Người theo dõi

Thứ Tư, 13 tháng 4, 2016

Đôi Dòng Nhìn Lại Tổng Thống VNCH Ngô Đình Diệm (2)

Đôi Dòng Nhìn Lại
Tổng Thống VNCH Ngô Đình Diệm
Quỳnh Hương
Nguồn: quanvan.net


Về kinh tế: 90% dân số Việt nam sống về  nông nghiệp.
Tiếp nhận chính quyền, ông Diệm lập Phủ Tổng Ủy Di Cư để lo cho gần 1 triệu người lánh nạn cộng sản từ miền Bắc vào Nam tìm tự do. Sau 2 năm ổn định việc định cư 1 triệu người miền bắc, ông Diệm đổi Phủ Tổng Ủy Di Cư  thành Phủ Tổng Ủy Dinh Điền, với nhiệm vụ khai khẩn đất hoang, chủ yếu là Cao nguyên Trung phần; Cái sắn và Mộc hóa ở miền Tây.

Miền Nam đất rộng, dân thưa hơn miền Bắc. Đồng bằng sông Cửu long phì nhiêu, nhưng ruộng đất phần lớn nằm trong tay đại điền chủ người Pháp và một số ít người Việt. Tổng thống Ngô đình Diệm đã áp dụng chính sách “Cải cách điền địa”, trưng mua ruộng đất của các đìền chủ lớn, phân phát cho nông dân. Những điền chủ nhượng đất nhận được trái phiếu, họ có thể dùng trái phiếu này đầu tư vào các xí nghiệp ở thành phố.
Phía bắc Saigon, xa lộ Saigon Biên hòa được kiến thiết. Tuy là so với ngoại quốc ngày nay, quãng đường 32 km này chẳng thấm vào đâu. Nhưng vào cuối thập kỷ 50 thế kỷ 20, đây là đoạn đường tân tiến nhất của miền Nam Việt Nam ở vào thời kỳ ấy.
Hai bên đường rất nhiều các nhà máy được hình thành. Khu kỹ nghệ được thành lập, chạy dài từ Thủ đức thuộc tỉnh Gia định, tới quận Châu thành của tỉnh Biên Hòa. Nhà máy xi măng Hà Tiên, được thiết lập ở huyện Hà Tiên, thuộc tỉnh Rạch giá, sau đổi  là Kiên Giang. Nhà máy Thủy tinh,  nhà máy Giấy và các nhà máy Dệt như Vinatexco, Vimytex v..v..lần lượt  được dựng lên. Ngoài ra còn có thể kể thêm đoạn đường cửa ngõ về phía nam của Saigon và đoạn đường về Hóc môn cũng xây nhiều nhà máy như nhà máy Dệt, nhà máy làm Phân bón.
Song song với việc thiết lập các khu công nghiệp phía nam và bắc Saigon, ông Diệm còn cho thiết lập nhà máy Thủy điện Đa Nhim để có đủ điện cung cấp cho Saigon và các nhà máy mới thiết lập.
Khác hẳn với chính sách cướp đất, giết người của bọn cộng sản áp dụng ở miền Bắc từ 1953- đến 1958, mà chúng gọi là cải-cách-ruộng-đất, một chính sách dã man tàn bạo nhất trong lịch sử Việt nam và cả thế giới, mà lão Hồ dâm học từ  Liên xô và Tàu cộng để áp dụng vào miền Bắc Việt nam, giết một nửa triệu người.
Ông Diệm cũng cho lập các Khu dinh điền, Khu trù mật ở nhiều nơi để đưa dân ở các vùng nghèo nàn miền Trung tới Cao nguyên Trung phần hay miền Tây lập nghiệp. Những gia đình đến sinh sống tại các Khu Dinh Điền hay Khu Trù Mật, mỗi gia đình cũng được cấp 3 mẫu tây (hectare= 30.000m2) đất, kèm theo bằng khoán để làm chủ mảnh đất, tương tự như những gia đình di cư lánh nạn cộng sản tàn ác 1954-1955, đi định cư tại Cái Sắn, Phương Lâm, Hố Nai…..Ngoài 3 hectare đất, họ còn được cấp phát gạo và tiền trong vòng 6 tháng để có thể sinh sống trong khi chưa thu hoạch vụ đầu.
So sánh giữa Khu dinh điền của Việt nam Cộng hòa và Khu kinh tế mới của Việt cộng ta thấy là hai thái cực.
Những người đi kinh-tế-mới bỏ nhà cửa ở thành phố, nhất là Saigon, bị đem con bỏ chợ. Nhà cầm quyền cộng sản không giúp đỡ họ, hoặc nếu có chỉ là chút ít, cho nên sau trên một năm đi kinh-tế-mới(!), họ lại lếch thếch kéo nhau về Saigon, nằm ở vỉa hè trên các đoạn đường Lý thái Tổ, Trần quốc Toản, Lý thường Kiệt......và hàng ngàn người đã chăng vải nhựa, chiếu rách, dài theo bờ tường, trong và ngoài Trường đua Phú thọ.
Khu Dinh điền thời Đệ nhất Cộng hoà đặt dưới quyền điều hành của Phủ Tổng Ủy Dinh Điền. Nha Nông cụ cơ giới thuộc Phủ Tổng ủy Dinh điền  chịu  trách nhiệm ủi đất phân lô, cấp phát tiền gạo 6 tháng cho dân đến lập nghiệp. Những vùng Cái sắn, Hố nai, Phương lâm, Hỏa lựu, Vị thanh, Quảng tín....là những vùng được thành lập từ thời Đệ nhất Cộng hoà và trở thành nơi sầm uất.
Vị thanh sau này là tỉnh lỵ Chương thiện, và Quảng tín trở thành tỉnh mới lấy tên từ Khu trù mật.
Trong khi dân đang an cư  lạc nghiệp, bọn Việt cộng đã khuấy phá, đốt một số xã dinh điền ở các vùng thuộc tỉnh Pleiku, Ban mê thuột, Phước long và Tây ninh.
Khu kinh tế mới của Việt cộng ngày nay nhắc tới còn thấy hãi hùng. Việt cộng lập nên kinh tế mới nhắm mục đích lùa dân ra khỏi thành phố một cách man rợ để huỷ diệt giai cấp và con người tư sản(!), theo kinh điển tàn ác nhất thế gian của Marx, mà Cáo và bọn cán bộ cộng sản Việt nam áp dụng. Riêng Saigon, 1 triệu dân bị lùa khỏi thành phố đi kinh tế mới, một năm sau khi chiếm đuợc miền Nam.
Bắt nguồn từ gieo rắc hận thù giai cấp, bọn ngu muội Việt cộng cho rằng người dân thành thị chỉ ăn chơi, không sản xuất. Lớp cán ngố từ trên xuống dưới nghĩ đơn giản rằng sản xuất chỉ có nghĩa là cày cuốc, thế nên chúng đày dân vào rừng là làm ra lúa gạo (!). Đây là sự phí phạm lao động to lớn, do sự ngu muội của lãnh tụ cộng sản Việt nam vì chúng vô học. Nhưng đuổi dân ra khỏi thành phố, Việt cộng còn có mục đích cướp nhà để chia cho cán bộ, diệt giai cấp tư sản. Tội ác của Việt cộng kể không thể xiết.
Marx là một tên điên, chủ trương kinh tế tập trung. Bất cứ nước nào cai trị theo đường lối của Marx đều nghèo đói, thiếu đồ tiêu dùng, do thất bại cả công nghiệp lẫn nông nghiệp. Dân chúng ở những nước cai trị theo đuờng lối cộng sản đều bị đói, bị o ép về chính trị và hoàn toàn không có tự do. Vì chủ trương kinh tế tập trung nên tư  liệu sản xuất như  trâu bò, ruộng đất....đều nằm trong tay nhà nước. Cái câu “nhân dân làm chủ, đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý” (!) do Việt cộng đặt ra để đánh lừa dân thật khôi hài.
Nông dân làm lụng vất vả cơm không đủ no thì bọn cán bộ hợp tác xã phè phỡn. Dân chúng miền bắc truyền nhau câu vè nguyền rủa cán bộ:
“Mỗi người làm việc bằng hai
Để cho chủ nhiệm mua đài mua xe
Mỗi người làm việc bằng ba
Để cho quản trị xây nhà xây sân.
Hoặc là câu:
Giầu thủ kho, no thủ trưởng
Khi hiểu ra mình bị bóc lột nặng nề còn hơn thời phong kiến cổ xưa, họ bắt đầu lãn công. Các cụ ta có câu “cha chung không ai khóc” thật đúng cho trường hợp này.
Kinh tế tập trung (hợp tác xã nông nghiệp) đưa đến kết quả năng xuất xuống trầm trọng và riêng Việt nam, cái gì phải đến đã đến:  năm 1987, từ Thanh hoá trở ra bị thiếu gạo. Các tỉnh Thanh hoá, Quảng ninh, Nghệ an có hàng ngàn người chết đói.
Bọn cầm quyền Thanh hoá phải dùng từng đoàn xe tải chở  hàng chục ngàn “ bang chúng cái bang”  ra các thành phố, thị xã miền Bắc để đi ăn mày tập thể. Chuyện khó tin mà có thật. Đó là điều  mà Lê Duẩn và đồng bọn huênh hoang “Việt nam đi thẳng lên chủ nghĩa xã hội ..”(!)  . Như vậy “đi thẳng lên chủ nghĩa xã hội” của Lê Duẩn và đồng bọn là làm cho dân miền Bắc Việt nam đi từ thiếu ăn đến chết đói.
Rất tiếc vào thời điểm này các ký giả của Washington Post, AP, Mercury News, New York  Times, AFP, CNN, BBC, NBC.....chưa được phép vào Hanoi, nên sự thật chỉ được phanh phui trong nuớc khi bài ký “Cái đêm hôm ấy đêm gì” của Phùng gia Lộc, và tiếp đó bài ký “ Sự thật về Thanh Hóa”, của Phùng thanh Vân, hai người gốc Thanh Hoá, được đăng trên bán nguyệt san Văn Nghệ ở Hanoi.
(Sau khi bài này được đăng, làm rung động cả nước, thì Phùng gia Lộc bị truy lùng, và phải trốn chui trốn lủi. Mấy năm sau do thiếu đói, bệnh tật không tiền thuốc nên đã chết. Phùng thanh Vân cũng chung số phận, nhưng sau không rõ còn sống hay đã đi theo Phùng gia Lộc.)
Trong lịch sử Việt nam đã có 2 nạn đói.
Nạn đói thứ nhất xẩy ra năm 1945, còn gọi là nạn đói Ất dậu, do quân phiệt Nhật  bắt ép dân dẹp bỏ Lúa để trồng Đay nạp cho chúng, gây ra tình trạng thiếu hụt đất trồng lúa.  Không những thế, chúng còn bắt dân phải nạp thóc –thời ấy gọi là thóc tạ- để nuôi quân Nhật, làm chết hơn 1 triệu người từ  Nghệ an, Thanh hoá ra tới các tỉnh thuộc vựa lúa đồng bằng sông Hồng.
Người viết bài này mỗi ngày đi bộ quãng đường 5 kilometres từ nhà tới trường tiểu học huyện,  đã chứng kiến cảnh người chết đói nằm bên lề tỉnh lộ. Mỗi ngày ít nhất 1 người mà nhiều nhất lên đến trên 10 người. Dân làng lân cận vì vừa sợ dịch bệnh, vừa không chịu nổi mùi hối thối của xác người chết, nên đã phải dùng chiếu để bó, vì nhiều xác quá không đủ quan tài và đào lỗ nông, sát vệ đường rồi lấp đất sơ sài. Nạn chết đói kéo dài từ cuối tháng 2 âm lịch đến vụ gặt đầu tháng 5 .
Nạn đói thứ hai chết mấy ngàn người như đã trình bày ở trên, là do Việt cộng cai trị theo đường lối xã hội chủ nghĩa của Marx : kinh tế tập trung. Nhất là sau khi chiếm được miền Nam, Lê Duẩn, một tên ngu muội huênh hoang “nước Việt Nam tiến thẳng lên xã hôi chủ nghĩa. (!)
Sự thất bại tất yếu xẩy ra vì “cha chung không ai khóc”, là câu cửa miệng của người Việt từ thời xa xưa. Nhưng cũng còn phải nói rõ hơn là vì sự tàn bạo ở những cán bộ cộng sản. (bạn đọc muốn rõ hơn, tìm đọc “Cái đêm hôm ấy đêm gì”  và ‘Sự thật về Thanh Hóa”  trên một vài trang web)
Dân kinh tế mới không đuợc cấp gạo tiền như  thời Đệ nhất Cộng hoà, nên chỉ vài tháng hoặc nhiều lắm là  hơn 1 năm sau, họ lại lếch thếch kéo về thành phố. Khi trở về,  nhà của họ đã bị bọn cán bộ chiếm ngụ, nên họ phải nằm ở viả hè.
Bạn đọc hiện đang sống ở  các nước tự do, trước kia sống ở Saigon, hay các thành phố lân cận, từ  năm 1981 chắc đã nhìn thấy cảnh dân kinh tế mới chăng bạt bằng chiếu, bằng vải nhựa, chung quanh Trường đua Phú thọ và dài theo đường Trần quốc Toản, Lý thái Tổ, Nguyễn văn Thoại-sau naỳ đổi là Lý thường Kiệt- Cuộc sống của họ thật thê thảm.
Theo thống kê của Liên hiệp quốc, sau khi chiến tranh Triều Tiên kết thúc, lợi tức bình quân một đầu người của Nam Hàn chỉ là dưới 70 usd, mà ngày nay ngang hàng Singapore, bình quân đầu nguời một năm là 23,636 usd. Trong khi Bắc Hàn còn cai trị theo đường lối Marx sắt máu thì bình quân một đầu người một năm dưới mức 400usd. Hàng năm vẫn thiếu lương thực nên phải nhận viện trợ gạo từ Nam Hàn và Nhật Bản.
Nước cai trị theo kiểu nửa vời, siù siù ển ển, tả pí lù như Việt Nam “kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa” thì khá hơn Bắc Hàn một chút, được 600usd một đầu người một năm.
Nhưng đó là chia đều, còn thực tế những  nông dân ở miền Bắc Việt nam, đại đa số chỉ trông vào phần ruộng được chia. Dân đông, đất  ít, mỗi người dân miền  Bắc Việt Nam chỉ được chia khoảng gần 400m vuông,  tùy theo thôn xã, có xã dân đông, đất  ít thì mỗi người chỉ được dưới 1 sào miền Bắc. Một sào là 360m 2.  (Miền Nam 1. 000m 2 là  một Công hay 1/ 10 của mẫu tây)  Do đó một nguời một năm không hơn bình quân một đầu người của Nam Hàn sau nội chiến kết thúc.
Nếu bỏ khúc đuôi “theo định hướng xã hội chủ nghĩa” mà thay vào cái đuôi “theo chủ nghĩa tư bản” thì chỉ vài ba năm là khấm khá, dù không bằng Singapore , Nam Hàn, nhưng chắc chắn là hơn Trung cộng.
Xã hội chủ nghĩa là thuyết của Marx :  Kinh tế tập trung. Mọi phương tịện sản xuất nằm trong tay nhà nước. Nhưng nhà nước là của đảng, vậy thì ruộng đất là nằm trong tay đảng .Cai trị theo chủ nghĩa của Marx kinh tế tập trung cho nên miền Bắc Việt nam từ năm 1945, dân chúng ăn không đủ no, đồ tiêu dùng quá thiếu. Nhưng bọn cầm quyền cộng sản giải thích rằng, dân thiếu thốn vì kháng chiến chống Pháp gần 10 năm.  Từ năm 1954, đến 1975, dân Bắc thiếu thốn thì chúng phịa ra là phải cứu đói miền Nam, vì dân miền Nam bị “Mỹ bóc nột” (!).
Khi  chiếm được miền Nam rồi, bọn chúng lại hăm hở áp dụng sách vở Marx: đánh tư sản, cải tạo công thương nghiệp(!), phá bỏ tư doanh. Kèm theo chính sách sắt máu này là lùa dân đi Kinh- tế-mới và ngăn sông, cấm chợ. Chính sách tàn bạo này người dân  uất ức mà không chống lại được nên đặt vè:
“Công an, thuế vụ, kiểm lâm
Trong ba thằng đó, mày đâm thằng nào?
Tiến lên chiến sĩ, đồng bào ( người đặt vè mượn câu của  lão Hồ bịp)
Trong ba thằng đó, thằng nào cũng đâm.
Kết quả là, đồng bằng sông Cửu long, vựa lúa miền Nam không đủ gạo để nuôi dân cho nên dân phải ăn bo bo, là thứ thực phẩm dùng cho ngựa ở các nước tư bản.
Sau nạn đói 1987, Việt cộng không tuyên bố, nhưng đã nới lỏng cho dân làm ăn. Vì không nới lỏng thì dân còn chết. Ở thành thị, chúng cho tư doanh ở những hộ làm ăn nhỏ và nông thôn chúng cho “khoán sản”, bỏ tiếng kẻng của hợp tác xã nông nghiệp. Từ đó, nếu so sánh với các nước láng giềng thì còn thua xa, nhưng dân đã khá hơn.
Dân trong nước từ thành thị đến thôn quê, đã  nhìn rõ được điểm tốt đẹp của kinh tế thị trường.
Việt cộng ngày  nay không dám quay về con đường kinh tế tập trung kiểu Hợp tác xã, vì chúng biết là áp dụng kinh tế  tập trung là không những loạn ở nông thôn, mà loạn ngay trong đảng. Bằng chứng là nông dân Thái bình và một vài huyện ở Hà nam đã nổi loạn năm 1997. Huyện Quỳnh Phụ nổi dậy mạnh nhất. Dân chúng tập trung tới trên 5.000 người kéo lên huyện lỵ truy bắt bí thư huyện, chủ tịch huyện và Trưởng Công an huyện. Dân bắt trói trưởng công an huyện 3 ngày.
Thành phần nổi dậy có rất nhiều đảng viên và bộ đội xuất ngũ.  Thế nên chúng áp dụng kinh tế tư bản, nhưng phịa ra câu Kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, để đỡ bẽ mặt, vì đã theo Marx (kinh tết tập trung) lại áp dụng kinh tế tư bản : rất là kỳ quái.
Phịa kiểu này thành ra “ Kinh tế thị trường theo định hướng “ xã hội chủ nghĩa” = Kinh tế tập trung.” Một câu này đã chõi nhau. Tối nghĩa. Bọn chóp bu Việt cộng đánh lừa dân chúng, đánh lừa cả đảng viên cấp dưới. Vì vậy có thể gọi là lý thuyết Cám Heo.
Trong thời Đệ nhất Cộng hòa, mặc dầu bọn Việt cộng phá hoại nông thôn, nhưng lúa gạo dư  thừa và đã xuất cảng. Nhận xét về ông Diệm, ta không thể nào không nhắc đến tinh thần chống cộng mạnh mẽ của ông. Tổng thống Kennedy gọi ông là vị thánh chống cộng, dù sau này nhóm cố vấn của ông Kennedy điện cho ông Lodge ướm lời, phà hơi cho nhóm tướng tá đảo chánh chụp mủ ông Diệm là liên lạc, mặc cả với Việt cộng để có lý do kết tội ông.
Về phương diện liêm chính, ông Diệm lại càng nổi bật. Trong thời gian ông tại chức, phía đối lập cũng như bọn Việt cộng không tìm được một chứng cứ gì về tham nhũng, kể cả người em là ông Nhu. Ông chết đi không để lại một di sản nào cho em cháu xa gần. Ký giả Richard Reeves  gọi ông Diệm là The Catholic Ascetic (tu sĩ khổ hạnh Công gíao), đã nói lên rất rõ ràng về đức liêm khiết của ông Diệm.
So sánh với  bọn lãnh đạo cộng sản như Hồ chí Minh thì lem nhem từ Nguyễn thị Minh Khai, Tăng tuyết Minh, Nông thị Ngát, Nông thị Xuân, Đỗ thị Lạc và những người tình từ   Pháp (Marie Biere),  Tàu (Li Sam) , Thái... Lê Duẩn thì 5 vợ, 5 biệt thự từ bắc vào nam. Khi Duẩn chết, đám tang lòi rõ những người vợ của Duẩn đội khăn trắng bỏ vòi, được chiếu trên TV. Võ văn Kiệt, Phan văn Khải, Cai đồn điền, Hoạn lợn và những đám chóp bu cộng sản khác đều có trương mục ở các ngân hàng ngoại quốc. Khải khi về hưu đã xây một dinh thự tại Củ Chi ước tính 2 triệu usd.
Con trai Khải là Hoàn Ty, ăn chơi nổi tiếng và đã bắn chết con trai Phạm thế Ruyệt tại một sòng bài ở Hanoi. Giết người công khai giữa thủ đô Hanoi mà không bị đưa ra tòa án xét xử. Người ta ví con trai Khải chơi ngông như Hắc Bạch công tử thời xưa ở miền Nam. Câu ví này chỉ đúng phần nào, vì Hắc Bạch công tử xưa kia không giết người.
Và, trong thời gian đang viết bài này, tin tức trong và ngoài nước rền vang vì một tên tư bản đỏ Bùi tiến Dũng tổng giám đốc PMU 18 đã thua cá độ bóng đá trong 2 tháng 1 triệu 8 đô la. Như vậy số tiền hắn có phải gấp vài chục lần. Hắn đã khoét tiền viện trợ của nước ngoài  cho vay để làm cầu đường.(beton cốt tre )(!).  Rồi đây ai trả nợ? Là dân Việt nam ở trong nước. Nợ phải trả bằng thuế của dân và tài nguyên quốc gia .
Đời sống nhân dân miền Nam vào thời Đệ nhất Cộng hòa ổn định. Người dân trong nước có mức sống cao hơn thời Đệ nhị. Nguyên nhân vì thời Đệ nhị Cộng hòa lạm phát tăng nhanh. Lương quân nhân, công chức tăng nhưng không kịp đà lạm phát. Tuy thời Đệ nhị đời sống người dân không bằng thời Đệ nhất cộng hoà, nhưng so ra cũng hơn gấp hàng chục lần đời sống dân miền bắc. Vì vậy cán bộ cộng sản vào Saigon đã choáng ngợp trước sự phồn thịnh của miền Nam, và nhận ra được là họ đã bị bác Hồ (!) lừa bịp: “dân mìền Nam bị bóc lột nên bị đói.”
Ông Diệm có đức tính cương trực, bất khuất. Ông muốn cho nước được độc lập, dân được ấm no, hạnh phúc. Dù Mỹ đưa về lãnh đạo đất nước, ông vẫn coi Mỹ là đồng minh, nhưng vì bản tính bất khuất, ông không chịu uốn mình quị lụy.
Thời ông Diệm tại vị, năm 1961 chỉ có 700 cố vấn Mỹ.
Tổng thống Kennedy khi đắc cử, muốn đưa thêm cố vấn và các đơn vị chiến đấu Mỹ vào miền Nam Việt nam, nhưng ông Diệm cũng như  ý kiến  một số tướng lãnh- (dẫn chứng  ở  bài viết của ông Tôn thất Đính và bài  của ông Phan đức Minh)- không đồng ý với phía Mỹ, cho là đưa quân Mỹ vào để chặn làn sóng đỏ hữu hiệu hơn. (phần trích đoạn lịch sử Hoa Kỳ ở phần cuối loạt bài này )
Một vị Tổng thống đạo đức, trong sạch, luôn luôn vì dân, vì nước, đã sớm nhận ra chủ nghĩa cộng sản là tàn bạo, dã man, nhận lãnh trách nhiệm đứng ra lèo lái quốc gia, không những đem lại ấm no cho dân, mà còn quyết tâm ngăn chặn làn sóng đỏ âm mưu chiếm miền Nam, vậy mà, đám tay chân rất ngu muội, ham quyền, ham tiền, đầu sỏ là Minh bị thịt, đã làm đảo chính và giết chết ông một cách hết sức dã man.
Trong Kỳ 2, tôi đã trích đăng bài của ông Mai tiến Tiệm viết về cuốn VNMLQHT.
Ông Tiệm viết : “Truớc đây 7 năm, tôi cũng đã đọc cuốn VNMLQHT đứng tên anh, nhưng do người khác viết….”
Nay đọc lá thư của một người trước đây nằm trong nhóm Giao điểm, ông Nguyễn văn Hoá, càng phời bày rõ Đỗ Mậu đã bị bọn tình báo cộng sản lợi dụng:
‘…Nhưng, tiện đây tôi cũng muốn dùng cái “tâm địa” của tôi nói thêm vài điều cho minh bạch với dư luận đầy phiền não của cộng đồng trong vài chục năm qua:
Thứ nhất, trước khi về VN, tôi sợ ông Hoàng văn Giàu bên Úc thù vặt, thù dai, vì trong quãng thời gian làm website giaodiem.com, tôi từng chống lại ông ấy, nên phải tốn kém tiền bạc để đến Úc “đảnh lễ” hai vợ chồng ông. Tôi nói tôi muốn đem mẹ tôi về để được sống trên quê hương một thời gian trước khi mẹ tôi chết, và tôi chỉ muốn được sống yên, làm một công dân thầm lặng. Ông ấy nói: Chú muốn về chú phải xóa hết các trang web trong tháng 7 (năm 2006).
Thế rồi tôi đề cập và hỏi đến cuốn “Hồi ký VN Máu Lửa Quê Hương Tôi” của Đổ Mậu, thì ông ấy trả lời: “Nếu tui không dùng Đổ Mậu thì dùng ai, ai đây?”. Như vậy, ông HVG xác nhận ông là kẻ đầu tiêu, mà Đổ Mậu chỉ là “bị dùng”, “kẻ thừa hưởng”, nhưng bởi dòng họ ĐM say men chiến thắng quá đáng lại bị kẻ khác “lèo lái”, nên bây giờ Phật Giáo mới bị Cộng sản khuynh đảo bi đát như vậy đó, chứ không vì “nội trùng, nội gián” gì cả. Quý vị (ACE và...) đã tự nguyện đồng hành và bám sau đít cộng sản và Mặt trận Tổ quốc của cộng sản, giờ có muốn chữa cháy cũng muộn rồi. Giả như trong lúc này, quý vị có ‘giã vờ’ bênh vực cho đoàn Tăng Ni chùa Bát Nhã bị đàn áp cũng ngượng lắm, phải không? 
 (Trong tháng 5 vừa qua, Mai thanh Truyết đến thăm tôi ở khu Mobilehome ở Santa Ana, tôi cũng kể lại tương tự. Thật lòng, tôi sợ tên Hoàng văn Giàu và đàn em hắn trả thù tôi sau lưng, khi tôi về VN. Ông Mai thanh Truyết làm chứng nhé!)….
Trong bài BỐN MƯƠI NĂM NGẬM NGÙI, ông Trương phú Thứ viết:
... “Một độc giả của VNTP, bà Hoa Vũ ở tiểu bang New Jersey, người đã mang chân dung TT Diệm từ Mỹ về tận Lái Thiêu. Bà Hoa đã đặt bức chân dung trên mộ TT Diệm chụp hình và sau đó phổ biến tới báo chí hải ngoại.
Bà Hoa đã viết thư cho cựu Đại tá Nguyễn Hữu Duệ “…em không nhớ rõ là năm nào 1960 hay 1961, lúc đó em đang may ở tiệm Thanh Lịch gần chợ Bàn Cờ thì chợ bị cháy lớn. Vài hôm  sau thì Cụ có đi thăm chợ và đồng bào nạn nhân. Cụ đi thẳng đến tiệm Thanh Lịch, lúc đó bà Phạm Bích Thuần  là chủ tiệm may quá xúc động vừa khóc vừa nói:  kìa, Vua đến nhà mình, cô Hoa, bạo dạn ra chào Vua đi. Khi Tổng thống bước lên thềm nhà thì em ra đứng khoanh tay cúi đầu nói:  “con kính chào Tổng Thống.”  Người hỏi:  “cháy có sợ không?”   Thưa Tổng thống con sợ lắm ạ.”  Người lại hỏi:  “may có khá không?”  Em trình:  “thưa Tổng thống, khá lắm.” 
Trong lúc đó thì bà chủ cứ khóc vì quá xúc động được Vua tới thăm. Cụ nói:  “ngoan hỷ.”  Rồi đi ra hướng đường Bàn Cờ. Ôi!  Kể lại một chút kỷ niệm mà lòng em dâng lên một niềm thương nhớ Cụ vô cùng.”
Quan niệm của ông Diệm cho rằng đưa quân Mỹ vào Việt nam có 2 điều bất lợi:
Thứ nhất : Cuộc chiến chống quỉ đỏ của nhân dân miền Nam Việt nam mất ý nghĩa chính đáng...và không lợi đối với dư luận thế giới. Sự hiện diện của đơn vị chiến đấu Mỹ là một kẽ hở lớn để bọn Việt cộng xảo quyệt, lợi dụng tuyên truyền dân chúng , cả Bắc lẫn Nam, khuấy động lòng yêu nước chống ngoại xâm.
 Ở miền Bắc thì chúng vịn lý do này để dễ dàng lùa thanh niên vào bộ đội gọi là “giải phóng miền Nam” (!), cho nên hàng trăm ngàn thanh niên miền Bắc đã chết vì lầm lẫn. Còn ở miền Nam thì chúng dựa vào việc chống Mỹ để tổ chức các cuộc biểu tình, gây bất ổn xã hội. Có một thời gian BÀN THỜ PHẬT XUỐNG ĐƯỜNG cũng nằm trong kế hoạch gây rối của Việt cộng, vì bọn chúng đưa cán bộ tôn giáo vận vào tổ chức Phật giáo miền Nam.
 Muốn rõ thêm ở phần này, quí vị  có thể tìm đọc bạch thư của đại lão Hòa thượng Thích tâm Châu  và đọc trích đoạn dưới đây của nhà văn nữ  Dương thu Hương, trong bài viết nhan đề TÔI LÀ PHẬT TỬ THEO CÁCH CỦA RIÊNG TÔI:
.....”Quyền lực nào áp chế những người tu hành và thả lũ lợn bẩn thỉu vào khắp chùa chiền xử sở? .... Chẳng có gì bí mật cả, “bên trên” là A 25 Cục bảo vệ văn hóa thuộc Tổng cục 1 Bộ Nội vụ. A 25 có nhiệm vụ đào tạo sư sãi để “yểm” Hội Phật giáo Việt Nam, để trấn giữ hệ thống chùa toàn quốc. Không ai quên rằng chính nhà nước cộng sản đã dấy lên cơn bão kinh hòang nhằm tàn phá đình chùa, đền miếu thậm chí đào mồ hốt mả chúng sinh, tiêu diệt tất cả những gì mà họ cho là “tàn tích của chế độ phong kiến”.
Trong một thời gian dài, những người cộng sản muốn xóa sạch tất cả các tôn giáo, bắt chúng sinh thờ vị thần duy nhất mắt xanh mũi lõ tên là Karl Marx và đám tông đồ của ông ta. Nhưng để xóa đi một đức tin và thay thế vào một đức tin khác không dễ dàng như họ tưởng. Và không phải bất cứ lúc nào họng súng cũng đem lại những kết quả mong muốn. Thời gian không ủng hộ họ. Bức tường Berlin sụp đổ và Lénine vĩ đại của họ sụp đổ theo. Dân Nga xích cổ tượng ông ta kéo lê trên bùn. Đám tín đồ phương Đông đứng chơ vơ không biết từ nay “người cầm lái vĩ đại” của họ sẽ là ai? ...
Trong lúc đó dân chúng ào ào dựng đình, cất chùa. Khắp nơi miếu mạo, đền chùa, lăng tẩm dựng lên theo trí nhớ. Chính quyền cộng sản có thể truy bức tàn sát chúng sinh, cướp bóc phá hủy tài sản của họ, nhưng trí nhớ và niềm tin là những thứ không thể bắn thủng bằng các loại đạn. Và như thế, giờ đây dân chúng đã xây lại tất cả những gì đã từng bị họ tàn phá, nếu không nói là còn nhiều hơn. Nhu cầu tâm linh hóa ra cũng là một nhu cầu sinh tử của kiếp người.
 Trước tình hình này A 25 trở nên quan trọng hơn trong vai trò “bảo vệ nền chuyên chính”. Nhiệm vụ của họ là “khống chế hội phật giáo” biến chùa chiền toàn quốc thành hệ thống pháo đài của quyền lực, rình mò theo dõi tư tưởng dân chúng và ....điều này nữa, các tín đồ của Marx không quên: tận thu nguồn lợi béo bở từ đám chúng sinh “mê tín”  kia.
Vậy là đội quân “sư nhà nước” được hình thành. Nguồn đào tạo chính là C 500 (đại học ngành an ninh). Thêm nữa, sinh viên tuyển lựa từ các đại học khác như Tổng hợp, Sư phạm, Ngoại ngữ ... có thành phần cơ bản (lý lịch đáng tin cậy) được vũ trang bằng lý thuyết giai cấp của Marx-Lénine và một thứ chủ nghĩa duy vật hạ đẳng. Sau đó, lớp người này được “tráng men” bằng lý thuyết đạo Phật và trước hết các phương pháp niệm kinh, hành lễ để “vào nghề”.
Trong cuộc chiến, Việt cộng thường lợi dụng ẩn nấp trong làng xóm tấn công quân Mỹ.  Sự giao tranh diễn ra không những hai bên quân lính thiệt mạng, mà ngay cả dân làng, nơi Việt cộng núp lén, cũng khó tránh khỏi đạn bom. Sau này khi ông Kennedy chết rồi thì vụ Mỹ Lai xẩy ra. Không những Việt cộng lợi dụng vào đó để tuyền truyền chống Mỹ, mà ngay cả những tên cơ hội, thiên cộng như  Oliver Stone, hay me Mỹ Xì líp hay tên thầy chùa lấy vợ Nhất Hạnh cũng ồn ào đả kích.
Tòa án Mỹ đã xử Trung úy Mỹ William Calley gây ra vụ án Mỹ Lai, chỉ vì viên Trung úy sót đồng đội của mình bị chết trước họng súng kẻ thù ngày 16 tháng 3 năm 1968.  Sau 13 ngày xét xử, Đại tá trưởng bồi thẩm đoàn tuyên đọc bản án dành cho Trung Uý William Calley :
( jury head Colonel Clifford Ford  pronounced Calley's sentence: "To be confined at hard labor for the length of your natural life; to be dismissed from the service; to forfeit all pay and allowances." ) (bị chung thân khổ sai , bị giải ngũ và mất hết quyền hạn vể lương bổng và trợ cấp).(1)
Tòa án nào xử  Cáo Hồ giết nửa triệu người dân miền đồng bằng Bắc phần trong chiến dịch đấu tố dã man, cướp ruộng đất từ 1953 đến 1958 và 5.000 người dân Huế bị chôn tập thể trong vụ chúng tấn công Tết Mậu thân 1968?
Thứ hai: Quân Mỹ đổ vào quá nhiều sẽ làm đảo lộn đời sống văn hóa Việt nam.
Hai điều này mãi 10 năm sau Mỹ mới nhận ra và tìm cách rút khỏi vũng lầy Viêt nam bằng hiệp định Paris năm 1972 thì lại chọn lầm người, yểm trợ  một người thiếu khả năng lên nắm quyền, làm mất miền Nam vào tay bọn quỉ Việt cộng.
Trong một cuộc mạn đàm vào Tết Bính tuất (2006) giữa cựu Đại tướng Cao văn Viên và ông Lâm lễ Trinh (nguyên là bộ trưởng Bộ Nội vụ thời Đệ nhất Cộng hòa), ông Trinh đã viết một phần trong cuộc nói chuyện. Dưới đây là câu hỏi của ông Trinh và câu trả lời của Đại tướng Viên.
LLT: Sau khi Tổng thống Diệm bị đảo chính năm 1963, các tướng Miền Nam có được chuẩn bị về chính trị để lãnh đạo cuộc chiến chống Bắc Việt hay không? Anh nghĩ sao về Hội đồng Quân nhân Cách Mạng? Nếu ông Diệm thoát khỏi cuộc đảo chính 1963 thì anh nghĩ Miền Nam có thể tránh sụp đổ chăng năm 1975?
CVV: Họ thiếu chuẩn bị về chính trị. Họ chia rẽ. Không ai có đủ khả năng và uy tín để thay thế Tổng thống Diệm. Nhóm đảo chính tự phong cho mình danh xưng Cách mạng. Thật ra mục tiêu của họ là giết TT Diệm chớ không phải thay đổi tốt xứ sở. Bằng chứng là họ đã gây ra sau 1.11.63 hỗn loạn liên miên và tự loại. Không có một lãnh tụ nào có tầm vóc hay cương lĩnh kiến quốc cỡ Nasser, Sukarno, Lý Thừa Vãn..
Để trả lời phần hai câu hỏi của anh: Ông Diệm là một lãnh tụ được biết nhiều về mặt quốc tế, hơn ông Thiệu. Dù sao, ông chỉ là một symbol, một biểu tượng mà thôi, ông không thể làm gì nếu không có cố vấn Nhu bên cạnh. Tất cả các bài diễn văn của TT Diệm đều do ông Nhu soạn thảo. Khổ nỗi, Hoa kỳ muốn tách ông Nhu khỏi ông Diệm. Ông Nhu là một trở ngại. Trở ngại lớn hơn TT Diệm. Vì ông Nhu có nhiều mưu lược. Ông Nhu chống Mỹ hơn chống Pháp. TT Diệm thì trái lại. Rốt cuộc, ông Diệm trở thành nạn nhân của Mỹ.
Qua câu hỏi của ông Trinh,  nhận xét của cựu Đại tướng Viên cũng thấy rằng việc giết ông Diệm là sai lầm. Xin mời bạn đọc theo dõi tiếp :
LLT: Anh có nghĩ rằng quyết định giết Tổng thống Diệm sớm làm Miền Nam sụp đổ hay không? Chuyện gì đã xảy ra cho cá nhân anh ngày 1.11.1963?
CVV: Giết ông Diệm là một lỗi lầm nguy hại. Ngày 1.11.63, tôi là Đại tá tư lệnh Lữ đoàn Nhảy dù (thay thế Nguyễn Chánh Thi). Khi Hội đồng Cách mạng hỏi tôi có ủng hộ phe đảo chính hay không, tôi trả lời: “Lật đổ Chính phủ là một chuyện quốc gia đại sự, tôi không được hỏi ý kiến trước. Tôi chỉ là một quân nhân, không làm chính trị.” 
Họ còng tay tôi, tôi ngồi chờ trước cửa văn phòng ông Dương Văn Minh. Tôi tự hỏi: Sẽ chung số phận với Lê Quang Tung, Hồ Tấn Quyền chăng?Ông Tôn Thất Đính bước ra can thiệp mở còng cho tôi. Hôm sau, tôi được thả nhưng bị quản thúc tại gia ở đường Ngô Quyền, Chợ Lớn. Lối một tuần sau, tôi về chờ lệnh tại Bộ Tổng Tham Mưu. Tôi vô cùng chán nản, không tha thiết ở lại Quân đội, vì tình huynh đệ chi binh không còn nữa, anh em một nhà giết hại lẫn nhau. Nếu có lệnh đẩy tôi làm tùy viên quân sự tại Lào, tôi chấp nhận ngay. Vientiane là nơi tôi ra đời. Tên tôi, Viên, là vần đầu tiên của thủ đô Vientiane.
Một hôm, trong khi ngồi rầu tại văn phòng, tôi bổng nhận được cú điện thoại của vợ tôi. Bà hỏi: “Buồn lắm hả? » Nước mắt tôi tự nhiên trào lên. Vợ tôi tiếp: « Nếu “người ta” đưa anh trở lại chỉ huy nhảy dù, anh chịu không? » Tôi nghẹn lời vì không thể tin được. Do sự dàn xếp sao đó mà tôi không được biết giữa vợ tôi và bà Trần Thiện Khiêm (hai người thân thiết với nhau), tôi nhận được sự vụ lệnh, ordre de mission, của tướng Khiêm, Tham mưu trưởng Liên quân, đưa tôi về nắm lại Nhảy dù.
Ông Khiêm cho tôi biết mật rằng đây là một quyết định riêng của ông, chắc sẽ gặp phản ứng vì không hỏi ý kiến cấp trên. Đúng vậy, việc bổ nhiệm chính thức bằng một công vụ lệnh, ordre de service thuộc thẩm quyền Tổng tham mưu trưởng Quân đội. Một thời gian ngắn sau, ông Khiêm mất chức Tham mưu trưởng Liên quần, bị đổi về chỉ huy Quân đoàn 3. Vài ngày trước 30.1.1964, Khiêm điện thoại kín cho tôi, hỏi:”Sẵn sàng chưa?”. Đây là ám hiệu hành động. Đêm 30 tháng giêng, Lữ đoàn dù của tôi giúp hai Trung tướng Nguyễn Khánh và Trần Thiện Khiêm chỉnh lý phe Dương Văn Minh.
Việc “hốt” các tướng “trung lập” thực hiện dễ như trở bàn tay. Không đổ máu, không tốn một viên đạn vì sau 1.11.1963, các tướng này đều dùng quân dù của tôi để canh gác nhà họ. Thật như “gởi trứng cho ác! ” Việc tôi giúp ông Khiêm là chuyện dĩ nhiên, để đáp ơn “thả hổ về rừng”. Tôi không để ý đến điểm Minh, Đôn, Đính, Xuân và Kim có thật sự chủ trương trung lập hay không.
Câu hỏi và câu trả lời dưới đây xác nhận việc Dương văn Minh ra lệnh cho Nhung giết ông Diệm:
lịch sử việt nam
CVV: Chính tướng Dương Văn Minh đã ra lệnh giết hai ông Diệm và Nhu. Nguyễn Văn Nhung, vệ sĩ của Minh, thăng Thiếu tá sau vụ ám sát, có nhiệm vụ thi hành lệnh dưới sự giám sát của hai tướng Mai Hữu Xuân và Nguyễn Văn Quan (người thay Đổ Mậu trong chức Tổng giám đốc An ninh Quân đội). Nhung bị An ninh Quân đội bắt trong vụ chỉnh lý nói trên và đem về giam tại Lữ đòan dù của tôi. Hôm sau, tôi được phúc trình Nhung đã tự treo cổ bằng một sợi dây giày nhà binh. Có lẽ vì Nhung biết không tránh khỏi tử hình nếu bị giãi ra trước Toà vì Nhung phạm quá nhiều tội ác.
Ngày đó dư luận cho rằng vì thất bại trong chiến dịch đổ bộ  Vịnh Con Heo (Bay of Pig) của Tổ chức Cuba tự do, với sự giúp đỡ của Mỹ tháng 4 năm 1961, cùng sự chọc giận của Tổng bí thư mồ ma cộng sản Liên xô là Nikita Khrushchev, trong phiên họp tại Vienna, Áo, vào tháng 6 năm 1961.
Khrushchev đòi Tổng thống Kennedy  phải “điều chỉnh tình trạng ở Tây Bá Linh và Đài Loan (trích dẫn lịch sử Hoa Kỳ ở phần cuối), đã đưa Tổng thống Kennedy đến quyết định lật đổ ông Diệm để đạt mục đích đưa quân tham chiến ở miền Nam Việt nam.
Chính quyền Kennedy đã sai lầm, nhưng chuyện đã đi vào lịch sử của 2 quốc gia.
Tinh thần bảo thủ của ông Diệm và ông cố vấn Ngô đình Nhu rõ ràng là nguyên nhân đưa đến một kế hoạch đảo chánh- tiền vốn bỏ ra rất nhẹ : 42,000 usd-do lệnh của Toà Bạch Ốc, qua ông Cabot Lodge, mà Đại tá tình báo Conein trực tiếp chuyển giao tại câu lạc bộ sĩ quan An đông, nơi dùng làm bộ chỉ huy cuộc đảo chánh để thay thế ông Diệm bằng một người nào đó, xương sống mềm, biết luồn cúi, trong vòng tay đồng minh của Mỹ.
Một nhận xét tưởng không quá đáng, nếu không có bàn tay của ông Kennedy thì dù tên Việt cộng nằm vùng Trí Quang có khuấy rối hơn nữa, hay dù có thêm vài ba Big Minh  nữa cũng chẳng lật đổ được ông Diệm.
Tên trọc đầu Trí Quang cũng như linh mục lấy vợ Nguyển ngọc Lan và mụ bác sĩ Dương quỳnh Hoa sau 30-4-75 cảm thấy rõ bị lợi dụng, bị vắt chanh bỏ vỏ. Dương quỳnh Hoa và Nguyễn ngọc Lan-đảng viên cộng sản ra rìa- chết tức tưởi, còn trọc đầu Trí Quang sống câm nín những năm cuối đời.
Sử Việt có nhiều dẫn chứng về lý do dựa vào để động binh, dù gượng gạo hay bịa đặt :
-        Ông Nguyễn Huệ mượn cớ phù Lê, diệt Trịnh, để đưa quân ra Bắc (1787)
-        Nhà Thanh mượn cớ đưa Lê chiêu Thống về làm vua, để Tôn sĩ Nghị, Tổng đốc Lưỡng Quảng, đem quân xâm lăng Việt nam(1788).
-        Pháp mượn cớ bảo vệ giáo sĩ truyền giáo để đưa quân vào Việt nam thế kỷ thứ 19.
-        - Quân phiệt Nhật mượn cớ nhờ đường xe lửa Hanoi- Vân nam để chuyển quân đánh Tàu (quốc gia của Tổng  thống Tưởng giới Thạch). Nhật đổ quân vào Việt nam 1941. Đến ngày 9-3-1945, Nhật đảo chính Pháp để cai trị Việt nam, được 5 tháng, cho đến tháng 8 năm 1945, Nhật đầu hàng đồng minh trong đại chiến thế giới lần thứ 2.
-        Và, năm 1963, ông Kennedy ngụy tạo cớ để lật đổ ông Diệm, nói rằng ông Diệm và ông Nhu đã mặc cả với cộng sản, ngõ hầu ông Kennedy được đổ quân vào Việt nam. Cuối năm 1963, quân Mỹ ở Việt nam là 17,000 người.
-        Việt cộng đánh chiếm Cambodia 1980, thì lấy cớ là giúp dân nước này diệt Khơ me đỏ, để rồi cai trị và vơ vét tài nguyên Cambodia 10 năm. Trong vụ này, cai đồn điền Lê đức Anh , người nắm giữ lực lượng Việt cộng xâm lăng, là giầu nhất.
-        Rồi Trung cộng lùa quân sang đánh 6 tỉnh miền bắc Việt nam năm 1979 lại vịn cớ là “ dạy cho Việt nam một bài học (!)”.(dằn mặt,  không muốn  cho Việt nam có ý đi theo Liên xô)
Gần đây nhà Xuất bản Hùng Vương  California tái bản cuốn CHÍNH ĐỀ của ông Ngô đình  Nhu, mà theo Tiến sĩ Phạm văn Lưu thì cuốn sách nguyên bản tiếng Pháp  xuất bản năm 1964 đã được dich lại ra tiếng Anh và tiếng Việt. (mời bạn đọc theo dõi bài viết của Tiến sĩ Phạm văn Lưu ở phần sau).
Ông Ngô đình Nhu viết cuốn CHÍNH ĐÊ cách đây nửa thế kỷ, đã tiên đoán nguy cơ của kẻ thù truyền kiếp Tàu phương bắc mà Hồ chí Minh và bè lũ đã ngu muội không nhận ra.
Trong Đoạn 11 :VAI TRÒ CỦA VIỆT NAM, ông  Nhu viết:
“…..Tàu đối với Việt Nam tái hiện dũng mãnh, sau gần một thế kỷ vắng mặt. Ký ức của những thời kỳ thống trị tàn khốc của Tàu đối với chúng ta còn ghi trong mỗi trang lịch sử của dân tộc và trong mỗi tế bào của thân thể chúng ta.
Các nhà lãnh đạo miến Bắc, khi tự đặt mình vào sự chi phối của Trung Cộng, đã đặt chúng ta trước một viễn ảnh nô lệ kinh khủng. Hành động của họ, nếu có hiệu quả, chẳng những sẽ tiêu diệt mọi cơ hội phát triển của chúng ta, mà lại còn đe dọa đến sự tồn tại của dân tộc.
Sở dĩ, tới ngày nay, sự thống trị của Trung Cộng đối với Việt Nam chưa thành hình, là vì hoàn cảnh chính trị thế giới chưa cho phép, và sự tồn tại của miền Nam dưới ảnh hưởng của Tây phương là một trở lực vừa chính trị vừa quân sự cho sự thống trị đó.
 Giả sử mà Nam Việt bị Bắc Việt thôn tính, thì sự Trung Cộng thôn tính Việt Nam chỉ là một vấn đề thời gian.
Trong hoàn cảnh hiện tại(2), sự tồn tại của miền Nam vừa là một bảo đảm cho dân tộc thoát khỏi ách thống trị của Trung Cộng, vừa là một bảo đảm một lối thoát cho các nhà lãnh đạo Cộng Sản Bắc Việt, khi họ ý thức nguy cơ họ đang tạo cho dân tộc. Nhưng ngày nào họ vẫn tiếp tục thực hiện ý định xâm chiếm miền Nam thì họ vẫn còn chịu sự chi phối của chính sách chiến tranh xâm lăng của Trung Cộng, thay vì chính sách sống chung hòa bình của Nga Sô.
Vì vậy cho nên, sự mất còn của miền Nam, ngày nay, lại trở thành một sự kiện quyết định sự mất còn trong tương lai của dân tộc. Do đó, tất cả nỗ lực của chúng ta trong giai đoạn này phải dồn vào sự bảo vệ tự do và độc lập, và sự phát triển cho miền Nam để duy trì lối thoát cho miền Bắc và cứu dân tộc khỏi ách thống trị một lần nữa….”
Đọc cuốn CHÍNH ĐỀ, có nhiều người đã so sánh ông Ngô đình Nhu như là Khổng Minh của Việt Nam.
Khổng Minh mưu lược tài ba, nhưng cũng chỉ giúp Lưu Bị giữ vững Ba Thục trong một giai đoạn. Ông Ngô đình Nhu cũng chỉ giữ cho miền Nam được vững chãi, phồn thịnh được 9 năm, và tiếp nối nên Đệ Nhị Cộng Hoà được 12 năm.
Nhưng có 2 điểm khác nhau giữa Khổng Minh và ông Ngô đình Nhu :
1-Khổng Minh không bị đám tay chân của Lưu Bị sát hại dã man như đám Minh Xuân tay chân của ông Diệm.
2- Đất Ba Thục của Lưu Bị không bị các thế lực ngoại bang áp lực như Việt Nam vào thập kỷ 50 thế kỷ 20.
Chú thích (1) Trích trong bài An Introduction to the My Lai Courts-Martial của Doug Linder.
 2- Cuốn Chính Đề của ông Ngô đình Nhu viết từ cuối thập kỷ 50 sang đầu thấp kỷ 60, trước ngày đảo chánh 1-11-1963.
Trước ngày đảo chánh 1-11-1963, ông Diệm lưỡng đầu thọ địch. Đối ngoại, ông không chịu uốn mình theo lệnh Mỹ, mà Mỹ là chỗ dựa chính cho miền Nam Việt nam....Đối nội, ông Diệm không mềm dẻo trong chính sách tôn giáo, dù là có Việt cộng giật giây, làm cho tình hình miền Nam càng ngày càng bất ổn. Bất lợi đến với ông và gia đình ông là điều khó tránh.
Hai yếu tố bất lợi chính đã đưa đến sự thất bại và cái chết thê thảm của 3 anh em ông Diệm, ông Nhu, ông Cẩn. Nhưng nó cũng báo trước ngày Mỹ thất bại và miền Nam Việt nam rơi vào tay bọn quỉ vô thần.
Cuộc đảo chánh 1-11-1963 thành công đối với ông Kennedy, với Việt cộng và với nhóm tướng phản bội
Cuộc đảo chánh giết được ông Diệm, ông Nhu, xoá nền Đệ nhất Cộng hòa, nó đem lại lợi nhất thời cho Mỹ: 12 năm; cho một số tướng lãnh làm đảo chánh. Nhưng nó đem lợi nhiều  cho Việt cộng.  Đối thủ chính của Việt cộng, người mà chúng sợ nhất là ông cố vấn Ngô đình Nhu, một người nhiều mưu lược, đã chết.  Sau này, nhiều người nhận xét : nếu ông Diệm và ông Nhu còn lãnh đạo miền Nam thì ngày 30-4-1975 không xẩy ra.
Ngày 30-4-1975 là ngày đánh dấu một bước ngoặt lịch sử, phủ trùm miền Nam một màu  ảm đạm. Việt cộng với rất nhiều cố vấn Trung cộng và  Liên xô đã ào ạt tấn công miền Nam, trong khi Mỹ ngoảnh mặt. Kể từ tháng tư đen, dân miền Nam bị khốn khổ về kinh tế, bị mất hết tự do, bị kìm kẹp trong hệ thống công- an- trị của đảng cộng sản.
Người dân miền Nam nghĩ về cuộc sống ấm no thời Đệ nhất Cộng hòa chỉ còn luyến tiếc; nghĩ về người lãnh đạo tài trí, liêm khiết, đạo đức là Tổng thống Ngô đình Diệm chỉ còn biết sót thương người vị quốc vong thân, buồn cho phận mình và thù ghét cộng sản.
Trong số những người bừng tỉnh sau khi Việt cộng xâm chiếm miền Nam, không riêng là những người trước kia chỉ biết làm ăn, buôn bán, không quan tâm nhiều về chính trị, mà còn rất nhiều- rất là nhiều- những người thiên cộng, hoặc rất nhiều người là cán bộ nằm vùng. Khi họ nhận ra được mình đã bị lừa thì quá muộn.
Một điểm đặc biệt là trong khi xây dựng về quân sự để quân đội đủ mạnh bảo vệ miền Nam Việt nam, ông Diệm còn xúc tiến việc thiết lập Ấp chiến lược.
Xây dựng Ấp chiến lược là  tách cán bộ Việt cộng  ra khỏi làng xóm, ra khỏi dân ,để Việt cộng không còn chỗ dựa trong chiến tranh du kích, cũng như tách cá ra khỏi nước. Mất chỗ dựa trong chiến tranh du kích, Việt cộng phải đương đầu bằng trận địa chiến, mà trận địa chiến là nhược điểm của Việt cộng vì chúng không có phi cơ yểm trợ, lại rất khó khăn trong việc di chuyển pháo binh và tiếp vận.
Việt cộng rất sợ Ấp chiến lược. Đó là một hạ tầng cơ sở vững chắc, chống cộng hữu hiệu. Vì rất sợ nên chúng luôn luôn muốn phá .
Ngay sau khi giết ông Diệm, Minh đã cho hủy bỏ Ấp chiến lược chứng tỏ khả năng yếu kém của Minh trong quốc sách chống cộng, nếu không muốn nói là ‘thiên cộng’.
Trong mỗi ấp chiến lược, ông Diệm còn cho dân lựa chọn người đại diện  để bàu ra điều hành  thôn ấp. Đây là mục tiêu thứ hai của Ấp chiến lược : “xây dựng hạ tầng cơ sở dân chủ” cho dân trong ấp tự  làm chủ vận mạng của mình. Tổng số Ấp chiến lược đã được xây đựng trong thời Đệ nhất Cộng hòa là 2137 ấp.
Để thêm dẫn chứng, mời độc giả theo dõi phần đối thoại giữa cố Đại tướng Cao văn Viên và ông Lâm lễ Trinh:
LLT: Trong hồi ký “Vietnam. Histoire secrète d’une victoire perdue” (nxb Perrin, Paris, 1986), giám đốc CIA William Colby xác nhận kế hoạch Ấp Chiến Lược, Strategic Hamlets (mà ông Ngô Đình Nhu là cha đẻ) làm Bắc Việt khiếp đảm vì rất hữu hiệu. Đúng như vậy không? Vì sao Hội đồng Cách Mạng lại hủy bỏ kế hoạch ấy?
CVV: Kế hoạch  Ấp Chiến Lược là một việc phải làm để tách CS ra khỏi nhân dân, tách cá khỏi nước, như đã từng thí nghiệm tốt ở Mã Lai với tướng Robert Thompson. Tại VN, có những sơ sót trong việc thi hành bởi một số Tỉnh trưởng dàn cảnh, để lấy điểm với thượng cấp. Thay vi chỉnh đốn lại để tăng hiệu lực, Dương Văn Minh và HĐCM đã hấp tấp hủy bỏ kế hoạch Ấp Chiến Lược liền sau vụ đảo chính vì lý do họ thù ông Nhu. Họ thay vào đó cái mà họ gọi là Ấp Dân Sinh. Đây là một lổi lầm ghê gớm. Tôi không biết rõ họ đã thảo luận với nhau ra sao. Lữ đoàn dù, do tôi chỉ huy lúc đó, bị nghi trung thành với ông Diệm nên không được hành quân, chỉ được giao làm những công tác vớ vẩn tại vùng Long An, Mỹ Tho…”
Nước Việt nam chẳng phải riêng của họ Trưng, họ Triệu, Lý, Trần , Lê, cũng chẳng phải của Nguyễn Huệ, Ngô đình Diệm. Nhưng những ai là người vì dân, vì nước thiết tưởng người đời sau phải công tâm nhận xét.
Trong thế kỷ 20, người có tội nặng với dân tộc, kẻ đã đem chủ nghĩa vô thần, không tưởng cộng sản áp đặt vào Việtnam, là Nguyễn tất Thành, còn gọi là Cáo Hồ, làm cho dân Việt nam, miền Bắc, khốn khổ hơn 60 năm, và, miền Nam lãnh tai họa đó cũng đã trên 30 năm.
Lên nắm quyền, Cáo mở màn giết người. Khởi đầu là vụ tàn sát các đảng viên Việt nam quốc dân đảng ở đường Ôn Như  Hầu, Hanoi.
Khi phe Trục : Đức , Ý, Nhật thua Đồng minh Anh, Mỹ, Pháp, Trung hoa (quốcgia) và Liên xô, Liên hiệp quốc trao quyền cho quân Anh tiếp thu vũ khí của quân Nhật ở miền Nam. Anh trao lại quyền cho Pháp. Về phía bắc Việt nam, Liên hiệp quốc trao quyền cho Trung hoa quốc gia. Tổng thống Tưởng giới Thạch cử  tướng Lư Hán sang tiếp thu khí giới quân đội Nhật. Cáo Hồ mở cuộc lạc quyên vàng năm 1946, đúc một bức tượng vàng đút lót Lư Hán, để Lư  Hán rút quân về Tàu, ngõ hầu Cáo dùng bộ đội tiêu diệt các đảng phái quốc gia, nhất là hai tỉnh Vĩnh yên, Phúc yên.
Từ  năm 1953, đến năm 1958, cáo theo bài vở của Mao, áp dụng cải cách ruộng đất, đấu tố, cướp nhà, cướp ruộng, giết  những người khá giả. Có người chỉ có chưa đầy 1.000 mét vuông ruộng cũng bị qui là địa chủ., bị đấu tố hoặc bị giết.
Chữ nghĩa Việt nam phân biệt rõ ràng giữa trộm và cướp. Trộm là lén lút chiếm tài vật của người khác. Cướp là lấy tài vật của người khác công khai bằng vũ lực.  Cướp có cướp ngày, cướp đêm.  Lấy tài vật của người khác rồi  bỏ chạy thì gọi là cướp giật. Lấy tài vật bằng vũ lực  giữa thanh thiên bạch nhật như  Việt cộng thì gọi Việt cộng là bọn cướp ngày.
Địa chủ, phú nông, tiểu tư sản, cường hào là những danh từ do Việt cộng học từ Tàu cộng để qui tội dân lành, nhằm mục đích cướp ruộng, cướp nhà và giết người. Đây là âm mưu thâm độc của Mao trạch Đông, dùng người Việt giết người Việt và làm ly tán dân tâm và phong hoá Việt Nam, ngõ hầu đạt mục đích xâm lăng sau này.
Từ  năm 1956, chúng bắt đầu tập trung ruộng  đất, lập hợp tác xã nông nghiệp. chỉ một thời gian 1 năm, ruộng cỏ mọc không có người chăm sóc, nước cạn không có người ra tát nước lên ruộng. Nước rò rỉ không ai ra đắp bờ. Tất cả đợi tiếng kẻng. Người dân bắt đầu sống ỷ lại, đưa đến hậu quả sản lượng lúa gạo càng ngày càng xuống. Cán ngố và dân ít học trông chờ CÁC THỤ SỞ NHU, chờ đợi ngày không làm mà có ăn, theo thuyết của Marx mà Hồ đem áp dụng để ru ngủ dân mình.  Việt nam là nước có tới 90% sống về nông nghiệp, mà dân miền Bắc thiếu ăn  triền miên từ 1956 đến 1988.
Cách giết người của Cáo thành tinh. Nó ưu việt ở chỗ giết người không cần súng đạn. Thời kỳ cải cách ruộng đất là thời kỳ đảo lộn xã hội, theo sách vở Marx mà chúng học. Nhưng ngày nay, bọn địa chủ tư -bản –đỏ lại nhan nhản ở Hanoi, Saigon, Haiphong . Tài sản của chúng gấp trăm, gấp ngàn lần nửa triệu người bị giết trong chiến dịch đấu tố. Chỉ một Bùi tiến Dũng , tổng giám đốc về Xây Dựng quốc  doanh, trong một tháng cá độ bóng đá với số tiền 1 triệu 8 đô la thì thử hỏi số tiền tham nhũng của hắn có là bao nhiêu?
Dưới đây là một trong những bức hình đấu tố dã man tàn bạo của bè lũ cộng sản do ký giả Liên xô chụp ở miền Bắc Việt nam năm 1955, mà ngày nay nhờ tiến bộ thông tin, chúng ta đã được nhìn thấy rõ sự tàn bạo của chủ nghĩa cộng sản.
lịch sử việt nam, cải cách ruộng đất
Sau này đất nước tự do dân chủ- chắc chắn là như thế- màn bí mật sẽ được vén lên. Những tội ác của chúng sẽ được phanh phui và, chẳng riêng gì dân Việt, mà cả thế giới sẽ biết đến những chuyện rùng rợn, tàn bạo do Việt cộng gây ra trong nhiều thập kỷ.
Không kể những truyện như  Những thiên đường mù của Dương thu Hương, Đêm giữa ban ngày của Vũ thư Hiên, Chuyện kể năm 2000 của Bùi ngọc Tấn, Gửi lại trước khi về cõi của Vũ cao Quận, Hồi ký của Trần Độ, gần đây Hồi Ký Của Một Thằng Hèn của nhạc sĩ Tô Hải,  Nước mắt một thời của Nguyễn khoa Đăng..  Rồi sẽ còn rất nhiều những hồi ký kiểu Đoàn duy Thành (Làm người là khó), hoặc Tôi bày tỏ của Tiêu Dao Bảo Cự lần lượt đưa ra, phơi bày những bí mật xấu xa trong đám lãnh đạo cộng sản.
Bao nhiêu những bài viết, của các ông Bùi Tín, Lê Nhân, Nguyễn thái Hoàng ( Trần khải thanh Thủy), Hoàng Tiến, Đỗ quế Dương, Vũ thư Hiên, Nguyễn thanh Giang, Hà sĩ Phu, Tiêu dao Bảo Cự, Đỗ nam Hải, Nguyễn chính Kết, bà Dương thu Hương. Gần đây, rất nhiều nhà văn trẻ đã mạnh dạn tố giác sự giả dối, dã man của Việt cộng..
Ngày 22- 3- 2006, một cựu Trung tá Việt cộng, có 40 năm tuổi đảng, ông Trần anh Kim, quê Thái bình đã viết nhiều bài đăng trên nhiều  websites. Bài  nhan đề “Khái  quát những sai lầm nghiêm trọng của đảng cộng sản Việt nam từ ngày có đảng”,  đã cho ta thấy được rất nhiều mặt trái xấu xa, tàn ác  của Việt cộng.
Năm 1959, nếu Cáo không ra lệnh, làm sao Phạm văn Đồng, một người có tiếng là ba phải (theo Vũ thư Hiên) lại dám ký dâng đảo Hoàng sa cho Tàu đỏ. Rồi năm 2001, bọn đàn em cáo tiếp tục dâng đất và biển cho Tàu.
Năm 1987 là năm nhớ đời, dưới chế độ xã hội chủ nghĩa rất tốt đẹp(!) mà Thanh hóa , Nghệ an, Quảng Ninh có hàng ngàn người chết đói. Chính thị Việt cộng cho việc người chết đói là “rất tốt đẹp”(!). Ủy ban nhân dân Tỉnh Thanh hóa dùng xe tải chở dân đi ăn mày ở các tỉnh miền Bắc, không chỉ nói lên sư sai lầm của kinh tế tập trung, mà nó còn cho ta thấy rõ sự xấu xa của chủ nghĩa xã hội. Điều nhục nhã nhất là những ngươì đi ăn xin được chính quyền cấp giấy chứng nhận , Phải chăng “cấp giấy chứng nhận cho dân Thanh Hoá làm Cái Bang là cái rất tốt đẹp của xã hội chủ nghĩa?(!)”
Nhà thơ Nguyễn chí Thiện, quê Hải phòng, người đã bị Việt cộng bắt giam nhiều lần, tổng số lên tới 27 năm, trong khi bị giam cầm cực khổ, ông đã làm rất nhiều bài thơ, mà bài TÔI TIN CHẮC là bài nói lên nỗi khổ của nhân dân khi chế độ cộng sản còn tồn tại :
Tôi tin chắc một điều
Một điều tất yếu :
Là ngày mai mặt trời sẽ chiếu .
Nhưng tôi laị nghĩ một điều
Một điều sâu thẳm :
Là đêm tàn, cộng sản tối tăm
Nếu nó kéo dài thêm mấy mươi năm
Thì như  thế sẽ buồn lắm lắm
Vì kiếp người sống chẳng bao lăm.
Nói khác đi là, bọn cán bộ cao cấp chỉ đem dùng từ ngữ chủ nghĩa xã hội rất tốt đẹp để đánh lửa, để bịp bợm, trong khi bọn chúng vơ vét làm giầu cho bản thân mình.
“Như có linh tính báo trước là có chuyển biến, nên tôi liền trực tiếp trình ngay Tổng thống Diệm, xin lệnh khai hỏa, bằng 2 khẩu đại bác  bắn thẳng đã giàn sẵn từ mấy hôm trước. ....
Nhưng Tổng thống Diệm không chịu, bảo rằng làm như thế chỉ có dân lành chết oan uổng mà thôi.” 
So sánh ông Ngô đình Diệm và cáo Hồ, ta thấy rõ ai là người vì dân vì nước, ai là người bần cùng hóa nhân dân, lại dâng đất cho ngoại bang.
Để hiểu thêm về đạo đức và lòng yêu thương dân của ông Diệm, mời bạn đọc coi đoạn dưới đây trong bài viết của Phụng Hồng, Văn nghệ tiền phong 476 ngày 30- 11- 1995.
 “ Thực vậy, cho đến ngày ông bị Dương văn Minh và Mai hữu xuân ra lệnh cho tên đồ tể thuộc hạ Nguyễn văn Nhung đâm chết một cách dã man chưa từng thấy trong lịch sử loài người, ông vẫn cương quyết thi hành chính sách ‘lấy dân làm trọng’ (dân vi quí).
Để dẫn chứng cho điều đó, cũng để làm sáng tỏ vấn đề- một vấn đề mà mãi đến bây giờ chưa thấy ai đề cập tới- tôi hân hạnh mời quí bạn đọc nghe câu chuyện dưới đây, 20 năm qua chưa được phanh phui nhân ngày đại tang tháng 11.
Số là ,tháng 6- 1975, khi vào Don Bosco để chờ ngày vào “ lò luộc người” mút mùa lệ thủy mà tìm về nước chúa nơi tiên cảnh (vì đã dại dột nghe theo lời đường mật phủ dụ của bọn ma vương, ngạ quỉ cộng sản Bắc Việt, nên chỉ đem theo 1 tháng tiền ăn và 2 bộ đồ nylon mỏng dính như của Brigitte Bardot). Tình cờ trong một đêm thao thức không ngủ, tôi gặp Trung tá TDN, nguyên tư lệnh phó Lữ đoàn liên binh phòng vệ Tổng thống phủ (hiện định cư tại N.H. )
Nhân khi chạnh nghĩ đến thân phận ...và chưa biết ngày mai sẽ ra sao, tôi buột miệng chua chát :
-“ Nếu cố Tổng thống Diệm còn sống thì sức mấy mà chúng mình ngồi đây.
Anh N đã không trả lời thẳng vào câu than thở của tôi, mà chậm rãi nói:
-        Chắc anh chưa biết một bí mật về giờ phút cuối cùng của cố Tổng thống Diệm tại Dinh Gia long vào chiều 1-11-1963 ?
Tôi trả lời : Chưa.
Anh N  bèn nói nhỏ bên tai tôi, giọng trầm buồn, bí mật:
Như anh đã biết, chiều hôm đó vào lúc 12giơ 30, tôi được sĩ quan trực nhật báo cáo có nhiều dấu hiệu chuyển quân khả nghi của một đại đội Thủy quân lục chiến đến bố trí tại sân Hoa lư, bên kia đường Hồng thập tự, đối diện Bộ tư lệnh LĐ. Như có linh tính báo trước là có chuyển biến, nên tôi liền trực tiếp trình ngay Tổng thống Diệm, xin lệnh khai hỏa, bằng 2 khẩu đại bác  bắn thẳng đã giàn sẵn từ mấy hôm trước.
Nhưng Tổng thống Diệm không chịu, bảo rằng làm như thế chỉ có dân lành chết oan uổng mà thôi.  Mãi đến giờ phút này ông đã quên mạng sống của mình mà chỉ nghĩ đến số phận người dân, theo đúng tinh thần ‘dân vi quí’.
Chưa hết, đến 4giỡ 40 là thời điểm chót, trước khi TT Diệm và bào đệ dời dinh, Đại sứ  Mỹ Cabot Lodge đã gọi lại TT Diệm một lần nữa, mà tôi nghĩ đây là một dịp, một cơ hội cuối cùng cho TT Diệm và ông Nhu được bảo đảm tính mạng, nếu theo điều kiện của ông này. Song tôi thấy TT Diệm cầm máy lên- do đại úy Lê công Hoàn trao lại- và khảng khái từ  chối .
Chính tai tôi đã nghe thấy TT Diệm trả lời một cách rất điềm đạm và bình tĩnh:
-        Thank you, Sir. But I don’t want my people to be suffered ( chú thích của Phụng Hồng: Xin cám ơn ngài. Nhưng tôi không muốn nhân dân tôi khổ..) 
Trích đoạn trên đây cho thấy thêm một  dữ  kiện để chứng minh lòng thương kính đồng bào của ông Diệm, khác hẳn với tên khát máu, cáo đội lốt người, đã giết hàng ngàn chiến sĩ của các đảng phái quốc gia ở Vĩnh, Phúc yên năm 1947, 1948, giết nửa triệu người trong chiến dịch đấu tố 1953- 1958, học của Tàu cộng và mồ ma Liên xô, rồi giết và chôn tập thể gần 10.000 người dân Huế Tết Mậu thân 1968, trong số này có cả trẻ em.
Người viết bài này không quen biết với Phụng Hồng, cũng không quen ông TDN, nhưng rất mong ông TDN có thể cho biết thêm chi tiết về ngày đen tối của sử Việt 1-11-1963, mà ông đã chứng kiến. Chúng ta góp mỗi người một chút, để lấy lại vị thế xứng đáng cho một người vị quốc vong thân.
Thêm một dẫn chứng cho thấy Dương văn Minh và Mai hữu Xuân đã nhận lệnh trực tiếp từ Conein để giết ông Diệm và ông Nhu. Mời bạn đọc theo dỏi phần trích dưới đây trong bài viết dài, của tác giả Tú Gàn, nhan đề là PHẢN TƯỚNG BỌN CÔN ĐỒ THỜI VIỆT NAM CỘNG HÒA:
Trong cuốn băng dài 30 tiếng đồng hồ do thư viện Johson Library ở Austin, Texas, công bố ngày 28.2.2003, Tổng Thống Johnson đã gọi các tướng miền Nam Việt Nam được Hoa Kỳ thuê làm đảo chánh lật đổ và giết Tổng Thống Ngô Đình Diệm là “một bọn ác ôn côn đồ đáng nguyền rủa” (a goddam bunch of thugs). Họ là ai và đã làm gì mà bị Tổng Thống Johnson miệt thị như vậy ?
NHẬN DIỆN BỌN ÁC ÔN CÔN ĐỒ :
Tướng Trần Văn Đôn cho biết các sĩ quan sau đây đã nằm trong nhóm đứng ra tổ chức đảo chánh: Trung Tướng Dương Văn Minh, Trung Tướng Trần Văn Đôn, Thiếu Tướng Trần Thiện Khiêm, Thiếu Tướng Mai Hữu Xuân, Thiếu Tướng Tôn Thất Đính, Thiếu Tướng Nguyễn Khánh, Thiếu Tướng Lê Văn Kim, Thiếu Tướng Trần Văn Minh, Thiếu Tướng Phạm Xuân Chiểu, Thiếu Tướng Lê Văn Nghiêm, Đại Tá Nguyễn Văn Thiệu, Đại Tá Đỗ Mậu, Đại Tá Dương Ngọc Lắm, Đại Tá Nguyễn Văn Quan, Đại Tá Nguyễn Hữu Có, Đại Tá Trần Ngọc Huyến, Đại Tá Nguyễn Khương và Đại Tá Đỗ Cao Trí.
Theo baì viết của ông Tú Gàn, việc lật đổ Tổng thống Ngô đình Diệm , ông Kennedy đã đưa qua 2 sĩ quan tình báo, một là Al Spera, hai là Lucien Emile Conein, để làm nhiệm vụ móc nối các sĩ quan Viêt nam Cộng hòa. Và, tác giả đã sưu tập được nhiều tài liệu về nguồn gốc của Conein, mà không tìm được tài liệu nói về điệp viên Spera. Spera sang Việt nam bề ngoài là cố vấn chính trị tại Bộ Tổng tham mưu.
Vai trò của Lucien Emile Conein :
Chúng tôi chưa tìm được tài liệu nào nói về điệp viên Al Spera, nhưng chúng tôi có khá nhiều tài liệu về điệp viên Lucien Emile Conein. Ông sinh năm 1919 tại Paris, mồ côi cha sớm, lúc mới 5 tuổi được mẹ gởi sang Hoa Kỳ sống với bà dì tại Kansas City thuộc tiểu bang Kansas, nhưng vẫn giữ quốc tịch Pháp. Ông đã từng làm điệp viên cho OSS (tiền thân của CIA) từ năm 1943 với cấp bậc Trung Úy, hoạt động chống Đức Quốc Xã trong Đệ Nhị Thế Chiến ở Âu Châu, rồi qua Bắc Việt khi chiến tranh chấm dứt.
 Từ 1954 đến 1956 ông đến Việt Nam hoạt động trong toán đặc nhiệm dưới quyền của Đại Tá Edward Lansdale, người đã giúp Tổng Thống Ngô Đình Diệm chống lại nhóm Bảy Viễn và Tướng Nguyễn Văn Hinh. Sau đó, ông trở về Mỹ và tham gia Lực Lượng Đặc Biệt (Special Force), nhưng vẫn còn làm việc cho CIA.
Năm 1961 ông đã xin về hưu, nhưng năm 1962 ông được CIA gọi làm việc trở lại và phong cho chức Trung Tá với bí danh là Lulu hay Black Luigi, rồi gởi qua Sài Gon làm cố vấn cho Bộ Nội Vụ. Nhưng trong thực tế, Lucien Conein có nhiệm vụ móc nối với các tướng Việt Nam mà ông đã có dịp quen biết khi phục vụ dưới quyền của Đại Tá Lansdale, để chuẩn bị tổ chức đảo chánh lật đổ Tổng Thống Ngô Đình Diệm.
Đại Sứ Henry Cabot Lodge gọi Lucien Conein là “the indispensable man” (con người rất cần thiết). Còn trong cuốn "Vietnam: A History," sử gia Stanley Karnow nói rằng Lucien Conein là “một người lập dị, một người náo nhiệt, một nhân viên tình báo rất nhạy cảm và hoàn toàn chuyên nghiệp, thường không thể kiểm soát được” Sau này, Everette E. Howard Hunt cũng đã dự tính dùng Lucien Conein trong vụ Watergate.
Phần dưới đây trong bài viết của tác giả Tú Gàn, bạn đọc theo dõi sẽ thấy chi tiết giết người dã man của đồ tể Nhung và sự thâm độc của Big Minh và Hữu Xuân. Nhất là đoạn ông Diệm và ông Nhu bị đưa vào Tổng Nha Cảnh sát để tra tấn khảo của.
Dương văn Minh và Mai hữu Xuân đã chết. Bàn tay nhúng máu của 3 tên đại gian ác thì 1 tên chết ngay sau Tổng thống Ngô đình Diệm vài tháng, còn  hai tên Minh và Xuân thì ám ảnh suốt cuộc đời cho đến ngày sang thế giới bên kia.  Những  ngày cuối đời,  Xuân đã phát điên. Và còn có tin là Xuân thường lảm nhảm và chắp tay cầu xin rằng : “ Xin cụ hãy tha cho con”. Dương văn Minh và Mai hữu Xuân chắc không theo đạo Phật và không nhớ câu thơ của Nguyễn Du trong Truyện Kiều:
“Thiện căn bởi tại lòng ta”-
Mời bạn đọc theo dõi tiếp bài PHẢN TƯỚNG, BỌN CÔN ĐỒ THỜI VNCH
“Từ trước đến nay, chúng ta thường tranh luận về ai đã ra lệnh giết Tổng Thống Ngô Đình Diệm và ông Cố Vấn Ngô Đình Nhu. Nay cuốn băng của Tổng Thống Johnson đã chính thức xác nhận rằng chính quyền Kennedy (Kennedy administration) đã ra lệnh giết, nên vấn đề này không cần phải tranh luận nữa.
Lệnh hành quyết do Washington truyền cho Đại Sứ Lodge ở Sài Gon. Ông này truyền cho Trần Thiện Khiêm và Dương Văn Minh qua Lucien Conein. Tướng Minh giao cho cận vệ của mình là Đại Úy Nguyễn Văn Nhung thi hành dưới sự chỉ đạo của Tướng Mai Hữu Xuân. Các sĩ quan khác, kể cả Tướng Đôn, đều không biết gì hết.
Như đã nói ở trước, ngoài Tổng Thống Ngô Đình Diệm và ông Ngô Đình Nhu, Đại Sứ Henry Cabot Lodge đã quyết định giết thêm Ngô Đình Cẩn và Đại Tá Lê Quang Tung, Tư Lệnh Lực Lượng Đặc Biệt. Tướng Dương Văn Minh đã ra lệnh cho Nguyễn Văn Nhung đưa Đại Tá Lê Quang Tung ra nghĩa trang Bắc Việt Tương Tế phía sau Bộ Tổng Tham Mưu đâm chết và vùi thây ở đó. Muốn giết ông Ngô Đình Cẩn, CIA phải lừa ông vào Tòa Lãnh Sự Mỹ ở Huế, nói rằng sẽ cho đi ngoại quốc, sau đó dùng công điện báo cáo láo về Washington nói rằng trong nhà ông Cẩn có hầm chôn người và súng, dân chúng đang biểu tình, rồi giao ông Cẩn cho Tướng Khánh giết.
Trong cuốn “Việt Nam Nhân Chứng”, Tướng Đôn xác nhận trong nhà ông Cẩn không hề có hầm chôn người hay súng.
Tuy nhiên, chúng tôi nghĩ rằng sở dĩ Tổng Thống Johson đã gọi nhóm tướng lãnh được thuê làm đảo chánh là “một bọn ác ôn côn đồ đáng nguyền rủa” vì hai lý do: Lý do thứ nhất là cách thức giết Tổng Thống Ngô Đình Diệm và ông Ngô Đình Nhu. Chưa một nhà lãnh đạo nào trên thế giới đã bị bọn tay chân bộ hạ thân tín, được hưởng nhiều ơn mưa móc, giết một cách thê thảm như thế trong một cuộc đảo chánh. Lý do thứ hai là sự tham nhũng và bất tài của nhóm này.
HÀNH ĐỘNG ÁC ÔN CÔN ĐỒ
Khoảng 10 giờ ngày 2.11.1963, khi chiếc M113 chở xác ông Diệm và ông Nhu về đến Bộ Tổng Tham Mưu, đậu trên sân cỏ phía tay phải. Mở cửa xe phía sau ra, người ta thấy ông Diệm mặc bộ complet màu xám sậm, ông Nhu mặc bộ complet màu hơi nâu tím. Cả hai bị trói thúc ké tay sau lưng, nằm nghiêng trên sàn xe, máu me dầm dề. Một quân cảnh đứng gác tại đó cho biết, Tướng Dương Văn Minh đã xuống và tự tay vạch quần ông Diệm ra xem có “chim” không! (1)
Với các dấu vết trên hai xác chết như vậy, nhiều người đã đặt câu hỏi: Hai ông đã bị giết như thế nào? Cách tường thuật của mỗi người mỗi khác.
Tác giả Tú Gàn đã tìm tòi  để biết rõ hơn về việc TT Diệm và ông Nhu bị sát hại như thế nào. Ông đã đọc cuốn Assassin in our Time của Sandy Lasberg, cuốn The death of November của Ellen J. Hammer, cuốn Les Guerres du Vietnam của Trần văn Đôn, đồng thời ông cũng gặp tướng Nguyễn chánh Thi và tướng Lê  minh Đảo để tìm hiểu . Đặc biệt là ông được một nhân chứng sống, người ngồi trong xe M 113 chở TT Diệm và ông Nhu. Có lẽ vì người cung cấp tin không muốn để lộ danh tánh nên trong bài tác giả Tú Gàn không nêu tên.
Mời bạn đọc theo dõi :
Trong cuốn “Assassin in our Time” (Kẻ sát nhân trong thời đại chúng ta) xuất bản năm 1976, ở trang 142, Sandy Lesberg đã mô tả như sau: Ông Diệm và ông Nhu ngồi với hai tay trói sau lưng. Trong khi ông Diệm giữ im lặng, bất thình lình viên thiếu tá dùng dao găm (bayonet) đâm ông Nhu 15 hay 20 lần. Sau đó, hắn ta rút súng lục bắn vào sau đầu ông Diệm. Thấy ông Nhu còn quằn quại trên sàn, viên thiếu tá ban cho ông ta một cú ân huệ bằng cách cũng bắn vào đầu ông ta.
Sandy Lesberg không cho biết ông đã lấy tin này từ ai. Thật ra, lúc đó Nguyễn Văn Nhung còn là Đại Úy, sau này mới được thăng Thiếu Tá.
Với cuốn “Les Guerres du Vietnam” (Chiến tranh Việt Nam” xuất bản năm 1985, Tướng Trần Văn Đôn không hề mô tả gì đến cách giết ông Diệm và ông Nhu, mà chỉ mô tả về sự tàn ác của sát thủ Nguyễn Văn Nhung mà thôi.
Bà Ellen J. Hammer, tác giả của cuốn “A Death in November” (Cái chết vào tháng mười một), nói rằng khi chiếc xe chở ông Diệm và ông Nhu dừng lại ở cổng xe lửa đường Hồng Thập Tự, Thiếu Tá Dương Hiếu Nghĩa từ trên miệng cửa xe lia một tràng tiểu liên vào hai ông Diệm và Nhu. Đại Úy Nhung rút súng Colt ra bồi thêm mấy phát vào đầu. Nhưng thấy chưa thỏa lòng, Nhung rút dao găm đâm tới tấp vào ngực hai anh em ông Diệm.
Thiếu Tá Dương Hiếu Nghĩa phủ nhận lời tường thuật này, ông nói rằng ông không ngồi trên xe chở ông Diệm và ông Nhu lúc đó. Nếu chính ông đã giết ông Diệm và ông Nhu, người ta cũng đã giết ông như giết Nguyễn Văn Nhung rồi.
(còn tiếp Bài PHẢN TƯỚNG, BỌN CÔN ĐỒ THỜI VNCH của tác giả Tú Gàn)
Chú thích 1-
Độc giả đọc đoạn “vạch quần ông Diệm xem có chim không” đủ thấy tư cách của một tên côn đồ.
- Để biết thêm bọn cán bộ cộng sản bòn rút tiền viện trợ làm giàu thế nào mời bạn đọc mở website dưới đây, website này rất mới:http://clbnokia.wordpress.com/
(tiếp bài PHẢN TƯỚNG BỌN CÔN ĐỒ THỜI VNCH của tác giả Tú Gàn).
Thiếu Tá Dương Hiếu Nghĩa là một đảng viên đảng Đại Việt, thuộc vào loại căm thù nhà Ngô,...sau này đã được Tướng Nguyễn Khánh cho ngồi ghế phụ thẩm quân nhân của Tòa Án Cách Mạng, xét xứ và tuyên án tử hình ông Ngô Đình Cẩn theo lệnh của Henry Cabot Lodge, mặc dù không có bằng chứng xác thực. Do đó, nhiều người vẫn tin vào lời tường thuật của bà Sandy Lesberg.
Có lẽ Tướng Nguyễn Chánh Thi là người biết rõ Đại Úy Nguyễn Văn Nhung đã giết ông Diệm và ông Nhu như thế nào, vì sau cuộc “chỉnh lý” ngày 30.1.1964, trước khi ra lệnh giết Đại Úy Nhung để phi tang một nhân chứng quan trọng (có lẽ theo lệnh của CIA), ông đã đích thân lấy lời khai của Nhung và còn bắt Nhung ngồi viết lời khai về vụ này. Ông có cho tôi nhìn qua tờ khai này năm 1968(1) khi đang ở Washington D.C.
Nhưng rất tiếc, khi xuất bản cuốn “Việt Nam: Một trời tâm sự”, ông đã không cho in nguyên văn tờ khai này, mà tự ý sửa đổi và cắt bớt đi. Tướng Mai Hữu Xuân được đổi thành Tướng Thu, mặc dầu trong Quân Lực VNCH lúc đó không có tướng nào tên là Tướng Thu cả. Theo tờ khai mà Tướng Thi công bố trong cuốn sách nói trên, Đại Úy Nhung đã khai như sau:
Khi xe M113 chở ông Diệm và ông Nhu chạy được chừng 500 thước, Thiếu Tướng Thu (tức Mai Hữu Xuân) chạy xe ngược chiều trở lại và đưa lên một ngón tay trỏ. Đang còn ú ớ chưa biết giết ai, ông Diệm hay ông Nhu, họ định chạy qua để hỏi lại cho rõ thì dân chúng ùa ra xem rất đông, không chạy qua được. Bổng Thiếu Tướng Thu đưa hai ngón  tay, họ hiểu rằng ông ra lệnh bắn cả hai người. Thiếu tá Nhung liền rút súng Colt 12 bắn mỗi người 5 phát, và sau đó bắn ông Nhu thêm ba phát vào ngực nữa.
Tướng Lê Minh Đảo, lúc đó là Đại Úy tùy viên của Tướng Lê Văn Kim, đã cho biết như sau: Sau khi ông Diệm và ông Nhu bị hạ sát ít lâu, Nguyễn Văn Nhung có kể lại chuyện này cho ông nghe. Nhung nói rằng khi được lệnh giết cả hai ông, Nhung đã bắn ông Nhu trước. Ông Diệm thấy thế đã nhắm mắt lại. Nhung liền bắn ông Diệm 5 phát. Sau đó quay qua bắn ông Nhu thêm 3 phát nữa. Điều này phù hợp với lời khai mà Tướng Nguyễn Chánh Thi đã công bố.
Tuy nhiên, sự thật không phải chỉ có thế. Xác ông Diệm và ông Nhu đã được đưa vào bệnh xá của Bộ Tổng Tham Mưu để khám nghiệm. Bác sĩ Huỳnh Văn Hưỡn (hiện nay ở New York), giám đốc bệnh xá này lúc đó, đã khám nghiệm và chứng nhận rằng cả ông Diệm lẫn ông Nhu đã bị bắn từ sau ót ra trước. Xác ông Diệm có nhiều vết bầm, chứng tỏ đã bị đánh đập trước khi bắn. Xác ông Nhu bị đâm nhiều nhát, áo rách nát và đầy máu. Vậy ông Diệm và ông Nhu đã bị trói, đánh đập và đâm lúc nào?
Một nhân chứng rất quan trọng hiện đang ở Melbourne, Úc Châu, cho biết ông là người đi trên chiếc M113 chở ông Diệm và ông Nhu từ nhà thờ cha Tam về Bộ Tổng Tham Mưu, nên đã chứng kiến những sự việc xẩy ra. Câu chuyện ông kể lại có vẽ hợp lý hơn cả.
Theo nhân chứng này, vào trưa 1.11.1963, chi đoàn thiết giáp của ông được lệnh vào Sài Gon để tăng cường bảo vệ thủ đô. Khi đến Sài Gòn, chi đội này được chia làm hai toán, một tóan hợp lực với quân bạn bao vây Dinh Gia Long, một toán làm vòng đai an ninh cho Bộ Tổng Tham Mưu.
Nhân chứng ở trong toán đóng tại Bộ Tổng Tham Mưu.
Sáng 2.11.1963, khoảng 6 giờ 15 phút, toán ông được lệnh di chuyển ra khỏi Bộ Tổng Tham Mưu. Khi vừa ra khỏi cổng chính thì thấy có  3 chiếc xe Jeep đang chờ. Chiếc thứ nhất có Tướng Mai Hữu Xuân và 3 cận vệ. Chiếc thứ hai chở Đại Tá Dương Ngọc Lắm, Đại Úy Nguyễn Văn Nhung và Đại Úy Dương Hiếu Nghĩa. Chiếc thứ ba chở 4 người, trong đó có Đại Úy Phan Hòa Hiệp. Sau đó là hai chiếc M113. Nhân chứng ngồi ở chiếc thứ nhì. Cuối cùng là 2 chiếc GMC chở đầy lính có vũ trang đầy đủ.
Khi đến Chợ Lớn, gần một nhà thờ, xe chạy chậm lại, các binh sĩ trên hai chiếc GMC được lệnh nhảy xuống, một số bố trí xung quanh nhà thờ, số còn lại bố trí ở vòng ngoài. Xe Tướng Xuân chạy một vòng rồi đậu lại bên kia đường.
Sau cái phất tay của Đại Tá Dương Ngọc Lắm, ba đại úy Nhung, Nghĩa và Hiệp nhảy xuống xe. Đại Tá Lắm ngoắc chiếc M113 có nhân chứng ngồi trên đó đi theo. Nhân chứng cũng nhảy xuống xe. Khi cách Đại Tá Lắm khoảng 2 thước, nhân chứng thấy có 4 người từ trong nhà thờ đi ra. Người đi đầu là Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Người đi tiếp theo là ông Ngô Đình Nhu. Sau cùng là hai tùy viên (Đại Úy Đỗ Thọ và ông Nguyễn Đắc Khá). Đại Tá Lắm đến chào ông Diệm:
-   Thừa lệnh Trung Tướng Chủ Tịch Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng, chúng tôi đến đón cụ và ông cố vấn.
Ông Diệm:
- Ông Đôn và ông Minh đâu hè?
Đại Tá Lắm:
- Thưa cụ, hai ông còn đang bận việc ở Tổng Tham Mưu.
- Thôi được. Thế tôi và ông cố vấn đi cùng xe kia với ông.
Đại Tá Lắm quay người lại chỉ vào chiếc M113 và nói:
- Thưa cụ, xin cụ lên xe này cho.
Ông Nhu khẻ nhíu mày lên tiếng:
-   Không thể đón Tổng Thống bằng một chiếc xe như vậy. Để tôi liên lạc với ông Đôn, ông Đính coi xem.
Đại Tá Lắm khẽ nhún vai:
- Tôi không biết. Đây là lệnh của Trung Tướng Chủ Tịch.
Đại Úy Nhung liền oang oang:
-   Xin mời hai ông lên xe ngay cho đi.
Mặt ông Nhu đỏ bừng, giọng rất quyết liệt:
- Không được. Để tôi hỏi lại ông Minh, ông Đôn. Tôi đi xe nào cũng được, nhưng còn Tổng Thống...
Đại Úy Nhung:
- Ở đây khòng còn Tổng Thống nào cả.
Ngay lập tức, Nhung bảo hai quân nhân chạy đến đẩy hai ông lên xe và hạ cửa xe xuống...
Xe đi hết đường Nguyễn Trải, vào đường Võ Tánh đến trước Tổng Nha Cảnh Sát Quốc Gia thì ngừng lại. Tổng Nha này đã bị chiếm từ ngày hôm trước nên không còn một cảnh sát nào lui tới. Chung quanh, các binh sĩ thuộc Sư Đoàn 5 của Đại Tá Ngưyễn Văn Thiệu canh gác rất cẩn mật.
Một Đại Tá từ trên xe Jeep nhảy xuống, bảo các binh sĩ trên xe M113 chở ông Diệm và ông Nhu xuống xe hết. Bảy người trên xe nhảy xuống, nhưng tài xế và anh hạ sĩ xạ thủ được ra lệnh ở lại. Xe được lệnh đi vào Tổng Nha.
Khoảng 20 phút sau, chiếc M113 lại từ Tổng Nha chạy ra. Các binh sĩ lúc nảy được lệnh leo lên xe lại. Xe chạy ngược đường Võ Tánh trở lại đường Cộng Hòa. Nhân chứng hỏi hạ sĩ xạ thủ:
- Ông Diệm và ông Nhu đâu?
- Ở dưới.
- Sao rồi?
- Ông Nhu bị tra tấn khủng khiếp rồi bị xiết cổ chết bằng dây điện. Người ta hỏi ông ta nhiều lần: Vàng, bạc, tiền của cất đâu? Ai giữ? Cơ sở kinh tài gồm những cơ sở nào? Ông Nhu trả lời không biết.
lịch sử việt nam, ấp chiến lược
- Còn ông Diệm?
- Ông Diệm bị đè cổ ra trói thúc ké rồi ném vào hầm xe.
- Chết hay sống?
- Không biết.
Xe qua khỏi trường Petrus Ký rồi quẹo phải vào đường Hồng Thập Tự thì gặp lại 2 xe Jeep và hai xe chở binh sĩ lúc xuất hành buổi sáng. Xe Đại Tá Dương Ngọc Lắm đi đầu, xe thứ hai có Đại Úy Nhung.
Khi đến đường Cao Thắng, bên hông bệnh viện Từ Dũ, xe ngừng lại vì bên kia đang có xe của Tướng Xuân chạy ngược trở lại. Dân chúng ra xem rất đông. Tướng Xuân nhìn Đại Úy Nhung và đưa hai ngón tay trái lên hai lần. Sau đó, ông đưa ngón tay trỏ lên khỏi đầu và co vào duỗi ra đến 4 lần (giống như bóp cò). Đại Úy Nhung gật đầu rồi đưa tay lên chào.
Khi xe đến gần đường rầy xe lửa thì dừng lại trước cổng xe đã được đóng lại vì đang có đoàn xe lửa đi qua. Đại Úy Nhung từ chiếc xe Jeep nhảy qua chiếc M113 có chở ông Diệm và ông Nhu và la lớn: “Xuống! Xuống!” Các binh sĩ trên xe M113 nhảy xuống hết. Nhân chứng vừa nhảy xuống đất thì nghe nhiều tiếng súng nổ...
Những lời tiết lộ của nhân chứng này cho chúng ta thêm những yếu tố mới, nhất là đoạn hai ông bị đưa vào Tổng Nha Cảnh Sát để tra tấn và khảo của. Trò khảo của này là một “sở trường” của Tướng Mai Hữu Xuân. Sự tiết lộ này đã giúp giải thích tại sao hai ông bị trói  tay ra phía sau lưng, trên mặt ông Diệm có nhiều vết bầm và trên người ông Nhu có nhiều lát dao đâm. Nguyễn Văn Nhung chỉ leo lên xe M113 trong một thời gian ngắn, không thể gây ra tất cả những thứ đó được.
Sau khi thi hành xong lệnh của chủ và lãnh tiền công, “bọn ác ôn cơn đồ đáng nguyền rủa” cấu xé nhau về chức quyền và tiền bạc, đưa tới mất  chủ quyền quốc gia, rồi đến mất nước.
Bây giờ ở nơi các địa tầng “naraca”, Dương Văn Minh, Trần Văn Đôn, Mai Hữu Xuân, Lê Văn Kim, Đỗ Mậu, Nguyễn Văn Thiệu, Dương Ngọc Lắm, Nguyễn Văn Quan, Nguyễn Văn Nhung... đang cùng với hai “ông thầy” Henry Cabot Lodge, Lucien Emile Conein nghiền ngẫm về lời nguyền rủa của Tổng Thống Johnson. Nghe nói trong những năm cuối cùng, Mai Hữu Xuân đã phát điên, thỉnh thoảng quỳ quay vào tường, chấp tay van lạy: “Xin cụ tha cho con!”.
Nơi chốn luân hồi, Trần Thiện Khiêm, Đặng Văn Quang... không dám bước ra nhìn ánh sáng, Tôn Thất Đính thất thểu như một bóng ma...
Tác giả Tú Gàn có đề cập trong phần đầu:
Từ trước đến nay, chúng ta thường tranh luận về ai đã ra lệnh giết Tổng Thống Ngô Đình Diệm và ông Cố Vấn Ngô Đình Nhu. Nay cuốn băng của Tổng Thống Johnson đã chính thức xác nhận rằng chính quyền Kennedy (Kennedy administration) đã ra lệnh giết, nên vấn đề này không cần phải tranh luận nữa.
Tác giả Tú Gàn có mở ngoặc  đơn Kennedy administration để chỉ chính quyền Kennedy. Cũng như trong điện văn có 4 chữ ký đã trích dẫn  ở  Kỳ II, ta có thể hiểu là phe diều hâu của chính quyền Kennedy đã chủ trương việc giết ông Diệm.
Tuy việc giết TT Ngô đình Diệm và ông Ngô đình Nhu là chủ trương của phe diều hâu trong chính quyền Kennedy, nhưng việc đưa 2 ông vào trong Tổng nha Cảnh sát để khảo của thì không phải là của chính quyền Kennedy mà là Big Minh và Xuân nên TT Johnson mới gọi bọn này là “bọn côn đồ đáng nguyền rủa”.( A GODDAM BUNCH OF THUGS)
Một số trích dẫn trong các tài liệu của Hoa kỳ, cũng như  gần đây, vào ngày  8- 3-2006 trong buổi hội thảo về chiến cuộc Việt nam, cuốn băng  ghi tiếng nói của Tổng thống Kennedy đã chứng minh cho ta thấy rõ ông Kennedy không chủ trương giết ông Diệm.
Nhưng ta có thể đặt câu hỏi: có phải Minh và Xuân đã tự ý giết ông Diệm và ông Nhu?
Câu trả lời là, chắc chắn Minh, Xuân, dù bản thân là tàn ác, bất nhân, cũng  không thể nào dám tự làm chuyện sát nhân này. Bởi lẽ, khi đảo chánh thành công rồi, Minh Xuân  biết là tướng lãnh làm đảo chánh vẫn phải nhờ vào Mỹ về cả quân sự và kinh tế. Nếu không có lệnh của thái thú Lodge, mà Conein chỉ là giám sát, thì Minh Xuân không dám giết ông Diệm và ông Nhu. Với những dẫn chứng nêu trên ta có thể tin là nhóm diều hâu trong chính quyền Kennedy, trong đó có thái thú Lodge đã ra lệnh cho 3 tên đồ tể giết TT Ngô đình Diệm và ông cố vấn Ngô đình Nhu.
Để bạn đọc,nhất là quí vị cựu quân nhân Quân lực Việt nam Cộng hoà biết về mặt thật của Big Minh, mời bạn đọc theo dõi những dòng Hồi ký của cán bộ cao cấp cộng sản, Nguyễn thành Thơ, trong bài viết của tác giả Trần bình Nam .
Nguyễn thành Thơ đã thuật lại việc Phạm Hùng đưa Dương văn Nhật, em ruột của Minh, là 1 tướng tình báo của cộng sản Bắc Việt, vào Nam liên lạc với Big Minh và ở nhà Minh.:
Địch vận tướng Dương Văn Minh : Một tiết lộ có giá trị lịch sử nhất là nỗ lực vận động (từ năm 1963 đến năm 1968) sự hợp tác của tướng Dương Văn Minh bất thành do chính ông Nguyễn Thành Thơ thực hiện (thời gian 1968 làm Trưởng ban Binh vận R, một chức vụ chỉ giao cho cấp Ủy viên TW đảng) theo lệnh của Phạm Hùng. Hà Nội đã đưa tướng Dương Văn Nhựt (em của tướng Dương Văn Minh) từ miền Bắc vào tiếp xúc với Dương Văn Minh, và tướng Dương Văn Minh đều thông báo cho tòa đại sứ Hoa Kỳ tại Sài Gòn biết nội dung các cuộc tiếp xúc này.
Năm 1968, sau trận Mậu Thân và Hoa Kỳ đang xuống thang chiến tranh. Tại bộ chỉ huy Trung ương cục R Phạm Hùng làm việc với Nguyễn Thành Thơ. Nguyễn Thành Thơ ghi:
“Anh Phạm Hùng bàn ‘Mỹ xuống thang chiến tranh, nội bộ ngụy sẽ mâu thuẫn chia rẽ lật đổ nhau, anh tổ chức tranh thủ Dương Văn Minh lợi dụng thời cơ để chiếm địa vị trong ngụy quyền để thực hiện hòa hợp dân tộc, chấm dứt chiến tranh’. Trung ương cục có điện kêu Dương Văn Nhựt (vốn là tướng trong hàng ngủ cộng sản, em ruột tướng Dương Văn Minh) cộng tác với tôi thực hiện.”
“Dương Văn Nhựt đến làm việc với tôi. Trước nhứt tôi hỏi Dương Văn Nhựt ‘quá trình qua Dương Văn Minh đối với ta có biểu lộ cảm tình gì không’. Nhựt trình bày ‘Thời Ngô Đình Điệm, Dương Văn Minh đảo chánh Diệm, đảng có kêu tôi gặp Minh, bảo với Minh khi làm tổng thống thì bãi bỏ ấp chiến lược đi. Minh trả lời ‘sẽ bãi bỏ ấp chiến lược nhưng chùa Phật, Thiên chúa được dựng lên theo gom dân lập ấp chiến lược vẫn giữ
Khi ta tấn công Mậu Thân Đảng bảo tôi (Dương Văn Nhựt) đến gặp Minh. Tôi đến nhà Minh, biết Minh đi Thụy Sĩ tôi lên ngay máy bay đi Thụy Sĩ, biết Minh về Thái Lan, tôi theo về Thái Lan, gặp được Minh tôi nói: ‘Ông Nguyễn Hữu Thọ mời Minh về tham gia Mặt Trận Giải Phóng và Chính Quyền liên hiệp’ Minh nói : ‘không biết làm chính trị, việc đó dành cho ông Thọ’ .
Tôi (Nguyễn Thành Thơ) nói với Nhựt ‘Như vậy Minh là một nhân vật trung gian, có quan điểm trung gian, theo địch vẫn có cảm tình với ta, vậy Nhựt đi làm việc với Minh là đi tranh thủ Minh lợi dụng tình hình, để giành địa vị trong ngụy quyền, hiệp thương với ta thực hiện hòa hợp’. Nhựt nói ‘Yêu cầu như thế ta tranh thủ hướng dẫn Minh giành quyền rất dễ, tôi tin Minh sẽ hăng hái làm theo’
“Khi Nhựt về báo cáo ‘Đến nhà Minh gặp mẹ tôi, mẹ tôi ôm tôi khóc, tôi cũng khóc, thấy vợ chồng Minh rất xúc động. Vợ Minh lo ăn nghỉ cho tôi rất chu đáo, con Minh vui mừng vì có người chú trong hàng ngũ cách mạng. Tiếp theo, khi nào Minh rãnh rỗi, tôi nói chuyện với Minh nhiều chủ đề để xiết vô chủ đề tranh thủ Minh, nói hướng dẫn của ta thêm thuận lợi. Minh chỉ hỏi để hiểu rõ thêm ý của ta, không thấy phản ứng gì’.
“Đến ngày chót Minh tổ chức chiếu bóng cho gia đình xem. Minh ngồi trên xe, tôi ngồi một bên, một người Mỹ ngồi một bên, người Mỹ luôn lén nhìn tôi. Sau đó Minh cho xe đưa tôi về Tây Ninh. Theo tôi (Dương Văn Nhựt) nhận xét, Minh ngồi giữa coi chiếu bóng, có một người Mỹ ở bên, để ngầm cho tôi biết, Minh giành chức vụ trong chính quyền ngụy để thương lượng với ta được một trường phái Mỹ ủng hộ .
“Tôi (Nguyễn Thành Thơ) báo cáo anh Phạm Hùng …, anh Phạm Hùng nói đại ý: ‘Ta đoán Mỹ sẽ xuống thang chiến tranh, ta hoạt động mạnh, ngụy suy yếu sẽ đẻ ra lủng củng. Minh nghe lời ta có thể đạt được mong muốn. Kể từ nay cắt đứt liên lạc để tránh lộ liễu, chuyện có quá trình, có đi sẽ đến. Trả Dương Văn Nhựt về Bắc”
“Cuộc vận động theo Nhựt nói lại, đến 30-4-1975, Phòng chính trị Bộ Tư Lệnh cấm không được nói cho ai biết, nên Nhựt không dám hé môi” (“Cuối Đời Nhớ Lại” trang 139, 140)
“Hoài nghi về sức mạnh của tân Tổng thống, Khrushchev rõ ràng cố dọa ông (Kennedy), đòi hỏi  điều chỉnh lại tình trạng ở Tây Bá linh và Đài loan: Ông ta báo trước rằng,...2 nơi này không nơi nào còn có thể tồn tại mãi như từ trước tới nay. Ông Kennedy trả lời quyết tâm bảo vệ tình trạng hiện hưũ và cảnh cáo rằng Mỹ không khoanh tay nhìn đất đai rơi  thêm vào tay cộng sản .”
       VÀI DÒNG VỚI GIA ĐÌNH HỌ NGÔ ĐÌNH
Nếu có dịp đọc những bài viết về TT Ngô đình Diệm trên các trang báo hải ngọai, tôi nghĩ rằng quí vị cũng lấy làm vui mừng vì- chỉ trừ những người cộng sản và một số người trong nhóm đảo chánh- dân miền Nam đa số mến tiếc TT Diệm.
Cuộc cách mạng 19-8-1945 làm cho dân mất hết tự do, sống một cuộc sống kham khổ, có cả nạn chết đói trong thời gian không có chiến tranh. Suốt hơn nửa thế kỷ, dân miền Bắc sống cơ cực về mọi mặt, và miền Nam khốn khổ trên 30 năm, kể từ ngày Việt cộng chiếm miền Nam.
Đảo chánh 1-11-1963 làm cho dân đang ấm no hạnh phúc trở thành suy sụp, vì nạn lạm phát mỗi ngày một gia tăng, bất  ổn chính trị triền miên và đưa miền Nam tới đổ vỡ, rơi vào tay cộng sản.
Sau cái chết cuả TT Diệm, gia đình họ Ngô vị nào còn ở trong nước thì lo sợ bị giết, vị nào đã ra nước ngoài thì buồn vì mất những người thân và chán tình đời đen bạc.
Người viết bài này là người theo đạo Phật. Nhưng Chúa Jesus hay Phật Thích Ca thì cũng dạy tín đồ của mình nên làm điều lành, tránh điều ác, chứ không như Marx, dạy bọn cộng sản đấu tranh, hận thù giai cấp , giết người như Việt cộng đã làm tại Việt nam từ 1945.
Thời gian qua đi gần nửa thế kỷ, kể từ ngày TT Diệm bị bọn khốn nạn hạ sát, đã bao nhiêu giấy mực viết về tài đức của TT Diệm, nhưng thiết nghĩ chưa đủ để bù đắp những công lao của người vị quốc vong thân.
Nhận xét của người viết bài này có thể gây hiểu lầm, hoặc giả có người cho rằng, người viết có liên hệ huyết thống, đồng hương hay cùng tôn giáo với ông Diệm.
Xin nói rõ, người viết quê Hanoi, theo đạo Phật, di cư vào Nam lánh nạn cộng sản từ năm 1955.
   NHỮNG TÀI LIỆU  DẪN CHỨNG VỀ  LỊCH SỬ HOA KỲ:
Skeptical of the new President’s strength, Khrushchev apparently tried to bully him , demanding “adjustment of the situation in West Berlin and Taiwan;  neither of the two areas, he warned,  could stay as they were indefinitely. Kennedy replied with a defense of existing conditions and warned that the United States could not watch more territory go to Communist without taking action. Khrustchev answered that revolution was sweeping the world; the Soviet Union, he said, would assist the process. Kennedy left the meeting angry and shaken.
(Hoài nghi về sức mạnh của tân Tổng thống, Khrushchev rõ ràng cố dọa ông (Kennedy), đòi hỏi  điều chỉnh lại tình trạng ở Tây Bá linh và Đài loan: Ông ta báo trước  rằng, 2 nơi này không nơi nào còn có thể tồn tại mãi như từ trước tới  nay. Ông Kennedy trả lời quyết tâm bảo vệ tình trạng hiện hữu và cảnh cáo rằng Mỹ không khoanh tay nhìn đất đai rơi  thêm vào tay cộng sản . Khrushchev đáp rằng: Cách mạng (!) đang lấn át  thế giơí(!) : Liên bang Sô viết sẽ trợ lực việc này( điều này làm rõ thêm việc  5 cố vấn Liên sô có mặt ở Long Khánh, như tiết lộ cuả cựu đại sứ Pháp Mérillon )
Ông Kennnedy đùng đùng giận dữ rời  phòng họp ). (cột 1, trang 835, American History. Tác giả Allen Weinstein và R. Jackson Wilson).
Khrushchev huênh hoang như vậy, nhưng lại bị Leonid Brezhnev, trùm mật vụ KGB, hạ bệ sau 3 năm (1964) Điều đặc biệt, khi Khrushchev chết (1971), Brezhnev không cho ai được đi đưa đám tang, vì tư thù cá nhân, trước kia, khi còn mang cấp thiếu tá, dưới quyền của Krushchev, Brezhnev đã bị Khrushchev tát tai. Cũng như cáo Hồ không cho ai đi đưa đám ma ông Phan Khôi, một học giả nổi tiếng và là người chủ trương Nhân văn giai phẩm, một nhen nhúm tự do ngôn luận. Và, cũng như  Lê chột cai đồn điền và Đỗ hoạn heo, đã ra  lệnh  dẹp bỏ dòng chữ  phúng điếu VÔ CÙNG THƯƠNG TIẾC của đám tang cố Trung tướng Trần Độ, có thể cũng là việc tư  thù cá nhân trong thời gian làm việc.
Chế độ cộng sản Việt Nam tan rã thì những bí mật về thâm cung bí sử sẽ được phơi bày, như truờng hợp Hồ chí Minh  ăn nằm với nữ hộ lý Nông thị Xuân, đẻ ra Nguyễn tất Trung( đã có 1 con trai, đang sống tại Hanoi. Và gần đây, một phụ nữ tên Huỳnh thị Xuân, tỉnh Quảng Ngãi, đã viết một bài kể  rõ năm 1964, khi mới 15 tuổi, được đưa ra Bắc gặp Hồ, và bị  bác Hồ dâm đãng hiếp trong đêm gặp mặt).
Con trai Khrustchev, tị nạn qua Mỹ, được Mỹ bao dung, tốt nghiệp kỹ sư  điện toán, cũng chẳng khác vợ Fildel Castro tị nạn qua Mỹ và được Mỹ bao dung. Con Khrushchev đã tuyên thệ, trở thành công dân Mỹ năm 1992.  Người chắt gái là Nina Khrushcheva, hiện là giáo sư  ở đại học New School  UniversityNew York. Và, con gái Võ nguyên Giáp, con bà vợ lớn Nguyễn thị minh Thái, tốt nghiệp tiến sĩ tại Nga, cũng đã qua  dạy học, sinh sống tại Mỹ nhiều năm và đã tuyên thệ trở thành công dân Mỹ (1995).
Ngày nay tuyệt đại đa số những cán bộ Việt cộng có chức, có quyền, rất nhiều tên gửi con ra nước ngoài du học. Du học chỉ là một phần, phần chính là chuyển tài sản tham nhũng ra nước ngoài để phòng xa khi chế độ cộng sản Việt Nam không còn tồn tại.
Sau khi đế quốc đỏ tan ra từng mảnh, chủ nghiã dân chủ tự do đã đại thắng chủ nghĩa không tưởng, phi nhân cộng sản cuối tháng 12 năm 1991.
Kết quả của đại thắng lợi này đã ảnh hưởng rất nhiều đến giới trí thức và các nhà văn,  nhà báo ở Việt nam. Nó bùng phát vào giai đọan truyền thông bành trướng mạnh trên toàn thế giới.
DẪN CHỨNG THÊM VỀ KẾ HOẠCH CỦA  TT KENNEDY ĐẢO CHÁNH TT DIỆM VÀ ĐƯA QUÂN ĐỘI LÊN NẮM QUYỀN
....Then,  probably with the covert support, and certainly with the knowledge of the American government, the South Vietnamese military took over the country on November 1rst, 1963. Diem and his brother were executed. What Kennedy might have done next is speculation; he outlived Diem by only three weeks..
(Rồi tin vào sự yểm trợ ngầm và chắc chắn bằng vào sự thông hiểu của  chính phủ Hoa Kỳ, quân đội Nam Việt nam cướp chính  quyền từ  1-11-1963.  Ông Diệm và người em bị giết. Những  điều  gì   ông Kennedy dự  tính làm tiếp theo sau đó cũng chỉ là dự tính, ông sống lâu hơn ông Diệm chỉ có 3 tuần)(American History trang 838. Tác giả Allen Weinstein và R Jack Wilson).
Lịch sử Hoa Kỳ ghi lại: Vào một tuần, đầu tháng 10 năm 1962, Khrushchev trong ý đồ thống trị thế giới, hắn cho tàu chiến Liên xô đưa hoả tiễn có đầu đạn nguyên tử qua Cuba. TT Kennedy và lưỡng viện quốc hội họp khẩn cấp để tìm biện pháp trả đũa. Ủy ban Hành động được thành lập. Một kế hoạch phong toả Cuba được tung ra, đồng thời TT Kennedy lên đài truyền hình 22-10-1962, tuyên bố  7 điểm trả đũa. Hoa Kỳ mỗi ngày cho 3 chiếc máy bay do thám U 2 bay trên không phận Cuba. Nếu phi cơ thám thính này bị bắn, lập tức Hoa kỳ tung ra cuộc đổ bộ lên Cuba. Bào đệ của TT Kennedy là Robert Kennedy, bộ trưởng Bộ Tư Pháp, cảnh cáo Đại sứ Liên xô Dobrynin rằng còn 2 ngày là hạn chót để Liên xô rút hoả tiễn khỏi Cuba.
Một Đại tá tình báo Liên sô tên là Alexander Fomin gọi điện thoại cho ký gỉa đài truyền hình ABC, John Scali, yêu cầu đến gặp anh ta khẩn cấp. Scali từ chối. Fomin nài nỉ vì có việc khẩn cấp. Bộ Ngoại giao Hoa kỳ đồng ý cho Scali gặp Fomin. Hai người như là người trung gian.
Fomin đưa ra đề nghị 3 điểm :
Một là Liên sô rút hết hoả tiễn về.
Hai là  Nga sẽ không đưa vũ khí tấn công vào Cuba nữa.
Ba là Hoa Kỳ phải hứa không tấn công Cuba.
Scali và Fomin  đã gặp nhau 2 lần. Cuối cùng Khrushchev gửi thư cho TT  Kennedy nội dung tỏ ý lo ngại chiến tranh nguyên tử xẩy ra.
Điều này cho thấy  lãnh tụ Liên sô “già dái non hột”. Và tài liệu trên chứng minh thêm rằng TT Kennedy quyết tâm đưa quân chiến đấu vào Việt nam, để chặn vết đỏ loang dần xuống miền nam châu Á.
Tổng thống Kennedy tiếp quản Việt nam
(trích từ cuốn President Kennedy: Profile of Power cuả tác giả Richard Reeves, đăng trên SanJose Mercury News 31-10-1993)
Phần dẫn nhập của SanJose Mercury News:
....Ngày 1-11-1963 TT Kennedy làm cho Mỹ liên lụy vào cuộc chiến Việtnam. Dưới đây là những biến cố quyết định đưa đến việc lật đổ Tổng thống miền Nam Việt Nam do Hoa kỳ hậu thuẫn: Ông Ngô đình Diệm - chỉ vì ông Diệm không tuân hành các chính sách và lệnh được ban ra từ Hoa Thịnh Đốn và thay thế bằng các sĩ quan, để chấp nhận sự sai khiến của Mỹ.
(còn tiếp)

http://vietnamdefence.info/ttngodinhdiem23.htm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét