Người theo dõi

Thứ Năm, 12 tháng 5, 2016

MÚA GẬY VƯỜN HOANG -CHƯƠNG V-

MÚA GẬY VƯỜN HOANG -CHƯƠNG V-

TRỊNH NGUYỄN PHÂN TRANH HAY LÀ CHUYẾN HÀNH PHƯƠNG NAM VĨ ĐẠI?

UỐNG RƯỢU ĐẾ
ĐỌC ĐẠI NAM THỰC LỤC TIỀN BIÊN

Nâng ly rượu đế lên. Và rót
Trong suốt vành ly thơm ngát hương
Hạt nếp của thời đi mở nước
Ngàn năm hào sảng đất Nam Phương
QT. Nguyễn Hiền Nhu

Đã 60 năm ở miền Bắc và gần 40 năm ở miền Nam. Lịch sử Việt Nam hoàn toàn trống vắng một giai đoạn lịch sử then chốt nhất để làm thành một đất nước như ngày hôm nay. Giai đoạn 1558-1777. Nếu có thì chỉ là bôi bác, hỗn láo đối với tiền nhân của những nhà viết sử vong bản. Họ đã bẻ cong, bôi bác lịch sử theo yêu cầu chính trị, mà xót đau hơn lại là một thứ chính trị ngoại lai, vong bản. Không xem lịch sử như là một bài học để định hình nhân cách cho chính bản thân, cho cộng đồng dân tộc.

Trong phạm vi cũng như khả năng hạn hẹp của mình, người viết muốn gởi đến các bạn một ít những hiểu biết của mình và rất mong nhận được sự bổ sung, ủng hộ.
Việc đặt ra ngày hôm nay là tìm hiểu thêm tiền nhân đã làm cách nào để mở rộng giang sơn trong điều kiện vô cùng khó khăn, nhưng lại vừa mở rộng đất nước vừa giữ vững được biên độ ổn định hơn 200 năm, một biên độ ổn định dài nhất trong các triều đại trong lịch sử. Và có nên gọi giai đoạn lịch sử này là Trịnh Nguyễn Phân Tranh, một cách gọi mang đầy tính phân liệt và cũng không kém phần báng bổ. Và trong suốt cuộc hành trình này, người viết gọi giai đoạn lịch sử đặc biệt này là Hành Trình Về Phương Nam

TỔNG QUAN:
Năm 1558. Để tránh họa sát thân vì sự tranh giành quyền lực của anh rễ là Trịnh Kiểm (1503-1570). Chúa Nguyễn Hoàng (1525-1613) xin vào Thuận Hóa theo lời hướng dẫn của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585). Nhưng thật ra, đây là một sứ mạng lịch sử vĩ đại đã tìm được một con người kiệt xuất để trao cho.
Trong khi đó tinh hình ở khu vực Đông Á đang có nhiều biến chuyển rất phức tạp đã tác động mạnh mẽ vào cuộc hành trình này:

A. TÌNH  HÌNH TRONG NƯỚC
a.1: Tình hình trong nước thì vua Lê chúa Trịnh vẫn đang giằng co với nhà Mạc. Chiến tranh liên miên cộng thêm việc tranh giành thế lực, đấu đá nhau trong nội bộ Bắc Triều của họ Mạc và Nam Triều của vua Lê chúa Trịnh. Nội bộ của hai chính quyền này là những cuộc đấu đá tranh giành quyền lực triền miên. Đất Bắc Hà tả tơi vì đói ngheo và chiến loạn. Chúa Trịnh giết vua như giết ruồi, phế lập vua như con rối, loạn lạc, đói kém, sưu dịch làm nhân dân ly tán, nên lưu dân chạy vào Thuận Quảng, thậm chí càng xuống xa Phương Nam càng lúc càng nhiều.
a.2: Chúa Nguyễn Hoàng dù vào trấn Thuận Hóa từ những năm 1558 nhưng đến năm 1570 vẫn phải ra vào Thăng Long giúp rập vua Lê chúa Trịnh trong cặp mắt nghi ngờ của anh rễ là Trịnh Kiểm rồi cháu là Trịnh Tùng (15501623), mãi đến năm 1600 Chúa mới về hẵn Thuận Hóa và kiêm luôn Quảng Nam.
      
B- NHỮNG BIẾN CHUYỂN CỦA NƯỚC LÂN CẬN VÀ SỰ XUẤT HIỆN CỦA PHƯƠNG TÂY
b.1. Năm 1644 Nhà Minh diệt vong, đất nước Trung Hoa lại chui đầu vào vòng nô lệ của Mãn Thanh, sau một thời gian dài suy thoái đến cùng cực và tiếp theo là 15 năm loạn lạc. Số người thoát ra biển chạy về phương Nam, chủ yếu là Đàng Trong nhiều không kể xiết.
b.2. Chiêm Thành là một vương quốc hùng mạnh và đã nhiều lần gây chiến với Đại Việt. Có những lúc lãnh thổ của họ vươn đến Nghệ An. Gần như vương triều Đại Việt nào cũng phải rất nhiều lần đối phó với sự gây hấn của Chiêm Thành. “Cuộc Nam tiến của chúng ta bắt đầu thật sự năm 1069. Và chính Lý. Thường Kiệt đã cất những bước chân Nam tiến đầu tiên. Sau khi bị Lý Thường Kiệt đánh bại, vua Chàm là Chế Củ bị bắt và cầm tù. Để chuộc mạng, Chế Củ cắt ba châu, Bố Chánh, Địa Lý và Ma Lĩnh nhượng cho vua Thánh Tông nhà Lý, hiện nay là tỉnh Quảng Bình, và phía Bắc Quảng Trị. Công cuộc di dân chính thức bắt đầu vào tháng 8 năm 1075 và dưới sự lãnh đạo của chính Lý Thường Kiệt với tư cách Tổng trấn Thanh Hóa. Năm 1301, vua Trần Nhân Tôn nhà Trần, để củng cố sự giao hảo giữa hai nước, Chàm và chúng ta, đã hứa gả công chúa Huyền Trân cho vua Chàm là Chế Mân. Năm 1306, để rước Huyền Trân về triều, Chế Mân cắt nhường cho vua Anh Tông nhà Trần hai châu Ô và Rí, nay là Nam Quảng Trị và Thừa Thiên. Dân tộc Việt đã xuống đến đèo Hải Vân. Năm 1471, vua Thánh Tông nhà Lê đánh bại vua Chàm Trà Toàn. Sau đó tất cả phần đất từ đèo Hải Vân đến đèo Cù Mông, gồm các tỉnh hiện nay là Quảng Nam và Quảng Ngãi, Bắc Bình Định được xáp nhập vào lãnh thổ Việt Nam.”. Phần còn lại thì vua Lê Thánh Tông lại phân chia thành ba tiểu quốc Champa – Nam Bàn – Trà Lai (Hoa Anh). Vương quốc Chiêm Thành đi sát đến bờ vực diệt vong khi các cư dân người Việt đến định cư rải rác trên lãnh thổ của họ càng lúc càng đông.
b3. Những người Nhật, người phương Tây; Anh, Pháp, Bồ Đào Nha, Hà Lan… bắt đầu tìm đến Đại Việt. Họ mang theo hàng hóa, khoa học kỹ thuật và Ky Tô giáo. Năm 1602. Người Hà Lan thành lập công ty Đông Ấn. Là một công ty đa quốc gia đầu tiên. Dù là một công ty thương mại nhưng nó lại có một quyền lực của một quốc gia và độc quyền kinh tế, chính trị tại châu Á. Năm 1619. Công đặt trụ sở tại Batavia (Indonesia) và thay tên Batavia bằng Jakarta.

C. LỊCH SỬ VÀ ĐẶC TÍNH CỦA VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG.
c1. Đây là một vùng đất của một nền văn minh rất lâu đời, thuộc hàng cổ nhất Đông Nam Á. Vương quốc Phù Nam bao gồm Thái Lan, Kampuchia và vùng Hậu Giang của đồng bằng sông Cửu Long. Đây là một đế quốc tồn tại từ đầu Công Nguyên và bị diệt vong vào khoảng giữa thế kỷ thứ 7 (625) bởi vương quốc Chân Lạp, một vương quốc chư hầu mà địa bàn của họ là vùng đông bắc Thái LanNam Lào. Nhưng đến năm 656 khi vua  Bhavavarman II chết thì vương quốc Chân Lạp bị chia thành những tiểu quốc nhỏ và độc lập với nhau. Vua Jayavarman I đã có những cố gắng để thống nhất đất nước và ông đã giành lại phần lớn phần lãnh thổ được vua Ishanavarman I cai trị trước đó.
Sau khi vua Jayavarman I chết năm 700, rối loạn trong vương quốc lại xảy ra và vương quốc lại bị chia nhỏ giữa nhiều thế lực cát cứ. Từ cuối thế kỷ 8, vương quốc Sailendra  hùng mạnh ở đảo Java, thuộc  Indonesia ngày nay đã xâm chiếm toàn bộ Thủy Chân Lạp  đồng thời đưa  Lục Chân Lạp vào vị trí chư hầu của mình. Nhưng một thế kỷ sau, tình hình chính quốc bị suy yếu và họ từ bỏ vùng đất này. Đầu thế kỷ thứ 9 vương quốc Chân Lạp được khôi phục nhưng đến năm 887 thì họ lại đổi thành Khmer rồi Kampuchia và liên tục phải đối diện với những cuộc tranh giành quyền lực, dù họ đã tạo nên một văn minh Angkor rực rỡ
c2. Nhưng dù qua những biến thiên của lịch sử và địa chất. Vùng Thủy Chân Lạp hay nói rõ hơn là vùng đồng bằng sông Cửu Long vẫn là một vùng đất gần như hoang vắng, hoàn toàn trái ngược lại với phần lãnh thổ phía Tây được gọi là Lục Chân Lạp. Cả một vùng đồng bằng mênh mông bị chìm trong biển nước khi mùa lũ về, nhận lấy con nước của sông Mékông đầy những phù sa và tạo nên một hệ sinh thực vật phong phú với một sức sống mãnh liệt nhưng cũng kèm theo ngần ấy hiểm nguy. Cư dân thưa thớt, vì xuất hiện của ở đây lại là những con người nghèo khổ, lưu lạc. Họ là người Việt, người Khmer, Chămpa, JavaMalaysia, Trung Hoa… 
Ngoài khu di tích Óc Eo ở Tri Tôn An Giang và một vài nơi khác cất dấu những thông tin về nên văn hóa Phù Nam. Người không tìm thấy bất cứ một di tích văn hóa Khmer nào ở đồng bằng sông Cửu Long.
D. SỰ XUẤT HIỆN CỦA CÁC NHÀ HÀNG HẢI PHƯƠNG VÀ CÁC GIÁO SĨ KY TÔ GIÁO.
Năm 1533, do giáo sĩ Tây dương tên là In-nê-khu đến làng Ninh Cường và Quần Anh, huyện Nam Chấn và làng Trà Lũ, huyện Giao Thuỷ (tỉnh Nam Định ngày nay).
Năm 1550, linh mục Gaspar Da Santa Cruz vào truyền giáo tại Hà Tiên.
Năm 1588, linh mục Luis de Fonseca và linh mục Grégeire de la Motte đến Quảng Nam.
Năm 1613, 1614, các nhà lãnh đạo Nhật Bản ra lệnh bách hại đạo công giáo và trục xuất giáo sĩ. Nhiều giáo dân Nhật buộc phải trốn lánh, rời bỏ quê hương sang Macau hoặc lợi dụng việc buôn bán đã đến Hội An sinh sống và lập gia đình với phụ nữ bản xứ…
“…Việc truyền giáo vào Việt Nam thực sự thu được kết quả từ năm 1615 với các thừa sai dòng Tên như: Francesco Buzomi đến Cửa Hàn, Quảng Nam; Alexandre de Rhodes đến Cửa Bạng, Thanh Hoá (1627). Tại những nơi đến, các thừa sai đã lập Hội Thầy giảng để trợ giúp việc truyền giáo (thành viên của Hội là người Việt), phiên âm tiếng Việt bằng mẫu tự La tinh để soạn thảo kinh dạy giáo dân. Nhờ những kinh nghiệm thích nghi văn hóa của các thừa sai truyền giáo tại Trung Hoa, Nhật Bản, khi đến Việt Nam truyền giáo các thừa sai đã quan tâm đến việc học ngôn ngữ, tìm hiểu phong tục dân tộc Việt.
Việc truyền giáo giai đoạn này được thuận lợi hơn khi: Bộ Truyền giáo được thiết lập (1622), Bộ cung cấp các phương tiện truyền giáo như mở các nhà in đa ngữ, hỗ trợ tài chính, gửi các sách phụng vụ và giáo lý, mở chủng viện Urbano năm 1627 để đào tạo chủng sinh các miền truyền giáo, lập ra chức Đại diện Tông Toà cho các giám mục hoạt động tại các miền truyền giáo; chữ Quốc ngữ ra đời gắn với vai trò của linh mục Alexandre de Rhodes khi ông xuất bản cuốn từ điển Việt - Bồ - La (1651) tại Roma, phép giảng tám ngày... bằng chữ Quốc ngữ; Hội Thừa sai Paris được thành lập (1664) và sự bành trướng về thương mại của tư bản Pháp. Các sự kiện trên đã tạo điều kiện cho việc truyền giáo ở các nước châu Á, trong đó có Việt Nam.
Kết quả truyền giáo được đánh dấu bằng sự kiện ngày 9/9/1659 Giáo hoàng Alexander VII với Tự sắc “Super Cathedram Principis” thiết lập ở Việt Nam hai giáo phận đầu tiên và giao cho hai thừa sai thuộc Hội truyền giáo Paris làm đại diện Tông toà. Giáo phận Đàng Trong từ sông Gianh trở vào Nam gồm cả phần đất Chân Lạp, Chiêm Thành do Giám mục Lambert de la Motte cai quản và giáo phận Đàng Ngoài từ sông Gianh trở ra Bắc bao gồm cả Lào và 5 tỉnh miền Nam Trung Quốc do Giám mục Francois Pallu coi sóc (vì nhiều lý do Giám mục Pallu không nhận nhiệm sở, Giám mục Lambert kiêm luôn Giám quản Đàng Ngoài). Đến năm 1679 (sau 20 năm thiết lập hai giáo phận đầu tiên) giáo phận Đàng Ngoài được chia làm 2: Tây Đàng Ngoài và Đông Đàng Ngoài…”  (Đinh Kiều Nga: http://www.catholic.org.tw/vntaiwan/ghvienam/lichsu.htm )
            - Năm 1602. Công ty Đông Ấn Hà Lan và đặt thương điếm tại Kẻ Chợ (Bắc Hà) và Hội An (Quảng Nam). Nhưng đến năm 1637 thì quan hệ càng lúc càng nghiêng hẵn về Chúa Trịnh ở Bắc Hà và họ đóng cửa thương điếm ở Hội An vào năm 1641.
            Song song theo đó là sự xuất hiện của nhiều thương nhân phương Tây mang nhiều quốc tịch khác nhau; Anh, Pháp, Bồ Đào Nha... mang theo nhiều thuận lợi và cũng không ít những phức tạp hiểm nguy.

Để giải quyết những vấn đề phức tạp này. Khi mới vào Thuận Hóa năm 1558. Chúa Nguyễn Hoàng đã bắt tay ngay vào việc xây dựng những nền móng ban đầu với những người cùng quê, cùng chí hướng Nguyễn Ư Dĩ, Tống Phước Trị, Mạc Cảnh Huống (1542-1677), Nguyễn Triều Văn… Những quan lại Lê được cắt đặt từ trước dần dần tìm được tiếng nói chung với chúa như Trần Ngọc Phân, Trần Đức Hòa, Lương văn Chánh…
Trong điều kiện như thế, để tạo dựng một giang sơn, gìn giữ và phát triển. Các Chúa Nguyễn phải hội đủ những đức độ, tài trí và cả sự dũng lược trong một tinh thần đoàn kết cao độ.

Từ năm 1558-1613. Chúa Nguyễn Hoàng đã tạo nên những nền móng cơ bản cho việc xây dựng, phát triển và bảo vệ một non sông mới với một cái nhìn hoàn toàn khác với quan điểm đương đại:
- Lựa chọn một hệ tư tưởng, mà hệ tư tưởng đó đủ sức dung nạp và hóa giải những bất đồng trong cộng đồng dân cư để có thể chấp nhận các hệ tư tưởng khác một cách hài hòa. Đó là hệ tư tưởng thiền tông của đạo Bụt. Non sông mới đang tiếp cận rồi đi đến tiếp nhận văn hóa Chămpa, hệ tư tưởng đạo Bụt tiểu thừa của người Khmer, Hồi giáo của các cư dân Nam Á, hệ thống tín ngưỡng đa thần của các dân tộc ít người vùng Tây Nguyên và cả một hệ tư tưởng Nho giáo cực đoan cuả người Bắc Hà và Trung Hoa. Đặc biệt là sự xuất hiện một tôn giáo mới. Ky tô giáo theo chân các tàu buôn phương Tây, một tín ngưỡng hoàn toàn xa lạ với tín ngưỡng phương Đông, tạo nên một sự mâu thuẩn khá lớn, khi mà cách tiếp cận vùng đất mới của các thừa sai Ky Tô giáo lại dựa trên sức mạnh của kinh tế cũng như sự vượt trội về quân sự. “Nói cách khác, việc truyền bá Phúc âm trong khắp thế giới Á Phi dựa vào sự chinh phục xâm lăng của người Âu Châu. Vậy khía cạnh thứ nhất của vấn đề: chính do sự truyền giảng Phúc Âm mà Thiên Chúa Giáo giao hòa với chủ nghĩa thực dân.” (Cao Huy Thuần. Luận án Tiến Sĩ Quốc Gia Khoa Học Chính Trị Đại Học Paris.)
- Một chính sách dân tộc sáng suốt, tôn trọng văn hóa truyền thống và cùng sống hòa bình. Giữ vững đoàn kết dân tộc, chiêu mộ, bồi dưỡng và bổ dụng nhân tài. Giang tay đón nhận những lưu dân xiêu tán vì chiến tranh từ Bắc Hà và cả Trung Hoa lúc đó nhà Minh đang suy vi. Áp lực nhà Thanh đang đè nặng phía Bắc Trung Hoa. Đưa hàng binh, tù binh Bắc Hà đi khẩn hoang lập ấp và không phân biệt đối xử.
- Một cái nhìn hướng ngoại, bằng việc chấp nhận mua bán với thương nhân nước ngoài mà không nhìn vào quốc tịch của họ và chỉ gói gọn trong vấn đề kinh tế. Có một sự liên chặt chẽ giữa các thương nhân Phương Tây và các giáo sĩ truyền giáo trên bước đường tìm đến phương Đông trong đó có Đại Việt.
- Xây dựng một binh lực đủ mạnh để bảo vệ những thành quả đã đạt được.
- Từng bước hóa giải những áp lực, nguy cơ từ triều đình vua Lê chúa Trịnh. Bảy cuộc chiến với Bắc Hà thì hết sáu lần do Chúa Trịnh động binh.

VỊ TRÍ CỦA ĐẠO BỤT TRONG SUỐT QUÁ TRÌNH HÀNH PHƯƠNG NAM VÀ SỰ TIẾP XÚC VỚI CÁC NỀN VĂN HÓA KHÁC.

Khi chọn hệ tư tưởng thiền tông đạo Bụt, có thể chúa Nguyễn Hoàng không hề nghĩ rằng đây sẽ là một hệ tư tưởng chủ đạo trong cuộc hành trình Nam tiến của mình, mà chủ yếu là do truyền thống. Nhưng từ sau ông thì chúa Nguyễn Phúc Nguyên đã nhận ra nguyên tắc Lục Hòa của đạo Bụt là nguyên tắc hàng đầu để tạo dựng sự đoàn kết nội bộ và quan trọng hơn là sống chung một cách hòa hợp giữa các dân tộc với nhau giữa người Việt, người Chăm, người Nhật, người Hoa phiêu dạt và sau này là Khmer, Java cũng như  người phương Tây và các dân tộc thiểu số.  Không phải ngẫu nhiên mà người dân phương Nam tôn xưng chúa Nguyễn Phúc Nguyên là Chúa Sãi, chúa Phật hay chúa Bụt.
Sau Thiên Mụ, ngôi chùa đầu tiên được chúa Nguyễn Hoàng xây dựng vào tháng 6 năm 1601 ở Liên Khê Hương Trà, đến năm sau cho dựng chùa Sùng Hóa (7/1602) trên nền chùa cổ ở Phú Vang, lại dựng chùa Long Hưng ở Cẩm Húc, Duy Xuyên, Quảng Nam, rồi chùa Bảo Châu (Trà Kiệu Quảng Nam, năm 1607) chùa Kính Thiên (Lệ Thủy, Quảng Bình, năm 1609)… như là một điểm tựa tâm linh, nhưng trước hết là quảng bá tư tưởng dung thông của đạo Bụt để làm dịu đi những gian nan và cũng tạo nên sự hài hòa trong cuộc sống mới. Trong giai đoạn đầu, các ngôi chùa được xây dựng bởi chính quyền mang theo tinh thần thiền tông Trúc Lâm bàng bạc theo những lưu dân Bắc Hà trên đường về Nam, bao gồm các tướng sĩ theo về, tù hàng binh của chúa Trịnh cũng như dân xiều tán tìm về miền đất mới.
“Xứ Đàng Trong còn có nhiều đền chùa rất đẹp với tháp cao và lầu chuông. Mỗi địa điểm dù nhỏ bé đến đâu thì cũng có đền chùa thờ cúng thần Phật. Có những pho tượng rất lớn có vàng có bạc chứa chấp và tàng trữ ở trong. Thật không hơn không kém là một kho tàng thánh trong ngực hay trong bụng pho tượng. Không ai dám sờ mó vào trừ khi bị lâm vào cơn túng quẫn cùng cực. Một tên ăn trộm nào đó thò tay lục trong bụng tượng mà không nghĩ đến tầm quan trọng của việc phạm thánh, vì ở đây người ta vẫn quan niệm rằng làm như vậy là phạm thượng. Lại nữa họ đeo ở cổ nào là tràng hạt, chuỗi hột. Họ tổ chức rước sách, lễ lạt rất long trọng, để kính thần Phật như chúng ta thấy nơi những giáo dân sốt sắng nhất của ta. “(XỨ ĐÀNG TRONG NĂM 1621 Của Cristoforo Borri)
Tình hình Trung Hoa đầy biến động, nhà Minh trong quá trình suy vong rồi bị tiêu diệt (năm 1644) đã đẩy một số quan binh chạy về phương Nam và trong đó có những nhà sư. Bắt đầu từ đây việc xây dựng khai sơn các ngôi chùa đều do các thiền sư Việt Hoa đãm nhận với sự giúp đỡ của chính quyền. Những ngôi chùa của 2 thiền phái Lâm Tế, Tào Động được liên tiếp khai sơn. Tất cả đã được các chúa Nguyễn dang tay cưu mang và sẵn sàng yễm trợ, giúp đỡ họ hoằng khai đạo pháp.
Việc làm này nhằm từng bước xác định và tôn tạo một hệ tư tưởng và tâm linh mang tính chủ đạo để hóa giải những khác biệt và cùng tồn tại trong hòa bình với các tôn giáo mới như Ky tô giáo của người Phương Tây, Phật Giáo tiểu thừa và cả Hồi giáo, Ấn độ giáo của người Chăm pa, Khmer, các tín ngưỡng đa thần của các dân tộc Tây Nguyên và Nho Giáo. Dù vậy, nó vẫn còn mang màu sắc Trung Hoa. Rồi đến năm 1722 Thiền sư Liễu Quán (18-11-1677–22-11-1742) đã lập nên thiền phái Liễu Quán. Về thiền phái này, chúng ta có thể đọc những nhận định sau đây:
“Nếu ở Đàng Ngoài, Thiền sư Chân Nguyên  được xem là nhân vật then chốt để phục hưng Phật Giáo Ðàng Ngoài, thì ở Ðàng Trong Thiền sư Liễu Quán cũng được xem là vị thiền sư lãnh đạo công cuộc phục hưng Phật Giáo Ðàng Trong...
...Thiền sư Liễu Quán đã làm cho thiền phái Lâm Tế trở thành một thiền phái linh động, có gốc rễ ở Ðàng Trong. Trước ông, Phật Giáo ở Ðàng Trong mang nặng màu sắc Quảng Ðông. Ông đã Việt hóa thiền phái Lâm Tế, và làm cho thiền phái này trở thành thiền phái của đa số Phật tử Ðàng Trong. Kiến trúc lễ nhạc bắt đầu trút bỏ màu sắc Trung Quốc và từ từ mang lấy màu sắc dân tộc. Những bài tán lễ như "Cực lạc Từ Hàng" chẳng hạn, đã hoàn toàn mang màu sắc Việt. Bốn vị đệ tử lớn của ông là Tổ Huấn, Trạm Quan, Tế Nhân và Từ Chiếu dã tạo lập bốn trung tâm hoằng đạo lớn, và hàng chục tổ đình được tạo dựng khắp Ðàng Trong trong thế kỷ18  đã thuộc về môn phái Liễu Quán. Phong trào Phật Giáo phục hưng ở thế kỷ 20 đã dựa trên cơ sở của môn phái mang tên ông… (PGVNSL.II Nguyễn Lang. Nxb Văn Học.Hn. 1994. Tr207-208)
Và vai trò Nho giáo, mầm mống của sự hiếu chiến, tranh đoạt, gần như rất mờ nhạt trong suốt cuộc hành trình hơn 200 năm. Sự xuất hiện một tín ngưỡng mới, Ky Tô của người phương Tây cũng là một thách thức không nhỏ. Nếu như chúa Nguyễn Phúc Nguyên được gọi là chúa Sãi, Chúa Bụt hay chúa Phật. Chúa Nguyễn Phúc Chu là Hưng Long cư sĩ, có pháp hiệu là Thiên Túng đạo nhân sau khi mất được tôn xưng là Minh Vương bồ tát. Chúa Nguyễn Phúc Chú có pháp danh là Vân Tuyền đạo nhân. Chúa Nguyễn Phúc Khoát có đạo hiệu là Từ Tế đạo nhân. Các quan lại, tướng lãnh cũng không ít người trở thành tăng sĩ, cư sĩ như Mạc Cảnh Huống (1542-1677), Võ Quới Công, Nguyễn Phúc Hiệp (1653-1675). Các chúa Nguyễn đã tiếp nối Lý Trần tiếp tục Phương Nam Hành bằng con đường dung thông và hòa bình. Suốt 200 năm ấy một đất nước Chiêm Thành tự diệt vong và hòa nhập vào giòng máu Việt mà không có máu xương chất đống, làng xóm điêu tàn, nhân tâm ly tán. Vùng đồng bằng sông Cửu Long hoang hóa đã trở nên những cánh đồng lúa bạt ngàn, những mảnh vườn ngọt lành cây trái, bởi sự chung lưng đâu cật của những người con lưu lạc đến từ Bắc Hà, Trung Hoa, Lục Chân Lạp…
Không một ông vua Chiêm Thành - Chân Lạp nào bị giết. Những cuộc hôn nhân dị chủng được hình thành từ trên giai cấp lãnh đạo cho tới nhân dân như là một lẽ tự nhiên và mặc nhiên xóa nhòa những dị biệt về tôn giáo, văn hóa, chủng tộc và phần nào làm suy giảm những áp lực quân sự từ Bắc Hà. Các nền văn hóa dị biệt hòa lẫn vào nhau và cùng tồn tại dưới những ngôi chùa của thiền tông Trúc Lâm, Liễu Quán, Tào Động, Lâm Tế, Théravéda… cùng các nhà thờ Ki Tô giáo, các ngôi tháp cổ của dân tộc Chămpa. Không tìm ra bất cứ một xung đột tôn giáo hay một sự áp đặt văn hóa, tôn giáo nào đủ lớn để làm phân rả nhân tâm giữa cộng đồng đa dân tộc… Sự tiếp nhận mang tính dung thông và tinh thần lục hòa đã làm cho Nho giáo ở Nam Hà trở về đúng vị trí của mình. Và tính cách của người Việt Phương Nam được hình thành.
“…Vì người Đàng Trong tử tế và có tính tình hòa nhã, nên họ rất trọng người ngoại quốc, họ để cho mỗi người tự do sống theo đạo của mình và ăn mặc tuỳ sở thích của mình. Do đó họ khen cách làm của người nước ngoài, phục giáo thuyết của người nước ngoài và dễ dàng chuộng đạo giáo của người nước ngoài hơn đạo giáo của mình: trái hẳn với người Tàu, họ chỉ khen ngợi xứ sở họ cùng cách làm và đạo giáo của họ mà thôi…”
“… Do đó có lần có mấy người ngoại quốc bị đắm tàu và được cứu tại một cảng Đàng Trong. Họ không biết tiếng để xin người ta cho thức ăn để sống, họ chỉ cần học một chữ thôi cũng đủ, đó là chữ đói, có nghĩa là tôi đói. Bởi vì vừa nghe thấy người ngoại quốc than thở như vậy và đi qua các cửa nhà người dân mà kêu đói, thì tất cả đều động lòng thương và cho họ ăn, đến nỗi chỉ trong một thời gian rất ngắn, họ thu được rất nhiều thức ăn dự trữ, đến khi chúa cấp cho họ một chiếc tàu để trở về quê quán thì chẳng ai muốn đi vì họ quyến luyến một lãnh thổ ở đó họ gặp được những người rộng rãi cho họ các thứ để sống mà không phải làm việc... “ (XỨ ĐÀNG TRONG NĂM 1621 Của Cristoforo Borri)
                Trên đây là một trong những tính cách của người Việt phương Nam trong thời chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên, một tính cách mang tính bản lề trong suốt quá trình Nam tiến, giúp cho người Việt cộng cư một cách hòa thuận với các dân tộc khác đến từ các nơi và các dân tộc bản địa dưới sự dẫn dắt của các chúa Nguyễn và tính cách đó tồn tại và phát triển đến tận hôm nay..
            Trong 200 năm chúng ta thấy có những cuộc định canh định cư lớn mang theo tinh thần ấy:
1- Năm 1597, ông Lương Văn Chánh đang là Tri huyện Tuy Viễn, trấn An Biên, nhận sắc lệnh của chúa  Nguyễn Hoàng đưa chừng 4.000 lưu dân vào khai khẩn vùng đất phía Nam của Đại Việt từ đèo Cù Mông đến đèo Cả (địa bàn tỉnh Phú Yên ngày nay).
2- Năm 1620 Chúa Nguyễn Phúc Nguyên gã công chúa Ngọc Vạn cho vua Chân Lạp  Chey Chetta II. Nhờ có cuộc hôn phối này mà tình giao hảo giữa hai nước được tốt đẹp, để chúa Nguyễn có thể dồn lực lại hòng đối phó với chúa Trịnh  Đàng Ngoài, đồng thời cũng tạo thêm cơ hội cho người Việt mở rộng lãnh thổ về phía Nam và người Việt đã chính thức đặt bước chân khai hoang đầu tiên lên đất Nam Phần. Tạo tiền đề thuận lợi cho người Việt lũ lượt tiến vào đồng bằng sông Cửu Long cùng chung sống hòa thuận với thiểu số người Khmer đến từ Lục Chân Lạp, dưới sự bảo hộ tích cực của Hoàng hậu Ngọc Vạn.
3- Năm 1631, tháng 8 Đào Duy Từ và Nguyễn Hữu Dật xây lũy Nhật Lệ. Cũng trong năm này Đào Duy Từ  tiến cử Nguyễn Hữu Tiến. Chiêm Thành đã đi sát đến bờ vực diệt vong, nhưng nếu như cuộc chiến nổ ra dù thất bại về phía nào thì đất nước non trẻ của chúa Nguyễn sẽ bị khựng lại những bước chân Nam tiến ở Nam Hà và nguy cơ  phía Bắc sẽ đè nặng hơn. Một cuộc hôn nhân hòa bình được hình thành. Chúa gã công chúa Ngọc Khoa cho vua Chiêm Thành Po Romé. hoàn toàn yên tâm về biên giới phía Nam để rảnh tay đối phó với chúa Trịnh ở phía Bắc. Và Công Chúa Ngọc Khoa là người đã đẩy nhanh tiến trình sát nhập Chiêm Thành vào Đại Việt.
4- Sau trận chiến năm 1648. Chúa Nguyễn Phúc Lan, thay vì thả về Bắc hay nhốt tù, thì ông tổ chức cho đinh canh, định cư hơn 30.000 tù hàng binh Bắc Hà theo nguyện vọng của họ ở các làng xã thuộc ba huyện Thăng Bình, Điện Bàn, Phú Yên cùng với hơn 2.000 dân huyện Hưng Nguyên (Nghệ An) theo về với Chúa. (trong số người này có thủy tổ của nhà Tây Sơn)
5. Năm 1654, trấn thủ dinh Bố Chính  Xuân Sơn  vào tiếp quản dinh Thái Khang, nhằm kinh lý vùng đất mới chiếm được, tổ chức di dân bình ổn dinh Thái Khang, thu gom nguồn tài nguyên hương liệu nhằm khuếch trương cảng Hội An
6- Năm 1679, quan quân nhà Minh là Dương Ngạn Địch, phó tướng  Hoàng TiếnTrần Thượng Xuyên, phó tướng Trần An Bình, không chịu làm tôi nhà Thanh, đem 3000 quân cùng 50 chiếc thuyền xin được vào Kinh bằng hai cửa Tư Dung và Đà Nẵng (nay là cửa Hàn thuộc Quảng Nam). Dâng sớ xin được làm dân nước Việt. Chúa Hiền Nguyễn Phúc Tần thấy họ tỏ bày lòng trung thực, vả lại xứ Đông Phố (một tên khác của đất Gia Định xưa) của nước Cao Miên, đất đai màu mỡ có đến ngàn dặm, triều đình chưa rỗi để lo liệu, chi bằng tận dụng sức lực của họ, giao cho họ khai hoang đất đai để ở. Nên sai người tổ chức khao đãi ân cần, và chuẩn y cho nhóm họ Dương thì đến định cư ở Mỹ Tho (là trấn lỵ của Tiền Giang). Nhóm họ Trần thì đến định cư ở Đồng Nai (là lỵ sở trấn Biên Hòa), đất Lộc Dã (tức là đất Đồng Nai thuộc Biên Hòa). Mặt khác, Chúa còn hạ chỉ dụ cho Quốc vương Cao Miên (Thủy Chân Lạp) biết việc ấy để không xảy ra chuyện ngoài ý muốn.
Họ lo mở mang đất đai, lập thành phố chợ, giao thông buôn bán. Tàu thuyền người Hoa, người phương Tây, người Nhật, người Chà Và (người gốc Java), tụ tập tấp nập.
7- Tháng 8 năm 1708, Mạc Cửu người Lôi Châu, tỉnh Quảng Đông, trước đó (1680) đến khai thác vùng đất Hà Tiên,  Phú Quốc dâng thư lên triều đình xin đem đất Hà Tiên quy thuộc miền Nam. Chúa nhận lời và phong cho Mạc Cửu làm làm Thống binh trấn giữ đất Hà Tiên. Và cũng ở nơi đây hình thành một tổ chức văn học mang tính quốc tế đầu tiên và duy nhất ở Việt Nam. Chiêu Anh Các.
8- Năm 1755. Nguyễn Cư Trinh đã đưa 5.000 dân Côn Man về định cư ở vùng núi Bà Đen. Chúa Nguyễn Phúc Khoát đã cho chu cấp lương thực, nông cụ và ruộng đất cho họ định cư.
Làng xóm mọc tới đâu thì các cơ sở tôn giáo, văn hóa như đình, chùa, hội quán, nhà thờ… mọc theo tới đó, dưới sự đồng thuận và yễm trợ tối đa của chính quyền. Những ý kiến của các lãnh tụ tôn giáo đều được ghi nhận và được thực hiện nếu như nó đáp ứng được những mục đích chung. Vai trò của các lãnh tụ tinh thần ấy chỉ gói gọn trong vần đề tôn giáo và không hề có một vị trí quyền lực thế tục nào. Những nhà sư nổi tiếng như Thích Đại Sán, Liễu Quán… có những ảnh hưởng nhất định với các Chúa Nguyễn và quan lại cao cấp nhưng chưa bao giờ có một quyền lực thế tục nào đối với chính quyền. Các Chúa có lắng nghe, thậm chí nghe một cách nghiêm túc và đầy sự kính trọng.
Việc phân chia ruộng đất, cấp phát nông cụ cho dân xiêu tán từ miền Bắc và các nơi khác đến, được thực hiện xuyên suốt trong suốt 200 năm.

VĂN HÓA VIỆT Ở PHƯƠNG NAM:
Mới thoạt nhìn khó mà nhận những nét văn hóa của Phương Nam so với Bắc Hà. Nhưng khi nhìn lại những nhận xét của những đương thời. Có thể nhận ra là văn hóa phương Nam tiếp cận và chấp nhận một cách nhanh chóng, hài hòa với các nền văn hóa hoàn toàn mới so với trước đây nhưng lại chuyển hóa cũng nhanh chóng không kém để trở thành văn hóa Việt mà không gặp bất cứ một sự xung đột nào. Nếu như những bài thơ Thiền của các thiền sư Trung Hoa, một Chiêu Anh Các, một tổ chức văn học mang tính quốc tế duy nhất ở Việt Nam, với những ngọn bút tài hoa vẫn hòa quyện cùng với Song tinh Bất Dạ của Nguyễn Hữu Hào, Hoa Vân Cáo thị của Nguyễn Hữu Dật,  Hoa Tình của Tôn Thất Dục, Nam Triều Công Nghiệp Diễn Chí của Nguyễn Khoa Chiêm,  những bài thơ khóc vợ của chúa Nguyễn Phúc Chu, Sãi Vãi hay những bài thơ xướng họa của Nguyễn Cư Trinh với các thi nhân Chiêu Anh Các, Hứa Sử vãn truyện của Toàn Nhật… đều mang một văn phong thoáng đãng của phương Nam, hoàn toàn đối lập với tính cách cô đọng, khúc triết của Bắc Hà. Và cái hồn Việt thì lúc nào cũng mạnh mẽ mà hồn hậu, dù họ là người Việt hay người Trung Hoa như Thạch Liêm, Mạc Thiên Tích… Và nó là tiền đề cho những thế hệ mai sau là người phương Nam là những người đầu tiên trong cả nước tiếp cận, hội nhập và chắt lọc những tiến bộ được du nhập từ nước ngoài mà không để lại một di hại nặng nề cho tâm hồn Việt.
- Con đường thiên lý được hoàn chỉnh vào thời chúa Nguyễn Phúc Chu.
Tháng giêng năm 1733, chúa Ninh Nguyễn Phúc Chú cho đặt đồng hồ ở các dinh trấn. Các đồng hồ này được chế tạo ở trong nước và phỏng theo kiểu cách phương Tây do nghệ nhân Nguyễn văn Tú chế tạo, theo múi giờ phương Đông mỗi ngày có 12 giờ (thập nhị chi).
- Năm 1744, thời chúa Nguyễn Phúc Khoát những tà áo dài, mang vóc dáng hiện đại, đầu tiên xuất hiện và được phổ biến trong toàn cõi Nam Hà.
- Nhưng cái thú vị nhất vẫn là ca dao, những câu hò giọng hát bằng loại ngôn ngữ có vần có điệu khởi đi từ ngày mở nước đã khu trú ở Bắc Hà gần 4000 năm bắt đầu lan tỏa về phương Nam làm nhẹ nhàng thêm tay cày tay cuốc trong suốt quá trình mở đất khai hoang, tôn tạo một niềm tin yêu giản dị chân tình nhưng đầy hào sảng. Và càng thú vị hơn khi chúng ta nhìn lại kho tàng ca dao đồ sộ của văn hóa nước nhà, xuất hiện dày đặc những câu ca, điệu hát mang tính địa dư của phương Nam, cũng như nói về những sản vật địa phương. Loại ca dao này không nhằm cho địa phương mình là nhất mà là để giới thiệu, để khẳng định ở nơi nào cũng mang theo tâm hồn Đại Việt. Và không một người Hán, người Chăm, người Khmer, người Java… đang cư trú trên đất nước này mà không sử dụng tiếng Việt và thuộc một vài câu ca dao tiếng Việt. Và cũng có rất, rất nhiều mối tình song chủng hình thành từ những câu hò huê tình đối đáp trên những cánh đồng, giòng kinh, bãi biển… của đất phương Nam.
- Năm 1715 chúa Nguyễn Phúc Chu Nguyễn Phúc Chu sai trấn thủ Nguyễn Phan Long và ký lục Phạm Khánh Đức xây dựng Văn miếu Trấn Biên, dựng tại thôn Tân Lại, tổng Phước Dinh, huyện Phước Chánh (nay thuộc phường Bửu Long, TP. Biên Hòa), tiếp theo là Văn Miếu Vĩnh Long tọa lạc trên một sở đất rộng, cặp bên bờ sông Long Hồ thuộc làng Long Hồ, tổng Long An, huyện Vĩnh Bình (nay thuộc phường 4, thành phố Vĩnh Long)., Gia Định  Huế.
- Giở lại từng trang sử cũ, chúng ta không khỏi ngạc nhiên khi nhận thấy một ngôi nhà nguyện của Minh Đức Thái Vương Phi Mạc thị Giai (vợ của chúa Nguyễn Hoàng, em gái Mạch Cảnh Huống) trong khuôn viên của Hoàng Cung và ngôi giáo đường Ki Tô Giáo ở Mằng Lăng của Công Chúa Ngọc Liên và phò mã Nguyễn Phúc Vinh xây dựng ở xã An Thạch, huyện Tuy An, Tỉnh Phú Yên. Nơi đây hiện còn lưu giữ một cuống sách chữ Quốc Ngữ đầu tiên, cuốn Phép Giảng Tám Ngày của Alexandre de Rhodes, mà nội dung của ngày thứ tư thì quả tình những người con của Bụt, nếu chưa sạch lòng trần, sẽ rất dễ dàng nổi giận.

“ Ngày thứ bốn
… … …
Lộn lạo tiếng nói đoạn, thì mới ra nước Đại minh, mà Annam thì chịu đạo bởi nước ấy. Khi lộn lạo tiếng nói đoạn, mà Đại minh phải mất tiếng nói trong đạo thật, mà lại chẳng còn có kính truyền đạo thật, thì phải phân ra nhiều đạo vạy. Như thể kẻ lạc đàng thật, thì lạc đi nhiều đàng, mà những đàng vạy. Song le Đại minh vốn thì có phân ra ba đàng cả, những vạy chẳng kể nhiều đàng tiểu mọn khác, cũng vạy vậy. Đàng thứ nhất là đàng về kẻ hãy chữ, gọi là đạo Nho. Đàng thứ hai là đàng kẻ thờ quỷ, ma làm việc dối, gọi là đạo Đạo. Đàng thứ ba là đàng kẻ thờ bụt, gọi là đạo Bụt.
Sự đàng sau này bởi nước India mà ra, thì ta nói trước. Ta suy bởi đâu mà ra, thì một chốc ta biết là đạo gian. Ay vậy mà từ tạo thiên lập địa qua ba nghìn năm dồ, mà từ lộn lạo tiếng nói một nghìn dư năm, bên Thiên trúc quốc[4] thì có vua, tên là Tinh Phạn, mà đẻ con, dạ thì sáng, song kiêu ngạo lắm. đã lấy con vua nào gần đấy gả cho, mà sinh đẻ được một con gái đoạn, thì khiến đi ở trên rừng một mình, dẫu vợ cãi mà chẳng cho, vì mình đã quen làm việc dối, như pháp môn phù thuỷ, và muốn cho người ta hãi mà khen nó, và lòng láo thong dong nói khó cùng ma quỷ. Mà trong nhiều quỷ dạy nó, thì có hai quỷ, tên là Alala và Calala, quen làm thầy nó liên, mà nó thì ngồi giữa hai thầy quỷ ấy, mà dạy nó dầu hết chớ tin gì có Chúa trời, cùng đặt tên nó là Thích Ca. Đến khi Thích Ca ra dạy kẻ khác sự đạo gian ấy, vì trái lẽ lắm, thì người ta bỏ mà đi hết. Nó và quỷ làm thầy nó, thấy vậy, thì lấy đàng khác mà mới dạy những truyện dối trá dã dầy, vậy thì mà cầm đầy tớ lại, cũng có dạy nó sự luân hồi, dối trá đầy tớ vậy. Lại khiến nó thờ bụt, mà lấy mình Thích Ca làm cội rễ bụt ấy, như thể lấy mình là kẻ làm nên trời đất, mà trị đấy. Song le nó lấy tên trời đất vậy, mà dối trá thế gian, nó thì lấy là mình người vậy, mà lại các bụt thì cũng lấy là tứ chi cốt tiết[5], dầu đàn ông đàn bà, cũng là vật âm mình[6], lấy làm bụt vậy. Mà lời ấy thì nói cùng kẻ học đã lâu mà thôi, song le điều ấy chẳng cho nói ra cùng thế gian, mà chúng nó những nói sự truyện dối trá bày đặt vậy, và lấy phép giả bởi quỷ mà làm cho thế gian nên dại vậy, cho nên thế gian thờ bụt. Vì chưng thì nói hứa rằng, ai thờ bụt, dẫu là kẻ hèn mọn ở đời này, đến đời sau khi luân hồi thì dễ ra được làm con vua chúa vậy. Song le đầy tớ nào yêu thì càng dối nó, mà làm cho phạm chốn càng sâu, cho đến chẳng tin có Đức Chúa trời vậy, lại khiến không làm cội rễ đầu mọi sự, mà khi thì chết lại về không, lấy không làm bia mọi sự vậy.
Vì vậy giáo bụt thì có hai đàng: một là gọi giáo ngoài, mà dạy người ta thờ bụt, dối vậy, hay bày đặt những truyện giả kể chẳng xiết, xiêu dối thế gian mà lòng về thờ bụt, cho nên phạm tội vô hồi vô số. Lại có giáo khác, gọi là đạo trong, càng dối nữa rằng chẳng có Chúa nào hóa ra thế giới này, mà làm vậy thì mở đàng cho người ta phạm mọi tội dầu lòng. Cho nên ai phải đạo bụt trong độc ấy, thì quỷ quái hơn kẻ theo đạo ngoài vậy. Vì vậy ông Khổng Tử, là kẻ Đại minh lấy làm thầy nhất, trong sách thì gọi đạo bụt những đạo rợ mọi vậy.
Vì hằng có hỏi sự thờ bụt này là thói rợ mọi, mà Đại minh có chịu thói ấy làm sao, mà Thiên trúc quốc là đất chẳng có lễ bằng Đại minh, song thói ấy ra bởi nước Thiên trúc quốc thể nào? Ta thưa rằng, thật Đại minh có lễ hơn Thiên trúc quốc đã xa, mà luân phép họ cùng sự linh hồn, và coi sự xác nữa. Vì chưng có luân phép họ thì Thiên trúc quốc chẳng hay mấy. Lại coi phép về xác vốn thói người nước ấy thì quen di trần liên, hay là mặc quấy quá vậy. Sự thói ăn uống thì vô lễ, vì chẳng có dùng đĩa bát nào, những dùng là chuối; mà cũng chẳng hay dùng đũa, một chan cơm với canh, mà đẩy tay ăn bốc vậy. Song le vì có lời đời xưa trong sách ông Khổng bảo rằng: bên Tây thì có ông thánh, mà phải đi tìm đấy, lại có vua Đại minh đời xưa, tên là Hán Minh đế, coi thấy điều ấy trong sách ông Khổng, mà lại có kẻ rằng vua ấy đã chịu lời Đức Chúa trời phán rằng đạo thật thì phải kiếm bởi nước bên Đại Tây dương. Chốc ây vua Hán Minh thì chọn trong đại thần một người nhất đi sứ bên nước ấy. Mà đến khi đại thần ấy đã đi lâu tháng và đàng xa, thì mới đến Thiên trúc quốc, bởi nước Đại minh cũng là bên Tây, mà cho đến bên Đại Tây dương chưa được nửa phần đàng; song le vì đã chịu nhiều sự khốn khó dọc đàng ấy mà nhọc, thì toan chẳng đi xa nữa, lại tìm ở nước Thiên trúc ấy có dạo nào chăng, mà đem về cho vua Đại minh. Khi ấy bên Thiên trúc quốc có cho nó đạo Thích Ca, những dối trá vậy. Nó thì mừng mà lấy đạo ấy đem về cho vua nó, cùng nói dối vua rằng: "Bởi Đại Tây dương lấy đạo ấy mà về." Vua thì tin lời sứ mà chẳng có xét gì, những chịu lấy đạo ấy, mà tức thì có thờ bụt và làm chùa triền thờ vậy. chốc ấy dân dại dột, thì theo vua mà chịu lấy đạo gian, thờ bụt cùng vua. Song le kẻ hay chữ nghĩa vốn chê đạo ấy; cũng có kẻ hay chữ mà thờ bụt bề ngoài, phỉnh đi vua vậy, dù trong lòng thì chê đạo bụt, mà gọi là đạo rợ mọi, bắt chước ông Khổng là thầy, và cũng gọi làm vậy. Mà kẻ thờ bụt thì dại chừng ấy, cho đến lấy Thích Ca làm nên trời đất vậy, dẫu trong sách Thích Ca đã thấy tỏ tường, khi chưa có Thích Ca đã có trời đất trước, đã lâu.
Cũng có kẻ thờ bụt, mà bày đặt đứa nào dối, tên là Bàn Cổ, khiến đã làm nên trời đất, song le chẳng có thờ Bàn Cổ ấy sốt, cùng chẳng có làm chùa nào cho nó, một làm chùa thờ Thích Ca, là đứa gian vậy.
Giáo thứ hai ở trong nước Ngô bởi Lão Tử nào mà ra. Kẻ theo giáo này, thì lấy Lão Tử làm nên trời đất, dẫu trong sách Đại minh đã tỏ tường rằng mấy nghìn năm trời đất đã trước[7] Lão Tử ấy. Giáo này thì thờ ma quỷ mà làm những phép giả, cùng chẳng có thờ Lão Tử ấy sốt, nhưng ở tối tăm mù mịt vậy. Có một câu lấy bởi Lão Tử mà thôi, rằng: "Đạo sinh nhất, nhất sinh nhị, nhị sinh tam, tam sinh vạn vật". Ví bằng có ai hỏi đạo ấy, hay là đàng, bởi đâu mà có? Nó thì thưa rằng: hư vô tự nhiên chi đại đạo. Mà mọi sự hóa ra thể nào, thì chẳng biết đí gì nữa. Vậy thì lấy hư vô, là không, mà chẳng có, làm căn nguyên hóa nên mọi sự: lạ đời, không, hay là chẳng có, mà làm nên được đí gì cho có ru? Ay vậy mà vì chẳng biết thật Chúa cả làm nên mọi sự, mà thờ, thì thờ quỷ, và trở những phép giả đã khê lê[8], cho nên ma quỷ dối được nó vậy.
Trong Đại minh còn giáo thứ ba, gọi là đạo Nho, những kẻ hay chữ thì theo đấy, mà thờ ông Khổng, vì ông ấy bày chữ ra mà lại dạy lề luật sửa nước Đại minh. Nhân vì sự ấy trong Đại minh thì lấy thờ ông Khổng làm nhất, mà gọi Thánh hiền, là thánh và hiền nhất vậy. Song le nói thể ấy chẳng phải lẽ đâu, vì chưng hay là ông Khổng Tử ấy biết Đức Chúa cả làm nên mọi sự, là cội rễ mọi sự thành, mọi sự lành, hay là chẳng biết. Ví bằng đã biết, mà làm thầy, thì phải dạy đầy tớ cho biết cùng, mà thờ đấy cho nên. Song le ông Khổng chẳng có làm sự ấy, vì vậy chẳng phải hiền, chẳng phải thánh, thật là độc dữ, vì sự nhất phải hay đầu hết, mà chẳng có dạy ai. Ví bằng ông Khổng chẳng biết Đức Chúa trời, là cội rễ, và cội rễ mọi sự lành, mọi sự thánh, nên thánh, nên hiền, làm chi được? Vì vậy thì chẳng khá gọi là ông thánh sốt. Huống lọ lấy phép phải thờ một Đức Chúa trời, mà thờ ông Khổng, thì càng lỗi; cũng chẳng nên cầu đí gì đí gì cũng ông Khổng, vì chưng mọi sự ta phải cầu và cậy một Đức Chúa trời mà thôi. Ví bằng có kính ông Khổng chăng, thì phải dùng lễ có quen làm cho các thầy khi hãy còn sống, là phép lễ về thế này, cho lịch sự mà thôi: như thể cúi đầu xuống mà lạy, là lễ kính thầy nào, khi hãy còn sống, và kính kẻ bề trên, như thói Đại minh quen. Mà lễ làm vậy cũng bằng phép kẻ ta kính thầy, mà cất nón hay là bái thầy vậy. Song le trước mặt kẻ khác, như trước mặt kẻ chẳng có đạo (vì chưng kẻ ngoài đạo, thật thì lấy ông Khổng mà thờ ông Khổng, bằng ta thờ Đức Chúa trời), nếu chẳng phân vau, thì phải nói tỏ tường cho người ta ở đây nghe được, có lạy ông Khổng thì chẳng phải như Đức Chúa trời, thật có lạy như thầy đã dạy chữ cùng phép sửa nước mà chớ. Ví bằng có lạy ông Khổng trước mặt người ta mà chẳng có phân vua làm vậy, thì có tội, vì chưng kẻ ngoài đạo thì ngờ là kẻ có đạo, khi lạy ông Khổng, mà chẳng có phân vua trước, có lạy ông Khổng như Đức Chúa trời, vậy kẻ ngoài đạo càng tin sự dối nữa. Song le vì có ái dám phân vua làm vậy trước mặt người ta cho kẻo kẻ ngoài đạo càng tin sự dối, được là họa, vì vậy ta khuyên đừng lạy, kẻo phải sự lỗi.
Trong đạo nho ấy, kẻ hay chữ cũng lạy trời như Chúa trời vậy, mà điều lỗi ấy cũng đã ra cho thế gian bắt chước, song le đầu hết lời giảng này, ngày thứ nhất, đã bắt điều ấy.
Bởi tam giáo này, như bởi nguồn dục, có ra nhiều sự dối khác. Song le bắt mỗi sự dối ấy chẳng có làm chi, vì chưng biết là bởi đâu mà ra, cho hay tỏ tường là dối thì vừa. Như thể có chém cây nào đúc cho ngã, các ngành cây ấy tự nhiên cùng ngã với. Vậy thì ta làm cho Thích Ca, là thằng hay dối người ta, ngã xuống, thì mọi truyện dối trong đạo bụt bởi Thích Ca mà ra, có ngã với thì đã tỏ.
Song le sự luân hồi Thích Ca bầy đặt phần đạo ngoài, thì là sự cười chốc. Vì chưng ví bằng ta đã ở đời trước, mà sao chẳng có một ai còn nhớ sự đời trước ấy? Vì vậy thật là Thích Ca bày đặt dối trá vậy; mà lại trong sách Thích Ca nói tỏ tường rằng trong hồn cây cối cùng hồn muông chim, cho đến hồn người ta, thì chẳng có khác. Vậy thì nó làm linh hồn người ta hay chết, cũng bằng giác hồn hay là sinh hồn, mà làm vậy thì điều nào nó đã nói trước, đến sau thì nó lại chối. Vì chưng ví bằng nó ngờ linh hồn người ta hay chết, cũng như hồn muông chim hay là hồn cây cối, mà sao lại rằng có luân hồi cho người ta lại sinh ở xác khác? Ví bằng linh hồn người ta, khi xác chết, cũng chết với, lại sinh lại mà cho xác khác sống làm sao được? Mà lại luân hồi ấy chẳng ưa lẽ ở trong lòng các người ta, cùng huỷ báng lời thiên hạ, dầu Đại minh, dầu Annam, quen nói liên làm vậy: "Sinh kí dã, tử quý dã", sống thì gửi, chết thì về. Ví bằng có luân hồi, mà chẳng phải dối, thì linh hồn một ở gửi[9]liên vậy: bây giờ thì ở gửi trong xác này, đến sau một giây nữa thì lại ở gửi trong xác khác vậy.
Mà điều Thích Ca dạy nơi trung giáo rằng linh hồn người ta hay chết, thì càng lỗi. Mà điều ấy Thích Ca thì huỷ báng lời mình, như ta nói trước. Vì chưng giáo dục này chẳng những mở cửa cho mọi tội, mà lại chẳng ưa lẽ linh hồn ta, vì có muốn khi khỏi đời này để dấu mình lại cho người ta nhớ, như ta xem nơi chôn xác mình, mà ước làm cho trọng, và việc nào đã làm nên thì muốn để truyền cho đời sau. Sau nữa hễ là phép[10]trọng linh hồn người chẳng có dùng xác mà làm việc, như thể phép trí hay là phép có chủ ý mình, vì chưng linh hồn ta có dùng hai phép ấy, dẫu xác đã già cả mà nhọc: vì vậy hai phép nhất ấy thật chẳng có dùng xác, mà lại khi khỏi xác thì càng nghỉ[11] làm việc ấy.
Lại sao vốn người ta có lẽ trong lòng, giục lo cho cha mẹ, khi đã sinh thì đoạn? Sao người Annam mọi năm mọi có giữ ngày cha mẹ, ông bà, ông vải sinh thì, mà làm giỗ chạp hết sức? Sao tốn của bấy nhiêu mà làm cỗ làm mâm, cùng nhiều sự nữa có dọn cho cha mẹ khi đã sinh thì? Vì chưng nếu linh hồn chết với xác, lo cho kẻ chết chẳng có làm chi. Vì chưng dẫu muông chim cầm thú tự nhiên lo cho con, mà cái chim nhỏ hay lo và khéo hay làm tổ dọn sinh đẻ và một nấng con, vì con có dùng việc cha mẹ mà chớ, song le chưa thấy muông nào, dẫu khôn, hay lo cho cha mẹ khi đã chết. Vì chưng hễ là muông chim, khi xác nó chết, hồn cũng chết với, vì vậy chẳng còn có dùng việc gì con. Mà Đức Chúa trời chẳng có làm đí gì không, vì vậy cũng chẳng có cho trong lòng muông nào còn lo cho cha mẹ khi đã chết. Song le khi người ta tự nhiên có lo gia giết làm vậy cho cha mẹ, khi đã sinh thì, âu là cũng bằng cha mẹ lo cho khi con còn sống, thật thì phải xưng có Đức Chúa trời mở lòng ta, khi cha mẹ đã qua đời này, th2i hãy còn có mà hãy đã dùng việc ta giúp cho. Vì vậy linh hồn ta, khi đã ra khỏi xác, thì hãy còn sống, mà tự nhiên chẳng hay chết. Vì chưng chẳng có phép nào dưới Đức Chúa trời mà làm hại được linh hồn, khi đã khỏi xác.
Song le cũng phải hay, khi linh hồn ta đã khỏi xác thịt này, chẳng còn có dùng[12] ăn uống hay là mặc, cùng các kỳ sự vê xác, vì linh hồn ta là tính thiêng liêng. Mà người Annam mời linh hồn ăn của xác, thì lỗi xa. Vì chưng linh hồn ta trọng hơn, mà chẳng còn có dùng ăn uống giống ấy đâu. Vì vậy Annam thì vô phép, mà mất lòng cha mẹ lắm, càng hơn khi cha mẹ còn sống mà lấy tranh, lấy cỏ, là của muông chim cầm thú ăn, mà mời cha mẹ ăn những của giống ấy, khi đến nhà cùng. Vì chưng hễ là của xác dùng, mà ăn uống, thì hèn và trái linh hồn ta, là tính thiêng liêng, hơn tranh cỏ cùng các của muông chim cầm thú quen ăn, thì hèn, mà trái ý cho người ta, khi hãy còn sống ở đời này, mà mời ăn những giống ấy.
Lại người Annam càng vô phép, mà như thể cười nhạo cha mẹ, khi đã sinh thì, mà dùng những giấy làm nhà, cùng áo, tiền vàng bạc,và các ký sự vẽ, mà cúng cha mẹ. Vì chưng chẳng có ai khôn mà dám cho người nào, khi hãy còn sống, dẫu rất khó, mà khiến nó dùng bấy giống ấy. Mà sao người Annam dám cúng cho cha mẹ, khi đã sinh thì, những của dối ấy? Có kẻ rằng: đốt thì mã biến hóa, ra khác. Nói làm vậy phải chốc, vì đốt thì phần ra lửa, phần thì ra gio. Mà gửi phần nào cho cha mẹ? Ví bằng gửi gio thì làm cho cha mẹ ở trong gio mà sướng ru? Mặc gio mà sạch sẽ và lịch sự lắm ru? Vì bằng gửi lửa, ắt thật gửi lửa, vì chưng khi làm những việc dối, thì phạm tội, học mà bắt chước cha mẹ xưa có làm thể ấy, cho nên có thêm hình lửa cho cha mẹ đã qua đời này. Như thể ai ở thế này đã dạy kẻ khác sự lành, đến khi đã qua đời, mà kẻ đã học còn làm sự lành ấy ở thế này, thì thêm phúc cho người thánh trên trời, vì đã dạy kẻ khác điều lành ấy. Vậy kẻ dạy sự dữ, mà kẻ khác làm sự dữ ấy đã học, dù kẻ đạ dạy trước đã chết, cũng chịu thêm hình đời sau vì tội mới ấy, kẻ đã học nó, còn làm. Vì vậy khi con cái đốt cho cha mẹ những của giả ấy, thật là gửi lửa cho cha mẹ mà chớ. Vì chưng kẻ làm sự lỗi ấy, xưa đã học bởi cha mẹ, thì thêm hình khốn cho cha mẹ, khi cha mẹ đã chết, chẳng kể tội con làm bây giờ, mà chẳng chừa cho lập, thì mình đời sau cũng phải chịu tội ấy nữa. Vì vậy thì phải bỏ mọi lễ dối ấy mà đừng, vì chưng thật là bất nghĩa, mà cười nhạo cha mẹ, cùng thêm hình cho cha mẹ. Mà ta phải thảo kính cha mẹ khi đã sinh thì thể nào, đến sau ta sẽ dạy, khi ta giảng sự Đức Chúa trời khiến kính cha mẹ làm sao, dầu còn sống dầu đã qua đời[13].
Ay vậy mà khi và Đại minh và mọi nước khác đã mất truyền đạo thật, mà bởi quỷ dối, thì phạm sa những đạo vạy, song le có một họ Iudaea còn giữ đạo thật Đức Chúa Cả làm nên mọi sự truyền cho, và giữ tiếng hebraea với. Vì chưng ông Abraham là tổ nể họ Iudaea thì chịu lấy đạo thật, và bởi Đức Chúa trời tuyền cho ông ấy, vì là người thánh mà Đức Chúa trời yêu, cùng nhiều lần hiện xuống và nói khó cũng nhiều lần, như người có nghĩa cùng, mà bảo ông ấy sự sâu nhiệm. Mà lại ông Abraham học được cùng ông Sem, là con ông Noe, vì ông Abraham ở thế này nhiều năm khi ông Sem hãy còn, mà ông Sem chịu truyền đạo thật, chẳng những bởi cha là ông Noe, mà lại chịu bởi ông cố là ông Mathusala, vì chưng ở cùng ông ấy lâu năm, khi chưa có lụt cả, mà ông Mathusala chịu truyền ấy bởi ông Ađam, vì đã sống lâu năm nữa cùng ông Ađam, như ta đã nói trước. Vì vậy ông Abraham chịu được truyền đạo thật bởi ông Ađam có ông Sem cùng ông Mathusala, hai ông giữa mà thôi. Mà ông Abraham lại truyền cho con, là ông Isaac, đã đẻ khi đã nên chín mươi chín tuổi, bởi bà Sara đã nên chín mươi tuổi mà lại có tật ở son. Ông Abraham có chịu lời Đức Chúa trời phán nói hứa cùng: bởi dòng dõi ông Isaac ngày sau có Chúa ra đời cứu người ta. Đến sau qua một nghìn năm dồ, lại có lời ấy bởi Đức Chúa trời phán ra cùng ông David, là vua chúa nước Iudaea đã đẹp lòng Đức Chúa trời. Mà lại điều ấy có turyền nói xuống cùng người thánh chịu sấm truyền, cho đến Đức Chúa trời ra đời cứu thế. Mà khi ấy hễ là các nước chẳng tin, cho nên ở tối tăm mù mịt, nhất là nước Đại minh có theo nhiều giáo những dối, ta đã kể và bắt trước, mà ngã lỗ[14] sâu lắm là chẳng tin có Đức Chúa trời, thật trái lẽ trong lòng người ta lắm, mà lại Đại minh vốn chẳng tin linh hồn ta một hằng sống vậy mà chẳng hay chết.[15]
Song le đạo chính, là đạo thờ phượng một Đức Chúa trời, thì nhận một Chúa Cả làm nên mọi sự, thật là cội rễ đầu, mà lại làm như bia cả[16] mọi sự vậy, mà biết bấy nhiêu sự này, chẳng những bởi có lời Đức Chúa trời truyền cho, mà lại vì có lẽ trong ta dạy vậy. Bởi đấy thì phải xưng linh hồn ta là tính thiêng liêng hằng sống vậy, chẳng hay chết. Vì chưng khi ta nói thật Đức Chúa trời chí linh chí công, ví bằng chẳng còn có đời sau, để thưởng kẻ lành và phạt kẻ dữ, thì Đức Chúa trời chẳng phải công bằng đâu. Vì chưng ta thấy nhiều người lành nên thánh, khó khăn, chịu khốn chịu khó, người ta dễ duôi, cho đến già cả, cũng có khi thì phải đau nặng, mà chết trẻ. Lại có nhiều phen, kẻ dữ thì làm khốn kẻ lành, cũng có khi thì đánh chết, mà kẻ lành thì chịu vậy. Mà lại ta thấy nhiều lần, kẻ dữ thì giàu có, vui vẻ ở thế này, mà chịu những sự vui, cũng có khi thì đến già cả chịu một thanh nhàn vậy, dẫu mà làm nhiều sự dữ, mà gánh tội vạ trọng lắm. Vì vậy thật hãy còn đời sau, và cho kẻ lành chịu công chịu phúc bằng nhân đức mình làm, và lại kẻ dữ thì chịu hình khốn nạn bằng tội vạ mình làm, vì Đức Chúa Cả trên hết mọi sự, thì phán xét làm vậy. Đời xưa ông thánh Lazaro, như ta đã bảo trước, cũng đã gặp thể ấy, vì ở đời này, thì khó khăn chẳng bao lâu, mà đi ăn mày, cùng trong mình mẩy phải những chốc lếch, mà chịu, và làm nhiều sự nhân đức vậy, mà bây giờ đã chịu phúc trên trời vui vẻ đã qua hơn một nghìn sáu trăm năm, lại đời đời một chịu thanh nhàn vậy chẳng cùng. Mà thằng giàu kia, hay ăn uống, ở thế này thì một hay chơi bời, đến khi chết, vì có phạm tội nhiều, thì phải chôn ở trong địa ngục, mà chịu lửa chẳng hay tắt, cũng đã qua hơn một nghìn sáu trăm năm, lại về sau cũng chịu hình đời đời vậy, mà chẳng có trông được khi nào cho khỏi đâu. Vì chưng Đức Chúa trời là tính thiêng liêng vô cùng, lại công bằng ở Đức Chúa trời cũng là chẳng cùng vậy.
Song le cho kẻ u mê chứng ấy, mà nghe bấy nhiêu lời đã giảng, cùng sự linh hồn người ta chẳng hay chết nếu chưa tỏ, thì phải giảng điều sau này. Vì sao ta tự nhiên, có người nào hằng ở cùng ta và có nghĩa cùng ta, mà khi còn sống, thì ta một ở nói khó cùng và ăn cùng, song le đến khi đã chết, ta thoắt chốc kinh khủng mà sợ, một mình ở chẳng được cùng? Mà sao ta dái làm vậy? Thật là vì linh hồn ấy dẫu đã khỏi xác, tự nhiên làm cho ta sợ làm vậy mà chớ. Ay là dấu thật, như thể có lẽ trong lòng ta bảo tự nhiên, linh hồn người khi đã qua đời, thì hãy còn sống, mà hãy còn về xác ấy ta dái, dù mà đã chết đã rồi. Song le muông dữ nào, như thể muông sư tử, con hùm, chó sói, khi còn sống thì ta dái, mà tự nhiên ta trốn nó; ví bằng đã đánh chết muông nào dữ, chẳng còn có gì mà dái nó nữa, mà con trẻ nhỏ thì bắt nanh nó hay là vuốt nó dẫu sắc, mà chơi ác vậy, cũng chẳng có dái gì. Vì chưng tự nhiên đã hay chẳng còn có đí gì mà dái, vì hồn nó đến khi xác chết, thì tắt đi với. Nói thí dụ, như thể có nhà nào còn có chủ, dẫu mà vắng mặt, thì tự nhiên người ta dái, mà chẳng dám lấy đí gì nhà ấy: vì chưng thì dái chủ nhà một chốc có đến mà bắt. Nếu có nhà nào đã để đi mà chẳng còn có chủ nào nhà ấy, thì ai nấy lấy của nhà ấy mà chẳng có dái gì, vì chẳng có chủ. Sự này cũng vậy, vì dẫu ta dái tự nhiên muông nào dữ, khi hãy còn sống, mà ta trốn nó, song le khi nó đã chết, ta xé nó ra, mà chẳng có dái gì, vì hồn nó thì cũng chết với xác, mà chẳng còn có chủ mà dái. Song le tự nhiên ta dái thân xác người, dẫu đã chết, vì chưng ta hãy còn dái tự nhiên linh hồn, là chủ thân xác ấy, vì linh hồn hãy còn.
Vì vậy ta tự nhiên đã hay linh hồn người, khi xác chết, thì hãy còn sống, mà lại đã hay thật, linh hồn người chẳng có chết được, vì chẳng có phép nào dưới Đức Chúa trời, mà làm hại được hay là phá được linh hồn ta khi đã khỏi xác. Có một Đức Chúa trời, như đã lấy không mà hóa ra linh hồn người, mà lại hằng có giữ gìn, như thể hóa ra linh hồn người liên vậy, mà Đức Chúa trời khiến đừng giữ gìn làm vậy, mà tự nhiên phá linh hồn người thì cũng được. Song le Đức Chúa trời chẳng có đừng giữ đời đời vì đã có lời Đức Chúa trời phán, cho kẻ lành thì chịu phúc trên trời đời đời, mà kẻ dữ, thì phạt chịu hình khốn trong địa ngục đời đời vậy.”
Một bài giảng như thế. Chứng tỏ Alexandre de Rhodes không biết nhập gia tùy tục, mà lại lớn tiếng áp đặt rất nguy hiểm, một thứ áp đặt mà người Việt thường hay nói là “ Ở đậu mà đòi leo lên bàn thờ”. Các nhà truyền giáo đã tạo ra nguy cơ cho chính bản thân mình và đức tin của mình. Và có lẽ đây là một trong những lý do mà các Ky tô hữu phải trả giá bằng máu của mình, cũng may là điều này không phải lúc nào cũng xãy ra.

Tiếp theo đây là nguyên tắc Lục Hòa của đạo Bụt:
I. ĐỊNH NGHĨA
Lục hòa là sáu phương pháp cư xử với nhau cho hòa hợp từ vật chất đến tinh thần, từ lời nói đến việc làm. Hòa ở đây là hòa với mục đích tiến tới sự cao đẹp, đến con đường giải thoát, toàn thiện toàn mỹ, chứ không phải hòa một cách nhu nhược, thụ động, ai nói quấy cũng ừ, ai nói phải cũng gật. Hòa ở ở đây cũng không phải là phương tiện trong giai đoạn để rút thắng lợi về mình, rồi lại chiến. Hòa ở đây nhằm mục đích làm lợi cho tất cả, gây hạnh phúc cho tất cả, trong ấy có bòng dáng "tự và tha" không có so đo "ta và người".
II. LỤC HÒA LÀ NHỮNG GÌ?
Lục hòa gồm có sáu điểm sau đây:
1. Thân hòa cùng ở (Thân hòa đồng trú)
Nghĩa là cùng nhau ở dưới một mái nhà, trong một phạm vi, một tổ chức, hôm sớm có nhau, cùng ăn cùng ngủ, cùng học cùng hành.
Khi đã sống chung đụng hằng ngày như thế, thì phải hòa thuận với nhau, không dùng sức mạnh, võ lực để lấn hiếp, đánh đạp nhau. Nếu là anh em, vợ chồng, con cái trong một gia đình, thì phải trên thuận dưới hòa, anh ra anh, em ra em, chồng ra chồng, vợ ra vợ, chứ không được lộn xộn vô trật tự, hiếp đáp, sát phạt nhau.
Nếu là những Phật tử, cùng ở với nhau học tập dưới một mái chùa, thì tuy là không phải ruột thịt, nhưng cũng là những người con chung của đức Phật, cùng một lý tưởng mục đích, thì cũng phải lấy cái hòa khí làm đầu, không được chia phe phái, ỷ mạnh hiếp yếu, ỷ thế hiếp cô, mạnh ai nấy được.
Nếu là đồng bào, cùng chung sống trong một quốc gia xã hội, thì phải lấy sự đoàn kết làm đầu, không được gây cảnh nồi da xáo thịt, chia năm xẻ bảy, làm thành giặc chòm, giặc xóm; sát phạt nhau, chém giết nhau. Người nước ta có câu ca dao rất có ý nghĩa:
"Bầu ơi thương lấy bí cùng,
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn".
Khác giống, mà sống chung trên một giàn, còn phải hòa thuận, thương yêu nhau; huống chi là cùng một dân tộc, một giống nòi !
Cũng thể, đã là nhâ loại, cùng chung sống trên quả dịa cầu nầy, thì dù là da trắng, da đen, da vàng hay da đỏ cũng là "Tứ hải giai huynh đệ" cả. Đã là giống người như nhau mà lại đem nhau ra chiến trường bắn giết nhau, tàn sát nhau, làm mồi cho súng đạn vô trí, thì thật là vô cùng phi lý.
Tóm lại, đã cùng chung sống với nhau trong một địa vị, một giới hạn, một hoàn cảnh, thì bao giờ cũng phải hòa hảo với nhau.
2. Lời nói hòa hiệp, không tranh cãi nhau (khẩu hòa vô tranh)
Muốn thân không đánh đạp nhau, không đối chọi nhau, khi ở bên cạnh nhau, thì lời nói phải giữ gìn cho được ôn hòa nhã nhặn; trong mọi trường hợp, nhất thiết không được rầy rad, cãi cọ nhau.
Có người thân hòa mà khẩu không hòa, ăn thua nhau từng câu nói, tìm cách mỉa mai, châm thọc nhau, hạch hỏi nhau từng tiếng một, cuối cùng sanh ra ấu đả nhau.
Trong một gia đình, xũng vì một lời nói không hòa, mà nhiều khi anh em xa lìa nhau, vợ chồng ly tán nhau, cha con không thấy mặt nhau, trưỏ thành những kẻ xã lạ, thù hằn nhau.
Trong xã hội, cũng vì một lời nói không hòa, mà nhiều khi quốc gia phải lâm nạ chiến tranh, nhân loại phải bị đẩy vào lò sát sanh thảm khốc.
Bởi thế, nên thân thể hòa chua phải là đủ, mà Phật dạy phải hòa cả miệng nữa. Nghĩa là người Phật tử phải nói lời dịu dàng, hòa nhã với nhau, nhất thiết không được cãi lẫy, gây gỗ nhau. Nếu có gì thắc mắc, cần phải bàn cãi cho ra lẽ, thì tuyệt đối phải dùng lời nói ôn tồn, hòa nhã mà bàn luận.
3. Ý hòa cùng vui (Ý hòa đồng duyệt)
Duy thức học có nói: Ý là hệ trọng hơn hết, nó là động cơ thúc đẩy miệng và thân. Kể công thì nó đứng đầu, mà kết tội, nó cũng đứng trước (công vi thủ, tội vi khôi). Bởi thế cho nên, trong một gia đình, một đoàn thể, mỗi người cần giữ gìn ý tứ, tâm địa của mình. Nếu ý tưởng hiền hòa, vui vẻ thì thân và lời nói dễ giữ được hòa khí. Trái lại nếu ý tứ bất hòa, thường trái ngược nhau, ganh ghét nhau, thì thân và khẩu khó mà giữ cho được hòa hảo. Dù có cố gắng bao nhiêu, để thân và khẩu được hòa khí, hay vì sợ một uy quyền gì trên, mà phải ăn ở hòa thuận với nhau, thì sự hòa thận này cũng chẳng khác gì một lớp sơn đẹp đẽ, tô lên một tấm gỗ đã mục. Một khi sự xung đột bên trong đã đến một mức độ không thể chứa đựng được nữa, tất nó sẽ nổ tung ra trong lời nói hay trong những cái đấm đá; cũng như tấm gỗ khi đã mục quá rồi thì thế nào lớp sơn bên ngoài cũng rạn nứt, đổ bể.
Đức Phật đã thấu rõ như thế, nên Ngài dạy phải có tâm ý vui vẻ hòa hiệp trong khi chung sống với nhau.
Muốn được tâm ý hòa hiệp, phải tu hạnh Hỷ xà. Hỷ xả nghĩa là bỏ ra ngoài những sự buồn phiền, hờn giận, không chấp chặt trong lòng những lỗi lầm của kẻ khác. Có như thế, tâm hồng mới thư thái, vui vẻ được, và ý nghĩ mới trong sáng, thanh tịnh được. Vậy Phật tử chúng ta hãy cố gắng tu hạnh hỷ xả mới được.
4. Giới hòa cùng tu (Giới hòa đồng tu)
Trong một tổ chức, một đoàn thể nào có trật tự, tất đều có kỹ luật qui cả hẳn hoi.
Trong đạo Phật, mỗi Phật tử, tùy theo địa vị cấp bậc tu hành của mình, mà thọ lãnh ít hay nhiều giới luật. Người tại gia thì thọ Ngũ Giới; người xuất gia thiì thọ 10 giới nếu là Sa Di, thọ 250 giới nếu là Tỳ kheo, thọ 348 giới nếu là Tỳ kheo Ni v.v...
Khi Phật tử hội họp lại, hay khi cùng chung sống để tu học, mỗi ngày tùy theo cấp bậc của mình mà giữ giới. Đã cùng một cấp bực với nhau, thì tất phải thọ giới và giữ giới như nhau, chứ không được lộn xộn, giữ giới nầy, bỏ giới kia, giữ giới kia, bỏ giới nọ, mỗi người mỗi thứ. nếu có sự vô kỷ luật nầy thì lẽ tất nhiên tổ chức ấy sẽ tan rã. Vì thế, đức Phật dạy: khi Phật tử đã chung sống với nhau, thỉtiệt để phải cùng nhau tu những giới luật như nhau, giữ đúng những giới luật của cấp bực mình.
Nói rộng ra, trong một trường học, một gia đình Phật tử, một hội chẳng hạn, bao giờ cũng lấy kỷ luật làm đầu. Trong trường, nếu học sinh không giữ kỷ luật của trường, ai muốn ra cứ ra, ai muốn vào cứ vào, ai muốn học cứ học, ai muốn chơi cứ chơi, thì trường ấy ắt phải sập. Trong gia đình Phật tử, đoàn sinh mỗi người mỗi làm theo mỗi ý riêng mình, không tuân năm điều luật của gia đình, không làm theo huấn lệnh của Huynh trường, thì dg Phật tử ấy sẽ tan rã. trong một hội viên không tôn trọng điều lệ của hội, phân chia giai cấp, tự cho mình sang không cần giữ giới như người hèn, tự cho mình giàu, không gữ giới như người nghèo, tự cho mình có học thức không giữ giới như người vô học; nếu có tình trạng như thế tất hội ấy sẽ tan rã.
Nói tóm lại, trong một đoàn thể, đạo hay đời, nếu không cùng nhau gìn giữ giới điều, kỷ luật, quy tắc, thì chúng ta không bao giờ sống chung với nhau được. Vật Phật tử, muốn hòa hợp cùng nhau để tu tập, thì mỗi người cần phải gìn giữ giới luật như nhau.
5. Thấy biết giải bày cho nhau hiểu (Kiến hòa đồng giải)
Trong sự sống chung, mỗi người hiểu biết được điều gì, khám phá được điểm gì, phải giải bày, chỉ bảo cho người khác hiểu. Như thế trình dộ hiểu biết mới không chênh lệch, sự tu học mới tiến đều về tinh thần bình đẳng, mới dễ giữ vững giữa những người cùng ở một đoàn thể.
Khi ta khám phá ra được một điều gì mới lạ, hay có một ý kiến gì hay ho, nếu ta không giải bày cho người chung quanh, thì không những ta là một kẻ ích kỷ, mà còn tạo ra một sự tắc nghẽn giữa sự thông cảm với những người khác. Lòng ích kỷ và sự tắc nghẹn ấy là mối dây của sự chia rẽ, bât shòa, xung đột. Trớc một vấn đề, mỗi người sẽ nghĩ, sẽ thấy mỗi cách, và do đó, sẽ gây nghi ngờ, hoang mang trong đoàn thể, vì phần đông không biết tin vào ai.
Nhất là trong kinh sách Phật, vừa nhiều, vừa cao siêu, vừa đủ loại, mỗi Phật tử có thể khám phá ra một khía cạnh khác nhau, tìm ra một ý nghĩa có thể đúng, mà cũng có thể sai. Trong người trường hợp ấy, mà không gấp rút giải bày quan điểm, ý kiến của mình cho mọi người trong đoàn thể hiểu biết, thì khó mà có thể sống hòa hiệp với nhau.
6. Lợi hòa cùng chia cân nhau (Lợi hòa đồng quân)
Về tài lợi, vật thực, đồ dùng phải phân chia cho cần nhau hay cùng nhau thọ dụng, không được chiếm làm của riêng, hay giành phần nhiều về mình.
Trong khi sống chung, nếu có người đem cho vật thực, y phục, mền chiếu, thuốc thang v.v...thì phải đem quân phân tất cả, nghĩa là chia cho đều nhau, không vì tình riêng, kẻ ít người nhiều, kẻ tốt người xấu, nhưng phải lấy công bằng làm trọng. Giữ được như thế, thì dù ở chung nghìn người cũng vẫn hòa vui. Trái lại, nếu vì tính tư, ý riêng tham tài ham lợi thì dù chỉ có vài ba người chung sống với nhau, cũng không thể hòa được.
Trong xã hội sở dĩ có sự xung đột dữ dội, phân chia giai cấp, cũng do vì thiếu sự "Lợi hòa đồng quân" cả. Người giàu thì giài quá, kẻ nghèo thì nghèo xơ, kẻ dinh thự nguy nga ruộng đất cò bay thẳng cánh, có kẻ không có một chòi tranh vách đất. Do đó, không thể có hòa bình được: người vô sản xung đột với kẻ hữu sản, nước nghèo đói sanh sự với nước phú cường.
Nếu nhân loại thâm hiểu rằng: cuộc giàu sanh phú quý trong nhân gian, như hạt sương đọng trên cành hoa, công danh vinh hiển trên đời như bọt nước nổi trên mặt biển, thì chắc sự chênh lệch giữa giàu và nghèo sẽ bớt đi nhiều lắm, và nhân loại sẽ bớt xung đột nhau hơn.
Với một tinh thấn bình đẳng lợi tha, từ bi cứu khổ, với một tri huệ soi thấu rõ sữ vô thường, giả tạm của cuộc đời, Đức Phật đã dạy: "Có tài lợi, nên tùy phận chia sớt cho nhau", hay triệt để hơn nữa: "Lợi hòa đồng quân".
Vậy chúng ta đã là Phật tử, phải nên cố gắng thực hành cho được lời dạy ấy.
C. KẾT LUẬN
Để có một ý niệm tổng quát về Lục hòa chúng ta hãy ôn lại một lần nữa, những ý chính trong 6 điều chỉ bảo của đức Phật:
1) Hãy chung sống với nhau một cách hòa hợp, hãy chung lưng đấu cật, đùm bọc nhau, chứ không nên dùng võ lực để đàn áp nhau.
2) Hãy nói năng với nhau một cách dịu dàng, hòa nhã; nếu có điều gì thắc mắc cần bàn cãi, thì cũng phải bàn cãi trong ôn hòa, lễ độ.
3) Hãy nuôi dưỡng ý tốt đẹp đối với nhau, hãy trau dồi đức hỷ xả; đừng bao giờ thù hiềm, ganh tỵ nhau.
4) Hãy giữ đúng giới luật như nhau, hãy lấy kỷ luật làm đầu. Vô kỷ luật thì không một đoàn thể nào có thể tồn tại được.
5) Hãy giải bày những sự hiểu biết, những ý kiến của mình cho người chung quanh. Người thông hiểu nhiều, phải có bổn phận chỉ bày cho người hậu tiến và dắt họ đi kịp mình.
6) Hãy chia đồng đều tài lợi thu thập được cho những người cùng sống chung với mình, để mọi người đều được thỏa mãn, vui vầy.
Sáu điều dạy trên đây, nếu chúng ta thực hiện một cách triệt để thì trong gia đình, cha mẹk vợ chồng, anh em, đều được hòa thuận yên vui, gia nghiệp mỗi ngày một thịnh đạt; quốc gia được hùng cường thịnh trị, thế giới đ hòa bình an lạc.
Riêng về trong giới Phật tử chúng ta, nếu áp dụng đúng đắn pháp "Lục hòa", thì sự tu học của chúng ta mau được tiến bộ, con đường giải thoát được gần hơn, và cảnh giới Cực lạc không phải chỉ là một ước vọng.
Vậy xin khuyên các Phật tử mỗi người sau khi học hiểu rõ Lục hòa, phải thật hành cho được và khuyên mọi người thật hành theo, để cùng hưởng hạnh phúc chung.

LỤC HÒA 
Minh Đức Triều Tâm Ảnh
Bài kinh Kosambiya được tìm thấy trong Majjhima-nikāya (Trung bộ kinh), là bài pháp đức Phật giảng nói về Lục hòa.
Chuyện kể rằng, ở tịnh xá Ghosita xứ Kosambi có hai nhóm tỳ-khưu sống bất hòa với nhau. Họ sống "cạnh tranh, luận tranh, đấu tranh nhau, đả thương nhau bằng binh khí miệng lưỡi. Họ không tự cảm thông nhau, không chấp nhận thông cảm. Họ không hòa giải, không chấp nhân hòa giải".
Khởi tâm bi mẫn, đức Phật cho gọi hai nhóm tỳ-khưu lại, ngài nói rõ nguyên nhân bất hòa ấy là do các vị tỳ-khưu đã thiếu sự tu tập, đã không an trú từ thân hành, đã không an trú từ khẩu hành, đã không an trú từ ý hành nên phải chịu bất hạnh và đau khổ dài lâu.
Sau đó, đức Phật đưa ra sáu nguyên tắc sống để tạo thành tương ái, tạo thành tương kính, đưa đến hòa đồng, đưa đến vô tranh luận, hòa hợp, nhất trí.
Sáu nguyên tắc sống ấy là như sau:
1. Từ thân hành (metta kāyakamma)
Từ thân hành là hành động từ ái của thân. Nhờ mettā của thân mà có thân hòa. Khi thân được nuôi dưỡng, tẩm mát trong dòng suối trong lành của từ tâm thì thân ấy sẽ sống hòa với tất cả chúng sanh, muôn loài, thiên nhiên, cây cỏ.
Từ thân hành có công năng loại trừ những hành động tội lỗi, xấu ác của thân như sát sanh, trộm cắp, tà hạnh; đồng thời cũng khắc chế, ngăn chặn hiệu quả mọi hành động thô trược, thô tháo khác của thân như tay đấm, chân đá, sử dụng đao gậy đối với huynh đệ đồng tu, đồng loại cũng như đối với các loài hữu tình khác.
Từ thân hành ở trong tập thể Tăng chúng lại còn đặc biệt quan trọng khác nữa là tạo sự bình đẳng giữa mọi giai cấp, thành phần trong xã hội. Khi vào sống trong giáo hội thanh tịnh của đức Mâu Ni, các vị tỳ-khưu huynh đệ đã tình nguyện từ bỏ thân tôi là lá ngọc cành vàng, thân anh là quí tộc, giàu sang vương giả; thân thầy là bà-la-môn thượng đẳng tinh khiết; thân bạn là vai u thịt bắp, thân kia là nô lệ, cùng đinh, hạ liệt... Tất cả thân-thế-gian quy ước ấy đều được hòa tan, hòa hợp ở trong biển pháp từ thân hành cả thảy.
Do nhờ từ thân hành, nghĩa là thân hòa mà các vị tỳ-khưu từ bỏ kiếm, cung, đao, gậy; thu thúc thân trong giới luật của bậc Thánh. Không những các vị lìa xa thân ác giới, thân ác hạnh mà những cử chỉ đi, đứng, nằm, ngồi đều khoan thai, chừng mực; toát ra sự dịu dàng, hòa ái, từ tốn, cẩn trọng. Họ còn không để cho cái thân ấy ăn quá no, ngủ quá nhiều, mặc quá ấm; trang điểm cho cái thân ấy quá cao sang, xa xỉ... mà phải điều tiết, chừng mực, kiểm thúc, chế ngự, huấn luyện nó; tạo nên một đời sống tri túc, quân bình tuyệt hảo. Khi cái thân ấy được điều độ như vậy thì thân ấy có đầy đủ sức khoẻ. Rồi dùng cái thân có đầy đủ sức khỏe đó để tu tập thiền định, thiền quán; để giúp đỡ các bạn đồng tu, để xách nước, tưới cây, quét sân; lau chùi chánh điện, bảo tháp, cốc liêu... Rồi còn sử dụng cái thân ấy để đi khất thực hoặc đi hoằng pháp hóa độ nhiều phương vì hạnh phúc và an vui cho nhiều người.
Từ thân hành hay thân hòa cũng là tên gọi khác của chánh nghiệp, một chi trong Bát Chánh Đạo, thuộc nhóm 3 tiết chế tâm sở (ngữ, nghiệp, mạng) trong 25 tịnh quang tâm sở, có mặt trong những thiện tâm Dục giới; và nhất là ở trong 8 tâm Siêu thế giới.
2. Từ khẩu hành (metta vācākamma)
Tức là hành động từ ái của khẩu, của lời nói, của ái ngữ. Cũng như thân hòa, khẩu mà hòa được là do được nuôi dưỡng tẩm mát bởi mettā. Chính từ tâm phát sanh năng lực mát mẻ, từ hòa làm cho lời nói trở nên dịu ngọt, dễ nghe, làm hoan hỷ lỗ tai của mọi người. Chính nhờ năng lực từ tâm đã ngăn chặn những ác khẩu, ác ngữ, những lời nói cộc cằn, thô lỗ, chửi rủa, mắng nhiếc...
Cũng chính nhờ từ khẩu hành làm cho ta không thể nói dối, nói sai sự thật, nói vu oan, vu cáo giá họa người khác; hoặc nói lời đường mật, nói châm chích, nói dệt gấm thêu hoa, nói nhảm nhí, vô ích, rỗng không, phù phiếm, tục tĩu, vô duyên...
Từ khẩu hành, do vậy, đã loại trừ tất cả mọi nguyên nhân xung đột, luận tranh, đấu tranh bằng binh khí miệng lưỡi nên đưa đến khẩu hòa làm nền tảng cho sự hòa hợp, tương ái, tương kính, không những trong cộng đồng Tăng lữ mà còn đối với tha nhân trong đời sống ứng xử, tương giao nữa.
Từ khẩu hành còn là tên gọi khác của chánh ngữ, một chi phần trong Bát Chánh Đạo, thuộc nhóm 3 tiết chế tâm sở (ngữ, nghiệp, mạng) trong 25 tịnh quang tâm sở, có mặt trong những thiện tâm Dục giới, và nhất là ở trong 8 Siêu thế giới tâm.
Muốn đạt được chánh ngữ, thì trong lúc mạn đàm, đối thoại, giao tiếp; đức Phật dạy các tỳ-khưu trong kinh Tăng chi; là như sau:
Nên nói về đức từ bi, từ ái, vì từ bi, từ ái giúp ta có tâm hồn vị tha, rộng lượng; dễ dàng sống đời không tham lam, không ích kỷ, không bỏn xẻn.
Nên nói về đức tri túc, để giúp ta từ bỏ nhiều tham vọng hoặc ước muốn thái quá, để sống đời bình thản, an vui trong bất kỳ hoàn cảnh nào.
Nên nói về đức thanh tịnh để giúp cho tâm ta hằng khắng khít với sự tĩnh lặng, vắng lặng, trong sạch, trong lành và tự tại.
Nên nói về đức tinh tấn để giúp ta từ bỏ tính biếng nhác, dễ duôi, phóng túng và bất nhất.
Nên nói về đức tính độc lập để giúp ta loại trừ xu hướng phe đảng, ỷ lại... hầu phát triển đức tự tin.
Nên nói về giới hạnh vì giới hạnh có khả năng loại bỏ những thói hư tật xấu mà ta đã tập nhiễm từ vô lượng kiếp đến nay.
Nên nói về thiền định vì thiền định có khả năng giảm trừ dục vọng, oan trái, nó giúp ta phát triển sức mạnh tinh thần.
Nên nói về trí tuệ để giúp ta rèn luyện sự sáng suốt, phát triển khả năng thấu triệt chân lý.
Nên nói về giải thoát, vì đó là mục đích cuối cùng của người xuất gia trên đường diệt tận vô minh phiền não.
Nên nói về giải thoát tri kiến, tức là nói đến sự thực chứng giải thoát của đức Phật, chư Thánh A-la-hán. Sự thực chứng đó giúp ta một ngày kia cũng có được giải thoát tri kiến như vậy.
Nói cách khác, khi từ khẩu hành hiểu rõ sự ích dụng và lợi lạc tối thắng của mình; nó chỉ còn có sứ mạng lên đường thuyết pháp độ sinh; nói lời chánh ngữ, đầy chân thật, đầy thiện mỹ, đầy an lành, đầy phước báu và trí tuệ vì hạnh phúc và an vui cho nhân thế.
3. Từ ý hành (mettam manokamma)
Tức là hành động từ ái của ý hay tâm (theo Abhidham thì ý, thức, tâm là đồng nghĩa) là hành động của tâm Từ. Có tâm Từ là có ý hòa đúng như kinh Kosambiya đã định nghĩa:
"... An trú từ ý hành là luôn có ý nghĩ từ ái đối với các vị đồng phạm hạnh cả trước mặt lẫn sau lưng; tạo nên sự tương ái, tương kính, đưa đến hòa hợp, nhất trí không có tranh luận".
So sánh giữa thân và khẩu thì ý hòa quan trọng hơn cả. Có từ ý hành mới có từ thân hành và từ khẩu hành. Có ý hòa mới có thân hòa và khẩu hòa. Ý hoặc tâm rất quan trọng; làm tốt, làm xấu, làm công, làm tội gì cũng là do nó cả (công vi thủ, tội vi khôi).
"... Bất luận thiện pháp nào, bất luận gì liên quan đến hay thuộc về thiện pháp, tất cả đều xuất phát từ tâm. Bất luận bất thiện pháp nào, bất luận gì liên quan đến hay thuộc về bất thiện pháp, tất cả đều phát xuất từ tâm".
Tất cả lời ăn tiếng nói, cử chỉ, hành động phát lộ ra bên ngoài đều do tâm ý bên trong thúc động, chi phối. Nếu tâm hòa thì thân, khẩu hòa. Nếu tâm bất hòa thì thân, khẩu bất hòa.
Nếu muốn thuận hòa, hòa hợp với nhau như nước với sữa, mỗi người phải biết từ bỏ bản ngã, thói quen, tình cảm, quan niệm, cá tính riêng tư của mình lúc sống với nhau. Nói cách khác, phải biết từ bỏ tâm của mình để sống theo tâm của người khác, như đoạn kinh Rừng Sừng Bò sau đây:
"- Bạch Thế Tôn! Chúng con suy nghĩ như sau: Ta hãy từ bỏ tâm của ta và sống theo tâm của tôn giả này. Và con đã từ bỏ tâm của con để sống theo tâm của tôn giả ấy. Chúng con tuy khác thân nhưng giống như đồng một tâm. Nhờ vậy, chúng con sống hòa hợp với nhau như nước với sữa, sống nhìn nhau với con mắt thiện cảm". (Trung Bộ kinh I)
Nói từ bỏ tâm của mình hay từ bỏ bản ngã của mình giữa tập thể Tăng lữ tưởng đâu là quá lý tưởng, chỉ có các bậc Thánh nhân mới sống với nhau như vậy được. Không phải thế đâu. Nếu ta đem áp dụng "lý thuyết" ấy trong đời sống tương giao, ứng xử, trong cộng đồng tu viện, thiền viện, thì mỗi người cần có chút thương yêu, thông cảm nhau, biết chu toàn bổn phận và trách nhiệm của mình, có tinh thần tự giác, tự trọng, thì sẽ đưa đến sự hòa hợp tuyệt vời.
Như đoạn kinh giản dị và cụ thể ở trong kinh Rừng Sừng Bò:
"- Ở đây, bạch Thế Tôn! Chúng con, ai đi làng khất thực về trước thì người ấy đặt các chỗ ngồi, soạn sẵn nước uống, nước rửa chân, soạn sẵn một bình bát bỏ đồ dư. Ai đi làng khất thực về sau, thì người ấy, còn đồ ăn thừa, nếu muốn thì cứ ăn; nếu không muốn thì bỏ vào chỗ không có cỏ xanh hay đổ vào nước không có loài côn trùng. Sau đó, người ấy xếp dọn lại các chỗ ngồi, cất đi nước uống, nước rửa chân, cất đi cái bát bỏ đồ dư và quét sạch nhà ăn. Ai thấy ghè nước uống, ghè nước rửa chân hay ghè nước trong nhà cầu hết nước, trống không thì người ấy sẽ tìm cách lo liệu nước. Nếu ai làm không nổi với sức tay của mình thì dùng tay ra hiệu gọi người thứ hai: "Chúng ta hãy cùng lo liệu nước!
Bạch đức Thế Tôn! Chúng con làm việc không gây ra tiếng động. Và đến ngày thứ năm, bạch đức Thế Tôn! Suốt đêm, chúng con ngồi đàm luận về giáo pháp. Chúng con sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần."
Như vậy, một đời sống thanh cao, hiền thiện không phải là lý tưởng trừu tượng, xa vời... mà nó chính là đời sống lành mạnh, trong sáng, hiền hòa, giản dị ở đây và bây giờ. Chân lý, sự thật bao giờ cũng là cái thiết thực hiện tại. Một đời sống chỉ cần có tu tập, có chánh niệm, tỉnh giác thì tâm hòa có thể tựu thành ngay lập tức để đem lại hạnh phúc, an vui cho mình, cho tập thể, cho cộng đồng xã hội vậy.
4. Lợi hòa (lābhadhammikā)
Cộng đồng Tăng lữ của đức Thế Tôn sở dĩ sống thanh tịnh, hòa hợp với nhau như nước với sữa là do thân, khẩu, ý hòa, đồng thời có sự đóng góp của lợi hòa nữa.
Đối với vật chất thuộc tứ sự, tức vật thực, y áo, thuốc men, chỗ ngủ nghỉ nhận được đúng pháp, hợp pháp; các vị tỳ-khưu san sẻ đồng đều đến các vị đồng phạm hạnh để tạo nên đời sống tương ái, tương kính; và nhất là xóa bỏ sự bất bình đẳng về lợi dưỡng.
Như chúng ta đã biết, giáo hội của đức Tôn Sư thời ấy gồm đủ mọi thành phần, giai cấp trong xã hội. Các vị tỳ-khưu xuất thân vua chúa, quý tộc, tướng lãnh, trí thức đã sống hòa hợp với những tỳ-khưu xuất thân thợ thuyền, tướng cướp, cùng đinh, nô lệ. Họ tình nguyện sống đời vô sản bần hàn trong giáo hội độc thân văn minh, công bằng, dân chủ, giải thoát, tự do... cao thượng nhất trong lịch sử loài người.
Vì lý tưởng giác ngộ là tối hậu nên họ không được quyền dính mắc vào tư hữu. Nói cách khác, họ không thể sống đời nô lệ vật chất, tự trói buộc mình vào cái mà họ đã từ bỏ. Do vậy, tam y, bình bát là tài sản duy nhất cho vị tỳ-khưu lên đường. Y dư, bát thừa là phải xả. Sàng tọa chỉ để ngủ nghỉ qua đêm. Vật thực chỉ tạm thời nuôi mạng sống để hành đạo. Thuốc men chỉ để phòng bệnh và chữa bệnh. Tất cả đều nhận được một cách chánh mạng, hợp pháp và luật từ tâm tịnh tín của thập phương. Đấy là hình ảnh đẹp, mang tính thuyết phục cao nhất, là tấm gương sáng chói nhất cho những ai bước chân vào con đường ly dục, từ bỏ đời sống ích kỷ, tư hữu, lợi dưỡng đúng như hình ảnh của câu thơ mang giá trị mỹ học ngàn đời:
"- Ngàn nhà, một bát xin ăn
Sá gì cô lẻ, chiếc thân dặm ngoài
Chỉ vì sinh tử hôm mai
Nắng mưa, sương tuyết độ người hữu duyên!"
Do vậy, vấn đề san sẻ manh áo, nắm cơm, liều thuốc cho huynh đệ đồng tu không những chỉ là ý thức tự giác đơn thuần; nó còn là nghĩa cử thiêng liêng, cao đẹp, viên mãn phạm hạnh của những vị tỳ-khưu sống trong giáo hội của đức Tôn Sư. Như thế, lợi hòa ở đây không phải là bình quân lợi dưỡng một cách máy móc. Khi san sẻ tứ sự để đạt lợi hòa, người cho vừa nhận được niềm vui của hạnh thí xả vừa bảo vệ được sự trong sạch của việc thọ dụng. Nó vắng bóng chữ lợi vật chất áo cơm thế phàm, dung tục.
5. Giới hòa (Sīa sāmaññnagata)
Đóng góp cho sự hòa hợp, thanh tịnh trong đời sống Tăng chúng còn có giới hòa nữa, vì giới luật là nền tảng của Phật giáo (vinayo sāsana mūla) nên nó rất quan trọng.
Giới luật, theo Phật giáo Nam Tông là Tứ thanh tịnh giới; tuy nhiên, các tông phái Phật giáo khác, kể cả Đại thừa cũng tương tợ nhau:
- Biệt biệt giải thoát giới.
- Lục căn thu thúc giới.
- Nuôi mạng thanh tịnh giới.
- Quán tưởng vật dụng giới.
Nếu giới luật được thọ trì nghiêm túc, đúng đắn sẽ đưa đến một đời sống giải thoát, không bị chấp trước, được người trí tán thán. Một đời sống có “kỷ luật cảm xúc và kỷ luật tinh thần” chính là một đời sống quân bình tuyệt hảo, đem đến sự hài hòa giữa nội tâm và ngoại cảnh, đem đến hạnh phúc và an vui cho mình và cho người. Có giới, ta sẽ biết tri túc về ăn ở, biết tôn trọng và thương yêu huynh đệ đồng tu, thương yêu mọi loài, không dám xâm phạm cả những sinh vật li ti, bé mọn, cả một cọng cỏ, mầm xanh vô tri giác.
Trong một tu viện, tự viện, thiền viện, sa-di có giới của sa di, tỳ-khưu có giới của tỳ-khưu; giới tử, cư sĩ thọ 5 giới hay 8 giới, ai cũng có bổn phận về chính giới hạnh của mình, ai cũng hướng đến sự an lạc, thanh tịnh và giải thoát. Ở đây không có sự dòm ngó, chỉ trích, phê phán nhau. Người nào phận sự nấy. Người ít giới tôn trọng người nhiều giới. Người nhiều giới quan tâm nhắc nhở người ít giới. Tất cả đấy sẽ tạo nên một không khí hài hòa, ấm cúng, đạo vị; nó tạo nên sự tương ái, tương kính, đưa đến nhất trí, hòa hợp, không có xung nghịch và tranh cãi nhau.
6. Kiến hòa (diṭṭhi sāmaññnagata)
Đức Phật dạy: "Này các thầy tỳ-khưu! Trong 6 pháp cần phải ghi nhớ này, có một pháp tối thương, thâu nhiếp tất cả, làm giềng mối cho tất cả, chính là tri kiến này, thuộc bậc Thánh, có khả năng hướng thượng, khiến người thực hành chơn chánh diệt tận khổ đau. Này các tỳ-khưu! Ví như một căn nhà có mái nhọn như ngọn tháp, có một bộ phận tối thượng, thâu nhiếp tất cả, làm giềng mối cho tất cả, chính là mái nhọn".
Tri kiến hay kiến hòa là pháp cuối cùng của Lục hòa, là thấy biết bản chất như thực của các pháp; một sự thấy biết chơn chánh, trọn vẹn, trực thị; không qua cảm xúc phù du cùng tri giác bọt bèo, chủ quan, phiến diện. Đây là cả một sự hội thông, cảm nghiệm trực tiếp về thực tại mà không qua sự khúc xạ của trí năng cùng những phán đoán, suy luận, diễn giảng của khói sương ý niệm.
Tri kiến là gọi tắt của chánh tri kiến. Chánh tri kiến là gọi tắt của chánh kiến, chánh văn, chánh giác, chánh tri.
Ta cũng biết rằng có hai loại chánh kiến: chánh kiến hữu lậu có sanh y và chánh kiến vô lậu, siêu thế, không có sanh y.
Thế nào là chánh kiến hữu lậu, có sanh y? "Thấy có bố thí, cúng dường, có lễ hy sinh, có quả báo các nghiệp thiện ác, có đời này, đời khác, có mẹ, có cha, có các loại hóa sanh; ở đời có bậc sa môn, bà-la-môn; như vậy là chánh kiến hữu lậu. Ngược lại là tà kiến." (Trung bộ kinh III).
Thế nào là chánh kiến vô lậu, siêu thế, không có sanh y? "Phàm cái gì thuộc tuệ căn, tuệ học, trạch pháp giác chi, chánh kiến, đạo chi của một vị thành thục Thánh đạo A-la-hán có vô lậu tâm; chánh kiến như vậy là chánh kiến vô lậu, siêu thế" (Trung bộ kinh III).
Như vậy, khi một vị tỳ-khưu sống trong giáo hội của đức Tôn Sư, có tinh cần tu tập, thành tựu được tri kiến chơn chánh nào, phải biết san sẻ, minh giải cho các vị đồng tu để họ có được những tri kiến chơn chánh như mình vậy. Đấy gọi là kiến hòa. Một hội chúng tu học, không thể nào đưa đến hòa hợp được khi những kiến giải về giáo pháp bất đồng với nhau, sai lệch nhau cả từ nguyên lẫn ngữ nghĩa. Khi mà những thấy, biết về giáo pháp rơi vào các quan niệm, quan điểm cá nhân, rơi vào các chứng lý cục bộ, phiến diện thì hội chúng ấy sẽ dẫn đến tranh luận, tranh chấp bất hòa, phân ly rồi tan rã.
Cho nên, kiến hòa là cốt lõi, là tinh tủy, là mái nhọn của căn nhà thâu nhiếp những phần còn lại. Nói rõ hơn, chánh tri kiến, thuộc tuệ phần trong Bát Chánh Đạo, nên nó là người dẫn đường minh triết cho 5 phần còn lại đi theo sau.
Kết luận,
Từ Lục hòa có nguồn gốc kinh điển như chúng ta vừa biết ở trên, ngày nay, khi học Phật, người ta đã cô đọng lại sáu nguyên tắc sống ấy là như sau:
1- Thân hòa đồng trú (thân hòa cùng ở).
2- Lợi hòa đồng quân (lợi hòa cùng chia).
3- Khẩu hòa vô tranh (khẩu hòa không tranh).
4- Ý hòa đồng duyệt (ý hòa cùng vui).
5- Kiến hòa đồng giải (kiến hòa cùng rõ (thông).
6- Giới hòa đồng tu (giới hòa cùng tu).
Tinh thần Lục hòa ấy:
- Nếu biết áp dụng trong đời sống gia đình thì gia đình ấy được ấm êm, hạnh phúc.
- Nếu biết áp dụng trong đời sống tập thể, tổ chức nào thì tập thể, tổ chức ấy sẽ được lớn mạnh, hưng vượng, đoàn kết.
- Nếu biết áp dụng cho mỗi quốc gia, thì quốc gia, dân tộc ấy sẽ được giàu mạnh, văn minh, tiến bộ.
- Nếu biết áp dụng cho thế giới năm châu thì thế gian này sẽ trở thành thời đại của Chuyển Luân Thánh Vương.
- Nếu áp dụng vào các tu viện, tự viện, thiền viện, Phật học viện, giáo hội Tăng-già thì Phật giáo sẽ còn tồn tại và hưng thịnh dài lâu.
Bèn có thơ rằng:
"- Biển đông, sông suối họp về
Đồng tu, đồng học đề huề hai vai
Phật xưa chân lý sẵn rồi
Ngày nay tứ chúng cùng vui lục hòa".

Minh Đức Triều Tâm Ảnh

Qua những sự kiện trên và so sánh nội dung hai bài giảng, chúng ta nhận ra tính cách của người Việt, chí ít cũng là người Nam Hà trong giai đoạn lịch sử đặc biệt này, đã thể hiện tinh thần dung thông và lục hòa của Đạo Bụt một cách nhuần nhị như thế nào? Suốt hai trăm năm chỉ có tám chỉ dụ cấm đạo Ky Tô :
- Chúa Sãi (Nguyễn Phước Nguyên, 1615) Sắc chỉ năm 1625.
- Chúa Thượng (Nguyễn Phước Lan, 1635-1648) Sắc chỉ năm 1639 và 1644.
- Chúa Hiền Vương (Nguyễn Phước Tần, 1648-1687) Sắc chỉ năm 1663 và 1665.
- Chúa Ngãi Vương (Nguyễn Phước Trân, 1687-1691) Sắc chỉ năm 1691.
- Chúa Minh Vương (Nguyễn Phước Chu, 1691-1725) Sắc chỉ năm 1700.
- Chúa Võ Vương (Nguyễn Phước Khoát, 1725-1765) Sắc chỉ năm 1725.
Trong khi đó thì ở Bắc Hà các chúa Trịnh đã ban hành đến 17 sắc chỉ cấm đạo.
Nhưng đó là việc của chính quyền nhưng với các tín đồ Ky Tô giáo và đạo Bụt thì họ vẫn sống bên cạnh nhau và tôn tạo đức tin của mình mà không hề có bất cứ một xung đột nào. Những người Chăm, Khmer, người Hoa, người Chà Và (Java) vẫn gìn giữ tập tục, văn hóa, đức tin của họ và cùng với người Việt chung tay xây dựng xóm làng qua biết bao nhiêu biến thiên của lịch sử. Và người theo Ky-tô giáo vẫn thoải mái với đức tin của mình.

KINH TẾ
Những người viết sử hình như là rất ít quan tâm đến kinh tế. Rất thú vị khi Đại Nam Thực Lục tiền biên đã đưa ra những thông số cụ thể về tình hình sản xuất của Nam Hà. Những sản vật nông nghiệp mang tính nhiệt đới đặt thù như: tiêu, xoài, sầu riêng, măng cụt, vú sửa… Đường mía, lụa, the, vàng, sắt sa khoáng, khô cá rằn, khô mặn, mắm, nước mắm, đồ thủ công mỹ nghệ, gốm sứ, gạo, nếp… đặc biệt là trầm hương, kỳ nam và quế đã cuốn hút những thuyền buôn quốc tế tấp nập ghé vào các thương cảng Nước Mặn, Hội An, Sài Gòn, Mỹ Tho, Hà Tiên, Rạch Giá.
Với một đoạn mô tả sau đây chúng ta có thể hình dung ra được phần nào về tình hình sản xuất của phương Nam trong thời các chúa Nguyễn: “Không những người xứ Đàng Ngoài, xứ Campuchia và Phúc Kiến và mấy xứ lân cận đến buôn bán, mà mỗi ngày người ta còn thấy các thương gia đến từ những miền đất xa xôi như Trung Quốc, Macao, Nhật Bản, Manila và Malacca. Tất cả đều đem bạc tới xứ Đàng Trong để đem hàng hóa xứ này về. Thực ra không phải là mua hàng hóa mà là trao đổi với cùng một thứ bạc kể như hàng hóa, lúc cao lúc hạ tuỳ theo có nhiều hay có ít bạc, tuỳ theo có nhiều hay ít tơ lụa và những mặt hàng khác.” (Xứ Đàng Trong Năm 1621. Cristoforo Borri. Hồng Nhuệ-Nguyễn Khắc Xuyên và Nguyễn Nghị dịch, chú thích)
Một trở ngại lớn nhất của nền kinh tế ruộng đất. Ruộng đất sản sinh ra sản phẩm nhưng phải có sự hỗ trợ thủy nông và giao thông. Những con sông đào, những kênh rạch thoát lũ, tháo chua, rửa mặn đuợc đào hàng ngày bằng sức người. Người dân đào, quân đội cũng xắn tay áo tham gia. Cả một hệ thống kinh đào chẳng chịt khắp phuơng Nam đã thấm đẫm không biết nhiêu mồ hôi và được trả lại bằng những bông lúa vàng rượm những cây trái ngọt lành. Nếu không có một sức mạnh cộng đồng thì rất khó lòng làm nên một đất nước tràn ngập màu xanh.
QUÂN SỰ
Để bảo vệ những thành quả đã đạt được cũng đồng nghĩa với bảo vệ hoàng tộc, các chúa Nguyễn không hề lơ là tron việc tổ chức, xây dựng và phát triển binh lực. Ngoài ra, việc có một thế lực quân sự mạnh cũng là một lợi thế cần thiết trong việc bang giao với các quốc gia láng giềng. Việc các Chúa thường xuyên tham dự các cuộc duyệt binh, tập trận đã tạo cho phương Nam có một đội thủy quân hùng hậu và thiện chiến cùng với các tướng lãnh tài ba, những nhà chính trị kiệt xuất như Đào Duy Từ, Nguyễn Hữu Dật, Nguyễn Hữu Tiến, Nguyễn Hữu Cảnh, Lương văn Chánh, Nguyễn Khoa Chiêm, Trương Phúc Phấn, Tôn Thất Hiệp…, những nhà hành chánh, kỹ trị xuất sắc như Trần Phúc Thành, Mạc Thiên Tứ, Nguyễn Cư Trinh, Nguyễn Đăng Thịnh, Trần Hoài Ân, Trần Đức Hòa, Tôn Thất Khê, Nguyễn Khoa Chiêm…  và cả bản thân của các chúa cũng thế. Họ đủ tài năng, đức độ và ý chí bảo vệ lãnh thổ và lãnh hải của mình trong đó có Hoàng Sa, Trường Sa, Côn Lôn, Phú Quốc, Thổ Chu.  Người ta có thể đếm được gần cả trăm cuộc duyệt binh như thế được ghi lại trong Đại Nam Thực Lục Tiền Biên.
Xây dựng một xưởng đúc súng với sự giúp đỡ của một người Bồ Đào Nha.
Có một nhận xét rất thú vị “Phương châm của người Đàng Trong là không bao giờ tỏ ra sợ một nước nào trên thế giới. Thật là hoàn toàn trái ngược với vua Trung Hoa, ông này sợ tất cả, đóng cửa không cho người ngoại quốc vào và không cho phép buôn bán trong nước ông. Các sứ giả phải nại nhiều lý do mới được như ý sở cầu.”  (Xứ Đàng Trong Năm 1621. Cristoforo Borri. Hồng Nhuệ-Nguyễn Khắc Xuyên và Nguyễn Nghị dịch, chú thích)

Trước khi đi đến những cảm nhận đúng đắn một giai đoạn lịch sử đặc biệt này. Chúng ta hãy lần theo những bước chân của tiền nhân với những cột mốc đáng lưu ý:
- Năm 1593. Lần đầu tiên Đại Việt đặt quan hệ ngoại giao với Nhật Bản.
- Năm 1600. Sau một thời gian vào ra Bắc Hà, Chúa Nguyễn Hoàng về hẵn Thuận Hóa.
- Năm 1611. Sát nhập một phần đất Chiêm Thành lập phủ Phú Yên với huyện Đồng Xuân, Tuy Hòa.
- Năm 1613. Chúa Nguyễn Hoàng mất. Chúa Nguyễn Phúc Nguyên lên thay.
- Năm 1614. Chúa Nguyễn Phúc Nguyên thay đổi toàn bộ hệ thống hành chính của nhà Lê. Thiết lập một định chế chính quyền hoàn toàn mới, dù vẫn trên danh nghĩa phù Lê. Một phần vì muốn thoát khỏi những lệ thuộc vào triều đình Bắc Hà mà còn vì một nguyên nhân khác, quan trọng hơn là cần phải có một thiết chế chính quyền đủ năng lực để đáp ứng cho những yêu cầu Nam tiến, nhất là mặt kinh tế, xã hội. Vùng Thuận Quảng, ngay từ trước khi sát nhập vào Đại Việt vốn là một vùng đất đa sắc tộc, đa văn hóa, nay thêm Phú Yên cộng thêm sự xuất hiện của người Nhật, người phương Tây và cả các sắc dân từ Nam Á tới, cộng thêm tinh hình đất Bắc bao gồm người Việt bất mãn chế độ vua Lê chúa Trịnh và những người Trung Hoa tránh nạn Mãn Thanh cùng với nạn đói kém đưa người Việt và Trung Hoa xuôi Nam càng lúc càng đông, nếu như không dung hòa được thì sự rối loạn tất nhiên không tránh khỏi. Trong sự phức tạp ấy còn có một hai yếu tố thuận lợi, đó là nhân tài đất Bắc. Việc tiếp nhận gia đình Nguyễn Triều Văn năm 1610, Nguyễn Cửu Kiều năm 1623, Đào Duy Từ năm 1627.
- Năm 1619 gã công nữ, là cháu họ cho Araki Sotaro một thương nhân Nhật Bản, và cuộc hôn nhân này đã để lại một dấu ấn không thể phai nhòa cho nền ngoại thương non trẻ của Việt Nam.
- Năm 1620 gã công chúa Ngọc Vạn cho vua Chân Lạp  Chey Chetta II. Nhờ có cuộc hôn phối này mà tình giao hảo giữa hai nước được tốt đẹp, để chúa Nguyễn có thể dồn lực lại hòng đối phó với chúa Trịnh  Đàng Ngoài, đồng thời cũng tạo thêm cơ hội cho người Việt mở rộng lãnh thổ về phía Nam và người Việt đã chính thức đặt bước chân khai hoang đầu tiên lên đất Nam Phần.
- Năm 1621 Tôn Thất Hòa thu phục thổ mục Lục Hòa. Đặt dinh Ai Lao giữ vững biên giới phía Tây
- Năm 1623. Những người Việt đầu tiên dược chính thức đặt chân đến Sài Gòn – Chợ Lớn
- Đầu năm 1627. Thanh Đô Vương Trịnh Tráng  đem 20 vạn đại quân thủy bộ vào nam, cùng với các tướng Nguyễn Khải, Lê Khuê chia làm hai đạo tiến vào, hội binh ở cửa Nhật Lệ. Mở mà cuộc chiến lần thứ nhất. Nhưng bị phản gián phao tin Đông Đô có biến nên rút quân.
- Trần Đức Hòa giới thiệu Đào Duy Từ (1572-1634)
Năm 1630. Cắt đứt mọi liên hệ với vua Lê chúa Trịnh. Theo kế của Đào Duy Từ xây lũy Trường Dực, từ chối mang quân ra đánh nhà Mạc ở Cao Bằng và nộp thuế. Cắt đưt hoàn toàn mọi liên hệ với Bắc Hà.
- Năm 1631, tháng 8 Đào Duy Từ và Nguyễn Hữu Dật xây lũy Nhật Lệ. Cũng trong năm này Đào Duy Từ  tiến cử Nguyễn Hữu Tiến. Chiêm Thành đã đi sát đến bờ vực diệt vong, nhưng nếu như cuộc chiến nổ ra dù thất bại về phía nào thì đất nước non trẻ của chúa Nguyên sẽ bị khựng lại những bước chân Nam tiến ở Nam Hà và nguy cơ  phía Bắc sẽ đè nặng hơn. Một cuộc hôn nhân hòa bình được hình thành. Chúa gã công chúa Ngọc Khoa cho vua Chiêm Thành Po Romé. hoàn toàn yên tâm về biên giới phía Nam để rảnh tay đối phó với chúa Trịnh ở phía Bắc.
Phân chia ruộng đất, cấp phát nông cụ cho dân xiêu tán từ miền Bắc và các nơi khác đến. Bắt đầu công cuộc tự chủ ở Nam Hà.
- Năm 1633. Trịnh Tráng đem quân nam tiến lần thứ hai. Nguyễn Hữu Đật đắp lũy Trường Sa. Nguyễn Phúc Kiều đóng cọc chăn cửa Nhật Lệ. Trịnh Tráng chờ nội ứng nhưng không thấy, lòng quân mỏi mệt bị Nguyễn Hữu Dật, Nguyễn Mỹ Thắng xua quân đánh. Quân Trịnh vừa chết vừa đào ngủ chạy vế Nam quá nửa quân số. Cuộc Nam tiến của Trịnh Tráng lại thất bại.
- Năm 1634. Đào Duy Từ mất. Tháng 10
- Năm 1635. Chúa Nguyễn Phúc Nguyên mất. Chúa Nguyễn Phúc Lan lên thay.
- Năm 1636, Chúa cho dời phủ từ làng Phước Yên (Quảng Điền, Thừa Thiên) qua làng Kim Long (Hương Trà,Thừa Thiên). Phủ Kim Long rộng rãi, cảnh trí xinh đẹp, phủ Chúa và nhà quan lại còn lan ra các làng chung quanh. Kim Long đã mang lại nhiều lợi ích cho nền thương mại trong thời. Các thuyền buôn từ Hội An, Trung Hoa  ghé Thuận An đi dọc theo sông Hương lên Huế. Nhờ đó mà phẩm vật của người Âu và Trung Hoa (tơ sống thuốc Bắc, bút chì...đều được mang bán tại Huế. Khách phương xa ghé đến Kim Long không khỏi ngạc nhiên khí thấy cảnh tượng huy hoàng của phủ Chúa và các nhà quan lại. Mỗi khi ông ngự đi đâu đều có hơn hai nghìn thị vệ theo hầu, tiền hô hậu ủng, cờ xi rợp trời, oai vệ khác thường.
- Năm 1641, tàu chiến của Hà Lan liên tục cướp phá, quấy rối và hăm he tấn công Đàng Trong. Tháng 11 năm 1641, 2 con tàu của Hà Lan bị quân đội chúa Nguyễn đánh đắm gần bờ biển đảo Cù Lao Chàm do xâm phạm lãnh hải. 82 người lính Hà Lan bị chúa Nguyễn bắt giam ở Hội An và Chúa Nguyễn đã tịch thu cả hai con tàu đó.
- Năm 1646, Chúa sai tổ chức khoa thi Chính đồ và Hoa văn nhằm tuyển chọn nhân tài (đây là khoa thi đầu tiên của Đàng Trong).
- Năm 1654, trấn thủ dinh Bố Chính  Xuân Sơn vào tiếp quản dinh Thái Khang, nhằm kinh lý vùng đất mới chiếm được, tổ chức di dân bình ổn dinh Thái Khang, thu gom nguồn tài nguyên hương liệu nhằm khuếch trương cảng Hội An.
- Năm 1679, có quan nhà Minh là tổng binh trấn thủ đất Long Môn (Quảng Tây) Dương Ngạn Địch, phó tướng  Hoàng Tiến, tổng binh châu Cao, châu Lôi, và châu Liêm  (thuộc Quảng Đông) là Trần Thượng Xuyên, phó tướng  Trần An Bình, không chịu làm tôi nhà Thanh, đem 3000 quân cùng 50 chiếc thuyền xin được vào Kinh bằng hai cửa Tư Dung và Đà Nẵng (nay là cửa Hàn thuộc Quảng Nam). Dâng sớ xin được làm dân mọn xứ Việt.
Chúa Hiền thấy họ cùng quẫn mà chạy sang, lại tỏ bày lòng trung thực, vả lại xứ Đông Phố (một tên khác của đất Gia Định xưa) của nước Cao Miên, đất đai màu mỡ có đến ngàn dặm, triều đình chưa rỗi để lo liệu, chi bằng tận dụng sức lực của họ, giao cho họ khai hoang đất đai để ở. Nghĩ vậy, triều đình tổ chức khao đãi ân cần, chuẩn y cho giữ nguyên chức hàm, phong cho quan tước rồi lệnh cho tới Nông Nại (Đồng Nai) khai hóa đất đai. Mặt khác, triều đình còn hạ chỉ dụ cho Quốc vương Cao Miên (Thủy Chân Lạp) biết việc ấy để không xảy ra chuyện ngoài ý muốn[16].
Bọn tướng Long Môn họ Dương đem binh thuyền tiến vào cửa Xoài Rạp (nay gọi là Lôi Lạp (Soi Rạp)) và cửa Đại cửa Tiểu (thuộc trấn Định Tường) dừng trú tại xứ Mỹ Tho  (là trấn lỵ của Định Tường). Bọn tướng các xứ Cao, Lôi, Liêm họ Trần thì đem binh thuyền tiến vào cửa Cần Giờ rồi đồn trú tại xứ Bàn Lân thuộc Đồng Nai (là lỵ sở trấn Biên Hòa), đất Lộc Đã (tức là đất Đồng Nai thuộc Biên Hòa).
Họ lo mở mang đất đai, lập thành phố chợ, giao thông buôn bán. Tàu thuyền người Hoa, người phương Tây, người Nhật, người Chà Và (người gốc Java), tụ tập tấp nập, phong hóa Trung Quốc dần dần lan ra thấm đượm cả vùng Đông Phố[16].
- Năm 1702, ở biển phía Nam có giặc biển người Anh đến cướp phá, chiếm cứ đảo Côn Lôn. Đồ đảng hơn 200 người và 8 chiến thuyền, xây dựng sào huyệt kiên cố. Chúa sai Chương dinh Trấn Biên Trương Phúc Phấn tìm cách trừ khử bọn cướp. Sau nhờ mộ được 15 người Chà Và (người Mã Lai) làm kế nội ứng, đốt tan được sào huyệt của giặc, tịch thu của cải đem về.
- Tháng 8 năm 1708, Mạc Cửu người Lôi Châu, tỉnh Quảng Đông, trước đó đến khai thác vùng đất Hà Tiên, dâng thư lên triều đình xin đem đất Hà Tiên quy thuộc miền Nam. Chúa nhận lời và phong cho Mạc Cửu làm làm Thống binh trấn giữ đất Hà Tiên.
- Năm1697. Đặt phủ Bình Thuận  gồm các đất  Phan Rang, Phan Rí trở về Tây.
Đặt phủ Gia Định.
Chia đất Đông Phố, lấy xứ Đồng Nai làm huyện Phúc Long, dựng dinh Trấn Biên (Biên Hòa).
Lấy xứ Sài Gòn làm huyện Tân Bình, dựng dinh Phiên Trấn, lập xã Minh Hương.
Năm 1757, Nặc Ong Nguyên mất, người chú họ là Nặc Ong Nhuận thay quyền coi việc nước
Chúa Vũ theo lời quần thần, xuống chiếu rằng phải hiến thêm đất đai hai phủ Trà Vinh và Ba Thắc[6] mới chuẩn cho lập ngôi.
Gặp lúc ấy rể của Nặc Ong Nhuận là Nặc Hinh cướp ngôi, giết Nặc Ong Nhuận, con của Nhuận là Nặc Ong Ton chạy qua Hà Tiên nhờ Mạc Thiên Tứ che chở và cầu cứu với chúa Nguyễn.
Nhận lời, Chúa Vũ sai thống suất Trương Phúc Du tiến đánh, Nặc Hinh chạy đến Tầm Phong Xoài rồi bị phiên liêu là Ốc nha Uông giết chết.
Lúc ấy Mạc Thiên Tứ vì Nặc Ong Ton mà dâng tấu, vua sắc phong cho Nặc Ong Ton làm Quốc vương Cao Miên rồi sai Mạc Thiên Tứ cùng binh tướng 5 dinh đưa Nặc Ong Ton về nước nhưng buộc phải hiến thêm đất Tầm Phong Long (vùng đất nằm giữa sông Tiền  sông Hậu tương ứng với Châu Đốc, Sa Đéc bây giờ).
Đến đây (1757), kể như vùng đất Nam Bộ ngày nay đã thuộc về Đại Việt.



Trong khoảng thời gian từ năm 1558 là năm Chúa Nguyễn Hoàng vào Thuận Hóa đến năm 1765 là năm chúa Nguyễn Phúc Khoát mất. Cuộc hành trình hai thế kỷ ấy đã mở rộng lãnh thổ lên gấp đôi mà hầu hết những diễn biến đều mang tính tích cực, trong khi tình hình chính trị của khu vực Đông Á cực kỳ phức tạp:
- Năm 1645 triều đại nhà Minh bị Mãn Thanh tiêu diệt. Đất nước Trung Hoa phải tròng đầu vào vòng nô lệ. Một khối lượng lớn quan binh và dân chúng khu vực Hoa Nam  tuôn ra biển tràn về Nam Hà
- Sự xuất hiện của người phương Tây và theo sau là Ky Tô giáo với một nền KHKT vượt trội về hàng hải, kinh tế và vũ khí.
- Vương quốc Champa trên đường diệt vong
- Đế quốc Khmer đang suy tàn.
- Áp lực khủng khiếp từ chính quyền chúa Trịnh ở Bắc Hà, cộng với việc quan binh, dân chúng tìm về với các chúa Nguyễn bằng hai bàn tay trắng và cả những tù hàng binh.
Với những biến chuyển như thế trong suốt quá trình Nam Tiến, vừa cày cuốc khai hoang mở đất, các chúa Nguyễn phải đối diện rất nhiều thử thách. Vấn đề lớn nhất và cũng là vấn đề mang tính quyết định, đó là đa dân tộc đồng nghĩa với đa văn hóa.
Trong suốt thời gian 200 nămkhẩn hoang mở nước. Các chúa Nguyễn vừa căng sức ra bảo vệ chủ quyền đất nước trước các thế lực của phương Tây và Thái Lan vừa phải lo đối phó với chúa Trịnh ở Bắc Hà:

Trong 7 cuộc chiến này có hai lần làm cho chúng ta phải lưu ý; đó là:
Cuộc chiến thứ ba 1643 : Đây là một cuộc chiến duy nhất có yếu tố nước goài vớl sự tham dự của Công Ty Đông Ấn, hay đúng hơn là của Hải quân Hà Lan theo yêu cầu của Trịnh Tráng. Công Ty Đông Ấn Hà Lan (V.O.C). Đây là một Công Ty thương mại, thành lập năm 1602 khi quốc hội Hà Lan trao 21 năm nắm độc quyền thực thi những hoạt động thực dân tại châu Á. Đây là công ty đa quốc gia đầu tiên trên thế giớivà là công ty đầu tiên sử dụng cổ phiếu. Đây là 1 công ty đầy quyền lực, sở hữu gần như toàn bộ quyền lực của chính phủ, bao gồm có khả năng phát động chiến tranh, bỏ tù và hành hình các tù nhân, thay mặt trong các đàm phán hiệp ước, đúc tiền và thành lập thuộc địa. VOC đã lập thương điếm ở Kẻ Chợ (Bắc Hà) và Hội An (Nam Hà) nhưng đã đóng cửa thương điém ở Hội An năm 1641 vì những va chạm với thủy quân Nam Hà.
Sau nhiều lần tấn công Nam Hà và bị thua thảm. Trịnh Tráng đã gời thư cho toàn quyền Hà Lan Anthony van Diemen ở Jakarta (ghi trên) yêu cầu giúp đỡ với những đề nghị mang tính bán nước.
Ngày 14 tháng 5 năm 1641, Toàn quyền Đông Ấn Hà Lan chuyển cho Trịnh Tráng biết rằng họ đã sẵn sàng cử tàu tới phối hợp cùng quân Trịnh xâm chiếm Đàng Trong. Tháng 11 cùng năm, hai tàu Hà Lan là chiếc Gulden Buis  Maria de Medici bị đắm ở vùng biển Đàng Trong, sát Cù lao Chàm. 82 người Hà Lan sống sót đều bị bắt giam ở Hội An và chính quyền tịch thu cả 2 chiếc tàu. Đầu năm 1642, một sứ thần của Đàng Ngoài đã sang Batavia yêu cầu Công ty bắt giữ thật nhiều người Đàng Trong ở Touran (Đà Nẵng), phía Hà Lan đã bắt được tổng cộng 120 người và ngỏ ý muốn trao đổi với những người Hà Lan đang bị chúa Nguyễn Phúc Lan giam giữ. Tuy nhiên, trong khi phía Hà Lan đã thả hết người thì phía Đàng Trong từ chối trả người nếu Công ty Đông Ấn không chịu giao luôn viên đại diện của họ Trịnh. Phía Hà Lan từ chối vì không muốn bỏ rơi sứ thần Đàng Ngoài. Đàm phán thất bại và phía Hà Lan giữ luôn 2 người được chính quyền Nguyễn ở Phú Xuân cử đi (1 ông quan và 1 thông dịch viên tên là Francisco). Sau đó, đại diện Hà Lan là Jacob Van Liesvelt nhổ neo về Batavia.
Tháng 5 năm 1642, Công ty Đông Ấn Hà Lan cử 5 tàu cùng 125 thủy thủ và 70 binh lính do Jan Van Linga chỉ huy đi lùng bắt dân chúng Đàng Trong ở ven biển và dọa sẽ giết hết một nửa và đem những người còn lại về Tongking  (Tonkin/Đàng Ngoài) nếu đề nghị của họ bị bác bỏ trong 48 tiếng. Sau đó, tất cả bọn họ tiến lên phía Bắc, nơi biên giới với Đàng Ngoài và chờ quân Trịnh tới phối hợp (nhưng rất ít người tin quân Trịnh sẽ xuất hiện).
Ngày 3 tháng 5 năm 1642, người Hà Lan cập vịnh Quy Nhơn, đốt nhà và kho thóc rồi bắt 38 người. Jan Van Linga quyết định dùng vũ lực để giải quyết dứt khoát chuyện Đàng Trong bắt giữ và giam cầm những người Hà Lan lúc trước. Dù vậy, họ chỉ bắt được thêm 11 người trong 10 ngày sau đó. Jacob Van Liesvelt đề nghị tiến tới Cù lao Chàm để bắt thêm người nhưng sau vụ Quy Nhơn, cư dân tại đây đã báo cho quan trên và trinh sát của chúa Nguyễn Phúc Lan đã phát hiện được đoàn thuyền Hà Lan nên khi vừa tới nơi, mới bước lên bờ thì Jacob Van Liesvelt cùng 150 binh sĩ dưới quyền đã bị tấn công và hạ sát. Ngày 16 tháng 7 tại Touran (Đà Nẵng), phía Hà Lan giết 20 con tin và sau đó đi tới Đàng Ngoài. Tại Đàng Ngoài, Chúa Trịnh đã tuyên bố ông có cử quân đi đánh Đàng Trong nhưng phải rút lui do người Hà Lan không tới. Mặc dù vậy thì Đại Việt sử ký toàn thư không có ghi chép nào cho thấy có chuyển quân ở Đàng Ngoài và Đại Nam thực lục tiền biên cũng không ghi lại hoạt động quân sự gì ở Đàng Trong cùng thời điểm.
Có một điều mà người Hà Lan không biết là chúa Nguyễn Phúc Lan đã xem xét nghiêm túc sự đe dọa của người Hà Lan và ông đã thả 50 người từ tháng 3 năm 1642 nhưng mãi tới năm 1643 Công ty Đông Ấn Hà Lan mới biết chuyện này. Những người này khi trở về nhà đã bị tàu của Bồ Đào Nha (hoặc Tây Ban Nha) và một số người Hoa tấn công khiến nhiều người Hà Lan bị giết; 18 người sống sót bị vua Champa bắt làm nô lệ khi bơi vào bờ. Chỉ có 1 người may mắn sống sót và về nhà an toàn là Juriaan de Rode; Juriaan được bán cho vua Chân Lạp và vị vua này đã cho Juriaan trở về Batavia. Juriaan đã tới nơi an toàn ngày 5 tháng 1 năm 1643.
Trận chiến cửa Eo
Tháng 1 năm 1643, Công ty Đông Ấn Hà Lan đưa một hạm đội 5 chiến hạm do Johanes Lamotius chỉ huy tới liên kết với Trịnh Tráng đi đánh Đàng Trong nhưng khi tới nơi thì họ biết rằng quân đội chúa Trịnh chưa chuẩn bị gì. Tháng 7 năm 1643, một hạm đội khác lại tới do Pieter Baek dẫn đầu. Ông nhận được lệnh bắt dân Đàng Trong càng nhiều càng tốt. Dù vậy, khi còn cách phía Nam sông Gianh 5 dặm thì họ bị 50 chiến thuyền của quân đội chúa Nguyễn tấn công. Theo Đại Nam thực lục tiền biên thì sự kiện này lại xảy ra ở gần cảng Eo (tức Thuận An, Phú Vang, Thừa Thiên - Huế ngày nay).
Theo nhà nghiên cứu Lê Thành Khôi thì trong trận này tàu Wijdenes bị triệt tiêu, Baek bị giết, 2 tàu khác phải mở đường mà tháo chạy. Theo Đại Nam thực lục tiền biên thì quân đội chúa Nguyễn được chuẩn bị sẵn vì một nhóm trinh sát gọi là hải tuần đã mật báo từ trước.
Sau trận chiến này, phía Hà Lan kết luận rằng "Chúa của Tongking đã ngán ngẩm chiến tranh (với Cochinchina) rồi".
Sau cuộc xung đột với Đàng Trong, uy tín của Công ty Đông Ấn Hà Lan tại Viễn Đông có phần suy giảm. Sau khi nghe người Trung Hoa và dân địa phương buôn bán ở Nhật kể lại cuộc chiến, người Nhật bắt đầu cảm thấy coi thường Công ty Đông Ấn Hà Lan và uy tín của Hà Lan ở đây bị mất mát lớn. Cuộc xung đột với Hà Lan trong những năm 1640 cũng đã phản ánh một bước ngoặc trong sức mạnh quân sự của Đàng Trong. Phía Hà Lan tin rằng họ Nguyễn chỉ kém hơn một chút so với Đàng Ngoài.
Công ty Đông Ấn Hà Lan, với một lực lượng hải thuyền khá mạnh, trang bị vũ khí tối tân (vào thời bấy giờ), đã chinh phục được Batavia, vùng quần đảo Indonesia nhưng không thể chiến thắng được Đàng Trong chứng tỏ quân đội chúa Nguyễn khá mạnh, giúp Chúa Nguyễn thắng thế trong cuộc chiến với họ Trịnh vào thế kỷ 18.
Sau trận này, Công ty Đông Ấn Hà Lan không còn gởi tàu bè đến Đàng Trong. Đến năm 1648, khi chúa Nguyễn Phúc Tần, thay cha cầm quyền (cầm quyền ở Đàng Trong 1648-1687), muốn thương lượng với người Hà Lan thì Công ty Đông Ấn Hòa Lan mới gởi đại diện đến Đàng Trong. Ngày 9 tháng 12 năm 1651 hai bên đi đến thỏa thuận bỏ qua những tranh chấp cũ, nhưng người Hà Lan cho rằng công việc buôn bán của họ vẫn tiếp tục bị trở ngại nên rút lui và đóng cửa thương cuộc ở Đàng Trong năm 1654.

Qua sự kiện này, cho chúng ta thấy rõ những mục đích thật sự của Chúa Trịnh là muốn thâu tóm quyền lực mà không hề nghĩ đề nghị sau đây:
Sau khi chiến thắng, Bản quốc sẽ tặng cho binh lính quý quốc 2 đến 3 vạn lạng bạc. Còn về phần quý Quốc Vương, bản Quốc sẽ trao cho quý Quốc vương xứ Quảng Nam để trị vì. Quý Quốc vương có thể chọn binh lính để xây dựng và bảo vệ nó. Bản quốc sẽ ra lệnh cho dân tại đó nộp cống cho quý Quốc vương. Quý Quốc vương sẽ lựa chọn những sản vật của vùng và cho Bản quốc 1 phần để 2 bên cùng có lợi. Trời sẽ trừng phạt Bản quốc nếu những đều trên là không thật." … là một hành vi bán nước.
Qua những sự kiện các thế lực phju7o7ng Tây cấu kết với Chúa Trịnh, các Chúa Nguyễn Đàng Trong đã khẳng định là muốn bảo vệ được những thành quả đạt được, ngoài việc chống lại Đàng Ngoài thì cần phải bảo vệ được biển Dông, và đã nhanh chóng xây dựng, phát tyrie63n lực lượng thủy quân song song theo đó là nhanh chóng xác lập chủ quyền ở các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, Côn Sơn, các đảo dọc theo bờ biển Đàng Trong và Vịnh Thái Lan.
Đại chiến lần thứ năm 1655 – 1660:
Cuộc chiến lần thứ năm là cuộc chiến dài nhất, lớn nhất trong cuộc xung đột Trịnh - Nguyễn và là lần duy nhất quân Nguyễn chủ động đánh ra bắc.
Quân nam chiếm 7 huyện Nghệ An
Tháng 4 năm 1655, chúa Nguyễn sai Nguyễn Hữu Tiến, Nguyễn Hữu Dật mang quân vượt sông Gianh đánh Bắc Bố Chính. Tướng Trịnh là Phạm Tất Toàn đầu hàng. Nguyễn Hữu Tiến và Nguyễn Hữu Dật thừa thắng tiến lên đánh Hoành Sơn, Lê Hữu Đức thua chạy. Quân Nam Hà đánh luôn Hà Trung, Lê Văn Hiểu thua chạy nốt, cùng Đức lui về giữ An Trường (Nghệ An).
Trịnh Tráng thấy các tướng thua luôn, sai Trịnh Thượng làm thống lĩnh mang quân vào nam, triệu các tướng cũ về. Lê Văn Hiểu bị thương, nửa đường chết, còn Đức bị giáng chức.
Trịnh Thượng lãnh binh, tiến quân bộ vào huyện Kỳ Hoa, chia quân thủy tiến đến cửa Kỳ La. Hữu Tiến rút về nam sông Gianh. Trịnh Thượng thấy địch vô cớ rút, biết có mưu nhử nên không đuổi, đóng lại Lạc Xuyên, chia quân ra giữ Hà Trung. Hữu Tiến, Hữu Dật thấy địch không đuổi, liền chia quân thủy bộ đánh ra. Quân Trịnh hai cánh đều thua, quân thủy bỏ Kỳ La về Châu Nhai, quân bộ bỏ Lạc Xuyên về giữ An Trường. Thế là 7 huyện Nghệ An ở phía nam sông Lam là Kỳ Hoa, Thạch Hà, Thiên Lộc, Nghi Xuân, La Sơn,Hương Sơn, Thanh Chương về tay chúa Nguyễn.
Trịnh Toàn cầm quân
Trịnh Tráng giáng chức Trịnh Thượng rồi cử con là Trịnh Tạc vào làm Thống lĩnh. Hữu Tiến thấy viện binh Trịnh bèn lui về giữ Hà Trung. Gặp lúc họ Mạc phía bắc quấy rối, Trịnh Tạc phải rút về bắc, để Đào Quang Nhiêu ở lại đóng ở An Trường, Vũ Văn Thiêm lãnh thủy quân đóng ở Khu Độc; Thân Văn Quang và Mẫn Văn Liên đóng ở Tiếp Vũ.
Năm 1656, Hữu Tiến đánh Tiếp Vũ, Quang và Liên bỏ chạy. Hữu Dật phá tan thủy quân của Văn Thiêm, Thiêm cũng chạy. Quân Nguyễn đánh Đào Quang Nhiêu,  Nhiêu bại trận chạy về giữ An Trường.
Trịnh Tráng bèn cử con út là Trịnh Toàn vào cứu viện. Toàn đốc quân tiến đến Thạch Hà, sai Nhiêu và Dương Hồ tiến lên đóng ở Đại Nại và Hương Bộc, Văn Thiêm tiến lên cửa Châu Nhai (cửa khẩu sông Lam). Hữu Dật sai Nguyễn Cửu Kiều một lần nữa đánh tan Văn Thiêm, Thiêm lại bỏ chạy. Dật sang bờ sông Lam hợp binh với Kiều kéo đến Đại Nại. Quân bộ của Hữu Tiến đánh Nhiêu ở Hương Bộc, Trịnh Toàn mang quân đến cứu, đánh bại quân Nguyễn. Sau đó Toàn lại sang đánh quân Nguyễn ở Đại Nại, giết chết Cửu Kiều, quân Nguyễn thua to, chạy về Hà Trung. Toàn và Nhiêu cùng đuổi đến Tam Lộng lại bị Tiến và Dật đánh bại, phải rút về An Trường.
Các nhà nghiên cứu thống nhất với Việt Nam sử lược rằng hai bên có thắng có thua: sau trận thắng đầu quân Trịnh bị thua, nếu không đang đà thắng lợi phải tiến lên chứ không thể lui về giữ An Trường.
Trịnh Tráng bệnh nặng, thế tử Trịnh Tạc cầm quyền điều hành. Thấy Trịnh Toàn rất có uy tín với quân sĩ, Trịnh Tạc lo lắng. Tạc sai con là Căn mang quân vào Nghệ An, tiếng là tăng viện nhưng để kìm chế Trịnh Toàn. Tháng 4 năm 1657, Trịnh Tráng chết, Tây Định vương Trịnh Tạc lên thay. Biết anh em chúa Trịnh bất hòa, chúa Nguyễn sai người đến dụ nhưng Toàn cự tuyệt. Chúa Trịnh cử Trịnh Căn thay Toàn làm Thống lĩnh, triệu Toàn về kinh. Thủ hạ của Toàn một số người sang với Trịnh Căn, một số hàng Nguyễn. Toàn về kinh, chúa Trịnh lấy cớ trách Toàn không chịu tang cha rồi giam vào ngục và giết đi.
Trịnh Căn lãnh binh. Tháng 6 năm 1657, Trịnh Căn chia quân sai Hoàng Thể Giao, Lê Thì Hiến và Trịnh Thế Công vượt sông Lam đánh tướng Nguyễn là Tống Hữu Đại ở huyện Thanh Chương. Do có người tiết lộ, Hữu Tiến biết trước phòng bị nên quân Trịnh bị thua rút về bờ bắc sông Lam.
Hai bên tạm hưu chiến cầm cự ở sông Lam, chỉ giao tranh những trận nhỏ. Tháng 6 năm 1658, tù trưởng Lang Công Chấn ở Quỳnh Lưu theo Nguyễn, mang quân đánh Trịnh, bị quân Trịnh đánh bại bắt được giải về Thăng Long. Tháng 7, quân Nguyễn vượt sông Lam thắng được Nguyễn Hữu Tá ở huyện Hưng Nguyên nhưng bị Lê Thì Hiến đánh bại phải rút về. Tháng 12, quân Trịnh đánh huyện Hương Sơn, thắng quân Nguyễn. Tháng 8 năm 1660, quân Trịnh lại đánh Nghi Xuân bị bại trận.

Chiến tranh hậu phương
Trong khi ngoài mặt trận diễn ra các trận đánh lẻ tẻ thì phía trong mỗi bên đều lo củng cố hậu phương. Hữu Dật nhân lúc ngưng chiến tung gián điệp ra bắc dụ Phạm Hữu Lễ trấn thủ Sơn Tây, Văn Dũ trấn thủ Hải Dương làm phản Trịnh, lại hẹn họ Vũ ở Tuyên Quang và họ Mạc ở Cao Bằng cùng nổi dậy. Tuy nhiên do lực lượng các cánh này đều yếu, nhất là hai cánh Vũ, Mạc đều có ý đồ riêng. Tất cả có ý chờ quân Nguyễn vượt sông Lam, bắc tiến thật gấp mới ra mặt. Trong khi đó, quân Nguyễn cũng không hùng hậu, đi đánh xa lâu ngày đã mệt, cũng có ý chờ miền bắc có biến mới dám đánh lớn. Hai bên dùng dằng chờ nhau. Chúa Trịnh biết Hữu Lễ thông đồng với Nguyễn bèn dụ và giết chết. Ngoài biên cương, Trịnh Căn cũng cầm quân rất nghiêm, xử tử tướng Hoàng Nghĩa Chấn vì đố kỵ không tiếp ứng cho Đào Quang Nhiêu, sau đó lại giết Nguyễn Đức Dương vì bán trộm lương cho quân Nguyễn. Bên kia, Hữu Dật cũng giết hàng tướng Phạm Tất Toàn vì có ý về Bắc.
Các tướng Nguyễn nảy sinh mâu thuẫn. Hữu Tiến và thuộc tướng ghét Hữu Dật vì Dật được chúa Nguyễn tin yêu hơn. Trịnh Căn nhân đó sai người mang vàng đến dụ nhưng Dật không nghe, báo hết cho chúa Nguyễn biết.
Trịnh Căn thu hồi đất cũ
-Tháng 9 năm 1660, Trịnh Căn chia quân, sai Hoàng Nghĩa Giao và Lê Thì Hiến đang đêm vượt sông Lam đánh Lận Sơn. Cánh quân của Giao đến Lận Sơn bị Nguyễn Hữu Dật vây ngặt, mấy thuộc tướng tử trận. Trịnh Căn thấy vậy mang quân bộ đến cứu Giao, lại điều quân thủy tiến lên áp sát quân Nguyễn mà bắn, đánh tan Dật, Dật thua chạy về Khu Độc. Cánh quân của Thì Hiến và Mẫn Văn Liên đụng độ Nguyễn Hữu Tiến ở Tả Ao, tuy Liên bị tử trận nhưng quân Trịnh phá được lũy, đánh bại được Hữu Tiến. Tiến phải rút về Nghi Xuân.
-Nguyễn Phúc Tần mang quân tiếp ứng, đóng ở Quảng Bình. Hữu Dật muốn khoe công với chúa bèn lẻn về ra mắt Tần, thuật chuyện các chiến công vừa lập ngoài mặt trận. Tần ban cho Dật thanh bảo kiếm và sai quay lại đánh tiếp. Tiến nghe tin đó càng ghét Dật. Nhân lúc quân mới hàng ở Nghệ An bỏ trốn nhiều, tướng sĩ Nguyễn đều ngã lòng, Tiến bàn rút lui, chỉ có Dật không nghe.
-Chúa Trịnh tăng viện cho Trịnh Căn. Tháng 11 năm  1660, biết bên Nguyễn các tướng bất hòa, quân lại bỏ trốn, Trịnh Căn sai Lê Thì Hiến và Lê Sĩ Triệt đánh huyện Nghi Xuân, Hoàng Nghĩa Giao và Nguyễn Năng Thiệu đánh huyện Thiên Lộc, phá tan quân Nguyễn. Quân Trịnh lấy lại 7 huyện ở Nghệ An mất từ năm 1655.
-Hữu Tiến thua trận buộc phải rút quân, nhưng vì ghét Dật nên giả cách hạ lệnh đánh An Trường và bí mật rút về Nam Bố Chính mà không báo cho Dật biết. Quân Trịnh đang đà thắng, sang sông đánh Khu Độc. Dật biết tin Tiến rút rồi, bèn làm nghi binh khiến quân Trịnh không dám đuổi gắt. Về đến Hoành Sơn, Dật gặp Tiến, vừa lúc Trịnh Căn thúc quân đuổi tới, hai bên giao tranh ác liệt và cùng thiệt hại lớn.
-Hai bên bèn hưu chiến, Trịnh Căn lui về giữ Kỳ Hoa, Hữu Tiến giữ Nhật Lệ, Hữu Dật giữ Đông Cao. Trịnh Căn sai Đào Quang Nhiêu trấn thủ Nghệ An kiêm Bắc Bố Chính, còn mình rút về Bắc.
Trước khi xác định lại mục tiêu mà hai nhà Trịnh - Nguyễn động binh thì chúng ta cũng cần xem lại tính cách và mục đích cuối cùng mà hai họ mong muốn đạt được.
- Ngay khi giết em vợ là Nguyễn Uông, ai cũng nhận ra ý đồ của Trịnh Kiểm là quyền lực. Đó là đỉnh điểm của sự ham mê quyền lực và tiếp theo là cho  người vấn kế Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm về việc muốn thay thế vua Lê. Nguyễn Bỉnh Khiêm đã gởi lời nhắn “ Thờ Bụt thì đươc ăn oản”. Trịnh Kiểm đành phải chùn tay lại và thiết lập một thể chế “cung vua, phủ chúa” không giống ai. Và trong suốt 200 năm dưới sự giúp rập của đám nhà Nho theo đóm ăn tàn, đã tạo ra một Bắc Hà đầy nhiểu nhương loạn lạc, mọi hành vi của phủ Chúa, dù tích cực hay tiêu cực cũng đều phục vụ cho quyền lực của chúa Trịnh gây ra không biết bao nhiêu việc giết chóc phế lập trong nội bộ của giới lãnh đạo chóp bu dưới danh nghĩa “phù Lê”.
Nhưng không ngờ rằng các chúa Nguyễn và nhân dân Nam Hà thì không như vậy. Và đã giáng trả đích đáng cho bọn thực dân xâm lược Hà Lan và lột trần bộ mặt tay sai bán nước của chúa Trịnh. 30.000 tù hàng binh đã được chúa Nguyễn và nhân dân Nam Hà cưu mang, cung cấp ruộng đất, lương thực, nông cụ định cư tại các khu vực Bình Định Phú Yên, Khánh Hòa và họ an lòng đinh cư trên vùng đất mới.
- “ Hoành sơn nhất đái vạn đại dung thân”. Lời khuyên của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm như là một kim chỉ nam chỉ về phương Nam đã đi suốt cuộc hành trình vĩ đại mang theo một mục đích tối hậu “muốn được sống yên lành”. Mọi hành vi của họ Nguyễn Phúc đều phục vụ cho mục đích đó. Trong suốt 200 họ Nguyễn chưa bao giờ xưng là Chúa, cũng chưa hề nghĩ  đến ngôi Vua. Danh xưng Chúa Nguyễn là do các nhà viết sử gán cho. Lới trăn trối của ông dành cho chúa Sãi trước phút lâm chung như là một sự khẳng định: “Ta với các ông cùng nhau cam khổ đã lâu, muốn dựng lên nghiệp lớn. Nay ta để gánh nặng lại cho con ta, các ông nên cùng lòng giúp đỡ, cho thành công nghiệp”. Rồi Chúa cầm tay Hoàng tử thứ sáu dặn bảo rằng: “Làm con phải hiếu, làm tôi phải trung; anh em trước hết phải thân yêu nhau. Mày mà giữ được lời dặn đó thì ta không ân hận gì”. Lại nói: “Đất Thuận Quảng phía Bắc có núi Ngang [Hoành Sơn] và sông Gianh [Linh Giang]  hiểm trở, phía nam ở núi Hải Vân và núi Đá Bia [Thạch Bi Sơn] vững bền. Núi sẵn vàng sắt, biển có cá muối, thật là đất dụng võ của người anh hùng. Nếu biết dạy dân luyện binh để chống chọi với họ Trịnh thì đủ xây dựng cơ nghiệp muôn đời. Ví bằng thế lực không địch được, thì cố giữ vững đất đai để chờ cơ hội, chứ đừng bỏ qua lời dặn của ta”.
-                       Việc Chúa Nguyễn Phúc Nguyên gạt phắc ý kiến của Nguyễn Hữu Dật đòi xuất binh tiến ra Đông Đô nhân việc Trịnh Tùng chết (1623) và Trịnh Xuân nổi loạn là chứng minh hùng hồn nhất trong cho mục tiêu này. “Không biết có vua, Xuân không biết có cha, đạo Trời báo ứng… nhưng đánh người trong lúc có tang là bất nhân, thừa lúc người nguy là bất vũ”. Đây là một câu nói, một hành động của bậc vương giả, đại chí.
-  Việc tách rời hẵn khỏi sự khống chế của Bắc Hà cũng, theo ý kiến của Đào Duy Từ, là một quyết định sáng suốt, để toàn tâm toàn ý xây dựng một chính quyền tự chủ, độc lập theo một cái nhìn hoàn toàn mới trên mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội. Và có lẽ vì điều này mà người ta gọi giai đoạn lịch sử vvĩ đại này là Trịnh Nguyễn Phân Tranh.
-   Thực tế tranh thì có tranh, nhưng chỉ họ Trịnh tranh, vừa tranh quyền giữa anh em với nhau vừa với vua Lê. Khi Trịnh Kiểm giao Thuận Hóa cho chúa Nguyễn Hoàng là muốn đẩy chúa vào chỗ chết. Sáu lần xua quân vào Nam là 6 lần xua quân đi ăn cướp và trong ấy có một lần muốn mượn tay giặc Hà Lan là bán nước.
-  Một lần tiến quân ra Nghệ An là chúa Nguyễn muốn cảnh báo chúa Trịnh rằng “ Bọn mày hãy để yên cho tao làm ruộng”. Suốt 200 năm các chúa Nguyễn đã nhiều lần động binh nhưng chưa bao giờ là động binh để xâm lược bất cứ một ai, mà là để bảo vệ thành quả mà các Chúa cùng nhân dân chung tay xây dựng. Vẫn tôn phù nhà Lê để gìn giữ tính thống nhất. Chiêm Thành vong quốc là tự họ. Thủy Chân Lạp thực tế mà một cánh đồng đầy cỏ lác, rắn rít và chìm trong biển nước hạ nguồn sông Mékông. Những kinh rạch chằng chịt chứa đầy ắp mồ hôi và máu xuơng của người đi mở đất. Đó là tài sản chung của những con dân Lạc Việt. Tranh đoạt với ai đâu. Tại sao lại là Trịnh Nguyễn Phân Tranh mà không phải là Hành Trình về Phương Nam, một Hành Trình vĩ đại của dân tộc bằng một tinh thần Lục Hòa đầy nhân ái của đạo Bụt.
- Khi viết về vấn đề này, trong quá trình thu thập tư liệu, người viết nhận ra được một điều là không phải ai cũng nhiễm cái thói vong ân “ăn cháo đái bát”. Những bài viết phong phú trên mạng, hầu hết đều dành những lời lẽ trân trọng dành cho giai đoạn lịch sử vĩ đại này, kể cả những người nước ngoài, họ là những người vô danh hay thành danh như Phan Huy Lê, Trần Đức Vượng… đều thấu hiểu một cách rạch ròi câu châm ngôn “Uống Nước Nhớ Nguồn”. Nhưng trên sách thì rất ít ỏi như Mai Khắc Ứng rất can đảm và tỉnh táo (Đôi điều về Tồn Chất Nguyễn Công Trứ. Nxb Thuận Hóa. 2004)
Đã 40 năm rồi, một thời gian đủ để hình thành nhiều thế hê. Những thế hệ ấy đang bị buột phải lãng quên quá khứ, bị nhồi nhét những tư tưởng ngoại lai vong bản, đang khô hạn tâm hồn để tiến về một thứ tương lai hoang tưởng. Quên cha ông, đánh mất cội nguồn.
Trong môn sử của các trường học vắng bặt về giai đoạn này, nếu có là bôi bác và bẻ cong. “nhận định sai về nhà Nguyễn còn có 4 xu hướng: con cháu nhà Lê – Trịnh viết về nhà Nguyễn có những điểm sai; thực dân Pháp, Thiên chúa giáo và những người nghiên cứu nhà Tây Sơn, thích Tây Sơn đều có những đánh giá sai về nhà Nguyễn.” (Theo ông Nguyễn Đắc Xuân (Hội sử học Thừa Thiên – Huế). Nhận định của ông Xuân không sai, nhưng chỉ đúng có một nửa vì không nói gì đến vai trò của Bộ GD&ĐT (Đố dám nói). Ai điều chỉnh những sai lầm mà ông ấy nêu ra, phải chăng là Bộ GD&ĐT. Nhưng cái Bộ ấy “há miệng mắc quai’ mất rồi. Các bạn có thể xem ở đường line này “Đưa từ ngữ phản cảm vào sách sử là có lỗi với tiền nhân”
Đây chỉ là một trong hàng ngàn sai lầm chết người, thậm chí ngu xuẩn (nếu không muốn nói là tay sai cho ngoại bang) làm băng hoại tâm hồn của biết bao thế hệ sau năm 1975.

Kết luận:
Hằng ngày, chúng ta đã thấy, đã nghe, đã nhìn và gom vào người chẳng biết cơ man nào là bức xúc. Chúng ta đổ lỗi cho cái gọi là “cơ chế thị trường” là “tư bản chủ nghĩa”. Thực ra, hai cái thứ đó chẳng dính dáng gì tới nhân cách con người. Không mua bán (thị trường) không tích cóp tài sản (tư bản) thì có mà “ăn lông ở lỗ”sao? Nhưng vấn đề là chúng ta mua bán và tích cóp như thế nào? Không ai dạy dỗ cho chúng ta điều đó. Khi nói đến lễ hội là người ta nghĩ ngay đến việc tồ chức các trò chơi để kiếm tiền. Khi nói đến tâm linh thì người ta “cướp ấn đền Trần” – “cướp phết hội Lim” – Nhét tiền lẻ vào tay tượng Phật” “ nhét thật nhiều tiền vào thùng công đức” – “lấy tiền thấm máu heo trong lễ hội chém Lợn” mà không ai được dạy cho về ý nghĩa của lễ hội, về công đức và hành trạng của tiền nhân của ông Bụt.. Khi nói đến lịch sử, học và làm theo lịch sử là “lạc hậu” là “hâm” là “âm lịch”. Nói đến tương lai là nói về “thiên đường cộng sàn” là “quyền cao chức trọng” là “lưu danh thiên cổ” mà quên đi là “lưu xú vạn niên”
Khi chúng ta ăn một bún cơm gạo thơm Chợ Đào (Long An), gạo trắng tép (Kiên Giang), ăn một nắm xôi bằng nếp Bông Dừa (Cao Lãnh), chấm miếng nước mắm (Phú Quốc hay Phan Thiết)..., nếm vị cay nồng nàn của hạt tiêu (Phú Quốc), vị mặn mòi của hạt muối (Bạc Liêu), vị ngọt ngào của trái xoài Hòa Lộc, măng cụt (Vĩnh Long), sầu riêng Măng Thít (Trà Vinh), muối bưởi (Biên Hòa) Tất cả những hương vị ấy hàng ngày bày biện trên mâm cơm, trong tủ lạnh của chúng ta, và tai chúng đã lắng nghe điệu Nam Bình (Huế) sâu lắng, điệu hò trạo rộn ràng (Quảng Nam), làn điệu nói thơ (Bến Tre) hát đối đáp trên những giòng kinh, con rách hay trên những cánh đồng làm nên những cuộc tình hay những bài bản cải lương (Bạc Liêu, Mỹ Tho). Tất cả nuôi dưỡng thân xác, tâm hồn chúng ta thì tại sao chúng ta không biết cảm nhận chúng từ đâu đến và trong những hương vị ấy, âm thanh ấy có mùi mồ hôi và xương máu của những ai để nuôi dưỡng tính cách tốt đẹp của con người mình.

Xin gởi đến mọi người các đường line tìm về quá khứ:
Quán Tâm Nguyễn Hiền Nhu

- Đại Nam thực lục. TI. Nxb Giái Dục. năm 2004
- Việt Nam Sử lược. Trần Trọng Kim.
- Đại Nam Nhất Thống Chí
- Lịch sử Phật Giáo Việt Nam. Lê Mạnh Thát. Nxb. Tp.HCM. 1999.
- Phật Giáo Việt Nam Sử Luận. Nguyễn Lang. Nxb Văn Học. 1994
- Đôi điều về Tồn Chất Nguyễn Công Trứ. Mai Khắc Ứng. Nxb Thuận Hóa. 2004)
-http://www.vanhoahoc.vn/nghien-cuu/van-hoa-hoc-ung-dung/van-hoa- kinh-doanh/2571-le-huynh-hoa-chinh-sach-giao-thuong-cua-chua-nguyen-o-dang-trong-co-so-hoi-nhap-va-phat-trien-cua-dai-viet-the-ky-xvii-xviii.html.
- Bách Khoa Toàn Thư mở Wikipedia
- Xứ Đàng Trong Năm 1621 Nguyên bản của Cristoforo Borri. Hồng Nhuệ-Nguyễn Khắc Xuyên và Nguyễn Nghị dịch, chú thích.
- Xứ Đàng Trong Tg: Li Tana. dịch: Nguyễn Nghị  NxbTrẻ. 2009.
- GS Phan Huy Lê:Khách quan-Trung thực-Công bằng về chúa Nguyễn, triều Nguyễn: http://huc.edu.vn/chi-tiet/558/ .html
- CÁC THƯƠNG CẢNG VÙNG NGHỆ - TĨNH VÀ GIAO THƯƠNG KHU VỰC THẾ KỶ XI - XIV [1] NGUYỄN VĂN KIM
http://www.vanhoanghean.com.vn/dat-va-nguoi-xu-nghe6/dat-nuoc-xu-nghe/cac-thuong-cang-vung-nghe-tinh-va-giao-thuong-khu-vuc-the-ky-xi-xiv-1
- GS. Trần Quốc Vượng: NỖI ÁM ẢNH CỦA QUÁ KHỨ
http://xuandienhannom.blogspot.com/2013/03/gs-tran-quoc-vuong-noi-am-anh-cua-qua.html





Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét