Vài ngẫm nghĩ về bài Thơ
Cổ Thời Bắc Sơn (7000-1000 tr.c.n)
“ Khoảng trên 40 năm trứơc đây,
nhà giáo Sử địa An Phong Nguyên Vân Diễn sưu tầm được một bài vè cổ tại một
làng Mường trong rừng Ban Mê Thuột di tản vào từ rừng Thanh Hóa.” (BS Nguyễn
thị Thanh ) (1)
1. Khoai tỏ bồn thì tốt cổ (bồn = vồn = luống; cổ = củ)
2. Ðậu ba lá thì bừa un (bừa = vừa; un = vun = đắp)
3. Gà mất mạ thì lâu khun (mạ = mẹ; khun = khôn)
4. Gái thiếu trai thì thậm khổ
5. Trai thiếu gái thì thậm khổ.
6. Trời sinh trâu thì sinh cỏ.
7. Ðất sinh giếng thì sinh mo (mo cau làm gàu múc nước).
8. Người sinh Oa thì sinh tui (Oa = O = cô, chị, dì).
9. Oa một miềng thì khôn đặng.
10. Tui một miềng thì khôn đặng. (miềng = mình)
11. Gió ngoài biển hắn dồn bô (bô = vô).
12. Mây trên trời hắn ún lại (ún = tụ)
13. Oa với tui cùng cuốn lại.
14. Tui với Oa cùng cuốn lại.
15. Hai đứa miềng cùng cuốn lại.
-----------------------------------------------
1. Khoai tỏ bồn thì tốt cổ
2. Ðậu ba lá thì bừa un
3. Gà mất mạ thì lâu khun
4. Gái thiếu trai thì thậm khổ
5. Trai thiếu gái thì thậm khổ.
6. Trời sinh trâu thì sinh cỏ.
7. Ðất sinh giếng thì sinh mo
8. Người sinh Oa thì sinh tui
9. Oa một miềng thì khôn đặng.
10. Tui một miềng thì khôn đặng.
11. Gió ngoài biển hắn dồn bô.
12. Mây trên trời hắn ún lại
13. Oa với tui cùng cuốn lại.
14. Tui với Oa cùng cuốn lại.
15. Hai đứa miềng cùng cuốn lại.
Đọc xong bài thơ thật thú vị, nó có những điều sau đây:
1 - Âm điệu của bài thơ
2 - Trong bài thơ xuất hiện những từ Việt cổ
3 - Nội hàm của bài thơ gần như là thể hiện một sự giao hòa tuyệt hão giữa con người và thiên nhiên.
Chúng ta thử xem xét từng điểm một, nhưng trước nhất là chúng ta phải gạt đi hết những khái niệm hiện đại mà chúng ta có, vì thời ấy (cách đây gần 3000 năm) tổ tiên chúng ta không có bất cứ một khái niệm nào. Họ chỉ nhìn ngắm thiên nhiên và vui vẻ tựa lưng vào để sống.
6. Trời sinh trâu thì sinh cỏ.
7. Ðất sinh giếng thì sinh mo
Có thể ông cha chưa có đủ “trình độ”, chưa có đủ “thông minh” để khai thác thiên nhiên một cách bạo liệt như hôm nay.
1 - Âm điệu của bài thơ
Nếu như những thể thơ sau này của người Việt như lục bát, song thất lục bát, hát nói đều được xây dựng bằng hai lối vần yêu vận (vần lưng) hay cước vận (vần chân hay vần chữ cuối câu) là do ứng dụng vào hình thức bài thơ trên đây với phát kiến thêm về vần lưng. Nhưng trước nhất hãy nghe bài vè sau đây:
Nghe vẻ nghe ve
Cái vè nói ngược
Non cao đầy nước
Đáy biển đầy cây
Dưới đất lắm mây
Trên trời lắm cỏ
Người thì có mỏ
Chim thì có mồm
Thẳng như lưng tôm
Cong như cán cuốc
Thơm nhất là ruốc
Hôi nhất là hương
Đặc như ống bương
Rỗng như ruột gỗ
Chó thì hay mổ
Gà hay liếm la
Xù xì quả cà
Trơn như quả mít
Meo meo là vịt
Quạc quạc là mèo
Trâu thì hay trèo
Sóc thì lội nước
Rắn thì hay bước
Voi thì hay bò
Ngắn như cổ cò
Dài như cổ vịt
Đỏ như quả quýt
Vàng như quả hồng
Cao tồng ngồng như chim tu hú
Lùn lụ khụ như chim bồ nông
Hay chạy lon ton là gà mới nở
Cái mặt hay đỏ là con gà mào
Hay bơi dưới ao mẹ con nhà vịt
Hay la hay hét là con bồ chao
Hay bay hay nhào mẹ con bói cá
Cái vè nói ngược
Non cao đầy nước
Đáy biển đầy cây
Dưới đất lắm mây
Trên trời lắm cỏ
Người thì có mỏ
Chim thì có mồm
Thẳng như lưng tôm
Cong như cán cuốc
Thơm nhất là ruốc
Hôi nhất là hương
Đặc như ống bương
Rỗng như ruột gỗ
Chó thì hay mổ
Gà hay liếm la
Xù xì quả cà
Trơn như quả mít
Meo meo là vịt
Quạc quạc là mèo
Trâu thì hay trèo
Sóc thì lội nước
Rắn thì hay bước
Voi thì hay bò
Ngắn như cổ cò
Dài như cổ vịt
Đỏ như quả quýt
Vàng như quả hồng
Cao tồng ngồng như chim tu hú
Lùn lụ khụ như chim bồ nông
Hay chạy lon ton là gà mới nở
Cái mặt hay đỏ là con gà mào
Hay bơi dưới ao mẹ con nhà vịt
Hay la hay hét là con bồ chao
Hay bay hay nhào mẹ con bói cá
Và chúng ta thấy loại hình này xuất hiện và biến thể trong ca dao, hò vè và tạo ra tiền đề cho lục bát và song thất lục bát xuất hiện và sau đó là hát nói và thơ tám chữ (cải biên từ thơ Pháp)
Lục Bát
Trăm năm trong cõi người ta
Chữ tài chữ mệnh khéo là cợt nhau
Trải qua một cuộc bể dâu
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng
(Kiều) Nguyễn Du
Lang thang cùng mùa xuân
Một hôm trời đất rảnh rang,
Nhắn tin đến rũ rê lang thang cùng.
Thế là ùm lội qua sông,
Lên bờ giủ áo, sạch không nỗi buồn.
Trời cười, ông địa râu rung,
Cả ba nắm chặt tay cùng du xuân.
Gió mây khoái chí tháp tùng,
Cùng nhau ngắm nghía vàng hồng lục xanh.
Vô chung vô thủy yên bình,
Suối an, biển lặng, rừng lành và hoa.
Lòng tong dạo khắp giang hà,
Cánh cò, cánh vạc la đà cùng mây.
Thỏ tròn mắt ngó lộc cây,
Ngàn lau trắng xóa lung lay bóng chiều.
Có cô thôn nữ yêu kiều,
Tỏa hương mời gọi người yêu đến cùng.
Chim quyên ăn trái nhãn lồng,
Khi ôm, khi thả vợ chồng quen hơi.
QT Nguyễn Hiền Nhu
Song thất lục bát
Đường rong ruổi lưng đeo cung tiễn,
Buổi tiễn đưa lòng bận thê noa.
Bóng cờ tiếng trống xa xa,
Buổi tiễn đưa lòng bận thê noa.
Bóng cờ tiếng trống xa xa,
Sầu lên ngọn ải, oán ra cửa phòng.
Chàng tuổi trẻ vốn dòng hào kiệt,
Xếp bút nghiên theo việc đao cung.
Thành liền mong tiến bệ rồng,
Thước gươm đã quyết chẳng dung giặc trời
Chí làm trai dặm nghìn da ngựa
Gieo Thái Sơn nhẹ tựa hồng mao
Giã nhà đeo bức chiến bào,
Thét roi cầu Vị, ào ào gió thu.
Chàng tuổi trẻ vốn dòng hào kiệt,
Xếp bút nghiên theo việc đao cung.
Thành liền mong tiến bệ rồng,
Thước gươm đã quyết chẳng dung giặc trời
Chí làm trai dặm nghìn da ngựa
Gieo Thái Sơn nhẹ tựa hồng mao
Giã nhà đeo bức chiến bào,
Thét roi cầu Vị, ào ào gió thu.
(Bản dịch Chinh Phụ Ngâm Khúc. Đoàn thị Điểm
Hát Nói
Chí làm trai
Vòng trời đất dọc ngang ngang dọc
Nợ tang bồng vay trả trả vay
Chí làm trai nam bắc đông tây
Cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn bể
Nhân sinh thế thuợng thuỳ vô nghệ
Lưu đắc đan tâm chiếu hãn thanh
Đã chắc ai rằng nhục rằng vinh
Mấy kẻ biết anh hùng thời vị ngộ
Cũng có lúc mây tuôn sóng vỗ
Quyết ra tay lèo lái trận cuồng phong.
Chí những toan xẻ núi lấp sông
Làm nên tiếng anh hùng đâu đấy tỏ
Đuờng mây rộng thênh thênh cử bộ
Nợ tang bồng trang trắng vỗ tay reo
Thảnh thơi thơ túi ruợu bầu.
Nợ tang bồng vay trả trả vay
Chí làm trai nam bắc đông tây
Cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn bể
Nhân sinh thế thuợng thuỳ vô nghệ
Lưu đắc đan tâm chiếu hãn thanh
Đã chắc ai rằng nhục rằng vinh
Mấy kẻ biết anh hùng thời vị ngộ
Cũng có lúc mây tuôn sóng vỗ
Quyết ra tay lèo lái trận cuồng phong.
Chí những toan xẻ núi lấp sông
Làm nên tiếng anh hùng đâu đấy tỏ
Đuờng mây rộng thênh thênh cử bộ
Nợ tang bồng trang trắng vỗ tay reo
Thảnh thơi thơ túi ruợu bầu.
Thơ Tám Chữ cách vận
Người Con Gái Mặc Quần
Người
con gái hôm nay mặc quần đỏ
Vì hôm qua đã mặc chiếc quần đen
Đen và đỏ là hai màu rồi đó
Cũng như đời, đường hai nẻo xuống lên
Người con gái hôm nay mặc quần trắng
Vì hôm qua đã mặc chiếc quần hồng
Hồng và trắng là hai màu bẽn lẽn
Cũng như núi và rừng đều rất mực chênh vênh
Người con gái hôm nay mặc quần tím
Vì hôm qua đã mặc chiếc quần vàng
Vàng và tím là hai màu mỉm miệng
Mím môi cười và chúm chím nhe răng
Người con gái hôm nay mặc quần rách
Vì hôm qua đã mặc chiếc quần lành
Lành và rách đều vô cùng trong sạch
Bởi vì là lành rách cũng long lanh
Vì hôm qua đã mặc chiếc quần đen
Đen và đỏ là hai màu rồi đó
Cũng như đời, đường hai nẻo xuống lên
Người con gái hôm nay mặc quần trắng
Vì hôm qua đã mặc chiếc quần hồng
Hồng và trắng là hai màu bẽn lẽn
Cũng như núi và rừng đều rất mực chênh vênh
Người con gái hôm nay mặc quần tím
Vì hôm qua đã mặc chiếc quần vàng
Vàng và tím là hai màu mỉm miệng
Mím môi cười và chúm chím nhe răng
Người con gái hôm nay mặc quần rách
Vì hôm qua đã mặc chiếc quần lành
Lành và rách đều vô cùng trong sạch
Bởi vì là lành rách cũng long lanh
Bùi Giáng
Xét những thể thơ trên chúng ta thấy các thể thơ ấy vần chân là một vần chủ đạo như là bài thơ cổ mà chúng ta vừa đọc thấy, nhưng ông cha ta đã sáng tạo thêm cái yêu vận ngay trong ca dao mượt mà để khi trở thành trong lục bát và song thất lục bát làm cho những câu thơ gắn kết lại thành một thể thống nhất. Nhưng dẫu cho bài thơ dài đến mấy nhưng nếu chúng ta ngắt ra một đoạn thì ngay tức khắc nó cũng là một bài thơ (nếu nhìn về kết cấu) chớ không phải là một đoạn thơ (nếu như về nội hàm mà nó mang theo). Riêng về thể Hát Nói thì vấn đề có khác nhưng cái thể thơ ấy cho phép chúng ta làm nó dài hay ngắn, liên vận hay cách vận bất cứ nơi đâu, thì tùy ý người sáng tác để trở thành một bài thơ hoàn chỉnh về hình thức.
Sau này khi tiếp cận với văn hóa Trung Hoa vả Pháp (thơ tám chữ) thì thơ Việt Nam mới có lối thơ cách vận, Nhưng với ngôn ngữ có sáu thanh nên thơ Việt Nam trở nên mượt mà hơn về âm điệu và khoáng đạt về nội dung và khi đọc bài thơ trên chúng ta có cảm giác nó lục cục lòn hòn về âm điệu, điều đó cũng phải thôi, nhưng nó lại là một cái nôi ẩn chứa biết bao điều mà chúng ta cần ngẫm nghĩ…
2 - Trong bài thơ xuất hiện những từ Việt cổ
Những từ mà có ghi phần giảng nghĩa kề bên (cũng như những từ ta hiểu được) cứ tạm gọi là từ Việt cổ (vì chúng ta không phài là nhà ngôn ngữ học). Cả bài thơ là một sự pha trộn và tổng hòa các loại ngôn ngữ của cư dân Bách Việt, nhưng đã chỉ cho chúng ta thấy là không có một âm Hán Việt nào, từ đó khẳng định là ngôn ngữ mà ta sử dụng hôm nay đã xuất hiện từ rất lâu và ngay lúc đó nó có đủ để đáp ứng mọi nhu cầu giao tiếp. Rất thú vị.
3 - Nội hàm của bài thơ
Có nghe nói từ lâu Kinh Dịch xuất phát từ phương Nam, thành tựu của nền văn minh lúa nước, sau bị người Trung Hoa chôm về để phát triển thành nghề làm thầy bói với đủ trò bói Dịch, bói cỏ thi, Tử vi đẩu số. tướng học, phong thủy… và hàng lô hàng lốc những trò mê tín dị đoan khác… rồi cho rằng từ kinh Dịch mà ra. Tất nhiên không ai cấm chúng ta suy nghĩ hay vận dụng thế này thế khác những kiến thức được ghi trong một quyển sách (mà có cấm cũng không được) Nhưng các thức giả Đông Tây thì họ không chịu vậy mà hạ dần giá trị của nó từ minh triết xuống hàng triết học vì những ứng dụng trời thần kia. Riêng nơi sản sinh ra kinh Dịch thì cứ lặng lẽ dịch chuyển cuộc sống của mình theo kinh Dịch mà không cần phải la hét um sùm hay viết lách lung tung. Có lẽ vì thế mà khi cầm cuốn kinh Dịch trên tay, người viết cứ đọc nó mà không hiểu gì hết, ngoài một chút cảm nhận mang máng là đó là một kỳ thư nói về cuộc sống. Một cuộc sống được diễn ra đúng theo vận hành của vũ trụ và con người nương theo đó để sinh tồn
Người viết rất thích cái nội hàm của bài thơ này và nhận biết theo cái cách hiểu chủ quan của mình, nên dù biết đã từ lâu nhưng chả dám o e. Cho đến khi đọc xong bài viết “Phương Đông Có Triết Học Hay Không?” (2) của Nguyễn Thế Duyên trên FB mới dám tý toáy viết những giòng này sau khi vận dụng, tom góp bằng hết những kiến thức ọp ẹp của mình.
Những hinh ảnh dược diễn tả trong bài thơ đều mang theo một tiến trình rất từ tốn đúng theo trình tự hóa sinh; từ khoai đậu, đất nước, gió mây, sinh vật như trâu gà… và cuối cùng là con người, con người đơn lẻ (nam, nữ) Tất cả hòa quyện lại tạo thành, một làng quê, một vũ trụ với hai mảnh âm dương được biểu tượng bằng một hình ảnh rất thú vị “Hai đứa miềng cùng cuốn lại.”
Có vẻ như bài thơ còn mang một nội hàm khác là sự chuẩn bị để khế hợp với một nguồn tư tưởng khác (!?) để làm nên một xã hội Âu Lạc hài hòa đầy sức sống. đạo Bụt. Tất nhiên không ai có thể đoán trước và xác định một con đường tiến hóa của một dân tộc, nhưng vẫn có thể dự đoán và chuẩn bị để khế hợp với những biến chuyển của tương lai. Nhưng vào thời đó liệu ông cha ta có đủ tư duy để làm điều này không? Họ chỉ quan sát sự vật và hiện tượng cùng với một ít kinh nghiệm để nương tựa vào các sự kiện ấy, hiện tượng ấy để sống và truyền đạt lại cho các thế hệ kế tiếp và kinh Dịch đã hình thành rồi khắc sâu vào tâm khảm trên cái nền tảng âm dương:
4. Gái thiếu trai thì thậm khổ
5. Trai thiếu gái thì thậm khổ.
Và
15. Hai đứa miềng cùng cuốn lại.
Câu kết thật đắt với ba từ kết thúc cùng cuốn lại diễn tả sự đống thuận của âm dương cũng như những sự kiện và hiện tượng mà bài thơ lý giải trước đó:
1. Khoai tỏ bồn thì tốt cổ
2. Ðậu ba lá thì bừa un
3. Gà mất mạ thì lâu khun
4. Gái thiếu trai thì thậm khổ
5. Trai thiếu gái thì thậm khổ.
6. Trời sinh trâu thì sinh cỏ.
7. Ðất sinh giếng thì sinh mo
8. Người sinh Oa thì sinh tui
9. Oa một miềng thì khôn đặng.
Ở đoạn trên chúng ta nhìn thấy có những sự kết hợp có vẻ gí đó hơi là lạ như ở câu 7:
7. Ðất sinh giếng thì sinh mo
Tại sao lại phải là cái mo cau để múc nước sinh hoạt mà không là cái vỏ sò vỏ cây, hóa ra là đất sainh ra cây cau và đã có sự tích trầu cau trước đó chăng? Nên mới;
8. Người sinh Oa thì sinh tui
9. Oa một miềng thì khôn đặng.
10. Tui một miềng thì khôn đặng.
Thế nên:.
13. Oa với tui cùng cuốn lại.
14. Tui với Oa cùng cuốn lại.
Cả bài thơ là do Dương nói như là một lời chủ động tỏ tình nhưng hé lộ cho chúng ta thấy cái chế độ mẫu hệ và người Nữ vẫn là chủ đạo của Âm Dương, Bốn câu thơ đều đặt Oa trước rồi sau mới là Tui và nó vẫn còn tồn tại trong tư duy hiện đại (vì chưa nghe ai nói Dương Âm). Sự mát mẻ, nhu thuận, hiền hòa (biểu tượng là Âm) không chỉ tồn tại trong phân nữa nhân loại. Nhưng riêng ở nhân dân Âu Lạc thì được thể hiện luôn trong phần Dương và câu kết thúc đã chỉ ra điều đó:
“Hai đứa miềng cùng cuốn lại.”
Gắn kết và đồng thuận. Một bài thơ tuyệt vời.-
Rạch Giá ngày 10.06.2017
Quán Tâm Nguyễn Hiền Nhu
---------------------------------------------------------------------------
1. http://www.nguyenthaihocfoundation.org/lichsuVN/nguocgoc_p1.htm
2.https://www.facebook.com/theduyen.nguyen.7/posts/292908851112692?comment_id=293412154395695¬if_t=feed_comment_reply¬if_id=1497026225868603
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét