Người theo dõi

Thứ Năm, 11 tháng 8, 2016

MỘT NỖI NGẬM NGÙI KHI ĐỌC THƠ NGÔ THÌ NHẬM

           MỘT NỖI NGẬM NGÙI KHI ĐỌC THƠ NGÔ THÌ NHẬM

Tượng thờ Ngô Thì Nhậm

 Ngô Thì Nhậm (; còn gọi là Ngô Thời Nhiệm 吳時; 25/10/17461803), tự là Hy Doãn (希尹),  hiệu là Đạt Hiên(達軒), là danh sĩ, nhà văn đời hậu LêTây Sơn, người có công lớn trong việc giúp triều Tây Sơn đánh lui quân Thanh. Ngô Thì Nhậm xuất thân gia đình vọng tộc chốn Bắc Hà, là con Ngô Thì Sĩ, người làng Tả Thanh Oai, ngày nay thuộc huyện Thanh Trì Hà Nội.
Ngô Thì Nhậm thông minh, học giỏi, sớm có những công trình về lịch sử. Ông thi đỗ giải nguyên năm 1768, rồi tiến sĩ tam giáp năm 1775. Sau khi đỗ đạt, ông được bổ làm quan ở bộ Hộ dưới triều Trịnh, được chúa Trịnh Sâm rất quý mến. Năm 1778 làm Đốc đồng Kinh BắcThái Nguyên. Khi đó cha ông làm Đốc đồng Lạng Sơn. Cha con đồng triều, nổi tiếng văn chương trong thiên hạ.
Sau Vụ án năm Canh Tý (1780), ông bị nghi ngờ là người tố giác Trịnh Khải nên phải bỏ trốn về quê vợ ở Thái Bình lánh nạn.
Năm 1788, Nguyễn Huệ ra Bắc lần hai, xuống lệnh "cầu hiền" tìm kiếm quan lại của triều cũ. Danh sĩ Bắc Hà đã đầu quân cho nhà Tây Sơn từ trước đó mới chỉ có Trần Văn Kỉ,Ngô Văn Sở  Đặng Tiến Đông. Tuy vậy, tới thời điểm này thì cả vua Lê lẫn chúa Trịnh đều đã đổ. Ngô Thì Nhậm và một số thân sĩ Bắc Hà khác như Phan Huy Ích, Bùi Dương Lịch; các tiến sĩ Ninh Tốn, Nguyễn Thế Lịch, Nguyễn Bá Lan; Đoàn Nguyễn Tuấn (anh rể Nguyễn Du); Vũ Huy Tấn; Nguyễn Huy Lượng (tác giả "Tụng Tây Hồ phú")...lần lượt ra làm quan cho nhà Tây Sơn. Sử cũ viết khi được Thì Nhậm, Nguyễn Huệ mừng mà rằng: "Thật là trời để dành ông cho ta vậy", và phong cho ông chức Tả thị lang bộ Lại, sau lại thăng làm thượng thư bộ Lại-chức vụ cao cấp nhất trong Lục bộ.
Cuối năm Mậu Thân (1788) do vua Lê Chiêu Thống cầu viện, 29 vạn quân Thanh kéo sang Đại Việt, với chiêu bài diệt Tây Sơn dựng lại nhà Lê. Ngô Thì Nhậm đã có kế lui binh về giữ phòng tuyến Tam Điệp - Biện Sơn (Ninh Bình) góp phần làm nên chiến thắng của nhà Tây Sơn.
Năm 1790, vua Quang Trung đã giao cho Ngô Thì Nhậm giữ chức Binh bộ thượng thư. Tuy làm ở bộ Binh, nhưng Thì Nhậm chính là người chủ trì về các chính sách và giao dịch ngoại giao với Trung Hoa. Ông là người đứng đầu một trong những sứ bộ ngoại giao sang Trung Hoa.[6]
Sau khi Quang Trung mất, ông không còn được tin dùng, quay về nghiên cứu Phật học.
Sau khi Gia Long tiêu diệt nhà Tây Sơn, Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích, Nguyễn Thế Lịch và một số viên quan triều Tây Sơn thì bị đánh bằng roi tại Văn Miếu năm 1803. Nhưng do trước đó có mâu thuẫn với Đặng Trần Thường nên cho người tẩm thuốc vào roi. Sau trận đánh đòn, về nhà, Ngô Thì Nhậm chết.
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%C3%B4_Th%C3%AC_Nh%E1%BA%ADm

                                                                *** *** *** 

Nhà Nguyễn Tây Sơn xuất hiện trên vũ đài chính trị Đại Việt như một cơn chớp giật. Cả nước đang chờ đợi một cuộc thống nhất. Nhưng lại tạo ra cái thế phân liệt mới. Lần này mới là phân liệt thật sự trong một đất nước chưa kịp hoàn thành cương vực mới. Cuộc khởi nghĩa Tây Sơn ngay trong những ngày đầu đã mang trong bản thân một mầm mống phân liệt. Nếu như vua Quang Trung và chung quanh ông là những nhân tài kiệt xuất, thì trong gia đình đình ông còn có một Nguyễn Nhạc chí mọn, tính cách thảo khấu không bị triệt tiêu theo sự phát triển của đại cục mà lại lớn thêm. Một Nguyễn Lữ ương hèn, mê tín, một Cảnh Thịnh trẻ con. Và anh em nhà Tây Sơn lại chia ba đất nước, tàn sát lẫn nhau, đùa đẩy lòng dân về với Nguyễn Phúc Ánh, cháu nội Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát, đã trở nên một thế lực mới. Vua Quang Trung lại mất trong lúc thế nước còn đầy rối rắm. Âm vang của chiến công Rạch Gầm, Đống Đa và tài đức của vua Quang Trung không đủ sức cố kết lòng dân. Nguyên nhân cái chết ấy phải chăng là do bế tắc trước cách giải quyết sự mâu thuẩn giữa tình  anh em và đại cục. Trong thế nước loạn ly ấy nổi lên hai bài Phú; Tụng Tây Hồ Phú của Nguyễn Huy Lượng, Chiến Tụng Tây Hồ Phú của Phạm Thái. Nội dung hai bài Phú chứng tỏ nhân tâm trong thời kỳ Nguyễn Tây Sơn đang phân hóa mạnh mẽ. Tác giả của hai bài phú là những nhân vật có vai vế trong giới sĩ phu. Cuộc bút chiến đầu tiên trong lịch sử ắt phải có một tác động rất lớn. Nhưng tình hình lúc bấy giờ, bài Chiến tụng Tây Hồ Phú có tác động mạnh hơn. Không thể phân tích hiệu ứng của hai bài Phú này trong vài trang giấy. Nhưng có thể khẳng định là thời cuộc đã thúc đẩy văn Nôm tiếp nối Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm bằng cái mượt mà của Chinh Phụ Ngâm, Cung Oán ngâm khúc, diễm lệ của Tụng Tây Hồ, đanh thép của Chiến Tụng Tây Hồ, báo hiệu một thời hoàng kim của tiếng nói dân tộc đã đến.
           

NGÔ THÌ NHẬM (1746-1803)
Trong những ngày tháng đầu tiên của triều Tây Sơn. Ngô Thì Nhậm xuất hiện. Xuất thân trong một gia đình danh gia vọng tộc. Ngô Gia Văn Phái, ông được thừa hưởng một nền giáo dục Nho giáo hoàn chỉnh và trở thành một con người trí dũng song toàn. Ông đã giúp vua Quang Trung vận trù quyết sách đánh tan tành 20 vạn quân xâm lược nhà Thanh. Nhưng thời cuộc đã chẳng chiều người. Vua Quang Trung mất đi khi tài năng ông đang ở đỉnh cao. Người tri kỷ mất đi đã làm cho ông bị hụt hẩng. Người kế vị vua Quang Trung nhanh chóng làm cho thế lực suy vi. Trong những ngày tháng cuối đời ông đã trở thành một cư sĩ đđạo Bụt với pháp danh Hải Lượng. Ông không làm thơ Nôm. Rất tiếc. Nhưng thơ chữ Hán của ông là cả một nỗi niềm. Những nỗi niềm ấy được diễn đạt bằng ngọn bút tài hoa nên đầy chất trữ tình chứ không khô khốc như những nhà Nho chính hiệu.

江 天 娩 少
萬 頃 煙 波 浸 擘 蓮
            
            
            
            
            
            
            

GIANG THIÊN VÃN THIẾU
Vạn khoảnh yên ba tẩm bích liên
Bình phân sơn sắc hốt du nhiên
Thương mang vọng ngoại trùng sơn nhạc
Khiết oánh hồ trung nhất thủy thiên
Đào độ phong cao ngư phố địch
Hàn sa nguyệt đạm viễn thôn yên
Thanh quang nhãn khoát nùng ngâm hứng
Bán bức vân hà lạc chiếu biên.
Ngô Thì Nhậm

TRỜI NƯỚC CHIỀU THU
Sắc núi lờ mờ ngắm nghía chơi
Dập dềnh vạn sóng cánh sen bơi
Mắt hai con ngó non cùng núi
Chung một xanh trong nước lẫn trời
Sáo quyện hương đào, thơm bến cá
Khói xa cát lạnh, nhạt trăng soi
Trời xanh lồng lộng thơ tràn ý
Lơ lửng hồng mây tận cuối trời
QT.NHN

            湯 陰 道 中 秋 晚 野 望
秋 光 侵 古 道
        
        
        
        
        
        
        

THANG ÂM ĐẠO TRUNG,
THU VÃN DÃ VỌNG
Thu quang xâm cổ đạo
Hành khách xúc chinh an
Tịch chiếu hàm sơn đạm
Kim phong bạc mộ hàn
Dã vu thiên mạt tận
Đê liễu thủy trung tàn
Cô lộ vân du khứ
Hương tâm dục khiển nan
Ngô Thì Nhậm

TRÊN ĐƯỜNG THANG ÂM
NGẮM CHIỀU THU QUA TRÊN ĐỒNG
Khách lặng yên trên ngựa
Đường xưa nắng thu vàng
Ráng hồng tươm núi thẫm
Gió lạnh buốt chiều sang
Bến nước buồn, liễu rủ
Tít trời xa, cỏ tàn,
Cò bay cùng mây trắng
Quê cũ hồn mênh mang
QT.NHN
                                                                       
再 經 禪 林 寺
      
      
      
      
      
      
      
  西    

TÁI KINH THIỀN LÂM TỰ
Tướng phủ phồn hoa cục dĩ di
Thôn cương cổ sát thượng y y
Hàn tuyền cảnh thế đam quyền lợi
Khô thụ trào nhân tác phúc uy
Ký vãng thị phi, vân biến hóa
Như Lai sắc tướng, nguyệt minh huy
Kinh qua cố để trùng hồi thủ
Vi điếu tây phong loại nhất chi
Ngô Thì Nhậm

ĐẾN CHÙA THIỀN LÂM LẦN SAU
Dinh phủ đìu hiu thế cục tàn
Làng quê chùa cũ vẫn y chang
Răn người hám lợi, giòng khe buốt
Cười kẻ khoe oai, gốc củi tàn
Phải trái việc đời, mây lãng đãng
Xưa nay phép Bụt, nguyệt mênh mang
Đi qua chốn cũ quay nhìn lại
Gió rót cho ai một chén tràn
QT.NHN

古 廟
  大        
           
            
            
            
            
            
時 有 飛 雲 去 又 來

CỔ MIẾU
Hà đại hoang từ bán dĩ đồi
Đoạn bi vô tự ỷ không giai
Thạch lô lãnh lạc điền thanh thảo
Họa bích điêu linh ế lục đài
Cổ thụ tịch dương cầm điểu loạn
Không sơn dạ vũ quỷ thần ai
Nghĩ tầm di tích vô nhân đáo
Thời hữu phi vân khứ hựu lai
Ngô Thì Nhậm
MIẾU CŨ
Miếu xưa hoang lạnh từ lâu lắm
Lăn lóc bia không nét chữ nhòa
Lạnh ngắt lò hương xanh cỏ dại
Lam nham tường cũ vệt rêu mờ
Tàng cây bóng xế bầy chim rộn
Hốc núi đêm mưa lủ quỷ đùa
Biết hỏi ai đây tìm dấu cũ
Bay qua bay lại đám mây hờ
QT.NHN

TỨC CẢNH
Thương mang hoang ổ tiếp hàn sa
Thủy tĩnh, phong vi thạch thế tà
Nhất thốc lâu đài khai thế giới
Bán sơn thảo tụ biệt niên hoa
Thời giao cầm vận minh xuân điểu
Độc thiến đăng quang chiếu mộ hà
Bĩ thái bất quan trần hải cục
Bạch vân thâm xứ vũ tiên gia
Ngô Thì Nhậm
Mênh mang bãi cát, xóm đìu hiu
Đá nhổm, khe trong, gió nhẹ hều
Trơ trụi một lầu mây gió tới
Biếc xanh nửa núi cỏ hoa treo
Bầy chim hót tết nên muôn điệu
Lẻ ánh đèn lên dõi ráng chiều
Sướng khổ rồi quên không bận bịu
Vùng sâu mây trắng bủa quanh lều
QT.NHN
  
Những bài thơ của ông còn để lại đều có một giá trị văn học lớn, nhưng hậu thế ít biết đến. Có lẽ số phận những bài thơ ấy cũng không may mắn như cuộc đời tác giả. Không hiểu sao nền giáo dục hiện đại đã không chấp nhận văn học Hán Nôm, nên không đưa vào chương trình giảng dạy. Điều này vô tình tạo cho con cháu mai sau nhìn về tiền nhân bằng một cái nhìn lơ đãng. Dù trong sách giáo khoa hiện đại hết lời ca ngợi triều đại Tây Sơn.

Từ xưa và mãi đến bây giờ, mùa thu luôn luôn là một hấp lực mạnh mẽ với các nhà thơ. Ngô Thì Nhậm cũng không ngoại lệ, như những nhà thơ khác thơ mùa thu luôn luôn có một chút gì đó vương vướng lòng ông và tất nhiên cũng vương vướng lòng ta. Nhưng cái vương vướng ấy không hề là một cái gì đó thoảng qua.

秋 月
愁 把 壺 樽 扥 晚 
            
            
            

THU NGUYỆT
Sầu bả hồ tôn thác vãn song
Nhất luân quế phách ảnh thiên giang
Khách hoài dục phóng Lư Câu bộ
Hà xứ nhàn lâu địch sổ xoang
Ngô Thì Nhậm
TRĂNG THU
Ráng đỏ pha hồng rượu dưới hiên
Mặt sông lấp loáng ánh trăng nghiêng
Cầu Lư dượm bước xui lòng khách
Tiếng sáo lầu không giục điệu buồn
QT.NHN


秋 水
寒 潭 潦 靖 水 如 銀
            
            
            

THU THỦY
Hàn đàm lạo tĩnh thủy như ngân
Đảo ảnh trường không họa bất chân
Tu mấn xâm sầu đa cải hoán
Kỉ kham vãn bộ hướng phương tân
Ngô Thì Nhậm
NƯỚC THU
Hồ lặng mưa yên trăng trắng lóa
Trời xanh vẽ bóng nước trong ngần
Sầu xui râu tóc tươm mây trắng
Hương bến thơm ngần ngại bước chân
QT.NHN

秋 菊
     滿 
      
      
      

THU CÚC
Cao tiết xung hàn phóng mãn sơn
Độc siêu quần hủy điểm thu nhan
Hốt tư cựu tuế đông ly hạ
Đối tửu khan anh tận nhật nhàn
Ngô Thì Nhậm
THU CÚC
Bóng núi kìa cao cơn rét đậm
Một hoa rực rỡ chấm gương thu
Dưng không giậu cũ đông gây nhớ
Cúc tỏa nhàn hương chén rượu chiều
QT.NHN

秋 夜
      
 滿     
      
      
THU DẠ
Nghiêm thiên nhập dạ bội thanh lãnh
Lộ mãn viên lâm, nguyệt mãn đình
Hàn ngũ canh tâm la giác vận
Bất kham lữ quán đới sầu thanh
Ngô Thì Nhậm
ĐÊM THU
Đêm lạnh lẽo chi mà lắm thế
Sân trăng im ắng, mịt sương về
Tiếng khèn trăn trở năm canh buốt
Dội tiếng hiu buồn quán nửa khuya
QT.NHN

 
      
      
      
      
THU CHÂM
Thanh tòng nguyệt dạ tam thiên hộ
Hưởng động Trường An thập nhị nhai
Viễn thú vị ư năng đáo nhĩ
Thiên ư Hoa dịch đảo thu hoài
Ngô Thì Nhậm
TIẾNG CHÀY ĐÊM THU
Tiếng chày nện vải theo trăng đến
Phường phố Trường An dượm dượm buồn
Liệu có ai nghe ngoài ải lạnh
Lòng người đi sứ bóng thu buông
QT.NHN

 
      
      
      
      
THU KHUÊ
Hương hoài đa thiểu vị thùy tăng?
Cưỡng lý tàn trang lãnh bất thăng
Tối thị liên niên chinh phụ tứ
Kỉ hồi mặc tọa bốc hoa đăng
Ngô Thì Nhậm
PHÒNG THU
Nhớ ai, ai nhớ, ai thương nhớ?
Gượng điểm trang chi để buốt lòng
Chinh phụ thêm năm thêm khắc khoải
Hoa đèn bói mãi cũng như không
QT.NHN

Người viết là một kẻ “khùng thơ”, Tập làm thơ và những thứ gì có liên quan tới thơ là không thể bỏ qua, nên việc đọc và say thơ Ngô Thì Nhậm là một lẽ tất nhiên. Nhưng ông là một nhân vật lịch sử nên vấn đề có khác. Thời thế đã đẩy đưa ông đến với người tri âm, tri kỷ, nhưng cũng chính thời thế đã đưa ông đến cửa thiền và cùng chính thời thế đã đem đến cho ông cái chết vì thói nhỏ nhen. Và dù bất cứ ở đâu trong bất cứ giai đoạn nào của thời thế thì ông vẫn là ông với những ngậm ngùi, Thời thế và lịch sử có thể quên ông. Nhưng thơ ông thì không thể nào bị quên đi, chí ít vẫn còn kẻ “khùng thơ” này vẫn nhớ về ông.
Rạch Giá ‎ngày ‎03.10. ‎2013
Quán Tâm.Nguyễn Hiền Nhu


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét