Nguyễn Trãi Với Tư Tưởng Nhân Nghĩa
Trong hàng danh-nhân lịch-sử Việt-Nam, Nguyễn-Trãi là tiêu-biểu bậc nhất cho kẻ-sĩ, lý-tưởng của phần-tử trí-thức, là thế-lực thứ ba thiết-yếu cho sự quân-bình của cái xã-hội Làng Nước, nửa phân-quyền dân-chủ, nửa tập-quyền quân-chủ, kẻ-sĩ mà Nguyễn-Công-Trứ đã ca-tụng là sứ-mệnh lịch-sử quốc-gia :
" Tước hữu ngũ sĩ cư kỳ liệt
Dân hữu tứ sĩ vi chi tiên
Có giang-san thì sĩ đã có tên
Từ Chu, Hán vốn sĩ này là quý " .
Kẻ-sĩ Nguyễn-Trãi đã xuất-hiện vào giai-đoạn hết sức gian-nan của lịch-sử dân-tộc, giai-đoạn suy-nhược của nhà Trần, cách-mệnh thất-bại của nhà Hồ, kháng-chiến tuyệt-vọng chống quân Minh của nhà hậu-Trần, bị nội-thuộc dưới chế-độ quận, huyện của nhà Minh cho đến khi khôi-phục lại đất nước, tổ-chức lại Quốc-gia độc-lập, để rồi bị chu-di tam-tộc, không kịp " công thành thân thoái ", đủ thấy cuộc đời kẻ-sĩ Nguyễn-Trãi giàu bài-học kinh-nghiệm lịch-sử biết bao và phản-chiếu tâm-hồn dân-tộc sâu-rộng là nhường nào. Nguyễn-Trãi cho ta biết cái học kinh-luân của kẻ-sĩ, con người toàn-diện, hợp-nhất Tri-Hành. Nguyễn-Trãi cho ta biết thái-độ của kẻ-sĩ trong thời loạn và trong thời bình, đối với nhân-dân và đối với nhà nước .
Nguyễn-Trãi cho chúng ta bài-học về Nhân-Nghĩa, chiến-tranh vì nhân-dân, hòa-bình vì nhân-dân, dân là nước và nước là dân. Nguyễn-Trãi cho chúng ta bài-học về Hiếu và Trung, lời của Nguyễn-Phi-Khanh bảo con là Nguyễn-Trãi và Nguyễn-Phi-Hùng trên đường tù-binh bị bắt giải về Tầu : " Thôi các con theo cha khóc-lóc mà làm chi ? Các con hãy về tìm cách trả thù nhà, nợ nước, ấy là chí-hiếu ! "
Nhưng quan-trọng hơn hết là Nguyễn-Trãi đại-diện cho sự chuyển-tiếp giữa hai thời-đại tư-tưởng truyền-thống Việt-Nam, từ truyền-thống Tam-giáo Nho, Thích, Đạo thời Lý, Trần sang truyền-thống Nho-giáo chính-thống, từ mô-thức xã-hội khai-phóng sang xã-hội bế-quan. Sự chuyển-tiếp ấy đánh dấu bằng cái án khốc-liệt mà cả dòng họ bị chu-di oan-uổng, cái án chu-di tam-tộc đặc-trưng của chế-độ quân-chủ chuyên-chế khi Nho-giáo thống-trị độc-tôn. Mặc dầu những chuyện " rắn báo oán " với chiếu " tuyết-hận " của Lê-Thánh-Tông về sau cũng không làm sao rửa sạch nỗi oán-hận của người đời đối với chế-độ chuyên-chế, mà thương xót thay cho số-phận bậc đại-công-thần vì dân vì nước, của một kẻ-sĩ Việt-Nam, vĩ-nhân gương-mẫu muôn đời .
Hai mươi năm sau, Vua Lê-Thánh-Tông nối chí Nguyễn-trãi để thực-hiện chủ-nghĩa chính-trị Nhân - Nghĩa của ông đã xướng-xuất, có bài thơ tuyết-hận, nhà Vua viết : " Ta ngồi tĩnh tọa suy-tư ở Pháp-cung, nghĩ lại ngày nay Vua sáng tôi hiền sùng sự-nghiệp thịnh-vượng hiện thời, chợt cảm-hứng nên bài thơ thất-ngôn " :
" Ức-Trai tâm thượng quang Khuê tảo".
( Tấm lòng của Ức-Trai sáng-tỏ như sao Khuê ).
Và nhà Vua đã thân chú-giải rằng :
" Thừa chỉ quán phục hầu Nguyễn-Trãi, hiệu Ức-Trai, Tiên-sinh khoa-bảng triều nhà Hồ, khi đầu Vua Thánh-tổ mở nước có đến Lôi-Giang quy phục, bên trong thì giúp mưu-lược trong Bộ Tham-Mưu, bên ngoài thì giao-dịch bằng văn thơ dụ-hàng với các thành giặc, đạc-biệt tin dùng vào việc thư từ vẻ vang cho nước ".
Đấy là ca-tụng, tán-dương hết mức ! Nhà Vua lại có chế truy-tặng Thái-sư Tuệ-Quốc-Công, trong lời chế có câu :
" Phong hổ long vân chi hội, do ức tiền duyên
Công danh sự nghiệp chi truyền vĩnh thùy lai thế ".
( Rồng mây gặp hội còn nhớ duyên xưa
Công danh sự-nghiệp đời đời truyền-tụng ) .
Khảo xét Nguyễn-Trãi thờ Vua Lê-Thái-Tổ khởi-nghĩa Lam-Sơn khôi-phục giang-sơn, đất nước, giải-phóng dân-tộc khỏi thế-lực đô-hộ nhà Minh, bình-định thiên-hạ, ngoài thì giao-thiệp bút-chiến với quốc-gia hùng mạnh, trong thì kế-hoạch mưu-lược, công-nghiệp hiển-hách, thực là một vị hào-kiệt từ xưa đến nay. Có thể nói không có Nguyễn-Trãi vi Thần, Lê-Lợi vi Quân thì không có được triều nhà Lê, điều ấy không phải nói ngoa vậy. Sự-nghiệp của Nguyễn-Trãi không những quán cổ kim mà văn-chương của Nguyễn-Trãi cũng lại sâu rộng về khí-lực, đủ chứng-minh " văn tức là người " ( Le style c'est l'homme ) như Trần-Bích-San thời Tự-Đức sau này đã bộc-lộ :
" Văn phi sơn thủy vô kỳ khí
Nhân bất phong sương vị lão tài " .
( Văn không non nước không hồn khí
Người chẳng dãi-dầu chửa thực tài ) .
Câu ấy thật thích-ứng vào Nguyễn-Trãi với văn-chương " Bình Ngô đại cáo " " Trung Quân từ mệnh " nói lên cái ý-thức dân-tộc, cái tư-tưởng đồng-nhất với Dân với Nước, cái tinh-thần Nhân-Nghĩa lấy làm cứu cánh, quyền-mưu là phương-tiện :
" Nhân Nghĩa chi cử yếu tại yên dân
Điếu phạt chi sư mạt tiền khử bạo ."
( Việc Nhân Nghĩa cốt làm yên dân
Cất quân đánh dẹp trước lo trừ bạo ) .
Và thư gửi cho Phương-Chính nói :
" Phàm mưu-đồ việc lớn phải lấy Nhân-Nghĩa làm gốc, thành-tựu việc lớn phải lấy Nhân-Nghĩa làm đầu. Chữ Nhân-Nghĩa đầy đủ thì công việc mới xong-xuối " . _ ( Quân-Trung từ mệnh )
" Việc quyền mưu dùng để trừ gian
Nhân-Nghĩa mới duy-trì nước ổn "
_ ( Thơ mừng về Lam-Sơn )
Và nhân-dân được đề-cao là sức mạnh của thời chiến cũng như thời bình :
" Phúc chu thùy tín dân do thủy "
(Đắm thuyền mới biết dân như nước ) _ ( Quan Hải )
Hay là :
" Nhân-dân không theo hẳn về ai, chỉ theo về người nhân-đức. Dân như nước, chở được thuyền mà cũng đánh đắm được thuyền " _ ( Hậu tự huấn )
Và lời Gia-Huấn như tràn-ngập một tình-thương Nhân-Nghĩa vô bờ bến, bất phân giai-cấp :
" Ở cho có đức có nhân,
Mới mong đời trị được ăn lộc Trời.
Thương người tất tả ngược xuôi,
Thương người lỡ bước, thương người bơ vơ,
Thương người ôm dắt trẻ thơ,
Thương người tuổi tác già nua bần hàn,
Thương người quan quả cô đơn,
Thương người lỡ bước lầm than kêu đường.
Thấy ai đói rách thì thương,
Rách thường cho mặc, đói thường cho ăn,
Thương người như thể thương thân.
Người ta phải bước khó khăn đến nhà,
Đồng tiền bát gạo mang ra,
Rằng đây cần kiệm gọi là làm duyên,
May ta ở chốn bình yên,
Còn người tàn phế, chẳng nên cầm lòng,
Tiếng rằng ngày đói tháng đông,
Thương người bớt miệng bớt lòng mà cho,
Miếng khi đói, gói khi no,
Của tuy tơ tóc nghĩa so nghìn trùng,
Của là muôn sự của chung,
Sống không, thác lại tay không có gì.
Ở sao cho có nhân nghì " . _ ( Gia Huấn Ca )
Đây là con Người Sĩ Nguyễn-Trãi, từ giọng văn chiến-tranh Nhân-Nghĩa đi sang giọng văn giáo-huấn Nhân-Nghĩa, trước sau vẫn chất-phác thành-thật mà cảm-động chinh-phục lòng người, nhờ có cảm-hứng sâu rộng, khí-lực hùng-hồn, tình-cảm thâm-trầm nên văn-chương sáng-tỏ vậy.
Con Người Nguyễn-Trãi, giàu kinh-nghiệm sinh-tồn, từng-trải bao nhiêu cảnh-ngộ biến-đổi thời-thế mà tâm-hồn vẫn trong sáng, một lòng nhiệt-thành tìm thựchiêẹn đạo-lý trong đời, cái đạo-lý Nho Thiền của kẻ-sĩ chân-chính Bất-Nhị-Pháp. Đạo là Đời, Đời có Đạo, Đạo tái sự-vật, sự-vật có Đạo. Đời ấy là Dân, là Nước, là Thiên-nhiên, Sông, Núi mà hình-ảnh luôn luôn được ông ấp-ủ, hàm-dưỡng trong lòng cho nên phát-biểu ra lời văn, hoặc Hán, hoặc Nôm, hoặc vần, hoặc xuôi, thảy đều một khí sinh-động phản-chiếu tâm-hồn " Đạo-tâm duy-tinh, duy-nhất "
" Đại phàm hoài đức bão tại giả, kiến ư hành-vi sự nghiệp, phát ư ngôn vi văn chương. Cái thiên giáng dụng ư thị nhân, tất toàn dĩ dữ chi dã. Quán chư cổ như Y-Doãn chi nhất đức Thái-Công chi binh thư hựu phi sở vi văn chương dã gia ?
" Ngã Việt Đinh, Lý, Trần, Lê nhất đại hưng vương chi quân, tất hữu nhất đại hưng vương chi tá, cầu kỳ toàn như Ức-Trai tiên sinh mạc nhiên hỹ ".
( Thông thường, người nào có ấp-ủ tài đức trong mình khi biểu-hiện ra hành-động là sự-nghiệp, khi phát-biểu ra lời nói là văn-chương. Bởi vì Trời giáng người ấy xuống thành người hữu-dụng thì ắt Trời ban cho y đầy đủ. Xét thời cổ xưa như Y-Doãn với đức thuần-nhất, Thái-Công ( Lã-Vọng ) với sách binh-pháp lại chẳng phải là văn-chương đấy ư ?
( Nước Việt ta trải qua thời Đinh, Lý, Trần, Lê, mỗi triều-đại có được Vua làm hưng-thịnh, nhưng tìm lấy được một vị hoàn-toàn tài đức như Ức-Trai thì thật là ít có ) .
" Tiên sinh chi học xuất ư gia đình, nhi tinh thâm thông khoát chính đại cương phương nải kỳ độc đắc. Cố vô tâm ư văn chương nhi phát chi ư ngôn tắc hoa anh hùng bất kiếu kỳ trước tác, trực mô phỏng Ngu, Hạ. Kỳ bình sinh ngâm vịnh cùng nhi kiên, lão nhi tráng, tiền bối xưng, bất vong quân thân giả, nhất nhất ư tập trung kiến chi. Phù, kỳ hối hữu sở dưỡng, hiển hữu sở dụng, tàng yên túc dĩ tương ứng, hành yên túc dĩ đại đắc, thử khởi phiêu thiết trần tích nhi thí kỳ hoặc thành giả tai ? Ô hô vũ-trụ mạc đại hồ văn chương, phi độc nhất gia chi ngôn dã. Nhiên kinh thế chi văn mỗi bất da đắc …..
" Ô hô ! Tiên sinh công tồn hồ Lô, Tản bất đắc văn nhi hậu truyền. Văn đắc hồ tính học, bất đắc tản nhi hậu tiến " . _ ( Ngô-Thế-Vinh tự )
( Công có cái học tự trong gia-đình mà tình thâm sâu rộng, ngay thẳng, qui-mô thì lại do nơi tự mình đạt tới. Vốn không để tâm vào văn-chương mà khi phát ra lời nói thì sáng-lạn hùng-mạnh, cổ kính như thời Ngu, Hạ.
( Bình-sinh ngâm-vịnh, càng đến bước cùng càng thêm kiên-cố, càng già càng khỏe. Các bậc tiền-bối đều khen, không từng quên đại hiếu với nhà, trung với nước, có thể thấy rõ trong văn - thơ còn lại. Ôi, khi ẩn-náu thì hàm-dưỡng, khi xuất-hiện thì ích-dụng. Khi ẩn như không thấy, khi hành-động thì thành-công lớn. Như thế, nào phải cóp nhặt phỏng theo vết cũ để thi-thố cầu may mà thành-công được đâu. Trong vũ-trụ còn gì lớn hơn là văn-chương, mà chẳng phải của riêng môn-phái nào. Nhưng cái loại văn-chương kinh-bang tế-thế của ông thì thật là hiếm vậy …..
( Than ôi ! Công-nghiệp của Ứ-Trai còn mãi trường-tồn với sông Lô, núi Tản, không đợi vào văn-chương mới lưu-truyền được lại đời sau .
( Văn-chương của Ức-Trai đạt tới nguồn đạo-lý, không đợi tới sự tán-tụng mới được hiển-dương vậy …..) _ ( Tựa của Ngô-Thế-Vinh )
Đấy là sự-nghiệp, là văn-chương của con Người Sĩ Nguyễn-Trãi mà đời sau ca-tụng. Nhưng ông hành-động vì dân, vì nước, vì non sông, vũ-trụ, hình như với đạo-tâm không màng đến chức-tước, danh-tiếng ở đời, nên tâm-hồn lúc nào cũng thản-nhiên như có hai con người : con người khán-giả với con người diễn-giả, mà Nguyễn-Công-Trứ sau này cũng đã trực-giác :
" Chiếc thuyền lơ-lửng bên sông,
Biết đem tâm-sự ngỏ cùng ai hay ?
Chắc chi thiên hạ đời nay,
Mà đem non nước làm rầy chiêm-bao.
Đã buồn vì trận mưa rào,
Lại đau vì nỗi ào ào gió đông.
Mây trôi nước chảy xuôi giòng,
Chiếc thuyền lơ-lửng bên sông một mình " . _ ( Tự thán )
Đấy là Văn với Người của Kẻ-sĩ Nguyễn-Trãi, cô-đơn cho đến lúc chết, một mình tranh-đấu vì Dân, vì Nước, vì Núi, Sông, với mục-đích Nhân-Nghĩa, hành-động với đạo-tâm chí-công vô-tư của Thánh-nhân, cùng với Trời Đất sinh-thành, hóa-dục :
Thế thượng hoàng lương nhất mộng dư
Giác lai vạn sự tổng thành hư
Như kim chỉ ái sơn trung trụ
Kết ốc hoa biên độc phụ thư
( Cuộc đời như thể mộng hoàng-lương
Tỉnh giấc hư không sự sự xuông
Nước biếc non xanh tình luyến ái
Lều hoa sách Tổ mở kho tàng ) .
Cái lý-tưởng Kẻ-sĩ thường ấp-ủ là trả sạch nợ Nam-nhi đối với nhân-quần xã-hội để hoàn-thành con người Vũ-trụ-hóa trong cuộc sống thiên-nhiên, như Kẻ-sĩ Nguyễn-Công-Trứ sau này đã từng hát :
" Nợ tang-bồng trang trắng vỗ tay reo
Thảnh thơi thơ túi rượu bầu " .
Nhưng Kẻ-sĩ Nguyễn-Trãi còn nặng nợ với nhân-dân, với Dân-tộc, mặc dầu đã thành-công khai-sáng ra nhà Lê, cho nên tuy đã lui về ở ẩn ở Côn-Sơn mà còn phải chịu cái chết oan-uổng, chết đi ở thể-xác như hạt thóc để cho bông lúa đạo-lý nẩy-nở sống lại ở thời Lê-Thánh-Tôn vậy .
KẾT-LUẬN ._
Cái án chu-di tam-tộc Nguyễn-Trãi không phải là cái chết oan-uổng của một dòng họ mà thôi. Nó là cả một khúc-quanh lịch-sử dân-tộc, một sự dứt đoạn trong truyền-thống tinh-thần dân-tộc mà những lời xưng-tụng đặc-biệt của Vua Lê-Thánh-Tôn có thể tẩy oan tuyết-hận cho một linh-hồn, nhưng không thể vãn-hồi được tình-thế :
Cái án chu-di tam-tộc Nguyễn-Trãi không phải là cái chết oan-uổng của một dòng họ mà thôi. Nó là cả một khúc-quanh lịch-sử dân-tộc, một sự dứt đoạn trong truyền-thống tinh-thần dân-tộc mà những lời xưng-tụng đặc-biệt của Vua Lê-Thánh-Tôn có thể tẩy oan tuyết-hận cho một linh-hồn, nhưng không thể vãn-hồi được tình-thế :
" Ức-Trai tâm thượng quang Khuê tảo ! "
( Tâm-hồn Ức-Trai sáng như sao Khuê ! )
_ ( " Quỳnh-Uyển Cửu-Ca " -- Lê-Thánh-Tôn )
Thực vậy, với cái chết của Nguyễn-Trãi, cái truyền-thống tư-tưởng tâm-linh thực-nghiệm khai-phóng của Thiền-tông đồng-nguyên Tam-giáo mà Ông là đại-biểu cuối cùng của nhà Trần cũng tắt theo, bị đoạn-tuyệt bởi cuộc tiêu-hủy sách Sử Việt-Nam của quân Minh với chính-sách đồng-hóa triệt-để. Không những chúng tiêu-hủy hoặc lấy điển-tích của tác-giả thời Lý, Trần. Chúng còn bắt nhân-tài Việt-Nam sang làm tù-binh, hoặc cho làm quan bên triều nhà Minh như trường-hợp Hồ-Nguyên-Trừng, người đã phát-minh ra súng thần-công, bị nhà Minh bắt với cha đưa về Trung-Quốc, lợi-dụng khai-thác phát-minh của ông. Hay là như Nguyễn-An làm quan triều Minh đến chức Thái-Giám. " Theo sách ( Hoàng-Minh Thông-Kỷ ) của Tầu chép về sự-tích của ông, rất sở-trường về kiến-trúc. Phàm những việc xây-dựng hay sửa-chữa thành-trì ở Bắc-Kinh, 9 cửa, 2 cung và 5 điện, các công-thự ở 5 phủ, 6 bộ, cùng những đồn trại ở biên-ải, nhà trạm ở thôn quê, đều chính mình ông trông coi chỉ bảo, công-lao rất to ai cũng biết. Các tòa sở coi về việc thợ-thuyền chỉ việc theo mực-thước sẵn của ông mà thôi " .
Sau khi Nguyễn-Trãi bị chu-di rồi thì nhà Lê đoạn-tuyệt với truyền-thống Tam-giáo Thiền-tông thời Trần để độc-tôn Nho-giáo, Lý-Học của nhà Tống với khuynh-hướng bế-quan và từ-chương, bỏ mất cái tinh-thần Nhân-Nghĩa tâm-linh, quân-bình cá-nhân xã-hội lấy Bụt làm lòng :
" Thân đà hết lụy thân nên nhẹ
Bụt ấy làm lòng Bụt khá cầu ".
_ Quốc Âm Thi tập " -- Mạn thuật )
lấy Thiền-định để thực-hiện Đồng-nguyên Tam-giáo :
" Chiếm tự nhiên một thảo am
Dầu lòng đi Bắc mấy về Nam
Trường thiền-định, hùm nằm chực
Trái thời trai vượn nhọc đem
Núi láng giềng chim bầu bạn
Mây khách khức nguyệt anh tam ( em )
Tào khê rửa ngàn tầm suối
Sạch chẳng còn một chút phàm " .
( Quốc Âm Thi tập -- Thuật hứng )
Đấy là cái tinh-thần Nho-học khai-phóng ( ) " Cùng lý chính tâm " từ Chu-Văn-An, theo tôn-chỉ " tri hành hợp nhất " trên cơ-bản tâm-linh thực-nghiệm của Thiền-tông, đã bị nhà Lê đoạn-tuyệt với cái án của Nguyễn-Trãi vậy.
Xét tư-tưởng Việt-Nam trong vòng một ngàn năm gần đây, bắt đầu dân-tộc thực-sự giải-thoát ách đô-hộ của nước Tầu để ý-thức " Nam quốc sơn hà Nam Đế cư " ( ) mà xây-dựng đời sống chung của một quốc-gia độc-lập, nghĩa là trải qua các triều-đại Đinh, Lê, Lý, Trần, Lê, Nguyễn cho tới ngày nay, chúng ta nhận thấy rõ-rệt có hai ý-thức-hệ kế-tiếp chi-phối xã-hội Việt-Nam, một ý-thức-hệ xã-hội khai-phóng, và một ý-thức hệ xã-hội bế-quan, theo như giới-thuyết trên đây.
Sự thực nói một cách tổng-quát thì lịch-sử tư-tưởng Việt-Nam có thể chia làm ba thời-kỳ : Bắt đầu từ thời nhà Đinh và Tiền-Lê, Lý, chúng ta thấy Phật-giáo Đại-thừa lãnh-đạo ý-thức-hệ quốc-gia dân-tộc. Ở thời nhà Đinh ( 968 - 980 ) và Tiền-Lê ( 980 - 1009 ) các Thiền-sư có tinh-thần thực-tiễn và quốc-gia dân-tộc đã sốt-sắng ra tay phò Vua giúp nước, khuông phò xã-tắc sơn-hà như Khuông-Việt Thái-sư hay Thiền-sư Đỗ-Thận, từng giúp nhà Vua về đường ngoại-giao để đối-ngoại, về đường nội-trị thì bàn-tính mưu-cơ quốc-kế dân-sinh. Như thế đủ chứng-tỏ tiền-độ Phật-giáo tuy có khuynh-hướng lạnh-nhạt với thế-gian, mà riêng các nhà Thiền-sư Việt-Nam lại có chí-nguyện nhiệt-thành với quốc-gia dân-tộc. Các Ngài ngay từ buổi đầu đã đem cái triết-lý xuất-thế bác-ái từ-bi để nhập-thế, cộng-tác với các nhà chính-trị, võ-bị, khai-quốc công-thần. Đấy là chủ-trương hợp-sáng Đạo và Đời. Kịp đến triều Lý ( 1010 - 1225 ) với Thiền-sư Vạn-Hạnh và đệ-tử là Lý-Công-Uẩn chủ-trương dung-hòa hợp-sáng Tam-giáo trên cơ-bản Thiền, hành-động suốt hơn hai trăm năm ảnh-hưởng Phật-giáo vẫn ưu-tiên và sâu rộng, nhưng là một triều-đại oai-dũng nhất, một mình dám đường đường chính chính đem quân vào nước ngoài, khi đánh không ai địch nổi, khi kéo quân về không ai dám đuổi theo, như trận đánh Ưng-Liêm, thật là đệ-nhất võ-công, từ đấy nước Tầu không dám coi thường chúng ta .
Ca dao hát :
" Nực cười châu chấu đá xe
Tưởng rằng chấu ngã ai dè xe nghiêng " .
Là ám-chỉ vào việc võ-công triều Lý trên đây chăng ? Ngoài ra lại còn phải đối-địch với cường-quốc Đại-Lịch ở phía Tây-Bắc, tranh-hùng với lực-lượng Chiêm-Thành ở phía Nam …… Ở dân Việt-Nam đã có được cái nhuệ-khí tích-cực để sống còn bền-bỉ ấy ! Phải chăng triều-đình đã bắt đầu xây nền Quốc-học trên ý-thức-hệ Tam-giáo Phật-Nho-Đạo cho nên trong nước mới kết-tinh được cái tinh-thần Nhân-bản toàn-diện : Nhân (), Trí ( ), Dũng ( ) như Lý-Thường-Kiệt với Tô-Hiến-Thành .
Đến triều Trần ( 1225 - 1400 ) thì cái tinh-thần Tam-giáo truyền-thống ấy phát-triển đến điểm tuyệt-đỉnh vào tổng-hợp tâm-linh thực-hiện của Trúc-Lâm Tam-Tổ là Điều-Ngự Giác-Hoàng, Pháp-Loa và Huyền-Quang. Và nếu không có sức mạnh kỳ lạ của tín-ngưỡng Tam-giáo ấy để đoàn-kết quốc-dân trên dưới như một, thì liệu cái nhóm Việt-Nam nhỏ bé ở cửa ngõ Đông-Nam Á-Châu này có sức gì mà chận đứng đường Nam-tiến của quân Mông-Cổ ?
Cho tới đây, trải qua bốn triều-đình Đinh, Lê, Lý, Trần gồm trên bốn trăm năm ( 432 năm ) cái tín-ngưỡng vào ý-thức-hệ Tam-giáo ấy đã làm nguồn sinh-lực phong-phú hùng-hậu cho toàn dân, trên từ Vua, Quan đến triều-đình, dưới đến nông-dân, sĩ-thứ, bất phân-biệt Nam, Nữ hay tuổi-tác, giai-cấp quí tiện, hết thảy đều nhất-trí một lòng cảm-thông. Nhờ có sự thống-nhất tinh-thần của toàn dân vào một ý-thức-hệ phong-phú, vừa thực-tiễn, vừa lý-tưởng, hết sức khai-phóng cởi mở như quan-niệm Tam-giáo mà triều-đại Lý, Trần là triều-đại oanh-liệt nhất của ngàn năm lịch-sử dân-tộc. Cho hay muốn Quốc-gia thịnh-cường, dân-tộc hùng mạnh, thì điều-kiện tối căn-bản, tồi tiên-quyết và tối trọng-yếu ấy là điều-kiện thống-nhất ý- chí .
Kịp đến triều-đại nhà Lê ( 1428 - 1788 ), tín-ngưỡng Tam-giáo bắt đầu suy-nhược, triều-đình và sĩ-phu nâng Nho-giao lên địa-vị chính-thống độc-tôn, bỏ thi Tam-giáo ở các triều-đại trước. Còn nhân-dân ở dưới, tuy vẫn trung-thành với tín-ngưỡng truyền-thống của dân-tộc, nhưng bắt đầu xung-đột với giới trí-thức thống-trị. Bước đầu nhà Lê, nhờ dư-hưởng của nền tâm-linh Tam-giáo Lý, Trần, nên Quốc-gia còn sức đoàn-kết mới đủ hùng-mạnh để đánh đuổi quân Minh ra khỏi bờ cõi mà xây-dựng lại cơ-đồ với lương thần danh tướng như Nguyễn-Trãi. Nhưng bước xuống Trung và Hậu Lê quả thực tinh-thần đoàn-kết đã mất, giới trí-thức với nông-dân, thống-trị với bị-trị xung-đột. Sĩ-phu lãnh-đạo bất-lực và yếu hèn, dân-chúng lầm-than, Quốc-gia phân-ly, biến thành cục-diệnNam , Bắc phân-tranh. Nguyễn, Trịnh tranh bá, giữa Vua Lê, Chúa Trịnh chỉ còn lại là một tượng-trưng lu-mờ cho cái ý-thức dân-tộc thống-nhất. Lê-Quý-Đôn, một học-giả uyên-thâm lỗi-lạc đời Hậu Lê, am tường thời-cuộc cả Nam lẫn Bắc, nhận-thức thời bệnh hiểm-nghèo, dân-tộc thiếu ý-thức thống-nhất, nên đã từng lên tiếng kêu gọi sĩ-phu trở về phục-hưng lại triết-lý Tam-giáo truyền-thống, mà cơ-bản là tinh-thần " Đồng qui thù đồ " .
Kịp đến triều-đại nhà Lê ( 1428 - 1788 ), tín-ngưỡng Tam-giáo bắt đầu suy-nhược, triều-đình và sĩ-phu nâng Nho-giao lên địa-vị chính-thống độc-tôn, bỏ thi Tam-giáo ở các triều-đại trước. Còn nhân-dân ở dưới, tuy vẫn trung-thành với tín-ngưỡng truyền-thống của dân-tộc, nhưng bắt đầu xung-đột với giới trí-thức thống-trị. Bước đầu nhà Lê, nhờ dư-hưởng của nền tâm-linh Tam-giáo Lý, Trần, nên Quốc-gia còn sức đoàn-kết mới đủ hùng-mạnh để đánh đuổi quân Minh ra khỏi bờ cõi mà xây-dựng lại cơ-đồ với lương thần danh tướng như Nguyễn-Trãi. Nhưng bước xuống Trung và Hậu Lê quả thực tinh-thần đoàn-kết đã mất, giới trí-thức với nông-dân, thống-trị với bị-trị xung-đột. Sĩ-phu lãnh-đạo bất-lực và yếu hèn, dân-chúng lầm-than, Quốc-gia phân-ly, biến thành cục-diện
Lê-Quý-Đôn viết ở " Kiến Văn Tiểu Lục " _ q. V, _ mục " Tài-phẩm " :
" Tôi đã từng tổng-luận cả một đời Tiền Lê, đại để sĩ-phong 3 lần biến-đổi: lúc ban đầu, sau giai-đoạn nhiễu-nhương, trong nước thì dòng Nho-sĩ còn thưa-thớt, kẻ đem thân theo đuổi việc nước như Nguyễn-Thiên-Tích ( ), Bùi-Cẩm-Hồ ( ), Nguyễn-Thời-Trung ( ) có khí-phác anh-hùng dám nói, người ưu-du trong chốn lâm-tuyền như Lý-Tử-Cấu ( ), Nguyễn-Thời-Trung ấp-ủ trong tinh-thần trong trắng, không có lòng nghĩ tới giầu sang, đấy là một thời vậy .
Về thời Hồng-Đức ( 1470 - 1497 ) trong nước mở rộng khoa-mục, kén nhiều nhân-tài, sĩ-tập chỉ theo về văn-từ, thêu vẽ văn-chương để mong chức cao quyền trọng, cái khí-tiết khẳng-khái đã thấy có phần suy kém. Nhưng mà đường sủng lộc đã rộng mở, cách thức dạy-dỗ cũng cẩn-thận, người điềm-tĩnh thì được thăng dùng, kẻ kiêu-hãnh thì bị ruồng bỏ, cho nên người tại vị còn ít cầu-cạnh mà thiên-hạ còn biết quí dưỡng danh-nghĩa. Đấy là một thời, từ năm Đoan-Khánh ( 1505 - 1509 ) trở về sau, thanh-nghị hóa đồi-bại, những người làm quan ít biết thói liêm-nhượng, trong triều-đình không nghe thấy nói câu can-gián, gặp việc thời nhìn để tránh khỏi tai-vạ, thấy nguy thì bán nước cầu toàn lấy thân, những người gọi là danh Nho đều là hạng ngồi yên mà nhận lấy cái vinh-sủng bất-nghĩa, thơ ca đi lại tâng-bốc lẫn nhau, sĩ-tập bại-hoại không lúc nào quá tệ hơn lúc này. Cái tệ lần biến-đổi không thể nói hết được. Xét Quốc-sử trên dưới hơn một trăm năm mà tìm lấy người đáng được gọi là cao-sĩ chỉ được có Lý-Tử-Cấu với vài người nữa , thật đáng thương cho khí-tiết hiếm có vậy". _ ( Lê-Quý-Đôn -- Sách Kiến-Văn Tiểu-Lục -- Tài-Phẩm )
Nhận thấy cái hại của triều Lê tôn-sùng riêng Nho-giáo, có khuynh-hướng đóng cửa bế-quan, cho nên Lê-Quý-Đôn mở đầu chương Thiền-Dật ( ) trong " Kiến Văn Tiểu Lục " ( ) trên đây lên tiếng phản-đối Nho-sĩ cố-chấp hay biện-bác đạo khác mà độc-tôn đạo mình. Ông viết :
" Lời dạy của Thánh-Hiền gốc ở Trung-dung. Giềng-mối, trật-tự, cương-thường, chế-độ Lễ-Nhạc, Hình-pháp, Chính-trị là Trời Đất thiết-lập ra, Vua chưa làm sáng-tỏ. Noi theo tính Trời để tu-sửa đạo-lý thì cổ kim đều nhất-trí. Thánh-nhân giảng học để làm sáng-tỏ nguyên-lý Trời Đất, để làm ngay-thẳng lòng người. Còn như tìm-tòi điều lạ mà thuyết-lý điều quái thì chẳng phải công-việc thường-xuyên vậy. Cho nên chỉ bàn-luận đến đạo-lý phổ-thông không, làm cho kẻ đi học thêm ngờ-vực. Giáo-lý của đạo Phật, đạo Lão thanh-tịnh, hư-vô, siêu-nhiên, lặng-lẽ, không lệ-thuộc vào sự-vật biểu-hiện cũng là giáo-lý cao-minh để làm cho thân mình nên lương-thiện lấy mình, mà bàn đến đạo-đức cao-siêu, luận về hình thần thì chỗ nào cũng có ý-nghĩa thâm-trầm huyền-diệu. Các nhà Nho ta cứ chấp vào ý-kiến bỉ thử thiên-lệch mà điều gì cũng đem ra biện-bác thì có nên không ?………..
" Trang-chu bảo rằng trong phạm-vi thế-gian thì có bàn-luận mà không quyết-nghị, ngoài giới-hạn thế-gian thì giữ lấy mà không bàn-luận, lời nói ấy thật chính-xác vậy " .
Bởi thế mà Lê-Quý-Đôn ở sách " Vân Đài Loại Ngữ " ( ) mới thẳng-thắn trở về tín-ngưỡng " Tam-giáo Đồng-Nguyên " của triết-lý truyền-thống Á-Châu " Đồng qui nhi thù đồ " ( ) từng thống-nhất dân-tộc Việt-Nam thời Lý, Trần vậy .
Họ Lê đã toát-yếu triết-lý " Đồng qui nhi thù đồ " vào bài đại-luận mở đầu cho loại sách " Văn Đài Loại Ngữ " như sau :
" Người xưa xưng tụng cái học " Cách vật trí tri " ( ) suy hậu-quả đến " Tu, Tề, Trị, Bình " thì có thể gọi được là sâu rộng vậy .
" Đạo-lý ở tại sự-vật, sự-vật tất có đạo-lý, xa như cùng trời khắp đất, gần như luân-lý nhân-sinh hàng ngày, chẳng chi không có cái lý dĩ-nhiên, cái nghĩa đương nhiên. Làm người quân-tử không thể không biết mà được .
" Học để thâu góp kiến-thức, hỏi để phân-biệt manh-mối, nhớ lại kinh-nghiệm đã qua để tìm-hiểu những điều sắp tới. Thành-thật tin-sùng đạo-lý, ngày tháng tích-chứa tự-nhiên thông-suốt. Tìm nguyên-lý đến cùng mà toàn-vẹn lấy bản-tính cho đến mệnh trời. Tinh-vi ý-nghĩa đến thần-hóa để mà ích-dụng cho đời, hết-thảy đều do đấy mà xuất ra cả .
" Kinh Dịch nói : ( Người quân-tử nhớ nhiều những điều về trước với việc đã qua là để nuôi đức-hạnh của mình ).( )
" Kinh Thư nói : ( Người ta cầu tìm biết nhiều là chỉ để xây-dựng công-nghiệp với đời ) ( )
" Khổng-Tử nói : (Đệ-tử sao chẳng đọc Kinh Thư, gần thì để phụng-sự cha mẹ, xa để phụng-sự nước Vua, lại biết nhiều về chim-muông cây-cỏ )
()
" Hết thảy đều là công-phu Cách-vật vậy. Tuy nhiên nếu có thể giữ lại điểm thiết-yếu, chọn lấy điểm tinh-vi, thì dù sự sự vật vật có rối bời trước mắt mà tự mình châm-chước điều gốc, điều ngọn, dung hợp điều thủy, điều chung, thì càng thấy rõ rằng dù đường lối có khác nhau vô kể mà tựu-trung cùng đi đến một đích chung. Suy-tưởng tuy trăm lối mà chân-lý chỉ có một, đâu đến nỗi học rộng mà không thấy được chỗ cốt-yếu, mệt sức mất công mà chẳng có hiệu-quả gì ?
" Thử bàn-luận những điều thường-thức. Mặt-Trời, Mặt-Trăng, Tinh-Tú, ấy là văn vẻ của Trời. Khí-hậu, vị-trí, thuận nghịch, mau chậm, phải chăng không có định-luật vĩnh-cửu ?
" Núi sông, cây cỏ ấy là văn vẻ của Đất. Hình-thể, chủng-loại tuy khác nhau, nhưng mạch-lạc, nguyên ủy, cao thấp, béo gầy phải chăng không có định-lý phổ-biến .
" Lễ Nhạc, pháp-luật là văn vẻ của loài người. Đời xưa, đời nay, khi theo khi đổi, chỗ này không ưa, chỗ kia không thích, đều khác nhau lắm. Nhưng tùy thời-thế mà thiết-lập giáo-lý, thuận lòng dân mà cải-cách biến-đổi, thì chung qui cũng có cái nguyên-lý chung vậy. Trong nhân-sự nhỏ như ăn mặc, đồ dùng, cư xử, thù tạc, tính tình, tập tục, cái gì cũng khác nhau, nhưng mục-đích để cùng nhau tìm sự an-ổn, bảo-vệ lấy nhau, nuôi-dưỡng cho nhau, cùng nhau làm khuôn-phép chung, điều ấy thì có sự giống nhau cả .
" Nhân đấy mà xét, thánh-nhân sở dĩ có phép-tắc nhiệm-mầu, bao-quát, thống-quan và tinh-vi, khúc-triết, nghĩa là vừa nhìn sâu và rộng, thì đại-khái đều thuận với cái nguyên-lý tự-nhiên mà có tu-sửa ít nhiều để thích-ứng. Người xưa sáng-tạo, người sau noi theo, như thế gọi là " Cách Vật " ( ), gọi là " Trí tri ) ( ). Bảo rằng đầy đủ đầu mối của muôn lý mà thích-ứng ra muôn sự việc là như thế. Chẳng phải cái học cầu tìm phiếm-tán ở những kinh-nghiệm ngoại-giới mà không nghĩ trở vào cầu tìm ở nơi tâm-hồn vậy. Bằng như không thế mà lại phân-biệt vật nọ, vật kia mà tìm xét từng vật một chi-li thì chẳng hóa ra chịu sự thất-bại vì đường lối ngoắt-ngoéo dễ lạc mất dê, một cây che lấp mất cả rừng sao " . _ ( Lê-Quý-Đôn " Vân Đài Loại Ngữ tựa )
Trên đây, Lê-Quý-Đôn mà danh Nho Chu-Bội-Liên ( ) xưng tụng là ( ) ( Không thẹn với ông Tổ hiền-triết miền Nam ) ( ) " Thánh Mô Hiền Phạm Tự, để cho chúng ta thấy cái tinh-thần " Đồng qui nhi thù đồ " của triết-lý truyền-thống " Tam-giáo Đông-nguyên Vạn-pháp Nhất-lý" ( ) .
Cái triết-lý truyền-thống ấy có thể hiểu một cách phổ-thông khái-yếu như sau :
Điều trọng-đại nhất của nhân-loại là điều tiên-quyết sống còn. Vì sống còn nên mới có những nhu-cầu thúc-đẩy tự trong tâm người ta xuất ra. Sự đòi hỏi ở tâm người ta trả lời cho những tác-dụng căn-bản của tâm-lý. Như nhà Phật nói " Tâm người ta có ba tác-dụng là trí-thức, là tình-cảm, là ý-chí ( ). Tác-dụng nào cũng đòi thỏa-mãn nhu-cầu của mình. Trí-thức thì cầu biết đến cùng, đấy là Chơn.
Tình-cảm thì cầu yêu cái đẹp đến tuyệt đẹp, đấy là Mỹ. Ý-chí thì cầu hành-vi lương-thiện, đấy là cầu Thiện. Chân-Mỹ-Thiện là ba đối-tượng của ba tác-dụng căn-bản, bản-nhiên của một tâm sinh-tồn. Nhưng trước khi phân-hóa ra ba tác-dụng, mỗi tác-dụng đi về một hướng cầu tìm thỏa-mãn, thì tâm vốn chỉ là một tâm thuần-nhất, một bản-thể chưa phân-biệt, hồn-nhiên, cùng với Trời Đất là một thể, cho nên gọi cái Tâm-Thiên-Địa, hay là Tâm-chi-thể ( ) như Vương-Dương-Minh viết :
( Không thiện không ác là bản-thể của tâm
Có thiện có ác là hoạt-động của ý-chí
Biết thiện biết ác là cái biết lương-tri
Làm thiện làm ác là Cách-vật ) .
Chính cái Tâm-Thể ấy là thực-tại tâm-linh tuyệt-đối làm bản-thể chung cho thế-giới sự-vật, cho đời sống hiện-sinh, và cho tinh-thần nhân-loại mà siêu-hình-học truyền-thống lấy làm thực-tại tối-cao để thực-hiện, luân-lý-học và mỹ-học truyền-thống lấy làm giá-trị tối-cao. Cái Tâm-Thể ấy là bản-thể đại-đồng, vừa tiềm-tại trong không-gian, thời-gian, vừa siêu-việt quá thời-gian, không-gian, cho nên Lê-Quý-Đôn bảo là " Đồng qui thù đồ" ( bao-quát thống-quan và tinh-vi khúc-triết ) tức cũng là cái " đại phân số chung " ( Plus grand commun diviseur ) theo Aldus Huxley, của tất cả các nền thần-học:
" Người ta thấy manh-nha triết-lý truyền-thống ấy ở trong sự hiểu-biết cổ-truyền của các dân-tộc sơ-khai, và trình-độ hoàn-bị trưởng-thành của nó ở tại các tôn-giáo cao-đẳng. Một bản diễn-dịch cái " Đại phân số chung " ấy của tất cả các nền thần-học trước kia và về sau thì lần đầu tiên được thấy ghi-chú cách nay hai mươi lăm thế-kỷ ( 25000 năm ). Và từ đấy về sau, đề-tài vô cùng phong-phú đã được nhắc đi nhắc lại theo quan-điểm của mỗi truyền-thống tín-ngưỡng, của tất cả nền ngôn-ngữ chính-yếu của Châu-Á và Châu-Âu " . _ ( " La Philosophie Eternelle ", ed. Plon, Paris 1949 )
Cái " Đại Phân-số Chung " ấy chính là nguồn chung hay đồng-nguyên của tất cả các con đường cầu tìm Chân-lý, hay Đạo-lý, cũng ví như trăm ngàn giòng sông tự một nguồn chảy ra, giòng thì chảy thẳng, giòng thì chảy quanh-co, kết-cục đều chảy vào biển-cả mà hòa-đồng nước của nhau vào nước mặn của biển. Chân-lý hay Đạo-lý thật chỉ có một, như nước biển mà các tôn-giáo, các tín-ngưỡng cũng ví như các giòng nước chảy ra biển rồi lại từ biển trở về nguồn, như thi-sĩ Tản-Đà đã hát :
" Nước đi ra biển lại mưa về nguồn "
hay là như vị Thánh sống Ấn-Độ Ramakrishna cuối thế-kỷ XIX đã truyền dạy cho đệ-tử danh-tiếng thế-giới Vivekananda cái Chân-lý huyền-diệu này là : " Giữa các Tôn-giáo của thế-giới không có sự mâu-thuẫn hay chống-đối ; chúng chỉ là các phương-diện khác nhau của một Tôn-giáo Duy-nhất Vĩnh-cửu ấy ứng-dụng vào các bình-diện hiện-sinh, nó ứng-dụng vào ý-kiến của những tính-tình khác nhau và chủng-tộc khác nhau. Không bao giờ đã có " Tôn-giáo của tôi " ; " Tôn-giáo của anh " ; " Quốc-giáo của tôi " hay " Quốc-giáo của anh " ; không bao giờ có nhiều Tôn-giáo, chỉ có một, duy-nhất mà thôi. Tôn-giáo vô-biên từ cổ lai đã có và sẽ có mãi mãi, và cái Tôn-giáo ấy biểu-diễn ở các địa-phương khác nhau với cách-thức khác nhau. Vậy nên chúng ta phải tôn-trọng tất cả Tôn-giáo, và chúng ta phải cố-gắng công-nhận lấy tất cả, được bao nhiêu hay bấy nhiêu. Các Tôn-giáo biểu-diễn khác nhau không những tùy theo chủng-tộc và vị-trí địa-lý, mà còn tùy theo năng-khiếu của cá-nhân nữa. Ở người này Tôn-giáo biểu-diễn bằng hoạt-động nồng-nhiệt, bằng việc làm. Ở người khác Tôn-giáo biểu-diễn bằng một sự sùng-tín nồng-nhiệt, ở một người khác nữa Tôn-giáo biểu-diễn bằng tinh-thần thần-bí, ở chỗ khác bằng triết-học v.v..... "
_ ( Swami Vivekananda -- " Mon Maître " ( Sư Phụ Tôi ). Bản dịch ra tiếng Pháp của Jean Herbert 1942 )
Nhưng xét kỹ cái tín-ngưỡng ấy, nguyên-lai là một sự dung thông hai nguồn tín-ngưỡng tối-cổ của nhân-loại, là khuynh-hướng sùng-bái Tổ-tiên, khuynh-hướng sùng-bái Thiên-nhiên. Hai khuynh-hướng ấy sở dĩ dung-thông được vì cả hai đều có ý-nghĩa đáp-ứng nhu-cầu của nhân-loại muốn vượt quá giới-hạn vật-chất hữu-hình ; Linh-hồn Tổ-tiên vượt giới-hạn của thể-xác, đàng sau Thiên-nhiên còn Thần-linh siêu-nhiên. Cái tín-ngưỡng siêu-nhiên ấy bắt nguồn từ tục thờ Thần Đông-Cổ ở di-tích văn-minh Đông-Sơn với tục sùng-bái Thiên-động ở di-tích Cổ-Mộ, Thanh-Hóa và Bắc-Ninh, trước thời-kỳ có Phật-giáo, Bà-La-Môn giáo, Khổng-giáo, Lão-giáo du-nhập vào đất Giao-Châu, nơi chôn nhau cắt rốn của nòi Lạc-Việt. Các nhà bác-học Âu-Tây có óc cảm-thông với nhân-dân Việt-Nam như Linh-mục Léopold Cadière hay như Alfred Megnard trường Viễn-Đông Bác-Cổ, thường viết ở " Đông-Dương tạp-chí " ( Revue Indochinoise , Mai 1928 ) : " Ở dân-tộc Việt-Nam mà tục-lệ Tôn-giáo đã pha-trộn và thâu-hóa thần-bí tâm-linh của Phật-giáo với chủ-nghĩa Vật-linh ( magique) của Lão-giáo vào trình-độ chất-phác cố-hữu, thì một phần hoạt-động và tư-tưởng đáng kể đã dành cho phương-diện vô-hình của thiên-nhiên. Đời sống hàng ngày của họ đã thêu-dệt bằng những đề-tài chính-yếu. Vào dịp mùa xuân có rất nhiều hội-hè tượng-trưng cho những quyền-năng thần-linh hành-động trong thế-giới " .
Và Linh-mục Léopold Cadière kết-luận về tín-ngưởng Việt-Nam rằng :
" Có thể nói rằng người Việt-Nam sống trong siêu-nhiên …..
" Không có gì trong đời sống của dân Việt-Nam thoát được ảnh-hưởng Tôn-giáo. Tôn-giáo gặp người Việt-Nam ngay từ lúc bắt đầu lọt lòng, dẫn đưa nó đến tận nhà mồ và sau khi nó chết đi rồi vẫn còn giữ nó trong vòng ảnh-hưởng. Khi người ta nhìn thấy gốc rễ thâm sâu của Thần-linh, trong cõi siêu-nhiên ăn sâu vào tâm-hồn người dân Việt như thế thì người ta không có thể không công-nhận dân-tộc này có tín-ngưỡng thâm-trầm ".(Croyance et Pratique Religieuse des Vietnamiens )
Cái tín-ngưỡng ấy là tín-ngưỡng siêu-nhiên, và trên nền-tảng siêu-nhiên cố-hữu ấy đã kết-hợp ba đường lối cầu-tìm giải-đáp nhu-cầu bản-nhiên của nhân-tính, ba tác-dụng nguyên-thủy của cái tâm đồng-nguyên, do ba giáo-lý chính của Á-Đông đại-diện. Ba giáo-lý ấy đều là những con đường cận-đạo, mỗi giáo-lý cận-đạo một cách, tùy theo ý-hướng sở-trường. Đạo Phật sở-trường về tâm-lý trí-thức cho nên hướng lên Chân-như tuyệt-đối. Đạo Lão sở-trường về tâm-lý nghệ-thuật, cho nên hướng lên Mỹ-cảm siêu-nhiên. Đạo Khổng-Nho sở-trường về hành-vi nhân-sinh cho nên hướng lên chí-thiện. Chân-Mỹ-Thiện nhìn ở quan-điểm danh-lý cố-định thì khác-biệt, nhưng nhìn ở quan-điểm tâm-lý thực-nghiệm thì bổ-túc cho nhau vì chúng là ba quá-trình biện-chứng của một Tâm-Thể phát-hiện ra. Một nhân-bản toàn-diện phải có tâm quân-bình như Nguyễn-Cư-Trinh đã cực-tả được bằng hai câu thơ trong vở-tuồng Sãi-Vãi :
" Thành ư trung vị đắc hòa bình
Hình tại ngoại bất năng trung tiết "
( Lòng thành-thực ở bên trong chưa đạt được quân-bình
Hình-tướng ở bên ngoài không có thể trúng-tiết-điệu ) .
Cái Tâm quân-bình chỉ viên-mãn được khi nào nó hợp được Thể (Essence) lẫn Dụng ( Existance ) hợp cả " trong " lẫn " ngoài " :
" Ngoài là lý song trong là tình " _ ( Nguyễn-Du, " Kiều " )
tức là Đạo Trung-Dung của Nguyễn-Trãi thường nhắc-nhở trong văn thơ :
" Làm người thì giữ đạo Trung Dung "
hay là :
" Bền đạo Trung Dung chẳng thửa tàng
Màng chi phú quí nhọc khoe khoang "
_ ( Quốc Âm Thi tập -- Tự-Giác )
Vì Trung-Dung nên hai chữ Nhân-Nghĩa ở Nguyễn-Trãi không rời nhau, mật-thiết với nhau như đoàn-thể với cá-nhân, có đoàn-thể chỉ-huy ắt phải có cá-nhân tự-do, bổn-phận xã-hội với ý-chí tự-do như bóng với hình trong quan-niệm Nhân-Nghĩa của Nguyễn-Trãi, vì chúng cũng Tri và Hành, biểu-hiệu cái Tâm vô-tâm của nhà Thiền :
" Thơ đái tục hiềm câu đãi tục
Chữ vô tâm ỷ khách vô tâm
Trúc thông hiên vắng trong khi ấy
Năng mõ sơn tăng làm bạn ngâm " .
Đấy là tinh-thần Tam-giáo của Nguyễn-Trãi, lấy tâm Thiền là cái tâm vô-tâm để cảm-thông, để thương yêu cởi-mở như ông đã dạy con trong " Gia Huấn Ca " .
Đấy là Nhân-Nghĩa tâm-linh khai-phóng của xã-hội mở cửa, mà cận-đại ở miền Cực-Nam Việt-Nam, một lớp người Sĩ từ Võ-Trường-Toản, Võ-Tánh, Ngô-Tùng-Châu, Phan-Thanh-Giản đến ông thày học điển-hình Đồ-Chiểu đã tiếp-nối sợi dây truyền-thống của dân-tộc, phối-hợp Đời với Đạo, Nhân-tước với Thiên-tước, giá-trị Thiên-nhiên với Siêu-nhiên :
" Đạo Tiên cũng ở trong hàng đạo Nho,
Đạo Tiên theo việc nhàn du,
Dạo chơi non nước chẳng cầu công-danh.
Đạo Nho lo việc kinh dinh,
Giúp trong nhà nước được minh cương-thường.
Tiên xưa ở chốn thi đường,
Một câu Nho-giáo lòng càng chẳng quên.
Muốn theo Tiên đạo cho bền,
Phải tùng Nho đạo mới nên phận mình.
Hai người đều khá hồi trình,
Đạo nào làm phải mặc tình rắp theo ".
_ ( Nguyễn-Đình-Chiểu " Dương Từ Hà Mậu " )
Dân-tộc Việt-Nam ngày nay ở giữa Đông-Nam-Á, là khu-vực văn-hóa giao-lưu, sẵn có trong truyền-thống cái tư-tưởng khai-phóng của Nguyễn-Trãi, tưởng rất bổ-ích cho giới trí-thức lãnh-đạo phản-tỉnh vậy.
GS Nguyễn Đăng Thục
GS Nguyễn Đăng Thục
http://vietnamdefence.info/nguyentrai5.htm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét