Người theo dõi

Thứ Năm, 18 tháng 1, 2018

NGUYỄN DU VÀ “THIÊN HẠ HÀ NHÂN”.

NGUYỄN DU VÀ “THIÊN HẠ HÀ NHÂN”.

A. NHẤT KHẤP NGUYỄN DU
Bài thơ “Độc Tiểu Thanh Ký” mà cụ làm khi đi sứ sang Trung Hoa, nhân lúc cụ đọc được bài ký của nàng Tiểu Thanh còn sót lại. Bài thơ như sau:
ĐỘC TIỂU THANH KÝ
Độc điếu song tiền nhất chỉ thư
Tây Hồ mai uyển tẫn thành khư
Cổ kim hận sự thiên nan vấn
Phong vận kỳ oan ngã tự cư
Chỉ phấn hữu thần liên tử hậu
Văn chương vô mệnh lụy phần dư
Bất tri tam bách dư niên hậu
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như
Nguyễn Du
(theo Linh Đàn Nguyễn Hữu Kiểm: 
Nhưng sau đó, bài thơ này được phổ biến theo dạng dưới đây:
ĐỘC TIỂU THANH KÝ
Tây Hồ mai uyển(1)tẫn thành khư
Độc điếu song tiền nhất chỉ thư
Chỉ phấn hữu thần liên tử hậu
Văn chương vô mệnh lụy phần dư
Cổ kim hận sự thiên nan vấn
Phong vận kỳ oan ngã tự cư
Bất tri tam bách dư niên hậu
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như
Nguyễn Du

Câu chữ bài thơ bị đảo lộn lung tung và gây nên một tình huống dỡ khóc dỡ cười: Bài thơ bị sai luật (được viết bởi một đại bút (!?). Và không hiểu sao nó lại bị phổ biến rộng rãi và thiên hạ cứ căn cứ vào đó mà hu hơ “khóc Tố Như” suốt từ bấy đến giờ. Linh Đàn Nguyễn Hữu Kiểm đã chỉ ra những sai sót ấy với những cứ liệu rõ ràng và chằng ai nghe. Phải chăng hai câu kết của bài thơ như là một lời nguyền được báo trước. Còn hai năm nữa là kỷ niệm 200 năm ngày mất của Cụ, mà người ta đã ba lần làm cụ khóc (và những người thương cụ phải khóc theo) Và để bảo vệ cho bài thơ được coi là nguyên bản (thất niêm) Võ Nhựt Ngô đã viết một bài thật dài phản đối cụ Linh Đàn Nguyễn Hữu Kiểm trên Sài Môn Thi Đàn với kết luận như sau:
- Bài DỊ BẢN chỉ do cụ Linh Đàn nhớ lại. 
- Người dựng ra bài DỊ BẢN có lẽ chỉ muốn chứng tỏ rằng dải số qui định phép Niêm thơ TNBC Đường Luật 1-8 2-3 4-5 6-7 là đúng. 
- Nhưng lại không thấy việc làm này là vô ích vì còn nhiều bài thơ khác của những nhà thơ lớn Việt Nam và nhiều bài Đường Thi danh tiếng cũng nằm ngoài dải số. 
- Đồng thời tính chất quá tồi tệ của bài DỊ BẢN đã xúc phạm nặng nề đến danh dự và uy tín cụ Nguyễn Du. 
- Mặt khác : bài ĐỘC TIỂU THANH KÝ Nguyên Bản hoàn toàn không phải là một bài thơ Thất Niêm như nhiều người lầm tưởng. Đó là một bài thơ áp dụng cách chơi phóng khoáng của các đại thi nhân đời Đường, như đã được trình bày trong bài GIẢI MÃ ĐƯỜNG THI. (đánh các chữ GIẢI MÃ ĐƯỜNG THI vào trong cửa sổ tìm kiếm của Google thì sẽ có các đường link cho đọc). 

Trân trọng có đôi lời nhận định như trên. 
Kính chào cụ Linh Đàn và quý độc giả. 

Riêng bài viết của Huỳnh Hữu Đức có giải thích khá cặn kẽ về niêm luật thơ Đường, trong đó có dẫn ý kiến của Nguyễn Quảng Tuân khá xác đáng: Về việc này, Học giả Nguyễn Quảng Tuân viết: “...Có phải Nguyễn Du muốn “phá cách” chăng? Chúng tôi không cho là như vậy, vì các bài thơ “phá cách” đều được phá ngay từ câu mở đầu, chứ không có trường hợp nào sáu câu đầu làm theo luật bằng và hai câu cuối lại làm theo luật trắc.
 http://huynhhuuduc.blogspot.com/2016/01/oc-tieu-thanh-ky-bai-tho-that-niem.html
Ồn ào một chốc rồi mọi việc vẫn y cũ. Nguyên bản vẫn là nguyên bản (thất niêm)

Tôi, một kẻ mê thơ nhưng dốt nát, dù đồng ý với cụ Linh Đàn nhưng cũng im re, vì không đủ trình độ lý luận (dân Nam Hà mà) cũng như chứng cứ để chứng minh bài nào đúng bài nào sai. Nhưng với tôi, tôi vẫn tin bản của cụ Linh Đàm mới thực sự là của Nguyễn Du. Hôm nay nhắc lại bài thơ này như là khóc lần thứ nhất cho cụ Tiên Điền.

B. NHỊ KHẤP THANH HIÊN

Tiếp theo là một tay bù lon, con tán Đỗ Minh Xuân, thọc mõ-lết vào sửa Truyện Kiều và được sự tiếp tay cùa ông già chưa nên nết Vũ Khiêu: Với một tinh thần khoa học rất nghiêm túc, ông tìm lại hầu hết các bản Truyện Kiều từ trước đến nay, so sánh các dị bản, tìm đọc hầu hết các bài đã bình luận, phân tích tác phẩm và tác giả Truyện Kiều. Từ đó, ông đã có ý tưởng lớn là làm thế nào để phổ cập hóa Truyện Kiều cho quảng đại công chúng, ông gạt bỏ những câu chữ khó hiểu từ tiếng Hán để thay bằng ngôn ngữ thuần Việt trong Truyện Kiều… Tôi hoan nghênh công phu nghiên cứu của ông Đỗ Minh Xuân và tin rằng cuốn sách này của ông là một đóng góp đáng kể vào việc nghiên cứu Truyện Kiều…”. https://vi.wikipedia.org/wiki/V%C5%A9_Khi%C3%AAu

Chẳng hạn ĐMX đã thay chữ nghĩ trong 4 câu Kiều bằng những chữ khác:
C12: Gia tư ông cũng thường thường bậc trung
C610: Vì nàng ông cũng thương thầm xót vay
C894: Phía ngoài cũng đã giục liền ruổi xe 
C1182: Dơ tuồng hắn mới kiếm đường tháo lui

Ông cho rằng những chữ vừa thay đã làm cho 4 câu thơ trên được nâng lên một tầm cao mới (!?).
Câu 2042: Lạ lùng nàng vẫn tìm đường nói quanh được chữa lại là Lạ lùng Kiều tạm tìm đường nói quanh rồi tự khen chữ “tạm” của mình hay hơn chữ “vẫn” của Nguyễn Du (!).
Ông còn dùng từ đơn  lẻ thay cho chiếc trong các câu sau đây:
C1523: Người về chiếc bóng năm canh (Nguyễn Du)
           Người về đơn bóng năm canh (Đỗ Minh Xuân)

C1526: Nửa in gối chiếc nửa soi dặm trường (Nguyễn Du)
            Nửa in gối lẻ nửa soi dặm trường (Đỗ Minh Xuân)

C1627: Kiều từ chiếc bóng song the (Nguyễn Du)
            Kiều từ đơn bóng song the (Đỗ Minh Xuân)

C1792: Buồng không thương kẻ tháng ngày chiếc thân (Nguyễn Du)
         Buồng không thương kẻ tháng ngày đơn thân (Đỗ Minh Xuân)

C2231: Kiều từ chiếc bóng song mai (Nguyễn Du)
          Kiều từ đơn bóng song mai (Đỗ Minh Xuân)

Trong Truyện Kiều Nguyễn Du đã dùng nhiều từ Hán – Việt và điển cố, tác giả cuốn sách đã mạnh tay (nếu không nói là liều lĩnh) gạt bỏ và thay vào đó những từ mà ông cho là rõ nghĩa hơn và lột tả được nội dung điển tích và ý của Nguyễn Du. Chẳng hạn cha thay cho xuân, mẹ thay cho huyên, cha mẹ thay cho xuân huyên, phụ đường hay  phủ đường (!) thay cho xuân đường.
Để bạn đọc có thể hình dung được một cách cụ thể hơn, chúng tôi xin nêu lên sau đây một số trường hợp (trong gần 1000 đơn vị từ) mà tác giả đã chữa lại văn của cụ Nguyễn Du:

Câu
Chữ của Nguyễn Du
Chữ thay thế của tác giả Đỗ Minh Xuân
5
Lạ gì bỉ sắc tư phong
Mõi người thứ có thứ không
136
Tay khấu
cương ngựa
156
Một nền Đồng Tước
Buồng đào nơi tạm
208
Giá đành tú khẩu
Lời vàng ý ngọc
233
mộng triệu
mộng ấy
235
mộng triệu
mộng mị
238
đã dào mạch Tương
đã chào vừng dương
266
Lam Kiều
đánh liều
280
Lãm Thúy
kiểu dáng
306
Hợp Phố
chủ cũ
377
(thì) thời trân
quả ngon

sẵn bày
xách tay

Thời trân thức thức sẵn bày
Quả ngon thức thức xách tay (!)
406
Nàng Ban, ả Tạ cũng đâu thế này
Xưa nay hiếm thấy tài đâu thế này
439
đỉnh Giáp, non Thần
tiên nữ giáng trần
464
Chung Kỳ
ngưỡng vì
507
(trên) Bộc
(trên) cỏ
512
Lứa đôi ai dễ đẹp tày Thôi – Trương
Lứa đôi từng thấy những ngày trái ngang
1458
Châu – Trần còn có Châu – Trần nào hơn
Lứa đôi còn có gì cần nhiều hơn
1638
Liệu như cung Quảng ả Hằng nghĩ nao?
Liệu người ngoài cuộc khác vòng nghĩ sao?
1988
thiếp Lan Đình
thiếp xem tình
3200
Ấy là Hồ Điệp hay là Trang Sinh
Ấy là trong mộng hay là thực sinh


v.v…và v.v…

Trên đây chúng tôi chỉ mới nêu lên một số trường hợp làm dẫn chứng, còn thực tế trên cuốn sách ông Đỗ Minh Xuân đã sửa chữa thay thế khoảng 1/3 chữ nghĩa của Truyện Kiều mà ông cho là rườm rà, trùng lặp, không hay, thiếu logic, trái văn cảnh… Ông còn bắt bẻ cụ Nguyễn Du trong nhiều trường hợp chẳng hạn:
Khi cụ viết: Trải qua một cuộc bể dâu (câu 3). Ông phân tích: Trong đời người, đâu chỉ có một cuộc bể dâu? Phải dùng “mỗi” mới hợp.
Câu 935 cụ Nguyễn Du viết: Trên treo một tượng trắng đôi lông mày, ông cho rằng tượng không treo được và phải viết Trên treo thần ảnh trắng đôi lông mày.
Câu 2973: Cơ duyên đâu bỗng lạ sao, ông chữa lại là Cơ duyên tác hợp khéo sao và tự cho là hay hơn (!).
Câu 2062: Bóng hoa rợp đất, vẻ ngân ngang trời, ông chữa lại: Bóng hoa rợp đất, ve ngân ngang trời mới hợp với thực tế v.v…và v.v…
Về vấn đề phân tích và lập luận của tác giả đôi khi cũng có thể làm đề tài mua vui, chẳng hạn câu 39: Tiết vừa con én đưa thoi, ông hỏi vặn lại chẳng lẽ cứ tiết trời có én bay là mùa xuân? Như thế, ngoài mùa xuân ra thì én đi bằng hai chân để kiếm sống à?
Câu 57 – 58 theo ông Xuân phải đọc là:
Se se (chứ không phải sè sè) nấm đất bên đường
Dầu dầu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh
Ông phân tích đó là nấm mồ vừa mới đắp, đất hơi se se, cỏ chưa hồi phục hẳn, nên đang còn nửa vàng nửa xanh.
Câu 77: Sắm sanh nếp tử xe châu, ông cho rằng đây không phải là quan tài bằng gỗ thị như nhiều người giải thích, mà chữ “tử “ ở đây phải hiểu là “chết“ mới đúng, tức là nếp dành cho người chết.
Có lẽ không cần phải dẫn chứng và bình luận gì thêm, bạn đọc cũng đã hình dung được công trình khảo dịch Truyện Kiều này của ông Đỗ Minh Xuân và liệu có phải như ông khẳng định cách làm này của ông là một cuộc cách mạng (đại ngôn vô lối) mở đầu cho việc dịch Truyện Kiềusang tiếng Việt hiện đại, phổ thông, đại chúng, trong sáng và nó sẽ là cơ sở ban đầu cho các thế hệ kế tiếp hoàn thiện cho việc dịch Truyện Kiều sang tiếng Việt hiện đại hay không? Ông tin rằng việc dịch Truyện Kiều ra tiếng nước ngoài cũng sẽ thuận lợi hơn và ông tự thưởng cho mình một lời khen của cụ Tố Như cũng đầy vẻ hài hước: “… Nguyễn Du có sống lại cũng phải thốt lên hậu sinh khả úy” (nguyên văn lời của ông viết ở trang 15).
Riêng suy nghĩ của chúng tôi thì văn chương của Nguyễn Du nói chung và tiêu biểu là kiệt tácTruyện Kiều đã được nhân dân ta thưởng thức và ngưỡng mộ qua nhiều thế hệ, từ những bậc thức giả đến các tầng lớp bình dân kể cả những người không biết chữ và bạn bè quốc tế cũng dành cho nhà thơ những tình cảm tốt đẹp để ca ngợi và tôn vinh. Không hiểu với tác phẩm khảo dịch này có làm cho Truyện Kiều của Nguyễn Du được nâng lên một tầm cao mới như tác giả khẳng định hay không, hay chỉ là những câu vần vè ngây ngô làm cho văn chương Truyện Kiều bị hạ thấp và dung tục hóa đến mức khôi hài, với sự góp tay của lão già không nên nết Vũ Khiêu với những lập luận trời thần:
 “Với một tinh thần khoa học rất nghiêm túc, ông tìm lại hầu hết các bản Truyện Kiều từ trước đến nay, so sánh các dị bản, ông tìm đọc hầu hết các bài đã bình luận, phân tích tác phẩm và tác giả Truyện Kiều. Từ đó, ông đã có ý tưởng lớn là làm thế nào để phổ cập hóa Truyện Kiều cho quảng đại công chúng, ông gạt bỏ những câu chữ khó hiểu từ tiếng Hán để thay bằng ngôn ngữ thuần Việt trong Truyện Kiều… Tôi hoan nghênh công phu nghiên cứu của ông Đỗ Minh Xuân và tin rằng cuốn sách này của ông là một đóng góp đáng kể vào việc nghiên cứu Truyện Kiều…”


C. TAM KHẤP TỐ NHƯ.
Cuối năm 2017, cả nước ồn ào Tiếq Việt của Bùi Hiền. Đầu năm 2018 thì ông ta tung ra Truyện Kiều Tiếw Việt



Mẹ ơi. Đọc Kiều cải biên của ĐMX thì long cả óc, Đọc Kiều của Bùi Hiền thì bong cả lưỡi.
Tôi vốn là một thằng văn dốt, vũ dát thành ra khi ngắm nghía những nhà khoa bảng có bằng cấp “cối bà bung” bằng cặp mắt ngưỡng mộ. Thật sự ngưỡng mộ và mong được hưởng sái chút ít những kiến thức của họ ban phát cho qua những cuốn sách, những bài viết. Thậm chí cả những sinh hoạt đời thường. Và hôm nay thì hoàn toàn thất vọng. Thấy họ bôi bác Truyện Kiều, bôi bác Nguyễn Du mà nóng gáy.
Bất cứ một người VN nào cũng thuộc dăm ba câu Kiều, thậm chí có người thuộc lòng cả 3254 câu và còn nói ngay câu nào ở hàng thứ mấy. Kiều đã được dịch ra nhiều thứ tiếng và được nhiều người nước ngoài thưởng thức và ngưỡng mộ, trong đó có cả các nguyên thủ quốc gia:
“Sen tàn cúc lại nở hoa
Sầu dài ngày ngắn, đông đà sang xuân.” 
Bill Clinton (11/2000)
 Rằng trăm năm cũng từ đây.
Của tin gọi một chút này làm ghi” 
Barack Obama (24/5/2015)
“Trời còn để có hôm nay
Tan sương đầu ngỏ, vén mây giữa trời”.
Phó Tổng thống Joe Biden ( 7/2015)
Biết rằng họ ứng dụng những câu thơ của Cụ nhằm mục đích hoàn toàn khác với việc thưởng thức văn học. Nhưng tại sao không phải là các tác phẩm khác mà lại là cụ Nguyễn Du, lại là Kiều

Cụ đã ký thác tâm sự mình trong bài thơ Độc Tiểu Thanh Ký với một lời than não nuột:
Bất tri tam bách dư niên hậu
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như
Còn 2 năm nữa là kỷ niệm 200 năm ngày cụ mất. Có biết bao người âm thầm lặng lẽ khóc Người, khóc Kiều. Nhưng cũng có lắm kẻ với cái tấm bằng Kỷ Sư, Giáo Sư, Tiến Sĩ, Nhà Văn Hóa gì gì đó chưa đủ cho họ vênh mặt với đời hay sao mà lại vốc đất trên mộ Người bôi mặt mình làm son phấn, tốc váy cô Kiều để tìm chút… gì không biết.
Tôi một thằng trong "đám quần chúng không biết gì" xin thắp một nén hương lòng và nấc lên ba tiếng khóc, khóc Người. Cụ Nguyễn Du ơi.
17.01.2018

Quán Tâm Nguyễn Hiền Nhu

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét