TẢN ĐÀ NGUYỄN KHẮC HIẾU
(1888-1939)
Quê hương khuất bóng tà dương,
Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai.
Báo
chí và các ấn bản mà tôi kể ở phần Nguyễn Đình Chiểu, mở đầu cho hàng loạt những
tác phẩm bằng chữ Quốc Ngữ. Những nhà nho cầm bút sắt xuất hiện càng lúc càng đông;
Tất nhiên là thơ được viết bằng chữ Quốc Ngữ cũng có mặt. Hơn ai hết, Trương Vĩnh
Ký và Huỳnh Tịnh Của biết người Pháp muốn gì. Họ xem chữ Quốc Ngữ như là một phương
tiện để cho họ hiểu người bản địa ra làm sao để mà dễ bề cai trị, cũng như các
giáo sĩ tạo ra nó để dễ bề truyền giáo. Nhưng với hai ông thì lại khác. Dân trí
được nâng cao là phải nhờ Quốc Ngữ. Dễ học, dễ truyền bá. Con đường Độc Lập đến
nhanh hay chậm cũng nhờ vào đấy. Hai ông không nói điều này, nhưng làm điều
này. Hai ông mở ra con đường ấy. Hai ông không vỗ tay khi ai đó muốn vào. Hai
ông không nhíu mày khi có ai bài bác. Nhưng rồi người ta đi vào đông quá; Nguyễn
văn Vĩnh, Phạm Quỳnh, Phan Khôi, Phạm Duy Tốn, Phạm Duy Khiêm, Nguyễn Đỗ Mục,
Nguyễn Hữu Tiến, Diệp văn Cương, Trần Phong Sắc, Nguyễn Chánh Sắt, Nguyễn An Khương,
Nguyễn An Cư, Sương Nguyệt Anh, Lê Hoằng Mưu… và Tản Đà. Tất nhiên với phương
tiện ấy mọi người sử dụng thế nào thì tùy. Trong khi đó, chiếc thuyền thơ càng
ngày càng đông khách.
Tôi không có ý định gì lớn lao cả. Những điều tôi nói thì ai cũng biết cả rồi. Tôi không đủ khả năng để mà phát kiến gì thêm. Tôi chỉ muốn biết chút ít để mà đọc thơ và tập làm thơ.
Đọc thơ thì có người xưa, nguời nay làm sẵn, cứ tha hồ đọc, ít nhiều gì cũng được miễn làm sao mình cảm thụ được cho khoan khoái thì thôi. Và mình cũng phải có chút gì chứ. Và tôi tập làm thơ. Nhưng tôi ngán nhất là mình làm được thơ rồi thì mình không thèm đọc thơ ai. May thay. Cái giai đoạn không muốn đọc thơ ai đó rất ngắn. Vâng, rất ngắn.
Đọc thơ thì có người xưa, nguời nay làm sẵn, cứ tha hồ đọc, ít nhiều gì cũng được miễn làm sao mình cảm thụ được cho khoan khoái thì thôi. Và mình cũng phải có chút gì chứ. Và tôi tập làm thơ. Nhưng tôi ngán nhất là mình làm được thơ rồi thì mình không thèm đọc thơ ai. May thay. Cái giai đoạn không muốn đọc thơ ai đó rất ngắn. Vâng, rất ngắn.
Bây giờ thì đọc Tản Đà. Nói bây giờ chẳng qua là theo trình tự của những trang viết này. Thực sự thì tôi đọc được thơ Tản Đà từ rất sớm. Thơ của Tản Đà thì bài nào tôi cũng khoái. Thành ra tôi đọc hoài. Điều này cũng dễ hiểu. Thơ Tản Đà chẳng những không mất cái hơi hướm xưa xưa mà lại tràn đầy những phong vị mới. Nhưng trong việc vừa đọc vừa gõ này thì chắc là phải đọc ít thôi. Bài thơ dưới đây là bài thơ đầu tiên của Tản Đà mà tôi đọc được năm tôi 13 tuổi, lúc đó đang học lớp đệ lục. Hầu hết bạn bè tôi thì không ai nhớ gì chỉ có tôi là không quên được.
GIÓ THU
Trận gió Thu Phong rụng lá vàng.
Lá rơi hàng xóm lá bay sang.
Vàng bay mấy lá năm già nữa,
Hờ hững ai xui thiếp phụ chàng.
Trận gió Thu Phong rụng lá hồng.
Lá rơi tường Bắc lá sang Đông.
Hồng bay mấy lá năm hồ hết,
Thờ thẫn kìa ai vẫn đứng không.
Tản Đà
Nhưng cái cách sử dụng cụm từ “trận gió thu phong” của ông làm tôi điếc. “Trận gió gió thu“. Mãi đến bây giờ tôi mới ngẫm nghĩ ra là trận gió ấy mang tên “thu phong”. Thu phong phải được hiểu là cơn gió của một nỗi buồn, bởi vì thu phong làm rơi lá vàng, làm bay lá hồng, làm thiếp phụ chàng, làm cho chàng đứng thẫn thờ như một nhánh cây khô. Rồi khi, thời gian cứ trôi đi và tôi cũng già đi thì bài thơ ấy lại khác, rất khác so với cảm nhận ban đầu. Trận gió thu phong ấy không phải là trận gió thu gieo buồn một mối tình không tròn vẹn. Mà là một cái gì khác không tròn vẹn, đại khái như là cuộc đời của ông hay ai đó hay là cả đất nước đang là một mùa thu không hẹn ngày xuân đến. Toàn bộ bài thơ là một sự chuyển dịch, gió, lá và màu sắc của nó, thời gian, cảm xúc của người nhìn… kể cả thái độ hờ hửng, thờ thẩn… đứng không. Một chút Hoa Nghiêm ẩn chứa trong một bài thơ tình (?). Tôi hiểu vậy chẳng biết có đúng không? Nhưng tôi thích như vậy nên không thắc mắc gì thêm nữa.
Tản Đà bước vào làng thơ khi mà chữ quốc ngữ đã định hình một cách khá hoàn chỉnh.
Bất cứ ai cũng vậy, khi đọc và cảm thụ một bài thơ đều có ý muốn là tìm xem tác giả là ai, người ấy ra sao, thậm chí còn muốn biết bài thơ ấy đuợc làm trong trường hợp nào và vì sao, vì ai mà làm. Trong trường học cũng dạy như thế. Tôi không khác, tôi tìm hiểu rất kỹ, không phải vì tôi chu đáo mà vì tôi tò mò. Cái này xem ra được việc đây và cũng đáng phàn nàn đây, vì biết tùm lum tà la nên lắm khi trớt quớt. Nhưng với Tản Đà thì không, thậm chí tôi còn biết rõ là người ta cằn nhằn ông cái gì nữa kìa và tôi quạu. Nhưng hôm nay thì tôi không quạu, tôi để lòng mình thanh thản mà đọc thơ ông. Bài thơ trên là bài thơ ông viết vì… thất tình. Nhưng khi ngẫm cho sâu, nghĩ cho chín thì bổng nhiên nó… không phải vậy. Tất nhiên đó là suy nghĩ của tôi và tôi bằng lòng với suy nghĩ đó cũng như bất cứ ai cũng có quyền chắc như đinh đóng cột là bài thơ thất tình. nhưng với tôi, giờ đây, thì lúc đó ông đang thất tình đất nước.
Bất cứ ai cũng vậy, khi đọc và cảm thụ một bài thơ đều có ý muốn là tìm xem tác giả là ai, người ấy ra sao, thậm chí còn muốn biết bài thơ ấy đuợc làm trong trường hợp nào và vì sao, vì ai mà làm. Trong trường học cũng dạy như thế. Tôi không khác, tôi tìm hiểu rất kỹ, không phải vì tôi chu đáo mà vì tôi tò mò. Cái này xem ra được việc đây và cũng đáng phàn nàn đây, vì biết tùm lum tà la nên lắm khi trớt quớt. Nhưng với Tản Đà thì không, thậm chí tôi còn biết rõ là người ta cằn nhằn ông cái gì nữa kìa và tôi quạu. Nhưng hôm nay thì tôi không quạu, tôi để lòng mình thanh thản mà đọc thơ ông. Bài thơ trên là bài thơ ông viết vì… thất tình. Nhưng khi ngẫm cho sâu, nghĩ cho chín thì bổng nhiên nó… không phải vậy. Tất nhiên đó là suy nghĩ của tôi và tôi bằng lòng với suy nghĩ đó cũng như bất cứ ai cũng có quyền chắc như đinh đóng cột là bài thơ thất tình. nhưng với tôi, giờ đây, thì lúc đó ông đang thất tình đất nước.
THĂM MÃ CŨ BÊN ĐƯỜNG.
Chơi lâu nhớ quê về thăm nhà.
Đường xa người vắng, bóng chiều tà.
Một dãy lau cao làn gió chạy,
Mấy cây thưa sắc lá vàng pha.
Ngoài xa trơ một đống đất đỏ
Hang hốc đùn lên đống cỏ gà.
Người nằm dưới mả ai ai đó?
Có biết quê đây hay vùng xa?
Hay là thuở trước kẻ cung đao.
Hám đạn liều tên quyết mũi dao.
Cửa nhà xa cách vợ con khuất,
Da ngựa gói bỏ lâu ngày cao?
Hay là thuở trước kẻ văn chương.
Chen hội công danh nhỡ lạc đường.
Tài cao phận thấp chí khí uất,
Giang hồ mê chơi quên quê hương?
Hay là thuở trước khách hồng nhan.
Sắc sảo khôn ngoan trời đất ghen.
Phong trần xui gặp người lưu lạc,
Đầu xanh theo một chuyến xuân tàn.
Hay là thuở trước khách phong lưu.
Vợ con đàn hạc đề huề theo.
Quan san xa lạ đường lối khó,
Ma thiêng nước độc phong sương nhiều.
Hay là thuở trước bậc tài danh.
Đôi đôi lứa lứa cũng linh tinh.
Giận duyên, tủi phận, hờn ân ái,
Đất khách nhờ chôn một khối tình?
Suối vàng sâu thẳm biết là ai?
Mả cũ không ai kẻ đoái hoài
Trải bao ngày tháng trơ trơ đó,
Mưa dầu nắng dãi trăng mờ soi.
Ấy thực quê hương con người ta.
Dặn bảo trên đường những khách qua.
Có tiếng khóc oe thời có thế,
Trăm năm ai lại biết ai mà.
Tản Đà
Bài thơ với vần điệu trúc trắc như một hơi thở bị nghẹn lại này đã được nhiều người nói đến rồi. Tản Đà thương người cũng như thương mình, tâm hồn nhạy cảm ấy mà không xúc cảm trước ngôi mộ vô chủ ấy mới là lạ. Nhưng khi ông diễn đạt cảm xúc của mình làm cho tôi nghẹt thở. “Sè sè nấm đất bên đàng. Rầu rầu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh… “ Dưới ngọn bút tài hoa của Nguyễn Du, ngôi mộ của Đạm Tiên cũng chỉ là một chút ngậm ngùi, nên “Rằng đây trong tiết Thanh Minh. Mà sao hương khói vắng tanh thế mà “. Tất nhiên người dưới mộ không buồn, dẫu cho cuộc đời họ có buồn. Nhưng người nhìn như Nguyễn Du, như Tản Đà buồn lắm. Người đọc như tôi cũng thấy… thật buồn.
Cũng phải thôi. Tản Đà là như thế, thơ tình yêu của ông buồn đã đành, thơ châm chọc, thơ lấy ráy tai thiên hạ, thơ ngông nghênh cũng buồn luôn. Thời đại của ông ai mà không buồn, người tài hoa như ông lại buồn hơn. Suy cho cùng những ai sống trong đời mà không buồn. Không một điều gì đó để trăn trở, để buồn thì chán lắm. Đừng có đem cái chủ nghĩa lạc quan ra mà lòe thiên hạ rồi đụng cái gì cũng cười hô hố ra là hỏng bét. Lạc quan đâu có nghĩa là không biết buồn. Bởi vì không buồn thì niềm vui còn có giá trị gì đâu? Cần phải có buồn buồn hay thật buồn thì mới cần có ca dao để tâm sự, cần có thơ mà giải bày. Đọc Tản Đà tôi mới ngộ ra, thơ không chỉ là viết cho có vần có điệu mà thơ chính là phải sống theo cái vần điệu của lòng mình, lòng người. Điều này thì thầy tôi có nói, mà tôi chưa có hiểu. Và khi đọc Tản Đà thì tôi mới... và đã nhắc đi nhắc lại nhiều, thậm chí rất nhiều lần. Thế nên trước khi đọc Tản Đà thì tôi đọc thơ để khoái, hơn một chút là để hiểu. Tản Đà không dạy tôi trực tiếp bằng lời. Mà dạy bằng thơ. Nhưng khi đọc thơ Tản Đà tôi khám phá ra sức cảm thụ của tôi cũng đỡ đỡ. Và Tản Đà thì say rượu, say thơ. Tôi cũng vậy, say cả thơ lẫn rượu. Và khi đã say rồi tôi biết thời gian có bốn mùa, hai mùa nắng, hai mùa mưa; nắng có nắng chói, nắng hồng, mưa có mưa dầm, mưa nhẹ; trời có những gợn mây đục, mây xanh; trăng có khi lu khi tỏ, khi khuyết khi đầy; cây có lá xanh lá úa; hoa có khi héo khi tàn; sông có lúc đầy, lúc vơi, bến thì luôn luôn chờ đợi và thuyền thì cứ đi miết… Bến không đợi thì làm sao có chỗ cho thuyền về, thuyền không đi thì bến lấy gì mà đợi. Kể ra sống trong cái thế giới nhị nguyên cũng hay đấy chứ. Miễn sao là hai cái thứ đối lập nhìn nhau cười mím chi là được. Thì tất tất mọi thứ đều là thơ hết đấy thôi. Cho đến một ngôi mộ hoang không người chăm sóc cũng làm thành cụ Tiên Điền, cụ Tản Đà, một căn lều mọn cũng làm thành Cụ Ức Trai, Cụ Hạnh Phủ, một cây quạt giấy cũng trở thành Hồ Xuân Hương và một cây đàn thủng đáy đã làm nên bàn tay tài hoa, tuấn kiệt của Uy Viễn Tướng Công. Biết bao nhiêu điều tưởng như chẳng thơ tí nào cả ấy vậy mà thơ ác. Ví như cái giậu mồng tơi ngả xiêu ngả tó trông rất thảm hại của Nguyễn Bính ấy, vậy mà khi đã thơ rồi thì đẹp xiết bao. Đấy. Những thứ trông buồn buồn, nghèo nghèo, thậm chí ngùi ngùi ấy đã làm thành những câu thơ làm xao động lòng người, yên tĩnh hồn người. Biết buồn cũng sướng lắm chớ. Ai mà không biết buồn thì người đó là ai vậy ta. Tôi không biết. Thôi thì xin được ăn theo ông Tản Đà một tí nữa thôi.
除 夕 夜 宿 石 頭 驛
旅 館 誰 相 問
寒 燈 獨 可 親
一 年 相 夜 盡
萬 里 未 歸 人
遼 落 悲 前 事
支 籬 笑 此 身
愁 顏 與 衰 鬢
明 日 又 逢 春
戴 叔 倫
TRỪ TỊCH DẠ TÚC THẠCH ĐẦU DỊCH
Lữ quán thùy tương vấn.
Hàn đăng độc khả thân.
Nhất niên tương dạ tận,
Vạn lý vị quy nhân.
Liêu lạc bi tiền sự,
Chi ly tiếu thử thân.
Sầu nhan dữ suy mấn,
Minh nhật hựu phùng xuân.
Đái Thúc Luân
Ngậm ngùi quán khách vắng tanh,
Đèn khuya một ngọn với mình lân la.
Giờ đây năm cũ bước qua,
Mà người muôn dặm đường xa chưa về.
(Tản Đà 1928)
Lan man chuyện cũ buồn tê.
Ngẫm thân chợt bật hê hê tiếng cười
Tóc tai, mặt mũi lùi xùi,
Hừng đông sáng lựng hiên ngoài. Ờ. Xuân!
(Quán Tâm 2006)
Cám ơn ông Tản Đà đã để dành cho kẻ hậu sinh một nửa mùa Xuân. Dù chỉ là một mùa xuân có niềm vui ít xịt. Dịch nửa chừng bài thơ buồn hiu của Đái Thúc Luân rồi để đó. Đâu phải Tản Đà hết chữ. Ông mà hết hỏi ai còn? Chẳng qua là ông để dành một ít cho con cháu có cái mà ăn theo. Ông thương mình, thương người cùng thời và chia sớt cho những kẻ mai sau. Ông quả là tuyệt cú mèo.
Tôi không có điều kiện đọc hết những gì Tản Đà viết dù rất muốn, nhưng những gì đọc được thì cũng nhiều lắm và làm tôi say, một cơn say bất tận, làm như trong thơ của ông có rượu vậy. Đọc thơ ông tôi có cảm xúc như thế. Tôi tìm hiểu kỷ về cuộc đời ông và cả xuất xứ những bài thơ của ông… nghĩa là không thiếu một chi tiết nào.
Và cái mà Tản Đà để lại mà tôi cho là lớn nhất chính là những bản dịch thơ Đường.
Và cái mà Tản Đà để lại mà tôi cho là lớn nhất chính là những bản dịch thơ Đường.
TÔI VÀ HOÀNG HẠC LÂU*
Sự tương đồng về văn hóa Việt Nam và Trung Quốc đã tạo nên một sự đồng cảm sâu sắc trong các loại hình văn học nghệ thuật. Nhưng sự đồng cảm trong thi ca thì có một vị trí rất đặc biệt, nhất là thơ Đường, những ai có một chút hồn thơ, cho dù không biết làm thơ, đều có thể cảm nhận được Tỳ Bà Hành, Phong Kiều Dạ Bạc, Thanh Bình Điệu, Lương Châu Từ, Bạc Tần Hoài… Nhưng có lẽ Hoàng Hạc Lâu của Thôi Hiệu lại làm cho các nhà thơ Việt Nam đắm đuối nhất. Bản dịch của Tản Đà đã làm say lòng bao nhiêu người yêu mến thi ca. Nhưng điều đó không làm chùng bước những người đi sau ông. Tất cả bằng sự cảm nhận của riêng mình để vung tay múa bút lao vào một nơi mà chính Lý trích tiên cũng phải rùng mình. Sự hay, dở gần như bị triệt tiêu để cho hồn thơ của những người đi sau tha hồ mà mơ mộng và đưa họ vào giấc viễn du. Kẻ ba trợn này cũng thế. Tôi đã năm lần bị thôi thúc và đã bước đi. Mỗi một bước đi là một niềm kỳ thú của riêng mình. Và cũng không chắc là sẽ dừng bước ở mai sau. Tất nhiên, cũng còn có nhiều cao nhân đã đi rồi mà chưa lên tiếng và có lẽ trên đời này, nếu mộng mơ còn, chắc chắn rằng sẽ còn có người tìm đến Hoàng Hạc Lâu. Biết đâu mai sau sẽ có một trăm, một ngàn hay nhiều hơn nữa những bản dịch mang theo một tâm hồn mộng mơ của thời đang sống.
Nhưng trước khi đọc các bản dịch thì theo tôi, có lẽ nên đọc Hoàng Hạc Lâu của Nguyễn Du
黃鶴樓
何處神仙經幾時,
猶留仙跡此江湄?
今來古往爐生夢,
鶴去樓空崔顥詩。
檻外煙波終渺渺,
眼中草樹尚依依。
衷情無限朋誰訴,
明月清風也不知。
Hoàng Hạc lâu
Hà xứ thần tiên kinh kỷ thì
Do lưu tiên tích thử giang mi ?
Kim lai cổ vãng Lư sinh mộng
Hạc khứ lâu không Thôi Hạo thi
Hạm ngoại yên ba chung diểu diểu
Nhãn trung thảo thụ thượng y y
Trung tình vô hạn bằng thùy tố
Minh nguyệt thanh phong dã bất tri
Lầu Hoàng Hạc
Thần tiên khuất bóng lâu rồi
Dấu xưa phai nhạt ngậm ngùi bến sông
Lư sinh giấc mộng còn mong
Câu thơ Thôi Hiệu lầu không hạc về
Chập chờn khói sóng lạnh tê
Hàng cây nắng biếc vẫn về long lanh
Lòng đây mang một tấm tình
Làm sao gió mát trăng thanh thấu giùm
Bây giờ, xin gởi đến những bản dịch mà tôi được biết và năm bản dịch trong năm thời điểm khác nhau của tôi như là một sự làm quen.
Tôi không bao giờ dám nghĩ những bước đi của mình như là làm một cuộc so sánh để khen chê. Bởi vì, mỗi con người đều có những cảm nhận của riêng mình trước một bông hoa đẹp, một bài thơ đẹp. Sự cảm nhận của từng người tùy thuộc vào tình cảm và thời đại mà người đó sống. Bước chân đến Hoàng Hạc Lâu bằng một tâm sự của riêng mình, bằng sự gởi gắm tấm lòng mình cho ai đó hay gì gì cũng được. Nếu có, thì chỉ là một điều gì đó như học thêm để biết để hiểu những loại hình ngôn ngữ của một thời đã qua.
Tôi mong rằng sẽ còn được thêm nhiều bản dịch nữa để có thêm người đồng điệu. Xin chân thành cảm ơn.
黃 鶴 樓
昔 人 已 乘 黃 鶴 去
此 地 空 餘 黃 鶴 樓
黃 鶴 一 去 不 復 返
白 雲 千 載 空 悠 悠
晴 川 歷 歷 漢 陽 樹
芳 草 萋 萋 鸚 鵡 洲
日 暮 鄉 關 何 處 是
煙 波 江 上 使 人 愁
崔 顥
HOÀNG HẠC LÂU
Tích nhân dĩ thừa hoàng hạc khứ,
Thử địa không dư Hoàng Hạc Lâu ?
Hoàng hạc nhất khứ bất phục phản,
Bạch vân thiên tải không du du.
Tình xuyên lịch lịch Hán Dương thụ,
Phương thảo thê thê Anh Vũ châu.
Nhật mộ hương quan hà xứ thị,
Yên ba giang thượng sử nhân sầu.
Thôi Hiệu
Người tiên xưa cưỡi hạc vàng cút;
Ở đây chỉ những lầu hạc trơ.
Hạc vàng đã cút chẳng về nữa,
Mây trắng nghìn năm còn phất phơ.
Sông bọc Hán Dương cây xát xát,
Cỏ liền Anh Vũ bãi xa xa.
Ngày chiều làng cũ đâu chăng tá?
Mây nước trên sông khách thẫn thờ.
Tùng Vân Nguyễn Đôn Phục
Hạc vàng ai cưỡi đi đâu.
Mà nay Hoàng Hạc riêng lầu còn trơ.
Hạc vàng bay mất từ xưa,
Nghìn năm mây trắng bây giờ còn bay.
Hán Dương sông tạnh cây bày,
Bãi xa Anh Vũ xanh đầy cỏ non.
Quê hương khuất bóng tà dương,
Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai.
10.10.1937 TẢN ĐÀ
Người xưa cưỡi hạc đã lên mây.
Lầu hạc còn suông với chốn này.
Một vắng hạc vàng xa lánh hẳn,
Nghìn năm mây bạc vẩn vơ bay.
Vàng gieo bến Hán ngàn cây hửng
Xanh ngát châu Anh lớp cỏ dày.
Trời tối quê hương đâu tá nhỉ ?
Đầy sông khói sóng gợi niềm tây.
Ngô Tất Tố
Người xưa cưỡi hạc vàng bay mất,
Lầu hạc vàng trơ đứng chỗ này.
Hạc vàng một đi không trở lại,
Mây trắng ngàn năm vơ vẩn bay.
San sát bóng cây sông Hán đó,
Dầu dầu ngọn cỏ bãi Anh đây.
Quê nhà trời tối nào đâu nhỉ?
Sóng khói tuôn sầu nhớ chẳng khuây.
Vô Danh (có lẽ là Nguyễn Hiến Lê)
Người đi cưỡi hạc từ xưa,
Đất này Hoàng Hạc còn lưa một lầu.
Hạc vàng đi mất đã lâu,
Ngàn năm mây trắng một màu mênh mông.
Hán Dương cây bóng lồng sông,
Bãi kia Anh Vũ cỏ trông xanh rì.
Chiều hôm lai láng lòng quê,
Khói bay sóng vỗ ủ ê nỗi sầu.
Trần Trọng Kim
Người xưa cưỡi hạc bay đi mất,
Riêng lầu Hoàng Hạc vẫn còn đây.
Hạc đã một đi không trở lại,
Man mác muôn đời mây trắng bay.
Hán Dương sông lạnh cây im thắm,
Anh Vũ bờ thơm cỏ biếc dày.
Chiều tối quê nhà đâu chẳng thấy,
Trên sông khói sóng gợi buồn ai.
Trần Trọng San
Người xưa cưỡi hạc đã xa bay.
Hoàng Hạc lầu không vẫn chốn này.
Mây trắng ngàn năm lơ lửng mãi,
Hạc vàng một tếch khuất trùng ngay.
Hán Dương sông tạnh cây phô sắc,
Anh Vũ cồn xa cỏ mọc dày.
Chiều muộn quê nhà đâu khuất bóng?
Trên sông khói sóng gợi buồn thay.
Nguyễn Quảng Tuân
Cưỡi hạc người xưa đi đã lâu.
Còn đây Hoàng Hạc chỉ trơ lầu.
Hạc vàng biền biệt từ xưa ấy,
Mây trắng lững lờ đứng mãi sau.
Sông tạnh Hán Dương cây lắng bóng,
Bãi thơm Anh Vũ cỏ tươi màu.
Chiều buồn quê cũ nơi nào nhỉ?
Khói sóng trên sông giục khách sầu.
Nguyễn Khuê
Ai cưỡi hạc vàng bay mất hút
Trơ lầu Hoàng Hạc chốn này thôi
Hạc vàng một đi đã đi biệt
Mây trắng ngàn năm bay chơi vơi
Sông tạnh Hán Dương cây sáng ửng
Cỏ thơm Anh Vũ bãi xanh ngời
Hoàng hôn về đó, quê đâu tá?
Khói sóng trên sông não dạ người
Khương Hữu Dụng
Xưa hạc vàng bay vút bóng người.
Đây lầu Hoàng Hạc chút thơm rơi.
Vàng tung cánh hạc đi đi mất,
Trắng một màu mây vạn vạn đời.
Cây bến Hán Dương còn nắng chiếu,
Cỏ bờ Anh Vũ chẳng ai chơi.
Gần xa chiều xuống đâu quê quán,
Đừng giục cơn sầu nữa sóng ơi.
2.12.76 Vũ Hoàng Chương
I
Người xưa đã cỡi hạc vàng bay.
Hoàng Hạc lầu trơ ở chốn này.
Một thoáng hạc vàng không trở lại,
Ngàn năm mây trắng thẩn thơ bay.
Bãi xanh Anh Vũ thơm thơm cỏ,
Sông tạnh Hán Dương sáng sáng cây.
Quê cũ đâu rồi chiều đã xuống,
Trên sông khói sóng não nùng thay.
II
Hạc vàng ai cỡi ngàn xưa,
Mà đây Hoàng Hạc lầu trơ đứng chờ…
Hạc vàng đi, bỏ trời mơ,
Nghìn năm mây trắng lững lờ vấn vương.
Tạnh sông, cây sáng Hán Dương,
Bãi xa Anh Vũ xanh rờn cỏ tươi.
Chiều rơi quê cũ đâu rồi?
Trên sông khói sóng khiến người buồn lây.
Trương Đình Tính
Hạc vàng tiên cưỡi bay rồi,
Bãi không còn lại một ngôi lầu vàng.
Lầu vàng hạc chẳng quay sang,
Ngàn năm mây trắng mênh mang nỗi buồn.
Tạnh mưa giòng nước xanh tuôn,
Cây xa in bóng, cỏ gần ngát hương.
Hoàng hôn đâu bóng quê hương?
Trên sông khói sóng buồn thương nỗi lòng.
7.11.94 Nguyễn Danh Đạt
Hạc vàng người trước cưỡi đi rồi.
Lầu trống còn tên Hoàng Hạc thôi.
Một thuở hạc vàng không trở lại,
Nghìn năm mây trắng vẫn đang trôi.
Hán Dương cây đứng soi sông sáng,
Anh Vũ cỏ non biếc bãi bồi.
Chiều tối quê hương nhìn chẳng thấy,
Trên sông khói sóng dạ bồi hồi.
Nguyễn Huệ Chi
Người xưa cỡi hạc vàng mất hút
Lầu hạc vàng trơ lại chốn này
Một hạc vàng đi chẳng trở lại
Ngàn năm mây trắng bay bay hoài
Hán Dương sông tạnh, cây in rõ
Anh Vũ bãi thơm, cỏ mượt dày
Trời tối quê nhà đâu đó tá?
Sông mờ khói sóng giục buồn thay
Chính Tâm
Người cưỡi hạc vàng xưa vắng bóng
Riêng lầu Hòang Hạc cảnh chơ vơ
Hạc vàng một thống đii biền biệt
Mây trắng bao đời vẫn nhởn nhơ
Bến tạnh Hán Dương cây bát ngát
Bãi hoang Anh Vũ cỏ lưa thưa
Chiều tà gợi nhớ đâu quê quán
Khói sóng trên sông khách ngẩn ngơ
Thích Đức Nhuận
Người xưa cỡi hạc vàng bay
Bỏ không lầu hạc đất này chơ vơ
Hạc xa chẳng lại bao giờ
Ngàn năm lơ lửng nỗi chờ trắng mây
Hán Dương cây hửng sông đầy
Bãi xanh Anh Vũ ngút đầy cỏ hương
Chiều tà khuất bóng quê thương
Trên sông khói sóng khơi buồn lòng ai
Trương Nam Hương.
Bên lầu Hoàng Hạc
Người xưa cởi hạc về đâu
Còn đây Hoàng Hạc dãi dầu nắng mưa
Hạc vàng đã khuất từ xưa
Nghìn năm mây trắng hững hờ bay bay
Hán Dương cây nước u hoài
Cỏ non Anh Vũ xanh dài nhớ thương
Quê hương khuất nẻo chiều buôn
Đầu sông khói tỏa buồn vương vương buồn
Võ Thị Xuân Đào
Người xưa cỡi hạc đã đi rồi
Lầu Hạc còn trơ đất cũ thôi
Một thoáng hạc vàng xa thẳm lánh
Ngàn năm mây trắng lững lờ trôi.
Hán Dương sông tạnh hàng cây thắm
Anh Vũ bờ xanh lớp cỏ tươi (2)
Lai láng lòng quê chiều lữ thứ
Trên sông khói sóng dạ bồi hồi.
Trần Nhất Lang
Thư thả người xưa vui cưỡi hạc
Bỏ đây lầu hạc trống buồn tanh
Hạc vàng một vút đà bay mất
Mây trắng ngàn năm vẫn dạo quanh.
Nắng rán la đà cây bến Hán
Thảm xanh phơn phớt cỏ châu Anh.
Chiều buông mờ nẻo đường quê quán
Khói sóng buồn dâng dạ lữ hành.
Nguyễn Phước Hậu
Từ hạc vàng bay quên cánh mỏi
Để lầu vàng một cõi bơ vơ
Xa rồi bóng hạc khuất mờ
Chỉ còn mây trắng lửng lơ lưng trời
Nhìn Hán Dương cây soi bóng ngả
Cỏ bãi Anh xanh cả môt vùng
Tình quê chợt dậy trong lòng
Lênh đênh khói sóng, não nùng tâm tư
Nguyễn Tâm Hàn
Hạc đã xa bay
Người tiên không trở lại
Lầu cũ còn đây
Năm tháng đứng trông ai
Vỗ cánh biệt tăm hạc vàng không về nữa
Ngàn năm bàng bạc chỉ mây trắng lưng trời
Cây chốn Hán Dương
lạnh lùng soi bóng nước
Bãi xa Anh Vũ
Cỏ ngày tháng xanh tươi
Quê hương giờ đâu…
bóng chiều dần phủ xuống
Sương khói mờ sông
tâm trĩu nặng… tơi bơi
Nguyễn Tâm Hàn
Người xưa đi mất với hạc vàng,
Đây lầu Hoàng Hạc đứng trơ gan.
Một thuở hạc vàng đi biền biệt,
Nghìn năm mây trắng bay miên man.
Sông tạnh Hán Dương cây rạng rỡ,
Cỏ thơm Anh Vũ bãi ngút ngàn.
Quê nhà mờ khuất chiều lặng tắt,
Sông sầu khói sóng, dạ nát tan.
Phụng Hà
Người xưa cỡi hạc xa rồi
Lầu vàng vẫn đứng trông vời xa xăm
Hạc bay biền biệt mù tăm
Lưng trời mây trắng ngàn năm lững lờ
Hán Dương cây đứng ơ thờ
Bãi Anh Vũ trải một bờ cỏ xanh
Chiều buông hẳn nhớ quê mình?
Nhìn theo khói sóng mông mênh nỗi sầu
SongNguyễn HànTú
Xa rồi hoàng hạc hút chân mây
Lầu vắng chơ vơ đứng chốn này
Từ thuở hạc vàng xa xôi khuất
Còn đây mây trắng lững lờ bay
Hán Dương cao vút cây vươn đứng
Anh Vũ xanh mơn cỏ mọc dầy
Chiều xuống lòng vương sầu viễn xứ
Nhìn theo khói sóng chạnh niềm tây
SongNguyễn HànTú
Người xưa cưỡi hạc vàng bay đi
mất
Để tòa nhà nay gọi Hoàng Hạc Lâu
Hạc bay đi mãi mãi chẳng quay đầu
Mây trắng vẫn ngàn năm bay lờ lững
Bờ sông mát Hán Dương cây còn đứng
Cỏ thơm xanh bãi Anh Vũ khoe màu
Trời chiều rồi quê cũ vọng về đâu?
Trên sông nước khói sóng mờ buồn quá .
Nguyễn Minh
Người xưa cưỡi hạc đi rồi
Chỉ còn lầu Hạc lẻ loi chốn này
Hạc vàng chẳng trở về đây
Ngàn năm mây trắng còn bay giữa trời
Cỏ thơm Anh Vũ bời bời
Hán Dương cây tốt rạng ngời sông sâu
Hoàng hôn quê ở nơi đâu
Lặng nhìn khói sóng gợn sầu trên sông.
Nguyễn Thành Ân
Người xưa cỡi hạc đi rồi
Để cho lầu hạc nơi này trống không.
Hạc vàng đi mãi không hoàn
Nghìn năm mây trắng vẫn còn bay bay.
Hán Dương sông tạnh cây bày
Bãi xanh Anh Vũ rậm dày cỏ thơm.
Quê nhà đâu nhĩ hòang hôn?
Trên sông khói sóng khiến buồn người ta!
Hạ Huyền
Lầu Hạc vàng
(Bản dịch 1)
Người xưa cưỡi hạc lên trời
Để trên mặt đất nằm phơi lầu này
Hạc vàng về chốn xa xăm
Ngẩn ngơ mây trắng ngàn năm lạc bày
Hán dương tạnh rõ từng cây
Bãi Anh vũ cỏ thơm dày mướt xanh
Lầu cao, chiều ngóng quê mình
Sông dày khói sóng, thi nhân nổi sầu
(Bản dịch 2)
Hạc vàng đưa người xưa đi đâu
Trơ giữa chiều vàng hoàng Hạc lâu
Cõi trời thăm thẳm, xanh ngơ ngác
Ngàn năm cô quạnh, mây bạc đầu
Cổ thụ Hán Dương xanh vời vợi
Cỏ mềm Anh Vũ mượt mà thơm
Khói sóng sông chiều sầu khôn nói
Cố hương xa ngóng ngẩn ngơ buồn.
Trần văn Thường
Hạc vàng, người cỡi di rồi,
Nơi đây, lầu Hạc bên trời bơ vơ.
Hạc đi, trở lại bao giờ,
Nghìn năm, mây trắng hững hờ còn bay.
Hán-Dương, sông bóng hàng cây,
Bãi Anh-Vũ vẫn xanh đầy cỏ thơm.
Quê hương đâu lúc hoàng hôn,
Trên sông khói sóng khiến buồn người ta!...
Anh-Nguyên
Hạc vàng người cưỡi đã đi đâu
Chốn ấy còn trơ dáng Hạc lầu
Một vắng phượng hoàng biền biệt mãi
Nghìn năm mây trắng vẩn vơ trầu
Hán Dương bến nước cây in bóng
Anh Vũ bờ thơm cỏ xanh màu
Lữ thứ chiều nhìn quê khuất bóng
Trên sông khói sóng gợi u sầu
Hoàng Thiên Kim
Người xưa cưỡi hạc bay đi
mất
Để Hoàng Hạc đứng thật bơ vơ
Hạc vàng một thuở khuất mờ
Nghìn năm mây bạc lững lờ bay bay
Hán Dương sông tạnh cây soi bóng
Bến châu Anh cỏ óng xanh màu
Chiều nhìn chẳng thấy quê đâu
Mênh mông khói sóng gợi sầu lòng ai?
xxx
Cỡi hạc người xưa vút tận trời
Đất này lầu Hạc quá chơi vơi
Một đi cánh hạc không về nữa
Mây trắng ngàn năm man mác trôi
Cây bến Hán Dương dòng nước lặng
Cỏ bờ Anh Vũ vẫn thơm tươi
Bâng khuâng chiều xuống đâu quê cũ
Khói sóng khơi buồn sông nước ơi
Hoàng Hà Vũ Quang Hân
Hạc đã mang người vút bóng mây
Còn đây Hòang Hạc trơ vơ đài
Hạc vàng một thuở đi không lại
Mây trắng ngàn năm bay vẫn bay
Hán Dương sông biếc cây soi rợp
Anh Vũ bãi xanh cỏ mọc đầy
Quê hương đâu hỡi ! chiều hôm xuống
Khói sóng đầy sông khiến thở dài
Mặc Thủy
Lầu Hoàng hạc
Người xưa cởi hạc biết về đâu,
Hoàng hạc lầu nay đứng dãi dầu.
Bay mất,hạc vàng không trở lại,
Du hoài,mây trắng mãi ngàn sau.
Hán Dương sông tạnh,cây mờ nắng,
Anh Vũ cỏ thơm,bãi biếc màu.
Quê cũ vời trông chiều khuất bóng,
Trên sông khói sóng khiến ai sầu.
Viên Thu
Người xưa cỡi hạc đi đâu
Mái lầu Hoàng Hạc âu sầu còn đây
Hạc vàng xa mãi ai hay
Ngàn năm mây trắng còn bay, bay hoài.
Hán Dương sông lặng hàng cây
Cỏ xanh Anh Vũ chạy dài bờ xa
Chiều buông lòng nhớ quê nhà
Khói giăng đầu sóng lòng ta gợn buồn.
Thanh Tâm
Người xưa cỡi hạc bay xa rồi
Đất cũ còn lầu Hoàng Hạc thôi !
Hoàng hạc bay đi không trở lại
Mây trời dịu dặc mãi còn trôi
Rặng cây rũ bóng Hán Dương ấy
Cồn cỏ vương hương Anh Vũ ơi !
Quê cũ là đâu chiều vẫn ngóng
Khói mờ sông vắng dạ bồi hồi !!!
Lâm trung Phú
… Và
tôi ăn theo
Dịch lần I tại Đường Xuồng khi ngồi
ngóng về ngôi nhà cũ ở Thới An (Gò Quao) 5.5.2000
Người xưa cưỡi hạc bay rồi,
Lầu trơ
trọi giữa khoảng trời trống không.
Hạc bay về chốn vô cùng,
Còn
chăng mây trắng ngàn năm thẫn thờ.
Cây soi sông nắng ơ hờ,
Lao xao
ngọn cỏ ven bờ thơm thơm.
Quê xưa khuất, bóng chiều buông,
Sông
đầy khói sóng gieo buồn cho ai.
Dịch lần
II khi đi trên sông Cái Lớn lúc giờ chiều 9-4-2001 khi thấy thất Cao Đài vàm Thầy Quơn (Vĩnh Hòa, Vĩnh Thuận)
Con
hạc vàng và người xưa mất biệt,
Để
lầu buồn ngơ ngáo giữa trời không.
Hạc
bay đi mà đếch thèm trở lại,
Trời
hiu buồn chở mây trắng chạy rong.
Giòng
sông tạnh xô hàng cây hắt bóng
Cỏ
thơm đầy bãi quạnh rối lung tung.
Quê
hương ở nơi nào chiều đỏ choét,
Rã
ruột rầu khói sóng tỏa trên sông.
TP.
Rạch Giá 10.2.2007 dịch lần III khi đọc bài viết của Nguyễn Huệ Chi về
bản dịch của Vũ Hoàng Chương
Người cỡi hạc bay biệt vụt
rồi.
Mình êng lầu đứng giữa trời
chơi.
Hạc
bay tuốt luốt không quay lại,
Mây
trắng ơ hờ vẫn mãi trôi.
Sông
tạnh trong ngần cây hắt bóng,
Bãi xa
xanh biếc cỏ
thơm hơi.
Chiều
buông tịch mịch hồn quê cũ,
Khói
sóng trên sông buốt dạ người.
Dịch lần IV khi qua phà Tắc Cậu nhìn về
hướng quê nhà Cái Mới Lớn ngày 15.7.2007
Ai
người cưỡi hạc bay rong
Để lầu Hoàng Hạc trống không thế này
Hạc không trở lại nữa rồi
Tội vầng mây trắng buồn trôi xập xùi
Cây soi sông nắng ngậm ngùi
Cỏ xanh biếc phập phều phơi bãi buồn
Bóng chiều gợi nhớ cố hương
Khói trên sông tỏa nỗi buồn mang mang.
TP. Rạch Giá 23.12.2007 dịch lần V khi
đọc bản dịch của Trương Nam Hương
Người
vẽ hạc rồi cưỡi hạc bay.
Lầu
không cô quạnh bấy lâu nay.
Vô
tình bay tuốt. Ôi con hạc,
Lơ
lửng trôi hoài. Ới bóng mây.
Cây
đứng ven sông cùng nắng chiếu,
Cỏ
thơm bãi quạnh tỏa xanh đầy.
Cố
hương vời vợi trong chiều lạnh,
Gieo
buốt chi lòng khói sóng ơi.
Nhưng có lẽ bài thơ mà tôi đắc ý
nhất lại là một bài mà tôi viết khoảng tháng 9 năm 1978 khi tôi theo tàu đò đi
buôn gạo lậu cò con. Tôi bất ngờ gặp lại khi lục lọi trong cái túi cũ nát của
tôi khi dở ngôi nhà trong quê.
ĐỌC HOÀNG HẠC LÂU Ở VÀM THẦY QUƠN
VÀ NHỚ VỀ CÁI MỚI LỚN
Lũ chim
dòng dọc bay đi mất,
Để thất
Cao Đài mãi đứng không.
Chim đã
mù bay về biệt vụt,
Mây còn
trắng lốp giữa mênh mông.
Sông
quê hửng nắng bần soi bóng,
Bãi
quạnh thơm hơi cỏ phập phồng.
Quê cũ
chìm đâu trong ráng đỏ,
Buốt
lòng thương nhớ khói trên sông.
Tôi trích rất ít
thơ của Tản Đà, cũng không nói gì về bài thơ Thề Non Nước là vì tôi không thể
nào nói hết ra được lòng mình về ông. Một thứ cảm xúc như say như tỉnh, như
buồn như vui kéo dài suốt từ núi Tản Viên đến Thạch Động. Mênh mang từ sông
Hồng truyền qua bao nhiêu con sông để đến sông Cửu rồi theo nước, theo xuồng
qua bao con rạch, con kênh đào để đến giòng sông Cái Lớn. Non đấy, nước này đã
làm thành một giang sơn của thơ và tôi chìm trong đó. Chỉ có vậy thôi. Vâng,
với tôi thì Tản Đà chỉ có vậy thôi.
Nhưng
bài thơ buồn nhất của cuộc đời ông lại không phải do ông viết;
Có đàn con trẻ nheo nheo
Có
dăm món nợ eo sèo bên tai
Chừng
lâu rượu chẳng về chai
Nhện
giăng giá bút một vài đường tơ
Nghiên
soi lớp lớp bụi mờ
Mọt
ôn tờ lại từng tờ cổ thi.
Trần Huyền Trân
Được a
Trả lờiXóamáy tính hà nội
màn hình máy tính
mua máy tính cũ
màn hình máy tính cũ