Người theo dõi

Thứ Năm, 31 tháng 3, 2016

TIẾNG VIỆT

Tiếng Việt

Tiếng Việt, mình ơi, tiếng mẹ cha 
Tiếng sông, tiếng núi, tiếng quê nhà 
Tiếng đồng lúa chín thơm hương mới 
Tiếng biển ngàn xưa vọng thiết tha 

Tiếng Việt hiền như  tiếng trúc tre 
Êm êm khúc sáo giữa trưa hè 
Tự trong ký ức nào xa ngái 
Tiếng Việt, mình ơi, hãy lắng nghe… 

Thứ Tư, 30 tháng 3, 2016

ĐI THĂM CHIẾN TRƯỜNG THỜI TỐNG LÝ

ĐI THĂM CHIẾN TRƯỜNG THỜI TỐNG LÝ 
Chủ nhật 30/05/2010 12:00:00 (GMT +7)
Tác giả: Yên-tử cư-sĩ Trần-Đại-Sỹ
I - Mở đầu
Hồi còn để chỏm, tiền nhân giảng dạy sử Hoa-Việt cho tôi, mỗi khi đề cập đến những chiến công oanh liệt của năm lần phạt Tống, một lần kháng Tống thời Lý, các người thường giảng rất kỹ, rất chi tiết, cùng bình luận. Nhưng chỉ giảng kỹ bốn lần đầu thôi. Còn lần cuối, với lần kháng Tống, vĩ đại nhất, oanh liệt nhất thì lại lướt qua. Trong khi lướt qua, các người ít chịu nhắc đến huân nghiệp của ngài Thái-úy Lý Thường-Kiệt; thảng hoặc bất đắc dĩ phải đề cập đến, thì nói bằng giọng lạnh nhạt :
« Người cầm quân đánh sang Khâm, Ung, Liêm là ngài Tôn Đản, công-chúa Ngô Cẩm-Thi với viên hoạn quan Lý Thường-Kiệt»

Thứ Hai, 28 tháng 3, 2016

CHIA NHAU CHO ĐỦ MẶN MÒI

CHIA NHAU CHO ĐỦ MẶN MÒI




Anh nông dân nuốt vào lòng nước mắt
Lúa mênh mông, ba ký có mười ngàn
Bọn dọc chơi, gần bốn mươi triệu đồng lương tháng
Bị đày ngồi trong phòng máy lạnh mà run

Chị công nhân hầm lưng trong nhà xưởng
Lương mỏng tang vèo một phát là xong
Đã lắm bận cơm tăng ca nôn ói
Như anh nông dân nuốt nước mắt vào lòng

Những đứa bé tuổi đến trường đang rao vé số

Bán cho đời chút hy vọng mong manh
Các em cũng có mong manh hy vọng
Bán hết, bữa cơm chiều hy vọng có canh

Thằng cha chạy xe ôm đang ế khách
Ngồi ngó quanh, muốn chửi đổng chẳng còn hơi
Con mẹ bán hàng rong đang ỏng ẹo
Vĩa hè trưa điệu vũ mượt mồ hôi

Chàng ngư phủ xuống tàu ra biển lớn
Đùa với phong ba, giỡn với thủy thần
Chưa hết niềm vui, gặp bầy tàu lạ
Lưới te tua, ghe cộ cũng banh chành

Cuộc sống cứ oằn đi như thế ấy
Hiện tại buồn, tương lai cũng buồn thôi
Ở chung quanh lại là đời sống khác
Cứ vang lên khả ố những giọng cười

Rồi đâu đó có những bông hoa nở
Lẻ loi thôi mà rực rỡ phố phường
Chưa kịp tỏa hương lại sáng bừng tù ngục
Nụ cười vui chưa kịp nở lại ngừng

Ôi đất nước của mình sao thế ấy
Quỷ và người cứ đối mặt bao năm
Quỷ vẫn cười và người thêm héo úa
Hởi trời ôi lịch sử bốn ngàn năm

Anh mang niềm đau từ Nam Quan, Bản Giốc
Chân chị đỏ bầm bùn bauxit Tây Nguyên
Bác đau đáu nhìn Hoàng, Trường Sa dậy sóng
Chú ngồi ở Grival mà mất biệt Sài Gòn

Người ở Kỳ Cùng, người sông Cái Lớn
Kẻ Lý Sơn, kẻ ở tận Tây Nguyên
Anh ở Bạc Liêu, em nơi Thanh Hóa
Và cả những con người làm kiếp tha hương

Thôi ngồi lại với nhau nâng lên ly nước mặn
Múc từ biển Đông chia cho đủ mặn mòi
Để triệu triệu tấm lòng trào lên ngọn sóng
Quét cho tinh, rửa cho sạch bụi đời


Lê Thường Dân

CÒN ĐÂU NGÔN NGỮ VIỆT NAM

Còn đâu là ngôn ngữ Việt Nam
Huy Phương


Người dân Việt Nam hiện nay dùng chữ “siêu” để thay cho chữ “rất nhiều” hay “rất cao” như bảng quảng cáo này. (Hình: Getty Images)

Chủ Nhật, 27 tháng 3, 2016

NGHE MƯA

NGHE MƯA



Cách đây vài năm, tôi gặp lại một người học cũ rất thân, nhưng đã lâu rồi chúng tôi không gặp nhau. Sau một thoáng vui mừng ồn ào. Tôi được biết bạn tôi đã trở thành một cư sĩ đạo Bụt, và chúng tôi lại nói với nhau về đề tài này. Một đề tài mà trong quá khứ chúng tôi chưa hề trao đổi. Trong cuộc gặp gỡ này những gì còn đọng lại trong tôi là những gì bạn tôi nói:

Thứ Bảy, 26 tháng 3, 2016

Trung Sĩ VŨ TIẾN QUANG Cái Bóng Của HOÀI VĂN VƯƠNG TRẦN QUỐC TOẢN

Trung Sĩ VŨ TIẾN QUANG Cái Bóng Của  HOÀI VĂN VƯƠNG TRẦN QUỐC TOẢN
hay Truyện Người Lính Nhỏ Mà Chính Khí Lớn VŨ TIẾN QUANG
 (Trích trong bộ Lịch Sử Thiếu Sinh Quân Việt Nam) 
Thiếu Sinh Quân VNCH (ảnh minh họa)

Vũ Tiến Quang sinh ngày 10 tháng 9 năm 1956 tại Kiên Hưng, tỉnh Chương Thiện. Thân phụ là hạ sĩ địa phương quân Vũ Tiến Đức. Ngày 20 tháng 3 năm 1961, trong một cuộc hành quân an ninh của quận, Hạ Sĩ Đức bị trúng đạn tử thương khi tuổi mới 25. Ông để lại bà vợ trẻ với hai con. Con trai lớn, Vũ Tiến Quang 5 tuổi. Con gái tên Vũ thị Quỳnh Chi mới tròn một năm. Vì có học, lại là quả phụ tử sĩ, bà Đức được thu dụng làm việc tại Chương Thiện, với nhiệm vụ khiêm tốn là thư ký tòa hành chánh. Nhờ đồng lương thư ký, thêm vào tiền tử tuất cô nhi, quả phụ, nên đời sống của bà với hai con không đến nỗi thiếu thốn.

CHIM QUÊ
Xóm thì nhỏ và mùi quê bát ngát
Nên con chim thì cũng lắm quê mùa
Khi bần chín ríu ran bầy dòng dọc
Những tổ chim tuyệt hảo gió đong đưa
  



























Con chim sẻ bay lên và đáp xuống
Rồi đâu trên bậu cửa nghiêng mắt nhìn
Con chích chòe líu lo trong vườn nắng
Ngoài đồng xanh con cu đất gọi tình

BỨC TRANH TOÀN CẢNH VỀ QUÁ TRÌNH MỞ RỘNG LÃNH THỔ CỦA NGƯỜI VIỆT XUỐNG PHÍA NAM

BỨC TRANH TOÀN CẢNH VỀ QUÁ TRÌNH MỞ RỘNG LÃNH THỔ CỦA NGƯỜI VIỆT XUỐNG PHÍA NAM 
Thứ năm 17/12/2015 12:00:00 (GMT +7)
Tác giả: HOA ANH ĐÀO (NGHIÊN CỨU LỊCH SỬ)
Nguồn: http://reds.vn/
Nhiều nhà nghiên cứu khi đánh giá việc đất nước thống nhất là sự xâm lược, thôn tính lãnh thổ, mạnh được yếu thua, cách ứng xử phong kiến mang nặng tính cục bộ mà cho rằng Đại Việt là của người Kinh (tức người Việt), Champa là của người Chăm và đất Nam Bộ ngày nay thuộc quyền sở hữu của Chân Lạp (tức Campuchia sau này), cách nhìn này dễ gây ra tâm lí tỵ hiềm trong lòng dân tộc.



Thứ Năm, 24 tháng 3, 2016

Vận Nước Ý Dân Nam Quốc Sơn Hà -

Vận Nước Ý Dân Nam Quốc Sơn Hà -
Lời Kêu Gọi Thứ  3
http://vietnamdefence.info/vannuocydannamquocsonha_3.htm
Trúc Lâm Nguyễn Việt Phúc Lộc
I. Dẫn Nhập:
Năm 981, khi nhà Tống đang mưu toan xâm lăng nước Ðại Cồ Việt, vua Lê Ðại Hành đã thường xuyên thỉnh ý Thiền sư Pháp Thuận về vận nước Nam sẽ như thế nào.
Ngài Pháp Thuận đáp rằng:
Vận nước như dây cuốn
Trời Nam mở thái bình
Nhàn nhã nơi cung gấm
Cõi cõi hết đao binh

Ánh Đuốc Đêm Lũng Nhai

Ánh Đuốc Đêm Lũng Nhai (1416-2016)

Đêm Lũng Nhai chợt bập bùng ánh đuốc
Mười chín con người chỉ một tấm lòng thôi 
Những cày cuốc hóa thân thành gươm giáo
Tạo nên niềm tin những đôi mắt sáng ngời

Giòng chữ đầu tiên của Bình Ngô Đại Cáo
Được viết từ đây tế cáo đất trời
Quyết lấy lại một non sông đã mất
Để ngàn năm tồn tại một giống nòi

Hồ Quý Ly gian hùng và tham ác
Giản Định nhỏ nhen, Quý Khoách hẹp hòi
Hào khí, tài năng như bèo trôi hoa giạt
Hãy chung lòng mà gom góp lại thôi

Gom từng chút nhân tâm, khơi từng lòng yêu nước
Mặc sài lang, chồn cáo bủa chung quanh
Bọn cướp nước đang từng giờ vơ vét
Lũ vong nô thì hút máu dân lành

Dưới bóng cờ đại nghĩa, toàn dân quần tụ
Lũ lượt tìm về hiền sĩ, tài năng
Tấc sắt trong tay là lòng yêu nước
Đại nghĩa hoàn thành nước Việt bốn ngàn năm


Thứ Tư, 23 tháng 3, 2016

LÀM GÌ KHI LỊCH SỬ LÂM NGUY?

Làm gì khi lịch sử lâm nguy?
















Vũ Bất Khuất (Danlambao) - Xã hội hóa những trò bố láo nhằm bẻ cong lịch sử đất nước và dân tộc với hàng loạt những vinh danh anh hùng rởm kiểu Lê văn Tám, Võ thị Sáu, Phan thị Ràng, Nguyễn văn Trỗi… tổ chức hàng loạt các lễ hội, festival gọi là tôn vinh những anh hùng dân tộc chống Pháp, chống Mỹ, làm biến tướng hoặc thủ tiêu những lễ hội, những địa danh từng một thời hiển hách trong công cuộc chống quân xâm lược Hán, Tống, Nguyên, Minh Thanh, Tàu Cộng như Phát Ấn Đền Trần, Núi Yên Tử, Sông Bạch Đằng, Ải Chi Lăng, Đống Đa, Vân Đồn, sông Như Nguyệt, Lễ tưởng niệm 6 vạn dân quân trong cuộc chiến Việt Trung năm 1979 hay hoàn toàn dấu nhẹm sự kiện Trường Sa năm 1988. Cho tới Đền Hùng mà chúng cũng không tha, nào trấn yểm bùa chú, nào tạo ra những kỷ lục bá láp bá xàm...

SỰ THẬT VỀ NHỮNG HUYỀN THOẠI

Huyền thoại về "người cha của Hồ Chí Minh"

 Theo sách Chủ tịch Hồ Chí Minh, tiểu sử và sự nghiệp, của nhà xuất bản Sự thật (Hà Nội), Hồ Chí Minh "sinh ra trong một gia đình nhà nho yêu nước, nguồn gốc nông dân.  Cụ thân sinh ra Người [họ Hồ] là Nguyễn Sinh Huy, tức Nguyễn Sinh Sắc (1863-1929) ...đỗ phó bảng và sống thanh bạch bằng nghề dạy học.  Ðối với các con, cụ giáo dục ý thức lao động và cho học tập để hiểu "đạo lý làm người".

Sau khi đỗ phó bảng, bị bọn thống trị thúc ép nhiều lần, cụ ra làm quan, nhưng thường tỏ thái độ tiêu cực, không hợp tác với chúng.  Cụ thường nói: "Quan trường thị nô lệ trung chi nô lệ, hựu nô lệ", nghĩa là "Quan trường là nô lệ trong những người nô lệ, lại càng nô lệ hơn".  Vốn có tinh thần yêu nước, khảng khái, cụ thường chống đối bọn quan trên và bọn thực dân Pháp, cho nên sau một thời gian rất ngắn, cụ bị chúng cách chức.  Cụ vào Nam bộ làm nghề thầy thuốc, sống cuộc đời thanh bạch, cho đến lúc từ trần."(1)
              

Thứ Bảy, 19 tháng 3, 2016

BÀI THƠ VIẾT DỠ

BÀI THƠ VIẾT DỠ

LTD có một thói quen khó bỏ là thường rút một quyển sách bất kỳ trên giá sách và mang nó ra quán café vĩa hè để đọc vài trang và viết đôi giòng trên những những tờ lịch được nhét sẵn vào đó khi gỡ chúng ra khỏi blog. Thỉnh thoảng lại mở ra viết tiếp hay gõ vào máy vi tính và save. Thường những giòng chữ ấy là một vài khổ thơ hay dăm giòng về một ý tưởng nào đó. Nhưng từ gần hai tháng này không một trang sách nào được mở và chẳng giòng nào được ghi. Đầu óc nặng chình trịch với những thông tin bát nháo và một cái Tết chẳng có mùa xuân. Sáng này nhìn lại cái tuổi tròm trèm 70. LTD  thật sự bất ngờ. Ôi trời, mới đó thôi mà. Nhớ những ngày đầu rón rén chen chân vào Net, LTD loăng quăng khắp chốn, xả rác luôn tay làm các ACE phải bật ngay những lời thắc mắc thế mà hôm nay lại tịt ngòi. Muốn viết, chẳng biết viết gì? Muốn đọc chẳng biết đọc gì? Và lại mở sách và những tờ lịch cũ lại rơi ra từ cuốn kinh Kim Cang, LTD  gặp lại một bài thơ viết dỡ… của mình

Từ một cõi đi về không hẹn trước
Bước vô thường giong ruổi cuộc rong chơi
Muốn lắm thứ và nào đâu nắm được
Đành cười ruồi: Ừ không được… Thì thôi

Hoa và lá vẫn cười vui khúch khích
Cơn gió về gieo biếc và tỏa hương
Mưa và nắng nắm tay nhau xoay tít
Ngày và đêm dìu dặt một con đường

Ai đi đúng đi sai. Nào có biết
Chỉ được xin đừng làm xót lòng nhau
Đừng gieo xuống con đường bao tiếng nấc
Tươi nụ cười trên lối ấy. Trao nhau

Nhưng cây trái tham sân si thơm ngát
Mắt mờ đi và nghễnh ngãng đôi tai
Ứa nước bọt, lưỡi tê rần vị ngọt
Vạn mùi hương, hai cánh mũi viêm rồi

Rất huyễn hoạc mà vẫn đưa tay hái.
Tới đây thì chỉ còn một khoảnh giấy trắng có thể viết thêm nhiều khỗ nữa nhưng nó vẫn cứ là giấy trắng như vậy bao lâu rồi.
Bài thơ viết dỡ với những giòng chữ ngoằn ngoèo như gà bới và một khoảng trắng đang từng phút úa vàng .
Bổng dưng LTD nghĩ, không biết trong cuộc sống này có bao nhiêu bài thơ dang dỡ. Nếu là một cá nhân viết nhăng viết cuội như LTD thì chắc chẳng hề chi. Nhưng nếu như những con người của quyền lực như ông Nguyễn Phú Trọng và 18 vị chóp bu kia thì họ sẽ viết thêm nữa những gì? Liệu những cây lúa có còn tiếp tục mang về màu xanh bạt ngàn cho 64.000km2 của đồng bằng sông Cửu Long đang từng giây từ giờ đang úa vàng vì khô hạn, họ sẽ làm gì khi cả một miền Bắc trắng trời tuyết phủ mỗi năm. Và vị thủ tướng sắp mãn nhiệm kia sẽ làm gì trong khoảng đời còn lại.
Hay là sóng dữ Biển Đông sẽ ầm ào tràn ngập cả quê hương theo sự "đổi thay của khí hậu" (!?).
Ôi một bài thơ viết dỡ
20.3.2016
Thêm chú thích



XÁC LẬP CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỂ TÌM NGUỒN GỐC NGƯỜI VIỆT

XÁC LẬP CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỂ TÌM NGUỒN GỐC NGƯỜI VIỆT
Thứ tư 04/07/2012 12:00:00 (GMT +7)
Tác giả: Hà Văn Thùy
http://www.lyhocdongphuong.org.vn/van-hien-lac-viet/chi-tiet/xac-lap-co-so-khoa-hoc-de-tim-nguon-goc-nguoi-viet-2916/
Nguồn: http://khoahocnet.com
Tìm nguồn gốc dân tộc là khát vọng truyền đời của người dân Việt. Một nhu cầu đặc biệt bức thúc, nảy sinh trong hoàn cảnh bị áp lực nặng nề do ý niệm không biết có từ bao giờ lưu truyền rằng, dân tộc Việt bị người Hoa đồng hóa không những về văn hóa mà ngay cả huyết thống. Không chỉ nhằm đáp ứng đòi hỏi tâm linh “chim có tổ, người có tông” mà một cội nguồn đích thực còn có thể là bằng chứng về sự độc lập của dân tộc, một hy vọng vượt thoát khỏi cái bóng của người láng giềng khổng lồ phương bắc, giúp người Việt ngửng đầu…Vì vậy, từ thời Trần – Lê, các sử gia dựa trên truyền thuyết  trong dân gian Việt kết hợp với cổ thư Trung Hoa đã đưa vào chính sử vị tổ Thần Nông Viêm đế và thời điểm năm Nhâm Tuất 2879 TCN lập nước Xích Quỷ.

Thứ Sáu, 18 tháng 3, 2016

CHỦ QUYỀN CỦA VIỆT NAM TRÊN HAI QUẦN ĐẢO HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA

CHỦ QUYỀN CỦA VIỆT NAM TRÊN HAI QUẦN ĐẢO HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA
Thứ ba 14/06/2011 12:00:00 (GMT +7)
Tác giả: Từ Đặng Minh Thu

Nguồn: Tạp chí thời đại
Nhắc đến Biển Đông, không ai không nghĩ đến hai cái tên rất đẹp Hoàng Sa và Trường Sa. Tiếc thay hai cái tên đó lại gắn liền với những gì đi ngược với thiện, mỹ, hoà, vì hai quần đảo xa xôi này đã và đang là đối tượng của một cuộc tranh chấp sôi nổi giữa các quốc gia và lãnh thổ trong vùng. Cuộc tranh chấp đã kéo dài gần một thế kỷ nhưng đến nay vẫn chưa giải quyết được, và ngày càng trầm trọng hơn, đang là mối đe doạ cho hoà bình ở vùng Đông Nam Á.

Thứ Năm, 17 tháng 3, 2016

VIỆT NAM TRUNG TÂM NÔNG NGHIỆP LÚA NƯỚC & CÔNG NGHIỆP ĐÁ XƯA NHẤT THẾ GIỚI

VIỆT NAM TRUNG TÂM NÔNG NGHIỆP LÚA NƯỚC & CÔNG NGHIỆP ĐÁ XƯA NHẤT THẾ GIỚI

Bs tiến sĩ Nguyễn Thị Thanh
KỲ I :
I - NƯỚC BÁCH VIỆT VÀ SỰ BẮT ĐẦU LẬP QUỐC CỦA NHÀ HÁN-MÔNG
II – HAI VỊ ANH HÙNG NÔNG NGHIỆP TIỀN SỬ VN
KỲ II :
III – NGUỒN GỐC CHỮ “CON RỒNG CHÁU TIÊN”
IV – TÓM LƯỢT VỀ MỘT NỀN VĂN MINH SƠ SỬ  VN
KỲ III :
V -  NGUỒN GỐC NÔNG NGHIỆP CỦA BÁCH VIỆT (VN cổ) 
VI -  VÀI NÉT VỀ VĂN HÓA NHÀ TRƯNG 
KỲ IV :
VII - NGUỒN GỐC RỒNG PHỤNG VÀ MÁI NHÀ CONG
VIII- MỘT NÉT ĐỘC ĐÁO VỀ GỐM CỔ NHÀ TRẦN VIỆT NAM

KỲ V : 
IX - VIỆT NAM, TRUNG TÂM NÔNG NGHIỆP LÚA NƯỚC VÀ CÔNG NHIỆP ĐÁ
X - THAY LỜI KẾT

Thứ Ba, 15 tháng 3, 2016

NHỚ TỔ TIÊN MÀ RƠI NƯỚC MẮT

 Mấy ngày nay. buồn quá không viết gì được, nói theo kiểu Lê Tuấn Đạt là làm cái gì cũng cảm thấy vô duyên. Nghe lời bè bạn, định nghĩ vài ngày tĩnh tâm cho lại sức. Nhưng hồi đêm, để dỗ giấc, nằm đọc lại những trang sử cũ, vừa đọc vừa hào hứng vừa ngậm ngùi và…

NHỚ TỔ TIÊN MÀ RƠI NƯỚC MẮT

Đêm nằm nhớ tổ tiên mà rơi nước mắt
Như muốn góp cùng cha ông làm thành nước sông quê
Để chuyên chở những câu hò điệu hát
Cho lúa ngô xanh ngát kéo nhau về

Như từ thuở ban đầu trồng nên hạt lúa
Ngát nắm trà xanh trên những nương đồi
Tưới mát hàng cau, vườn trầu, cho đỏ hồng môi cắn chỉ
Và tình quê thành lứa đôi… lứa đôi…

Đêm nằm nhớ tổ tiên mà rơi nước mắt
Chẳng khó khăn nào mà chẳng vượt qua
Không giặc hung tàn nào mà không ngăn được
Bốn ngàn năm toàn vẹn một sơn hà

Lòng hòa hiếu đã thấm dần trong máu
Chí anh hùng đâu ngại những hy sinh
Lòng bao dung vẫn không hề suy suyển
Bọn đại Hán tham tàn gục mặt bao phen

Đêm nằm nhớ tổ tiên mà rơi nước mắt
Khi lũ cháu con sao nãy lắm thằng hèn
Cúi mặt, khom lưng làm thân khuyển mã
Quên cả giống nòi báng bổ tổ tiên

Giặc vào nhà, giặc ồn ào trước ngõ
Miệng tanh hôi lại chí chóe hòa bình
Đánh giặc thì run, bóp họng dân thì khỏe
Dóc láo lọc lừa, bóc lủm thấy mà kinh

Đêm nằm nhớ tổ tiên mà rơi nước mắt
Thân gìa nua dâng hiến được gì đây
Giọt nước mắt không nhấn chìm được giặc
Thì làm sao gìn giữ nước non này

Nỗi lòng ta xin gởi vào em cháu
Còn quê hương mới còn được phận người
Hãy giữ lấy như tổ tiên đã giữ
Cho dân tộc này nên hình vóc hôm nay
Lê Thường Dân

Chủ Nhật, 13 tháng 3, 2016

Lịch sử tên gọi Thanh Hóa: Từ thành Tư Phố đến thành Chim Hạc

Lịch sử tên gọi Thanh Hóa: 
Từ thành Tư Phố đến thành Chim Hạc

"Có ai về là về Thanh Hóa...Dô ta dô huầy!"
Nhịp chèo khỏe khoắn cùng điệu hò sông Mã đang đưa du khách về với mảnh đất Xứ Thanh bên dòng sông Mã hiền hòa. Lịch sử đã ghi nhận mảnh đất ấy với rất nhiều tên gọi khác nhau qua các thời kỳ lịch sử: Châu Ái, trấn Thanh Đô, thừa tuyên Thanh Hóa, Thanh Hoa, và rồi lại Thanh Hóa. Đến Thành phố Thanh Hóa hôm nay, chúng ta sẽ được biết đến rất nhiều những địa danh, những tên gọi mang đậm dấu ấn của một tòa thành cũ: Bến Ngự, cửa Tả, cửa Hữu, Đông Phố, Nam Phố, Thọ Hạc, Hạc Thành, Cốc Hạ, Hàng Đồng, Hàng Than, Hàng Hương, kênh nhà Lê...

Thứ Sáu, 11 tháng 3, 2016

Phát Hiện Thơ Cổ Thời Bắc Sơn (7000-1000 tr.c.n)

Phát Hiện Thơ Cổ Thời Bắc Sơn (7000-1000 tr.c.n)
Tiến sĩ Nguyễn Thị Thanh

LTS: Tiến sĩ Nguyễn Thị Thanh là một cây bút khảo luận lịch sử sắc bén. Tập sách "Văn hóa Mỹ thuật tiền sử Việt Nam" của bà là một tác phẩm hiếm hoi quý giá, xác định nền văn minh Bách Việt là một sự thật tuyệt diệu mà người Trung Hoa phải "nghẹn ngào" khi bà chứng minh rằng nền văn minh cổ Việt đã bị người Tàu dùng sức mạnh chiến tranh và sức mạnh của chữ viết (chữ hán) chép lại và giữ lấy làm của riêng. cùng lúc với sự xâm chiếm đất đai của nứơc Xích Quỷ trải dài từ Ðộng Ðình Hồ xuống thẳng miền núi non phía nam của bà Âu Cơ.
Cảm hứng từ một tài liệu của nhà giáo An Phong Nguyễn Vân Diễn về một bài thơ cổ mà ông sưu tầm được cách đây 40 năm, qua ngòi bút của bà, nền văn minh Bách Việt cổ với những tổ tiên hiền triết, thi ca. đã sống lại vô cùng rực rỡ. Con bé Lọ Lem từ trong rừng núi Thanh Hóa di tản đến rừng núi Ban Mê Thuột đã lột xác trở về nguyên vẹn hình hài nàng tiên xinh đẹp của ngàn năm cũ.

ÁNH MẮT ĐOAN QUẬN CÔNG

Còn thơm mãi bàn tay người vỡ đất
Hành phương Nam từ hơn bốn trăm năm
Chào người đến con muỗi nâng sáo thổi
Con vắt đo tươm tướp máu chân trần

Những cánh gió đồng bằng thơm nắng ấm
Vạt năng xanh hóa lúa ngát mồ hôi
Cò trắng muốt, con trích cồ xanh biếc
Trên giòng kênh tím ngát lục bình trôi


Lá dừa nước che cuộc đời no ấm
Cho khói lam quấn quýt lấy khung trời
Mang theo những tấm lòng từ phương Bắc
Những tấm lòng san sẻ những buồn vui



Theo năm tháng, mồ hôi thơm cánh gió
Xóm theo làng lớp lớp vệt dừa xanh
Tay cày cuốc khơi nâu non của đất
Gió chướng về vui sóng lúa vờn quanh



Sông phương Nam bình yên không ghềnh thác
Lượn lờ trôi ăm ắp một tình người
Những chiếc ghe, chiếc xuồng đang chỡ khẵm…
…một vầng trăng khúc khích tiếng ai cười


Câu ca dao của một thời lãnh lót
Đồng mênh mông bổng chốc hóa mượt mà
Tỉn rượu đế và cơn say hào sảng
Từng phút từng giờ quyện chặt lấy tình quê

Từ nơi ấy dãy Hoành Sơn chất ngất
Hơn bốn trăm năm còn đôi mắt dõi nhìn
Trong trùng điệp những cánh đồng hoang hóa
Ánh mắt Người vạn đại vẫn luôn xanh

Thứ Hai, 7 tháng 3, 2016

ÁNH SÁNG MỚI TRÊN MỘT QUÁ KHỨ LÃNG QUÊN

ÁNH SÁNG MỚI TRÊN MỘT QUÁ KHỨ LÃNG QUÊN
Nguyên tác New Light on a Forgotten Past
của Tíến Sĩ WILHELM G SOLHEIM II
Giáo Sư Nhân Chủng Học Đại Học Hawaii
National Geographic, Vol. 139, No. 3
 Tháng 3 năm 1971
Người dịch: HOÀNG-HOA-NHÂN-KIỆT

www.giaodiem.com
Lời người dịch: Khi chúng tôi còn lớp nhì, lớp nhất bậc tiểu học, thầy chúng tôi là một người cách mạng, người đã từng lưu lạc qua Trung-Hoa, đã kể cho chúng tôi một câu chuyện rất lý thú. Từ ngày đó cho đến nay đã gần 50 năm, không  lúc nào chúng tôi quên được. Câu chuyện như sau: Khi cách mạng dân quốc của Trung-Hoa chưa thành công, lãnh tụ Tôn-Dật-Tiên qua cầu viện nước Nhật, tại đây Tôn-Dật-Tiên có gặp ngài Khuyển-Dưỡng-Nghị (một chính khách Nhật cũng là một nhà mạnh thường quân của cách mạng Việt-Nam), trong câu chuyện hàn huyên, khi đề cập tới Việt-Nam, Tôn-Dật-Tiên đã bĩu môi chê dân tộc Việt-Nam, họ Tôn nói với ngài Khuyển-Dưỡng-Nghị như sau:
“Dân An-Nam là một dân tộc nô lệ, trước họ nô lệ chúng tôi, nay họ nô lệ người Pháp, họ là một dân tộc có đầu óc nô lệ làm sao giúp họ độc lập được”
Ngài Khuyển-Dưỡng-Nghị đã cắt lời Tôn-Dật-Tiên như sau:
“Tôi xin được phép ngắt lời ngài ở đây, ngài đã có những nhận xét không đúng về dân tộc đó (dân tộc Việt-Nam: lời người dịch), bây giờ họ thua người Pháp vì họ không có khí giới tối tân chống lại người Pháp, mai sau khi họ có khí giới tối tân họ sẽ đánh bại người Pháp (lời tiên đoán này đúng với chiến thắng Điện-Biên-Phủ sau này). Ngài nên nhớ rằng dân tộc Lạc Việt này là một chi duy nhất còn lại của Bách Việt đã chống lại sự đồng hóa của người Trung-Hoa giữ nền độc lập của tổ tiên họ trong khi các chi Việt khác như Mân Việt đã bị đồng hóa cả ngàn năm”