Người theo dõi

Thứ Tư, 21 tháng 12, 2016

VỀ MỘT BÀI THƠ CỦA TUỆ TRUNG THƯỢNG SĨ

Ảnh: Internet
物不能容

躶國欣然便脫衣, 

禮非亡也俗隨宜。 
金穿禿嫗為懸杙, 
明鏡盲人作蓋卮。 
玉操入琴牛不聽, 
花粧瓔珞象何知。 
吁嗟一曲玄中妙, 
合把黃金注子期。
慧中上士.

Vật bất năng dung

Lõa quốc hân nhiên tiện thoát y,

Lễ phi vô dã, tục tuỳ nghi.
Kim xuyên thốc ẩu vi huyền đặc,
Minh kính manh nhân tác cái chi.
Ngọc tháo nhập cầm ngưu bất thính,
Hoa trang anh lạc tượng hà tri.
Hu ta nhất khúc huyền trung diệu,
Hợp bả hoàng kim chú Tử Kỳ.
Tuệ Trung Thượng Sĩ


dịch nghĩa
Đến xứ cởi trần cứ vui vẻ mà bỏ áo,
Đâu phải là thiếu lễ, chỉ tuỳ theo thói tục ở nơi mình đến. 
Chiếc thoa vàng đối với bà già đầu hói chỉ là chiếc móc để treo, 

Tấm gương soi đối với người mù chỉ là cái nắp đậy ly.

Đàn cầm có reo như tiếng ngọc chạm thì trâu cũng chẳng thèm nghe, 
Có trang sức thêm chuỗi bông hoa thì con voi cũng không biết đến,
Hởi ơi. Một khúc nhạc rất huyền diệu
Nên chung tay gom lời vàng mà viết nên khúc nhạc mà Tử Kỳ lắng nghe.

Vật Không Phù Hợp
Xứ nóng cởi trần cho thoải mái
Phải đâu vô phép chỉ tùy nghi
Trâm vàng bà trọc đem làm móc
Gương sáng anh mù lấy đậy ly
Đàn ngọc khảy tai, trâu phớt tỉnh
Chuỗi hoa đeo cổ, tượng hay chi
Mèn ơi. Khúc nhạc đời muôn điệu
Khéo chọn vừa tai bác Tử Kỳ
Quán Tâm Nguyễn Hiền Nhu 
Tuệ Trung thượng sĩ 慧中上士 (1230-1291) tên thật là Trần Tung 陳嵩, là con trai Trần Liễu, anh ruột Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn. Sau khi tham gia cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông thành công, ông lui về thái ấp của mình và trở thành một cư sĩ hiệu là Tuệ Trung. Ông đã từng theo học thiền sư Tiêu Dao và là học trò của thiền sư Tức Lự
Hành trạng của Tuệ Trung rất thú vị. Nhưng ở đây chỉ bàn về nội dung của bài thơ nổi tiếng này
Cũng như hầu hết những sáng tác của Tuệ Trung Thượng Sĩ. Bài thơ này có một xuất xứ gây nhiều khó khăn cho người đọc. Bởi vì rất ít ai biết nền văn hóa cổ Việt Nam có nhiều bản kinh viết bằng chữ Việt cổ trong đó có Lục Độ Tập Kinh gồm 91 truyện mà thiền sư Khương Tăng Hội dịch ra tiếng Hán vào thế kỷ III scn. (xem Lê Mạnh Thát tổng tập).
Bài thơ được lấy từ truyện 52 có tên kinh Chi Lõa Quốc. Và từ bài thơ này Tuệ Trung Thượng Sĩ muốn cảnh báo thêm một lần nữa âm mưu áp đặt một nền văn hóa khác lên nền văn hóa Đại Việt.
Trước đó đạo Bụt Việt Nam bị ảnh hưởng nhiều bởi Phật Giáo Ấn Độ (thiền phái Tì Ni Đa Lưu Chi), Phật Giáo Trung Hoa (thiền phái Vô Ngôn Thông, Thảo Đường) nên khi thiền sư Hiện Quang (?-1220) khai sơn chùa Hoa Yên ở Yên Tử thì tư tưởng thống nhất đạo Bụt Đại Việt đã hình thành. Có thể bài thơ này đã gợi ý cho vua Trần Nhân Tông thống nhất và Việt hóa triệt để đạo Bụt Đại Việt dưới danh nghĩa thiền phái Trúc Lâm.
Cho đến hôm nay nội dung bài thơ vẫn còn mang tính thời sự. Tuệ Trung Thượng Sĩ đưa những hình ảnh trái ngược đến tức cười để chế nhạo những hành vi không tương thích.
Từ lâu, những tiến bộ KHKT làm cho trái đất nhỏ lại, các dân tộc gần nhau hơn, việc tiếp cận và du nhập một nền văn hóa khác là chắc chắn xảy ra. Nếu như mặt tích cực của nó làm cho trí tuệ được nâng tầm thì mặt tiêu cực của nó là làm cho bản sắc, bản lĩnh bị thui chột. Điều này đã và đang xảy ra trên mọi lĩnh vực của cuộc sống theo hướng tiêu cực rất đáng lo ngại.
Bất cứ một nền văn hóa, học thuyết, tôn giáo ngoại nhập muốn phát triển ở vùng đất mới mà áp đặt, chối bỏ những gì đang có ở nơi đó thì sẽ gặp thất bại. Ngược lại, nếu dân tộc nào lóa mắt trước những thứ mới mẻ mà thiếu sự tỉnh táo thì lại đánh mất mình. Đạo Bụt vào Việt Nam từ thế kỷ II.tcn và nhanh chóng khế hợp một cách hòa bình cùng văn hóa bản địa và không gây ra bất cứ một sự tổn thương nào. Mười bảy thế kỷ sau (1558) Chúa Nguyễn Hoàng vàcác thế hệ sau ông mang tinh thần khế hợp ấy tiến về Phương Nam mà không gây ra bất cứ một sự xung đột nào về ý thức hệ.
Từ bài thơ này, người đọc có thể nhận ra các trường phái triết học khác khi đi vào Việt Nam đều núp theo bóng giáo gươm và súng đạn: Như Nho Lão theo bóng quân xâm lược Tàu. Ky Tô giáo và các học thuyết Tây Phương thì nương theo súng đạn Hà Lan, Anh , Pháp. Chủ nghĩa Cộng Sản thì khủng khiếp hơn với hàng núi vũ khí Nga Tàu và 300.000 Hồng quân Trung Cộng và hàng vạn chuyên gia quân sự Liên Xô. Và cái cảnh:

Kim xuyên thốc ẩu vi huyền đặc,

Minh kính manh nhân tác cái chi.
Ngọc tháo nhập cầm ngưu bất thính,
Hoa trang anh lạc tượng hà tri.

(Trâm vàng bà trọc đem làm móc
Gương sáng anh mù lấy đậy ly
Đàn ngọc khảy tai, trâu phớt tỉnh
Chuỗi hoa đeo cổ, tượng hay chi)
diễn ra suốt hơn 80 năm trên khắp đất nước bằng máu, nước mắt và sự dối trá kinh hoàng
Hai câu thơ chót rất khó dịch, đã vậy có bản chữ Hán ghi [chú/] là [đúc] làm cho câu thơ trở nên tối nghĩa. tôi chấp nhận bản ghi [chú/] là [viết lời giải thích]. Có phải Tuệ Trung Thượng Sĩ mượn hình tượng Chung Tử Kỳ, một người sành nghe nhạc, để thay bản sắc dân tộc chăng?
21.12.2016


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét