Người theo dõi

Chủ Nhật, 17 tháng 4, 2016

Đôi Dòng Nhìn Lại Tổng Thống VNCH Ngô Đình Diệm (3)

Đôi Dòng Nhìn Lại
Tổng Thống VNCH Ngô Đình Diệm
Quỳnh Hương
Nguồn: quanvan.net



17,000 quân Mỹ ở Việtnam thời kỳ này, so với 700 người khi ông Kennedy lên làm Tổng thống năm 1961. TT Kennedy tuyên bố ông hy vọng giảm con số xuống còn 1,000 năm 1964, cố gắng áp  lực ông Diệm và người em là ông Ngô đình Nhu, để đạt được sự điều khiển của Hoa kỳ.
Nhưng hầu như chẳng có hiệu quả nào đáng kể đối với anh em ông Diệm.
Ông Cabot Lodge là đại sứ Mỹ. Đại tá Lucien Conein là sĩ quan tình báo liên lạc với các tướng lãnh Việt nam. Ông David Halberstam là thông tín viên cho tờ New York Times ở Saigon. Tướng  Big Minh là một trong số các tướng lãnh đảo chánh.
Phần trích từ cuốn President Kennedy:  Profile of Power:
Ngày 17-10-1963, trong bản lượng định tình hình hàng tuần lên Tổng thống, thu gọn vào phản ứng về miền Nam Việt nam trong các bài nói chuyện và hoạt động công khai.
Những bài trình bày trước đây mang một ấn tượng sai lầm rằng sự thông đồng của ông Diệm và ông Nhu đang sửa soạn tiến sâu vào cuộc chiến tranh tiêu hao, trường kỳ với Mỹ, chống các áp lực cải cách, gồm cả việc cắt giảm viện trợ. Một khả năng nhỏ hơn, nhưng không thể bỏ qua, đó là ông Nhu đang đôn đốc các viên chức tách khỏi ảnh hưởng của Mỹ, nước trước đây đã đưa ông Diệm lên nắm quyền.”
Vào ngày thứ hai 21-10-1963, TT Kennedy  ăn trưa tại toà Bạch ốc với ông Arthur Ochs Sulzberger, chủ báo New York Times. Ông Kennedy bộc trực nói với ông Sulzberger về tình hình phức tạp ở Saigon, rồi bảo : “ Tôi rất mong ông rút  Halberstam”.
Bửa cơm tối hôm đó, ông chủ báo bàn vấn đề này với ông James Reston, trưởng văn phòng ở Washington. Ông Reston trả lời rằng : “Này! chúng ta không làm được những điều chúng ta có thể làm. Mình không thể uốn mình khuất phục theo kiểu đó.”
Vì vậy ông Halberstam, người tưởng như nhận lệnh trở về Mỹ, lại được báo cho biết nên ở lại Saigon thêm một thời gian.
Tại Hoa Thịnh Đốn, ông Kennedy nổi  cáu, nói với ông Bộ truởng Quốc phòng Robert Mc Namara: “Cách duy nhất làm bẽ mặt báo chí là phải thắng trong cuộc chiến.”(Ý nói lật đổ ông Diệm bằng được)
Sự kiểm soát và giảm bớt      
Danh từ  “kiểm soát và giảm bớt”  là một đoạn câu ngắn của ông cố vấn an ninh quốc gia Mc Goerge Bundy dùng, khi ông chuyển lệnh của Tổng thống cho ông Cabot Lodge ngày 23-10-1963:
Tổng thống Kennedy muốn kiểm soát nhiều hơn để ông có thể khắc phục kế hoạch đảo chánh, nhưng ông cần giảm bớt hệ thống chỉ huy”.
Có một số người phổ biến lệnh trên mà không biết đó là lệnh của Tổng thống.
Chiều tối ngày 29-10-1963, ở Saigon, ông  Lodge gửi điện về Hoa Thịnh Đốn, lúc 8 giờ sáng giờ Hoa Thịnh Đốn. Bức điện nói: “Có dấu hiệu tỏ ra rằng cuộc đảo chánh của các tướng lãnh sắp xẩy ra. Bất kể cuộc đảo chánh thành công hay thất bại, chính phủ Mỹ phải nhận lãnh sự quở trách không thể biện bạch nổi, và cuối cùng không có hành động thích ứng bởi chính phủ có thể ngăn cản cuộc đảo chánh, trừ phi báo ngay cho ông Diệm và ông Nhu với tất cả sự khinh rẻ do hành động này gây ra.”
Một giờ rưỡi sau, một bức điện tín khác của ông Lodge báo cáo:
Các tướng làm đảo chánh đang sắp đặt đẩy lui gia đình họ Ngô.”
Vào 4 giờ chiều hôm thứ ba, 29-10-1963, ở Hoa Thịnh Đốn – tức là 5 giờ sáng ngày 30-10-1963 ở Saigon, TT Kennedy họp trong văn phòng chính phủ với nhóm chuyên viên về Việt nam. Ông bắt đầu báo cho họ biết rằng, cho tới khi được báo thêm, tất cả các bộ, các cơ quan (bộ Ngoại giao, Quốc phòng, Tham mưu liên quân, Tình báo, Cơ quan thông tin), mỗi cơ quan gửi báo cáo thẳng cho ông.
Bức điện gửi ông Lodge do ông Bundy viết, gửi lúc 7 giờ 22 tối:
Chúng tôi lo lắng thành phần lực lượng của chúng ta ở Saigon, cho thấy gần quân bình, với tình thế nghiêm trọng và cuộc chiến kéo dài, hoặc ngay cả có thể thất bại. Cả hai trường hợp này đều nghiêm trọng, hoặc giả có thể làm hại quyền  lợi của Mỹ, vì thế chúng ta phải  bảo đảm lực lượng cân bằng thuận lợi.”
TT Kennedy tức giận vì lời thừa nhận của Đại sứ Lodge rằng tòa Bạch ốc có ý định cố kiểm soát các hoạt động của Saigon.
“Nhờ sự hướng dẫn của ngài, tôi sẽ hết sức thi hành nhiệm vụ.”
Ông Robert Kennedy bào đệ của TT nói: “Ông ấy có vẻ vui mừng. Em đã nói với anh rằng ông ta đang bối rối.”
Những anh em của ông Kennnedy đôi lúc ở trong phòng bầu dục.
TT Kennedy gắt lên:”
 Em có biết rằng em kỳ cục không? Em luôn luôn nghĩ là em có lý.”
Ông Bundy ký bức điện gửi ông Lodge. Bức điện đến Saigon vào 31-10-1963.
“ Chúng tôi không chấp nhận trên căn bản về chính sách của Hoa Kỳ là, chúng ta không có quyền làm trì hoãn, hay ngăn cản cuộc đảo chánh. Nhưng một khi cuộc đảo chánh đặt duới sự lãnh đạo có tinh thần trách nhiệm khởi sự, và trong sự ổn định thu hẹp này, nó nằm trong mối quan tâm của chính phủ Mỹ và cuộc đảo chánh đó cần thành công.”
Đúng 1 giờ sáng hôm thứ sáu 1-11-1963, giờ Washington, điện báo rung lên trong phòng theo dõi tình hình ở tầng trệt toà Bạch ốc. Sĩ quan trực bắt đầu đọc nhưng dòng chữ  nhảy trên bảng ghi rằng: “ Flash critic (phân tích  ngắn gọn ). Việc chuyển điện văn từ trạm tin của Tình báo CIA ở Saigon, lúc đó là 2 giờ chiều thứ sáu, báo cáo rằng cuộc đảo chánh đang diễn tiến. Sĩ quan trực điện thoại báo cáo cho ông Bundy và vị phụ tá là Michael Forrestal. Họ đợi cho đến 3 giờ sáng để đánh thức TT, và ông Kennedy bảo họ rằng đến phòng ngủ ông  lúc 6 giờ sáng.
Diễn tiến công việc lộ ra trên các bức điện của CIA. Bức đầu tiên trong một loạt điện văn, nhận được từ phòng theo dõi tình hình lúc 2 giờ 34 sáng. Đây là một báo cáo bằng điện thoại gọi đến Toà Đại sứ Mỹ của Đại tá tình báo Lucien Conein. Ông ta gọi bằng đường giây đặc biệt, mắc một ngày trước, tại bộ chỉ huy cuộc đảo chánh ở Câu lạc bộ sĩ quan Nam Việt nam, nơi mà ông Conein đã đến và đem theo 42,000 đô la, tiền của Tòa Đại sứ, để phát cho các gia đình sĩ quan, nếu cuộc đảo chánh thất bại.
“Một vị tu sĩ công giáo khổ hạnh, người được TT Kennedy giúp đỡ, biểu dương như vị thánh chống cộng sản, được chôn trong một nấm mồ không ghi dấu,...nằm trong nghĩa trang gần ngay Toà Đại sứ. (nghĩa trang Mạc đĩnh Chi)”
Các bức điện của CIA
Đề nghị của các tướng làm đảo chánh như sau: “ Nếu TT Diệm từ chức liền, họ sẽ bảo đảm cho sự an toàn của ông ta và sẽ để ông Diệm và ông Nhu ra đi yên ổn. Nếu TT Diệm từ chối thì Dinh Độc lập sẽ bị tấn công.
Nhận 3 giờ 40 sáng:
“ Ông Conein báo cáo là các tướng làm đảo chánh  quyết định không thảo luận với TT Diệm, dù ông ta nói thuận hay không thuận cũng thế.”
Nhận 3giờ 55 sáng:
“ Cuộc nổ súng xẩy ra chung quanh Tòa Đại sứ. Rõ ràng có sự đọ súng qua lại, giữa phiá Tổng thống Việt nam Cộng hòa Ngô đình Diệm có phi cơ và tàu chiến ở trên sông.”
Nhận 4 giờ 11 sáng:
“ Ông Conein báo cáo là tướng Big Minh gọi điện thoại cho TT Diệm. Minh  bày tỏ với ông Nhu rằng TT và ông Nhu không từ chức, trao quyền lại cho lực lượng đảo chánh trong vòng 5 phút, Dinh Độc lập sẽ chịu đựng một cuộc không tập nặng nề.”
Bức điện cuối ông Bundy đưa  đến phòng ngủ TT Kennedy là bản văn cuộc điện đàm lúc 4giờ 30 chiều giờ  Saigon, giữa TT Diệm và ông Lodge (như đoạn viết của Phụng Hồng chứng minh ở phần trên) tại Toà Đại sứ Mỹ.
“Một số đơn vị nổi loạn và tôi muốn biết thái độ cuả Hoa kỳ như thế nào?”Ông Lodge trả lời : “ Tôi nắm không đủ tin tức để nói với ông (bài lờ). Tôi vừa nghe tiếng súng nổ. Nhưng tôi không biết tất cả sự việc. Ở Washington  lúc 4 giờ 30 sáng cũng vậy, chính phủ Mỹ không có khả năng có liền  nhận xét.”
Dưới đây là minh chứng về câu trả lời không thật thà của ông Lodge. Tài liệu lưu trong thư viện Tổng thống Gerald Ford:
“Hồ sơ này ghi lại buổi nói chuyện cuối cùng của Tổng thống Diệm bằng điện thoại với Đại sứ Henry Cabot Lodge. Ông Diệm hỏi rằng thái độ của Hoa kỳ thế nào về âm mưu đảo chánh và ông Lodge trả lời thiếu trung thực rằng tôi thấy không đủ tin tức để nói về lập trường của Hoa Kỳ hiện nay.”
 DOCUMENT 23
Department of State, John M. Dunn, Memorandum for the Record, November 1, 1963
SOURCE: Gerald R. Ford Library: Gerald R. Ford Papers: National Security Adviser's Files: NSC Convenience File, box 6, folder: Henry Cabot Lodge, inc. Diem (2)
This document records President Ngo Dinh Diem's last conversation on the telephone with Ambassador Henry Cabot Lodge. Diem asks what is the attitude of the United States toward the coup plot and Lodge replies, disingenuously, that he does not feel well-enough informed to say what the U.S. position actually.
Ông Diệm đáp: “Tôi cố gắng làm hết bổn phận tôi.”
Ông Lodge nói: “Như là tôi trình bày với ông sáng nay, tôi ngưỡng mộ lòng can đảm của ông và những đóng góp lớn lao cho đất nước ông. Nêu tôi có thể làm bất cứ điều gì để giữ an toàn cho bản thân ông, ông làm ơn gọi điện thoại cho tôi.
Câu trả lời đầu tiên, chính thức của Hoa Kỳ cho cơ quan thông tấn AP để báo cáo về cuộc đảo chánh chỉ có một câu đơn giản. Câu này đã được TT Kennedy chấp thuận và được đưa cho ký giả bởi phát ngôn viên từ  bộ Ngoại giao : “ Tôi có thể khẳng định rằng chính phủ Mỹ không dính dáng gì đến cuộc đảo chánh bằng bất cứ cách nào.”
Câu trên minh chứng cố TT Kennedy ném đá dấu tay.
TT Kennedy chấp thuận việc hướng dẫn đầu tiên cho đại sứ Lodge, được gửi đi hôm thứ bảy, buổi chiều giờ Washington: “Nếu cuộc đảo chánh thành công, sự chấp thuận và hiểu biết mục đích của nó sẽ là sự gia tăng lớn, nếu các tướng làm đảo chánh và những người cộng tác phía dân sự bày tỏ mạnh mẽ, công khai, kết luận được báo cáo về một trong những tin tức của họ được truyền đi, nói rằng ông Nhu đã mặc cả với cộng sản để phản bội sự nghiệp chống cộng. Lập luận này có giá trị cao, nên được nhấn mạnh cho họ  “(Phà hơi cho nhóm tướng phản bội vu vạ cho ông Nhu).
Ông ta chờ đợi cái gì?
Vào 8 g tối ngày 2-11-1963, giờ Saigon, tức 7 giờ sáng Washington, ông Lodge gửi bức điện :
“Một nguồn tin đáng tin cậy đưa ra câu chuyện dưới đây, về cái chết của ông Diệm và ông Nhu. Họ bị quân đội bắt đưa vào một chiếc xe nhà binh và bị khóa kín. Nguồn tin này không biết những gì xẩy ra sau đó. Hoặc giả họ (Ông Diệm và ông Nhu) sống hay bị giết hoặc tự tử.”
Bức điện đó đến Bách ốc 9 giờ sáng thứ bảy 2-11-1963, lúc TT Kennedy xuống tầng dưới để họp bàn về cuộc khủng hoảng. Khi Tổng thống  ngồi xuống, ông gật đầu chào mọi người. Ông Forrestal bước vào cầm bức điện của ông Lodge. Ông ta trao cho Tổng thống. Khi TT Kennedy nhìn  bức điện, ông  đứng dậy  chạy sô ra khỏi phòng, không nói một lời nào, trông mặt ông ta tái mét và run run. Những người khác nhìn  nhau. Tướng Maxwell Taylor, tham mưu trưởng liên quân, nói rằng: ‘TT chờ đợi cái gì? (ý nói điều TT mong mỏi đã đạt được sao lại buồn).
Ông Diệm và ông Nhu đã bị giết sau khi ông Diệm xin hàng Big Minh. Tướng này đưa quân đến nhà thờ ở Chợ lớn  (Việt nam gọi là nhà thờ cha Tam, nhưng tác giả viết là Don Than Church). binh sĩ đưa họ lên phía sau chiếc  thiết vận xa M113, lái đi một đoạn đường và bắn cả hai vào sau ót. Xác của họ bị đâm nhiều nhát lưỡi lê.
Một vị tu sĩ công giáo khổ hạnh, người được TT Kennedy giúp đỡ, biểu dương như vị thánh chống cộng sản, được chôn trong một nấm mồ không ghi dấu, nằm trong nghiã trang gần ngay Toà Đại sứ (nghĩa trang Mạc đĩnh Chi; ( sau 30-4-1975, Việt cộng vào chiếm Saigon, đã san bằng trên 100 nghĩa trang, mà nghiã trang Mạc đĩnh Chi là nghĩa trang bi dẹp đầu tiên. Hài cốt hai ông Ngô đình Diệm và Ngô đình Nhu được người thân di dời về đất riêng tại Bình Dương trước ngày Việt cộng chiếm Saigon. Xin đọc phần trích dẫn, bài của ông Trương phú Thứ)
Đề cao ông Lodge
Hôm thứ  tư, 6-11-1963, TT Kennedy gửi cho Đại sứ Lodge bức điện văn như sau:
(Nhận xét của TT về ông Lodge)
“Sự lãnh đạo của ông trong việc tập trung và hướng dẫn toàn chiến dịch của Hoa Kỳ ở Nam Việt nam trong những tháng trước đây là một việc tối ư quan trọng. Những hành động riêng của ông tỏ rõ chúng ta muốn cải thiện, và những điều này không đạt được nơi chính phủ của ông Diệm, chúng ta cần đương đầu và chấp nhận trong khả năng, mà lập trường của chúng ta nên thay đổi chính phủ. Vì vậy chúng ta có trách nhiệm giúp chính phủ mới, để họ làm việc hữu hiệu bằng mọi phương cách mà chúng ta có thể làm.
Rất mong ông chu toàn nhiệm vụ.
John Kennedy.
Hai mươi ngày sau đó, vào ngày 22 –11- 1963, bản thân Tổng thống Kennedy bị ám sát ở Dallas, bang Texas.
Vài dòng với quí vị Phụng Hồng, Mai tiến Tiệm, Giáo sư Toàn Phong Nguyễn xuân Vinh, Ông Hà thượng Nhân, giáo sư Tôn thất Thiện, giáo sư Nguyễn ly Châu, bác sĩ Lê văn Sắc, quí ông Tôn thất Đính, Phan đức Minh, Vũ quang Ninh, giáo sư  tiến sĩ sử học Hoàng ngọc Thành và bà Thân thị Nhân Đức, quí ông Trần gia Phụng,  Đinh quang Anh Thái, bà Dương thu Hương, Ông Nguyễn chí Thiện, Ông Lâm lễ Trinh và cố Đại tướng Cao văn Viên, quí ông Ngô thế Linh, Trương phú Thứ,  Trần khắc Kính, Lê Dân, Trần bình Nam và gần đây Giáo sư Sử Học Phạm văn Lưu
 (trong bài viết nhan đề : Quan điểm của ông Ngô đình Nhu về hiểm họa xâm lăng của Trung Cộng, sau khi  ông Lưu đọc tác phầm Chính để Việt Nam của Ông Ngô đình Nhu. Bài viết dài. Xin phép Giáo sư Lưu cho tôi được đưa vào phần cuối của Bài Đôi dòng nhìn lại để độc giả chưa đọc có thể đọc và biết thêm về sự tiên đoán của một nhà chính trị đã bỏ mình vì nước : Ông Ngô đình Nhu). Vì không rõ địa chỉ để liên lạc xin phép trích đăng từng phần, hoặc toàn bài để dẫn chứng qua những bài viết của quí vị .
Mong được quí vị miễn thứ.
- Xin cám ơn ông Ngô Kỷ đã không những vui lòng cho tôi trích đăng tài liệu của ông tìm tòi trong các thư viện Mỹ, mà ông còn cung cấp cho tôi thêm tư  liệu, giúp tôi hoàn tất bài viết này.
- Xin cám ơn anh Nguyễn mạnh Hoàng, không những chuyển tới thêm tư liệu cho tôi, mà còn giúp tôi chỉnh sửa những phần cần thiết cho bài viết.
Xin thêm 3 bài viết, một bài của tác giả Vũ quang Ninh, một bài của  tác giả Hà thượng Nhân, một bài của giáo sư  Hoàng ngọc Thành và bà Thân thị Nhân Đức.
Bài  của tác giả Vũ quang Ninh, đăng trên website Anh duong:
Nhân kỷ niệm cuộc chính biến 01//11/1963
Tưởng nhớ Tổng Thống Ngô Đình Diệm
Câu chuyện Thời sự của Little Saigon Radio ngày 2/11/05
Vũ Quang Ninh
Nhân dịp kỷ niệm cuộc chính biến 01/11/1963 trong Câu Chuyện Thời sự hôm nay, chúng tôi xin chia sẻ một vài cảm nghĩ về Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm.
Trong vòng hai tuần lễ nay, Cộng đồng chúng ta ở nhiều nơi đã và sẽ có sinh hoạt tưởng nhớ Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm, vị Tổng Thống đầu tiên của Việt Nam bị sát hại trong điều kiện thê thảm. Với các bạn trẻ ngày nay, nhắc đến vị Tổng Thống sinh ra từ đầu thế kỷ, hiển nhiên là điều cần thiết cho ký ức lịch sử. Với Quí vị cao niên và trung niên, điều cần thiết vì phần nào tìm hiểu tại sao Đất Nước ta lại lâm vào hỗn cảnh bi thương năm 1975, cho đến nay vẫn chưa dứt.
Vào thập niên 50, cục diện thế giới gặp hai trào lưu trái ngược. Một đàng là phong trào giải thực của các nước bị thực dân Âu châu cai trị, đàng kia là phong trào cộng sản quốc tế muốn tranh thủ các nước đang giành lại độc lập từ tay thực dân. Việt Nam chúng ta gặp cả hai phong trào đó. Nỗ lực đấu tranh giành độc lập của Việt Nam đụng phải thái độ ngoan cố mà bất nhất của Pháp. Ngoan cố vì không muốn Việt Nam thực sự độc lập như họ cam kết năm 1948, bất nhất vì họ còn muốn duy trì chế độ thuộc địa đằng sau khẩu hiệu tự do, chống làn sóng đỏ. Một người muốn phá vỡ cái thế lưỡng nan đó chính là chí sĩ Ngô Đình Diệm.
Ông quyết tranh đấu để chấm dứt chế độ thực dân và đem lại cho dân ta quyền xây dựng nền móng của một quốc gia độc lập chưa từng có kể từ năm 1884, khi Pháp cưỡng bách nhà Nguyễn ký Hiệp ước Giáp Thân. Đồng thời, ông hiểu rõ nguy cơ cộng sản vô thần và chuyên chính, tàn bạo nên ra sức củng cố nền móng non yếu của chế độ Cộng hòa trên một Đất Nước chỉ biết chế độ quân chủ và phong kiến từ hơn ngàn năm. Và ông phải làm điều đó khi miền Nam đột ngột tiếp nhận làn sóng đồng bào di cư từ miền Bắc, so ra thì bằng hơn 12% dân số miền Nam lúc đó.
Vì vậy, ta không ngạc nhiên khi thấy Pháp và tay chân còn lại của họ tìm mọi cách gây bất ổn cho buổi giao thời ở Việt Nam. Bên kia, Cộng sản Hà Nội bắt đầu mở ra chiến tranh phá hoại để cản trở việc xây dựng một miền Nam tự do. Chí sĩ Ngô Đình Diệm còn gặp trở ngại nữa, là một số đảng phái lại đòi ông kiến thiết xứ sở theo ý kiến mà chính họ chưa thống nhất với nhau, và đã tranh giành chức vị, nhưng vẫn muốn ông phải nghe theo. Mặc dù vậy, ông Diệm được dân bầu lên làm Tổng Thống và cơ chế dân chủ non yếu thời đó vẫn lập ra được bản Hiến pháp thật tiến bộ.
Miền Nam mạnh dần làm Hà Nội lo ngại và họ mở chiến dịch Đồng Khởi năm 1960, để cơ sở khỏi bị tiêu diệt. Những gì ta biết được về Hà Nội sau năm 75 đã minh chứng cho sự thật đó. Cho nên, ngày nay nếu phê phán ông Diệm thì cần xét toàn bộ hòan cảnh của bản thân ông và của nước ta trong bối cảnh Á Châu khi đó các lân bang lúc đó còn chưa có dân chủ, từ Nam Hàn, Đài Loan tới Thái Lan, Nam Dương hay Phi Luật Tân, Miến Điện.
Cuối thế kỷ này, là 30 năm sau, ta mới nói tới làn sóng dân chủ Á Châu, chứ lúc đó, không xứ nào lên án Việt Nam là độc tài, dù là sau chiến tranh Cao Ly, nước ta mới ở tuyến đầu, để hứng chịu mũi dùi xâm lược của cộng sản quốc tế.
Người ta cứ nói về nạn độc tài, gia đình trị và cả tội đàn áp tôn giáo của Tổng Thống Diệm. Giờ này, nhiều tài liệu lịch sử được giải mật cho thấy chế độ Ngô Đình Diệm có thể phạm lầm lỗi, chứ không hề chủ đích triệt hạ hoặc kỳ thị tôn giáo. Đại sứ của ta tại Liên Hiệp Quốc thời đó là giáo sư Bửu Hội, vốn thuộc gia đình Phật giáo có uy tín, từng trưng bày sự thật đó tại Liên Hiệp Quốc với thống kê cho thấy viên chức công quyền xứ ta đa số là Phật giáo và không bị kỳ thị. Phái đoàn điều tra Liên Hiệp Quốc gửi qua hồi tháng 10 năm 1963 cũng xác nhận rằng: không có đàn áp tôn giáo tại Việt Nam.
Bao chứng liệu lịch sử Mỹ được mở ra gần đây cho thấy ông Kennedy tính việc tái tranh cử, nên thổi phồng và ngụy tạo sự kiện để cột ông Diệm vào tội độc tài và đàn áp Phật giáo, hầu lật ông để thực hiện mưu tính riêng tư. Ông Diệm không nhượng bộ và một số người tuân theo Mỹ đã thi hành điều Kennedy dự tính, là đảo chánh và sát hại ông Diệm và bào đệ. Ông Kennedy chết sau đó ba tuần nên Tổng Thống Johnson mới lãnh di sản: chiến cuộc xứ ta bị đảo chánh liên miên, xã hội đảo điên, dân tâm ly tán, chiến tranh càng tăng, mầm thất bại càng rõ, dù bao thế hệ Chiến Sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa cố hy sinh chống đỡ.
Chúng ta ngày nay có tự do và thông tin, có  nhiều tài liệu về Việt Nam đã được giải mật. Vì thế xin cố gắng gạt bỏ những thành kiến, những thiên kiến, những tin đồn ác ý xuyên tạc còn tồn tại để chúng ta khách quan nhìn lại trang sử u tối đó mà thương tiếc một vị lãnh đạo quốc gia đã thực sự hy sinh cho dân tộc và làm ta không xấu hổ vì chữ “quốc gia”.
Và tiếc thương Tổng Thống Ngô Đình Diệm, chúng ta cũng xót thương bao xương máu đã bị hao phí trước và sau đó mà chưa xây dựng nổi một quốc gia đúng nghĩa.
Xin hãy công bình với lịch sử, xin hãy trả lại vị trí đúng cho các nhân vật đã tạo nên lịch sử.
“Tổng thống Diệm là người rất kiệm ước. Ăn thì chỉ ăn rau, ăn cá kho,những thức ăn mà người dân trung bình vẫn thường ăn. Thuốc lá thì hút thứ rẻ tiền. Chỗ ở của Tổng thống không có gì xa hoa lộng lẫy hết”
Bài của tác giả Hà thượng Nhân, tựa đề :  
NHỚ LẠI NHỮNG ĐIỀU KHÓ QUÊN.
Năm 1956, trong một tiệc rượu gia đình, luật sư Lê ngọc Chấn, nguyên là Bộ trưởng Quốc phòng hỏi tôi : “Chú phục ông Ngô đình Diệm. Vậy theo chú, ông Diêm giỏi ở chỗ nào?” (Tôi với ông Chấn là anh em bạn rể). Tôi cười hỏi lại: “Giỏi là như thế nào?” Rồi thêm “người lãnh đạo cần phải có uy tín. Cụ cố Ngô đình Khả, được mọi người truyền tụng là : “Đầy vua không Khả”. Vậy thì về dòng dõi, TT Diệm có một người cha cương cường, có khí tiết. Ngoài 30 tuổi đã làm đến Thượng thư Bộ Lại. Suốt triều đình đã có ai, ở tuổi ấy, có một địa vị lớn như vậy chưa?
 Vậy mà chỉ làm việc trong một thời gian ngắn, khi thấy kế hoạch của mình không thực hiện được, ông đã khảng khái từ chức. Đã mấy ai làm được như vậy? Từ quan rồi về nhà âm thầm hoạt động chính trị. Ông nhiều lần từ chối khi Cựu Hoàng mời ra thành lập chính phủ. Như thế  có phải là người có chí hướng không?   Đến khi đất nước chia đôi, nạn sứ quân hoành hành, ông đứng ra nhận một trách nhiệm cực kỳ khó khăn. Và ông đã hoàn thành, đã ổn định được miền Nam, đã thống nhất được quân đội, đã dẹp được Bình Xuyên, đóng cửa Đại Thế Giới, như thế không phải là cái công lớn sao? Đất nước từ  bấy giờ mới thực sự có  thể thống. Thế là giỏi đấy.
Luật sư Chấn bảo: “Ông Diệm làm được như thế vì có Mỹ yểm trợ, vì thời cơ thuận tiện”. Tôi trả lời: “Không có ai đơn độc mà làm được  việc hết., De Gaulle cũng dựa vào Anh, Mỹ. Nhưng dựa vào Anh , Mỹ không phải  là làm tay sai cho Anh, Mỹ. De Gaulle vẫn là anh hùng của nước Pháp. Có thời cơ là một chuyện, nhưng biết nắm lấy thời cơ là một chuyện khác. Ngoài cái vốn kiến thức, cái tài biết dùng người, người lãnh đạo còn cần, và cần hơn hết là cái tâm, cái tâm hết sức thành với đại nghĩa, đối với dân,  đối với nước. Tổng thống Diệm  có thể có những khuyết điểm, nhưng cái tâm vì nước vì dân của ông tôi cho là lớn: Tôi đọc thêm câu thơ trong Đoạn trường tân thanh của Nguyễn Du: Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài.
Cái uy của người lãnh đạo.
Có một số người thường chê Tổng thống Diệm quan liêu, phong kíến. Và họ kể ra làm ví dụ việc một vị Bộ trưởng đi giật lùi làm vỡ cái lọ thống cổ. Nếu như sự việc đó là có thật thì tôi nghĩ không phải Tổng thống Diệm quan liêu, mà là vị Bộ trưởng kia phải nịnh bợ,  “lấy điểm” đến như vậy.
Ai làm Tổng thống lại chẳng có quyền lớn. Ông Nguyễn văn Thiệu cũng vậy chứ. Và cũng chẳng thíếu gì kẻ tìm mọi cách nịnh  bợ ông Thiệu để chiếm địa vị. Nhưng tôi dám chắc, chưa một kẻ nào, dù nịnh giỏi đến đâu, lại dám trơ trẽn đi giật lùi để lấy lòng ông Thiệu. Ông Thiệu chưa đủ cái uy ấy. Ông ấy không có dĩ vãng.  Ông chỉ đoạt được chức Tổng thống nhờ thời cơ run rủi. Chẳng ai coi ông là nhà lãnh đạo cả. Và bởi thế, trong thâm tâm, không ai “nể” ông và “sợ” ông thực sự.
Tôi nhớ khi đắc cử  Tổng thống lần đầu, tôi và anh Phan lạc Phúc đại diện báo Tiền tuyến đã làm một cuộc phỏng vấn ông Thiệu. Suốt buổi chỉ có tôi hỏi. Tôi hỏi 3 câu:
Thưa TT, ngày trước, thuở thiếu thời, có bao giờ Tổng thống nuôi cái mộng làm nguyên thủ quốc gia không”?
Ông Thiệu cười lớn xua tay:
-Không,! không! không bao giờ.
Tôi cũng cười và nói thêm: “Kể cũng lạ. Một anh kép hát, một ký giả tầm thường như tôi chẳng hạn, từ khi mới khôn lớn đã nghĩ rằng ta chắc chắn sẽ làm báo. Thế mà làm người đứng đầu nước, Tổng thống lại không hề có cái chí  ấy.
2- Tổng thống có chống cộng không?
Ông Thiệu trả lời vội vã:
-        Có chứ! Có chứ !
-        Thưa vì sao mà chống?
-        Vì chúng nó độc tài tàn ác quá mà.
-        Tổng thống có nghiên cứu chủ nghĩa cộng sản không?
-        Có.
-        Thế thưa Tổng thống, trong chủ nghĩa cộng sản, điểm nào là điểm sai nhất?
-        Ông Thiệu gạt đi:
-        Chuyện này dài lắm, nói một lúc không hết được.
-        3- Thưa TT, TT có hay đọc sách không?
-        - Có chứ.
-        TT đọc sách tiếng Việt hay sách ngoại quốc?
-        Cả hai.
-        Sách tiếng Việt TT thích đọc là sách nào?
-        Đọc nhiều quá, không nhớ hết.
-        Tổng thống thích đọc tác giả nào nhất?
-        Cái đó cũng tùy.
-        Tác giả ngoại quốc mà Tổng thống thích đọc là ai?
-        Bấy giờ đang chiếu phim  “Thằng Gù Đền Đức Bà của Victor Hugo.
-        Ông Thiệu liền nói :”Victor Hugo”
-        Vì sao TT thích Victor Hugo?
-        Hay, hay lắm.
-        Khi ra về, đại tá Lâm, vị sĩ quan thân cận của ông Thiệu đi theo tôi và nói : “Sao anh lại làm khó Tổng thống thế?”
-        Tôi tự hỏi rằng: Liệu đối diện với tổng thống Diệm tôi có đặt những câu hỏi như thế không? Chắc chắn là không. Vì hỏi như thế, tôi sẽ tự cho mình là hỗn hào.  Nhưng với ông Thiệu thì không. Cùng là Tổng thống, tôi đố ai dám nói là cùng kính trọng ông Thiệu và ông Diệm như nhau.
-       Chủ quyền quốc gia.
-        Năm 1960, tôi là giám đốc Nha Vô Tuyến Truyền Thanh kiêm đài Saigon. Cố vấn Mỹ của tôi là ông Kibling. Ông Kibling đề nghị với tôi, dành cho ông một phòng ở Đài phát thanh để tiện liên lạc. Tôi từ chối và nói với ông Kibling “Nước Mỹ giúp chúng tôi để chống cộng sản, xây dựng tự do dân chủ. Đây là một cuộc chiến tranh ý thức hệ, một cuộc chiến tranh nặng nề chính trị. Người nào có chính nghĩa sẽ được  lòng dân. Được lòng dân là thắng. Ông đến ngồi ở đây thì có khác gì chúng tôi cung cấp cho đối phương những chứng cớ để họ tuyên truyền trong dân chúng rằng chúng tôi là tay sai của các ông, chúng tôi không chiến đấu vì quốc gia dân tộc, mà vì đồng đô la của các ông. Xin ông đừng để cho đối phương lợi dụng.”
 Ông Kibling vẫn không hiểu hay cố tình không hiểu. Tôi ngại rằng, người ta sẽ nhân cơ hội này xuyên tạc mình là người chống Mỹ. Vì vậy tôi xin yết kiến Tổng thống Diệm và trình bày vấn đề. Tổng thống  Diệm nghe xong gật gù nói : “ Phải! Phải! làm rất phải. Cố vấn đây chỉ là giúp ta phương tiện kỹ thuật, và nếu cần, ý kiến. Nước là của chúng ta. Anh nói cho người cố vấn của anh hiểu như vậy “
  Chịu nghe lời phải
Bấy giờ mỗi ngày tôi phải viết hai bài thơ trào phúng, một cho mục Đàn Ngang Cung  của báo Tự do và một cho mục Những Điều Trông Thấy của báo Ngôn Luận. Báo Ngôn Luận thì tôi chỉ cần gửi bài đến. Báo Tự Do thì tôi phải cộng tác chặt chẽ hơn. Một hôm tôi đến tòa soạn thì anh Như Phong,, Tổng thư ký bảo tôi “Ông mau giúp tên Tuyền đi. Y đang bị “táo bón”.
Mục lập trường của Tự Do, do hai người chịu trách nhiệm. Anh Mai Xuyên ( Đỗ thúc Vịnh) và anh Phạm việt Tuyền. Họ thay nhau viết. Anh Tuyền vốn thận trọng nên viết rất chậm, lần nào cũng bị nhà  in dục. Tôi lấy giấy ngồi vào cạnh bàn anh Tuyền và hỏi “ “Viết gì đây ?”Anh Tuyền nói “Tùy anh”. Viết đụng chạm một  tí  được không? 
- Được.
Tôi còn nhớ bài ấy tôi viết làm nhiều kỳ và lấy một cái tên mà nếu người không có Hán học chắc là chẳng hiểu được. “Tri Nhân Thiện Nhiệm”. Trong bài tôi kể sự tích đông tây kim cổ. Tôi có nhắc đến Quan Công, Tào Tháo và Lưu Bị. Lưu Bị nghèo, Tào Tháo giàu. Tháo đãi Quan Công rất mực hậu hĩ,  nhưng tấm lòng của Quan Công lúc nào cũng hướng về Lưu Bị.
Tôi kết luận : Sở dĩ Quan Công trung thành với Lưu Bị vì Lưu Bị lấy tấm lòng bè bạn, anh em, mà ăn ở với Quan Công.  Kẻ sĩ  không thể mua chuộc bằng tiền, bằng tước vị. Một chế độ nếu muốn tồn tại, phải được nhiều người có tư cách, kẻ sĩ cộng tác. Bằng chỉ đem tiền và chức tước ra mua chuộc thì trước sau người cộng tác cũng sẽ phản mình, vì lòng tham của con người vốn không đáy.
Bộ Thông tin trong mục điểm báo có cắt bài này để trình Tổng thống. Tôi phải nói thêm rằng ông Bộ trưởng Thông tin lúc bấy giờ không có thiện cảm với báo Tự Do, vì báo này do Phạm việt Tuyền làm chủ nhiệm, mà Phạm việt Tuyền lại là bạn thuở nhỏ, cùng quê với bác sĩ Trần kim Tuyến. Tuyền được bác sĩ Tuyến ủng hộ,mà hình như giữa ông Tuyến và ông Trần chánh Thành có sự gì đó không ăn ý nhau.
Ông Thành nghĩ rằng bài  “Tri Nhân Thiện Nhiệm”  là do Tuyền viết. Người thường được gọi vào Dinh để trò chuyện là bác sĩ Lý trung Dung. Bác sĩ  Dung thuộc phe Tự Do. Tối đó, bác sĩ  Dung đọc mục điểm báo cho Tổng thống nghe. Bác sĩ  Dung thuật lại rằng, nghe xong bài báo, Tổng thống nói: “Viết phải quá mà! Anh có biết ai viết bài đó không?
Bác sĩ Dung nói bài đó do Thiếu tá Hà thượng Nhân, trưởng phòng 5 Bộ Tổng Tham Mưu viết (chỗ này bác sĩ  Dung lầm. Trưởng phòng 5 Bộ Tổng Tham Mưu là Giám Đốc Nha Chiến Tranh Tâm Lý. Tôi chỉ là phó của Trung Tá Châu ( Giám Đốc Nha Chiến Tranh Tâm Lý) phụ trách phòng 5 mà thôi).
Tổng thống Diệm liền nhớ ra và bảo: “ Có phải là cái anh viết bài thơ trêu chọc ông Chủ tịch Trương vĩnh Lễ không? “Nguyên do khi ông Trương vĩnh Lễ đắc cử Chủ tịch Quốc hội, tôi vì bí đề tài có viết một bài thơ mừng theo thể luật Thi, đăng trong mục Đàn Ngang Cung.
Bài thơ ấy như sau:
Chắc đại văn hào chủ tiệm in.
Lại từng quản nhiệm báo Thông Tin.
Chữ Tây, tiếng Việt hay ba vạn.
Giấy trắng mực đen đẹp chín nghìn.
Những lúc diễn đàn ông đứng đọc,
Lại khi Quốc hội họ ngồi nhìn
Mới hay làm lớn nhờ âm đức
Mồ mả khen ông khéo giữ gìn.
Ông Lễ đọc xong bài thơ giận lắm, đem trình Tổng thống Diệm rằng ông không biết Hà thượng Nhân là ai, chẳng có thù oán gì với người này. Vậy mà anh ta lại bới móc cả tổ tiên tôi. Tổng thống bảo bảc sĩ Tuyến điều tra xem Hà thượng Nhân là ai. Nhờ bác sĩ Tuyến có cảm tình riêng với tôi nên việc cũng qua. Buổi tối hôm đó, vì bài báo, Tổng thống sực nhớ đến Hà thượng Nhân. Người bảo bác sĩ  Dung : “Anh này cũng khá đấy, nhưng làm thơ thì phải cho đứng đắn. Nếu anh có quen với anh ta thì bảo anh ta đừng làm thơ “tào lao” như vậy. “
Tôi kể chuyện này để thấy rằng tổng thống Diệm không cố chấp. Người chịu lắng nghe cả những lời đả kích, nếu những lời đả kích nhằm mục đích tốt.
Cần kiệm
Tổng thống Diệm là người rất kiệm ước. Ăn thì chỉ ăn rau, ăn cá kho, những thức ăn mà người dân trung bình vẫn thường ăn. Thuốc lá thì hút thứ rẻ tiền. Chỗ ở của Tổng thống không có gì xa hoa lộng lẫy hết.
Hồi đó, tôi mới xin được một cái máy lớn cho Nha Vô Tuyến. Vì thế phải dựng một cái Đài phát tuyến lớn ở Quán Tre. Cố vấn Mỹ muốn giao công việc cho một Hãng thầu Mỹ.
Tôi họp các chuyên viên lại và hỏi rằng liệu chúng ta có thể làm lấy được không? Anh em kỹ sư nói rằng nếu mình làm thì phí tổn rất ít, chỉ khoảng một phần mười số tiền Hãng thầu Mỹ ước tính. Và mình làm được. Thực ra, trong anh em kỹ sư chia ra hai nhóm ý kiến đối nghịch nhau. Một nhóm cho rằng, tiền của viện trợ Mỹ thì giao cho Mỹ làm. Có hư hỏng thì họ chịu trách nhiệm. Nếu ta nhận, phương tiện của ta không đầy đủ mà sơ xuất thì phiền lắm. Ta sẽ bị qui kết là phá hoại viện trợ. Một phe thì cương quyết làm được, phải làm để cho Mỹ thấy rằng khả năng của kỹ sư Việt nam không tồi đâu. Tôi gọi riêng nhóm này do kỹ sư  Nguyễn văn Lân cầm đầu (nguyên là giáo sư trường -đại học- kỹ thuật Phú Thọ) đến bàn lại..
Kỹ sư Lân (đã mất) và cán sự Trần công Thêu (hiện nay sang Mỹ học lại và đã là kỹ sư của một Hãng Truyền hình Mỹ) nói thẳng với tôi: “Nếu là ông giám đốc khác thì chúng tôi để Mỹ làm cho yên thân. Nhưng mà anh thì chúng tôi tin, chúng tôi làm và nhất định thành công.”  Tôi nói : “Tôi tin các anh và tôi chịu trách nhiệm chung với các anh. “. Công tác đã hoàn thành mỹ mãn.
Tôi đem trình Tổng thống. Người mừng thấy rõ và bảo: “Phải biết tiết kiệm, dù là tiền viện trợ. Về tổ chức khánh thành đi và Tổng thống sẽ đến dự.”
 Người đến dự, khen từng người và bảo Trung tá Lê như Hùng (Tham mưu biệt bộ Phủ Tổng thống) lấy ra mười ngàn để thưởng cho anh em. Mười ngàn mà chia cho mấy chục nhân viên thì chẳng lấy làm gì nhiều. Nhưng cái vui của anh em là để cho những nhà chuyên môn Hoa Kỳ thấy rằng, bằng những phương tiện hết sức nghèo nàn, những chuyên viên Việt nam vẫn có thể hoàn tất công tác một cách tốt đẹp.
(còn tiếp bài của ông Hà thượng Nhân)
(tiếp theo bài của ông Hà thượng Nhân)
Ban nhạc của Phụ nữ Liên Đới.
 Nhạc sĩ đại úy Nguyễn văn Đông (sau này lên đại tá) đến nói với tôi là phu nhân tướng Nguyễn văn Là,...nhân danh bà cố vấn Ngô đình Nhu, muốn nhờ đài tổ chức cho Hội Phụ Nữ Liên Đới một ban nhạc. Tôi nói đại úy Đông xuống gặp nhạc sĩ Vũ Thành (cũng là đại úy), chủ sự phòng Văn Nghệ. Hôm sau, Vũ Thành đem lên cho tôi xem danh sách của những ca sĩ thượng thặng trong ban nhạc của Hội Phụ Nữ Liên Đới. Tôi nắm lấy tay Thành (chúng tôi vẫn coi nhau như anh em) và bảo: “Cất đi Thành. Lờ đi. Muốn tổ chức thì họ tổ chức lấy. Đó không phải là việc của mình. “. Thành trố mắt la lên: “Sao anh cứ thích mó “dế” ngựa vậy?”Tôi bảo Thành  : “Chúng ta làm công chức, đừng làm nô bộc”. Thành lắc đầu cầm danh sách đi xuống. Tôi nhìn ra thấy Thành đang bá vai Nguyễn văn Đông vừa đi vừa lắc đầu.
Sau này tôi được biết rằng bà Ngô đình Nhu hết sức tức giận. Và tổng thống cho việc làm của tôi là phải.
Tôi nhận việc ở Đài Phát Thanh ngày 13 thứ sáu. Tôi cố tình chọn ngày mà thiên hạ gọi là  “xui” ấy. Chiều ngày  thứ bẩy., tôi đi cine ở rạp Đại Nam. Đang xem thì con tôi tới “mời bố về, Tổng thống gọi”. Tôi xoa đầu con và bảo: “Con về đi, bố về sau”. Nhưng tôi không về, hôm nay là ngày nghỉ, việc quốc gia trọng đại không đến phần tôi. Có gì thứ hai gặp cũng không muộn. Thứ hai tôi vừa đến sở thì được điện thoại từ Phủ Tổng Thống. Giọng bên kia đầu giây có vẻ gay gắt. “Ông đi đâu thì phải để địa chỉ lại. Tối qua, Tổng thống tìm ông  không thấy.” Tôi từ tốn hỏi: “Ai nói chuyện với tôi đó?”
 “ Đại úy B đây” Tôi nói ngay:  “Tôi là Thiếu tá”. Đại úy B trả lời rất xược:“ Tôi biết ông là Thiếu tá rồi”. Tôi cự lại: “ Vậy thì Đại úy hỗn, vô kỷ luật.  Đại úy phải gọi tôi bằng cấp bậc. Tôi sẽ trình lên Tổng thống phạt  Đại úy. Tổng thống là người đạo đức, không thể có một tùy viên vô lễ như Đại úy được.” Sau này tôi được kể lại (người kể là trung tá Lê công Hoàn) nguyên tùy viên của tổng thống Diệm, khi đó là trung úy hay đại úy. Tôi chỉ được quen trung tá Hoàn khi ông về làm ở Tổng cục Chiến Tranh Chính Trị) rằng chuyện đến tai Tổng thống và người đã rầy la đại úy B. Từ đó, mỗi khi gọi tôi, Đại úy B bao giờ cũng ăn nói rất lễ phép: “kính thưa Thiếu tá“.
Chuyện rất nhỏ, nhưng tôi kể lại để thấy Tổng thống Diệm không bỏ qua việc nhỏ, nếu nó phương hại đến thể thống quốc gia và quân đội.
Tiếng vọng tình thương.
Một hôm, một vị linh mục đến Đài Phát Thanh đề nghị với tôi cho chuyển mục “ Tiếng  nói công giáo “sang Tần số  A, tức là Tần số quốc gia. Tôi trả lời rằng làm như thế bắt buộc tôi phải cho tiếng nói của các tôn giáo khác cũng phải được hưởng qui chế tương tự. Điều đó không thể thực hiện được.
Ít hôm sau, tôi được giây nói của ông Nguyễn đình Thuần bảo Tổng thống đã chấp thuận cho “Tiếng nói Công Giáo” được phát thanh trên băng tần A, tức là tần số quốc gia. Tôi thưa là việc đó rất quan trọng, phải có công văn minh xác, chứ tôi không thể thi hành theo khẩu lệnh. Ông Thuần gửi văn thư tới. Vị linh mục hôm trước cũng tới. Tôi nói “Để tôi xin được diện trình Tổng thống rồi mới quyết định”. Ông Thuần gọi tôi vào, tỏ ý  bất bình, vì tôi ngoan cố, bất tuân thượng lệnh. Tôi trình bày lý do, và xin phép ông để trình thẳng Tổng thống. Ông gắt lên: “Anh muốn làm gì đó thì làm”. Ngay khi  gặp tôi, Tổng thống đã hỏi:  “Tại răng các cha làm chuyện đạo đức mà lại cấm?” Tôi thưa rằng: “Trong nước có nhiều tôn giáo khác nhau. Nếu nay lại để cho Công Giáo được đãi ngộ đặc biệt thì lòng dân sẽ bất bình, nghĩ là vì Tổng thống là Công giáo, nên quá thiên về đạo giáo của mình. Chúng tôi thiết nghĩ, đạo Chúa  là đạo của tình thương. Vậy thì  dùng mục “Tiếng Vọng Tình Thương” rồi muốn nói gì thì nói. Tổng thống ngồi lặng một lúc rồi gật đầu: “ Anh về bàn lại với các cha. Đừng quá sốt sắng về việc đạo mà xẩy ra chuyện kỳ thị tôn giáo”.
Tôi ra về, trình lại với ông Thuần. Ông Thuần ngạc nhiên hỏi: “Anh nói gì mà Tổng thống lại đổi ý như vậy?” Tôi nói: “Thưa, việc này mới nhìn thì  có vẻ tầm thường, nhưng suy nghĩ  kỹ thì  là cực kỳ nghiêm trọng. Vấn đề tôn giáo là một vấn đề vô cùng phức tạp. Rất nhiều vị tu hành đã vì quá sốt sắng với việc đạo mà làm phương hại đến uy  tín của chế độ”.
Ông Thuần tỏ ý khen ngợi tôi đã dám thẳng thắn nói lên sự thật, nói lên ý kiến đứng đắn của mình.
Tôi nghĩ  chỉ vì nhiều người muốn cho xong chuyện nên tìm cách bưng bít sự thật. Chứ Tổng thống Diệm là người lúc nào cũng muốn lắng nghe lẽ phải và sự thật.
Bọn người bưng bít sự thật là bọn phản bội. Nước mất phần lớn là vì bọn người ấy....
                                                                              x
Dưới đây là bài   của giáo sư  tiến sĩ   sử học Hoàng ngọc Thành và bà Thân thị Nhân Đức, đăng trên nhật báo THỜI BÁO, SanJose,  ngày 17-3-2002 :
MỘT GIÁO SƯ MỸ ĐÒI XÂY MỘT KỲ ĐÀI CHO TỔNG THỐNG NGÔ ĐÌNH DIỆM
Tại Thủ đô Hoa Thịnh Đốn
Cách đây vài tháng, sau khi in xong tài liệu Why the Vietnam war? President Ngo dinh Diem and the U.S. His overthrow and assassination, tức ấn bản Anh ngữ của tác phẩm Những ngày cuối cùng của Tổng thống Ngô đình Diệm, chúng tôi có gưỉ tặng một cuốn cho giáo sư  Francis X Winters, tác giả của sách The year of the Hare- Năm con thỏ rừng, vì chúng tôi có trích dẫn một số sự  kiện từ tác phẩm của ông. Sau đấy, trong một lần nói chuyện điện thoại với giáo sư  Winters, ông cứ nhắc làm sao vận động xây một kỳ đài cho Tổng thống Ngô đình Diệm tại vùng thủ đô Hoa Thịnh Đốn. Chúng tôi đã từng nghe giáo sư Tôn thất Thiện kể lại, giáo sư Winters cũng đã nêu vấn đề này với ông. Sau khi nghe giáo sư Winters nhắc đi nhắc lại nhiều lần, chúng tôi bảo ông hãy xác nhận những điều ông tuyên bố trên điện thoại với chúng tôi bằng một văn thư.
Độ hơn một tuần sau, chúng tôi nhận được bức thư của ông xác nhận đầy đủ, rõ ràng những điều ông đã nói trong điện thoại. Ông cho biết bao lâu nay ông nuôi hy vọng một ngày nào đó có thể đóng góp cho việc cố gắng xây ở một nơi nào tại vùng thủ đô Hoa Thịnh Đốn, một kỳ đài cho tổng thống Ngô đình Diệm, một trong những đồng minh quan trọng của Hoa Kỳ trong một giai đoạn khủng hoảng quốc tế trầm trọng.
Đối với ông, các giới cao cấp của chính phủ Mỹ đã đóng vai trò  quyết định trong việc làm đổ vỡ một cách thiếu suy nghĩ và bất tín mối liên minh giữa Tổng thống Kennedy và Tổng thống Diệm. Điều này làm cho xã hội Mỹ có trách nhiệm đặc biệt trong việc xây dựng một kỳ đài cho ông Diệm.
Vị giáo sư này thêm rằng, ông thừa biết có những khó khăn lớn lao trong việc thực hiện mục tiêu này và phải mất một thời gian lâu dài. Ông cam kết đóng góp cái  gì ông có thể làm được trong việc tổ chức một  cơ cấu để làm việc này. Ông cũng chắc rằng những người Mỹ gốc Việt, cũng như ông, đều hân hoan với ước mong lập kỳ đài  cho Tổng thống Diệm và đóng góp vào sự thực hiện.
Những lời tuyên bố của giáo sư  Francis X Winters và bức thư xác nhận của ông là một điều ngạc nhiên đối với chúng tôi từ lúc tị nạn tại Hoa Kỳ năm 1981. Một người Mỹ chính cống, một giáo sư về ngoại giao lại đòi lập kỳ đài cho Tổng thống Diệm tại vùng thủ đô Hoa Thịnh Đốn!
Chúng tôi xin lần lượt trình bầy những điều biết được về giáo sư Francis X Winters và tìm hiểu sơ lược tại sao ông lại đề nghị lập kỳ đài cho Tổng thống Diệm. Sách  The Year of the Hare hay Năm con thỏ rừng trình bày mối bang giao giữa chính quyền John F. Kennedy và Đệ nhất Cộng hoà dưới quyền Tổng thống Diệm tai Nam Việt Nam năm 1963. Đây là một trong số ít tài liệu về Hoa Kỳ và Nam Việt Nam, trình bày sự thật về mối bang giao này và có sự lương thiện trong việc nghiên cứu và công tâm. Tác giả Winters nêu ra rõ rằng Tổng thống Diệm quyết liệt bảo vệ chủ quyền của xứ sở, ngay cả trong việc quyết định về ngân sách bình định, dù sự đóng góp của miền Nam chỉ nhỏ bé thôi, và nhất là việc chống lại sự can thiệp của chính quyền Mỹ vào nội trị miền Nam với sự hiện diện cả 2,000 cố vấn dân sự Mỹ tại các tỉnh, đòi nắm quyền.
Tổng thống Kennedy vẫn chủ trương đảo chánh Tổng thống Diệm, dù được cảnh cáo rằng không có chính quyền nào thay thế ông Diệm mà có thể cải tiến được tình thế theo quan điểm của Hoa Kỳ lúc ấy. Ngoại trưởng Dean Rush thiếu đạo đức và Đại sứ Cabot Lodge là một loại thái  thú.
Giáo sư Winters rút ra kinh nghiệm rằng Hoa Kỳ không nên áp đặt thể chế dân chủ theo kiểu Mỹ tại các xứ  khác, nghĩa là không nên làm thực dân!
Tóm lại tác phẩm The Year of the Hare hay Năm con thỏ rừng cho thấy tác gỉa Francis X Winters là một học giả uyên thâm, sâu sắc và nhất là công tâm. Hiện ông đang là giáo sư thực thụ về môn đạo đức và Các Vấn Đề Quốc Tế tại Trường Ngoại giao của đại học Georgetown, thủ đô Hoa Thịnh Đốn. Xin trình bày sơ lược về tiểu sử ông. Năm nay (2002) 67 tuổi, ông Winters đã tốt nghiệp các văn bằng cử nhân, cao học và tiến sĩ đại học Fordham và bằng cử nhân về triết và thần học tại Woodstock College, trường mà sau này ông có làm khoa trưởng một thời gian. Ông đến dạy tại trường ngoại giao Georgetown năm 1972. Tại đại học này, ông cầm đầu Viện Đạo đức và Các Vấn Đề Quốc Tế từ năm 1973 đến 1976. Ông là thành viên của tổ chức Council on Foreign Relations từ năm 1985 và qua năm sau, ông được bầu vào International Institute for Strategic Studies, tức Viện Về Chiến Lược Học đóng tại Luân Đôn, Anh. Ngoài quyển The Year of the Hare, ông cũng là tác giả của quyển  Politics and Ethics tức Chính Trị và Đạo Đức và đồng soạn với ông Harold P. Ford quyển Ethics and Nuclear Strategy tức Đạo Đức về Chiến Lược Nguyên Tử.
Ngoài ra, giáo sư  Francis X Winters còn được mời thuyết giảng tại nhiều trường cao đẳng quốc phòng về đạo đức và an ninh quốc gia tại Hoa Kỳ và các xứ khác như Anh, Pháp, Bỉ, Hoà Lan. Ông được tham khảo ý kiến nhiều lần trên các đài truyền hình và ông viết nhiều bài về đạo đức và ngoại giao cho nhiều báo, hay tạp chí như Commentary The Wall  Street  Journal tại Hoa Kỳ; Le Monde, La Liberation tại Pháp hay Der Spiegel tại Đức.
Cuối cùng, tại sao giáo sư  Francis X Winters lại đề nghị xây một kỳ đài cho Tổng thống Diệm ngay tại vùng thủ đô Hoa Thịnh Đốn cuả Hoa Kỳ?  Có thể ông muốn xã hội Mỹ, tức dân tộc Mỹ chuộc lại phần nào lỗi lầm  xưa của chính quyền John F. Kennedy là gây vụ đảo chánh năm 1963, đưa Hoa Kỳ tham chiến và bại trận, chết 58 nghìn quân nhân và hao tiền tốn của. Trong khi ấy, Tổng thống Diệm chỉ muốn có viện trợ kinh tế và quân sự, để miền Nam Việt nam tự mình chiến đấu. Điều đáng trách nữa là chính quyền Kennedy đã gây ra vụ hạ sát Tổng  thống Diệm và ông Ngô đình Nhu, thay vì bảo vệ tính mạng của 2 ông, từng là đồng minh của Hoa Kỳ trong 9 năm và đã đóng góp đáng kể vào nền an ninh của Hoa Kỳ và thế giới tự do.
Xưa kia, thực dân Pháp đã không giết, nhưng đưa đi đầy những vị vua Việt Nam yêu nước, chống họ, như vua Hàm Nghi, Duy Tân và Thành Thái.
                                                                               x
                                                                              x x
Tôi thật xúc động khi đọc bài viết của giáo sư  Hoàng ngọc Thành và bà Thân thị Nhân Đức, nhất là khi được thấy vị giáo sư sử học Hoa Kỳ Francis X Winters ước vọng xây một Kỳ đài tưởng niệm cố Tổng thống Ngô đình Diệm tại vùng Thủ đô Hoa Thịnh Đốn. Một vị Tổng thống của nền Đệ Nhất Cộng Hòa miền Nam Việt nam, đã được cố Tổng thống Lyndon Johnson đánh giá: Là một vĩ nhân của thế kỷ 20.
Giáo sư Winters cũng đã lường trước những khó khăn lớn lao cho công việc thực hiện kỳ đài này.
Những khó khăn phải kể như : Địa điểm, đồ án, ngân khoản thực hiện, giấy phép và nhiều khó khăn khác, mà điều then chốt phải tính đến  là quan niệm của chính quyền Hoa Kỳ.
Chỉ riêng một khoản địa điểm ở vùng thủ đô Hoa Thịnh Đốn cũng là một vấn đề nan giải.
Cuối tháng  3- 2006, Chủ tịch Ủy ban về Đài Tưởng Niệm Nạn Nhân Cộng Sản, tiến sĩ Lê Edwards và các cộng sự viên đã rất vui mừng vì việc xin phép xây dựng Đài Tưởng Niệm Nạn Nhân Cộng Sản (trên toàn thế giới) đã được chấp thuận. Ông cho biết đã vượt qua 21 trong số 24 bước trong tiến trình xây dưng Đài Tưởng Niệm này.
Sai lầm của chính quyền Kennedy thuộc về đảng Dân chủ, mà năm 2006 còn nằm trong nhiệm kỳ 2 của Tổng thống Bush, đảng Cộng hoà. Hơn nữa, giấy phép xây Kỳ  Đài phải được Quốc hội chấp thuận, mà Thượng, Hạ  viện  năm 2006 Đảng Cộng hòa cũng nắm đa số. Nêu ra vấn đề này trong giai đoạn 2006 là một điều không dễ vượt qua.
Rất mong ước vọng của giáo sư  Francis X Winters, cũng như của nhiều  người Việt khác sẽ thành sự thật dù phải kéo dài nhiều năm.
Có được một Kỳ đài, nhất là Kỳ đài được dựng ở vùng Thủ đô Hoa Thịnh Đốn, để tưởng nhớ đến một vị Tổng thống anh minh, trong sạch, đạo đức, cố Tổng thống Ngô đình Diệm, một đồng minh của Hoa Kỳ, có tinh thần chống cộng mạnh mẽ, đã nằm xuống vì sự tính toán sai lầm của Tổng thống  Kennedy vào cuối năm 1963.
Tại Hoa Kỳ cũng như nhiều quốc gia trên thế giới, người Việt  hải ngoại hàng năm tổ chức lễ tưởng niệm liệt sĩ Ngô đình Diệm vào ngày 2 tháng 11.
Và, một ước vọng xa sôi của người viết, mong mỏi sẽ có một ngày chế độ cộng sản tan rã tại Việt nam - cũng tương tự như thành trì của chúng tại Liên sô -  nước Việt Nam được tự do. Ngày ấy một Đền thờ Tổng thống Ngô đình Diệm sẽ được dựng lên để hàng năm người dân miền Nam được chiêm bái, thắp nhang tưởng nhớ một vị anh hùng vì nước hy sinh.
Như phần trên đã trình bày, phần mộ của cố Tổng thống Ngô đình Diệm và ông cố vấn Ngô đình Nhu đã được người thân di dời về Lái Thiêu.
Trong thời gian qua, không chỉ ở Việt nam, mà nhiều người Việt ở nước ngoài khi về thăm quê, cũng đến viếng mộ,  thắp nhang để tỏ lòng tôn kính, tiếc thương một vị anh hùng đã hy sinh vì dân vì nước.
Để rõ hơn, mời bạn đọc xem phần trích đoạn dưới đây trong bài BỐN MƯƠI NĂM NGẬM NGÙI của ông Trương phú Thứ:
Phần mộ của TT Ngô Đình Diệm hiện ở quận Lái Thiêu, bên quốc lộ số 5, lối đi hướng về quận Hòa An (quận Dĩ An cũ). Nơi đây đã và sẽ là một địa điểm lui tới của đồng bào trong nước và những người sống ở nước ngoài.  Rải rác từ hai phía từ quận Lái Thiêu đi ra và từ hướng quận Hòa An đi tới đã có những  người sống bằng công việc chỉ dẫn đưa đường cho khách thập phương kính viếng mộ Ông Huynh Đệ, chính là phần mộ TT Ngô Đình Diệm và Ông cố vấn Ngô Đình Nhu.
Nhà cầm quyền địa phương biết chuyện nhưng cũng không có hành động hay biện pháp nào ngăn cản vì họ thừa biết rằng những gì đi ngược lại với lòng dân sẽ tự nó gây ra những hậu quả không thể nào lường trước được. Chính tôi đã nghe một cán bộ làm to có đứa con bị bệnh ngặt nghèo. Ông cán bộ này đã bế đứa con đến phần mộ  TT Diệm để xin anh linh người đã chết vì dân vì nước phù hộ.
Viết trong niềm tôn kính
Quỳnh Hương (nvn)
Bạn đọc thân mến,
Khi kết thúc bài viết, trong thời gian đọc và sửa lại, tôi nhận đuợc một số  bài  có liên quan đến đề tài này.
Vì không biết địa chỉ, tôi  xin phép các  tác giả : Ông Nguyễn Hội, bà Kim Hoa, Tiến sĩ Phạm văn Lưu, một người bạn cựu Sĩ quan Pháo binh VNCH của ông Lê châu Lộc, ông Huỳnh văn Lang, được đưa vào “Phần đọc thêm” trong bài “Đôi dòng nhìn lại” để chứng minh thêm về khả năng, đức độ của cố TT Ngô đình Diệm.
Bài viết của Tiến sĩ Phạm văn Lưu đã phổ biến trên một vài web, có thể nhiều vị đã đọc qua.
Cám ơn quí vị
Cám ơn bạn đọc.
Phần đọc thêm 1
Bài viết dưới đây của ông Nguyễn Hội và  bà Kim Hoa.
Thời nào dân Việt sướng nhất (1)
Nguyễn Hội
Lúc còn bé tôi thường được nghe các vị tiền bối nói rằng:... „ thời Đệ Nhất Cộng Hoà ai cũng được sung túc, ngủ không phải đóng cửa…“. Câu nói trên tôi hiểu được khi trưởng thành, khi đã biết nghĩ đến hưng thịnh của quốc gia, hạnh phúc của người dân.
Hôm nay ngày cuối tuần, đi lang thang ngoài phố chợt nhớ đến những ngày này trước đây 46 năm nhóm tướng lãnh đã bạo động  giết chết Tổng Thống Ngô Đình Diệm cùng người em là Ngô Đình Nhu, chấm dứt nền Đệ Nhất Cộng Hoà. Câu nói trên của các vị tiền bối lại trở về xâm chiếm tâm tư tôi… tôi quyết định ghé vào thư viện trường đại học kiếm sách đọc cho rõ vấn đề.
Là người thực tế nên tôi kiếm sách viết về nền kính tế và đời sống của người dân thời bấy giờ. Sau hơn 2 tiếng đồng hồ lục lọi tôi chỉ kiếm được 1 quyển sách về phát triển kinh tế tại Miền Nam Việt Nam từ 1955 đến 1975 do Douglas C. Dacy của đại học Austin (Texas) viết vào năm 1986.
Ở Việt Nam công nhân và người dân lao động là thành phần chiếm đa số trong xã hội nên mức sống của họ có thể là cán cân đo lường sự chăm lo cho dân của chính phủ đang cai trị quốc gia. Với mục đích đó tôi kính cùng Quí Vị quan sát những điểm sau đây:
- Lương công nhân từ 1956 đến 1974 và lương công nhân năm 2006
- Giá gạo của các năm 1956 đến 1974, cùng giá gạo của năm 2006
- chỉ số giá tiêu thụ của công nhân từ 1956-1974
- so sánh lương công nhân và chỉ số giá tiêu thụ từ 1956-1974
- Lương công nhân tính ra kg gạo
Năm 2006 được chọn để so sánh vì năm 2006 là một trong những năm phát triển mạnh nhất của Việt Nam cộng sản.
Lương Công nhân lao động
Lương của người lao động được phân biệt có nghề hay không có nghề chuyên môn. Sự chêch lệch giữa lương của người có nghề và không có nghề rõ ràng nhất vào năm 1956 với 76%:
công nhân việt nam
Lương của người lao động vào năm 2006 được tính dựa vào dữ kiện của trang báo Tuổi trẻ
Qua bài này lương tháng công nhân là 800.000đ và lương của nhân viên bảo dưỡng sửa chữa trung bình 1.350.000đ (từ 1.200.000đ - 1.500.000đ). Công nhân làm việc 6 ngày một tuần, mỗi tháng làm việc ít nhất 25 ngày, vì thế lương ngày của công nhân là 32000 = 800.000/25 và cho công nhân có tay nghề là 54000. Giá gạo cho năm 2006 được tính theo giá trung bình từ cách tỉnh miền Tây Cần Thơ, Kiên Giang, Tiền Giang, Vĩnh Long lấy từ bài của Vietbao.vn.
Chỉ số giá tiêu thụ của người lao động được tính dựa trên phát triển giá cả những sản phẩm mà giới này thường dùng và dựa trên căn bản giá của năm 1962. Chỉ số giá tiêu thụ cho năm 2006 dựa trên căn bản giá năm 1962 cần nhiều dữ kiện nên rất tiếc không thể thực hiện được trong phạm vi bài viết ngắn này.
Lương của người lao động không có nghề tăng 50% trong vòng 6 năm từ 1956 đến năm 1962 trong khi đó vật giá chỉ tăng tổng cộng 3,6% trong thời gian này. Nghĩa là đời sống của người dân tăng rất cao, ít nhất 46% trong vòng 6 năm  trời. Đặc biệt vật giá giảm hơn 4,4% vào năm 1957 và giảm gần 2% trong năm 1958 trong khi lương thợ tăng hơn 23% trong năm này.
biểu đồ phát triển
Biểu thị trên đây so sánh chỉ số lương người lao động không có nghề và chỉ số giá tiêu thụ trên tiêu chuẩn của năm 1962. Đường xanh biểu thị cho chỉ số lương thợ, đường đen cho chỉ số giá tiêu thụ. Nếu đường xanh nằm bên dưới đường đen có nghĩa là đời sống của người thợ thấp hơn năm 1962. Năm 1963 đường xanh nằm dưới đường đen, vật gía tăng cao hơn lương, đời sống nguời lao động thấp hơn năm 1962. Điều này có thể giải thích rằng, sự biến loạn trong năm 1963 đã làm vật giá tăng nhảy vọt.
Mỗi ngày người lao động làm được bao nhiêu kí gạo?
Phương pháp so sánh lương người lao động giữa các thời đại tại Việt Nam hữu hiệu nhất là so sánh đồng lương tính ra bằng sản phẩm tiêu dùng hàng ngày như phần trên chúng ta đã so sánh với những năm từ 1956 đến 1974. Để có thể so sánh với năm 2006 cụ thể và đon giản nhất chúng ta là tính ra bằng gạo. Sự so sánh này có tính cách tương đối, bởi vì người lao động và gia đình của họ tiêu thụ những sản phẩm khác ngoài gạo hàng ngày, đồng thời giá cả sản phẩm nông nghiệp giảm mạnh do cải tiến kỹ thuật trong ngành nông nghiệp :
Mặc dù báo chí trong nước cũng như một số các báo chí Tây phương khen ngợi sự phát triển kinh tế gần đây của Việt Nam và mặc dù bỏ qua sự kiện giảm giá của sản phẩm nông nghiệp,  nhưng theo bảng tính trên, người lao động Việt Nam có lương cao nhất trong những năm thời Đệ Nhất Cộng Hoà, trước đây nửa thế kỷ, và thấp nhất trong năm 2006 trong thời XHCN.
Lương của người lao động trong năm 2006 tính ra được 5,1 kg gạo một ngày trong khi năm 1960 họ làm được 18,1 kg.
Thế giới mỗi ngày mỗi phát triển, đời sống con người mãi cải thiện, thăng tiến. Tại sao đời sống người dân Việt Nam mãi đi thoái lui?
Nguyễn Hội
01.11.2009
để tưởng niệm cố TT Ngô Đình Diệm
Những câu nói cuối đời của ông Diệm đáng cho mọi người suy ngẫm.
« Tôi là Tổng Tư Lệnh quân đội. Tôi lại ra lệnh cho quân đội đánh quân đội à ? Tôi còn mặt mũi thấy quân đội nữa không ? Có chi thì ngồi giải quyết, chứ quân đội là để chống Cộng, sao lại đem đánh nhau ? »
TT Ngô Đình Diệm mắng ông Cao Xuân Vỹ lúc 16 :30 ngày 1/11/1963
« Bảo Duệ đừng nóng, Lữ đoàn chỉ cần bảo vệ thành Cộng Hoà và Dinh Gia Long, cố gắng tránh đừng để anh em binh sĩ phải đổ máu. Đánh vào Bộ Tổng Tham Mưu sẽ đổ vỡ sự thống nhất quân đội, mất tiềm năng chống cộng. Để Tổng Thống thu xếp với các Tướng lãnh. »
TT Ngô Đình Diệm chỉ thị cho TT Duệ qua Đại Úy Đỗ Thọ ngày 1/11/1963
Chú thích 1-
Xin phép thêm với ông Nguyễn Hội:
Thời Để nhất cộng hòa, lương thấp nhất là công nhân vệ sinh đường phố, làm 6 ngày 1 tuần, một tháng lãnh 1.200 đồng.
Lương công chức công nhật thấp nhất 2.100 đồng một tháng. Làm việc 5 ngày rưỡi. ( thứ bẩy làm nửa ngày)
Lương Công nhân vệ sinh thời Đệ Nhất Cộng Hoà mua được 4 tạ gạo
Luơng công chức thấtp nhất thời Đệ Nhất Cộng Hoà mua được 7 tạ gạo
Giá gạo thời Đệ nhất cộng hòa 300 đồng 1 tạ. Giá vàng 280 đồng 1 chỉ.
Hiện nay năm 2009 tại Việt Nam cộng sản, lương giáo viên Cấp 2( trung học đệ nhất cấp xưa), 2 triệu 2 một tháng. Gạo loại thường 1 triệu đồng 1 tạ.  Gạo ngon 1 triệu 8 một tạ. Vàng có ngày lên 2 triệu 4 một chỉ.
Lương giáo viên cấp 2 thời cộng sản hiện nay 2009 mua đuợc 2 tạ gạo loại thường.
Bài viết của bà Kim Hoa :
Tôi viếng mộ cố Tổng thống Ngô đình Diệm
lịch sử việt nam
Tác giả Kim Hoa
Đọc trên X Café VN bài “Một nén hương cho Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm”. Tôi biết được mộ Ông TT hiện đang nằm trong Nghĩa Trang Lái Thiêu, thuộc Tỉnh Bình Dương.
Ngay ngày Giỗ 45 năm của Ông tôi đã lên kế hoạch phải đến thắp nhang cho Ông trong ngày Giỗ, nhưng rồi tôi không thực hiện được, mãi đến tối hôm qua nghe ông xã nói:
- Mai rảnh không ? Đi Lái Thiêu …
Tôi gật đầu ngay, ông xã biết chắc là không nói ra, nhưng tôi nôn nao có ngày này lắm, ngày anh ấy rãnh rỗi để chở tôi đi viếng mộ Ông TT.
Mười ngày chờ đợi để thực hiện tâm nguyện, sáng nay 12-11-2008, vợ chồng tôi đi honda đến viếng Mộ TT.
Cũng chỉ là địa chỉ Nghĩa Trang Lái Thiêu, Hóa An, Bình Dương, không rỏ ràng lắm, khi người đi đường lại nói Lái Thiêu có nhiều nghĩa trang. Chúng tôi cứ đi đại đến nghĩa trang lớn nhất của Lái Thiêu.
Từ Sài Gòn đi Quốc lộ 13 đến ngã tư Cầu Ông Bố chúng tôi rẽ phải, vào khoảng gần 3km cũng bên tay phải, có một cổng nghĩa trang rất lớn, chúng tôi rẽ vào, có một quán cóc trong nghĩa trang, nhưng chúng tôi không dừng lại, vì thấy bên trong có số người thợ đang xây mộ, bèn ghé hỏi thăm:
- Anh ơi! Anh làm ơn cho biết mộ của Ông Diệm nằm ở đâu anh ?
- Anh chị theo con đường này sẽ thấy cái quán, hỏi quán ấy họ chỉ cho, có người dẫn đến tận nơi luôn.
Mừng thầm trong bụng “hỏi thăm dể quá”, chúng tôi đến quán người ta vừa chỉ. Ông xã ra dấu cho tôi im lặng, anh đến hàng nhang lựa gói nhang lớn nhất, mua thêm cái hộp quẹt, trong khi chờ cô bán hàng thối tiền anh hỏi:
- Cô cho tôi hỏi thăm, mộ Ông Diệm nằm chổ nào cô có biết, chỉ giùm chúng tôi.
Cô gái trả lời ngay.
- Biết, con dẫn cô chú đi, cô chú có bà con gì không ?
- Không, chúng tôi muốn thăm và thắp nhang cho Ông ấy thôi.
- Cách đây vài ba ngày, có người báo cho chúng con là sẽ có người nước ngoài về thăm mộ Ông ấy, chúng con chờ hoài mà chưa thấy ai.
Thế rồi cô ấy nhanh nhẩu lấy honda đi trước, đưa chúng tôi ra lại đường chính, đi thêm hơn 100m cô dừng lại nơi những ngôi mộ nằm sát bên đường, dựng xe trên thềm  đường, cô dẫn vào qua 2 dảy mộ (khoảng 6,7m), cô chỉ “đây là mộ ông Cẩn, mộ Ông Diệm ở bên kia”. Cùng một dãy, cách nhau khoảng hơn 10m, chúng tôi dừng lại Mộ Ông TT bên phải, mộ bà Cố nằm chính giữa, bên trái là mộ ông Nhu.
Còn đang bồi hồi xúc động thì thấy 5,6 người bao quanh chúng tôi. Nhìn họ, tôi nhớ lại những lần đi thăm mộ của ông bà Nội chồng chôn ở nghĩa trang Gò Dưa…
Chúng tôi đốt nhang, vái lạy bà Cố, Ông TT, ông Nhu, tôi dành một ít thắp cho ông Cẩn và bà Xơ tên Isave Trương thị Ba là nữ tu của Dòng Vinh Sơn mà ở đó người ta nói: “Những năm trước chỉ có bà Xơ này đến thắp nhang cho những ngôi Mộ này thôi, giờ bà Xơ ấy đã mất rồi, được chôn ở gần đây”.
Thấy họ vẫn ngồi tại đó như chờ chúng tôi điều gì, tôi nói:
- Đây là mộ của Ông TT ngày xưa của mình, tôi đọc báo thấy họ nói ở đây, nên tìm đến thăm Mộ Ông
Họ nói:
- Chúng tôi ở đây luôn chăm sóc cho phần Mộ của gia đình Ông, cô có tiền đưa chúng tôi để chúng tôi lo cho mộ phần họ.
- Chúng tôi chỉ là người biết tin rồi đi thăm thôi, chúng tôi không là người nhà. Tôi cũng chẳng có tiền, gửi các anh tiền uống cà phê cho vui nhe.
Họ cầm 100 ngàn như không vừa ý, bảo tôi đưa thêm 100 nữa. Họ kể là họ đã chà rửa sạch sẽ những ngôi mộ này như thế nào, có người đặt họ ghi rỏ tên Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu trên bia mộ, nhưng họ bị công an Bình Dương gọi lên, bắt xóa hết, chỉ ghi chữ Huynh, chữ Đệ thôi …mộ Ông TT lại bị sứt bể họ phải tô sửa lại …
Tôi lắc đầu, mĩm cười: “Tôi không có tiền, thế nào cũng có người nước ngoài họ về, họ sẽ gởi lại tiền cho các anh”.
Hai chúng tôi đọc kinh, cầu nguyện. Xin Ông TT thương phù hộ, giúp Đất Nước Việt Nam sớm thoát cảnh lầm than, khổ cực …
Tôi thì thầm với Ông TT nhiều điều, thấy họ từ từ bỏ đi hết 4,5 người gì đó. Số còn lại họ than thở:
- Tụi tui mới dọn dẹp chứ tụi nó có làm gì? cô đưa tiền cho tụi nó cũng như không.
 Chính tui lau chùi, dọn sạch cỏ hai hôm nay, cô mà lên trước ba ngày cũng không thấy đường đi đâu, cỏ bao phủ hết. Giờ cô cho tụi tui tiền đi, chính tui đắp lại chổ bể ấy, rồi sơn lại chữ mới rõ ràng đó chứ phải tụi nó đâu! Công an kêu tui lên chứ phải  nó lên đâu, tụi nó nói dốc không hà. Nhìn người đang ông đang ngồi càm ràm bên cạnh, tôi hiểu ra câu chuyện. Việt Nam mình bây giờ là thế, làm ở đâu cũng có ban bệ, vào trong nghĩa trang cũng thế, có  trên, có dưới, có cũ, có mới.
Như trong nhà chồng tôi, anh em đều là công nhân, thầu xây dựng, nhưng không làm sao xây được mộ phần Ông Bà Nội của mình, phải giao toàn bộ cho những người quản lý ở nghĩa trang làm. Nếu mình không làm theo quy định (trong im lặng) đó, thì ngày hôm nay mình xây, sáng mai sẽ thấy thành bình địa tất cả, ngoan cố thêm một hai ngày nữa, cũng trở về con số không (0) thế thôi. Trước khi chúng tôi chưa giao mộ phần cho ông chủ lớn ở đó trông coi, thì mỗi lần đến mộ đều có người hầu chuyện, kể công lao chăm sóc hằng ngày …cho đến khi chúng tôi chi tiền trà nước mới để yên. Từ ngày trả công mỗi năm 300.000$ cho 2 ngôi mộ Ông Bà, chúng tôi không còn bị kèo nài mỗi khi lên thăm mộ nữa.
Phía bên mộ Ông Cẩn, chồng tôi cũng đang lắng nghe những người dọn dẹp, và cô bé dẫn đường phàn nàn, (có anh thanh niên bị câm) họ không dám nói gì khi có mặt nhóm người trước, có lẽ họ được những người kia thuê làm, nhìn chung thì họ cũng chịu khó chăm sóc mộ của Tổng Thống mình, những ngôi mộ mà ít khi có thân nhân lui tới, tiếc rằng mình không khá giả chứ tý quà cho họ cũng là phải đạo.
Gởi cho họ và cô bé dẫn dường thêm 100 ngàn nữa chúng tôi cám ơn và mọi người vui vẻ chia tay ra về.
Tôi quay lại, cúi chào Ông TT, “Từ nay con sẽ thường quay lại thăm Ông”.
Kể lại cho mọi người biết. Nếu muốn viếng mộ TT, thì đến ngã tư cầu Ông Bố quẹo phải vào khoảng 3km thấy cổng nghĩa trang đầu tiên (đừng vào cổng), đi quá khoảng gần 300m nữa sẽ thấy quán cóc bên đường, cạnh nghĩa trang. Dừng xe, có đường mòn, đi qua vài nấm mộ là thấy mộ TT ngay, nếu đi honda dắt vào lối này gần mộ TT, dể trông chừng xe hơn.
Nhìn Mộ một Vị Tổng Thống tài ba, nổi tiếng, khắp thế giới mọi người đều ngưỡng mộ Tài, Đức của ông, mà nằm đơn sơ như thế, tên tuổi cũng không được phép ghi chép rõ ràng, tôi không sao cầm được nước mắt. Lòng tự hỏi biết đến ngày nào, người dân Việt nghĩ lại công lao của Ông, mà đặt mộ phần Ông vào một nơi xứng đáng hơn, gần gủi hơn, để mọi người yêu mến Ông được thường xuyên thăm viếng Mộ phần Ông ???
Phần đọc thêm 2
lịch sử việt nam, Ngô Đình Nhu
Quan Điểm của Ông Ngô Đình Nhu về Hiểm Họa Xâm Lăng của Trung Cộng
Bài viết của Tiến sĩ Phạm văn Lưu
Khi hay tin Tổng Thống Ngô Đình Diệm bị ám sát,...Cố Tổng Thống Tưởng Giới Thạch của Trung Hoa Dân Quốc, đã nhận xét: Người Mỹ có trách nhiệm nặng nề trong việc ám sát xấu xa này.
Trung Hoa Dân Quốc mất đi một đồng chí tâm đầu ý hợp… Tôi khâm phục ông Diệm, ông xứng đáng là một lãnh tụ lớn của Á Châu, Việt Nam có lẽ phải mất đến 100 năm nữa mới tìm được một lãnh tụ cao quí như vậy.[1].
Nhưng khi đọc xong tác phẩm Chính Đề Việt Nam của ông Ngô Đình Nhu[2], tôi nghĩ cần phải thêm vào lời nhận xét đó, Việt Nam có lẽ phải mất đến 100 năm hay nhiều hơn nữa mới tìm được một nhà lãnh đạo có viễn kiến chính trị sâu sắc như ông Nhu..
Thực vậy, đối với cá nhân người viết, sau hơn 30 năm giảng dạy và nghiên cứu về các vấn đề chính trị Việt Nam tại một số các viện đại học, các viện nghiên cứu, các bảo tàng viện và thư viện tại Việt Nam, Úc, Hoa Kỳ và Âu châu.. người viết được các đồng nghiệp và các chuyên gia quốc tế về Việt Nam đã dành cho một chút cảm tình và nễ trọng về kiến thức chuyên môn và sự khổ công đọc sách. Tuy nhiên, với tất cả sự thận trọng cần thiết của một người nghiên cứu lịch sử, người viết phải thành thật công nhận rằng, trong tất cả những sách nghiên cứu mà người viết đã có dịp đọc trong hơn 30 năm qua vì sở thích hay vì nhu cầu giảng dạy và nghiên cứu đòi buộc phải đọc bằng Việt, Pháp và Anh ngữ, chưa có một tác phẩm nào, thể hiện một sự tổng hợp bao quát và rất giá trị về các vấn đề chính trị thế giới trong hơn 200 năm qua, để rồi sau đó đưa ra những viễn kiến chính trị vô cùng sâu sắc để làm Kim Chỉ Nam Phát Triển cho Việt Nam cũng như các Quốc Gia Chậm Tiến trên thế giới, như tác phẩm này của ông Nhu. Có lẽ phải nói đây là một đóng góp quí báu vào kho tàng tư tưởng chính trị thế giới. Và giả dụ rằng, nếu có thể sống thêm 100 năm nữa để đọc sách, người viết nghĩ rằng không thể nào có được một óc tổng hợp bao quát, đứng đắn và một viễn kiến chính trị sâu sắc thần kỳ như tác giả của quyển Chinh Đề Việt Nam.
Vì tác phẩm nguyên bản bằng Pháp ngữ, và người viết tin rằng dịch giả đã rất xuất sắc trong khi chuyễn ngữ, vì ấn bản Việt ngữ đã diễn tả một cách hết sức lưu loát những khía cạnh sâu sắc và phức tạp của các vấn đề. Tuy nhiên, những người đã quen tiếp cận với lối hành văn của ông Nhu qua các diễn văn mà Ông đã soạn thảo cho Tổng Thống Diệm trong suốt 9 năm của nền Đệ Nhất Cộng Hòa,[3] chắc chắn sẽ thấy rằng cách hành văn trau chuốt, chính xác, nghiêm túc, sắc bén và chặt chẻ của ông Nhu mà bản dịch không thể nào thể hiện được.
Tuy nhiên, người viết muốn độc giả trực tiếp tiếp cận, một phần nào, với cách luận giải và trình bày độc đáo của ông Nhu về các vấn đề chính trị Việt Nam và quốc tế, nên người viết đã quyết định trích nguyên văn những phần trong Chính Đề Việt Nam liên quan đến chủ đề của bài viết này.. Và người viết sẽ hạn chế tối đa phần đưa ra những diễn giải và nhận xét riêng tư của mình.
Về nội dung tác phẩm, có lẽ phần cuốn hút được sự ngưỡng mộ nhất của người viết là, trước đây gần nữa thế kỷ, ông Nhu đã nhận xét Liên Sô sẽ tự giải thể để làm hòa với Tây Phương và Trung Cộng sẽ thất bại trong việc sử dụng chủ nghĩa Cộng Sản để phát triển kinh tế, cũng như Âu Châu sẽ tập hợp lại với nhau trong một khối thống nhất như Khối Liên Hiệp Âu Châu ngày nay. Nhưng điều hấp dẫn hơn nữa, ông Nhu đã không đưa ra những lời tiên đoán như một người thầy bói hay một chiêm tinh gia, trái lại, ông đã đưa ra những phán đoán của mình, sau khi đã phân tích và tổng hợp các dữ kiện lich sử và các biến cố chính trị thế giới, một cách khoa học, khách quan và vô tư. Chính vì vậy, người viết nghĩ rằng tập sách này sẽ có một mãnh lực vô cùng hấp dẫn đối với các nhà lãnh đạo Việt Nam và các quốc gia chậm tiến Á Phi, nếu họ thực sự mong muốn xây dựng và phát triển đất nước, theo một đường lối khoa hoc, thực tiển và hợp lý nhất.
Vì tác phẩm bao quát nhiều vấn đề lớn lao liên quan đến kinh nghiệm phát triển kinh tế của Nhật Bản, Liên sô, Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ.. và cả trường hợp của Trung Cộng nữa. Đó là những đề tài quá lớn cho bài viết này. Do đó, người viết nghĩ rằng, vấn đề thời sự nóng bỏng nhất hiện nay là vấn đề Trung Cộng xâm chiếm lãnh thổ, lãnh hải, các hải đảo Hoàng Sa & Trường Sa cùng vùng Cao Nguyên Trung Phần. Chúng ta thử tìm xem, gần 50 năm trước đây, ông Nhu đã tiên đoán hiểm họa này ra sao, đã kiểm điểm lại chinh sách ngoại giao sai lầm của chúng ta như thế nào và phương sách nào phải theo đuổi để chống lại Trung Cộng, để chúng ta có thể thấy được kiến thức uyên bác của một chính trị gia và cũng là một học giả lỗi lạc của thời đại chúng ta.
Sự Thiển Cận Của Nhà Cầm quyền Hà Nội.
Sự xâm lăng của Trung Quốc đối với Việt Nam có tính cách trường kỳ, nhưng những nhà lãnh đạo Hà Nội vì thiển cận và vì quyền lợi hẹp hòi của Đảng Cộng Sản và cũng có thể vì quyền lợi cá nhân ích kỷ của những vị lãnh đạo, đã không ý thức hiểm họa xâm lăng khiếp hải đó của Trung Quốc, họ đã xem nhẹ quyền lợi của quốc gia, dân tộc, đã liên kết với Trung Cộng và Liên Sô, đánh mất đi cơ hội ngàn năm một thuở, là khai thác những mâu thuẫn giữa hai khối Tây Phương và Liên Sô sau Thế Chiến Thứ Hai, để khôi phục độc lập và nhận viện trợ của cả hai khối để phát triển dân tộc…như Ấn Độ. Trái lại, việc cam tâm làm chư hầu cho Trung Cộng và Liên Sô đã đưa Việt Nam vào cuộc chiến tranh với Tây Phương một cách vô nghĩa và phi lý, và đã đem lai một hậu quả vô cùng khủng khiếp cho cả dân tộc, đó là sự hủy diệt toàn bộ sinh lực của quốc gia, cả về phương diện tinh thần lẫn vật chất và sinh mang của người Việt, trong suốt hơn 30 năm… Nhưng còn tệ hại hơn nữa, là sự nhận viện trợ đó từ Trung Cộng đã là tiền đề để rước họa xâm lăng từ phương Bắc vào Việt Nam ngày nay.
Từ những năm đầu của thập niên 1960, ông Nhu đã nhìn thấu suốt được hiểm họa xâm lăng truyền kiếp đó như sau:
Trong lịch sử bang giao, giữa chúng ta và Trung Hoa, các biến cố xảy ra đều do hai tâm lý đối chọi nhau. Từ năm 972, sau khi đã nhìn nhận độc lập của Việt Nam rồi, lúc nào Trung Hoa cũng nghĩ rằng đã mất một phần lãnh thổ quốc gia, và lúc nào cũng khai thác mọi cơ hội đưa đến, để thâu hồi phần đất mà Trung Hoa xem như là của họ. Bên kia, Việt Nam lúc nào cũng nỗ lực mang xương máu ra để bảo vệ nền độc lập của mình. Tất cả các sự kiện, xảy ra giữa hai quốc gia, đều do sự khác nhau của hai quan niệm trên.
Ngay năm 981, nghĩa là vừa ba năm sau khi đã nhìn nhận độc lập của Việt Nam, Tống triều thừa lúc nội chính Việt Nam có biến, vì Đinh Tiên Hoàng vừa mất, và sự kế vị không giải quyết được, gởi sang Việt Nam hai đạo quân, do đường thủy và đường bộ, để đặt lại nền thống trị của Trung Hoa.
Ý cố định của Trung Hoa là đặt lại nền thống trị và không lúc nào Trung Hoa thỏa mãn với sự thần phục và triều cống của chúng ta. Ngay những lúc mà quân đội chúng ta hùng cường nhất, và chiến thắng quân đội Trung Hoa, thì các nhà lãnh đạo của Việt Nam cũng khôn ngoan, tìm cách thỏa thuận với Trung Hoa và tự đặt mình vào chế độ thuộc quốc. Nhưng, điều mà Trung Hoa muốn không phải là Việt Nam chỉ thần phục và triều cống. Trung Hoa, suốt gần một ngàn năm lịch sử, lúc nào cũng muốn lấy lại mảnh đất mà Trung Hoa coi như bị tạm mất.
Trong 900 năm, từ năm 939 đến năm 1840, khi Tây phương tấn công vào xã hội Đông Á làm cho những mâu thuẫn, nội bộ của xã hội này, tạm ngưng hoạt động, Trung Hoa đã bảy lần toan chiếm lại nước Việt Nam. Hai lần do nhà Tống chủ trương, ba lần nhà Nguyên, một lần nhà Minh và một lần nhà Thanh. Một hành động liên tục như vậy, nhất định có nghĩa là tất cả các triều đại Trung Hoa đều theo đuổi một chính sách, đặt lại nền thống trị trên lãnh thổ Việt Nam . Chính sách này do một điều kiện địa dư và kinh tế ấn định: lưu vực sông Hồng Hà là đướng thoát ra biển thiên nhiên của các tỉnh Tây Nam của Trung Hoa, và ngược lại cũng là con đường xâm nhập cho các đạo quân chinh phục vào nội địa Trung Hoa. Đã như vậy thì, ngay bây giờ, ý định của Trung Cộng vẫn là muốn thôn tính, nếu không phải hết nước Việt Nam, thì ít ra cũng Bắc phần. Cũng chỉ vì lý do này mà, năm 1883, Lý Hồng Chương, thừa lúc Tự Đức cầu viện để chống Pháp, đã, thay vì gởi quân sang giúp một nước cùng một văn hóa để chống ngoại xâm, và thay vì cứu viện một thuộc quốc mà Trung Hoa đáng lý ra có nhiệm vụ bảo vệ, lại thương thuyết một kế hoạch chia cắt Việt Nam với Pháp, Trung Hoa dành cho mình các phần đất gồm các vùng bao bọc lưu vực sông Hồng Hà để lấy đường ra biển. Và ngay Chính phủ Tưởng Giới Thạch năm 1945, dành phần giải giới quân đội Nhật Bản từ vĩ tuyến 16 trở lên phía Bắc[4], cũng vì lý do trên.
Xem thế đủ biết rằng, đối với dân tộc chúng ta họa xâm lăng là một mối đe dọa thường xuyên. (tr. 166)
Do đó, Trung Hoa của Mao Trạch Đông, cũng như Trung Hoa của các triều đại Nguyên, Tống, Minh, Thanh là một đe dọa truyền kiếp.
Sùng Bái Chủ Nghĩa Cộng Sản là một Sai Lầm Nghiêm Trọng
Trong khi Liên Sô và Trung Cộng xem chủ nghĩa Cộng Sản như là phương tiện tranh đấu để qui tụ các nước nhược tiểu Á Phi vào đồng minh với họ, chống lại sự bao vây của Tây Phương nhằm giúp họ phát triển kinh tế của đất nước họ, thì Cộng Sản Việt Nam sùng bái chủ nghĩa Cộng Sản như là một chân lý để cải tạo xã hội và xây dựng đất nước. Chính vì sự thiếu sáng suốt của nhà cầm quyến Hà Nội đã khiến Việt Nam phải bị chia cắt làm 2 miền vào năm 1954, mất đi cơ hội ngàn năm một thuở, để xây dựng đất nước và củng cố độc lập để chống ngoại xâm.
Ông Nhu đã luận giải nan đề đó như sau:
Nhưng chúng ta cũng còn nhớ rằng Nga Sô sở dĩ liên kết với các thuộc địa của Tây phương là bởi vì Nga Sô cần có đồng minh trong công cuộc chiến đấu trường kỳ và vĩ đại với Tây phương, mà mục đích trước hết và trên hết, là phát triển dân tộc Nga. Tính cách thiêng liêng giữa các đồng chí của lý tưởng cách mạng xã hội thế giới chỉ là một tín hiệu tập hợp qui tụ kẻ thù của Tây phương vào một mặt trận phục vụ một chiến lược tranh đấu của dân tộc Nga. Ngày nay, mục đích phát triển của Nga đã đạt. Sự thay thế các giá trị tiêu chuẩn chiến lược và giai đoạn của Nga Sô bằng những giá trị tiêu chuẩn, di sản của văn minh nhân loại, như chúng ta đã thấy trong một đoạn trên, là một bằng cớ hùng biện nhất, soi sáng lập trường của Nga. Trung Cộng tố cáo Nga phản bội chủ nghĩa Các-Mác Lê-Nin vì những sự kiện trên. Trung Cộng lại muốn thay thế Nga, nhân danh chủ nghĩa Các-Mác Lê Nin hô hào qui tụ các nước kém mở mang, để phục vụ công cuộc phát triển cho dân tộc Trung Hoa. Ngày nào mục đích phát triển đã đạt, thì cuộc đồng minh mới này do Trung Cộng đề xướng cũng không còn hiệu lực đối với Trung Cộng, cũng như cuộc đồng minh trước đây do Nga đề xướng, ngày nay, không còn hiệu lực đối với Nga. Và mục đích cuối cùng của cuộc tranh đấu vẫn là mục đích dân tộc.
Nhiều nhà lãnh đạo Á Đông mà quốc gia cũng đã bị Đế quốc thống trị, đã đủ sáng suốt để nhìn thấu thâm ý chiến lược của Nga Sô. Gandhi và Nehru, từ chối sự đồng minh với Cộng Sản vì lý do trên.(tr. 201)
Chúng ta chưa có một tài liệu hay một triệu chứng nào chứng tỏ rằng các nhà lãnh đạo miền Bắc hiện nay đã nhận thức các điều kiện trên. Ngược lại, các thư lại chính trị của miền Bắc còn đang ca tụng như là những chân lý những giá trị tiêu chuẩn chiến lược và giai đoạn mà Nga Sô đã bỏ. Như thế thì có lẽ dân tộc chúng ta còn phải bất hạnh mục kích các nhà lãnh đạo miền Bắc của chúng ta tôn thờ như một chân lý, một lý thuyết mà Nga Sô và Trung Cộng chỉ dùng làm một phương tiện tranh đấu và Nga Sô bắt đầu sa thải khi mục đích phát triển đã đạt.
Như thế thì, giả sử mà người Pháp có thật sự thi hành một chính sách trả thuộc địa, như người Anh, đối với Việt Nam, thì các nhà lãnh đạo miền Bắc cũng chưa chắc đã đưa chúng ta ra được ngoài vòng chi phối trực tiếp của hai khối để khai thác mâu thuẫn mà phát triển dân tộc.
Trong hoàn cảnh mà cuộc tranh chấp giữa Nga Sô và Tây phương chi phối nặng nề hành động chính trị của các quốc gia nhỏ, lập trường Cộng Sản, lệ thuộc Trung Cộng, của các nhà lãnh đạo miền Bắc, đương nhiên gây phản ứng của Tây phương và sự phân chia lãnh thổ cũng không tránh được..
Như vậy, tư cách Cộng Sản của các nhà lãnh đạo miền Bắc là một điều kiện thuận lợi giúp cho người Pháp thi hành những toan tính chính trị của họ ở Việt Nam. Và lập trường Cộng Sản lệ thuộc Nga Sô và Trung Cộng là một nguyên nhân của sự phân chia lãnh thổ Việt Nam, trong khung cảnh chính trị của thế giới, sau Đại chiến thứ hai, do sự tranh chấp giữa Nga Sô và Tây phương chi phối.
Tóm lại nguyên nhân sâu xa của sự phân chia lãnh thổ Việt Nam ngày nay là chính sách thuộc địa của Pháp và lập trường Cộng Sản lệ thuộc Nga Sô và Trung Cộng của các nhà lãnh đạo miền Bắc.
Trong thực tế, sự phân chia đã nảy mầm khi hai quốc gia Tây phương Anh và Mỹ, để dọn đường cho một giải pháp chấm dứt sự bế tắc của Pháp ở Việt Nam, nhìn nhận và bắt dầu viện trợ cho quốc gia Việt Nam. Tuy nhiên, viện trợ quân sự và kinh tế đều qua tay chính phủ Pháp. Và một phần lớn, đã được sử dụng trực tiếp hay gián tiếp trong công cuộc tái thiết nước Pháp đã bị chiến tranh tàn phá. Thời gian qua, xét kỹ thì thời kỳ này lại là thời kỳ mà những thủ đoạn chính trị của Pháp ở xứ này mang đến nhiều kết qảu nhất.
Bên khối Cộng Sản, Nga và Trung Cộng cũng nhìn nhận Cộng Hòa Dân Chủ Việt Nam và cũng bắt đầu viện trợ.
Từ đây, chiến cuộc Việt Nam, biến thành một chiến trường quân sự và địa phương của cuộc tranh chấp giữa Nga Sô và Tây phương. Những mâu thuẫn giữa Nga Sô và Tây phương mà, đúng lý ra, phải được dùng để phát triển dân tộc, lại trở thành những khí giới gieo rắc sự chết cho toàn dân. Những yếu tố của một cơ hội phát triển đã biến thành những khí cụ của một tai họa.
Đồng thời, điều này vô cùng quan trọng cho chúng ta, sự chi phối của Trung Hoa, và sau lưng sự chi phối, sự đe dọa xâm lăng của Trung Hoa, mà chúng ta đã biết là vô cùng nặng nề, một cách liên tục, cho chúng ta trong hơn tám trăm năm, tạm thời đình chỉ trong gần một thế kỷ Pháp thuộc, đã bắt đầu hoạt động trở lại dưới các hình thức viện trợ và cố vấn quân sự cho quân đội của Cộng Hòa Dân Chủ Việt Nam.
Chúng ta thừa hiểu rằng sự phát triển của Tàu, là mục đích trước và trên hết trong mọi cuộc Đồng Minh hiện nay của các nhà lãnh đạo Trung Cộng, cũng như sự phát triển của Nga là mục đích trước và trên hết trong mọi cuộc Đồng Minh trước đây của các nhà lãnh đạo Nga. (tr. 202 -204).
Nhưng Hà Nội còn phạm những lỗi lầm nghiệm trong hơn nữa, khi quyết định dụng võ lưc để thôn tính miền Nam, đã dẫn tới việc trực tiếp đụng độ quân sự với Hoa Kỳ, khiến miền Bắc đã khánh tận và kệt quệ trong cuộc chiến tranh chống Pháp càng lún sâu trong cảnh tượng hoàn toàn đỗ nát và hoang tàn trong cuộc chiến tranh chống Mỹ, mà ngày nay, qua hành động gần như van nài của Hà Nội để xin lập lại bang giao với Hoa Kỳ vào năm 1996, ai còn chút lương tri bình thường cũng thấy rằng cuộc chiến đó là hoàn toàn vô lý và xuẫn động, mà nguy hiểm hơn nữa là trực tiếp tạo điều kiện thuận lợi cho Trung Cộng tự do xâm lăng Việt Nam, vì Mỹ đã không còn hiện diện ở miền Nam, để ngăn chặn sự bành trướng của Trung Cộng.
Trong tác phẩm Chinh Đề Việt Nam, hiểm họa xâm lăng của Trung Cộng ngày nay cũng đã được báo động cách đây gần 50 năm:
Sự lệ thuộc nói trên và sự chia đôi lãnh thổ đã tạo hoàn cảnh cho sự chi phối và sự toan thống trị của nước Tàu đối với Việt Nam tái hiện dũng mãnh, sau gần một thế kỷ vắng mặt. Ký ức của những thời kỳ thống trị tàn khốc của Tàu đối với chúng ta còn ghi trong mỗi trang lịch sử của dân tộc và trong mỗi tế bào của thân thể chúng ta.
Các nhà lãnh đạo miến Bắc, khi tự đặt mình vào sự chi phối của Trung Cộng, đã đặt chúng ta trước một viễn ảnh nô lệ kinh khủng. Hành động của họ, nếu có hiệu quả, chẳng những sẽ tiêu diệt mọi cơ hội phát triển của chúng ta, mà lại còn đe dọa đến sự tồn tại của dân tộc.
Sở dĩ, tới ngày nay, sự thống trị của Trung Cộng đối với Việt Nam chưa thành hình, là vì hoàn cảnh chính trị thế giới chưa cho phép, và sự tồn tại của miền Nam dưới ảnh hưởng của Tây phương là một trở lực vừa chính trị vừa quân sự cho sự thống trị đó. Giả sử mà Nam Việt bị Bắc Việt thôn tính, thì sự Trung Cộng thôn tính Việt Nam chỉ là một vấn đề thời gian.
Trong hoàn cảnh hiện tại, sự tồn tại của miền Nam vừa là một bảo đảm cho dân tộc thoát khỏi ách thống trị của Trung Cộng, vừa là một bảo đảm một lối thoát cho các nhà lãnh đạo Cộng Sản Bắc Việt, khi họ ý thức nguy cơ họ đang tạo cho dân tộc. Nhưng ngày nào họ vẫn tiếp tục thực hiện ý định xâm chiếm miền Nam thì họ vẫn còn chịu sự chi phối của chính sách chiến tranh xâm lăng của Trung Cộng, thay vì chính sách sống chung hòa bình của Nga Sô.
Vì vậy cho nên, sự mất còn của miền Nam, ngày nay, lại trở thành một sự kiện quyết định sự mất còn trong tương lai của dân tộc. Do đó, tất cả nỗ lực của chúng ta trong giai đoạn này phải dồn vào sự bảo vệ tự do và độc lập, và sự phát triển cho miền Nam để duy trì lối thoát cho miền Bắc và cứu dân tộc khỏi ách trống trị một lần nữa. (tr.212)
Chính Sách Ngoại Giao
Có lẽ, trong quá khứ, chúng ta quá sùng bái văn hóa Khổng Mạnh và quá lệ thuộc về chính trị đối với các Hoàng Đế Trung Quốc, nên chúng ta đã không xây dựng được một đường lối ngoại giao khoáng đạt như Nhật Bản để có thể cứu nguy cho đất nước, khi dân tộc bị nạn ngoại xâm. Ông Nhu đã kiểm điểm sự thất bại nặng nể của chính sách ngoại giao của các vua chúa ngày xưa qua những dòng dưới đây:
Họa xâm lăng đe dọa dân tộc chúng ta đến nỗi, trong suốt một ngàn năm lịch sử từ ngày lập quốc, trở thành một ám ảnh cho tất cả các nhà lãnh đạo của chúng ta. Và do đó mà lịch sử ngoại giao của chúng ta lúc nào cũng bị chi phối bởi một tâm lý thuộc quốc.
Hai lần Lý Thường Kiệt và Nguyễn Huệ tìm cách đả phá không khí lệ thuộc đó. Nhưng mặc dầu những chiến công lừng lẫy và tài ngoại giao rất khéo, hai nhà lãnh đạo trứ danh của dân tộc vẫn phải khuất phục trước thực tế.
Tâm lý thuộc quốc đè nặng, chẳng những trên sự bang giao, giữa chúng ta và Trung Hoa, lại còn lan tràn sang lĩnh vực bang giao giữa chúng ta và các nước láng giềng. Nếu, đối với Trung Hoa, chúng ta là thuộc quốc, thì đối với các nước chung quanh, chúng ta lại muốn họ là thuộc quốc. Tâm lý đó làm cho sự bang giao, giữa chúng ta và các nước láng giềng, lúc nào cũng gay go. Đã đành rằng công cuộc Nam tiến của chúng ta, là một công trình mà dân tộc đã thực hiện được. Nhưng chúng ta còn thiếu tài liệu để cho các sử gia có thể xét đoán xem, nếu chính sách ngoại giao của chúng ta khoáng đạt hơn, tựa trên những nguyên tắc phong phú hơn thì, có lẽ sự bành trướng của chúng ta sẽ không một chiều như vậy. Ví dụ, một câu hỏi mà chúng ta không thể tránh được: chúng ta là một dân tộc ở sát bờ biển, nhưng sao nghệ thuật vượt biển của chúng ta không phát triển? Nếu chính sách ngoại giao của chúng ta phong phú hơn, và không bó hẹp vào một đường lối duy nhất, có lẽ sự bành trướng của dân tộc chúng ta, đã sớm phát ra nhiều ngõ, và sinh lực của chúng ta không phải chỉ dồn vào mỗi một công cuộc Nam tiến. Nước chúng ta ở vào giữa hai nền văn minh Trung Hoa và Ấn Độ. Với một chính sách ngoại giao khoáng đạt hơn, sự liên lạc quốc tế của chúng ta có lẽ đã rộng rãi hơn, và do đó, vị trí của chúng ta sẽ, đương nhiên, được củng cố bằng những biện pháp dồi dào và hữu hiệu hơn.
Nhưng thực tế là vậy đó. Họa xâm lăng của Trung Hoa đè nặng vào đời sống của dân tộc chúng ta, đến nỗi, tất cả các nhà lãnh đạo của chúng ta đều bị ám ảnh bởi sự đe dọa đó. Và, để đối phó lại, họ chỉ có hai con đường, một là thần phục Trung Hoa, hai là mở rộng bờ cõi về phía Nam.
Sở dĩ, khi bị Tây phương tấn công, mà các nhà lãnh đạo Triều Nguyễn của chúng ta lúc bấy giờ, không có đủ khả năng quan niệm một cuộc ngoại giao rộng rãi, để khai thác mâu thuẫn giữa các cường quốc Tây phương, là vì các nhà lãnh đạo của chúng ta không lúc nào vùng vẫy, đả phá nỗi không khí tâm lý thuộc quốc đã đời đời đè nặng lên lịch sử ngoại giao của chúng ta. Hành động ngoại giao duy nhất lúc bấy giờ là gởi sứ bộ sang cầu cứu với Trung Hoa. Chúng ta đã biết Trung Hoa đã hưởng ứng như thế nào lời kêu gọi của nhà Nguyễn. Nhưng Trung Hoa cũng đang bị đe dọa như chúng ta, nếu không có lẽ Trung Hoa đã lại thừa cơ hội mà đặt lại nền thống trị ở Việt Nam .
Các sứ bộ của chúng ta gởi sang Pháp lại cũng với mục đích điều đình, thần phục với Pháp như chúng ta quen điều đình, thần phục với Trung Hoa, chớ không phải với mục đích đương nhiên phải có của một hành động ngoại giao, là khai thác các mâu thuẫn để mưu lợi cho mình.
Vì thế cho nên, nếu chúng ta có cho rằng, công cuộc Nam tiến thành công là một kết quả của chính sách ngoại giao một chiều như trên đã trình bày, thì cân nhắc kết quả đó với những sự thất bại mà cũng chính sách ngoại giao đó đã mang đến cho chúng ta trong một ngàn năm lịch sử, thì có lẽ những sự thất bại nặng hơn nhiều.
Sự bành trướng của chúng ta đã thâu hẹp lại và chỉ theo có một chiều, bỏ hẳn cửa biển bao la đáng lý ra phải là cái cửa sống cho chúng ta.
Nền ngoại giao của chúng ta ấu trĩ nên, lúc hữu sự, không đủ khả năng để bảo vệ chúng ta. Trong khi đó, đối với một quốc gia nhỏ lúc nào cũng bị họa xâm lăng đe dọa, thì ngoại giao là một trong các lợi khí sắc bén và hữu hiệu để bảo vệ độc lập và lãnh thổ.
Trong chín trăm năm, từ ngày lập quốc, chúng ta đã bị ngoại xâm tám lần, bảy lần do Trung Hoa và một lần do Tây phương. Chúng ta đẩy lui được sáu lần, chỉ có lần thứ sáu nhà Minh đặt lại nền thống trị, trong hai mươi năm, và lần thứ tám đế quốc Pháp xâm chiếm toàn lãnh thổ và thống trị chúng ta trong hơn tám mươi năm.
Vì vậy cho nên, chống ngoại xâm là một yếu tố quan trọng trong chính trị của Việt Nam. Chính trị cổ truyền, của các triều đại Việt Nam không được quan niệm rộng rãi nên, nếu có phân nửa kết quả đối với sự xâm lăng của Trung Hoa thì lại hướng chúng ta vào một chính sách chật hẹp về ngoại giao. Do đó tất cả sinh lực phát triển của dân tộc, thay vì mở cho chúng ta được nhiều đường sống, lại được dốc hết vào một cuộc chiến đấu tiêu hao chỉ để tranh giành đất dung thân. Một mặt khác, chính sách ngoại giao chật hẹp đã đưa chúng ta vào một thế cô lập cho nên lúc hữu sự, các nhà lãnh đạo của chúng ta không đương đầu nổi với sóng gió, và lưu lại nhiều hậu quả tai hại cho nhiều thế hệ.
(Còn tiếp bài của Tiến sĩ Phạm văn Lưu)
(còn tiếp)

http://vietnamdefence.info/ttngodinhdiem34.htm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét