Người theo dõi

Thứ Năm, 26 tháng 4, 2018

CẢM HỨNG CỦA CỤ ỨC TRAI


漫興
九萬摶風記昔曾
當年錯比北溟鵬

虛名自嘆成箕斗
後學誰將作準繩
一片丹心真汞火
十年清職玉壺冰
優游且復言余好
俯仰隨人謝不能

阮廌

Mạn hứng
Cửu vạn đoàn phong ký tích tằng ;
Đương niên thác tỷ bắc minh bằng.

Hư danh tự thán thành cơ đẩu;
Hậu học thùy tương tác chuẩn thằng?
Nhất phiến đan tâm chân hống hỏa ;
Thập niên thanh chức ngọc hồ băng].
Ưu du thả phục ngôn dư hiếu ;
Phủ ngưỡng tùy nhân tạ bất năng.

Nguyễn Trãi

Thứ Tư, 25 tháng 4, 2018

KHI ÔNG GIÀ YÊU


KHI ÔNG GIÀ YÊU

 Ngưới ta lám thơ khi trẻ
Tôi viết khi tuổi về chiều
Mộng mơ khi còn xúân sắc
Và tôi già chát còn yêu

Trẻ, đường dài nên háo hức
Tha hồ vẽ thì tương lai
Lối ngắn mà tôi không vội
Ước mơ, dù chỉ một ngày

Thứ Hai, 23 tháng 4, 2018

Nói Dùm Ông Hàng Xóm

Thấy bài thơ của ông Chệt này hay hay. Dịch đại cho các bạn coi chơi



代鄰叟言懷
人生何事心無定
宿昔如今意不同
宿昔愁身不得老
如今恨作白頭翁
白居易

Đại Lãn Tẩu Ngôn Hoài
Nhân sinh hà sự tâm vô định?
Túc tích như kim ý bất đồng
Túc tích sầu thân bất đắc lão
Như kim hận tác bạch đầu ông
           Bạch Cư Dị

Nói Dùm Ông Hàng Xóm
Mắc gì thiên hạ nghĩ long rong
Trước với giờ đây ý chẳng cùng
Trước mãi loay hoay lo chết yểu
Giờ đầu trắng bóc giận cành hông
        Quán Tâm Nguyễn Hiền Nhu


Chủ Nhật, 22 tháng 4, 2018

SAU CƠN MƯA

SAU CƠN MƯA



Ánh trời sau cơn mưa
Trong suốt và xanh biếc
Chiếc lá đong đưa, ngọn cỏ đong đưa

Những áng mây còn lại
Trôi bình thản, nhẹ nhàng
Cơn gió cười rung rinh sảng khoái

Oi nồng đã xa rồi
Con dế trống đang hát
Và lòng con dế mái bồi hồi

Bức bối cũng xa rồi
Lòng ai lên tiếng hát
Làm cho  lòng ta bổi hổi, bồi hồi

Sau mưa. Ừ sau cơn mưa
Lòng người rộng mở đợi chờ gì đây

Quán Tâm Nguyễn Hiền Nhu

Thứ Năm, 19 tháng 4, 2018

BẠC TẦN HOÀI


Đã quyết không đọc, dịch thơ Tàu nữa, nhưng hồi đêm, mấy thằng bạn già “rửng mỡ máu” rủ đi nhậu dưới khu lấn biển, nghe mấy cô bia ôm gào rú điếc tai những bài ca ướt nhẹp, bực quá chợt nhớ bài thơ này, nên về nhà ‘mắc dịch” bậy nó chơi cho đỡ tức, dù sao vẫn còn hơn dán mắt vào mấy cái game show xàm trên TV

泊 秦 淮
煙 籠 寒 水 月 籠 沙
夜 泊 秦 淮 近 酒 家
商 女 不 知 亡 國 恨
隔 江 猶 唱 後 庭 花
杜 牧

         BẠC TẦN HOÀI                                                           
Yên lung hàn thủy, nguyệt lung sa.                     
Dạ bạc Tần Hoài cận tửu gia.                           
Thương nử bất tri vong quốc hận,                       
Cách giang do xướng Hậu Đình hoa.                  

                  Đỗ Mục 

BẾN TẦN HOÀI
Khói lồng nước buốt, trăng lồng cát
Trắng bến Tần Hoài quán nửa khuya
Gái gú nào hay hờn nước mất
Hậu Đình Hoa khúc nát sông kia           
Quán Tâm Nguyễn Hiền Nhu

Thứ Hai, 16 tháng 4, 2018

TÔI ĐANG NGỒI ĐÂY TRÊN


TÔI ĐANG NGỒI ĐÂY TRÊN
MẢNH ĐẤT CỦA ÔNG CHA

Bây giờ tôi ngồi đây, bên giòng sông Cái Lớn, giòng sông không ghềnh thác, cặm cụi chảy về Tây. Trong mênh mông và khoáng đạt của nước trời để cảm nhận lòng mình, để cảm thụ thơ và để… thơ. Tôi viết

ÁNH MẮT

Còn thơm mãi bàn tay người vỡ đất
Hành phương nam từ ấy bốn trăm năm
Chào người đến con muỗi nâng sáo thổi
Con vắt đo ruộng đỏ máu chân trần

Nhưng cánh gió đồng bằng thơm nắng ấm
Vạt năng xanh hóa lúa bởi mồ hôi
Cò trắng muốt, con trích cồ xanh biếc
Những giòng sông tím ngát lục bình trôi

Lá dừa nước che cuộc đời nên xám
Cho khói lam quấn quýt lấy khung trời
Mang theo những tấm lòng về  phương Bắc
Những tấm lòng chia sớt những buồn vui

Theo năm tháng, mồ hôi thơm ngát gió
Xóm theo làng lớp lớp vệt tre xanh
Tay cày cuốc khơi nâu non của đất
Gió chướng về cho sóng lúa vờn quanh

Sông phương nam bình yên không ghềnh thác
Lượn lờ trôi ăm ắp một tình người
Những chiếc ghe, chiếc xuồng luôn  chở nặng
Một vầng trăng khúc khích tiếng ai cười

Câu ca dao của một thời lãnh lót
Đồng mênh mông bổng chốc hoá mượt mà
Tỉn rượu đế và cơn say hào sảng
Từng phút từng giờ quyện chặt lấy tình quê

Từ nơi ấy dãy Hoành Sơn chất ngất
Hơn bốn trăm năm có đôi mắt dõi nhìn
Trong trùng điệp những cánh đồng thơm ngát
Ánh mắt Người vạn đại vẫn luôn xanh
Quán Tâm Nguyễn Hiền Nhu

Chủ Nhật, 15 tháng 4, 2018

LẠI MÙA XUÂN NỮA

LẠI MÙA XUÂN NỮA
Viết cho LTL



27. Lại mùa xuân nữa cố nhân ơi
Ngần ấy năm qua một quãng đời
Thơ suốt con đường không bến đổ
Tình thì muôn dặm cứ xa xôi

37. Lại mùa xuân nữa lại mình ênh
Một khối tình trong kiếp nổi nênh
Nhỏ xíu giòng sông mà cách trở
Người đi người ở phận lênh đênh

Thứ Sáu, 13 tháng 4, 2018

THƠ RÁC BÀN VỀ RÁC

THƠ RÁC BÀN VỀ RÁC

Rác đẻ ra thơ thì gọi là thơ rác
Mà có cái gì không do rác đẻ ra?
Có cái gì không trả về với rác?
Rác của đất trời rác của bạn của ta...

Anh ăn cơm ư? Cơm thơm nhờ rác đấy
Rác của heo dê của gà vịt bò trâu
Ngọn rau lành rác hiền lương đến vậy
Rác quý như vàng không tăng trưởng diệt sâu.

Chị quét đường sống là nhờ rác đấy
Có rác tái sinh thành tập giấy tách ly
Phút nghỉ tay chị ngồi chơi khoan khoái
Đọc thơ anh trên giấy gói bánh mi

Thứ Ba, 10 tháng 4, 2018

NGẪM NGHĨ VỀ RÁC

NGẪM NGHĨ VỀ RÁC


Không hiểu nhà tôi sao hôm nay nhiếu rác quá. Con bé ở xa về, làm ăn khấm khá, nên mua cho cha mẹ cái máy giặt và cái tivi, sau khi đặt để và lắp đặt vào đúng vị trí thì một đống rác ngỗn ngang xuất hiện giữa nhà, bao gồm thùng carton, mốp chèn, bọc nilon, hộp giấy, băng keo Thằng rễ thì khoan khoan cắt cắt lòi ra một đống bụi tường, ống nước vụn, tắc kê hỏng, đinh vít, dây điện thừa. Trong khi đó thì bà xã lôi ra từ toilet một bọc gồm vỏ sữa tắm, dầu gội, bao xà bông, chai dầu xả. Con gái thì từ trong nhà bếp mang ra một túi đầu tôm xương cá, rau cải thối, một hộp thức ăn thừa… Quét dọn một hồi thêm một xô bụi bặm, gián nhện, tàn thuốc, bã trà, bã café cộng thêm một xấp giấy vụn và những tờ lịch cũ, vỏ thuốc tăng huyết áp, tiểu đường, hóa đơn gas, điện, nước, net…
Rồi khi chị thu gom rác giải quyết mọi thứ, căn nhà trở nên sạch bóng và tôi bắt đầu thụ hưởng mọi thứ tiện nghi đầy rác rưỡi như “thơ trên Facebook” theo lời của ông quan “văng quá Phan Hoàng”

Nhưng tôi không thụ hưởng được gì sất khi những quảng cáo huốt, những game show xàm, những bản nhạc tào lao tai, những dung nhan loa lóa mắt. Thế là cái đầu háo sự của tôi bị rác chèn vào.

Chủ Nhật, 8 tháng 4, 2018

Mình ơi! Gió Chướng Về

Mình ơi! Gió Chướng Về


Mình thổi vào đời anh cơn gió chướng
Khi cá trên đồng trữ mỡ về đìa
Mùa giáp hạt lao xao niềm hạnh phúc
Khói lam chiều ngan ngát tỏa đường quê

Gạo trắng tép Mình nấu cơm ngọt lịm
Mênh mang, mênh mang. Thơm phức hương đời
Cái đấm ấm đong đầy trong ánh mắt,
Vị ân tình mãi ngòn ngọt trên môi

Thứ Tư, 4 tháng 4, 2018

AI LÀ CHỦ NHÂN THỰC SỰ CỦA THÁC BẢN GIỐC ?

AI LÀ CHỦ NHÂN THỰC SỰ CỦA THÁC BẢN GIỐC ? CỘT MỐC 53 BỊ DI DỜI RA SAO ? THÓI CƯỠNG CHIẾM CỦA TRUNG CÔNG

Việc Trung Quốc dùng vũ lực xâm chiếm cồn Pò Thoong vào năm 1976 và phá hủy trạm thủy văn ở nơi đó không thể che lấp được sự thật: trước đó Việt Nam là chủ sở hữu của cồn này, và đương nhiên là chủ sở hữu của toàn bộ Thác Bản Giốc. Toàn bộ hồ sơ về việc thành lập và quá trình hoạt động của trạm thủy văn chính là một bằng chứng về chủ quyền của Việt Nam. Điều này chứng tỏ cột mốc 53 nằm sai vị trí, và việc nó bị dời đến địa điểm hiện nay là do phía Trung Quốc thực hiện sau khi đã chiếm cồn Pò Thoong.
Điều gì làm cho Thác Bản Giốc trở thành đặc sắc so với tất cả các thác nước trên toàn cõi Việt Nam? Trong cuốn Thiên nhiên Việt Nam (ấn bản năm 1977), nhà địa lý học Lê Bá Thảo đã miêu tả Thác Bản Giốc như sau: “Sông Quây Sơn ở phía bắc Thượng Lang sau khi chảy qua một vùng đá vôi rộng lớn đến Bản Giốc thì đổ vào khu vực đá phiến tạo thành ba bậc thác nước chênh nhau đến 34 m. Vào mùa lũ (từ tháng 5 đến tháng 9), nước từ các hốc ngầm đá vôi ở thượng lưu tuôn đến đổ xuống các bậc tung bọt nước trắng xóa, làm đoạn thung lũng ở phía dưới thác mở ra rất rộng. Đứng trên bãi cát ven sườn thung lũng, người ta có cảm tưởng bị vây quanh bởi những bức tường nước đồ sộ nhưng chúng không hề gây cho chúng ta cảm giác sợ hãi. Trái lại, phong cảnh lại cực kỳ đẹp đẽ và bình dị.”[2] “Ba bậc thác nước chênh nhau đến 34 m” chính là vẻ đẹp cốt lõi của Thác Bản Giốc, làm cho nó khác hẳn tất cả các thác nước khác ở nước ta.
Nếu nhìn một cách toàn diện, Thác Bản Giốc bao gồm hai phần. 
- Phần thác chính ở phía bắc là “ba bậc thác nước chênh nhau đến 34m” như trên vừa nói – tạm gọi là “thác ba tầng”;
- Phần thác phụ ở phía nam là “ba dòng thác” đổ từ trên cao xuống tương tự những thác thường thấy trong khắp cả nước, không có gì đặc sắc. Vào mùa nước lớn, khi nước chảy tràn trề, người ta có thể nhìn thấy rõ ba dòng thác làm nên thác phụ; nhưng đến mùa khô, nơi đây chỉ còn các dòng nước teo tóp đổ vào một vũng nước hẹp. Vì thế có thể nói phần thác chính mới là “linh hồn” của Thác Bản Giốc.
Do đó trước đây mỗi khi nghe nói đến Thác Bản Giốc, ít ai biết đến phần thác phụ. Điều đáng nói hơn cả là: vẻ đẹp của Thác Bản Giốc – dù là thác chính nói riêng hay toàn bộ hai phần của thác, chỉ thể hiện một cách trọn vẹn khi được nhìn ngắm từ chính diện hay từ phía “bờ bên kia”, tức là bờ phía bắc (tả ngạn sông Quây Sơn). 
Từ bờ Nam (hữu ngạn), chúng ta không thể nhìn thấy toàn cảnh của hai phần thác. Nếu chịu khó đi ra tận doi đất ven sông ở hạ lưu, chúng ta vẫn có thể nhìn thấy “thác ba tầng”, nhưng chỉ có thể nhìn nghiêng chứ không thể nhìn được chính diện (ảnh 3).
* Chúng ta cũng có thể thấy ngay được sự thật: ai sở hữu được bờ bắc (tả ngạn sông Quây Sơn) ( TQ ) sẽ nắm được thế thượng phong trong khai thác du lịch vì từ phía này, người ta có thể nhìn thấy toàn cảnh của thác (kể cả hai phần chính và phụ), có thể đi ngược dòng sông bằng thuyền bè đến tận chân thác, thậm chí có thể trèo lên tận đỉnh thác để ngắm cảnh, chụp ảnh, … Trong khi đó, người nắm giữ bờ phía nam ( VN ) không thể giúp du khách nhìn ngắm tất cả các vẻ đẹp của thác – trừ khi phải nhờ cậy phía bên kia.
Kể từ khi sở hữu được bờ bắc của sông Quây Sơn, nhà cầm quyền Trung Quốc đã đưa Thác Bản Giốc vào danh sách các điểm du lịch với cái tên mới là Đức Thiên (德天 , Detian).
* NẾU XÉT VỀ TÀI LIỆU THÌ CHÚNG TA HOÀN TOÀN CÓ ĐỦ CƠ SỞ để chứng minh toàn bộ Thác Bản Giốc là của Việt Nam. Chỉ xin dẫn chứng một số tài liệu sau đây:
1/ Trước hết là tài liệu của nhà địa lý học Lê Bá Thảo. Trong cuốn sách Thiên nhiên Việt Nam đã dẫn (ấn bản 1977), tại trang 78, có đăng tấm ảnh chụp cảnh Thác Bản Giốc nhưng chỉ chụp thác chính, tức thác ba tầng (xem ảnh 6 )
Điều đáng chú ý là dòng ghi chú bên dưới: “Trên sông Quây Sơn ở ngay biên giới”. Nhìn vào tấm ảnh, chúng ta thấy ảnh được chụp từ một doi đất nằm ở hạ lưu của thác chính phía bên bờ bắc (tả ngạn sông Quây Sơn). Đây chính là bằng chứng cho thấy ở tả ngạn của dòng sông phía dưới chân thác chính vẫn có một phần đất thuộc lãnh thổ Việt Nam. Ngày nay phần đất này đã chính thức bị cắt cho phía Trung Quốc cho nên người Việt không còn có thể đứng trên lãnh thổ của mình để chụp những tấm ảnh tương tự.
Cũng trong cuốn sách nói trên, có một bản đồ “Miền Đông-Bắc” đăng ở trang 41 (ảnh 7 ). Nhìn vào tấm bản đồ này, chúng ta thấy địa điểm Thác Bản Giốc nằm trong nội địa nước ta. Mặc dù đây chỉ là một tấm bản đồ vẽ tay, nhưng một khi tác giả (vốn là một nhà địa lý học nổi tiếng của miền Bắc) đã dám ghi vị trí của thác nước như thế, chắc hẳn ông phải dựa vào tài liệu địa lý chính xác cùng với sự kiểm tra thực địa. Vì vậy, có thể coi đây là một tài liệu đáng tin cậy.
2/ Tác giả Trương Nhân Tuấn ở hải ngoại tìm được một cuốn sách xuất bản năm 1895 có tên là Au Tonkin et sur la frontière du Kwang-si (Ở Bắc Kỳ và trên vùng biên giới Quảng Tây) của Thiếu tá Famin – Phó Chủ nhiệm Ủy ban cắm mốc biên giới Trung-Việt năm 1894. Tại trang 12 và 13 có đoạn viết về Thác Bản Giốc:

“Trong phần phía Bắc (của khu quân sự thứ hai, Deuxième Territoire), dòng sông xinh đẹp mang tên Qui-Thuận chảy ngang qua đó theo hướng Phủ Trùng Khánh. Đây là một phụ lưu trực tiếp của sông Tây Giang (Si-Kiang). Dòng sông này rộng 60 m, đi vào đất Bắc Kỳ bằng cửa Ai Lung và ra khỏi nơi đây (để vào đất Trung Hoa) tại một điểm gần đồn Trung Hoa có tên Nam-Ton, sau khi đã tưới một thung lũng rộng lớn cực kỳ phì nhiêu.

Hai ki-lô-mét trước khi rời đất Bắc Kỳ, dòng sông vượt qua một ghềnh đá và làm thành một thác nước tuyệt đẹp cao 40 m. Cột nước khổng lồ rơi ầm ầm xuống một bồn nước thứ nhất, từ đó nó nảy lên thành những chùm tia nước sủi bọt trên những bậc thang đá vôi nhẵn bóng. Vào mùa mưa, thác nước này trưng ra một dáng vẻ tuyệt vời, tiếng động của thác nước có thể nghe được từ xa và dội vào những vách núi nghe như tiếng sấm, trong khi những đám mây hơi nước hình thành ở vùng lân cận và tan ra thành một đám mưa nhỏ thật sự.”

Ảnh ( 8 ) : Trích đoạn trang 12 – sách của Famin: sông Quây Sơn được ghi là Qui-Thuan

Trong đoạn văn này, cần chú ý đến câu: “Hai ki-lô-mét trước khi rời đất Bắc Kỳ, dòng sông vượt qua một ghềnh đá và làm thành một thác nước tuyệt đẹp cao 40 m”. Câu này cho thấy “thác nước tuyệt đẹp” (tức Thác Bản Giốc) cách điểm dòng sông Qui Thuận (tức sông Quây Sơn) rời lãnh thổ Việt Nam khoảng 2 km. Nói cách khác, ở bờ trái (tả ngạn) của sông, có một dải đất dài khoảng 2 km thuộc lãnh thổ Việt Nam. Như thế trong khoảng 2km tính từ Thác Bản Giốc, đường biên giới không thể là trung tuyến của dòng sông như “cách thức phân giới” mà các nhà ngoại giao của hai nước đã
3/ Trong bài viết “Tấc đất tấc vàng” được công bố vào năm 2005, ông Hàn Vĩnh Diệp – một đảng viên ĐCS, cán bộ hưu trí, người đã từng nhiều năm công tác ở vùng Cao Bằng trước năm 1975, kể lại:

(…) Đến thác Bản Giốc, chúng tôi sang cả bên bờ Bắc sông Quây Sơn, vào sâu hơn một cây số vẫn là làng bản dân ta.”
4/ Trong bài báo đăng trên Vietnam Net đã được trích dẫn, Tiến sĩ Nguyễn Hồng Thao – thành viên đoàn đàm phán, đã tiết lộ: trên cồn Pò Thoong vẫn còn “dấu tích trạm thủy văn xây dựng những năm 1960”.

Nếu xem lại “bị vong lục” (hay còn gọi là giác thư, memorandum) năm 1979 của Bộ Ngoại giao Việt Nam, chúng ta thấy có đoạn:

“Tại khu vực mốc 53 (xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng) trên sông Quy Thuận có thác Bản Giốc, từ lâu là của Việt Nam và chính quyền Bắc Kinh cũng đã công nhận sự thật đó.

Ngày 29 tháng 2 năm 1976, phía Trung Quốc đã huy động trên 2.000 người, kể cả lực lượng vũ trang lập thành hàng rào bố phòng dày đặc bao quanh toàn bộ khu vực thác Bản Giốc thuộc lãnh thổ Việt Nam, cho công nhân cấp tốc xây dựng một đập kiên cố bằng bê-tông cốt sắt ngang qua nhánh sông biên giới, làm việc đã rồi, xâm phạm lãnh thổ Việt Nam trên sông và ở cồn Pò Thoong và ngang nhiên nhận cồn này là của Trung Quốc.”
* Như vậy, trạm thủy văn này rõ ràng là do phía Việt Nam xây dựng, bởi vì trước năm 1976, cồn Pò Thoong vẫn còn thuộc về lãnh thổ Việt Nam và “chính quyền Bắc Kinh cũng đã công nhận sự thật đó”.

Đây chính là một bằng chứng hùng hồn về chủ quyền của Việt Nam đối với cồn Pò Thoong.

-----------------------------------------------------------------------------------------------------
Việc Trung Quốc dùng vũ lực xâm chiếm cồn Pò Thoong vào năm 1976 và phá hủy trạm thủy văn ở nơi đó không thể che lấp được sự thật: trước đó Việt Nam là chủ sở hữu của cồn này, và đương nhiên là chủ sở hữu của toàn bộ Thác Bản Giốc. Toàn bộ hồ sơ về việc thành lập và quá trình hoạt động của trạm thủy văn chính là một bằng chứng về chủ quyền của Việt Nam. Điều này chứng tỏ cột mốc 53 nằm sai vị trí, và việc nó bị dời đến địa điểm hiện nay là do phía Trung Quốc thực hiện sau khi đã chiếm cồn Pò Thoong.

-------------------------------------------------------------------------------------------------------
HKbay vì các bạn đã quan tâm về vấn đề này xin tóm lược phần II Thác Bản Giốc để cùng các bạn nhớ rằng có một Bản Giốc thuộc Việt Nam và Hoàng Sa Trường Sa Tây Nguyên đã và đang mất dần về tay Trung Cộng