Do đó, mức độ sẵn sàng chiến đấu của quân đội là rất thấp trong sự kiện 14/3/1988, không nhìn thấy được mức độ nguy hiểm, manh động và dã tâm lâu dài của TQ. Điều này dẫn tới sự đổ máu không đáng xảy ra cho binh lính ta cũng như dẫn tới việc mất những đảo có vị trí trọng yếu về tay Trung Quốc. Để từ đây, TQ tha hồ tác oai tác quái trên Biển Đông và đe dọa toàn bộ bờ biển Việt Nam. Thế phòng thủ chiến lược quốc gia của Việt Nam bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Kết hợp với quân sự, TQ liên tục dùng tư tưởng, ngoại giao, kinh tế dụ dỗ, mua chuộc một cách tinh vi các lãnh đạo cao cấp của Việt Nam, khiến bộ thống soái mất phương hướng, tạo mâu thuẫn nội bộ, làm tê liệt ý chí chiến đấu từ bên trong của quân đội Việt Nam. Chúng còn dùng ảnh hưởng trên trường quốc tế để từng bước cô lập ta trên các diễn đàn … Một sự thật nữa là từ chỗ không có chỗ đứng nào ở quần đảo Trường Sa, sau 25 năm, TQ đã có những cứ điểm mạnh về quân sự tại quần đảo này. Cán cân chiến lược tại Trường Sa và Biển Đông đang ngày càng thay đổi theo hướng có lợi cho TQ và bất lợi cho Việt Nam.
Hải quân TQ nổ súng chiếm một phần quần đảo Trường Sa ngày 14/3/1988, sát hại 64 chiến sỹ Việt Nam. Tư liệu của phía TQ:




Ý thức quốc gia ngày càng bị coi thường trong quan hệ Việt Nam – Trung Quốc
Từ chỗ không coi trọng quốc thể nên trong tiềm thức, các lãnh đạo và cán bộ của ta luôn xem nhẹ mọi thứ, cốt có tí lợi hoặc cốt cho xong chuyện. Thế mới có chuyện Cơ quan ngôn luận của Thành ủy Hà Nội viết bài ca ngợi tên tướng mà bàn tay hắn vấy máu đồng bào và chiến sỹ ta. Báo Điện tử Đảng Cộng sản thì đăng hẳn Hoàng Sa và Trường Sa là của Trung Quốc. Mới đây nhất có chuyện 4 vị lãnh đạo tối cao của ta gửi điện chúc mừng quốc khánh các lãnh đạo Trung Quốc, vốn buổi kỷ niệm này được họ cố ý tổ chức tại Hoàng Sa. Tình hình này cứ thế mà phát triển, không khéo sang năm lãnh đạo Việt Nam sẽ kéo nhau ra dự kỷ niệm quốc khánh Trung Quốc tổ chức tại Trường Sa cũng nên.
———————
Nguyên tắc cơ bản nhất trong quan hệ giữa các quốc gia là tôn trọng chủ quyền quốc gia và bình đẳng. Trong quan hệ giữa Việt Nam với Trung Quốc, nguyên tắc này càng ngày càng bị xem nhẹ bởi ngay chính phía Việt Nam.
Công hàm 1958 mà đồng chí Phạm Văn Đồng thay mặt Bộ Chính trị ký đáng bị đời đời nguyền rủa. Nó gây ra tai họa khủng khiếp không những cho Việt Nam mà cho cả khu vực cũng như góp phần gây ra mối bất ổn lớn cho thế giới tại Biển Đông.
Trước và trong Hội nghị Thành Đô 1990, các đồng chí lãnh đạo cao nhất của ta quan hệ với Trung Quốc vô nguyên tắc thế nào và hậu quả rất lớn để lại lâu dài cho đất nước đến hôm nay và ngày mai thì mọi người đều rất rõ.
Liên tục từ đó, chỉ cần đại sứ (thậm chí Tham tán hoặc Bí thư sứ quán) của Trung Quốc tại Hà Nội thoáng có mặt tại kỳ cuộc nào đó là y như rằng phải có ít nhất Uỷ viên Trung ương nếu không phải là Ủy viên Bộ Chính trị phục vụ tiếp đón.
Cách đây vài năm cả Hà Nội biết chuyện toàn bộ cán bộ Bộ Thông tin, Ban Tuyên giáo tề tựu để nghe viên Tham tán chính trị sứ quán TQ thuyết giảng về các đường lối của họ, tức là Trung Quốc “định hướng” cho những cán bộ làm công tác định hướng dư luận của Việt Nam.
Lãnh đạo cao nhất của Việt Nam thì trong rất nhiều dịp đã “hội đàm” với cái anh chỉ là Chủ tịch tỉnh hoặc Bí thư tỉnh của Trung Quốc.
Cỡ Phó Tổng tham mưu trưởng của Trung Quốc sang ta thế nào cũng được đồng chí Tổng Bí thư hạ mình tiếp đón.

Rồi Thủ tướng Việt Nam vừa qua thăm khu tự trị Choang của họ cũng ôm hôn nồng nhiệt, “hội đàm” với Chủ tịch khu. Nếu xếp hàm cấp, anh này chỉ ngang cán bộ tỉnh của ta chứ mấy.
Những chuyện như cơ cấu bố trí nhân sự cao cấp, bầu bán lãnh đạo của ta v.v. đều phải xin ý kiến Trung Nam Hải, các đồng chí lãnh đạo cao cấp của ta sau khi lên ghế, việc đầu tiên là bay ngay sang Bắc Kinh triều kiến, đã gần như trở thành quy trình bắt buộc.
Để quán triệt tinh thần 16 chữ vàng, 4 tốt, hàng chục năm qua, các cấp, các ngành (kể cả tình báo), các địa phương của Việt Nam liên tục thực hiện chương trình trao đổi đoàn thăm viếng với các cơ quan, địa phương của Trung Quốc. Dư luận đang bức xúc rằng có rất nhiều chuyện cơ mật đã bị phía Trung Quốc khai thác thông qua những quan hệ vô nguyên tắc tại các cuộc thăm viếng trên.
Đó là chưa nói tới chuyện lãnh đạo ta khi tiếp xúc lãnh đạo Trung Quốc đã tỏ thái độ vô cùng tiểu nhược. Một ví dụ rất dễ thấy là cái bắt tay cực kỳ khúm núm trong đó Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đại diện cho Chính phủ VN đã dùng hai tay mình đón lấy bàn tay hờ hững của Ôn Gia Bảo, đồng thời cúi gập người khấu mình trước họ Ôn. Thật không xứng với vị thế của người đại diện cho một quốc gia.

..Trong buổi phát động quyên góp ủng hộ nạn nhân động đất tại Tứ Xuyên (TQ) cách đây mấy năm, một vị lãnh đạo Trung ương hẳn hoi (không biết buột miệng hay cố ý) còn nói “ủng hộ ĐỒNG BÀO Tứ Xuyên” mà đồng chí này cầm văn bản đọc nhá. Những chuyện như đài Truyền hình VN tự ý xếp Việt Nam vào làm một ngôi sao phiên thuộc của TQ thì kể không thể hết.
Vừa qua, một bạn đọc trên Cao Bằng lại cho biết, nhân kỷ niệm ngày giải phóng tỉnh 3/10, chính quyền tỉnh (chắc phải được sự chuẩn y của Trung ương) mời lãnh đạo chính quyền tỉnh Quảng Tây sang dự. Trong hành động rất xỏ xiên, họ chỉ phái hai anh là TRỢ LÝ của chủ tịch TP Bách Sắc với huyện Sùng Tả sang Cao Bằng (chỉ tương đương anh nhân viên văn phòng UBND huyện của ta). Thế mà trong buổi lễ chính, họ đàng hoàng được bố trí ngồi vắt vẻo ngang hàng với Ủy viên Bộ Chính trị Trần Đại Quang (do Bộ Chính trị phân công về dự) và Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư tỉnh ủy Hà Ngọc Chiến. Các lãnh đạo cao nhất của tỉnh dành hẳn vài buổi liền “hội đàm” với mấy anh nhân viên cạo giấy cấp huyện của họ. Trước đó, lãnh đạo tỉnh phải thân ra tận cửa khẩu để đón rước các anh cán bộ quèn cấp huyện này của Trung Quốc.
Từ chỗ không coi trọng quốc thể nên trong tiềm thức, các lãnh đạo và cán bộ của ta luôn xem nhẹ mọi thứ, cốt có tí lợi hoặc cốt cho xong chuyện. Tức là ý thức về chủ quyền quốc gia là quá thấp. Thế mới có chuyện Cơ quan ngôn luận của Thành ủy Hà Nội viết bài ca ngợi tên tướng mà bàn tay hắn vấy máu đồng bào và chiến sỹ ta. Báo Điện tử Đảng Cộng sản thì đăng hẳn Hoàng Sa và Trường Sa là của Trung Quốc. Sau, Tổng biên tập Đào Duy Quát (Ủy viên Trung ương Đảng) phải đính chính và chịu phạt 30 triệu đồng. Lỗi này lại do các báo lề trái phát hiện và phản ánh… Mới đây nhất có chuyện 4 vị lãnh đạo tối cao của ta gửi điện chúc mừng quốc khánh các lãnh đạo Trung Quốc, vốn buổi kỷ niệm này được họ cố ý tổ chức tại Hoàng Sa.
Tình hình này cứ thế mà phát triển, không khéo sang năm lãnh đạo Việt Nam sẽ kéo nhau ra dự kỷ niệm quốc khánh Trung Quốc tổ chức tại Trường Sa cũng nên.




Tròn 54 năm Thủ tướng ban hành Công hàm nhượng biển đảo cho TQ
Đến 14/9/2012 này là tròn 54 năm việc Thủ tướng Phạm Văn Đồng phúc đáp một tuyên bố của Trung Quốc ngày 4/9/1958, tán thành Trung Quốc thiết lập phạm vi 12 dặm về lãnh hải từ đất liền của nước này, bao gồm hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa lúc đó đang do Chính phủ Việt Nam Cộng hòa quản lý. Hành động vô nguyên tắc này đã và đang để lại hiểm họa lâu dài không những cho Việt Nam mà còn cho cả khu vực và quốc tế. Phạm Văn Đồng không thể tự tiện ký Công hàm này. Theo Quy chế làm việc của Bộ Chính trị lúc đó, Công hàm này phải là quyết định của cả tập thể Bộ Chính trị mà người đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Ngày 14/9 năm nay đánh dấu 54 năm công hàm ngoại giao do Thủ tướng nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, ông Phạm Văn Đồng ký để phúc đáp tuyên bố của CHND Trung Hoa hôm 04/9 năm 1958 về hải phận 12 hải lý của nước này.
Công hàm của cố Thủ tướng Bắc Việt Nam khẳng định Chính phủ ở miền Bắc Việt Nam “ghi nhận và tán thành” tuyên bố của Chính phủ Trung Quốc quyết định về hải phận này và “sẽ chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm” của Việt Nam “triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý” của Trung Quốc.
Văn kiện này, vẫn được Trung Quốc coi là “cơ sở pháp lý” hậu thuẫn cho lý lẽ của Trung Quốc trong tranh chấp biển đảo với Việt Nam, tiếp tục gây tranh luận trong công luận trong và ngoài nước ở Việt Nam.
Nhân dịp này, BBC giới thiệu bài viết của học giả Pháp, bà Duy Tân Joële Nguyễn, chuyên gia chính trị học và luật quốc tế, người đã có nhiều nghiên cứu về tranh chấp trên Biển Đông, để bạn đọc tham khảo:
Quyền lợi quốc gia trên biển
Với Grotius, luật gia Hà Lan vào thế kỷ 17, biển thuộc về tất cả mọi người. Đồng thời, trong một phân tích có liên quan mà có thể được mô tả như là tiên báo, Sir Walter Raleigh, đã viết: “Ai nắm giữ biển là nắm giữ sự giàu có của thế giới, ai nắm giữ sự thịnh vượng của thế giới nắm giữ thế giới.”
Từ giữa thế kỷ 20, nhiều quốc gia giáp biển đã tán thành phân tích này. Các vấn đề địa chiến lược và kinh tế cũng đã trở nên ngày càng tường minh.
Công ước LHQ về Luật Biển, có hiệu lực vào tháng 11/1994, thừa nhận chủ quyền của các quốc gia trên lãnh hải của họ nhưng đặc biệt là quyền khai thác các vùng nước, đất đai và tầng ngầm trên một khu vực đặc quyền kinh tế 200 hải lý (370 km) tính từ bờ biển của họ.
Quy định quyền sở hữu theo luật pháp quốc tế về nguồn lợi thủy sản, khoáng sản, dầu khí đã dẫn đến sự xuất hiện của vô số các cuộc xung đột giữa các quốc gia ven biển.
Vì vậy, Cuốn ‘Bản đồ địa chính trị về không gian hàng hải’ (Atlas géopolitique des espaces maritimes) đã viết vào năm 2010 rằng:
“Trong vòng 50 năm qua, hàng chục triệu cây số vuông vùng biển trước đây tự do về chủ quyền đã bị các nhà nước kiểm soát , điều đã dẫn đến cuộc đại chinh phục lãnh thổ lớn nhất mọi thời đại.”
Các quốc gia từ đây đều tính toán đến các được mất có tính chiến lược quân sự để bảo vệ các vùng cung cấp tài nguyên và để đảm bảo các tuyến đường thương mại và cung cấp các nguồn lực.
Trung Quốc, nhận thức các quyền lợi mà nước này có thể thấy được, đơn phương tuyên bố chủ quyền đối với phần lớn biển Đông (la Mer orientale), bao gồm cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, bởi một tấm bản đồ được gọi là “đường lưỡi bò” và viện dụng sức mạnh (chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa từ năm 1974 sau một trận chiến trên biển, trái với Hiến chương của Liên hợp quốc, và có các hành vi thù địch thường xuyên từ đó tới nay).
Chính trong bối cảnh này, chứ không phải trong bối cảnh tồn tại vào năm 1958, cần phân tích cuộc xung đột giữa Trung Quốc và các nước có chung biên giới trên Biển Đông, trong đó có Việt Nam, về chủ quyền đối với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và đặc biệt hơn, trên khía cạnh pháp lý, theo quy định của pháp luật quốc tế, về tuyên bố của Thủ tướng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Phạm Văn Đồng vào ngày 14/9/1958.
Hành động chính trị trong bối cảnh
Ngày 14/9/2012 tròn 54 năm việc Thủ tướng Phạm Văn Đồng phúc đáp một tuyên bố của Trung Quốc ngày 4/9/1958, thiết lập phạm vi 12 dặm về lãnh hải từ đất liền của nước này, bao gồm hai quần đảo nói trên.
Ông lưu ý “ghi nhận và tán thành” trong bản tuyên bố về quyết định của Trung Quốc. Ông bổ sung trong công hàm rằng: “Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sẽ tôn trọng quyết định ấy và sẽ chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc, trong mọi quan hệ với nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa trên mặt bể.”
Đối với Trung Quốc, bản tuyên bố 1958 này phải được xem xét như sự công nhận pháp lý của Việt Nam về chủ quyền của Trung Quốc trên hai quần đảo này (Hoàng Sa, Trường Sa.)
Mớ các xung đột trong khu vực này kể từ đầu thế kỷ 20 làm cho việc phân tích trở nên vô cùng phức tạp đối với bản tuyên bố này, vốn chỉ là một hành động chính trị và ngoại giao mà không công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với hai quần đảo.
1. Khi Trung Quốc lập bản tuyên bố ngày 04 tháng 9 năm 1958, nước này đang ở trong một bối cảnh xung đột cao với Hoa Kỳ. Lại có cuộc chiến Triều Tiên năm 1950. Các cuộc tấn công các đảo Quemoy và Matsu năm 1954-1955 và năm 1958 để giải phóng Đài Loan, đã dẫn đến phản ứng của Hoa Kỳ bảo vệ Đài Loan.
Vì Trung Quốc không phải là thành viên của Liên Hiệp Quốc vào lúc các cuộc thảo luận phát triển luật biển khởi đầu, bằng tuyên bố này, Trung Quốc đã khẳng định chủ quyền đối với Đài Loan và giành quyền tuyên bố của mình trên hai quần đảo thuộc về Việt Nam.
Nhưng theo luật pháp quốc tế, rõ ràng việc khẳng định chủ quyền này không có cơ sở. Tại Hội nghị San Francisco năm 1951, trong Hiệp ước Hòa bình với Nhật Bản, 46 tiểu bang đã từ chối công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với các hòn đảo, bất chấp các phản đối của Trung Quốc. Đây là chủ quyền mà Trung Quốc không tuyên bố khi ký kết hiệp ước hòa bình song phương với Nhật Bản. Ngoài ra, Hiệp định Genève năm 1954 quy định việc tuân thủ của các quốc gia ký kết, bao gồm cả Trung Quốc, đối với: “nền độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.”
2. Tuy nhiên, trong tình huống này, và vì lý do các mối quan hệ đặc biệt đã tồn tại giữa Trung Quốc và Bắc Việt Nam, Thủ tướng Phạm Văn Đồng chỉ có thể phúc đáp. Tuy nhiên, với rất nhiều thận trọng và ngoại giao, không có thời điểm nào, bản tuyên bố nhắc tới hai quần đảo, vốn là chủ đề hiện nay về xung đột tuyên bố chủ quyền giữa Trung Quốc và Việt Nam.
Hậu thuẫn của Trung Quốc, trong 19 năm xung đột giữa Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Hoa Kỳ, đã “đánh bẫy” chính phủ, như sự thừa nhận sau đó của ông Phạm Văn Đồng.
Hành động chính trị không hợp luật quốc tế
Đây là lập luận hậu thuẫn nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, bác bỏ nguyên tắc theo luật pháp quốc tế được viện dẫn bởi Trung Quốc bắt buộc Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với các quần đảo.
Trước hết, vào năm 1958, khi ông Phạm Văn Đồng thực hiện tuyên bố này, ông không đề cập các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, ông đã thực hiện một tuyên bố đơn phương. Ông không liên đới Việt Nam vào đó, điều mà ông không thể làm. Việt Nam Dân chủ Cộng hòa không phải là Chính phủ có thẩm quyền đối với vùng lãnh thổ: “Chúng tôi không thể từ bỏ cái gì mà chúng tôi không có thẩm quyền”.
Cần phải nhớ rằng Trung Quốc chỉ quan tâm đến các quần đảo này vào đầu thế kỷ 20 (1909) trong khi nó đã được tìm thấy từ thế kỷ 18, Vương quốc An Nam đã quản lý có hiệu lực các quần đảo này; sau đó, trong thời kỳ thuộc địa, Pháp đã quản lý chúng, và sau Hiệp định Genève, Nhà nước Nam Việt Nam, cho đến tận năm 1975, luôn luôn khẳng định và bảo vệ chủ quyền của Việt Nam trên các quần đảo này.
Bác bỏ nguyên tắc ngăn chặn
Trong pháp luật quốc tế, ngăn chặn là một nguyên tắc theo đó một nhà nước phải được coi như liên hệ với hành vi của nó trong quá khứ, và do đó không thể khẳng định một tuyên bố mới, không thể tuyên bố hoặc hành động mâu thuẫn với những gì mà nhà nước đó đã tuyên bố hoặc thực hiện từ trước, để bảo toàn tính chất chắc chắn pháp lý và sự tin cậy giữa các quốc gia. Tuy nhiên, ngăn chặn không có nghĩa là một nhà nước bị ràng buộc bởi tất cả những gì mà nhà nước đó đã tuyên bố.
Theo lý luận, có bốn điều kiện phải được đáp ứng.
(i) Tuyên bố hoặc quyết định phải được thực hiện bởi một cơ quan có thẩm quyền một cách rõ ràng và không lập lờ nước đôi.
(ii) Nhà nước tuyên bố “ngăn chặn” phải chứng minh rằng nhà nước này đã có được lòng tin trong cam kết mà nhà nước này đã thực hiện và hành động đúng theo;
(iii) Nhà nước phải chứng minh rằng quốc gia của mình đã bị thiệt hại hoặc quốc gia kia đã hưởng lợi.
(iv) Nhà nước đã cam kết phải thực hiện nhất quán và luôn luôn nhất quán.
Kết quả là, nhà nước phải bày tỏ ý định quả quyết muốn được ràng buộc bởi cam kết này và sẽ tôn trọng nó.
Phân tích của chúng tôi đối với tuyên bố của ông Phạm Văn Đồng thấy nó không hội đủ nguyên tắc ngăn chặn nói trên, một số điều kiện còn thiếu, đặc biệt, dự định nhằm công nhận chủ quyền của Trung Quốc trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa không hề được trình bày một chút nào trong bản tuyên bố này.
Những tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc không còn phải là những tuyên bố của năm 1958. Các lợi ích địa chiến lược và kinh tế đang chi phối chính trị Trung Quốc.
Sự thể hiện ý chí về quyền lực, dựa trên sự hồi sinh của các giá trị Khổng giáo, vốn là phương thức phục hồi chủ nghĩa quốc gia dân tộc trong người dân Trung Quốc cũng đang gặp lại sự đáp ứng đối lại từ lòng yêu nước của người dân Việt Nam.
Tất cả những nhân tố này, không nghi ngờ gì, sẽ làm cho việc giải quyết tranh chấp về chủ quyền ở Biển Đông trở nên vô cùng khó khăn.


Sự phá sản của đường lối đối ngoại đặt ý thức hệ trên chủ quyền đất nước
Nguyễn Nghĩa DLB – Chuẩn bị của Việt Nam trước hết phải là chuẩn bị của Đại đoàn kết dân tộc Việt Nam. Không có tiếng thét của các bô lão tại điện Diên Hồng, nhà Trần có làm nên 3 chiến thắng quân Nguyên-Mông không? Cũng bởi không có lòng dân theo, mà nhà Hồ đã chịu mất nước…
Luật Biển VN được Quốc hội Việt Nam thông qua ngày 21/2012.
Kể từ ngày 2/9/1945, Việt Nam là một quốc gia độc lập trong cộng đồng các quốc gia độc lập của thế giới, tới nay là 67 năm.
Kể từ lúc Trung Quốc, danh chính ngôn thuận không có 1 hòn đảo nào trên Hoàng Sa, Trường Sa, mà sự chiếm đóng của họ tại Phú Lâm (Hoàng Sa) và Ba Bình (Trường Sa) 1950 là do tiếp quản sự chiếm đóng của Tưởng Giới Thạch tại các hòn đảo này, tới nay là 62 năm.
Sự chiếm đóng của Tưởng Giới Thạch tại Phú Lâm, Ba Bình lại là phi pháp, bởi quân đội Tưởng chỉ được phép Đồng Minh chống Nhật cho phép giải giáp quân đội Nhật Bản tại 2 đảo trên, chứ không hề cho phép chiếm đóng các đảo Phú Lâm hay Ba Bình.
Kể từ hội nghị San Francisco Hoa Kỳ 9/1951, khi cộng đồng quốc tế gồm 51 quốc gia bàn bạc các vấn đề sau thế chiến 2 đã chính thức bác bỏ yêu cầu chủ quyền của Trung Quốc đối với HS, TS với 48 phiếu chống, chỉ có 3 phiếu thuận, tới nay đã 61 năm.
Kể từ 4/9/1958 khi Chu Ân Lai gửi công hàm công bố chủ quyền của TQ tại HS, TS và sau đó là công hàm bán nước Phạm Văn Đồng 14/9/1958 đến nay đã 54 năm.
Kể từ ngày 17 đến 19 tháng 1 năm 1974, Trung Quốc dùng hải chiến do đích thâm Đặng Tiểu Bình chỉ huy chiếm của VNCH hoàn toàn quần đảo Hoàng Sa, tới nay là 38 năm.
Kể từ ngày 14/03/1988 Trung Quốc hải chiến chiếm đảo Gạc Ma và 6 đảo khác trên Trường Sa của Việt Nam, tới nay đã 24 năm.
Kể từ cuộc hội nghị bắt đầu cho 1 cuộc trường chinh ngoại giao đầu hàng, khom lưng, nhượng bộ lãnh thổ lãnh hải Việt Nam cho Trung Quốc, hội nghị Thành Đô từ 3-4/9/1990, tới nay là 22 năm.
Kể từ khi Trung Quốc chính thức thông qua luật Biển TQ, tuyên bố Hoàng Sa, Trường Sa thuộc lãnh hải Trung Quốc 1992 tới nay là 20 năm.
Với những mốc quan trọng trên, trong lịch sử đánh mất HS, một phần TS, lịch sử Việt Nam đã đi một chặng đường dài gắn liền với lịch sử lãnh đạo của ĐCS VN.
Lịch sử của chính sách đối ngoại coi Trung Quốc là quốc gia anh em, quốc gia đồng chí đã kéo dài ngay từ ngày đầu lập quốc của ĐCS VN.
Với một ngây thơ chính trị cố ý, ĐCS VN đã để cho Biển Đảo VN rơi vào họa xâm lăng của chủ nghĩa bành trướng tân đại Hán.
1. Trung Quốc đã chính thức xâm lược Việt Nam, đã chính thức đặt Hoàng Sa, Trường Sa làm quận huyên của chúng: thành phố Tam Sa.
Ngay sau khi Quốc hội Việt Nam thông qua Luật Biển VN với điều 1 khẳng định 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa thuộc chủ quyền của nước Việt Nam, Trung Quốc đã phản công dữ dội.
Họ chính thức thông qua tại Quốc hội Trung Quốc việc thành lập thành phố Tam Sa, bao gồm 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
Trung Quốc hôm nay thành lập thành phố huyện Tam Sa gồm Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam, thì họ vẫn hành xử như Trung Quốc thời Mã Viện: Chia lại Việt Nam thành những quận huyện Trung Quốc như giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam,…
Vẫn là một đế quốc phong kiến, bành trướng đại hán khi xưa.
Phương pháp Trung Quốc tiến hành xâm lược Biển Đảo của Việt Nam cũng vẫn như xưa: dùng vũ lực xâm chiếm, kèm theo bao mưu mô xảo quyệt như 16 chữ, 4 tốt, như viện trợ vô sản… để ĐCS VN suốt bao nhiêu năm qua luôn ảo tưởng vào tình hữu nghị của họ.
2. Chính sách đối ngoại chọn Trung Quốc làm bạn, làm đồng minh chiến lược để dựa vào phát triển đất nước bị phá sản hoàn toàn.
Từ bao năm nay, Trung Quốc luôn phỉnh dụ các lãnh tụ cộng sản Việt Nam: Trung Quốc là hậu phương tin cậy của Việt Nam đánh đế quốc Mỹ. 800 triệu nhân dân Trung Quốc luôn sát cánh ủng hộ nhân dân Việt Nam chống xâm lược Mỹ.
Trung Quốc đã dùng cái gọi là viện trợ quốc tế vô sản để đánh lừa sự cảnh giác của ĐCS VN.
Những bài học lịch sử của quốc gia Việt Nam dựng nước và giữ nước, đã bị các lãnh tụ cộng sản Việt Nam tất cả các thế hệ cố tình quên.
Những dòng thơ như:
“Quan san muôn dăm một nhà,
Bốn phương vô sản đều là anh em” (HCM)
hay:
“Mối tình hữu nghị Việt-Trung,
Vừa là đồng chí vừa là anh em”
chỉ còn là những dòng thơ làm dẫn chứng cho một sự ngu xuẩn chính trị vô cùng tận của các lãnh tụ cộng sản thế hệ 1 của ĐCS VN.
Tấm mặt nạ “viện trợ quốc tế vô sản” đã bị rơi xuống.
Còn trơ lại bộ mặt xâm lược của một đế quốc phong kiến hủ lậu, tàn ác nhất trong lịch sử loài người.
Hôm nay, những khẩu hiệu như “Biển Đông yên tĩnh” của TBT Nguyễn Phú Trọng,“Trung Quốc không có mưu đồ xâm lược lãnh thổ đối với Việt Nam” của Nguyễn Chí Vịnh, hay “những người tham gia biểu tình chống TQ xâm lược Biển, Đảo Việt Nam là bị thế lực bên ngoài xúi dục” của Nguyễn Thế Thảo… đã trở thành những cương lĩnh chính trị ủng hộ xâm lược Trung Quốc.
Những người tung các khẩu hiệu này, sẽ chỉ là những thây ma chính trị trên chính trường Việt Nam mà thôi.
3. Việt Nam đang ở giai đoạn tiền chiến tranh.
Chủ quyền của Việt Nam trên 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa là không thể chối cãi được và đã được cộng đồng quốc tế công nhận tại hội nghị San Francisco 9/1951.
Trong thực tế, Việt Nam đã thực thi bảo vệ chủ quyền này và khai thác 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa một cách liên tục cho tới khi Nhật Bản chiếm đóng 1939.
Sau 1954, Việt Nam Cộng Hòa đã thực thi chủ quyền tại Hoàng Sa, Trường Sa.
Trung Quốc bằng vũ lực đã chiếm đóng của Việt Nam hoàn toàn quần đảo Hoàng Sa năm 1974 và 9 đảo của Việt Nam tại Trường Sa năm 1988, 1992.
Sau khi Quốc hội Việt Nam thông qua Luật Biển 21/6/2012, Trung Quốc đã chính thức hợp pháp hóa theo luật Trung Quốc việc chiếm đóng lâu dài 2 quần đảo của Việt Nam bằng việc quốc hội TQ thông qua việc thành lập thành phố huyện Tam Sa, thủ phủ của 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.
Trung Quốc đã đặt Hoàng Sa và Trường Sa thành quận huyện của Trung Quốc.
Trung Quốc đã chính thức chiếm đoạt một phần Biển Đảo của Việt Nam.
Hành động này của Trung Quốc chỉ có một tên, mà từ ngàn xưa tới nay, người Việt Nam vẫn gọi bằng 2 từ: Xâm lược.
Dân tộc Việt Nam đã có nhiều bài học lịch sử của mình. Những bài học này có cùng 1 nội dung: hễ có Xâm lược Trung Quốc, thì phải dáng trả ngay những đòn đích đáng.
Bao giờ cuối cùng Việt Nam cũng chiến thắng.
Hành động Xâm lược của TQ đối với Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam đã đặt đất nước của chúng ta vào 1 giai đoạn mới: Tiền chiến tranh, giai đoạn chuẩn bị của chiến tranh.
Theo danlambao

  
Trung Quốc xâm chiếm biển đảo, Phó thủ tướng ta “lên đồng” hữu nghị
Ngày 21/6/2012, Trung Quốc thành lập thành phố Tam Sa gồm cả Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Ngày 12/7/2012, Trung Quốc công bố kế hoạch xây nhà tù tại Hoàng Sa để giam ngư dân Việt Nam. Cũng dịp này, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 5 nhiệm kỳ 2012-2017 Hội hữu nghị Việt Nam-Trung Quốc đã được tổ chức tại Hà Nội dưới sự chủ trì của Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân góp đủ mặt các bộ: Ngoại giao, Công an, Quốc phòng, Ban Đối ngoại, Liên hiệp hữu nghị … cùng lên đồng tập thể cuồng ca bài “16 chữ vàng 4 tốt”. 
Tham dự có Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt-Trung Nguyễn Thiện Nhân; Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam Vũ Xuân Hồng; Phó Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương Trần Đắc Lợi; Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam Khổng Huyễn Hựu; đại diện Bộ Ngoại Giao, Ban Dân vận TƯ, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Bộ Nội vụ, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và gần 180 đại biểu.
.

Trong nhiệm kỳ vừa qua, ngoài những hoạt động lễ tân, ngoại giao, Hội và các chi hội đã tổ chức nhiều hoạt động có quy mô lớn, thu hút sự tham gia của đông đảo quần chúng nhân dân hai nước như “ Gặp gỡ hữu nghị trên quê hương Bác Hồ” năm 2008 tại Hà Nội, Nghệ An và TP. Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 118 năm ngày sinh Bác Hồ; Liên hoan hữu nghị nhân dân biên giới Việt – Trung năm 2009 và 2010 tại Quảng Ninh và Lào Cai chào mừng thành công việc phân giới cắm mốc biên giới đất liền Việt – Trung; Liên hoan hữu nghị nhân dân Việt – Trung và Cuộc thi tìm hiểu quan hệ hữu nghị Việt – Trung trên phạm vi toàn quốc nhân Năm hữu nghị Việt – Trung 2010; phối hợp với các đối tác Trung Quốc và Ban liên lạc cựu lưu học sinh Việt Nam tại Quế Lâm, Nam Ninh xuất bản Cuốn sách ảnh “Chứng kiến lịch sử về tình hữu nghị Việt –Trung”; phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam làm chương trình cầu truyền hình trực tiếp “Việt – Trung, láng giềng gần”…
.

>
Tại Đại hội, với tinh thần chủ động, linh hoạt, sáng tạo, hiệu quả các đại biểu đã thảo luận về những thành tựu cũng như khó khăn của hội trong tình hình hiện nay, đưa ra các giải pháp đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của hội và đề xuất những chương trình hoạt động cụ thể cho năm tới và nhiệm kỳ tới.
Thay mặt Đảng và Nhà nước Việt Nam, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân khẳng định Đảng và Nhà nước luôn coi trọng việc củng cố và tăng cường tình hữu nghị Việt – Trung, do đó rất coi trọng vai trò của Hội hữu nghị Việt Nam – Trung Quốc, hội đã đóng góp xứng đáng vào hoạt động đối ngoại của Đảng, Nhà nước và là nhịp cầu rất quan trọng trong việc thắt chặt tình hữu nghị, tình anh em giữa nhân dân hai nước.
Thay mặt Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam, Đại sứ Khổng Huyễn Hựu đánh giá cao những hoạt động của hội trong thời gian qua. Diễn đàn nhân dân Việt – Trung đã trở thành hoạt động thường xuyên, góp phần tăng cường giao lưu, sự hiểu biết giữa nhân dân hai nước. Đại sứ tin tưởng, nhiệm kỳ tới, Hội hữu nghị Việt Nam – Trung Quốc tiếp tục có những đóng góp thiết thực trong hợp tác kinh tế cũng như giao lưu nhân dân nhằm thúc đẩy sự nghiệp hữu nghị giữa hai nước không ngừng phát triển.
Đại hội đã bầu Ban chấp hành Trung ương Hội khóa 5 nhiệm kỳ 2012-2017 gồm 62 ủy viên. Ban Chấp hành trung ương Hội khóa mới đã bầu ông Nguyễn Xuân Thắng,Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Viện khoa học xã hội Việt Nam làm Chủ tịch Hội khóa 5; bầu 5 Phó Chủ tịch Hội, Tổng thư ký Hội, Ban thường vụ gồm 17 ủy viên, Ban kiểm tra gồm 3 ủy viên.
Ghi nhận những đóng góp tích cực của Hội Hữu nghị Việt Nam -Trung Quốc và các hội viên có cống hiến trong việc xây dựng hội cũng như thúc đẩy tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước Việt Nam –Trung Quốc, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam đã tặng bức trướng cho Hội, bằng khen, kỷ niệm chương Vì hòa bình hữu nghị giữa các dân tộc cho một số cá nhân./.
Một số cung văn có khiếu “lên đồng” hữu nghị: từ trái sang: Vũ Xuân Hồng (UVTWĐ, Chủ tịch Liên hiệp hữu nghị), Nguyễn Văn Kiền (Tổng thư ký), Đôn Tuấn Phong (Phó chủ tịch Liên hiệp)
Nguồn:
http://ww.w.quehuongta.com/index.php/din-an-5814/2677-am-mu-tham-c-ca-trung-quc-ti-ha-ni-36-nm-trc-cu-nht-tan

.









Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét