NGUYỄN DU VÀ
“THIÊN
HẠ HÀ NHÂN KHẤP TỐ NHƯ”
Năm 1802. Vua Gia Long lên ngôi.
Vương triều nhà Nguyễn được phục hưng trên toàn đất nước cũng đồng nghĩa với
chuyến hành phương Nam
vĩ đại đã được hoàn thành. Đất nước thống nhất từ Bắc chí Nam có cương
vực to đẹp nhất trong lịch sử đã hình thành. Từ việc đi tìm mảnh đất dung thân
theo lời khuyên của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Nhân dân Đại Việt đã cùng Đoan quận công
Nguyễn Hoàng và con cháu ông đã làm hơn thế nữa
Từ đây văn học Đại Việt bắt đầu
bừng sáng từ chất lượng đến số lượng. Bị dồn nén suốt ba trăm năm với một thứ
văn hóa Nho giáo đầy những kiểu cách kiêu mạn cũng như loạn lạc liên miên. Thơ
Việt Nam khởi đi trơn tru, mượt mà của Đặng Trần Côn, Đoàn thị Điểm (1705-1748),
Nguyễn Gia Thiều (1732-1789), Nguyễn Huy Tự (1743-1790), Phạm Thái, Nguyễn Huy
Lượng, Ngô thì Nhậm và… Nguyễn Du.
Nếu như bản dịch Chinh Phụ Ngâm
(Đoàn thị Điểm), Cung Oán Ngâm Khúc (Nguyễn Gia Thiều) đã đẩy thể thơ song thất
lục bát đến đỉnh điểm của nó, thì Kim Vân Kiều của Nguyễn Du lại đưa thơ lục
bát đi khắp cùng đất nước và còn vang vọng đến mai sau và lan ra thế giới.