Người theo dõi

Thứ Bảy, 31 tháng 12, 2016

Gió Chướng

Gió Chướng
 

Cũng muốn viết những câu thơ gai góc
Nhưng cuộc đời đã rớm máu từ lâu
Những gai nhọn luồn trong từng tấn thảm
Trong chăn màn, trong tấm nệm… Rêm đau

Thôi thì thôi thơ đừng nên gai góc
Cứ lằng nhằng như một gã nhà quê
Như hơn bốn ngàn năm nay vẫn thế
Như ca dao êm mượt lối đi về

Thứ Tư, 28 tháng 12, 2016

Nguồn gốc Mã Lai của dân tộc Việt Nam Chương XI

Nguồn gốc Mã Lai của dân tộc Việt Nam
Chương XI

Bình-nguyên Lộc

Phụ lục và kết luận

A. Lạc Lê và Lạc Lồi

Phê bình giáo sư Kim Định, chúng tôi chỉ nói sơ đến Cửu Lê, không hơn gì ông bao nhiêu, tức không cho thấy rõ dân Lê là ai, Cửu Lê là 9 nhóm Mã Lai chớ không có gì lạ, và vì phiên âm sai nên Lai hóa thành Lê. Cổ sử Tàu không có chỉ rõ từng nhóm, nhưng chúng tôi phân biệt được hai chi trong Cửu Lê. Đó là chi Âu mà về sau ta gọi là Thái và chi Lạc. Chi Lạc gồm ba tiểu chi: Lạc bộ Trãi, Lạc bộ Chuy và Lạc bộ Mã.
Nhưng còn một nhóm nữa mà Tàu có nói đến, đó là nhóm Lạc Lê mà chúng tôi đoán rằng hai nhóm Mã Lai lại giống với nhau.
Nhóm Lạc Lê nầy mất hút trong thư tịch Trung Hoa, ta ngỡ nó nhỏ lắm nên tự tiêu diệt, nhưng nên nó tồn tại cho đến ngày nay.
Đó là cái thứ Mã Lai mà chúng ta gọi là Mã Lai đợt II, chủ đất Hoa Nam, chớ không có gì lạ.
Sở dĩ họ cũng có mặt ở Hoa Bắc vì họ là kẻ nhút nhát, 1.000 năm sau khi đại khối Lạc Lê di cư sang Hoa Nam, họ cứ ở lại đất tổ là chơn núi Himalaya, nhưng rốt cuộc họ cũng tháp tùng với Lạc để di cư tới Hoa Bắc.

Thứ Ba, 27 tháng 12, 2016

Nguồn gốc Mã Lai của dân tộc Việt Nam Chương X

Nguồn gốc Mã Lai của dân tộc Việt Nam
Chương X

Bình-nguyên Lộc

Làng Cườm sống dậy

A.  Khả Lá Vàng

Trong việc khảo về tiền sử ở Việt Nam, các nhà bác học đã tìm thấy chứng tích chủng Cổ Mã Lai (Anh-đô-nê) sống chung với chủng Mê-la-nê và chủng Négrito ở nhiều hang động, nhứt là Làng Cườm (cổ 5 ngàn năm).
Sự kiện đó ai cũng ngỡ chỉ xảy ra trong thời tiền sử Việt Nam mà thôi, nhưng hiện vẫn còn. Điều đó chứng tỏ rằng sự tồn tại của con người thật là ngoài sức tưởng tượng.
Và hiện nay, người Việt Anh-đô-nê còn sống chung với chủng Mê-la-nê y như vào cái thời tiền sử xa xôi đó, mà đây là Mê-la-nê thuần chủng với màu da đen, tóc quăn quíu, chớ không phải là Mê-la-nê đã lai giống hàng ngàn năm rồi như phụ nữ Mường đâu.
Những chủng thấp hơn về mặt nhơn thể tính, như chủng Négrito, cũng cứ tồn tại trong lãnh thổ Việt Nam và ta sắp tìm lại được họ đây, và hình ảnh của Làng Cườm bỗng sống dậy, linh động hơn bao giờ cả.
Quan niệm diệt chủng, không thể thành sự thật được, như ai cũng tưởng. Người Thái Tây Âu thì đã biến thành Tàu, nhưng đó là một thứ Tàu rất là Thái, phát minh là Cấm chi, tức Kim thĩ, tức Porc doré, tức heo quay, mà không có nhóm Trung Hoa nào khác biết làm cả.
Các cổ thư Trung Hoa tả dân Việt với năm biệt sắc: Tiển phát, Văn thân, Tả nhậm, xem bên trái là bên thuận, nhuộm răng đen.

Chủ Nhật, 25 tháng 12, 2016

MẤY GIÒNG VỚ VẨN

MẤY GIÒNG VỚ VẨN
 


Ân tinh đang mang nặng
Với người, với hồn quê
Ta một đời thơ thẩn
Chưa ghét ai bao giờ

Nhưng ta, đời lận đận
Một tấm lòng tay không
Những câu thơ lơ đãng
Và nỗi buồn mênh mông

Nguồn gốc Mã Lai của dân tộc Việt Nam Chương IX

Nguồn gốc Mã Lai của dân tộc Việt Nam
Chương IX


Bình-nguyên Lộc
Sông Bộc - Nhau rún thứ nhì của tổ tiên ta

http://www.binhnguyenloc.de/pages/NghienCuu/NguonGocMaLai/NguonGocMaLai_ChuongIX.htm
  
Sử Tàu cho ta biết rằng Hiên Viên đánh diệt Cửu Lê của Xy Vưu để dựng nước Tàu.
Dân Lê hiện tồn tại ở Hoa Nam.
Thế thì chi Lạc không có mặt trong cuộc chiến đấu đó hay sao? Chắc chắn là phải có, vì sử Tàu đã cho biết có nhóm Lạc Lê và nhóm Lạc bị gộp trong Cửu Lê.
Nhưng thủ lãnh của chủng Lạc là Xy Vưu bị giết rồi toàn dân có bị tàn sát hay không, hay được tha để được làm dân Tàu?
Cho đến Tần Thỉ Hoàng, kẻ ác độc nhứt đã giết hết cả đàn bà và trẻ con của các thành phố kháng cự nhưng vẫn không tàn sát hết dân, vì cái lẽ giản dị là không thể làm được.
Nhưng theo sự đối chiếu chỉ số sọ thì sọ Hoa Bắc khác sọ Hoa Nam tức không có yếu tố Việt trong sọ Hoa Bắc. Mặt khác lại không hề có lưỡi rìu tay cầm bằng đá mài ở Hoa Bắc.
Thế thì ta phải hiểu rằng toàn thể dân Việt, hoặc đại đa số dân Việt Hoa Bắc đều di cư xuống Hoa Nam bằng cách vượt sông Hoàng Hà, và đi xa hơn, bằng đường biển, trừ một nhóm Lạc rợ Đông Di, thì không chạy được, bởi tứ phía của họ đều là người Tàu.

Thứ Sáu, 23 tháng 12, 2016

Nguồn gốc Mã Lai của dân tộc Việt Nam Chương VIII

Nguồn gốc Mã Lai của dân tộc Việt Nam
Chương VIII


Bình-nguyên Lộc
Thượng Việt, người Mường và Tô-tem Lạc Việt

Trong lãnh thổ ta có hai dân tộc chưa được khoa học biết đích xác, đó là Thượng Việt và người Mường, trong khi Lôlô, Mán Tiền, Mán Đại bản gì cũng được biết chắc họ thuộc chủng nào.
Ta cứ tưởng Thượng Việt gồm nhiều dân tộc: Sơ Đăng, Bà Na, Ra Đê, v.v. nhưng sự thật thì họ chỉ là các bộ lạc của một dân tộc độc nhứt, thế nên chúng tôi mới nói là có 2 dân tộc chưa được biết, mà trong đó có người Thượng. Không giải thích dài dòng, e sẽ bị cho là sai vì ai cũng tưởng trên Cao nguyên có hai ba chục dân tộc.
Ai cũng nóng lòng muốn biết hai dân tộc ấy thuộc chủng nào và đợt nào của chủng nào, nhưng chúng tôi phải đợi tới chương nầy mới đếm xỉa đến hai thứ đồng bào ấy được.
Chúng tôi gọi họ là đồng bào là gọi đúng 100% chớ không phải là mị dân đâu, vì khoa học đã nhìn nhận rằng đồng bào Thượng là Indonésien từ nửa thế kỷ nay, tại thiên hạ cứ ngỡ Anh Đô Nê là Mọi. Nay biết rằng Anh Đô Nê là Mã Lai, mà chúng tôi vừa chứng minh rằng Việt Nam là Mã Lai thì họ với ta là đồng bào rồi vậy.
Ta cần biết Thượng Việt ngày nay, xem họ là ai, có phải là Cao Miên như các ông Tây đã nói hay không?

Thứ Tư, 21 tháng 12, 2016

VỀ MỘT BÀI THƠ CỦA TUỆ TRUNG THƯỢNG SĨ

Ảnh: Internet
物不能容

躶國欣然便脫衣, 

禮非亡也俗隨宜。 
金穿禿嫗為懸杙, 
明鏡盲人作蓋卮。 
玉操入琴牛不聽, 
花粧瓔珞象何知。 
吁嗟一曲玄中妙, 
合把黃金注子期。
慧中上士.

Vật bất năng dung

Lõa quốc hân nhiên tiện thoát y,

Lễ phi vô dã, tục tuỳ nghi.
Kim xuyên thốc ẩu vi huyền đặc,
Minh kính manh nhân tác cái chi.
Ngọc tháo nhập cầm ngưu bất thính,
Hoa trang anh lạc tượng hà tri.
Hu ta nhất khúc huyền trung diệu,
Hợp bả hoàng kim chú Tử Kỳ.
Tuệ Trung Thượng Sĩ

Chủ Nhật, 18 tháng 12, 2016

Nguồn gốc Mã Lai của dân tộc Việt Nam Chương VII

Nguồn gốc Mã Lai của dân tộc Việt Nam
Chương VII

Bình-Nguyên Lộc
Về cái họ của Trung Hoa và Việt Nam

Dân tộc lớn nào cũng thành hình theo lịch trình sau đây:
I.     Cá nhân lang thang
II.    Gia đình mẫu hệ
III.   Gia đình phụ hệ
IV.   Thị tộc (Clan)
V.    Bộ lạc (Tribu)
VI.   Quốc gia
Lối sắp loại như trên không tuyệt đối luôn luôn đúng y như vậy, vì có dân tộc không đi qua chế độ mẫu hệ lần nào cả, trái lại có nhiều dân tộc, như dân tộc Chàm chẳng hạn, đã lập quốc và cường thịnh suốt 13 thế kỷ, vậy mà không hề bước sang giai đoạn phụ hệ được.
Lại có những dân tộc đốt giai đoạn bộ lạc, tức từ gia đình tiến ngay lên đại bộ lạc (Peuplade).
Nơi nhiều quốc gia lớn, đã tiến đến chế độ dân chủ rồi, vậy mà hai tổ chức cổ, thị tộc và bộ lạc, vẫn tồn tại, dưới hình thức nầy hay hình thức nọ.
Trường hợp tổ chức bộ lạc tồn tại là trường hợp những quốc gia đã sáp nhập nhiều chủng lại để làm ra một dân tộc nhân tạo, các chủng ấy xưa kia có vua, hoặc có tù trưởng và tinh thần quốc gia của họ mạnh, cứ còn sống hoài trong các cuộc thống nhứt gượng ép như thế.
Trung Hoa ngày nay cũng ở trong trường hợp nầy, nhưng họ có tài và có điều kiện, nên đã kịp đồng hóa những chủng lạ Hồi, Mãn, Mông, Việt, thành thử hình thức bộ lạc còn, nhưng rất yếu ở xứ họ. Người Mân không ưa người Đông Âu, nhưng không ghét ra mặt. Trong Thất Mân có nhóm Triều Châu không bao giờ gả con cho Phúc Kiến, vì một mối hận ngày xưa nào mà chính họ cũng đã quên mất rồi.

Thứ Năm, 15 tháng 12, 2016

Nguồn gốc Mã Lai của dân tộc Việt Nam Chương VI

Nguồn gốc Mã Lai của dân tộc Việt Nam Chương VI


Bình-nguyên Lộc
Chủng Cực Nam Mông Gô lích của dân ta

Chúng ta đã thấy, qua các chương trước, hễ khi chỉ số sọ khác nhau trên hai đơn vị là khoa chủng tộc học xem là một chủng khác rồi, hay nói cho thật đúng xem là một phụ chủng thứ X, nếu các yếu tố khác còn ràng buộc chủng mới đó với cái chủng cũ.
Danh xưng Chủng Cực Nam Mông Gô Lích không có trong sách nào hết, và chỉ là danh từ do chúng tôi đặt ra, căn cứ theo luật trên đây.
Khi các nhà bác học Âu châu còn đang nghiên cứu về cái chủng của dân Việt Nam thì nhiều biến cố chánh trị và quân sự đã xảy ra (1943) khiến công việc bị ngưng trệ.
Ta có phận sự tiếp tục công trình của họ, cứ với tinh thần làm việc của họ, vì thế mà sau khi đối chiếu sọ người Hoa Nam với sọ người Việt Nam, chúng tôi mới đặt tên cho chủng của ta như trên.
Chỉ số sọ của ta y hệt như chỉ số sọ của Mã Lai, nhưng chúng tôi lại cho ta là một phụ chủng Mông Gô Lích chớ không nói là chủng Mã Lai, vì tóc ta đã thẳng, tức có một yếu tố ràng buộc ta với chủng Nam Mông Gô Lích.
Đây là sự nhượng bộ cực cùng của chúng tôi chớ tánh cách thẳng của tóc chỉ là dấu hiệu bề ngoài, chỉ số sọ, tánh cách Brachycéphale và máu mới là yếu tố chánh, mà máu và sọ của ta là sọ và máu của Mã Lai.

Thứ Ba, 13 tháng 12, 2016

Nguồn gốc Mã Lai của dân tộc Việt Nam Chương V Phần 2

Nguồn gốc Mã Lai của dân tộc Việt Nam
Chương V  Phần 2


( tiếp theo phần 1 Chương V)
Miền Nam có một tỉnh từ Sằn dã, có nghĩa là đồng quê, quê mùa giản dị, mộc mạc. Ông Lê Ngọc Trụ viết rằng Sằn Dã  do Điền Dã biến ra nhưng tại sao trong hai chữ Hán Việt, chỉ có một chữ Điền là bị biến còn chữ  thì không?
Tự điển Huỳnh Tịnh Của thì nói Sằn là cây Tế Tân dùng làm thuốc đau răng. Như vậy nguồn gốc của Sằn, theo Huỳnh Tịnh Của thì lại còn khác hơn ông Lê Ngọc Trụ nữa.
Thuyết của ông Huỳnh Tịnh Của mới nghe tưởng như là hữu lý hơn bởi ta không tin rằng Điền biến ra Sằn thì ta cũng phải tin rằng Sằn là Sằn. Nhưng thử hỏi cây Sằn có phải là tượng trưng cho đồng nội, cho đồng quê của miền Nam hay không?
(Vâng, sằn dã là từ ngữ riêng do các nhà nho miền Nam đặt ra chớ Trung Hoa và miền Bắc không có).
Ta có thể trả lời không cần suy nghĩ rằng cây Tế tân không bao giờ tượng trưng cho đồng nội miền Nam hay miền Bắc miền Trung gì hết thì các cụ xưa không tạo ra một từ ngữ với loại cây đó.
Sự thật thì tĩnh từ nầy bị viết sai chính tả. Nó là Sàn dã, chớ không phải là Sằn dã. Sàn là chữ nho, có nghĩa là hèn mọn, Sàn dã  Đồng nội hèn mọn của tôi, nói theo lối quá khiêm nhượng của Trung Hoa về những gì chỉ mình, chỉ quê hương mình.
Sàn dã là thôn quê hèn mọn của tôi, nghĩa ban đầu là thế.
Ông Lê Ngọc Trụ nói Làng do Hán Việt Hương mà ra. Có ai tin nổi Hương biến âm thành Làng hay không? Riêng chúng tôi, chúng tôi thấy Làng do tiếng Mã Lai T’Lang mà ra, và quyển sách nầy cốt chứng minh rằng dân ta gốc “Mã Lai” chứng minh bằng nhiều chứng tích chớ không phải chỉ có danh từ Làng mà thôi đâu.
Tổ tiên ta xưa có tiếng Lang có nghĩa là fiel féodal, mà cho đến ngày nay, người Mường còn dùng, họ cũng còn Quan Lang (Chef du fief) y như tổ tiên ta xưa.
Danh từ Mã Lai T’Lang cũng có nghĩa y hệt như vậy và hiện vẫn còn được người Mã Lai dùng.
Làng của ta gồm nhiều ấp, Lang của Mường và T’lang của Mã Lai cũng gồm nhiều ấp. Đó là thái ấp (fief féodal) bé tí ở Hồ Nam hồi cổ thời của chủng Mã Lai.
Giáo sư viết rằng Đũa do chữ Hán Trợ mà ra. Có thể nào mà âm Tr biến thành Đ được hay không chớ?
Sự thật thì Đua thì tiếng Mã Lai mà ta biến thành Đôi rồi thành Đũa, vì chính nó có nghĩa là Hai, là Cặp. Còn Đôi đũa thì chính người Mã Lai họ nói là Đua Đua.
Giáo sư lại nói Vá áo do Hán Việt Bổ Y mà ra, Bể vỡ do Hán Việt Phá mà ra. Mổ xẻ do Phẫu mà ra, Giống do Tượng mà ra, Khéo, Giỏi do Tài mà ra,  Xuôi do Lưu mà ra, v.v.
Đọc những tiếng Hán Việt mà ông Lê Ngọc Trụ đưa ra để chứng minh, đọc theo tiếng Tàu giọng Quan Thoại, giọng Mân hay giọng Quảng gì, cũng không giống gần hay giống xa tiếng Nôm của ta chút nào.
Ông nói tiếng Áo do Y mà ra. Nhưng không hề thấy âm Y của Hán Việt biến thành âm Ao của Việt Nam lần nào hết. Sự thật thì ta đã mượn tiếng đó, nhưng Áo là do Áo của Tàu, chớ không bao giờ do Y.

Thứ Hai, 12 tháng 12, 2016

HOÀNG HẠC LÂU VÀ TÔI

  
HOÀNG HẠC LÂU VÀ TÔI
Sự tương đồng về văn hóa Việt Nam và Trung Quốc đã tạo nên một sự đồng cảm sâu sắc trong các loại hình văn học nghệ thuật. Nhưng sự đồng cảm trong thi ca thì có một vị trí rất đặc biệt, nhất là thơ Đường, những ai có một chút hồn thơ, cho dù không biết làm thơ, đều có thể cảm nhận được Tỳ Bà Hành, Phong Kiều Dạ Bạc, Thanh Bình Điệu, Lương Châu Từ, Bạc Tần Hoài… Nhưng có lẽ Hoàng Hạc Lâu của Thôi Hiệu lại làm cho các nhà thơ Việt Nam đắm đuối nhất. Bản dịch của Tản Đà đã làm say lòng bao nhiêu người yêu mến thi ca. Nhưng điều đó không làm chùng bước những người đi sau ông. Tất cả bằng sự cảm nhận của riêng mình để vung tay múa bút lao vào một nơi mà chính Lý trích tiên cũng phải rùng mình. Sự hay, dở gần như bị triệt tiêu để cho hồn thơ của những người đi sau tha hồ mà mơ mộng và đưa họ vào giấc viễn du. Kẻ ba trợn này cũng thế. Tôi đã năm lần bị thôi thúc và đã bước đi. Mỗi một bước đi là một niềm kỳ thú của riêng mình. Và cũng không chắc là sẽ dừng bước ở mai sau. Tất nhiên, cũng còn có nhiều cao nhân đã đi rồi mà chưa lên tiếng và có lẽ trên đời này, nếu mộng mơ còn, chắc chắn rằng sẽ còn có người tìm đến Hoàng Hạc Lâu. Biết đâu mai sau sẽ có một trăm, một ngàn hay nhiều hơn nữa những bản dịch mang theo một tâm hồn mộng mơ của thời đang sống.

Thứ Sáu, 9 tháng 12, 2016

theo bước chân đời

theo bước chân đời



cứ lặng lẽ bước chân đời trôi mãi
trôi theo mưa và ánh nắng chan hòa
vầng trăng đến rồi đi sương lơ đãng
chỉ tội cho mình tất bật bôn ba

cứ lặng lẽ bước chân đời trôi mãi
theo gió chuyển dời cây lá vàng xanh
hoa nở hoa tàn, ong vờn bướm lượn
chỉ tội cho mình mãi chạy loanh quanh

Thứ Năm, 8 tháng 12, 2016

Nguồn gốc Mã Lai của dân tộc Việt Nam Chương V Phần 1

Nguồn gốc Mã Lai của dân tộc Việt Nam
Chương V  Phần 1

Bình Nguyên Lộc

Dấu vết Mã Lai trong xã hội Việt Nam ngày nay 

A - Trống đồng
 


Chúng tôi nói hơi dài ở chương IV nhưng vẫn chưa phải là kiểm soát tiền sử học đúng. Nhưng những cái đã được nói ra, vẫn phải nói, và chỉ bắt đầu từ đây mới là kiểm soát.
Như đã nói, công việc khảo tiền sử trình ra ở trước, đã được giới khoa học thế giới kiểm soát rồi. Nhưng họ chỉ kiểm soát xem công việc làm có đúng phương pháp tiền sử học hay không.
Viết sử phải kiểm soát lại bằng cách khác. Trên nguyên tắc thì tất cả các chủng xưa còn để dấu vết tại đất Việt, đều phải được theo dõi, và chúng tôi đã theo dõi tất cả. Nhưng chỉ có sọ chủng Mã Lai là giống hệt sọ của người Việt Nam, còn sọ Mê-la-nê, sọ Négrito, sọ Miêu, sọ Trung Hoa đều khác, và sẽ trình ra sau, vì thế trong sách nầy chúng tôi cho de tất cả các chủng ấy mà chỉ theo dõi Mã Lai, vì các chủng đó không có để dấu vết trong xã hội ta, trong cơ thể ta. Cuộc theo dõi tất cả các chủng, chỉ làm để mà loại trừ, tốn công bao nhiêu, cũng không được phép viết vào đây, vì nó chẳng dính líu gì đến nguồn gốc dân tộc ta.
Viết sử, như đã nói, phải đo sọ của ta để đối chiếu với sọ của các cổ dân nằm trong lòng đất ta, phải học ngôn ngữ của họ để đối chiếu với ngôn ngữ của ta và nhiều việc phụ thuộc nữa, mà ở chương trước, chúng tôi đã xét đến một mớ chuyện phụ thuộc, đó là sử Tàu về dân Lạc, từ sông Bộc, di cư đi Triều Tiên, nó ăn khớp với tiền sử học.
Nhưng chưa lấy gì làm chắc là dân Lạc đó là ta, mặc dầu xâu chuỗi mà chúng tôi đưa ra rất vững:
Lê = Lạc bộ Trãi = Lại Di

Thứ Sáu, 2 tháng 12, 2016

Nguồn gốc Mã Lai của dân tộc Việt Nam Chương IV

Nguồn gốc Mã Lai của dân tộc Việt Nam
Bình-Nguyên Lộc


Chương IV
Mã Lai chủng

Chúng tôi hẹn nghiên cứu các chủng Mông Gô Lích ở phần A của chương II, nhưng mới nghiên cứu được có ba chủng: Bắc Mông Gô Lích, Trung Mông Gô Lích và Nam Mông Gô Lích rồi phải bước sang những vấn đề khác, vì mạch của sách phải đi như vậy.
Chúng tôi cần chứng minh rằng không có di cư ồ ạt của Tàu đến Giao Chỉ như sử gia Nguyễn Phương đã nói để kết luận rằng Việt Nam không phải là đồng bào của hai bà Trưng mà chỉ là con cháu của Tàu di cư. Mà muốn chứng minh như thế, chúng tôi lại phải bác thêm thuyết của L. Aurousseau và Trần Kinh Hoà cho rằng Tây Âu và Tượng Quận là Cổ Việt Nam. Muốn vậy, phải nghiên cứu người Tây Âu. Đi lạc đường quá xa vì những lý do đó.
Nhưng không thể không đi xa ngoài đề vì cái mục đích xoá hẳn bao nhiêu ngộ nhận từ trước tới nay về những gì xảy ra vào năm Lộ Bác Đức tới chinh phục ta, bởi những sự kiện lịch sử của thời ấy bị các sử gia Tây, Tàu, Việt làm rối nát hết.
Bây giờ thì chúng tôi nghiên cứu về chủng của ta được rồi, nhưng lại không bắt đầu từ thời Mã Viện đi lên, mà xuất phát ngay tại nơi và thời bắt đầu, tức nói chuyện cách đây 5.000 năm rồi đi xuống lần cho tới gặp Mã Viện là xong.
Tại sao chúng tôi không ngược dòng như đã làm từ chương I cho tới chương nầy? Vì chúng tôi dựa vào khoa khảo tiền sử, mà khoa ấy đi xuôi chớ không lội ngược.
Xin nhắc rằng là lúc bắt đầu làm việc chúng tôi không có đủ tài liệu khảo tiền sử trong tay, nó tản mác ở nhiều tạp chí trên thế giới rất khó tìm, lại có những tài liệu không phải viết bằng tiếng Pháp hay tiếng Anh nên chúng tôi không được đọc và không đọc được, nếu có tìm được đi chăng nữa.
Thế nên chúng tôi đã tạm dùng hai chứng tích, một chứng tích tắt là tìm những cái khoen trung gian nó nối kết Mã Lai Đông Sơn với Việt Nam mang màu sắc Trung Hoa phần nào. Chúng tôi lại dùng chứng tích gián tiếp là cổ sử Nhựt Bổn và kim sử Nhựt Bổn. Cả hai chứng tích đó đều đưa chúng tôi tới kết luận đúng là:

Thứ Năm, 1 tháng 12, 2016

HOA MẮC CỠ




HOA MẮC CỠ




Ông cha xưa nghèo quá nói làm gì
Nay bớt khổ lề thói xưa nên dẹp
Phải có Quốc Hoa, chọn hoa gì cho đẹp
Chọn hoa gì cho xứng tuổi xứng tên.



Người chọn hoa hồng, kẻ lại chọn hoa sen
Sen thanh khiết còn hồng thì tha thướt
Hồng hay sen, chọn hoa nào cũng được
Cả hai hoa đều có ở xứ mình