Người theo dõi

Thứ Sáu, 14 tháng 10, 2016

Khái niệm biển Đông


Đền thờ Bà Triệu ở Hậu Lộc, Thanh Hóa

Khái niệm biển Đông xuất hiện ở VN từ lúc nào? Đặt ra một câu hòi như thế là không thỏa đáng. Bởi vì là một dân tộc duy nhất trên thế giới sữ dụng từ “ nước”, một hình thức vật chất ở dạng thể lỏng, để chỉ một vùng lãnh thổ mình sinh sống và có chủ quyền. từ biển Đông thực sụ đã có từ trước nữa, nhưng lịch sử và văn bản lưu ;ại thì có thể bắt đầu từ câu nói nỗi tiếng của bà Triệu thị Trinh (225-248)
“ Tôi chỉ muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá trường kình  biển Đông, lấy lại giang sơn, dựng nền độc lập, cởi ách nô lệ, chứ không chịu khom lưng làm tì thiếp cho người! “Triệu thị Trinh



“Bà Triệu sinh năm Bính Ngọ (226) tại miền núi Quân Yên (hay Quan Yên), quận Cửu Chân, nay thuộc làng Quan Yên (hay còn gọi là Yên Thôn), xã Định Tiến, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa.
Thuở nhỏ cha mẹ đều mất sớm, Bà Triệu đến ở với anh là Triệu Quốc Đạt, một hào trưởng ở Quan Yên.
Lớn lên, bà là người có sức mạnh, giỏi võ nghệ, lại có chí lớn. Đến độ 20 tuổi gặp phải người chị dâu (vợ ông Đạt) ác nghiệt , bà giết chị dâu rồi vào ở trong núi Nưa (nay thuộc các xã Tân Ninh huyện Triệu Sơn, Mậu Lâm huyện Như Thanh, Trung Thành huyện  Nông Cống, Thanh Hoá), chiêu mộ được hơn ngàn tráng sĩ.
Năm Mậu Thìn (248), thấy quan lại nhà Đông Ngô (Trung Quốc) tàn ác, dân khổ sở, Bà Triệu bèn bàn với anh việc khởi binh chống lại. Lúc đầu, anh bà không tán thành nhưng sau chịu nghe theo ý kiến của em.
Từ hai căn cứ núi vùng Nưa và Yên Định, hai anh em bà dẫn quân đánh chiếm quận lỵ Tư Phố nằm ở vị trí hữu ngạn sông Mã. Đây là căn cứ quân sự lớn của quan quân nhà Đông Ngô trên đất Cửu Chân, đứng đầu là Tiết Kính Hàn. Thừa thắng, lực lượng nghĩa quân chuyển hướng xuống hoạt động ở vùng đồng bằng con sông này.
Đang lúc ấy, Triệu Quốc Đạt lâm bệnh qua đời.[7] Các nghĩa binh thấy bà làm tướng có can đảm, bèn tôn lên làm chủ. Khi ra trận, Bà Triệu mặc áo giáp vàng, đi guốc ngà, cài trâm vàng, cưỡi voi và được tôn là Nhụy Kiều tướng quân.
Được tin cuộc khởi nghĩa lan nhanh, vua Ngô là Tôn Quyền  liền phái tướng Lục Dận (cháu của Lục Tốn), sang làm thứ sử Giao Châu, An Nam hiệu uý, đem theo 8.000 quân sang đàn áp cuộc khởi nghĩa. Đến nơi, tướng Lục Dận liền dùng của cải mua chuộc một số lãnh tụ địa phương để làm suy yếu và chia rẽ lực lượng nghĩa quân.
Những trận đánh ác liệt đã diễn ra tại căn cứ Bồ Điền. Song do chênh lệch về lực lượng và không có sự hỗ trợ của các phong trào đấu tranh khác nên căn cứ Bồ Điền bị bao vây cô lập, và chỉ đứng vững được trong hơn hai tháng.
Theo Trần Trọng Kim trong Việt Nam sử lược, bà chống đỡ với quân Đông Ngô được năm sáu tháng thì thua. Bà Triệu đã tuẫn tiết trên núi Tùng (xã Triệu Lộc, huyện Hậu Lộc, Thanh Hóa) vào năm Mậu Thìn (248), lúc mới 23 tuổi. Có giai thoại nói rằng tướng giặc lợi dụng việc phận nữ nhi đã truất bỏ y phục trên người khiến Bà Triệu từ đó xấu hổ mà dẫn đến tự tử.

Và từ câu nói đó, khái niệm “biển Đông” đã khẳng định và ăn sâu vào tâm khảm của người dân Việt trong mọi lãnh vực của cuộc sống rằng vùng biển ấy nằm ở phía Đông của đất nước thân yêu, dù thỉnh thoảng ta cũng nhận thấy có vài lần xuất hiện, một cách lạc điệu của cái tên Nam Hải, bởi mấy ông đồ nho co ro cúm rúm trước cái nền văn hóa Nho giáo.
Chúng ta có thể khẵng định điều này khi lục tung cái kho tàng ca dao, tục ngữ khổng lồ của dân tộc để nhận ra hằng trăm, hằng ngàn câu nói vể “biển Đông” mà chẳng tìm ra được một câu nào nói tới hai từ “Nam Hải”:

Đêm khuya thức dậy xem trời
Thấy sao biển Bắc đổi dời qua biển Đông
Làm sao cho hiệp vợ chồng
Cho lê hiệp nhãn, cho rồng hiệp mây.

Đấy với đây chẳng duyên thì nợ
Đây với đấy chẳng vợ thì chồng
Dây tơ hồng chưa se đã mắc
Rượu Quỳnh Tương chưa nhắp đã say
Chẳng thương chẳng nhớ sao hay đi tìm
Tìm em như thể tìm chim
Chim bay bể Bắc đi tìm bể Ðông

Mịt mù sóng bủa biển Đông
Anh vâng lệnh Chúa, lạnh lùng thân em.

Ơi người mặc áo vá vai
Bác mẹ em vá hay tài vá nên!
Cách sông hay thẳng đường liền
Để anh bỏ việc ngày đêm đi tìm.
Tìm em như thể tìm chim
Chim ăn bể Bắc đi tìm bể Đông.
Mong sao gặp hội tương phùng
Hỏi người xa cũ còn không hỡi người

Ai đi muôn dặm non sông, 
Để ai sầu chứa biển Đông vơi đầy.

Ai về vườn nhãn Bạc Liêu,
Cho tôi nhắn gởi đôi điều vấn vương,
Biển Đông trời nước thân thương,
Nhớ người đi mở đất góp công xây đời.

Ai sang đò ấy bây giờ
Qua còn ở lại, qua chờ bạn qua,
Mưa nguồn chớp biển Đông xa
Ấy ai là bạn của qua, qua chờ

Nước biển Đông đang cơn gió thổi
Chiếc thuyền em trôi nổi, khác thể cánh bèo
Ý làm sao anh không ra chống đỡ chèo
Anh hùng sao lại nằm queo trong thuyền

Anh ơi! giữ lấy việc công
Mặc cho ngọn sóng biển Đông ầm ào.

Đêm qua ngỏ cửa chờ chồng
Ðêm nay ngỏ cửa gió biển Ðông lọt vào

Ngọn dừa hứng gió biển Đông
Còn em hứng nỗi ngóng trông người về

Sóng nào cao bằng sóng biển Đông
Buồn nào bằng cảnh có chồng đi xa

Ăn cơm cũng thấy nghẹn,
Uống nước cũng thấy nghẹn,
Nghe lời em hẹn ra bãi đứng trông,
Biển Đông bát ngát nhìn không thấy người.

Đất Quảng Nam chưa mưa đà thấm (9)
Rượu hồng đào chưa nhấm đà say.
Tình non nghĩa nước bao ngày,
Biển Đông thì cũng đã đầy nhớ thương 

Anh đứng ở Nha Trang
Trông sang Xóm Bóng
Ánh trăng lờ mờ, lượn sóng lăn tăn.
Gần nhau chưa kịp nói năng,
Bây giờ sông cách, biển ngăn ngại ngùng?
Biển sâu con cá vẫy vùng
Sông sâu không dễ mượn dòng đưa thư
Anh nguyền cùng em:
Bao giờ Hòn Chữ bể tư
Biển Đông cạn nước
Anh mới từ duyên em

Bước ra rồi lại bước vào
Đất kia sinh lựu rồi lại sinh đào
Nước kia sinh cá ra vào biển Đông
Trời xanh sao vịt sao công
Có sao bánh lái nằm trong da trờ
Nhất điện thanh đặng mặt trời
Đêm năm canh, ngày sáu khắc
Nguyệt lặn dời về non
Anh hỏi em tỏ hết vuông tròn
Em đây hỏi lại chớ mấy hòn cù lao

Bao giờ cạn lạch Đồng Nai
Nát chùa Thiên Mụ mới phai lời nguyền .
Biển Đông sóng dợn cát đùa,
Sánh đôi không đặng lên chùa anh tu.

Biển Đông gió thổi bốn mùa,
Say mê lời nói thuốc bùa không hay.

Biển Đông sóng bủa, cát đùa
Dù sánh đôi không đặng, hãy lên chùa cùng tu.

Biển đông sóng dực ba đào,
Ngãi nhân khác thể sóng nhào biển đông.

Bập bùng sóng bùa biễn Dông, 
Thấy bậu chưa chồng qua để ý thương.

Buồn hư rồi lại buồn hao
Liều mình tự ải ra vào biển Đông
Sống làm chi cho vợ khổng gặp chồng
Kẻ ăn lê lựu người mong đợi chờ
Ngồi buồn trách nỗi ông Tơ
Thác theo trăng gió một giờ cho nguôi

Cầm buồm chạy thẳng hướng Nam
Làm thơ gởi lại em khoan lấy chồng
Sóng trào trắng xóa biển Đông
Làm sao quên được má hồng như em

Mịt mùng sóng bủa biển Đông 
Bao giờ em mới chịu lấy chồng hả em?

Nhưng thú vị nhất là:

Đồng vợ đồng chồng
Tát biển Đông cũng cạn

Bắp với khoai tuy rằng khác giống
Nhưng cùng sống trên cục đất giồng
Anh với em đồng vợ đồng chồng
Tát biển Ðông cũng cạn, đập núi Hồng cũng tan

Với những câu ca dao như thế, chúng ta nhận thấy biển Đông và từ “biển Đông” nó gắn bó vào cuộc sống vào tự tình dân tộc đến nhường nào. Không cần lên gân, không cần khẳng định. Yếu tố “biển Đông” là yếu tố cần và đủ cho quốc gia cho dân tộc, không thể phân lìa, không thể khác đi, trong tiếng Việt có hơn phân nữa là từ Hán Việt, nhưng người dân Việt không hề nói đến từ Đông Hải và lại càng không bao giờ nói là Nam Hải để gọi biển Đông.
15.10.2016

Quán Tâm Nguyễn Hiền Nhu

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét