Trong quá trình bôi bác lịch sử Việt Nam, những năm gần đây
có xuất hiện “thằng thầy chùa Thích Chân Hoang (Quang)” tung ra một clip video
viện dẫn bá láp bá xàm về lịch sử nói rằng “ Vn là em của Tàu Khựa mà Lý Thường
Kiệt dám đem quân đánh nhà Tống bên Tàu mà hắn gọi chiến công lừng lẫy này là “hỗn”
. Trong khi đó thì nhà nước của cái gọi là “Đảng Cộng Sản” đang tung tẩy cái
tấm biển “4 tốt-16 chữ vàng” khi đất nước đang hao mòn từng mảng và mất sạch
biển Đông. Còn tuồi trẻ Việt Nam thì dốt sử và đang lao đầu vào những trò bệ
rạc, dối trá với cái khái niệm trời ơi “Yêu Tổ Quốc Xã Hội Chủ Nghĩa” LTD
Thân thế Lý Thường Kiệt
Theo Phả hệ họ Ngô Việt Nam, nguyên danh của ông là Ngô Tuấn (吳俊), tự Thường
Kiệt (常傑), sau được ban quốc tính nên
có tên là Lý Thường Kiệt. Ông là con của Sùng Tiết tướng quân Ngô An Ngữ, cháu của Ngô Ích Vệ, chắt của Sứ
quân Ngô
Xương Xí và cháu 5 đời
của Thiên Sách Vương Ngô
Xương Ngập–hoàng tử trưởng của Ngô Quyền[2], người
phường Thái Hòa, thành Thăng Long (Hà Nội ngày nay). Có tài liệu[3] lại nói quê ông là làng An Xá, huyện
Quảng Đức (Cơ Xá, huyện Gia Lâm ngày nay). Cha ông làm Thái úy đời Lý
Thái Tông[4], quê ở
huyện Câu Lậu, Tế Giang (nay thuộc huyện Mỹ Văn, Hưng Yên), được vua
ban quốc tính, vì mới có tên là Lý Thường Kiệt. Cha của Đỗ Anh Vũ gọi Lý Thường
Kiệt là cậu ruột[5]. Sử sách
Trung Quốc thường chép tên ông là Lý Thường Cát hoặc Lý Thượng Cát[6].
Dưới triều Thái Tông và Thánh Tông
Cơ Xá Linh Từ - đền thờ Lý Thường Kiệt - ở phố Nguyễn Huy Tụ phường Bạch Đằng (đất làng Cơ Xá cũ) quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Năm 1041, Lý Thường Kiệt còn ít tuổi, vì vẻ mặt tươi đẹp được sung làm Hoàng môn chi hậu - chức thái giám theo hầu Lý Thái Tông.
Trong mười hai năm làm nội thị trong triều, danh tiếng của Lý Thường Kiệt ngày càng nổi. Năm 1053, ông được thăng dần đến chức Nội thị sảnh đô tri khi 35 tuổi.
Năm 1054, Thái tử Lý Nhật Tôn kế vị, sử gọi là Lý Thánh Tông. Thánh Tông phong ông chức Bổng hành quân hiệu uý. Ông thường ngày ở cạnh vua, thường can gián. Vì có công lao, ông được thăng làm Kiểm hiệu thái bảo.
Năm 1061, người Mường ở biên giới quấy rối. Lý Thánh Tông sai ông làm Kinh phỏng sứ vào thanh tra vùng Thanh Hóa,Nghệ An, được toàn quyền hành sự. Ông phủ dụ dân chúng, lấy được lòng người. Tất cả 5 châu 6 huyện, 3 nguồn, 24 động đều quy phục.
Tháng hai năm 1069, ông theo vua Thánh Tông đi đánh Chiêm Thành. Lý Thường Kiệt làm tiên phong đi đầu, truy bắt được vua Chiêm là Chế Củ. Cuối cùng Chế Củ phải chịu hàng, dâng 3 châu để được tha về nước.
Phụ chính Lý Nhân Tông
Ủng hộ Nguyên phi Ỷ Lan
Năm 1072, Lý Thánh Tông qua đời. Thái tử Càn Đức mới bảy tuổi lên ngôi, sử gọi là Lý Nhân Tông. Thái sư Lý Đạo Thành (李道成) tôn Hoàng hậu Dương thị làm Thượng Dương hoàng thái hậu (上楊皇太后), buông rèm cùng nghe chính sự. Mẹ đẻ của Nhân Tông là Thái phi Ỷ Lan không được dự vào việc triều đình, bèn dựa vào Lý Thường Kiệt để nắm lấy quyền nhiếp chính. Lý Thường Kiệt khi đó làm Thái uý, chức vụ ở dưới Lý Đạo Thành.
Tháng 6, năm 1072, tức là 4 tháng sau khi Nhân Tông lên ngôi, Nhân Tông ra chỉ phế truất Thượng Dương thái hậu, giam Thái hậu cùng bảy mươi hai thị nữ trong lãnh cung và bắt chôn theo Thánh Tông. Có thể thấy, ngoài tác động của Ỷ Lan ở bên trong với Nhân Tông, có sự vai trò của võ tướng Lý Thường Kiệt.
Sau đó Lý Đạo Thành bị giáng chức làm tả gián nghị đại phu, ra trấn thủ Nghệ An. Ỷ Lan được tôn làm Hoàng thái hậu, buông rèm nhiếp chính, điều khiển chính sự. Theo ý kiến của Hoàng Xuân Hãn, việc xử chết Dương thái hậu và giáng chức Đạo Thành, một mình Ỷ Lan không thể thực hiện mà có vai trò của Lý Thường Kiệt, người nắm quân đội trong tay, trong khi Lý Đạo Thành vốn là quan văn và tuổi tác đã cao[7].
Từ đó Lý Thường Kiệt giữ vai trò phụ chính trong triều đình nhà Lý.
Chiến tranh với Tống
Tiên phát chế nhân
Bài chi tiết: Chiến dịch đánh Tống, 1075-1076
Năm 1075, Vương An Thạch cầm quyền chính nhà Tống, tâu với vua Tống là Đại Việt bị Chiêm Thành đánh phá, quân còn sót lại không đầy vạn người, có thể dùng kế chiếm lấy được. Vua Tống sai Thẩm Khởi, và Lưu Di làm tri Quế Châu ngầm dấy binh người Man động, đóng thuyền bè, tập thủy chiến, cấm các châu huyện không được mua bán với Đại Việt.
Vua Lý biết tin, sai ông và Tôn Đản đem hơn 100.000 quân đi đánh. Quân bộ gồm 60.000 người do các tướng Tôn Đản, Thân Cảnh Phúc[8], Lưu Kỷ, Hoàng Kim Mãn, Vi Thủ Anchỉ huy, tổng chỉ huy là Tôn Đản. Bộ binh tập trung ngay ở các châu Quảng Nguyên, Môn (Đông Khê), Quang Lang, Tô Mậu rồi tràn sang đánh các trại Vĩnh Bình, Thái Bình, Hoành Sơn, châu Tây Bình, Lộc Châu. Một cánh quân khác đóng gần biên giới Khâm châu cũng kéo tới đánh các trại Như Hồng, Như Tích và Đề Trạo, "quân ta tới đâu như vào nhà trống không người"[9].
Lý Thường Kiệt chỉ huy 40.000 quân thủy cùng voi chiến đi đường biển từ châu Vĩnh An (Quảng Ninh) đổ bộ lên đánh các châu Khâm, Liêm; Tông Đản vây châu Ung. Ngày 30 tháng 12 năm 1075, quân Nam tiến chiếm thành Khâm Châu, bắt toàn bộ quan quân nhà Tống mà không phải giao chiến một trận nào. Ba ngày sau, 2 tháng 1 năm 1076, Liêm Châu cũng thất thủ[10].
Khi được tin hai châu Khâm, Liêm đã mất, nhà Tống rất hoang mang, lo ngại, các tướng ở địa phương bối rối. Ty kinh lược Quảng Nam tây lộ vội vã xin viện binh: 20.000 quân, 3.000 con ngựa, xin thêm khí giới, đồ dùng và một tháng lương, và xin được điều động các dân khê động, tất cả lấy dọc đường từ Kinh châu đến Quảng Tây. Để điều khiển quân được mau chóng, ty ấy cũng xin dời đến thành Tượng, gần phía bắc Ung Châu[11].
Trong lúc bối rối, triều đình Tống đối phó rất lúng túng. Vua Tống cách chức Lưu Di và sai Thạch Giám thay coi Quế Châu và làm kinh lược sứ Quảng Tây.
Trên các mặt trận, quân Lý hoàn toàn làm chủ. Lý Thường Kiệt cho đạo quân ở Khâm và Liêm Châu tiến lên phía Bắc. Đạo đổ bộ ở Khâm Châu kéo thẳng lên Ung Châu. Đường thẳng dài chừng 120 cây số, nhưng phải qua dãy núi Thập Vạn. Còn đạo đổ bộ ở Liêm Châu tiến sang phía đông bắc, chiếm lấy Bạch Châu, dường như để chặn quân tiếp viện của Tống từ phía đông tới. Hẹn ngày 18 tháng 1 năm 1076, hai đạo quân sẽ cùng hội lại vây chặt lấy Ung Châu.
Ung Châu là một thành lũy kiên cố, do tướng Tô Giám cùng với 2.800 quân cương quyết cố thủ.
Đô giám Quảng Tây nhà Tống là Trương Thủ Tiết đem quân đến cứu. Lý Thường Kiệt đón đánh ở cửa ải Côn Lôn (nay thuộc thành phố Nam Ninh, khu tự trị Quảng Tây) phá tan được, chém Trương Thủ Tiết tại trận.
Tri Ung Châu là Tô Giám cố thủ không hàng. Quân Đại Việt đánh đến hơn 40 ngày. Sau cùng quân Việt dùng hỏa công, bắn các chất cháy như nhựa thông vào thành, trong thành thiếu nước, không thể chữa được cháy. Cuối cùng quân Nam bắt dân Tống chồng bao đất cao đến hàng trượng để họ trèo lên thành. Ngày thứ 42, thành bị hạ, tướng chỉ huy Tô Giám tự thiêu để khỏi rơi vào tay quân Lý[12]. Người trong thành không chịu hàng, nên bị giết hết hơn 58.000 người, cộng với số người chết ở các châu Khâm, Liêm thì đến hơn 100.000[12], tuy nhiên quân Lý cũng tổn thất đến 10.000 người và nhiều voi chiến[11].
Lý Thường Kiệt làm cỏ xong thành Ung, lại lấy đá lấp sông ngăn cứu viện rồi đem quân lên phía Bắc lấy Tân Châu. Viên quan coi Tân Châu, nghe thấy quân Nam kéo gần đến thành, liền bỏ thành chạy trốn[13]. Mục tiêu hoàn thành, Lý Thường Kiệt cho rút quân về.
Lý Thường Kiệt bắt sống người ba châu ấy đem về nước. Nhà Lý cho những người phương bắc đó vào khai phá vùng Hoan - Ái (Thanh - Nghệ).
Phòng thủ sông Như Nguyệt
Bài chi tiết: Trận Như Nguyệt và Phòng tuyến sông Như Nguyệt
Do tiền đồn ở Ung châu là căn cứ tập trung quân để nam tiến bị phá tan, nhà Tống phải điều động thêm nhân lực và lương thảo để thực hiện chiến tranh với Đại Việt.
Tháng 3 năm 1076, nhà Tống sai tuyên phủ sứ Quảng Nam là Quách Quỳ làm chiêu thảo sứ, Triệu Tiết làm phó, đem quân 9 tướng, hẹn với Chiêm Thành và Chân Lạp sang xâm lấn Đại Việt, nhưng quân Chiêm Thành và Chân Lạp không dám tiến vào Đại Việt[14]. Quân Tống viễn chinh lên đến 10 vạn quân, một vạn ngựa và hai mươi vạn dân phu, khí thế rất mạnh mẽ, nhất là kỵ binh Tống, nhưng quân Tống muốn phát huy kỵ binh thì phải làm sao qua khỏi vùng hiểm trở, tới chỗ bằng, thì ngựa mới tung hoành được.
Tuyến phòng thủ của quân Nam , Lý Thường Kiệt dựa vào sông núi, các đèo hiểm trở, các sông rộng và sâu. Từ trại Vĩnh Bình vào châu Lạng, phải qua dãy núi rậm, có đèo Quyết Lý, ở trên đường từ tỉnh Lạng Sơn đến Đông Mô ngày nay, vào khoảng làng Nhân Lý, ở phía bắc châu Ôn. Rồi lại phải qua dãy núi lèn (đá không phá đất), đá đứng như tường, ở giữa có đường đi rất hiểm: đó là ải Giáp Khẩu, tức là ải Chi Lăng, ở phía bắc huyện Hữu Lũng thuộc Lạng Sơn ngày nay. Về đường thủy, để chặn địch qua sông, quân Nam chỉ cần đóng thuyền ở bến Lục Đầu thì đi đường nào cũng rất tiện và chóng[11].
Các tướng lĩnh thuộc Man Động như: Nùng Quang Lãm, Nùng Thịnh Đức coi ải Hà Nội, Hoàng Kim Mãn và Sầm Khánh Tân giữ châu Môn, Vi Thủ An giữ châu Tô Mậu, Lưu Kỷ coi Quảng Nguyên khi quân Tống sang đã đầu hàng[11]. Duy có phò mã Thân Cảnh Phúc giữ châu Quang Lang (Lạng Sơn) không những không chịu hàng mà còn rút vào rừng đánh du kích, giết rất nhiều quân Tống. Những tướng lĩnh này trước kéo quân qua đất Tống, đánh rất giỏi. Nhưng sau quân Tống tràn sang đánh báo thù, lúc đầu họ cự chiến, sau vì thất trận và vì sự dụ dỗ, nên đã đầu hàng, thậm chí như Hoàng Kim Mẫn còn chỉ đường bày mưu cho Tống. Sách Quế Hải Chí kể: "Viên tri châu Quang Lang là phò mã, bị thua, bèn trốn vào trong rừng Động Giáp, rồi du kích hậu phương quân Tống. Rình lúc bất ngờ đánh úp quân địch làm chúng rất sợ hãi"[11].
Quân Tống tràn xuống, theo đường tắt qua dãy núi Đâu Đỉnh, tới phía tây bờ sông Phú Lương; trong khi đó, một cánh quân tách ra, vòng sang phía đông đánh bọc hậu quân Nam ở Giáp Khẩu (Chi Lăng) và thẳng tới sông Cầu.
Vua Lý Nhân Tông sai Lý Thường Kiệt đem quân đón đánh, lập chiến lũy sông Như Nguyệt để chặn quân Tống. Sông Cầu từ địa phận Cao Bằng chảy đến Lục Đầu, hợp vớisông Bạch Đằng. Từ Lục Đầu ra đến biển, là một cái hào tự nhiên sâu và rộng, che chở cho đồng bằng nước Việt để chống lại tất cả mọi cuộc ngoại xâm đường bộ từ Lưỡng Quảng kéo vào. Đối với đường sá từ châu Ung tới Thăng Long, thì sông Bạch Đằng không can hệ, vì đã có sông Lục Đầu, là cái hào ngăn trước rồi. Trái lại, sông Cầu rất quan trọng. Thượng lưu sông Cầu qua vùng rừng núi rất hiểm. Chỉ có khoảng từ Thái Nguyên trở xuống là có thể qua dễ dàng, và qua rồi thì có đường xuôi. Nhưng sau sông, ở về phía tây có dãy núi Tam Đảo, là một cái thành không thể vượt. Chỉ có khoảng từ huyện Đa Phúc đến Lục Đầu là phải phòng ngự bờ nam mà thôi. Trong khoảng ấy, lại chỉ khúc giữa, từ đò Như Nguyệt đến chân núi Nham Biền, là có bến, có đường qua sông để tiến xuống miền nam một cách dễ dàng thẳng và gần[11].
Lý Thường Kiệt đem chủ lực chặn con đường từ trại Vĩnh Bình đến sông Nam Định (sông Cầu) bằng cách đặt những doanh đồn và phục binh ở hai ải tiếp nhau: ải Quyết Lý ở phía bắc châu Quang Lang và ải Giáp Khẩu (Chi Lăng) ở phía nam châu ấy. Nếu hai phòng tuyến ấy bị tan, thì phải cố thủ ở phòng tuyến thứ ba, tức là nam ngạn sông Nam Định. Để cản quân Tống qua sông, Lý Thường Kiệt sai đắp đê nam ngạc cao như bức thành. Trên thành, đóng tre làm giậu, dày đến mấy từng. Thành đất lũy tre, nối với dãy núi Tam Đảo, đã đổi thế sông Nam Định và bờ nam ngạn ra một dãy thành hào, che chở cả vùng đồng bằng Giao Chỉ. Thành hào ấy dài gần trăm cây số, khó vượt qua và nhưng lại dễ phòng thủ hơn là một thành lẻ như thành Thăng Long.
Cùng lúc đó thuỷ binh Tống do Hòa Mân và Dương Tùng Tiểu chỉ huy đã bị thủy quân Nam do Lý Kế Nguyên điều động, chặn đánh ngoài khơi lối vào Vĩnh An. Quân Tống có kỵ binh mở đường tiến công quyết liệt, có lúc đã chọc thủng chiến tuyến quân Nam tràn qua sông Như Nguyệt, nhưng quân Nam đều kịp thời phản kích, đẩy lùi quân Tống. Lý Thường Kiệt còn dùng chiến tranh tâm lý để khích lệ tinh thần quân Nam chiến đấu. "Đang đêm, nghe tiếng vang trong đền đọc bài thơ ấy, quân ta đều phấn khởi. Quân Tống sợ, táng đảm, không đánh đã tan"[15].
Quân Tống tiến không được, thoái không xong, hao mòn vì chiến sự và khí hậu, không được thủy quân tiếp viện. Quân Nam lại tập kích, doanh trại của phó tướng Triệu Tiết bị phá, dù quân Tống cũng giết được hoàng tử quân Nam là Hoàng Chân và Chiêu Văn[12]. Quân Tống 10 phần chết đến 6, 7 phần.
Lý Thường Kiệt biết tình thế quân Tống đã lâm vào thế bí, mà người Nam bị chiến tranh liên miên cũng nhiều tổn thất, nên sai sứ sang xin "nghị hoà" để quân Tống rút về. Quách Quỳ vội chấp nhận giảng hòa và rút quân. Sách Việt Sử kỷ yếu của Trần Xuân Sinh dẫn cổ sử nói về nội tình của nhà Tống về sự kiện này: Triều thần nhà Tống cho rằng"Cũng may mà lúc đó địch lại xin giảng hoà, không thì chưa biết làm thế nào".
Hoàng Xuân Hãn, tác giả sách Lý Thường Kiệt đã bình phẩm: "Giả như các mặt trận đầu có quân trung châu, thì thế thủ xếp theo trận đồ của Lý Thường Kiệt đã dàn ra, có lẽ đánh bại Tống từ đầu.
Chiến tranh với Chiêm Thành
Xem thêm: Chiến tranh Việt-Chiêm 1069
Nhà Lý màu vàng, Chiêm Thành màuxanh lá cây, Nhà Tống màu xám, AngKormàu tím.
Dưới thời Lý Thánh Tông, Lý Thường Kiệt đã tham gia cuộc tấn công Chiêm Thành năm 1069. Ông cầm quân truy đuổi và bắt được vua Chiêm là Chế Củ (Rudravarman 4).
Dưới thời Lý Nhân Tông, ngoài việc cầm quân đánh Tống, ông còn tiến công Chiêm Thành vào năm 1075 nhưng không thu được thắng lợi.
Những năm cuối đời, ông còn cầm quân đi đánh Lý Giác ở Diễn Châu (1103). Năm 1104, vua Chiêm Thành là Chế Ma Na (Jaya Indravarman 2, 1086-1113) đem quân đánh và lấy lại 3 châu Địa Lý v.v. mà vua Chế Củ đã cắt cho Đại Việt. Đến đây, Lý Thường Kiệt một lần nữa kéo quân đi đánh, phá tan quân Chiêm, Chế Ma Na lại nộp đất ấy cho Đại Việt.
Khai quốc công
Vì có công, ông được ban "quốc tính", mang họ vua (do đó có họ tên là Lý Thường Kiệt), và phong làm Phụ quốc thái phó, dao thụ chư trấn tiết độ, đồng trung thư môn hạ, thượng trụ quốc, thiên tử nghĩa đệ, phụ quốc thượng tướng quân, tước Khai quốc công. Sau lại có công nữa, ông được phong làm Thái úy. Ông là vị thái giám đầu tiên của các triều đại phong kiến Việt Nam có công đức và đóng góp cho đất nước.
Tháng 6 năm Ất Dậu (1105), Thái úy Lý Thường Kiệt mất, thọ 87 tuổi. Lý Nhân Tông ban cho ông chức Nhập nội điện đô tri kiểm hiệu thái úy bình chương quân quốc trọng sự, tước Việt quốc công, thực ấp một vạn hộ, cho người em là Lý Thường Hiến được kế phong tước hầu.
Bài thơ Nam quốc sơn hà
Bài chi tiết: Nam quốc sơn hà
Nam quốc sơn hà là bài thơ chưa rõ nguồn gốc tác tác giả mà nhiều tài liệu dân gian cho là của ông đang đêm sai người tâm phúc đọc vang trong đền thờ Trương Hống, Trương Hát (thuộc địa phận sông Như Nguyệt, khúc sông Cầu, huyện Yên Phong, lộ Bắc Ninh, nay là huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh). Bài thơ như một bản tuyên ngôn độc lập hùng tráng đầu tiên trong lịch sử dân tộc để cổ vũ tinh thần chiến đấu của quân Đại Việt chống lại quân Tống lần thứ 2.
Bản gốc:
Nguyên bản chữ Hán:
南國山河
南 國 山 河 南 帝 居
截 然 定 分 在 天 書
如 何 逆 虜 來 侵 犯
汝 等 行 看 取 敗 虛
Bản phiên âm Hán-Việt:
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư.
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm,
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.
Dịch thơ:
Sông núi nước Nam
Sông núi nước Nam , vua Nam ở
Rành rành định phận tại sách trời
Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm?
Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời.
Chiến tranh Tống-Việt, 1075-1076
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(đổi hướng từ Chiến dịch đánh Tống, 1075-1076)
Thời gian
27 tháng 10 năm 1075 - 1 tháng 3 năm1076
Địa điểm
Khâm Châu, Liêm Châu, Ung Châu thuộcTrung Quốc
Kết quả
Đại Việt chiến thắng
Tham chiến
Chỉ huy
Lực lượng
2.800 quân chính quy (thành Ung Châu)[1]
5.000 quân (toàn Ung Châu)[4]
Khâm Châu: 500 quân[5]
Liêm Châu: ít nhất 8.000 thổ binh[5]
Không rõ số lượng[4] quânQuế Châu, Tân Châu,Bạch Châu, Dung Châu và các nơi khác
5.000 quân (toàn Ung Châu)[4]
Khâm Châu: 500 quân[5]
Liêm Châu: ít nhất 8.000 thổ binh[5]
Không rõ số lượng[4] quânQuế Châu, Tân Châu,Bạch Châu, Dung Châu và các nơi khác
Tổn thất
Hơn 20.000 quân
Chiến dịch đánh Tống 1075-1076 là tên gọi chiến dịch do tướng nhà Lý là Lý Thường Kiệt phát động nhằm tấn công quân Tống ở 3 châu dọc theo biên giới Tống - Việt năm 1075-1076.
Hoàn cảnh lịch sử
Năm 1010, Lý Công Uẩn lập ra nhà Lý. Để củng cố khu vực biên giới phía bắc, nhà Lý dùng chính sách gả công chúa cho các thủ lĩnh miền núi để gắn chặt mối quan hệ với họ. Trải qua 3 triều vua Lý Thái Tổ, Lý Thái Tông và Lý Thánh Tông, nước Đại Việt phát triển ổn định, khá vững mạnh.
Ở phương bắc, nhà Tống từ khi thành lập (năm 960) đã phải khắc phục những hậu quả do thời chia cắt Ngũ đại Thập quốcđể lại. Ngoài việc đánh dẹp các nước cát cứ, nhà Tống phải đối phó với nước Liêu của người Khiết Đan lớn mạnh ở phương bắc - quốc gia được vua nhà Hậu Tấn cắt cho 16 châu Yên Vân ở phía bắc từ năm 936 nên lãnh thổ bành trướng nhiều về phía Trung Quốc và thường nhân đó can thiệp vào trung nguyên. Đến thời Tống Thái Tông, dù dẹp hết các nước trongThập quốc nhưng nguy cơ uy hiếp từ phía nhà Liêu vẫn luôn tiềm ẩn với nhà Tống.
Sang thời Tống Nhân Tông, nhà Tống lại bị thêm sự uy hiếp của nước Tây Hạ của người Đảng Hạng phía tây bắc mới nổi.Nhà Tống phải cống nộp nhiều của cải và bị mất nhiều phần lãnh thổ cho Liêu và Tây Hạ. Trong nước, triều Tống bị rối loạn bởi những cải cách của Vương An Thạch.
Chủ trương tiến đánh các nước phía nam Trung Quốc để giải tỏa các căng thẳng trở thành một chiến lược của nhà Tống.
Ý định nam tiến của Tống
Từ năm 1070, Vương An Thạch chú ý đến phương nam và muốn lập công ở ngoài biên, tâu lên vua Tống rằng:
"Giao Chỉ vừa đánh Chiêm Thành bị thất bại, quân không còn nổi một vạn, có thể lấy quân Ung Châu sang chiếm Giao Chỉ."[8].
Năm 1073, vua Tống Thần Tông phái Thẩm Khởi làm Quảng Tây kinh lược sứ lo việc xuất quân. Thẩm Khởi đặt các doanh trại, sửa đường tiếp tế, phủ dụ 52 động thuộc Ung Châu sung công các thuyền chở muối để tập thủy chiến.
Thẩm Khởi sau đó làm trái ý vua Tống, bị điều đi nơi khác và Lưu Di thay chức. Lưu Di được lệnh tăng cường binh lực, tiếp tục điểm dân, tích lương, đóng chiến thuyền, luyện tập thủy binh và cấm người Đại Việt sang đất Tống buôn bán vì sợ bị do thám.
Đặc biệt, nhà Tống đã biến Ung Châu thành một căn cứ xuất phát để đánh Đại Việt và giao cho Tô Giám, một viên tướng dày dặn kinh nghiệm trong cuộc chiến chống Nùng Trí Cao trước đây chỉ huy căn cứ này.
Đại Việt ra tay trước
Năm 1072 vua Lý Thánh Tông qua đời, thái tử Càn Đức mới 7 tuổi lên thay, tức là vua Lý Nhân Tông. Thái phi Ỷ Lan làm nhiếp chính, được sự phò tá của các đại thần Lý Thường Kiệt, Lý Đạo Thành nên tình hình quốc gia vẫn khá ổn định.
Tuy Tống cố gắng giữ bí mật, nhưng tình báo của Đại Việt vẫn nắm được ý đồ của quân Tống. Đặc biệt, năm 1073, một tiến sỹ nhà Tống là Từ Bá Tường vì không được trọng dụng nên đã thông báo với nhà Lý. Bởi thế Đại Việt đã nắm được khá đầy đủ tình hình chuẩn bị chiến tranh của nhà Tống.
Lúc này số quân Tống đang tập hợp ở các căn cứ Ung, Khâm, Liêm khoảng 10 vạn đang luyện tập, song chưa thể đánh ngay được vì số quân này là quân Hoa Nam vừa mới tuyển. Nhà Tống sẽ rút 45 ngàn cấm binh thiện chiến ở phương bắc để lập đạo quân chủ lực, thì việc đó làm chưa xong.[9][10].
Trước tình hình đó, thái úy Đại Việt là Lý Thường Kiệt cho rằng:
Ngồi yên đợi giặc sao bằng đánh trước để bẻ gãy mũi nhọn của nó
Chủ trương thực hiện một chiến lược đánh đòn phủ đầu, Tiên phát chế nhân. Ông quyết định mở trận tiến công quy mô sang đất Tống[11][12].
Trận châu Khâm-châu Liêm
Vị trí Khâm Châu tại Quảng Tây
Vị trí Ung Châu (ngày nay là Nam Ninh) tại Quảng Tây
Đại Việt đã huy động 10 vạn quân sang đánh phá căn cứ châu Ung của Tống, bao gồm cả lực lượng chính quy của triều đình lẫn quân của các thủ lĩnh dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc.
Đạo quân của triều đình ở phía Đông do đích thân Lý Thường Kiệt chỉ huy, gồm cả thủy lục quân xuất phát từ vùng Móng Cái ngày nay tiến vào đất Tống nhằm tới châu Khâm.
Còn đạo quân của các thủ lĩnh dân tộc thiểu số ở phía Tây đặt dưới sự chỉ huy của Tông Đản chia làm 4 mũi tiến vào đất Tống: Lưu Kỷ từ Quảng Nguyên (Cao Bằng), Hoàng Kim Mãn từ Môn Châu (Đông Khê - Cao Bằng), Thân Cảnh Phúc từ Quang Lang (Lạng Sơn) và Vi Thủ An từ Tô Mậu (Quảng Ninh) và nhắm tới châu Ung[13]. Đạo quân phía Tây sẽ "dương Tây" để đạo quân phía Đông bất ngờ "kích Đông".
Phòng ngự châu Ung gồm hai phần, tổng số có 5.000 quân[4]. Giữ biên thuỳ Đại Việt và đóng quân trong thành: 2.000 quân đóng ở thành Ung, 3.000 chia đóng ở 5 trại tiếp giáp biên giới Đại Việt: Hoành Sơn, Thái Bình, Vĩnh Bình, Cổ Vạn, Thiên Long[4]. Khâm Châu và Liêm Châu sát biển tiếp giáp Quảng Ninh và Lạng Sơn ngày nay, đặt viên Phòng biên tuần sứ cai quản đoàn quân Đằng Hải để hợp với quân của hai viên tuần kiểm, không quá 500 người, đóng ở hai trại: Như Tích giáp biên thuỳ châu Vĩnh Anh và Để Trạo ở cửa sông Khâm Châu.[5]
Ngày 27 tháng 10 năm 1075, Vi Thủ An dẫn 700 quân từ Tô Mậu vào đánh Cổ Vạn, chiếm được trại Cổ Vạn. Tin tức đến tận ngày 21 tháng 12 mới tới được triều đình nhà Tống. Tiếp theo, các mũi quân phía Tây lần lượt đánh chiếm trại Vĩnh Bình, Thái Bình, các châu Tây Bình, châu Lộc, trại Hoành Sơn[14][15].
Quân Tống bị thu hút vào phía Tây, nên lơ là phía Đông. Đã có người Khâm châu phát hiện và báo cho tướng giữ thành là Trần Vĩnh Tháinhưng Thái không tin. Khi có tin đạo quân phía Đông của Đại Việt đến tập kích, Thái vẫn thản nhiên bày tiệc uống rượu. Quân Tống đã không chống đỡ nổi. Ngày 30 tháng 12 năm 1075, châu Khâm bị chiếm, Trần Vĩnh Thái và các thủ hạ Văn Lương, Ngô Phúc, Tưởng Cẩn,Tống Đạo đều bị bắt và bị giết. Quân Lý không phải giao phong một trận nào, lấy hết của cải mang đi[14]. Người dân địa phương của Bắc Tống dù sau này thương Thái bị giết mà lập đền thờ nhưng vẫn chê cười Thái là người ngu muội; hễ thấy ai không thông tuệ thì gọi là Trần Thừa Chỉ (Thừa chỉ là hàm chức của Vĩnh Thái)[16].
Nghe tin Khâm châu thất thủ, quân Tống ở Liêm châu cố phòng bị nhưng không chống nổi. Ngày 2 tháng 1 năm 1076, châu Liêm thất thủ[14][15] Chúa các trại Như Tích và Để Trạo đều tử trận. Phía Tống bị bắt tới 8.000 tù binh dùng để đưa đồ vật cướp được xuống thuyền sau cũng đem giết hết. Quan trấn thủ châu Khâm là Lỗ Khánh Tôn và các thủ hạ Lương Sở, Chu Tông Thích, Ngô Tông Lập đều bị giết.
Sau đó, Lý Thường Kiệt dẫn quân đến châu Ung cùng đạo quân phía Tây quyết tâm hạ thành châu Ung.
Phát "Phạt Tống lộ bố văn"
Bài chi tiết: Phạt Tống lộ bố văn
Lý Thường Kiệt kéo quân tiến sâu vào nội địa. Phía Tống không còn quân cản đường quân Lý kéo đến thành Ung châu[17]. Nhưng Lý Thường Kiệt vẫn lo ngại dân Tống sẽ cản đường về của quân Lý, do đó nhằm phô trương danh nghĩa cuộc bắc phạt, Lý Thường Kiệt viết Phạt Tống lộ bố văn và sai yết ở dọc đường để kể tội nhà Tống.
Dân Tống thấy lời tuyên cáo đều vui mừng đồng tình, mang rượu thịt ra khao quân Lý. Từ đó mỗi khi dân Tống thấy cờ hiệu Lý Thường Kiệt từ xa đều nói đó là quân của cha họ Lý người nước Nam và cùng nhau bày án bái phục trên đường. Do đó uy danh quân Lý lan rất xa[17].
Trận Ung Châu
Quân Lý vây thành
Ngày 10 tháng 12, Tông Đản kéo đến Ung Châu. Cánh quân chiếm được Khâm Châu tiến lên Ung Châu. Cánh chiếm được Liêm Châu tiến sang miền Đông Bắc chiếm châu Bạch[18].
Nửa tháng sau Ty kinh lược Quảng Tây mới hay tin về cuộc tấn công này để thông báo về triều. Vua tôi nhà Tống hết sức bối rối. Rồi nhiều nơi khác bị mất lại được cáo cấp về, nhà Tống càng hoang mang, sau đó có lệnh của Tống Thần Tông cho Quảng Châu, Quảng Tây phải cố thủ ở các nơi hiểm yếu nhất, vận chuyển tiền, vải, lương thực để khỏi lọt vào tay quân Lý, cách chức Lưu Di, cử Thạch Giámthay coi Quế Châu và đưa viện binh tới các thị trấn đang bị uy hiếp.
Ngày 18 tháng 1 năm 1076, đạo quan của Lý Thường Kiệt cũng tới thành Ung. Mấy vạn quân của Lý Thường Kiệt, Lưu Kỷ và các tù trưởng khác vây thành Ung vài vòng kín như bưng. Tướng giữ thành là Tô Giám thấy thế quân Đại Việt mạnh nên đã áp dụng triệt để chính sách cố thủ để chờ viện quân, tính chỉ hai tuần lễ có thể đến nơi. Tô Giám ban đầu tin rằng Ung Châu cách Quế Châu chỉ có 14 ngày đường, nên viện binh thế nào cũng sẽ đến kịp cho nên đóng cửa thành cố thủ. Kiểm điểm binh lương, trong thành Ung lúc ấy chỉ có 2.800 quân. Dân thành Ung tất cả được gần 6 vạn người bấy giờ sợ hãi đạp nhau mà chạy. Ông đem hết công nhu (tiền công) phát hết cho dân khích lệ mọi người vững lòng, kiên trí. Kẻ nào bỏ trốn phải tội theo quân lệnh (Địch Tích là một bộ hạ dưới trướng của Tô Giám bị chém trong trường hợp này). Ông còn phao tin viện binh không còn xa thành là bao nhiêu.
Trước đó con Tô Giám là Tử Nguyên làm quan ở Quế Châu đem gia đình đến thăm cha, lúc sắp trở về thì thành Ung bị vây, Tô Giám lại bắt Tử Nguyên để vợ con ở lại chỉ được về Quế Châu một mình, vì sợ nếu để người nhà đi đông thì nhân dân cũng bỏ trốn hết.
Viện binh Quế Châu
Lúc này Lưu Di giữ Quế Châu nghe tin thành Ung bị nguy liền phái Trương Thủ Tiết đem quân đi cứu. Thủ Tiết nghe tin quân Lý đông và mạnh, không dám tiến thẳng đến Ung châu, đi vòng theo đường Quý Châu tới Tân Châu rồi hạ trại ở Khang Hòa nghe ngóng.
Ung Châu bị vây gấp quá, Tô Giám cho người mang lạp thư - thư viết vào giấy rồi bọc trong nến - mà ngậm vào miệng phá vòng vây ra báo cho Tống Cầu ở Quế Châu. Tống Cầu giục Trương Thủ Tiết đi gấp. Tiết bất đắc dĩ kéo quân đi, đến núi Hỏa Giáp[19] rồi ra giữ ải Côn Lôn giữa châu Tân và châu Ung, cách Ung 40 km.
Lý Thường Kiệt biết tin viện binh Tống đến, bèn cho quân đón đánh. Ngày 4 tháng Giêng âm lịch, tức ngày 11 tháng 2 năm 1076, quân Lý kéo thẳng đến ải Côn Lôn, quân Tống hốt hoảng bỏ chạy. Trương Thủ Tiết, Nguyên Dụ, Trương Biện, Hứa Dự, Vương Trấn là các chỉ huy của lực lượng viện binh nhà Tống đều bị giết tại trận. Nhiều quân sĩ Tống đầu hàng quân Lý[16].
Quân Lý hạ thành
Thành Ung châu vững chắc, chính Vương An Thạch tin rằng quân Lý sẽ không phá nổi.
Để công phá Ung Châu, mấy vạn quân Lý bắc thang mây để leo thành. Quân Tống dùng đuốc mà đốt nên không thể bắc gần được. Lý Thường Kiệt lại dùng tên độc mà bắn, người ngựa trên thành chết nằm gối lên nhau. Quân Tống dùng thần tư (một loại nỏ) ra bắn. Thành cao và chắc, quân Lý đánh phá hơn 40 ngày không hạ được. Có tù bình bên Tống hiến kế với Lý Thường Kiệt dùng phép thổ công, tức là chèo qua bao đất vào thành. Quân Đại Việt liền lấy túi cho đất vào, cứ thế đắp vào chân thành. Khi các bao đất cao lên, quân Lý theo đó mà leo lên mặt thành. Lý Thường Kiệt theo đó mà tiến đánh.
Ngày 1 tháng 3 năm 1076, sau 42 ngày kiên cường kháng cự[20], thành Ung thất thủ. Tô Giám cố gắng đốc thúc cùng bọn tàn quân chiến đấu đến phút cuối cùng. Khi đã kiệt sức ông cho 36 thân nhân tự sát rồi tự thiêu mà chết. Không tìm thấy Tô Giám, quân Đại Việt giết hết dân trong thành, tổng cộng hơn 50.000 người[20]. Trận này quân Lý bị thiệt hại 15.000 quân, cùng một số voi chiến[21].
Đại Việt rút quân
Lấy xong Ung châu, Lý Thường Kiệt kéo quân lên phía bắc, tỏ ý muốn đánh tiếp Tân châu. Tướng giữ Tân châu nhà Tống là Cổ Cắn Lặc nghe tin, sợ hãi bỏ thành chạy.
Lý Thường Kiệt ra lệnh tiêu hủy thành lũy, phá kho tàng dự trữ trong vùng Tả Giang và lấy đá lấp sông chặn đường cứu viện của quân Tống[22].
Liệu chừng đại quân Tống từ phương bắc sắp kéo xuống, nếu tiến gấp có thể qua vùng khê động đánh vào châu Quảng Nguyên của Đại Việt, mà quân Lý công phá thành Ung châu hơn 1 tháng đã mệt mỏi, Lý Thường Kiệt quyết định thu quân trở về Đại Việt để lo bố phòng.
Tháng 3 năm 1076, quân Lý rút khỏi Ung châu.
Kết quả và ý nghĩa
Nhà Tống chủ trương tập trung căn cứ hậu cần tại các cứ điểm phía nam để chuẩn bị đánh Đại Việt. Nhà Lý đánh phá các châu Liêm, Khâm và Ung, đốt hết các trại Vĩnh Bình, Thái Bình, Thiên Long, Cổ Vạn đã đạt được mục tiêu ra quân chặn thế mạnh của Tống.
Sau thất bại này, cả Tống Thần Tông và Vương An Thạch đều quy lỗi cho các tướng dưới quyền. Thẩm Khởi và Lưu Di bị truy xét tội trạng. Vương An Thạch viết trong Tư kỷ:
Vua sai Khởi kinh chế kín việc Giao Chỉ, các đại thần không hay. Phàm Khởi tâu xin gì, vua cũng nghe.
Nhưng Tống Thần Tông từ chối việc từng sai Thẩm Khởi chuẩn bị đánh Đại Việt, tự tay viết chiếu nói:
Trước Thẩm Khởi ở Quảng Tây nói dối là nhận được mật chỉ của triều đình bảo soạn đánh Giao Chỉ[23]
Cả Tống Thần Tông và Vương An Thạch đều hối tiếc vì không đánh Đại Việt sớm, ngay khi Lý Nhân Tông mới lên ngôi. Sau khi Ung châu thất thủ, phía nhà Tống thừa nhận không còn cơ hội "đánh úp Giao Chỉ" nhưng vẫn chuẩn bị kế hoạch phục thù.
Nhà nghiên cứu Hoàng Xuân Hãn cho rằng:
Tống tiếc rẻ không đánh Đại Việt trước, nhưng không biết rằng sở dĩ Tống bị đánh trước vì dự định đánh Đại Việt. Trong cuộc chiến này, phía Đại Việt nhờ có Lý Thường Kiệt chủ động đi bước trước nên đã giành thắng lợi hoàn toàn và tránh khỏi được thất bại về sau (trong toàn cuộc chiến với Tống)[24].
Chiến tranh Việt-Chiêm 1069
Bách
khoa toàn thư mở Wikipedia
Chiến tranh Việt-Chiêm 1069 là cuộc chiến do vua Lý Thánh Tông của Đại Việt phát
động năm 1069 nhằm đánh vương quốc Chiêm
Thành ở phương Nam với lý do
người Chiêm từ chối thần phục nhà Lý.
Nhà Lý gọi cuộc chiến này là Chiến
dịch phạt Chiêm 1069.
Hoàn
cảnh lịch sử
Từ khi Đại Việt giành
được độc lập (thế kỷ thứ 10) việc đánh Chiêm Thành thường được các vua Lý tiến
hành mỗi khi Chiêm Thành bỏ việc tiến cống và thông sứ hoặc quấy nhiễu các vùng
biên giới trên bộ và ven biển Đại Việt.
Năm Giáp Thân (1044), Lý Thái Tông đã
đánh Chiêm Thành với lý do nước này bỏ thông hiếu, phá quốc đô Phật Thệ và giết chúa Sạ Đẩu.
Sang thời Lý Thánh Tông, năm
1065 - 1069, Chiêm Thành bỏ cống. Vua Thánh Tông lại đem quân Nam chinh. Nhưng
một vài sử gia cho rằng tới giai đoạn lịch
sử này cuộc đánh Chiêm chẳng
phải riêng vì việc đoạn tuyệt giao hiếu, mà do Đại Việt bắt đầu thi hành chính
sách mở rộng biên giới, dựa vào chỗ Chiêm Thành có tinh thần bất khuất chống
đối đối với Đại Việt và lại lén lút thần phục nhà
Tống[1].
Quốc vương Chiêm là Chế
Củ muốn dựa vào nhà Tống để
chặn bước tiến của Đại Việt, xin thần phục và được vua Tống Thần Tông giúp
đỡ, cho ngựa trắng và cho phép họ mua lúa ở Quảng
Châu, Chiêm Thành không tiếp tục nạp cống cho Đại Việt nữa. Mọi hành động
của Chiêm Thành đều bị người Việt cho là khiêu khích họ[1].
Diễn biến[sửa | sửa mã nguồn]
Năm 1068 vua Lý Thánh Tông sửa
soạn thêm chiến thuyền (việc giao thông từ thành Phật Thệ tới Đại Việt bằng
đường núi theo lời sứ Chiêm tâu với vua Tống phải mất 40 ngày. Vua nhà Tiền Lê trước
đây có đào tân cảng và sửa chữa đường sá nhưng xét ra dùng thủy đạo vẫn dễ dàng
cho việc chuyển quân hơn. Lực lượng quân sự của Lý triều tất cả có chừng 200
chiếc thuyền, Lý Thường Kiệt được
làm Đại tướng đi tiên phong, em Thường Kiệt là Lý Thường Hiến giữ chức Tán kỵ Võ úy.
Ở triều bấy giờ Lý Thánh Tông
giao cho Nguyên phi Ỷ Lan và Thái sư Lý Đạo Thành trông
coi việc nước. Bảy ngày sau khi rời khỏi Thăng
Long các đạo quân Việt đã có
mặt ởNghệ
An, ba ngày sau tới phía Nam núi Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh),
vào hải phận Chiêm Thành.
Năm ngày sau Lý Thường Kiệt tới
cửa Nhật
Lệ là nơi tập trung của thủy
quân Chiêm Thành. Tại Nhật
Lệ, một nhóm nhỏ thủy quân Chiêm xông ra chặn quân Việt. Tướng của quân Lý là
Hoảng Kiệt đánh lui họ rồi tiến về phía Nam không bị ngăn trở, mục đích của
quân Đại Việt là tiến thẳng tới thành Phật Thệ phá kinh đô và bắt quốc vương. Bốn ngày sau nữa
tới cửa Tư Dung nay gọi là Tư Hiền là cửa sông vào các phá và sông thuộc Quy Nhơn ngày nay. Quân Lý mất ba ngày nữa,
tính tất cả là 26 ngày từ Thăng Long đến đấy.
Thành Phật Thệ[2],
ba phía Tây-Nam-Bắc có núi che chở, phía Đông giáp biển. Thủy quân của nhà Lý
đổ bộ ở đây. Tướng Chiêm là Bố Bì Đà La dàn trận trên bờ sông Tu Mao chặn
đánh. Quân Lý xông lên giết được Bố Bì Đà La và rất nhiều binh sĩ.
Lý Thường Kiệt vượt được sông
Tu Mao, lại qua hai con sông nữa mới tới kinh đô Chiêm Thành. Đang đêm nghe tin
quân của mình bại trận ở Tu Mao, vua Chế Củ mang vợ con chạy trốn. Đêm ấy, quan
quân nhà Lý tràn vào thành Phật Thệ, đến bến Đồng La, dân ở thành Phật
Thệ phải xin hàng[3].
Vua Thánh Tông đánh Chiêm Thành
lâu lắm không hạ nổi, bèn đem quân trở về. Đi nửa đường đến châu Cư Liên, vua
nghe thấy nhân dân khen bà Nguyên phi ở nhà giám quốc, trong nước được yên trị,
Thánh Tông nói: "Người đàn bà trị nước còn được như thế, mà mình đi
đánh Chiêm Thành không thành công, thế ra đàn ông hèn lắm sao?"
Vua Thánh Tông quay trở lại
đánh Chiêm. Lý Thường Kiệt đem quân theo phía Nam. Tháng
tư quân Lý tiến đến biên
giới Chân
Lạp (Campuchia), qua các vùng Phan Rang,Phan
Thiết ngày nay mà tiếng Chiêm gọi là Panduranga. Tháng 4 Lý Thường
Kiệt bắt được vua Chế Củ ở biên giới Chân Lạp. Vua
Chiêm vốn có cựu thù với nước
Chân Lạp nên hết đường chạy phải ra hàng, kết quả là ông bị Lý Thường Kiệt cầm
tù. Cuộc đuổi bắt vua Chế Củ mất hết một tháng.
Người có công lớn nhất trong
cuộc đại thắng này của nhà Lý là Lý Thường Kiệt.
Tháng
5 Lý Thánh Tông ngự
tiệc cùng quần thần ở cung
điện của vua Chiêm, vua lại
thân hành múa thuẫn và đánh cầu ở nơi thềm điện ấy. Trước khi về nước Thánh
Tông còn không quên sai đếm tất cả nhà của dân ở trong và ngoài thành Phật Thệ,
gồm có hơn 2.660 căn đều thiêu rụi sạch[3].
Ngày 19 tháng 6 năm Quý Tỵ,
thuyền của quân Lý về đến cửa Tư Minh, có lẽ là Tư Dung. Ngày 17 tháng 7 năm
Tân Dậu, đạo quân Nam chinh về tới Thăng
Long. Vua Thánh Tông lên bộ ngự trên xe, quân thần cưỡi ngựa theo sau. Vua
Chiêm mặc áo vải trắng, đầu đội mũ làm bằng cây gai, tay bị trói sau lưng do 5
người lính Võ đô dắt. Quyến thuộc đi sau cũng bị trói. Chế Củ xin dâng 3 châu Bố
Chính, Ma Linh và Địa Lý (vùng từ dãy Hoành Sơn đến dãy Bạch Mã
tương ứng với Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế ngày nay)để chuộc tội nên
ông được tha về.
Mùa thu, tháng 7 tại nhà Thái
Miếu, vua Lý Thánh Tông dâng trình việc thắng trận. Chiến tranh kết thúc với
thắng lợi và mở rộng đất đai của Đại Việt.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét