Đôi Dòng Nhìn Lại
Tổng Thống VNCH Ngô Đình Diệm
Quỳnh Hương
Nguồn: quanvan.net
Cuộc chiến giữa Pháp và Việt cộng chấm dứt bằng hiệp định Geneve ngày 20-7-1954.
Sau khi báo chí phổ biến tin hiệp định Geneve ký kết, dân chúng miền Bắc từ thành thị đến thôn quê đều xôn xao. Lúc này bộ mặt thật gian ác của cộng sản đã hiện nguyên hình. Chúng bắt đầu chính sách cướp của, giết người bằng ‘cải cách ruộng đất’, đấu tố. Đây là bài vở mà Hồ chí Minh và bè lũ học từ Lenin, Stalin và Mao trach Đông. Khi dân chúng biết rõ nội dung hiệp định cho dân được tự do lựa chọn nơi sinh sống thì làn sóng di cư tìm tự do dấy lên, nhất là người dân biết tin ông Ngô đình Diệm được quốc trưởng Bảo Đại bổ nhiệm làm Thủ tướng. Ông Diệm đã nổi tiếng là người đạo đức từ ngày từ chức Thượng thư Bộ Lại của Triều đình Huế vì vua Bảo Đại và Pháp không chấp thuận chương trình cải tổ guồng máy cai trị của ông.
Từng đoàn người lũ lượt bỏ cửa nhà cơ nghiệp ra đi với hai bàn tay trắng, miễn sao trốn được ách cai trị dã man của Việt cộng. Các tàu của Pháp nhỏ, thường đậu ở cảng Sáu kho, Haiphong và một số tàu lớn của Hoakỳ đậu ở ngoài vịnh Hạ Long. Những tàu đổ bộ, ngày đó dân thường gọi nôm na là “Tàu Há Mồm”, chuyên chở dân di cư khỏang 300 người một chuyến, từ cảng Sáu Kho lên tàu lớn, hoặc Marine Serpent hay Adler. Sức chứa của Marine Serpent trên 10 ngàn người và Adler chứa mỗi chuyến 6,000 người. Tàu 6 tầng, mỗi tầng có giường vải 4 cấp, dùng để chở Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ.
Tin của dân truyền đi rất nhanh, dù là không có truyền thông như ngày nay.
Việt cộng đã tung tin nhảm, đăng trên tờ báo Nhân dân ở Hanoi , nhằm lừa bịp, hù dọa những người nhát gan. Chúng nói rằng “tàu há mồm chở người ra khơi rồi đổ xuống biển cho chết hết, chứ đông người đi như vậy thì gạo đâu mà nuôi”. Nhưng bất chấp những lời tuyên truyền hù dọa, hàng hàng lớp lớp người vẫn lũ lượt tuôn về đường số 5, là con đường chính nối liền Hà nội Hảiphòng.
Việt cộng thấy hàng trăm ngàn người đã di cư, trốn lánh bọn chúng, nên bắt đầu từ cuối năm 1954, ngoài việc đăng báo hù doạ, bọn chóp bu Việt cộng còn lệnh cho các địa phương lùa dân ở các thôn làng, cạnh trục lộ chính, ra chặn người tị nạn đi bộ, hay bằng xe đò. Những người tị nạn, có những làng tổ chức từng đoàn người với vũ khí thô sơ như gậy, dao phay dùng làm thức ăn, để chống cự lại bọn cán cộng và dân địa phương, khi bị chặn. Nếu không bị cản trở, con số người từ bỏ chế độ dã man cộng sản có thể tới 1 triệu rưỡi hoặc hơn.
Thời gian này, Liên hiệp quốc có cử một Ủy hội quốc tế kiểm soát đình chiến tới Việt nam, gồm Ấn độ là nước trung lập làm trưởng đoàn, và Ba lan (thời đó còn là cộng sản) cùng Gia nã đại.
Rất nhiều đơn tố cáo việc Việt cộng đã chặn, hoặc bắt giữ những người di cư được đưa trình Ủy hội kiểm soát đình chiến. Phái đoàn Kiểm soát đình chiến đi tới kiểm tra thì tiền hô hậu ủng, thông báo trước, nên Việt cộng cho cán bộ, bộ đội giả dạng thường dân, có khi đóng vai người đang làm ruộng, hoặc có khi trà trộn vào các nhà trong làng, đóng vai người dân để trả lời, đánh lừa Phái đoàn. Khi Phái đoàn kiểm soát đình chiến hỏi “ông (hay bà) có muốn di cư không” thì người này trả lời theo đúng sách vở là “chúng tôi không muốn di cư, chúng tôi không muốn bỏ nhà cửa ruộng vườn của chúng tôi”. Ủy Hội Kiểm soát đình chiến đã bị lừa bịp trắng trợn.
Nhưng dù Việt cộng gian ngoan cách nào cũng không chặn nổi làn sóng di cư lớn lao này. Kết quả là hơn một triệu người đã đến được miền Nam tự do sinh cơ lập nghiệp.
Nhìn lại cuộc di cư vĩ đại tránh nạn cộng sản kể trên, dân miền Bắc đã bỏ hết sản nghiệp, mồ mả tổ tiên, để tìm tự do, đã chứng tỏ lòng cam đảm, bất khuất trong dòng máu dân tộc Việt Nam. Giòng máu bất khuất này đã tạo nên những chiến tích oai hùng của tiền nhân chống ngoại xâm được đời đời ghi nhớ :
- Hai bà Trưng Trắc và Trưng Nhị (40- 43 sau Tây lịch) đánh đuổi Tô Định nhà Hán để giành độc lập.
- Nhà Lý (1010- 1225) Từ vua Lý công Uẩn đánh Tống, bình Chiêm. Tài dụng binh của Lý thường Kiệt và con trai út của Lý công Uẩn là Lý long Cơ, đem quân sang chiếm Khâm châu, Liêm châu và Ung châu của nhà Tống, lần thứ nhất trong chiến sử oai hùng.
- Đời nhà Trần, Trần hưng Đạo đánh tan một đội quân hùng mạnh nhất thế giới thời bấy giờ là quân Mông cổ. Quân Mông nhà Nguyên đã chiếm cả thủ đô nước Nga, Mạc Tư Khoa, và gần hết châu Á, trừ Việt nam và Nhật bản. Sự tàn ác của quân Nguyên đã thể hiện trong tin loan truyền của dân chúng “vó ngựa quân Nguyên đi đến đâu là không còn tiếng trẻ khóc.”
- Trận chiến Bạch đằng lần thứ 2 (1288) đã chôn vùi 100.000 quân Nguyên. Số chiến thuyền thu được lên đến 400. Thái tử Thoát Hoan phải chui vào ống đồng chạy về Tàu.
- Vua Lê Lợi trong cuộc chiến trường kỳ 10 năm, với trận Chi Lăng nổi danh (1427), đã giết chết đại tướng Liễu Thăng, đuổi quân Minh khỏi đất nước, giành lại độc lập.
- Cuối thế kỷ thứ 18 (1789), vua Quang Trung đại phá quân Thanh, làm cho tướng Sầm nghi Đống phải thắt cổ tự tử ở gò Đống Đa, cách trung tâm Hanoi 12 km, và Tổng đốc lưỡng Quảng Tôn sĩ Nghị phải bỏ ấn tín để trốn chạy về Tàu.
Ngôi mộ lớn như một hòn núi nhỏ có tên Gò Đống Đa, chôn vùi xác quân Thanh, ở ngoại ô tỉnh lỵ Hà đông là vết tích lịch sử, ghi lại cuộc thảm bại của nhà Thanh xâm lược.
Vua Quang Trung không những có tài dụng binh mà còn là một nhà cai trị tài ba. Ông cũng đã có công trong việc đưa chữ nôm vào việc học, để bớt lệ thuộc văo chữ Hán. Nhưng tuổi thọ chẳng chiều người, vua Quang Trung mất sớm. Nhà Nguyễn giành lại quyền hành. Rồi nước Việt nằm dưới sự đô hộ của thực dân Pháp gần một trăm năm.
Tiếp đó là chiến tranh thế giới thứ 2, Nhật đảo chính Pháp để cai trị Việt nam. Nhưng Nhật chỉ cai trị được vài tháng. Từ ngày Nhật nắm quyền cai trị 9-3-1945, cho đến ngày Nhật đầu hàng đồng minh vô điều kiện tháng 8-1945, quân Nhật ở Việt nam phải rút về nước. Việt cộng lợi dụng cơ hội này đã nhẩy lên cướp chính quyền. Pháp đươc thay thế Anh đưa quân vào tiếp thu khí giới quân Nhật ở miền Nam Việt nam. Miền Bắc do quân của Tổng thống Tưởng giới Thạch đảm trách việc thu khí giới quân Nhật. Tiếp đó, cuộc chiến kéo dài 9 năm giữa Pháp và Việt cộng để cuối cùng đi đến Hiệp định Geneve chia đôi đất nước ở sông Bến Haỉ ngày 20-7-1954.
Để đối phó với tình trạng đất nước phân ranh dưới hai chế độ khác biệt, dân Việt miền Nam ưa chuộng tự do dân chủ, cần phải chọn người lãnh đạo tài đức để đối phó với miền Bắc cộng sản, vì vậy ông Ngô đình Diệm được Quốc trưởng Bảo Đại bổ nhiệm làm Thủ tướng và được chính quyền của Tổng thống Eisenhower Hoa kỳ ủng hộ.
Trong thời gian đầu khó khăn chồng chất vì nhận một miền Nam Việt nam chia cắt như tình tạng sứ quân, ông đã chỉnh đốn và xây dựng nền Đệ nhất Cộng hoà, với một chính quyền có hành pháp, lập pháp và tư pháp, một miền Nam Việt nam dân chủ pháp trị. Nhưng ông chỉ nắm quyền được 9 năm.
Dưới đây là phần tiểu sử của Tổng thống Ngô đình Diệm, do nhà báo Ngô Kỷ sưu tầm, chúng tôi xin phép trích phần chính:
TIỂU SỬ TỔNG THỐNG NGÔ ĐÌNH DIỆM
Ông Ngô Đình Diệm sinh ngày 03 tháng 01 năm 1901 trong một gia đình có 9 người con. Thân phụ là ông Ngô Đình Khả từng phục vụ dưới triều vua Thành Thái. Ông Diệm thuộc gia đình Công Giáo và từng có ý muốn lớn lên làm linh mục. Học trường Quốc Học Huế và tốt nghiệp lúc 16 tuổi. Sau đó ghi danh học trường Luật và Quản Trị của Pháp ở Hà Nội, tỏ ra là một sinh viên thông minh, xuất sắc và ra trường đứng đầu lớp. Tốt nghiệp, ông Diệm đi làm việc ngay cho chính phủ. Ông tiến thân rất mau trên con đường công danh. Lần lượt ông được bổ nhậm vào các chức vụ: Quan Hậu Bổ, Tri Huyện tỉnh Thừa Thiên, Tri Phủ tỉnh Quảng Trị, Quản Đạo Ninh Thuận tỉnh Phan Rang và Tuần Vũ Bình Thuận tỉnh Phan Thiết...
......... Vua Bảo Đại bổ nhiệm ông Diệm nắm chức vụ Thượng Thư Bộ Lại đứng đầu nội các (tương đương với Bộ Nội Vụ). Ông Diệm rất thích thú với công việc mới này, ông đưa ra một số biện pháp và chương trình cải tổ guồng máy cai trị, nhưng bị Vua Bảo Đại và Pháp từ chối. Thất vọng và bất mãn, ông từ chức và không giữ chức vụ gì sau đó nữa cho đến khi ông làm Thủ Tướng vào năm 1954.
Ông Diệm sống tại nhà của thân sinh gần Huế. Ông từ chối mọi sự mời mọc của Nhật, Việt Minh, Bảo Đại và không tham gia vào bất cứ chính quyền nào lập sau Đệ Nhị Thế Chiến. Có một lần ông bị Việt Minh bắt và giải đến Hồ Chí Minh. Hồ Chí Minh mời ông tham gia chính phủ nhưng ông từ chối với lý do Việt Minh giết anh cả của ông. Năm 1949, Pháp lập lên chính phủ Bảo Đại, ông Diệm yêu cầu Vua Bảo Đại nới rộng tự do cho đất nước, nhưng bị từ chối nên ông Diệm rất thất vọng.
Năm 1951, ông Diệm qua Mỹ và sống 2 năm tại Lakehurst, New Jersey . Ông đi vòng quanh nước Mỹ để vận động độc lập cho Việt Nam . Ông Diệm nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của Đức Hồng Y Francis Cardinal Spellman, Phát ngôn viên của Công Giáo Hoa Kỳ, Đức Hồng Y Richard Cardinal Cushing, Linh Mục Raymond J. de Jaegher, Thượng Nghị Sĩ William F. Knowland, Thượng Nghị Sĩ John Kennedy, Thượng Nghị Sĩ Mike Mansfield, Dân Biểu Walter Judd và Chánh Án Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ William O. Douglas.
Vào năm 1954, khi có triệu chứng Pháp thua tại Đông Dương và Cộng Sản có cơ hội chiếm Việt Nam, Hoa Kỳ quyết định can thiệp để thay thế Pháp và cố bảo vệ miền Nam Việt Nam . Chính phủ Mỹ muốn tìm người để ủng hộ. Lúc đó Ngoại Trưởng Mỹ John Foster Dulles biết được ông Diệm. Với tài quản trị, ái quốc, và chống Cộng triệt để, ông Diệm lấy được cảm tình của nhân dân Mỹ.
Vua Bảo Đại cử ông Diệm làm Thủ Tướng. Về nước ngày 25 tháng 06 năm 1954, ông Diệm lấy làm lo lắng và sót sa khi thấy quốc gia đang bị băng hoại, tham ô, và quan lại. Ông phải phấn đấu và giữ sáng suốt để đương đầu trước một hoàn cảnh đầy khó khăn, phức tạp và tế nhị khi hai cường quốc Pháp và Mỹ đang tranh giành xâu xé ảnh hưởng tại Việt Nam .
Vào ngày 01 tháng 10 năm 1954, Tổng Thống Mỹ Eisenhower viết cho ông Diệm một lá thư và được Đặc Sứ Mỹ Donald R. Heath trao vào ngày 23 tháng 10 năm 1954 với nội dung Mỹ cam kết ủng hộ kinh tế và quân sự cho chính phủ Ngô Đình Diệm.
Những nhân vật Mỹ chính yếu đứng sau lưng ông Diệm thời đó là Giám Đốc Cơ Quan Trung Ương Tình Báo (CIA) Đại Tá Không Quân Edward G. Landsdale và Tướng J. Lawton "Lightning Joe" Collins, Đặc Sứ của Tổng Thống Eisenhower đặc trách miền Nam Việt Nam.
Ông Diệm và người em là cố vấn Ngô đình Nhu đã bị đám tay chân lãnh tiền của Mỹ để làm đảo chánh và giết chết ngày 2-11-1963, dù rằng có người hùa theo với Việt cộng, chỉ trích đường lối lãnh đạo của ông độc tài, nhưng không ai nêu lên rằng ông Diệm hay ông Nhu đã để lại trong bất cứ ngân hàng nào ở ngoại quốc một số tiền do tham nhũng.
Thêm dẫn chứng khác để bạn đọc có thể hiểu được đức hạnh và uy tín của cố Tổng thống Ngô đình Diệm. Dưới đây là trích đoạn trong bài viết của ông Trương phú Thứ dưới nhan đề VÒNG HOA TƯỞNG NHỚ:
“...Cuộc đời của TT Ngô Đình Diêm là một mẫu mực của đức tính liêm khiết, trong sạch bên cạnh những khả năng vượt bậc về hành chánh, chính trị, kinh tế và quân sự. Học gỉa Vương Hồng Sển trong tác phẩm Hơn Nửa Đời Hư đã diễn tả cảnh sống khó nghèo của TT Diệm: “mặc bộ đồ tussor may kiểu áo bốn nút cổ lỗ sĩ, đã trổ vàng vì qúa lâu năm, cổ vai đã xùi”. Linh mục Đỗ Minh Tâm hiện giúp một xứ đạo Mỹ tại Saint Paul, MN kể lại: “lễ Chúa Giáng sinh năm 1958, TT Diệm dự lễ tại một khu dinh điền ở tỉnh Kiến Hòa (Bến Tre). Lễ xong thì TT và tôi ăn cơm nếp với thịt gà còn các binh sĩ ăn thịt con bê thui. TT Diệm cởi giầy ngồi trên cỏ, tôi thấy Ngài mang một đôi vớ rách.”
Tổng thống đã được sự nể trọng của các lãnh tụ trên thế giới không kể lằn ranh quốc cộng và lòng kính mến thương yêu của đồng bào. Trong chuyến công du Hoa Kỳ vào năm 1958, TT Diệm đã được TT Eisenhower ra tận sân bay đón tiếp. Đây là một vinh dự rất hiếm hoi mà một vị quốc khách đến Hoa Kỳ được trọng vọng như vậy. Khi TT Diệm thăm thành phố New York thì dân Mỹ đứng hai bên lề đường vẫy tay chào đón, những người đứng trên lầu cao thả bông hoa giấy, ngợp cả phố phường dưới cổng chào hình vòng cung mang hàng chữ “Welcome President Ngo Dinh Diem”. Khi nghe tin TT Diệm bị thảm sát, trùm CS Mao Trạch Đông đã bày tỏ lòng chân thành ngưỡng mộ và thương tiếc. Đạo đức và uy thế của TT Diệm đã vượt qua ngay cả lằn ranh chủ nghĩa. “
Nhất là về mặt đạo đức và thương người ông Diệm lại càng nổi bật. Nếu so sánh với Hồ chí Minh, thì, ông Ngô đình Diệm nhân từ mà Hồ chí Minh nham hiểm, độc ác. Còn nói về phẩm hạnh, ông Diệm là người đứng đắn, nghiêm trang thì Hồ chí Minh là tên lang chạ, nay ăn nằm với người này, mai lại người khác. Đếm con số không dưới 10 người, mà tồi tệ nhất là ăn nằm với Nông thị Xuân có con (Nguyễn tất Trung) , lại không những không nuôi dưỡng mà còn đày đọa, rồi cho thuộc cấp Trần quốc Hoàn hiếp và giết chết.
Hai ông Diệm và Nhu đã suôi tay trong tay trắng.
Điều này nói lên sự trong sạch của một nhà lãnh đạo, đồng thời cũng cho ta hiểu là, chính ông Diệm, nhìn qua tiểu sử,...-ông đã từ bỏ chức Thượng thư Bộ Lại (bộ trưởng) trong triều đình nhà Nguyễn- là người thực sự vì dân vì nước. Cuốn Việt nam máu lửa quê hương tôi, hay những dòng chữ của HL đăng trên Văn nghệ Tiền Phong rõ ràng có dụng ý làm sai lạc lịch sử. Nhiều người cho rằng Việt cộng viết ra cuốn sách để bôi bẩn người lãnh đạo trong sạch của miền Nam và cho ông Đỗ Mậu đứng tên.
Người viết xin trích đăng một đoạn, bài của tác giả Mai Tiến Tiệm, đăng trên Văn Nghệ Tiền Phong số 476, ngày 30- 11- 1995...
“Ông Mậu là lính khố xanh (chứ không phải khố đỏ như mọi người lầm tưởng) thời Pháp thuộc tại cơ bảo an Hà Tĩnh. Nếu ông là lính khố đỏ thì còn đỡ, vì là lính chính qui, chiến đấu, nhưng ông lại là lính khố xanh, là loại lính chuyên hầu hạ các nha lại thời xưa tại các phủ huyện...”
Ông Tiệm còn viết :
“ Trước đây 7 năm, tôi cũng đã đọc cuốn VNMLQHT đứng tên anh, nhưng do người khác viết. Tôi biết là họ mượn gió bẻ măng, ném đá dấu tay. Họ xúi anh đứng tên cuốn sách đó để thỏa mãn ý đồ đen tối...” “...Ông Diệm đặc biệt tin tưởng, trao cho anh lần lượt nhiều chức vụ quan trọng, trong đó có chức Tư lệnh quân khu Duyên hải, rồi Giám đốc Nha An ninh quân đội, một chức vụ mà nhiều người mơ tưởng mà không được, nhưng rồi anh cũng không vừa lòng, cho rằng chức vụ đó là bạc bẽo, nên anh toa rập với nhóm tướng lãnh được ngoại bang bật đèn xanh, làm đảo chánh sát hại anh em ông Diệm, là thầy, và cũng là ân nhân của mình, cùng với sự giết hại những sĩ quan ưu tú, trung thành với chế độ mà có thành tích chống cộng như hai anh em Đại tá Lê quang Tung, tư lệnh lưc lượng đặc biệt và Đại tá Hồ tấn Quyền, Tư lệnh Hải quân. Bởi thế người ta gọi anh là đồ phản phúc, đồ vong ân bội nghĩa, đồ bất nhân....”
Trong bài Hoài cảm, nhân ngày giỗ Tổng thống Ngô đình Diệm và ông cố vấn Ngô đình Nhu thứ 37, cựu Đại tá Trần khắc Kính viết về Đỗ Mậu:
Tháng trước có nghe tin ông Ðỗ Mậu trở về thăm viếng Việt Nam, đã ngồi xe lăn lên Ðài Truyền hình Hà Nội trả lời phỏng vấn để ca tụng chế độ Xã Nghĩa. Cuốn sách VNMLQHT đã được bầy bán ở Saigon, ngay từ năm 95. Không thể lấy bút mực nào mà ghi cho hết những hành vi phản bội này. Ðành phải mượn tạm một bài thơ đã từng được báo Văn Nghệ Tiền Phong đăng tải:
TƯỚNG TÀI VÕ LẠY!
"Lạy Trung tá xin tha mạng sống."
Trả lời đi! Có đúng hay không?
Hay là lời nói trôi sông.
Khẩu từ vô chứng lạy xong chối dài!
"Sinh vi tướng" tướng tài võ lạy.
Năm sáu ba võ ấy dở ra,
Làm cho tan cửa nát nhà.
Ðất bằng bỗng nổi phong ba ngất trời!
Quân cẩu tặc, mặt người dạ thú,
Sách in ra "mợ nó" nhục lây,
Cháu con nội ngoại một bầy,
Ngàn năm bia miệng lỗi này tại ai?
Trả lời đi! Có đúng hay không?
Hay là lời nói trôi sông.
Khẩu từ vô chứng lạy xong chối dài!
"Sinh vi tướng" tướng tài võ lạy.
Năm sáu ba võ ấy dở ra,
Làm cho tan cửa nát nhà.
Ðất bằng bỗng nổi phong ba ngất trời!
Quân cẩu tặc, mặt người dạ thú,
Sách in ra "mợ nó" nhục lây,
Cháu con nội ngoại một bầy,
Ngàn năm bia miệng lỗi này tại ai?
Bài thơ này do Trung tá Phúc làm khi thấy cuốn sách VNMLQHT được xuất bản. Ông cho biết định bắn chết Ðỗ Mậu khi lên tầu nhỏ. Ðỗ Mậu phải quỳ xuống chắp tay lạy ông, mới được tồn mạng. Ðỗ Mậu huênh hoang tự khoe trong VNMLQHT là mạng "Sinh vi tướng, tử vi thần!" Kể từ ngày chính thể hợp pháp, hợp hiến Ðệ Nhất Cộng hòa cáo chung, không ai xa lạ gì với những vụ lon cách mạng, lon lèo, lon phường chèo! Ngay như một tên lơ xe đò cũng còn được tấn phong ngang xương là Ðại Tá Thanh Tùng, thì có nghĩa lý gì cái lon tướng cách mạng? Cận Thần, Thần nào? Thần ngành nanh đỏ mỏ, hay là thần ông bình vôi ở các gốc cây đa trước đình miếu? Tục truyền rằng những kẻ phản trắc quá ác nhân ác đức, mà chết lại gặp giờ trùng, thì khó có thể siêu thoát, trở thành cô hồn. Ở quê hương ta, cúng cô hồn là vào ngày Rằm tháng Bẩy, cúng cháo lá đa (cháo nấu đặc đựng trong các bù đài uốn trọn bằng lá đa xếp đầy mâm):
Tiết tháng Bẩy mưa dầm sùi sụt
Tốt hơi may lạnh lẽo xương khô
Não người thay buổi chiều thu
Ngàn lau nhuộm bạc, lá ngô nhuộm vàng...
(Văn tế Cô hồn của cụ Nguyễn Du)
Tốt hơi may lạnh lẽo xương khô
Não người thay buổi chiều thu
Ngàn lau nhuộm bạc, lá ngô nhuộm vàng...
(Văn tế Cô hồn của cụ Nguyễn Du)
Trên đất Mỹ này cúng cô hồn lại được tổ chức vào ngày đầu tháng 11.(1) Không cúng bằng cháo lú mà cúng bằng kẹo bánh. Trong ngày lễ Halloween các nhà phải chuẩn bị sẵn kẹo để phân phát khi các cô hồn (hóa trang ma, quỷ, tiên nữ, phù thủy, thần chết) lũ lượt tới xin. Nếu không cho, chúng sẽ lật sấp những thùng đựng rác! Bữa sau ngày lễ Halloween là lễ Cầu Hồn (Fête des Morts) vào sáng ngày mồng 2 tháng 11. Cũng lại là ngày giỗ Tổng thống Ngô đình Diệm và bào đệ Ngô đình Nhu. Cái mốc để ghi nhớ và khó có thể quên được bàn tay vấy máu lãnh tụ của tên phản bội, phản Ðảng Hoành Linh! (1)
Mùa Biển Ðộng, Trọng Thu Canh Thìn,
Trần khắc Kính
( 1)- Hoành Linh là bí danh của Đỗ Mậu- Ngày Halloween là chiều 31-10)
Mùa xuân 1995, trong bài viết Tết ở Tiên sa, ông Tôn thất Đính đã ghi lại những giờ phút chua xót trong cuộc đời ở thời gian chỉnh lý, của một số tướng lãnh vào ngày 30-1-1964 và bày tỏ sự hối hận, đã sai lầm trong việc tham gia đảo chánh, lật ông Diệm.
Ông Đính viết:
“ Đương nhiên tôi nghĩ ngay đến sự phản bội rõ ràng của Dương văn Minh và Trần thiện Khiêm, đã nối cánh tay dài cho đảng Đại việt trong biến cố quân sự ngày 1-11-1963 và giờ đây đã ra tay làm cuộc chỉnh lý 30-1-1964, mở đầu cho bao nhiêu luân lạc, làm tan hoang cả đất nước, quê hương, cho đến ngày 30-4-1975 sau đó. Do đấy, các người phản quốc đầu tiên của giai đoạn này chính là Dương văn Minh và Trần thiện Khiêm, sử dụng Nguyễn Khánh làm bung sung, để hai tướng lãnh đầy tham vọng này nấp đằng sau lưng Khánh mà hành động...” (dòng 10-30 cột 1, trang 5, bài Tết ở Tiên Sa, Tôn thất Đính, giai phẩm Chánh Đạo, Xuân Ất Hợi 1995).
Dương văn Minh nhiều người gọi là Minh mập, Big Minh (để phân biệt với Tướng Trần văn Minh), gốc người miền Nam, đi lính cho Pháp, rồi vô học trường quân đội Pháp ở Thủ Dầu Một- nay là Bình dương- ra trường Minh đeo lon chuẩn úy. Là một tên đón gió, trở cờ, nên khi Nhật đảo chánh Pháp 9-3-1945, Minh lẹ chân quay quắt trước, đầu hàng Nhật, và được Nhật cho làm trưởng ty mật thám Vũng tàu.
Cựu đại sứ Pháp tại Saigon, ông Mérillon, nhận xét về con người Dương văn Minh trong cuốn hồi ký Saigon et Moi, 1985, đã viết: “...Khi chúng tôi giới thiệu tướng Big Minh sẽ là nhân vật cho ván bài trung lập của Pháp tại Việt nam, cụ Trần văn Hương sửng sốt và tỏ lời phiền trách nước Pháp luôn bẻ nho trái mùa! Tưởng chọn ai chứ chọn Dương văn Minh, nó là học trò tôi, tôi biết nó quá mà! Nó không phải là hạng người dùng được trong lúc dầu sôi, lửa bỏng...Tôi sẽ giao quyền lãnh đạo cho nó, nhưng nó phải hứa với tôi đừng để Saigon thua cộng sản . Nhiều năm sau, tôi thấy kế hoạch của cụ Trần văn Hương đúng. Nếu thuở bấy giờ, các nhà quân sự miền Nam đừng bỏ chạy quá sớm, yểm trợ cụ thì còn có thể gỡ được thể diện người quốc gia miền Nam .”
Cựu đại sứ Pháp Mérillon còn nhận xét về Minh như sau:”Thâm ý của ông Minh là muốn đầu hàng, sau đó ngồi ăn, hưởng cho đến già...”.
Theo nhận xét riêng của người viết bài này thì từ ngữ BẺ NHO TRÁI MÙA, là nói người Pháp muốn nhẩy vào miền Nam Việt nam trật thời điểm. Pháp không thể thành công ván bài trung lập khi quân Việt cộng đã tấn công Long Khánh.
Minh phản ông Diệm chẳng khác nào Raoul Cédras của nước Haiti . Tại Haiti , Tổng thống Jean Bertrand Aristide đã đưa Cédras lên nắm quân đội Haiti năm 1991. Sau đó vài tháng Cédras làm đảo chánh. Cédras không nham hiểm như Minh, Xuân, nên ông Aristide đã lưu vong qua Mỹ. Minh nham hiểm, quỉ quyệt nên đã cùng Xuân giết ông Diệm và ông Nhu.
Một thành phần chủ chốt làm đảo chánh khác là ông Thiệu, trốn chạy trước khi Saigon thất thủ, còn Minh thì nhảy lên bàn độc được một ngày rồi dâng miền Nam cho cộng sản.
Nhưng bên cạnh kẻ hàng giặc, chạy trốn, Quân lực Việt nam Cộng hòa còn có nhiều tướng lãnh có tinh thần bất khuất, triệt để chống bọn quỉ đỏ, “Thành mất thì chết theo thành”, điển hình là 4 tướng đáng ghi nhớ của Quân lực Việt nam cộng hòa, đã tuẫn tiết, không hàng giặc như : Thiếu tướng Nguyễn khoa Nam, Thiếu tướng Phạm văn Phú, Chuẩn tướng Lê nguyên Vỹ, Chuẩn tướng Lê văn Hưng và một số cấp tá mà trong đó 2 vị ( người viết được nhìn mà không biết tên ) đã tự sát và xác quàn tại Trại Gia binh góc đường Tô hiến Thành và Nguyễn tri Phương vào sáng 1-5-1975.
Cũng trong nhóm sĩ quan làm đảo chánh, lật đổ và giết chết ông Diệm có ông Tôn thất Đính, nay ông đã viết chỉ đích danh hai tên Dương văn Minh và Trần thiện Khiêm là phản quốc. Trong bài viết, ông Đính thừa nhận chủ trương của Tổng thống Ngô đình Diệm không đồng ý đưa quân Mỹ trực tiếp tham chiến ở miền Nam .
Ông Đính viết:
“..Với chừng ấy dữ kiện đã đủ cho thấy đảng Đại Việt đã lợi dụng được Dương văn Minh và Trần thiện Khiêm, để bước thứ nhất là giết được Tổng thống Diệm và ông cố vấn Nhu, và bước thứ hai là cướp chính quyền cho đảng vào cuộc chỉnh lý 30-1-1964.
Tuy nhiên Hoa kỳ đã không để họ thành công, chỉ xử dụng họ như lá bài lót đường, cho chính sách can thiệp Mỹ vào Việt nam, mà Tổng thống Ngô đình Diệm cùng các cấp lãnh đạo quân sự Việt Nam Cộng Hòa đã từng chống lại....” (dòng 29-0, cột 3, trang 53-Tết ở Tiên sa- Giai phẩm Chánh Đạo, xuân Ất Hợi 1995).
Sai một ly, đi một dặm. Trải qua 32 năm (1963- 1995), ông Đính, mà chỉ có một người là ông Đính, trong nhóm tướng tá lấy tiền của Mỹ, lật đổ và giết chết ông Diệm, mới bộc bạch việc làm sai trái của mình, dù bộc bạch này quá trễ.
Mời bạn đọc coi phần kết trong bài Tết ở Tiên sa:
.. “Riêng tôi nghĩ bản thân mình đã phạm một lỗi lầm lớn lao trong cuộc đời binh nghiệp thì bánh xe lịch sử tiếp tục lăn và nghiền nát mình. Tôi đã bắt đầu trả nợ từ mùa xuân Giáp thìn 1964, và cho đến nay, món nợ lịch sử ấy vẫn còn là một gánh nặng trên 2 vai, khi tổ quốc quê hương còn chìm đắm trong đau thương ngục tù cộng sản.” (dòng 31- cột 3, tr 55-Tết ở Tiên sa của Tôn thất Đính).
Về cuộc chỉnh lý 30-1-1964, theo ông Đính, là Big Minh và ông Khiêm đã làm tay sai cho đảng Đại Việt. Nhưng người viết bài này lại nghĩ rằng “đây chỉ là sự tranh giành quyền lực gây ra sự chia rẽ thanh toán lẫn nhau.”
Ông Đính hối hận, đau buồn về việc làm sai lầm đã qua khi tham gia với nhóm tướng phản loạn, những tưởng thay thế được nền Đệ nhất Cộng hòa bằng một chính quyền mới tốt đẹp hơn, một người lãnh đạo quốc gia gương mẫu hơn ông Diệm. Nhưng từ 1-11-1963 đến 30- 4- 1975 và những năm sau 1975, khi Việt cộng cưỡng chiếm miền Nam, cuộc sống của nhân dân miền Nam có bằng thời Đệ nhất Cộng hòa không? Điều này người dân miền Nam Việt nam ai cũng biết là Không- kể cả những người trước từng nằm vùng hay ủng hộ Việt cộng.
Người lãnh đạo dân có ai hơn ông Diệm không? Đó là lý do ông Đính thấy mình sai.
Thông thường, gây ra một việc làm sai lầm, nhưng nhận ra và sửa chữa được thì trong lòng người làm điều sai đó bớt được ăn năn, giằn vặt trong tâm tư. Nhưng làm điều sai lầm nặng nề mà khi nhận ra mình sai, muốn sửa chữa cũng không thể được thì người gây ra việc làm sai lại càng thấy trong lòng bị dằn vặt, buồn phiền. Đây là trường hợp của ông Tôn thất Đính cảm thấy : “món nợ lịch sử ấy vẫn còn là một gánh nặng trên hai vai, khi tổ quốc quê hương còn chìm trong ngục tù cộng sản.”
Đã có được người nào trong đám tướng tá ăn tiền của Lodge, tham gia vào cuộc đảo chánh sai lầm 1-11-1963, nhận lỗi lầm của mình một cách công khai như ông Đính? Người nắm giữ vai trò quan trọng của cuộc đảo chánh 1-11-1963 đã viết ra những dòng ăn năn như trên, tuy là đã rất trễ- 32 năm- (1963-1995) đủ có thề trả lời cho một số người hiện nay vẫn còn đánh giá sai lầm về đường lối lãnh đạo của ông Diệm.
Cũng cần nói rõ thêm, trước ngày đảo chánh ông Diệm, tướng Đính được ông Diệm tin cẩn, bổ nhiệm chức Tư lệnh Quân đoàn 3, bộ tư lệnh đóng tại Saigon. Lúc đó ông Thiệu mang cấp bậc Đại tá tư lệnh Sư đoàn 5, đóng tại Biên hòa, là thuộc cấp của ông Đính. Nếu ông Đính không đứng trong thành phần chủ chốt lật đổ ông Diệm thì ông Thiệu cũng chả dám ho he.
Viết lên những dòng chữ nhận rằng “ khi bản thân mình đã phạm một lỗi lầm trong cuộc đời binh nghiệp...”cho ta thấy ít nhất ông Đính đã thẳng thắn, can đảm.
“Trong cuộc chiến tranh giữa tự do dân chủ và độc tài cộng sản kéo dài 74 năm, từ 1917- hình thành khối cộng sản Liên xô- và đã kết thúc bằng thắng lợi năm 1991, cộng sản thế giới tan rã.” ....
Chủ trương đảo chánh ông Ngô đình Diệm trong chính quyền Kennedy chia làm 2 phe, một phe chủ trương ôn hòa trong đó có đại tướng Maxwell Taylor, và ông cựu Đại sứ Nolting cùng với Phó Tổng thống Johnson. Phe diều hâu gồm phần lớn là cố vấn an ninh Tòa Bạch ốc, và vài nhân vật then chốt trong Bộ Ngoại giao, điển hình nhất là Thứ trưởng Averell Harriman, Phụ tá đặc trách Viễn đông vụ Hilsman.
Cuối cùng là phe diều hâu thắng thế để đưa đến ngày 1-11-1963, Tổng thống Ngô đình Diệm và ông cố vấn Ngô đình Nhu bị chết thảm.
Theo dẫn chứng của các tài liệu lưu trữ của Hoa Kỳ, ông Kennedy không chủ trương giết ông Diệm, mà chỉ đòi hỏi ông Diệm đưa ông Nhu ra khỏi chức vụ cố vấn.
Trong chi tiết cuốn băng ở Tòa Bạch Ốc thời Tổng thống Kennedy :
“(Note 9) Both McNamara and historian Arthur M. Schlesinger, Jr. a participant as White House historian, record that President Kennedy blanched at the news and was shocked at the murder of Diem.”(Cả hai người, Bộ trưởng Quốc phòng Mc Namara và sử gia Arthur M.Schlesinger, Jr một người giữ nhiệm vụ ghi lại lịch sử của Tòa Bạch Ốc, ghi lại rằng Tổng thống Kennedy tái mặt về tin tức và choáng váng về việc ông Diệm bị giết.)
Gần đây nhất,( 8-3- 2006) một cuộc Hội thảo về chiến cuộc Việt nam, tại thư viện Tổng thống John F.Kennedy ở Boston, gồm những nhân vật nổi tiếng của Hoa Kỳ như cựu Ngoại trưởng Kissinger, ông cựu Bộ trưởng quốc phòng Alexander Haig, ông Jack Valenti cựu Phụ tá Tổng thống Lydon Johnson, Thượng nghị sĩ Chuck Hagel. Ngoài ra có cựu Tổng thống Jimmy Carter cũng hội thoại trực tiếp qua truyền hình.
Tham luận viên gồm các ông David Kaiser, giáo sư Chiến lược và Chính sách của Học viện Chiến tranh Hải quân, ông Thimothy Naftali, Giám đốc Chương trình Băng ghi âm các Tổng thống thuộc trung tâm Miller, Viện đại học Virginia và ông Jeffrey Kimball, giáo sư sử học, Viện đại học Miami, tác giả cuốn “Chiến cuộc Việt nam của Nixon.”,
Bà Sharon K.Fawcett, Trợ lý Văn khố trưởng Thư viện các Tổng thống Hoa kỳ là người điều hợp các cuộn băng ghi âm của các Tổng thống.
Theo ông Lê Dân, phóng viên đài RFA, có mặt trong buổi hội thảo đã viết bài tường thuật đăng trên website Ý kiến ngày 15-3-2006 , trích đoạn sau đây, chứng minh ông Kennedy không chủ trương giết ông Ngô đình Diệm:
Vụ giết anh em TT Ngô Đình Diệm
“Tuy nhiên phải khẳng định rằng Tổng thống Kennedy không hề muốn anh em ông Diệm bị giết. Ngày mùng 5 tháng Mười năm 1963, ông đã mạnh mẽ bác bỏ giả thuyết đó. Cuộc đảo chánh xảy ra vào mùng 1 tháng Mười Một và ít ngày sau đó, ông Diệm và ông Nhu bị giết chết.
Đoạn băng ghi âm hôm ấy tại văn phòng Bầu dục của tòa Bạch Ốc, Tổng thống Kennedy tự tay thực hiện để ghi lại những cảm nghĩ của ông về biến cố đó. Xin quý vị lưu ý là phẩm chất cuốn băng rất kém và ở đoạn giữa Tổng thống Kennedy bị con cái quấy rầy.
Tổng thống Kennedy nói rằng ông bàng hoàng về cái chết của ông Diệm và ông Nhu. Rằng ông mới gặp ông Diệm hồi năm trước và ông Diệm có một nhân cách nổi bật. Cái chết của hai ông thật là kinh khủng.”
Chúng ta thấy ở cưối bức điện văn quan trọng, dẫn chứng phía dưới, có 4 nhân vật ký tên, có thể là đã qua mặt ông Kennedy. Nhưng dù thế nào, là người đứng đầu, ông Kennedy vẫn phải chịu trách nhiệm về cái chết của ông Diệm, một đồng minh chống cộng sản của Hoa Kỳ.
Thành phần chủ chốt đảo chánh và giết Tổng thống Ngô đình Diệm và ông cố vấn Ngô đình Nhu như Dương văn Minh và Mai hữu Xuân đã chết. Tên đồ tể Nguyễn văn Nhung, người đã bắn và đâm xác hai ông Diệm và Nhu cũng đã chết trong phòng giam của Lữ đoàn nhảy dù năm 1964. Hắn chết bằng cách nào, treo cổ tự tử hay bị thanh toán bịt đầu mối, thì cũng đã chết. Thật đúng là “ác giả ác báo”. Và, ba tên ác ôn lãnh “ngàn năm bia miệng”, như câu đồng dao Việt nam:
Trăm năm bia đá thì mòn
Ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ.
Ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ.
Trong bài viết của giáo sư Tôn thất Thiện, tựa đề ĐƯỜNG LỐI DIỆM NHU ĐƯỢC THỰC TẠI CHỨNG NGHIỆM LÀ ĐƯỜNG LỐI ĐÚNG, ông đã dẫn chứng bài viết của tiến sĩ Phạm văn Lưu hiện ở Úc:
....”Theo tài liệu của Bộ ngoại giao, do ông Phạm văn Lưu phanh phui, chính Cabot Lodge chủ trương sát hại hai ông Diệm Nhu. Vì hai ông này “cứng đầu”, nghĩa là hai ông này không chấp nhận cúi đầu ngoan ngoãn, Mỹ bảo gì làm nấy, quyết tâm bảo vệ chủ quyền và quốc thể của Việt nam. Vì vậy mà một số quan chức thực dân Mỹ (Harriman, Hilsman, Forrestal...) mưu giết hại hai ông, và với sự hợp tác của một số giới chức và chính khách Việt nam, họ đã thành công trong việc này, nghĩa là...tạo điều kiện cho Hoa Kỳ đặt quyền bảo hộ lên Việt nam và đưa Việt nam vào tay cộng sản khi quyền lợi riêng tư của họ được thoả mãn...”
BẢN SAO ĐIỆN VĂN CỦA BỘ NGOẠI GIAO HOA KỲ GỬI ÔNG LODGE:
Nội dung bức điện: “Rõ ràng là hoặc quân đội cho thiết quân luật hay ông Nhu lừa họ. Ông Nhu đã lợi dụng tình thế này để tấn công chùa chiền bằng cảnh sát và Lực lượng Đặc biệt của ông Tung, trung thành với ông ta (O Nhu), điều này làm thế giới và dân chúng cho là trách nhiệm của quân đôi. Cũng rõ ràng ông Nhu âm mưu nắm quyền chỉ huy.
Chính phủ Hoa Kỳ không thể dung thứ về quyền hành nằm trong tay ông Nhu. Diệm phải được cho cơ hội để loại bỏ ông Nhu và phe cánh của ông ta và thay thế bằng những quân nhân ưu tú và các chính trị gia.
Nếu, dù là chúng ta đã tận lực, Ông Diệm vẫn còn cứng đầu từ chối, lúc đó chúng ta phải đương đầu với khả năng là bản thân ông Diệm không thể tồn tại.”
Bên trên và dưới bức điện ghi chú TOP SECRET có nghĩa là tuyệt mật. Và câu cuối ghi là Diem remains obdurate and refuses, then we must face the possibility that Diem himself cannot be preserved.
Chữ này hiểu là KHÔNG ĐỂ TỒN TẠI, nói xa sôi là giết đi. Chữ nghĩa của ông Harriman có chủ đích, nôm na là giết, trừ khử, nếu nói theo “anh chị”.
Tiếng Mỹ có chữ overthrow, là lật đổ, chữ replace là thay thế, nhưng ông Harriman không dùng, LẠI DÙNG CHỮ cannot be preserved. Thâm thật! (bức điện trên gồm 4 chữ ký : Ông Thứ trưởng ngoai giao Harriman, ông phụ tá Bộ trưởng ngoại giao Hilsman, ông cố vấn an ninh Forrestal, và ông Ball, Thứ trưởng ngoại giao)
Về cuốn sách President Kennedy Profile of Power, của ký giả Richard Reeves, không những giúp cho người theo dõi thời cuộc biết thêm về sự thật cuộc đảo chánh 1-11-1963, mà còn cung cấp thêm dữ kiện cho những nhà viết sử, ghi lại những dòng chính xác hơn.
Ông Richard Reeves viết :.. “Những điều mà Tổng thống Mỹ muốn là một cuộc đảo chánh có sự nhúng tay của Hoa Kỳ, mà lại có thể “ném đá dấu tay” và tin tức chuyển lẹ làng từng phút, về những người chủ mưu, đầy đủ , bảo đảm rằng họ có cơ hội thành công trong việc đẩy lui ông Diệm và ông Nhu.”
Và, những dòng tiết lộ sau đây của Richard Reeves cho ta thấy rõ ý đồ của ông Kennedy, muốn đẩy lui ông Diệm, đồng thời cũng cho ta thấy được đám tướng tá làm đảo chánh đã nhận tiền của đại sứ Lodge : “ Diễn tiến công việc lộ ra ở các bức điện của CIA. Bức đầu tiên trong một loạt điện văn nhận được từ phòng theo dõi tình hình lúc 2 giờ 34 sáng.. Đây là một báo cáo bằng điện thoại gọi đến Tòa đại sứ Mỹ của Đại tá tình báo Lucien Conein. Ông ta gọi bằng đường giây đăc biệt, mắc một ngày trước, tại bộ chỉ huy cuộc đảo chánh ở câu lạc bộ sĩ quan miền Nam Việt nam, nơi mà ông Conein đã đến và đem theo 42,000 usd, là tiền của Tòa đại sứ, để phân phát cho gia đình sĩ quan, nếu cuộc đảo chánh thất bại.”
Lịch sử đã lật trang, bọn côn đồ theo chủ nghĩa không tưởng cộng sản, đầy tớ mồ ma cộng sản Liên xô, đã xâm chiếm miền Nam 30-4-1975. Nhân dân miền Nam từ 30- 4- 1975 đã bị kìm kẹp, mất hết tự do, đời sống đói khổ, phải ăn độn khoai mì, bo bo trong 2, 3 năm như thế nào thì- trừ những tên mù bám đít cộng sản , kể cả loại trí thức theo đít cộng sản ở trong và ngoài nước- ai cũng biết rồi. Trên 1 triệu người ghê tởm, chán ghét hoặc sợ hãi bọn quỉ đội lốt người Việt cộng, bỏ cửa nhà cơ nghiệp ra đi, bất chấp hiểm nguy trên đường vượt đại dương mênh mông trong những chiếc thuyền ọp ẹp, hoặc băng rừng lội suối qua ngả Cambodia, Thailand, để tìm tự do, đã nói lên cái chế độ đó khốn nạn tồi tệ như thế nào.
Miền Nam Việt nam mất, khởi đầu từ sự sai lầm trong đường lối lãnh đạo của Tồng thống Kennedy: lật ông Diệm, đưa đến việc ông Diệm bị giết, giao quyền cho nhóm tướng lãnh bất tài, để rồi miền Nam Việt nam mất vào tay cộng sản.
Nhưng trận chiến cuối cùng chưa kết thúc. Ngày 31 tháng 12 năm 1991, không phải chỉ nước Nga, không phải chỉ 46 nước châu Âu, mà cả thế giới đều vui mừng vì khối quốc tế cộng sản tan rã. Sắt máu nhất của khối này là chủ tịch nước Lỗ, Ceaucescu, đã bị dân Lỗ giêt chết năm 1989. Nhóm chóp bu Việt cộng ngơ ngác như gà phải cáo, vì mất chỗ dựa. Và, sự cáo chung của chế độ cộng sản Việt nam đang lóe lên những tín hiệu đáng mừng : phong trào dân chủ trong nước càng ngày càng cho chúng ta thêm tin tưởng, với sự trợ lực của phong trào dân chủ ở nước ngoài được phổ biến mau chóng nhờ tiến bộ thông tin, mà từ mấy chục năm nay bọn cộng sản Việt nam luôn luôn muốn bưng bít, bây giờ đã không còn đủ sức bưng bít sự thật được nữa.
Chúng ta mỗi người góp một tay, nhất là những người phải tị nạn Cộng Sản ra nước ngoài sinh sống, ủng hộ phong trào dân chủ trong nước để sớm đạt được thắng lợi cuối cùng.
Vào năm 1975, trước ngày quốc tế cộng sản tan rã 16 năm, tướng độc nhãn Do Thái, Moshe Dayan, người đã chiến thắng trong trận đánh sa mạc Sinai của Ai cập trong vòng 48 giờ năm 1967, ông tuyên bố : “ Chủ nghĩa cộng sản như con ký sinh trùng, khi ra ánh sáng mặt trời sẽ chết .”
16 năm sau, lời tuyên bố đáng ghi nhớ này trở thành sự thực : chủ nghĩa cộng sản không tưởng, dã man , tàn bạo đã tan rã cuối năm 1991. Phe dân chủ tự do, do Hoa Kỳ lãnh đạo đã đại thắng.
Và, ngày 25-1-2006 tại Strasbourg,Pháp, Quốc hội Châu Âu bỏ phiếu với đa số chấp thuận (99 phiếu thuận, 42 phiếu chống) đã thông qua Nghị quyết 1481, lên án chủ nghiã cộng sản là chủ nghĩa tàn ác, vi phạm nhân quyền. Điều đáng nói là Nghị quyết này đưa ra đúng một tuần trước ngày bọn cộng sản Việt nam kỷ niệm ngày thành lập đảng.
Mời quí vi đọc phần trích dưới đây của ông Trần gia Phụng:
Vấn đề đầu tiên đáng chú ý là hiện nay không còn nước nào theo chế độ toàn trị cộng sản ở Âu Châu,...nhưng tại sao Quốc hội Âu Châu lại lên án chủ nghĩa và chế độ cộng sản?
Có thể có hai khả năng: Hoặc Quốc hội Âu Châu lo ngại và muốn chận đứng chế độ toàn trị cộng sản sẽ tái sinh ở một số nước Đông Âu vì những khó khăn kinh tế và do những tổ chức hậu cộng sản đang hoạt động mạnh ở Đông Âu? Hoặc Quốc hội Âu Châu muốn tiếp tay với Hoa Kỳ trong phong trào dân chủ hóa toàn cầu, giải thể các chế độ cộng sản còn lại trên thế giới?
Điều 2 của nghị quyết viết: "Những chế độ toàn trị cộng sản từng cai trị ở Trung và Đông Âu trong thế kỷ qua, và hiện vẫn còn cầm quyền ở vài nước trên thế giới, tất cả (không ngoại trừ) biểu thị chân tướng của sự vi phạm nhân quyền tập thể.
Những vi phạm nầy khác nhau tùy theo nền văn hóa, quốc gia và giai đoạn lịch sử, bao gồm cả những cuộc ám sát và xử tử cá nhân hay tập thể, gây chết chóc trong các trại tập trung, cho chết dần, đày ải, tra tấn, nô lệ lao động, và những hình thức khác về khủng bố thể xác tập thể, ngược đãi vì chủng tộc hay tôn giáo, vi phạm các quyền tự do lương tâm, tư tưởng và phát biểu, tự do báo chí và cả không đa nguyên chính trị."
Nguyên văn: The totalitarian communist regimes which ruled in Central and Eastern Europe in the last century, and which are still in power in several countries in the world, have been, without exception, characterised by massive violations of human rights. The violations have differed depending on the culture, country and the historical period and have included individual and collective assassinations and executions, death in concentration camps, starvation, deportations, torture, slave labour and other forms of mass physical terror, persecution on ethnic or religious base, violation of freedom of conscience, thought and expression, of freedom of press, and also lack of political pluralism.
Công đầu trong thắng lợi cuối cùng của cuộc chiến giữa tự do và cộng sản kéo dài phải kể đến cố Tổng thống Richard Nixon, cố Tổng thống Ronald Reagan và người đàn bà thép, Magaret(Hilda) Thatcher, cựu Thủ tướng Anh quốc. Cũng không thể không thêm 2 người: Ông Lech Walesa Chủ tịch Công đoàn Đoàn kết Ba Lan và Tổng thống đầu tiên của nước Nga, ông Boris Yelsin.
Đánh giá về nền Đệ nhất Cộng hòa và bản thân ông Diệm, ta có thể nhận xét:
VỀ KHUYẾT ĐIỂM
Ông Diệm sanh trưởng trong một gia đình quan lại, bản thân có học thức cao về hán tự, chịu ảnh hưởng sâu xa về đạo đức Khổng Mạnh. Ông là một nhà yêu nước bảo thủ. Trong giai đoạn 9 năm cầm quyền, ông đã phạm sai lầm trong vấn đề tôn giáo, coi trọng Công giáo hơn các tôn giáo khác như Phật giáo, Cao đài, Hòa hảo.
Phía Phật giáo vì tổ chức lỏng lẻo, để Việt cộng lợi dụng, cài bọn tôn giáo vận, cạo trọc đầu đội lốt sư sãi để gây rối. Những người dân theo đạo Phật bình thường đã bị xúc động trong một vài diễn biến do chính quyền ông Diệm gây ra, nên ngả về phía Phật giáo chống lại chính phủ. Những tên tuổi như Trí Quang, Đôn Hậu, Trí Thủ, Huỳnh Liên, Thích minh Châu, chỉ sau 30-4-1975 mới hiện nguyên hình là cộng sản.
Không phải riêng Phật giáo, mà phía Công giáo, bọn Việt cộng cũng cài người vào để phá hoại , gây chia rẽ tôn giáo và chống phá chính quyền.
Mời bạn đọc theo dõi phần trích đăng bài viết NHỮNG SỰ KIỆN LỊCH SỬ CÒN BỎ SÓT của bác sĩ Lê văn Sắc:
“....Bên Công giáo thì ngoài công khai là các linh mục Chân Tín, Nguyễn ngọc Lan, Phan khắc Từ, Trương bá Cẩn, còn trong bí mật, hoạt động tình báo và dùng báo chí chia rẽ lực lượng quốc dân như LM Nguyễn quang Lãm, bên Phật giáo thì có TT Thích minh Châu, viện trưởng Viện Đại học Vạn hạnh, sau này công khai lãnh đạo Giáo hội Phật giáo quốc doanh và làm đại biểu quốc hội của Việt cộng và nhiều người khác.
Có một số người không phải Việt cộng nằm vùng, nhưng cứ chống phá chính quyền, vô tình làm lợi cho Việt cộng, đi đúng vào đường hướng khích động, điều hợp, góp phần không nhỏ vào việc làm mất nước vào tay cộng sản sau này, như Linh mục Trần hữu Thanh, và một số nhà sư...
....Vào giai đoạn đó, hai tờ báo Công giáo, Xây dựng và Hòa bình, dùng sa luân chiến để đánh phá, hóa giải lực lượng chống cộng ở miền Nam : Tờ Xây dựng dùng bộ áo Công giáo của một nhà tu (nhưng chỉ là một cán bộ Việt cộng nằm vùng không hơn không kém, ký bút hiệu Thiên Hổ, Cọp Nhà Trời, một bút hiệu chẳng hiền lành, có vẻ tu hành chút nào) để bên ngoài làm bộ chống cộng quá khích, chửi cộng sản dữ dội để lấy lòng những người Công giáo, những người Phật giáo và những người thuộc các tôn giáo khác vốn chống cộng tích cực, và nhất là chính quyền.
Lấy lòng tin để xâm nhập, lượm lặt tin tức tình báo, mặt khác lại chửi bới Phật giáo ròng rã bao năm để đào hố chia rẽ giữa người Phật giáo và Công giáo, làm tan nát tiềm năng chống cộng của nhân dân miền Nam ...”
Việt cộng cài cán bộ vào 2 tôn giáo lớn là Phật giáo và Công giáo để kích động gây chia rẽ giữa tôn giáo với tôn giáo và tôn giáo với chính quyền. Việc Lực lượng Đặc biệt bố ráp chùa Xá Lợi và việc bắt hạ cờ Phật Giáo tại Huế đã giúp cơ hội cho Việt cộng kích động, tuyên truyền chống chính phủ. Trong khi hai tờ nhật báo Xây Dựng và Hòa Bình của bên Công giáo cũng như các Linh mục Quang Lãm, Phan Khắc Từ, Trương bá Cẩn...một mặt đả kích chính phủ, mặt khác lại đả kích Phật giáo thì chính quyền lại không có một biện pháp giải quyết, gây cho Phật giáo càng bất mãn chế độ, cho rằng chính quyền bao che Công giáo.
Cho đến khi Hòa thượng Quảng Đức tự thiêu tại ngã tư đường Lê văn Duyệt và Phan đình Phùng thì uy tín TT Diệm không những bị giảm sút ở trong nước mà kể cả ngoài nước, nhất là Hoa Kỳ.
Sau này, nền Đệ nhị Cộng hòa, do các Linh mục giới thiệu, nên 2 tên trùm gián điệp Việt cộng đã chui vào chính quyền, làm cố vấn cho ông Thiệu. Đó là Huỳnh văn Trọng và Vũ ngọc Nhạ. Sau 30-4-1975, tờ nhật báo Saigon Giải phóng của Việt cộng đã viết bài ca tụng Vũ ngọc Nhạ và nói rõ cấp bậc hắn là thiếu tướng tình báo của chúng. Chẳng biết vị linh mục giới thiệu 2 tên cán bộ tình báo Việt cộng cho ông Thiệu, là Huỳnh văn Trọng và Vũ ngọc Nhạ, sau tháng tư đen, có quì trước tượng Chúa Jesus để xin rửa tội, vì đã góp tay với Việt cộng làm điêu đứng cho nhân dân miền Nam Việt nam tự do?
Cabot Lodge, cũng như nhóm tướng tá làm đảo chánh, không nhận ra Việt cộng cài người vào các tôn giáo để phá hoại, lật và giết chết TT Diệm, chính thị là tiếp tay cho Việt cộng, dù vô tình hay cố ý.
Một khuyết điểm khác, ông Diệm thiếu cương quyết, đặt quá nặng tình huynh đệ, nên để cho ông Cẩn và bà Nhu, nhất là ông Cẩn, làm nhiều việc không lợi cho chế độ, dù sau khi ông Cẩn bị bắt, nhóm Minh Xuân đã cố truy tìm tài sản của ông Cẩn, cũng không tìm ra ông Cẩn có một tài sản nào.
Ngoài ra còn tin đồn trong nhà ông Cẩn có hầm chứa vũ khí và xác người, nhưng khi Dương hiếu Nghĩa, tay chân của Minh, cho lục xét thì không thấy một hầm vũ khí hay xác người như tin đồn. Vậy tin đồn này từ đâu ra, nếu không phải là Việt cộng phao lên để kích động dân chúng, nhất là Phật tử?
Trong phạm vi gia đình, bản thân ông Cẩn là người hiếu thảo, nhưng không phải là người hoạt động chính trị, lại ưa nịnh, nên để cho bọn đàn em khuấy động. Những năm cuối đời ông Diệm, việc bổ nhiệm các chức vụ Quận trưởng, Tỉnh trưởng miền Trung phải “hỏi qua cậu” là điều thật nghịch lý.
Điều này làm giảm uy tín trong đường lối cai trị của ông Diệm. Ngoài ra ông Cẩn còn tổ chức Cần lao nhân vị miền Trung để phân biệt với đảng Cần lao nhân vị ở miền Nam của ông Ngô đình Nhu, gây chia rẽ trong guồng máy chính quyền và là sơ hở lớn để Việt công lợi dụng, tuyên truyền dân chúng oán ghét TT Diệm.
Tổ chức Đảng để có hậu thuẫn là điều cần thiết, nhưng phát triển Đảng Cần lao nhân vị trong quân đội lại gây mầm bất mãn trong hàng ngũ quân nhân, nhất là sĩ quan. Nhưng khuyết điểm lớn nhất của ông Diệm là cả tin trong việc dùng người.
Vì phong cách quan lại nên ông dễ nghe ton hót “cụ cụ, con con” và nhận con nuôi, để sau này giết bố (!). Tôn thất Đính và Đỗ Mậu là 2 dẫn chứng cụ thể.
Những năm sau này, nhất là sau tháng tư đen, dân chúng lầm than, những người đã từng sống qua các giai đoạn, từ thời kỳ thực dân Pháp cai tri, rồi qua quân đội Nhật, đến Đệ nhất Cộng hòa, Đệ nhị Cộng hòa và kế tiếp dưới sự cai trị sắt máu của cộng sản, nhiều người dân miền Nam tỏ ra luyến tiếc Tổng thống Ngô đình Diệm.
KHÓ KHĂN CỦA CHÍNH QUYỀN VIỆT NAM CỘNG HÒA
Miền Nam được viện trợ quân sự và kinh tế bởi Hoa Kỳ. Nhưng Tổng thống John Fitzgerald Kennedy của Hoa Kỳ muốn miền Nam Việt Nam có một Tổng thống phải biết nghe lời, nên đã chủ trương sắp đặt cuộc đảo chánh 1963, chỉ vì ông Diệm không đồng ý cho đưa quân chiến đấu Mỹ trực tiếp tham chiến ở Việt nam.
Chủ trương của cố Tổng thống Kennedy cho đám tướng tá ham quyền, ham tiền, làm đảo chánh Tổng thống Ngô đình Diệm, như dẫn chứng trong bài của ký giả Richard Reeves, trích trong cuốn President Kennedy: Profile of Power ở phần trên.
Trong giai đoạn 21 năm, từ ngày Tổng thống Ngô đình Diệm chấp chánh 1954, đến ngày Saigon rơi vào tay cộng sản 30-4-1975, Việt cộng theo lệnh quan thầy Liên xô và Trung cộng- lúc đó Liên xô chưa tan rã- xâm lăng miền Nam Việt nam, Cambodia và Lào.
VỀ CHÍNH TRỊ- Theo hiệp định Geneve 20-7-1954, ngày chia đôi đất nước, Việt cộng phải rút hết quân và cán bộ về Bắc. Hạn chót là 5- 5- 1955. Phía quốc gia rút hết quân, cũng như những người dân di cư lánh nạn cộng sản, tìm tự do vào Nam ở điểm tập trung chót là Hải phòng cùng ngày.
Nhưng cáo Hồ đã để lại cán bộ ở miền Nam nằm vùng, nhất là các vùng quê. Đến ngày 20-12-1960, chúng lập ra mặt trận bù nhìn Giải phóng miền Nam, mục đích đưa quân chính quy vào miền Nam dưới lốt quân của mặt trận bù nhìn. Nhóm lãnh đạo đầu sỏ của mặt trận này là Nguyễn chí Thanh, Lê Duẩn, Phạm Hùng, Võ văn Kiệt, và một số trí thức ngu muội của miền Nam như Nguyễn hữu Thọ, Dương quỳnh Hoa, Trương như Tảng, Huỳnh tấn Phát. Mặt trận bù nhìn hết sài và bị giải tán 1976. Trương như Tảng sáng mắt nên chạy trốn Việt cộng qua Pháp.
Trong sách lược tuyên truyền của Việt cộng có 2 giai đoạn. Giai đoạn Đệ nhất cộng hòa chúng rất nể sợ ông Diệm, nên quyết tâm hạ bệ, bằng cách xúi giục dân chúng chống lại ông Diệm, qui lỗi cho ông áp dụng gia đình trị. Ngoài ra chúng cho cán bộ tôn giáo vận cạo trọc đầu, mặc áo vàng, đội lốt sư là Trí Quang, Trí Thủ, Đôn Hậu, Minh Châu, Huỳnh Liên cùng với mấy thầy tu mặc áo thụng đen, nhưng lại làm cán bộ công sản như Nguyễn quang Lãm, Nguyễn ngọc Lan, Trương bá Cẩn, đẩy mạnh chiến dịch quấy phá ông Diệm. Nguyễn ngọc Lan đã một lần vào bưng gặp Phạm Hùng.
Phương cách này của chúng không thành công, nếu không có ông khờ Cabot Lodge, làm Đại sứ ở một vùng tiền đồn chống cộng mà không nhìn ra được các vụ lộn xộn Phật giáo là do sự xúi giục của bọn cộng sản Bắc Việt, nên đã báo cáo sai lầm cho Tổng thống Kennedy, để ông Kennedy quyết định lật ông Diệm.
Giai đoạn sau 1-11-1963, khi ông Kennedy thỏa mãn được ý đồ lật và giết ông Diệm, đưa quân Mỹ trực tiếp tham chiến, thì Việt cộng xoay qua kích động lòng yêu nước của dân, trong chiến dịch tuyên truyền “chống Mỹ cứu nước”.
Thật ra , trong mục tiêu chống cộng, Mỹ đã đổ ra 3,000 tỷ đô la và hơn 50,000 mạng sống binh sĩ Mỹ vào chiến trường Việt nam, chỉ để chặn làn sóng đỏ loang dần từ Bắc Á xuống Đông nam Á, không bòn rút gì tài nguyên của Việt nam.
Trong khi đó, Việt cộng lãnh súng đạn, lương thực từ Liên sô và Trung cộng, sau 30-4-1975, đã phải trả khoản nợ chiến tranh bằng gỗ, cao su, cà phê và các tài nguyên khác, qua 30 năm mà vẫn chưa hết nợ.
Và, năm 1958, Phạm văn Đồng đã ký dâng đảo Hoàng sa cho Trung cộng, rồi năm 1999, Lê khả Phiêu cùng bè lũ Đỗ Mười, Lê đức Anh, Nông đức Mạnh tiếp tục ký dâng đất biên giới phía bắc và vùng biển, cũng để trả nợ chiến tranh. Chua sót nhất là vụ mất Thác bản Giốc. Trung cộng chiếm đuợc vùng đất này, đã lập ra điểm du lịch và Toà Đại sứ Tàu cộng đã ép phái đoàn báo chí Việt cộng tham dự lễ khánh thành.
Bọn bộ chính trị Việt gian cộng sản mặt dày, không biết nhục. Đã thế bọn chúng còn nhốt tù ký giả Điếu Cày vì đã viết một bài về cuộc hành trình tham dự lễ khánh thành.
VỀ QUÂN SỰ- Cộng sản Hanoi đã đưa quân Bắc Việt vào Nam theo đường mòn Hồ chí Minh từ 1956. Trận đánh vào Hậu cứ Trung đoàn bộ binh gần tỉnh lỵ Tây ninh tháng 12 năm 1960, mở đầu cho ý đồ xâm lăng của cộng sản Bắc Việt....Từ 1963, chúng ào ạt đưa quân chính qui vào Nam và khai diễn trận Đồng xoài 1965 ở cấp sư đoàn.
Do chuyên nghề bịp bợm và không có tự do truyền thông, chúng tuyên truyền ở miền Bắc rằng, miền Nam bị Mỹ cai trị, Mỹ bóc lột nên dân đói khổ. Hạt gạo miền Bắc phải cắn làm 3 (!), một phần để nuôi dân miền Bắc, một phần để giúp dân miền Nam, một phần để nuôi bộ đội giải phóng(!)(!).
Vì trong bức màn sắt, Việt cộng bưng bít tin tức, nên chúng nói dơi nói chuột dân cũng nghe. Chúng nói láo rằng Mỹ bóc lột nên dân Saigon không có gạo ăn. Khi bộ đội, cán bộ và dân chúng miền Bắc vào Saigon, thấy đời sống dân miền Nam cao gấp mấy chục lần đời sống dân chúng miền Bắc vào thời điểm này, bộ đội, cán bộ cũng như dân miền Bắc mới biết mình bị đánh lừa.
Tên chúa bịp là Hồ chí Minh, viết sách tự ca tụng mình, lấy tên là Trần dân Tiên, cho nên đám con cháu trong bộ chính trị theo gương bịp của Cáo mà đánh lừa dân chúng.
Quân, cán và dân miền Bắc vào Saigon đã choáng ngợp trước các tiện nghi, từ nhà ở đến vật dụng tiêu dùng thường ngày của người dân.
Nói ra thật tội nghiệp, phụ nữ không biết băng vệ sinh là gì vì chưa bao giờ nhìn thấy. Có người đã đem quần áo vào bồn cầu tiêu (sink) để giặt.
Chợ trời Huỳnh thúc Kháng được hình thành từ sau 30-4-1975. Các loại hàng hóa nhiều nhất là Radio, Cassette, giàn âm thanh, máy chụp hình, quạt máy, tủ lạnh, cho đến những thứ nhỏ nhất như kim chỉ được bày bán ở bờ lề đường. Khách hàng của chợ không chỉ là người miền Bắc mà còn cả những người Đông Âu, phần lớn là Liên xô.
Để chỉ trích chế độ cộng sản , trí thức miền Bắc đặt ra câu ví :
“Ba năm đi Nga không bằng một năm đi Đức.
Một năm đi Đức không bằng một lúc ởSaigon .”
Một năm đi Đức không bằng một lúc ở
Trước tháng tư năm 1975, dân miền Bắc được xuất ngoại đi Liên xô, hay Đông Đức là phải có thần thế lắm, và hầu hết họ thường mua vật dụng ở những nước này đem về bán lấy lời để tăng nguồn lợi gia đình. Đông Đức là nước khá nhất trong các nước theo chủ nghĩa cộng sản. Khi vào Saigon, họ nhìn thấy mọi thứ ở Saigon , không những hơn Nga mà còn hơn cả Đông Đức nữa.
Niềm tin vào đảng cộng sản của dân miền Bắc phai lạt dần kể từ ngày đó. Ý thức hệ cộng sản suy sụp ngay trong hàng ngũ cán bộ cũng từ ngày này.
Bức màn sắt được vén lên, không chỉ cán bộ, bộ đội trở về miền Bắc kể về đời sống nhân dân miền Nam, so với miền Bắc cao hơn gấp nhiều lần, mà nó còn chọc thủng mạng lưới tuyên truyền láo khoét của cộng sản bằng hàng trăm ngàn chiếc “đài” nhỏ bằng, hay nhỏ hơn cuốn tập, mà dân miền Bắc chưa được nhìn thấy kể từ trước 1945.
Sau khi chiếm Saigon , bộ đội, cán bộ và dân chúng đều tìm mua những chiếc Radio nhỏ đem về miền Bắc làm quà cho gia đình. Cũng do những chiếc radio này, dân miền Bắc được biết tình hình thế giới qua đài VOA và BBC vào mỗi buổi tối, nhất là vào giai đoạn Trung cộng “dạy cho Việt nam một bài học” năm 1979, sự sụp đổ của bức tường Bá Linh 9-11-1989 và sự tan rã của khối cộng sản 31-12-năm 1991.
Ông Diệm chết, sau một thời gian tướng tá giành quyền, đưa đến việc ông Thiệu chụp cơ hội nắm địa vị cao. Ông Thiệu đã độc diễn, tham nhũng lại kém tài. Trong khi đó, Tổng thống tích cực chống cộng nhất của Hoa Kỳ là cố Tổng thống Richard Nixon phải từ giã Tòa Bạch ốc ngày 9-8-1974 trong nửa nhiệm kỳ 2, vì vụ Watergate. Người kế nhiệm là Phó Tổng thống Ford, một vị Phó Tổng thống yếu kém nhất trong các Phó Tổng thống Mỹ, đã quay lưng khi Việt nam Cộng hòa mất vào tay cộng sản.
Bước ngoặt của sử Việt báo trước từ những năm đầu thập kỷ 1970.
Vào giai đoạn này, quốc tế cộng sản đang lan rộng. Thầy của cáo là Brezhnev không ngừng đổ vũ khí và cố vấn vào miền Bắc, để đẩy mạnh cuộc xâm lăng miền Nam, hòng nhuộm đỏ vùng Đông nam Á. Trong khi đó, nước đồng minh chủ yếu của miền Nam là Hoa Kỳ lại gặp thời kỳ khủng hoảng chính trị nội bộ, mà miền Nam lại lãnh đạo bởi một người yếu kém, Miền Nam mất là điều khó tránh.
BƯỚC NGOẶT CHO SỬ VIỆT:
Lúc này, phong trào chống chiến tranh lan rộng trong dân chúng Mỹ- có sự xúi giục của bộ máy tuyên truyền Liên xô- phe dân chủ trong lưỡng viện quốc hội Mỹ gây khó khăn cho Tổng thống Richard Nixon, đảng Cộng Hoà. Tình hình đang khó khăn thì Phó Tổng thống Siro Agnew, cùng liên danh với ông Nixon, bị qui tội trốn thuế tại tòa án Baltimore . Ông yêu cầu miễn tranh cãi và xin từ chức. Ông tuyên bố rằng làm như vậy để tránh một cuộc tranh đấu phân hóa tại tòa án.
Ông Gerald Ford được bổ nhiệm làm Phó Tổng thống theo hiến pháp Hoa Kỳ (không do dân bầu).
Ông Ford nguyên là dân biểu Hạ viện từ 1948, đơn vị Grand Rapids , một trong nhiều đơn vị bầu cử của Tiểu bang Michigan . Trong 25 năm làm dân biểu, thì 10 năm ông là người lãnh đạo khối thiểu số ở Hạ viện.. Phiếu bầu cho ông vào Hạ viện trong một khu-bầu-cử rất khiêm tốn, chứng tỏ ông không được dân ủng hộ mạnh mẽ, và cũng cho ta thấy khả năng lèo lái quốc gia Hoa kỳ, khả năng lèo lái phe tự do dân chủ, đối đầu với cộng sản của ông rất giới hạn, nếu không muốn nói là yếu kém.
Nhưng điều 2 của tu chính án 25 của Hiến pháp Hoa Kỳ đã qui đinh, khi ghế Phó Tổng thống dân cử bỏ trống, Tổng thống sẽ bổ nhiệm một Phó Tổng thống. Ông này nhận nhiệm vụ khi được đa số lưỡng viện quốc hội đồng ý. Chức vụ của ông Agnew được ông Ford thay thế.
Theo hiến pháp Hoa Kỳ, mỗi tiểu bang có 2 Nghị sĩ, do dân trong tiểu bang bầu ra, nhiệm kỳ 6 năm, không kể dân số trong tiểu bang nhiều hay ít.
Dân biểu Hạ viện nhiệm kỳ 2 năm, do dân trong khu vực bầu cử bầu ra: 50,000 cử tri là một dân biểu. Tiểu bang nào dân số đông thì Tiểu bang đó nhiều dân biểu. Ông Ford chỉ được cử tri trong đơn vị Grand Rapids bang Michigan bầu. Michigan có dân số trên 10 triệu.
Tiếp đó, vụ cài máy nghe lén ở trụ sở đảng Dân chủ bung ra, đưa đến sự từ chức của ông Richard Nixon vào ngày 9- 8-1974, thì vị-Phó-Tổng-thống-không-được–dân- bầu là Gerald Ford, theo hiến pháp Hoa Kỳ, trở thành vị Tổng-thống-không-được-toàn -dân- bầu. Chuyện hy hữu trong lịch sử Hoa Kỳ.
Phía Việt cộng, theo lệnh của quan thầy Liên xô, trắc nghiệm khả năng của ông Ford bằng trận đánh Phước Long, trong khi ông độc diễn học làm chính trị lại không học được chút gì của cố Tổng thống Tưởng giới Thạch năm 1949, thua cộng sản ở đại lục, rút ra cố thủ Đài loan, trong đó có cả tiểu đảo Kim môn, Mả tổ, chỉ cách bờ biển Hoa lục tầm bắn đại bác 105 mm, khoảng 11km, mà những năm 1958-1959, Trung cộng đã cho bắn đại bác hàng ngàn trái mỗi ngày ra hai tiểu đảo này.
Cho tới nay, Đài loan vẫn vững về quân sự, có phản lực cơ F 16, có tầu ngầm và có cả giàn hỏa tiễn phòng không Patriot, một loại hỏa tiễn bắn hỏa tiễn, được dùng trong chiến tranh vùng vịnh Ba tư 1990, chặn hỏa tiễn SAM của Sadam bắn qua Saudi Arabia.
Về chính trị, Đài loan dù bị Hoa Lục hù dọa bằng những cuộc tập trận trên eo biển Đài loan , có kỳ kéo dài một tháng, bắn nhiều hỏa tiễn tầm xa quanh Đài loan, họ vẫn thực hiện thành công cuộc bầu cử dân chủ đầu tiên ngày 26- 3- 1996. Vị Tổng thống đầu tiên do dân Đài loan bầu là Lý đăng Huy.
Về kinh tế, Đài loan đã trở thành con rồng châu Á với mức bình quân một đầu người( income per capita) là 16,208usd và tỗng sản lượng quốc dân-(gross national product) bằng với lục địa Trung quốc, theo thống kê 1995 của Liên hiệp quốc, so sánh số dân 18 triệu với 1 tỷ 2.
Ngày tan rã của quốc tế cộng sản 31- 12-1991 là ngày nhân dân thế giới vui mừng. Nhưng đối với người Việt lại có suy nghĩ khác nhau. Đại đa số trong 2 triệu đảng viên cộng sản, không nói ra, nhưng trong lòng họ cũng đã thấy ra được lý thuyết của chủ nghĩa cộng sản mà họ theo đuổi là không tưởng và tàn ác. Trừ một số nhỏ có quyền hành bổng lộc thì thất vọng, cố bám víu để duy trì cai trị, để vơ vét chuyến tàu chót, và cũng là để duy trì mạng sống; còn phần rất đông đảo thì đã mất niềm tin, nhưng vì sợ sệt nên im lặng chờ đợi từng ngày chủ nghĩa cộng sản tàn lụi ở Việt nam.
Đối với người Việt tự do, và những người cộng sản đã thức tỉnh như cố Trung tướng Trần Độ, các ông Nguyễn Hộ, Đỗ trung Hiếu, Hoàng minh Chính, Đỗ quế Dương, Trần Khuê, Bùi Tín, Vũ thư Hiên, Hoàng Tiến, Dương thu Hương, Hà sĩ Phu, Nguyễn thanh Giang, Lê Nhân, Lê hồng Hà, Nguyễn khắc Toàn, Bùi minh Quốc, Trần mạnh Hảo, Vũ cao Quận, Trần anh Kim và vố số những người khác có một thời gian đã lầm đường theo cộng sản, nay đã bừng tỉnh, đều hân hoan vui mừng và càng ngày càng cố gắng tranh đấu để sớm đẩy lui bọn quỉ đỏ Việt cộng, đưa Việt nam tới con đường dân chủ, ngõ hầu nhân dân Việt nam không những chỉ ấm no hạnh phúc hơn, mà còn được hưởng sự tự do mọi mặt từ ngôn luận, di trú, bầu cử, ứng cử, tín ngưỡng v..v..
Không những thế, Việt nam độc lập tự do thật sự thì bọn bành trướng Bắc kinh không thể gặm dần đất và biển của Việt nam.
Trung cộng chỉ có thể đòi nợ chính phủ cộng sản Việt nam, do đảng công sản Việt nam vay để mua vũ khí lương thực trong thời kỳ chống Pháp và xâm chíêm miền nam. Trung cộng không thể nào đòi nợ một chính phủ độc lập, dân chủ, đa đảng của Việt nam. Thế nước đã rất rõ ràng, chỉ có bọn ngu muội ù lì Nông đức Mạnh, Nguyễn minh Triêt, Nguyễn tấn Dũng và đám bộ chính trị hiện nay, chỉ vì quyền lợi cá nhân, không nghĩ đến đời sống của đại đa số dân nghèo, không nghĩ đến sự toàn vẹn lãnh thổ mà ông cha ta đã dày công mở mang, xây dựng, đang tâm bán đất và biển cho Tàu cộng.
Ngoài ra, như dẫn chứng ở phần trên, ngày 26-1-2006, 46 nước thuộc châu Âu đã lên án chủ nghĩa cộng sản. Nghị quyết 1481 được đại đa số đại biểu của 46 quốc gia châu Âu thông qua, coi chủ nghĩa cộng sản là tàn bạo, khát máu, vi phạm nhân quyền hơn cả Đức quốc xã của Hitler.
Thuyết của Marx là một chủ thuyết không tưởng. Hồ chí Minh đem thuyết này về Việt nam để đánh lừa dân Việt. Đối với dân ít học, Hồ dụ khị TIẾN TỚI THẾ GIỚI ĐẠI ĐỒNG, có nghĩa là, sau này chủ nghĩa cộng sản sẽ đưa thế giới đến đại đồng: LÀM THEO NĂNG LỰC, HƯỞNG THEO NHU CẦU (!) (!). Hiểu nôm na là MUỐN GÌ CÓ NẤY. Nói rõ hơn là, mỗi người là một Tề thiên đại thánh, có 72 phép biến, quay tay là có nhà, búng một ngón tay là có máy bay, xe hơi(!).
Cho tới giờ phút này, tôi không tin rằng ngay cả những Mạnh ,Triết, Dũng... hay cả những anh đã về vườn như Anh, Mười, Phiêu tin vào CÁC THỤ SỞ NHU. Nhưng bọn chúng bám vào thuyết Marx nhằm đánh lừa cấp dưới để cai trị, để vơ vét và để tránh bị giết như Ceausescu, Romania, một tên độc tài khét tiếng sắt máu, theo chủ nghĩa cộng sản, bị dân chúng nổi lên giết chết năm 1989.
Và, một tên khác là Erich Honecker Bí thư cộng sản Đông Đức, cũng là tên khát máu ra lệnh “shoot to die” (bắn chết bỏ) những người trốn qua Tây Bá Linh bằng cách vựợt bức tường Bá Linh. Hắn phải chạy trốn vào bệnh viện Hồng quân Liên xô ở Đông Bá Linh lánh nạn và được đưa qua Liên xô.
Vài tháng sau, Liên xô tan rã, Honecker được giải giao về Đức và bị ra Tòa. Khi xử án, tòa nhân đạo tha cho hắn vì hắn bị ung thư cuống họng thời kỳ cuối. Hắn đã xin qua sống ở Chile và chết sau đó hơn một năm, kết thúc cuộc đời của một tên cộng sản gian ác.
Những tên chóp bu của cộng đảng Việt Nam hiện nay nhìn lại gương này cũng không ít thấp thỏm lo lắng cho số phận bản thân.
Mới đây, Lê hồng Hà, từng làm Chánh văn phòng của Bộ công an, đã trả lời phỏng vấn của Đinh quang anh Thái, phóng viên của báo Việt Tide, được đăng trên website Danchimviet ngày 8-2-06 :
“Và sau 30 năm thì tôi có nhận định là, dân trong quá trình đó đã và đang thắng. Và đảng cộng sản đang thua. Dân đã thắng trên kinh tế và trên mặt tư tưởng, nhưng dân chưa thắng trên mặt chính trị.
Nói dân thắng trên mặt kinh tế tức là thế nào?
Tức là đảng thì muốn công hữu hóa để xóa tư hữu; nhưng dân không chịu.
Đảng muốn tiến hành điều gọi là “xóa giai cấp bóc lột, xóa công thương nghiệp tư bản tư doanh; nhưng dân không chịu. Đảng muốn xóa kinh tế thị trường, để thiết lập nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung; nhưng dân không chịu.
Và sau 30 năm thì phải nói rằng là dân đã phá tan cái hệ thống hợp tác xã, đã đánh lùi cái kinh tế quốc doanh và ngày càng đẩy kinh tế quốc doanh tới chỗ phải cổ phần hóa, phải khôi phục cơ chế kinh tế thị trường, rồi từng bước xóa bỏ chính sách kinh tế bao cấp, kế hoạch hóa tập trung. Như thế rõ ràng là dân thắng.”
Trong phần trả lời phỏng vấn của ông Lê hồng Hà, ngôn từ thấy nhẹ nhàng. Có thể hiểu rằng ông đang nằm trong sự kìm kẹp của Việt cộng- dù những tên công an làm nhiệm vụ theo dõi phong toả, ngày xưa đã là thuộc cấp của ông,-cho nên ông không thể không đề phòng, và cũng có thể ông sợ bị ném cứt trộn mắm tôm như cụ Hoàng minh Chính và bà Trần khải Thanh Thủy.
Nhận xét về ông Diệm không thể không nói đến vai trò của bà Trần lệ Xuân, vợ ông Nhu. Ông Nhu là một chiến lược gia sáng chói của Đệ nhất cộng hòa, lại là người không có tai tiếng gì về tham nhũng. Nhưng bà Nhu, người sáng lập phong trào Liên đới phụ nữ, đã có nhiều tai tiếng.
Bà Nhu không phải là đệ nhất phu nhân, nhưng ông Nhu, không những là em ruột ông Diệm, lại là cố vấn chính trị nhiều mưu lược, ít nhất cũng có công giúp miền Nam Việt nam, từ một nửa nước đang nát như tương vì nạn sứ quân, do chủ trương chia rẽ của thực dân Pháp, trở thành một miền Nam phồn thịnh về kinh tế, vững về quân sự, đủ khả năng đương đầu với cộng sản vào thời kỳ quốc tế cộng sản đang lên mạnh.
Bà Nhu đáng lý phải tự giữ mình để khỏi mất uy tín chồng, anh, phải biết tự chế trong việc giao du với những người trong chính phủ hay quân đội. Bà không tự kìm chế. Việc làm của bà không ít thì nhiều đưa đến sự suy giảm uy tín của ông Ngô đình Diệm, giúp cho bọn tàn ác Việt cộng vịn vào đó xúi giục dân chúng chống gia đình trị, để đưa đến cuối cùng là đổ vỡ miền Nam.
Nhưng vạch ra những khuyết điểm của bà Trần lệ Xuân, vợ ông Ngô đình Nhu, mà không nói đến công lao của bà thì cũng là điều bất công. Bà Nhu, người đề xướng ra dự thảo Luật gia đình, được quốc hội Đệ nhất Cộng hòa thảo luận và Tổng thống Ngô đình Diệm ban hành, đã đem lại quyền bình đẳng cho phụ nữ. Tình trạng “trai năm thê bẩy thiếp” từ lâu đời trong xã hội Việt nam được chấm dứt từ ngày có Luật gia đình. Phải thừa nhận vai trò của người phụ nữ Việt nam- nói riêng miền Nam- được vươn lên từ thời Đệ nhất Cộng hòa.
Cũng nên biết, ngay tại quốc gia dân chủ đầu tiên trên trái đất là Hoa Kỳ, mãi đến năm 1920, tu chính án hiến pháp 19 ban hành, người phụ nữ Hoa Kỳ mới được quyền bầu cử.
Ông Kennedy chết ngày 22-11-1963 tại Dallas , bang Texas , sau ông Diệm và ông Nhu 20 ngày. Thuyết Phật giáo thì cho là quả báo (ác giả ác báo). Nhưng cả 2, ông Kennedy và gia đình họ Ngô đều theo đạo Công giáo, không nghĩ đến quả báo.
Bà Trần lệ Xuân sống lưu vong, yên lặng nuôi con thành tài tại Pháp.
VỀ ƯU ĐIỂM
UY và ĐỨC
Như phần trên đã trình bầy, ông Diệm là một người có học thức cao về Hán tự. Ông cũng đã từng đi nhiều nước ở châu Âu, và có một thời gian dài sống tại Hoa Kỳ. Nhưng nếp nhà, và nhất là thuở thiếu thời theo Nho học, nên ông rất trọng lễ nghĩa. Trong bài viết NHỚ LẠI NHỮNG ĐIỀU KHÓ QUÊN (được dẫn chứng phần cuối của nhà văn Hà thượng Nhân) có viết : “ Tổng thống Diệm có thể có những khuyết điểm, nhưng cái tâm vì nước vì dân của ông, tôi cho là thành, cái chí của ông tôi cho là lớn. ..
Cũng trong bài ĐƯỜNG LỐI DIỆM NHU ĐƯỢC THỰC TẠI CHỨNG NGHIỆM LÀ ĐƯỜNG LỐI ĐÚNG, giáo sư Tôn thất Thiện viết:
“.....Và điều quan trọng nhất mà có liên quan mật thiết đến “Cụ” và chế độ Đệ Nhất Cộng Hoà nói chung, là nếu năm 1954 không có “Cụ” đứng ra lãnh đạo quốc gia thì miền Nam đã mất vào tay cộng sản.....
Cụ đã đem lại cho những quân nhân, cán bộ, chiến sĩ, nhân dân thời đó sự tin tuởng và hăng hái tranh đấu nên đã giữ được miền Nam, tạo dựng lên một quốc gia có qui củ và căn bản chính trị, kinh tế vững chắc, tạo điều kiện cho Đệ Nhị Cộng Hoà tồn tại một thời gian, sau khi “Cụ” bị sát hại.
Nhưng hơn nữa, nhân dân miền Nam được tiêm nhiễm tinh thần tự do, và được đào tạo vững chắc về kinh tế, sau này có điều kiện cưỡng lại áp chế của cộng sản, dần dần buộc cộng sản phải bỏ ý đồ “cải tạo xã hội chủ nghĩa” nhân dân miền Nam.
Cuối cùng, nhờ có tình trạng đảng cộng sản tuy thắng trận, nhưng đã bị yếu đi nhiều, không còn đủ khả năng đàn áp triệt để nữa, nên những người cộng sản như Nguyễn Hộ, Trần Độ, Đỗ trung Hiếu, Lữ Phương, Hà sĩ Phu và bao nhiêu người khác nữa, mới có điều kiện lên tiếng công khai như ngày nay....”
Dưới đây là bài viết của ông Phan đức Minh, đăng trên Việt nam nhật báo cuối tuần, tại San Jose, số 4912, phát hành ngày 29-10-2005 với tựa đề TẠI SAO CÓ CUỘC ĐẢO CHÁNH LẬT ĐỔ ÔNG NGÔ ĐÌNH DIỆM:
“Những tháng giữa năm 1960, ông Diệm với tư cách Tổng thống và là Tổng tư lệnh Quân đội Việt nam Cộng hoà, đi thăm các Bộ Tư lệnh Quân khu 1,2 ,3.4 và Quân khu Thủ đô, để nói chuyện với các sĩ quan thuộc các Quân Binh chủng về một vấn đề vô cùng quan trọng: Người Mỹ muốn đổ các đơn vị tác chiến (Combatant Units) của họ vào lãnh thổ Nam Việt nam đề đảm nhiệm vai trò chủ yếu trong công cuộc chiến đấu chống cộng sản trên chiến truờng này...
Tại hội truờng Quân khu 1, Đà nẵng, trước mặt rất đông sĩ quan: Cấp Tướng, cấp Tá và cấp Úy, ông Diệm đã nói rõ ý chí của ông là, nhất định không chấp nhận cho người Mỹ đổ quân tác chiến vào Việt nam, mà chỉ chấp nhận vai trò của người Mỹ trong nhiệm vụ cố vấn và huấn luyện cho Quân đội Việt nam Cộng hoà.
Ông nói: “Chúng ta cần có sự cố vấn và huấn luyện của Mỹ, chúng ta cần có sự viện trợ quân sự, kinh tế của người Mỹ, nhưng chúng ta không cần để cho người Mỹ chiến đấu thay thế chúng ta trong công cuộc bảo vệ quê hương, đất nước này. Cuộc chiến đấu này không thể đơn thuần giải quyết bằng sức mạnh của vũ khí chiến tranh, nhất là bằng một đạo quân viễn chinh từ một quốc gia khác kéo đến. Nếu người Mỹ làm việc đó, chúng ta sẽ mất hết chính nghiã, mất sự hậu thuẫn của nhân dân, tôi sẽ trở thành Tổng thống bù nhìn và anh em, các sĩ quan sẽ chỉ còn là những kẻ đánh thuê cho ngoại quốc...”
Ông nói thật nhiều với tất cả tấm lòng và trái tim của ông. Rồi ông kêu gọi tất cả các sĩ quan Quân đội Việt nam Cộng hoà đã từng nêu cao tinh thần anh dũng, can đảm trên mọi chiến trường khắp các vùng chiến thuật, hãy cùng ông bằng mọi giá, giữ vững lập trường, đi đúng đường lối lãnh đạo chiến tranh bảo vệ tổ quốc mà ông đã vạch ra và quyết tâm theo đuổi, bất chấp mọi áp lực, bất cứ từ đâu đến,
Những cánh tay dơ lên. Những tiếng hô vang làm rung chuyển cả Hội trưòng Bộ Tư lệnh Quân đoàn 1-Quân khu 1: “Quyết tâm ủng hộ Tổng thống ! Quyết tâm giữ vững lập trường chiến đấu của TT để bảo vệ tổ quốc!”
Lúc đó tôi chỉ là một chuẩn uý hiện dịch.........
Tôi nhìn các sĩ quan đàn anh đứng chung quanh hình như ai nấy đều cảm thấy có một cái gì nặng nề, nguy hiểm đang đợi chờ vị Tổng thống khả kính và can đảm của mình. Phải thành thực mà công nhận rằng vào thời gian đó, dưới sự lãnh đạo của ông Diệm, quân đội ra quân đội, Tướng Tá ra Tướng Tá, Sĩ quan ra Sĩ quan, chứ không có hổ lốn, bát nháo như một số khá đông của những thời gian sau này, sau khi ông Diệm không còn nữa...
Tôi không phải là người công giáo như ông Diệm, mà chỉ là quân nhân hiện dịch thuần túy, nhưng cũng thấy mắt mình nhoà đi. Tôi cầu xin Ơn Trên phù hộ , che chở cho ông, cũng như cho đất nước này...”
Ngày 19-6-1960, đại sứ Mỹ tại Saigon Elbridge Durbrow, gửi cho ngoại truởng Mỹ Christian Herter ở Hoa thinh Đốn 1 điện văn mật, thông báo tình hình Saigon: Có thể có một cuộc đảo chánh nhằm lật đổ chính quyền của ông Diệm; trong khi đó, ở nông thôn, hoạt động của cộng sản gia tăng mạnh mẽ...
Phần cuối bản văn kết thúc : “ Nếu thế đứng của ông Diệm tiếp tục giảm sút, không còn phù hợp với tình thế chính trị, tâm lý, kinh tế và an ninh tại đây nữa thì có thể là điều mà chính phủ Hoa Kỳ cần tính đến những phương cách hành động và những người lãnh đạo khác, hầu đạt đến mục tiêu của chúng ta....( If Diem’s positon in the country continues to deteriorate as result failure adopt proper political, psychological, economic and security measures, it may become necessary for US Government to begin consideration for alternative courses of action and leaders in order to achieve our objectives)
Trong bài MỘT VỊ TỪ MẪU của giáo sư Nguyễn xuân Vinh, (người Việt nam đầu tiên được vào làm trong Cơ quan Không gian Hoa Kỳ NASA, trong công việc tính quĩ đạo để phóng phi thuyền, ông cũng vinh dự được giới thiệu vào Hàn Lâm Viện Quốc gia Hàng không và Không gian của Pháp. Trước ngày đi du học, ông đã từng làm Tư lệnh Không Quân QLVNCH).
Ông viết:.....”Lúc tôi tới Dinh Độc lập, vào phòng ngủ của Tổng thống, là nơi cụ thường ngồi ở một ghế bành lớn để hỏi công việc. Tôi đã thấy có ông Nguyễn đình Thuần, lúc đó là Bộ trưởng Phủ Tổng thống và ông Hùynh hữu Nghĩa, Bộ trưởng Bộ Lao động. Ngoài ra còn có ông Hà Di, một nhiếp ảnh gia rất được Tổng thống thương yêu, và thường được đi theo chụp ảnh mỗi khi cụ công du. Thấy tôi vào, cụ nói mấy câu đại ý là tôi không được đi cùng để ra Huế dự lễ đại thọ của cụ cố, thân mẫu của Tổng thống, nên cụ gọi tới để cho xem những phim ảnh chụp.
Những ảnh mẫu được ông Hà Di chiếu cho mọi người cùng coi trên màn ảnh đặt ở cuối buồng theo thứ tự diễn tiến của buổi lễ. Thân mẫu của Tổng thống ngồi ở một ghế bành, mặc áo mầu đỏ, tuy trông mệt mỏi, nhưng nét mặt còn tươi sáng. Một tấm ảnh làm tôi chú ý là lúc cả 5 người con trai của cụ cố thân mẫu là Đức Giám mục Ngô đình Thục, Tổng thống Ngô đình Diệm và các ông Ngô đình Nhu, Ngô đình Luyện và Ngô đình Cẩn đều mặc áo thụng, quì rạp đầu làm lễ trước bà từ mẫu. Trông cảnh này thật là cảm động và là sự việc mấy trăm năm mới thấy có một lần ở nước mình, vì ít khi có bà mẹ nào sinh ra những người con mà lại đứng đầu cả bên đời và bên đạo.....”
Những dòng viết trên đã chứng minh lòng hiếu thảo của ông Diệm. Dù là Tổng thống, ông vẫn “quì rạp đầu trước mặt mẹ”. Không như Hồ chí Minh, khi nắm quyền Chủ tịch nước rồi, trên 10 năm sau mới trở lại quê nhà.
Ông Diệm được Quốc trưởng Bảo đại bổ nhiệm làm Thủ tướng, trong lúc Pháp chuẩn bị rút quân theo Hiệp định Geneve 20-7-1954. Tình hình mọi mặt ở miền Nam đều nát bét.
Về chính trị và Giáo dục: Ông Diệm đưa miền Nam Việt nam từ một tình trạng sứ quân, với những thành phần võ trang cai quản từng vùng, dựa vào tôn giáo như Cao đài, Hòa hảo và vùng Saigon-Chợ lớn là Bình xuyên của Bẩy Viễn, trở thành một miền Nam Việt nam có tự do, dân chủ pháp trị, tương tự như của Hoa Kỳ, trước cả Singapore, Nam Hàn, Thái Lan, Phi luật tân, Đài Loan.
Chính phủ Việt nam Cộng hòa chia làm 3 ngành: hành pháp, lập pháp và tư pháp. Bầu Quốc hội lập hiến để thảo luận và thông qua hiến pháp. Ngành lập pháp soạn thảo những bộ luật mới. Mở rộng trường luật để đào tạo những người có khả năng trong ngành tư pháp. Mở Học viện Quốc gia hành chánh để đào tạo các công chức cao cấp trong guồng máy cai trị. Soạn thảo các chương trình giảng dạy bằng tiếng Việt, thay thế các chương trình tiếng Pháp trong các trường Y, Nha, Dược, Bách Khoa, Luật Khoa.
Từ trước năm 1954. các trường ở mìên Nam từ tiểu học trở lên đều học tiếng Pháp, vì miền Nam là thuộc địa của thực dân Pháp.
Ông Diệm cũng là người đã cho thiết lập thêm Viện Đại học Huế, rồi Đại học Đà Lạt, mặc dầu thời kỳ đó đã bị một số giáo sư có đầu óc thủ cựu của miền Nam cản trở.
Mời bạn đọc theo dõi phần trích đoạn dưới đây của giáo sư Nguyễn ly Châu, trong bài MỘT CÔNG TRÌNH VĂN HÓA CỦA TỔNG TỐNG NGÔ ĐÌNH DIỆM:
“...Tổng thống Ngô đình Diệm đã rất hết lòng trong việc thành lập Viện Đại học Huế, ông muốn mở mang Viện Đại học Huế theo tiêu chuẩn Đại học ngoại quốc mà ông đã có dịp đi qua....Sự quan tâm đặc biệt này đã làm cho một số giới chức Đại học Saigon bất bình, nhất là khi ông ra thăm Đại học Huế và đưa ra ý kiến mở thêm Đại học Y khoa.
Giới Y khoa Saigon được tham khảo ý kiến, đã lên tiếng bác bỏ dự án lập thêm Đại học Y khoa, với lý luận : Cả nước Việt nam chỉ cần có một Đại học Y khoa là đủ lắm rồi....
Sau 38 năm ngày thành lập (tính đến năm 1995), Viện Đại học Huế, một Đại học công lập thứ 2 của quốc gia Việt nam đã góp phần hữu hiệu vào công cuộc phát huy văn hóa và đào tạo nhân tài cần thíêt cho việc xây dựng đất nước về mọi mặt, nhân dân miền Trung và đất nước Việt nam thành kính biết ơn những người sáng lập....”
Về quân sự: Khi ông Diệm được vua Bảo Đại trao phó giữ chức Thủ tướng, quân đội miền Nam Việt nam chưa hình thành.
Sau hiệp định Geneve tháng 7- 1954, phía Việt cộng ở miền Bắc, ngoài thành phần cố vấn Liên sô, Trung cộng, chúng đã tổ chức quân đội lên đến cấp sư đoàn và chia ra các quân khu. Đó là chưa kể nhiều sư đoàn và hàng chục ngàn cố vấn quân sự của Tàu cộng còn đóng tại miền bắc Bắc phần, sau khi chúng trực tiếp đánh vào đồn binh Pháp tại Điện biên.
Bọn cố vấn Tàu ở lại để dạy cho bọn đầu trâu mặt ngựa cộng sản Việt nam cách thức “thăm bần, vấn khổ”, cách thức phân loại “địa chủ, phú nông, trí thức, tư sản” để đấu tố giết người. Cán bộ cố vấn Tàu hưởng chế độ “tiểu táo”, tức là Việt cộng chỉ định, cứ một cố vấn Tàu thì một bộ đội Việt nam hầu, nấu ăn và hầu hạ, phục dịch cho quan thầy cố vấn. Đích thực là quân hầu, nhưng Việt cộng dùng chữ nghĩa cho giảm bớt tủi nhục của người hầu này bằng từ ngữ “anh nuôi”.
Trong khi đó thì miền Nam chỉ có cấp tiểu đoàn, do quân đội Pháp trước khi rút lui trao lại, và một đơn vị Ngự lâm quân, tương đương 1 trung đoàn.
Song song với việc ổn định guồng máy cai trị, ông Diệm cho thành lập các Trung tâm huấn luyện quân sự để đào tạo binh sĩ cùng hạ sĩ quan, đồng thời mở rộng Trường võ bị quốc gia Đà Lạt và Trường sĩ quan trừ bị Thủ đức với mục đích tăng cường sĩ quan hiện dịch và trừ bị để đối phó với âm mưu xâm lược của Việt cộng.
Ông còn cho lập các Binh chủng chuyên môn để yểm trợ các đơn vị như Truyền tin, Công binh, Quân nhu, Quận cụ, Quân y. Chỉ trong 5 năm, miền Nam đã chia ra 4 vùng chíên thuật và mỗi vùng có một Quân đoàn.
Để yểm trợ các nơi trọng yếu, ông cho thành lập các đơn vị Tổng trừ bị như Nhẩy dù, Thủy quân lục chiến, Biệt đông quân, Lực lượng đặc biệt, Thiết giáp, Công binh và Pháo binh. Song song với việc phát triển bộ binh, ông cũng cho thành lập các quân chủng Không quân, Hải quân. Ngoài ra còn lập Địa phương quân để đảm trách an ninh diện địa.
Tổng thống Ngô đình Diệm không những là người có tài về kinh tế, ông lại am hiểu về chiến lược quân sự. Trong bài viết khác của ông Tôn thất Đính, một tướng lãnh đã lầm lỡ theo đám đảo chánh, và nay đã ăn năn, như trình bày ở phần trên. Ông viết loạt bài tự sự Tình Sông Nghĩa Biển.
Ông viết:
“Cuộc nói chuyện giữa Tổng thống, ông cố vấn Ngô đình Nhu và tôi về chiến lược Cao nguyên đã diễn ra trong bầu không khí vừa trầm lặng, vừa thân mật...Nhìn vào bản đồ, Tổng thống Diệm nói như tiên tri:...
Nếu tui mà mở cuộc tấn công thì tui sẽ đánh vào Ban Mê Thuột, Kontum và Pleiku, tuy là cái đầu con Rồng nhưng cắt cái bụng thì con Rồng cũng chết, mà lại dễ chết nữa! Rồi từ đó, ép cả 2 phía đầu đuôi. Kontum, Quảng đức và Cao nguyên sẽ lọt vào tay tui.
Thấy địa lý Trường sơn, tui nghĩ Ban Mê Thuột là chỗ nhược, nên tui quyết định đưa các cơ quan Vùng về đây là để tạo ra một vị thế kiên cố, có thể thoát qua được cái nhược đó mà bảo vệ miền Nam của mình. Vì nếu sau ni, cộng sản nó đánh mình, thì chúng sẽ thử ở Kontum trước và sau đó dồn toàn lực đánh vào Ban Mê Thuột, nếu chúng nó nghĩ mình thiếu phòng vệ ở đó. Vì rứa, tuy mình dời quân khu về Pleiku để Mỹ hỗ trợ cho xây cái Đầu Rồng, mình phải dốc lực bảo vệ cái bụng, khúc xương sống ở đây, để khỏi bị đánh gẫy.
Sau đó Tổng thống Diệm còn nói:
“Đính cần chi thì nói tui cho, mọi việc luôn luôn bàn với chú Nhu cho kỹ, kẻo một khi Mỹ dính vào nhiều quá thì mình khó gỡ cho ra! Tuy nói là đồng minh, nhưng ai thiệt bụng với mình, họ luôn luôn theo quyền lợi của họ. Đất nước mình thì mình phải lo. Mỹ thì cũng như Tây vì họ là người phương Tây, không hiểu nước mình và người mình bằng mình được! Nên tui nhắc là mình phải cẩn thận trong mọi kế hoạch hợp tác. Để cho họ nhiều quyền quá thì họ cai trị mình, còn chi là độc lập của mình.”
Ông Nhu tiếp lời:
“Như Đính thấy, từ khi Mỹ chi viện cho mình đến nay, họ đều sắp đặt đưa dần các cố vấn vào trong các cơ quan chính phủ. Có khác chi Tây mô, dù là dưới các danh xưng khác nhau! Les mêmes dénominateurs (cùng mẫu số chung), mặc dầu quyền lợi khác nhau, cách chi viện khác nhau, nhưng cũng chỉ là một lối cai trị...Đại sứ Mỹ cũng chỉ là một Thái thú như Tàu, một thứ Toàn quyền như Tây...Không phải chỉ vì cộng sản Bắc Việt; vì cộng sản Tàu mà Mỹ đang có chủ trương không để chúng tràn xuống Đông Nam Á, Vì thế, Việt nam có thể là một chiến trường tương lai để Mỹ ngăn chặn sự bành trướng của Bắc kinh.”
( con tiếp )
http://vietnamdefence.info/ttngodinhdiem12.htm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét