Người theo dõi

Thứ Ba, 13 tháng 12, 2016

Nguồn gốc Mã Lai của dân tộc Việt Nam Chương V Phần 2

Nguồn gốc Mã Lai của dân tộc Việt Nam
Chương V  Phần 2


( tiếp theo phần 1 Chương V)
Miền Nam có một tỉnh từ Sằn dã, có nghĩa là đồng quê, quê mùa giản dị, mộc mạc. Ông Lê Ngọc Trụ viết rằng Sằn Dã  do Điền Dã biến ra nhưng tại sao trong hai chữ Hán Việt, chỉ có một chữ Điền là bị biến còn chữ  thì không?
Tự điển Huỳnh Tịnh Của thì nói Sằn là cây Tế Tân dùng làm thuốc đau răng. Như vậy nguồn gốc của Sằn, theo Huỳnh Tịnh Của thì lại còn khác hơn ông Lê Ngọc Trụ nữa.
Thuyết của ông Huỳnh Tịnh Của mới nghe tưởng như là hữu lý hơn bởi ta không tin rằng Điền biến ra Sằn thì ta cũng phải tin rằng Sằn là Sằn. Nhưng thử hỏi cây Sằn có phải là tượng trưng cho đồng nội, cho đồng quê của miền Nam hay không?
(Vâng, sằn dã là từ ngữ riêng do các nhà nho miền Nam đặt ra chớ Trung Hoa và miền Bắc không có).
Ta có thể trả lời không cần suy nghĩ rằng cây Tế tân không bao giờ tượng trưng cho đồng nội miền Nam hay miền Bắc miền Trung gì hết thì các cụ xưa không tạo ra một từ ngữ với loại cây đó.
Sự thật thì tĩnh từ nầy bị viết sai chính tả. Nó là Sàn dã, chớ không phải là Sằn dã. Sàn là chữ nho, có nghĩa là hèn mọn, Sàn dã  Đồng nội hèn mọn của tôi, nói theo lối quá khiêm nhượng của Trung Hoa về những gì chỉ mình, chỉ quê hương mình.
Sàn dã là thôn quê hèn mọn của tôi, nghĩa ban đầu là thế.
Ông Lê Ngọc Trụ nói Làng do Hán Việt Hương mà ra. Có ai tin nổi Hương biến âm thành Làng hay không? Riêng chúng tôi, chúng tôi thấy Làng do tiếng Mã Lai T’Lang mà ra, và quyển sách nầy cốt chứng minh rằng dân ta gốc “Mã Lai” chứng minh bằng nhiều chứng tích chớ không phải chỉ có danh từ Làng mà thôi đâu.
Tổ tiên ta xưa có tiếng Lang có nghĩa là fiel féodal, mà cho đến ngày nay, người Mường còn dùng, họ cũng còn Quan Lang (Chef du fief) y như tổ tiên ta xưa.
Danh từ Mã Lai T’Lang cũng có nghĩa y hệt như vậy và hiện vẫn còn được người Mã Lai dùng.
Làng của ta gồm nhiều ấp, Lang của Mường và T’lang của Mã Lai cũng gồm nhiều ấp. Đó là thái ấp (fief féodal) bé tí ở Hồ Nam hồi cổ thời của chủng Mã Lai.
Giáo sư viết rằng Đũa do chữ Hán Trợ mà ra. Có thể nào mà âm Tr biến thành Đ được hay không chớ?
Sự thật thì Đua thì tiếng Mã Lai mà ta biến thành Đôi rồi thành Đũa, vì chính nó có nghĩa là Hai, là Cặp. Còn Đôi đũa thì chính người Mã Lai họ nói là Đua Đua.
Giáo sư lại nói Vá áo do Hán Việt Bổ Y mà ra, Bể vỡ do Hán Việt Phá mà ra. Mổ xẻ do Phẫu mà ra, Giống do Tượng mà ra, Khéo, Giỏi do Tài mà ra,  Xuôi do Lưu mà ra, v.v.
Đọc những tiếng Hán Việt mà ông Lê Ngọc Trụ đưa ra để chứng minh, đọc theo tiếng Tàu giọng Quan Thoại, giọng Mân hay giọng Quảng gì, cũng không giống gần hay giống xa tiếng Nôm của ta chút nào.
Ông nói tiếng Áo do Y mà ra. Nhưng không hề thấy âm Y của Hán Việt biến thành âm Ao của Việt Nam lần nào hết. Sự thật thì ta đã mượn tiếng đó, nhưng Áo là do Áo của Tàu, chớ không bao giờ do Y.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét