Người theo dõi

Thứ Tư, 17 tháng 8, 2016

TẢN MẠN MỘT CHÚT VỀ NHO GIÁO

TẢN MẠN MỘT CHÚT VỀ NHO GIÁO


Có lẽ nên lấy câu này của thiền sư Cứu Chỉ (sống vào thời vua Lý Thánh Tông) làm nền để có những nhận định về sự tác động của Nho giáo và khẳng định tư tưởng Âu Lạc trong suốt qua trình lịch sử của đất nước.
孔万執有,莊老若無.世俗之典非解脫法.唯有佛法不許有無可了生死”
“ Khổng Mặc chấp hữu. Trang Lão nhược vô. Thế tục chi điển phi giải thoát pháp. Duy hữu Phật pháp bất hứa hữu vô, khả liễu sinh tử”
Có nghĩa là : Không Mặc dính vào cái có. Lão Trang vướng vào cái không. Duy có đạo Bụt chẳng nói có không, nên giải quyết rốt ráo chuyện sống chết”
Một cái tuyệt đối, một cái không mơ màng. Không lẫn vào nhau để trở thành một thể để tồn tại là một điều thật lạ. Đặt Khổng Mặc (có) và Lão Trang (không) riêng ra, không liên hệ gì với nhau là một điều không ổn. Trong thực tế có nhiều nho Tàu lẫn Nho ta đều có cả hai. Khi đắc thời đắc thế thì Nho, lúc hết pin thì Lão. Tính hai mặt đã lộ rõ mà ít ai biết rằng lưng bàn tay và lòng bàn tay thì cũng chỉ là một bàn tay.



Muốn thấu hiểu một cách triệt để không phải là một việc dễ dàng. Bởi vì qua 2500 tồn tại, Nho giáo luôn luôn bổ sung thay đổi, từ mục đích ban đầu là đáp ứng yêu cầu cuộc sống của con người sang đáp ứng yêu cầu của quyền lực. Nhưng có một thứ không hề thay đổi. Đó là chưa bao giờ thiết lập được khái niệm “bình đẳng giữa con người và vạn vật“ hay nói một cách khác là Nho giáo luôn luôn chủ trương con người là chủ thể của vạn vật. Tất cả giáo điều được lập ra như; lễ, nghĩa, liêm, sĩ, rồi thành, tín, rồi tam cang, ngũ thường được đặt trên cơ sở chữ Nhân (). Nhân là cách cư xử tốt với mọi người. Nhân là trung tâm của các đức tính: tình cảm chân thật, ngay thẳng; hết lòng vì nghĩa; nghiêm trang, tề chỉnh; rộng lượng, khoan dung và siêng năng cần mẫn. Người có đức Nhân chỉ hành động vì nhân nghĩa, đối lập với kẻ bất nhân chỉ hành động vì lợi.

Nhưng sau đó, dù trải qua bao biến thiên cũng chỉ nhắm vào mục đích duy nhất này. Kể cả khi công nhận quyền lực của thiên nhiên cũng chỉ nhằm mục đích nêu trên. Nhưng cái chữ Nhân ban đầu càng lúc càng phai nhạt.

Nếu như Nho giáo bắt đầu từ Khổng Tử (孔子; còn gọi là Khổng Phu Tử 孔夫子; 27/8/551–11/4/479.âl.tcn) chỉ nằm vừa vặn vào trong khuôn viên của một quốc gia, chủ yếu là một triều đình. Nhưng nó cũng vẫn còn tính hồn hậu.
Những lời dạy của ông dược ghi trong Luận Ngữ mà sau này Chu Hy (朱熹,  tự là Nguyên Hối, hiệu là Hối Am, sinh ngày 18.10.1130 tại Vưu Khê,  Phúc KiếnTrung Quốc, mất ngày 23.4.1200.) làm nên một trong những tác phẩn kinh điển của Nho giáo là Tứ Thư:
Chúng bao gồm:
Đại Học (大學 ): Một chương trong Kinh Lễ
Trung Dung (中庸 ): Một chương khác trong Kinh Lễ
Luận Ngữ (論語 ): Cuốn sách ghi chép lại những lời dạy của Khổng Tử và do học trò của ông ghi chép lại
Mạnh Tử (孟子 ): Sách ghi chép lại những cuộc đối thoại của Mạnh Tử và một số vị vua trong thời kỳ ông sống. Bốn bộ sách nầy được các học trò của Khổng Tử biên soạn sau khi ông mất.
Ngoài ra, ông còn soạn thảo và hiệu đính:
Ngũ Kinh là năm quyển kinh điển trong văn học Trung Hoa dùng làm nền tảng trong Nho giáo. Năm quyển Ngũ Kinh gồm có:
Kinh Thi (  ): sưu tập các bài thơ dân gian có từ trước Khổng Tử, nói nhiều về tình yêu nam nữ. Khổng Tử san định thành 300 thiên nhằm giáo dục mọi người tình cảm trong sáng lành mạnh và cách thức diễn đạt rõ ràng và trong sáng. Một lần, Khổng Tử hỏi con trai "học Kinh Thi chưa?", người con trả lời "chưa". Khổng Tử nói "Không học Kinh Thi thì không biết nói năng ra sao" (sách Luận ngữ).
Kinh Thư (書經 ): ghi lại các truyền thuyết, biến cố về các đời vua cổ có trước Khổng Tử. Khổng Tử san định lại để các ông vua đời sau nên theo gương các minh quân như Nghiêu, Thuấn chứ đừng tàn bạo như Kiệt, Trụ.
Kinh Lễ (禮記 ): ghi chép các lễ nghi thời trước. Khổng Tử hiệu đính lại mong dùng làm phương tiện để duy trì và ổn định trật tự. Khổng Tử nói: "Không học Kinh Lễ thì không biết đi đứng ở đời" (sách Luận Ngữ).
Kinh Dịch (易經 ): nói về các tư tưởng triết học của người Trung Hoa cổ đại dựa trên các khái niệm âm dương,bát quái,... Đời Chu, Chu Văn Vương đặt tên và giải thích các quẻ của bát quái gọi là Thoán từ. Chu Công Đán giải thích chi tiết nghĩa của từng hào trong mỗi quẻ gọi là Hào từ. Kinh Dịch thời Chu gọi là Chu Dịch. Khổng Tử giảng giải rộng thêm Thoán từ và Hào từ cho dễ hiểu hơn và gọi là Thoán truyện và Hào truyện.
Kinh Xuân Thu (春秋 ): ghi lại các biến cố xảy ra ở nước Lỗ, quê của ông. Khổng Tử không chỉ ghi chép như một sử gia mà theo đuổi mục đích trị nước nên ông chọn lọc các sự kiện, ghi kèm các lời bình, sáng tác thêm lời thoại để giáo dục các bậc vua chúa. Ông nói: "Thiên hạ biết đến ta bởi kinh Xuân Thu, thiên hạ trách ta cũng sẽ ở kinh Xuân Thu này". Đây là cuốn kinh Khổng Tử tâm đắc nhất, xuân thu có nghĩa là mùa xuân  mùa thu, ý nói những sự việc xảy ra.
Kinh Nhạc: do Khổng tử hiệu đính nhưng về sau bị thất lạc, chỉ còn lại một ít làm thành một thiên trong Kinh Lễ gọi là Nhạc ký. Như vậy Lục kinh chỉ còn có ngũ kinh. 
Nguồn:http://vi.wikiquote.org/wiki/Kh%E1%BB%95ng_T%E1%BB%AD

Hai trăm năm sau. Mạnh Tử  (372–289 tcn; có một số tài liệu ghi: 385–303 hoặc 302 tcn) đã làm cho Nho Giáo rộng hơn một chút, sáng hơn một chút khi chủ trương “nhân chi sơ tinh bản thiện”. Chữ Nhân được nới rộng ra thành quan hệ giữa cộng đồng và vạn vật. Cái thú vị của Mạnh Tử là trời không sinh ra quân tử và tiểu nhân. Có sự chia tách ấy là do qua trình sống và tu dưỡng của con người.
Muốn trở thành quân tử thì theo ông la con người phải có cái tâm và biết gìn giữ nó “Quân tử sở dĩ dị ư nhân giả, dĩ kỳ tồn tâm dã. Quân tử dĩ nhân tồn tâm, dĩ lễ tồn tâm” (Quân tử  khác người chỉ là biết giừ gìn cái tâm mà thôi. Lấy nhân mà giữ tâm, lấy lễ mà giữ tâm). Ông còn nói thêm “
Ông cũng nói tiếp “Dưỡng tâm mạc thiện ư quả dục. Kỳ vi nhân giả quả dục, tuy hữu bất tồn yên dã, quả hỹ. Kỳ vì nhân giả đa dục, tuy hữu tồn yên giả, quả hỹ” (Nuôi cái tâm không gì hơn là ít ham muốn. Làm người mà ít ham muốn thì tuy có người không giữ được tâm, nhưng ít lắm. Làm người mà quá nhiều ham muốn, tuy có người giữ được cái tâm, nhưng ít lắm)
Câu “quân xử thần tử, thần bất tử bất trung, phụ xử tử vong tử bất vong bất hiếu” … đã được Mạnh tử chỉnh đốn lại “quân bất minh thần thị bất trung, phụ bất từ, tử nhi bất hiếu”. Từ đó phủ nhận hoàn toàn câu “Trung thần bất sự nhị quân”.
Và có lẽ nên trích dẫn Mạnh Tử một câu nữa thôi: “Bĩ trượng phu dã, ngã trượng phu dã, ngô hà úy bỉ tai. 彼丈夫也,我丈夫也.吾何畏彼哉” (Thánh hiền là trượng phu, ta là trượng phu. Ta sợ gì mà không làm được như thánh hiền”. Một xác lập mang tính cách mạng, nhưng chỉ dành cho đàn ông (trượng phu) thôi. Hóa ra người đàn bà không thể trở thành thánh hiền như Hai bà Trưng, Bát Nàn, Lê Chân, Triệu Trinh Nương, Diệu Nhân, Ỷ Lan. Ông Mạnh Tử cũng quên đi mẹ mình ba lần dời nhà, vì sự trưởng thành của ông. Hành vi này cũng rất xứng đáng trở nên thánh hiền.

Nhưng tới đời Hán với một Đổng Trọng Thư (179 tcn - 117 tcn) như là một ông vua Nho rèm che sáo phủÔng chưa một lần trực diện tiếp xúc với học trò. Những buổi lên lớp của ông dược ngăn che với các học trò bằng một tấm màn. Học trò chỉ được “văn kỳ thinh, bất kiến kỳ hình”. Ông cho đó là lễ nghĩa thầy trò.
Ông chủ trương thuyết “Thiên nhân hợp nhất” nhằm đáp ứng yêu cầu thống trị của Hán Vũ Đế. Nếu như ông trời của Mạnh Tử mờ nhạt và yết thế bao nhiêu thì ông trời của Đổng Trọng Thư uy quyền một cách ghê gớm khi mà khái niệm Thiên Tử (con trời) đồng nghĩa với ông vua đã hình thành một cách cụ thể qua hình tượng  “thế thiên hành đạo” của Hán Vũ Đế.
Hãy đọc một đoạn trong Thiên Nhân Tam Sách “ Tôi xem quảng trời đất và con người quan hệ với nhau thật đáng sợ vậy. Khi quốc gia sắp bị hư hỏng về sự mất đạo. Trời mang tai biến để trách báo. Đã trách bảio mà không biết tự xét. Trời đem đến quái dị để sợ hãi. Thế mà người không biết đổi thì sự bại vong mới đến. Lấy đó mà xem, lòng trời đất đối với đấng nhân quân vẫn có lòng nhân ái mà muốn trước sự ngăn loạn vậy…”
Tất cả do trời (?!). Nhưng ông trời thì không thật mà con trời thì còn mãi đến hôm nay. Khái niệm “ Dân vi quý, xã tắc thừ chi, quân vi khinh” của Mạnh Tử bị đổi ngôi. Và Đổng Trọng Thư đã khuyên Hán Vũ Đế “… Vậy, đấng vương giả muốn làm cái gì nên tìm manh mối ở trời…” Và có mấy ông vua Tàu tìm gặp ông trời để hỏi mệnh. Và manh mối đang từ trời nhảy tuốt vào lòng người (cũng đúng thôi. Dân vi quý mà). Trời chỉ là một cái cớ để thế lực thống trị vin vào và đè đầu cưỡi cỗ thiên hạ và để… đổ thừa.

Sự xuất hiện của Nho giáo, cũng như các tôn giáo hay những giòng tư tưởng khác, không bao giờ là sự phát minh mà là sự phát kiến. Tất cả đều có sẵn trong thiên nhiên và đời sống. Cái khác nhau chính là sự rộng hẹp của môi trường sống và trí tuệ của người người phát kiến.

Trước khi nhìn vào sự xuất hiện của Nho giáo. Hãy xem những phát hiện sau đây của Tiến sĩ Nguyễn thị Thanh:

 “...Khi một môn đồ xuôi Nam đến đất Việt, xin Ðức Khổng-Tử chỉ dạy, ngài nói "... người Bách-Việt miền nam (phía nam Dương-Tử-Giang) có lối sống, tiếng nói, luật lệ, phong tục, tập quán, thức ăn uống riêng..."… "... dân Bách-Việt chuyên làm ruộng lúa mà ăn, không như chúng ta trồng kê và lúa mì. Họ uống nước bằng thứ lá cây hái trong rừng gọi là trà."  Một lần khác Ðức Khổng Tử xác nhận:"Những đạo lý (ngài) viết ra điều là những điều đã có sẵn trong dân gian (dân chúng gốc Bách-Việt)". Chính những đạo lý đó Mông-Cổ hoàn toàn không có vì với Mông-Cổ chỉ có đạo lý của sức mạnh. Vì thế Ðức Khổng-Tử mới lấy đạo lý từ dân gian, viết ra để dạy cho vua quan là giòng giỏi Hán tộc Mông-Cổ.
Ðức Khổng-Tử còn nói rằng: "Dân Bách-Việt rất thích ca múa, vừa làm việc vừa ca vè, hát đối, nói vận (vè, thơ, ca dao), lấy lá cây mang vào người, trá hình múa hát...."  Và Ðức Khổng-Tử cho rằng: "xướng ca vô loại, chẳng nên ca múa như dân nam Man". Nên trong thời gian đô hộ quan Tàu cấm dân ta múa hát trong những ngày lễ lạc.
Nhưng hát-bội hay hát-bộ (vừa hát vừa làm bộ điệu) gốc Bách-Việt mà Tàu rất thích nên họ phát triển hát bộ (sau nầy lại truyền qua cho Việt-Nam phương thức hát bộ mới, được chế biến thêm. Miền Nam Việt-Nam lại cải biến thêm thành Cải Lương, Tàu lại chế biến thành cải lương Hồ-Quãng).
Sách Hậu Hán Thư quyển 14 viết lại "Dân Giao-Chỉ (thủ đô của Bách-Việt phương nam) biết nhiều thủ công nghiệp, luyện đúc đồng và sắt, v.v...."  Sách Cổ Kim Ðồ Thư, Thảo Mộc Ðiếm của Trung-Hoa chép: "Mã Viện tâu vua Tàu, Giao-Chỉ ép mía làm đường phèn: Giao-Chỉ có thứ cây mía ngọt, đem ép lấy nước rồi làm đường phèn."...  "Giao-Chỉ làm giấy mật hương: giấy mật hương làm bằng lá và vỏ cây mật hương trồng ở Giao-Chỉ, giấy mềm, giai và thơm, ngâm nước không bở không nát."
Vậy mà trong quyển ART DE LA CHINE của ông Jean Buhot Les Eu'ditions du Chène, Paris xuất bản tháng Tư năm 1951, tác giả đã viết "Le papier ayant inventé par la Chine dès la dynastie de Hán probablement, on peut croire quil connaissent depuis la même époque deux procédés: lestampage et limpression..."  "Giấy đã được Tàu phát minh ra từ thời nhà Hán, chắc như vậy, và người ta có thể tin rằng cũng vào thời ấy người Tàu đã biết 2 kỹ thuật: rập khuôn bằng tay và in ấn..."  Xem như vậy thì thấy những sự hiểu biết của người Âu-Châu về Trung-Hoa và Việt-Nam vô cùng lệch lạc sai lầm.
 Các sách cổ khác của Trung-quốc như Giao-Châu Ký, Tam Ðô Phủ, Ngô Lục Ðịa Lý Chí, Nam Phương Thảo Mộc Trạng, v.v... đều chép đại lược rằng: "Dân Lạc-Việt trồng lúa mà ăn, dùng lá trà mà uống..." ;...  "... họ biết uống nước bằng lổ mũi..." ;... "... nuôi tằm mà dệt vải..." ;... "... dùng đất sét đào sâu trong đất, thái mỏng phơi khô làm thức ăn quí, dùng làm quà quí để đi hỏi vợ..." ;... "... dùng đá màu làm men gốm..." ; "... dùng mu rùa mà bói việc tương lai..." ;... "... họ dùng một khúc tre dài chừng 1 thước hơn, một dầu có trụ cao làm tay cầm, có giây buộc vào trụ nối lại đằng kia mà làm đàn gọi là độc huyền cầm...". "... họ đem tính tình các con vật mà so sánh với người, rồi họ truyền tụng rằng ngày thứ nhất trời sinh con chuột, ngày thứ hai sinh con trâu, ngày thứ ba trời sinh con cọp ... (chuyện thần thoại của người Dao: gốc tích của 12 con giáp của tử vi ngày nay). Họ biết tìm hiểu các thức ăn nóng mát (tức thuyết âm dương) để trị bệnh, dùng kim đâm vào da thịt lấy máu để trị bệnh (lễ giác bầu), lấy đá hơ nóng áp vào da thịt để trị bệnh..."; "... Họ rất quí các loài chim, biết tập chim biết nói... họ có nuôi nhiều chim trỉ sống trên núi rất đẹp (mà sau nầy Tàu gọi là phụng hoàng)."  Sử Tàu kể rằng vào thời nhà Châu bên Tàu dân Bách-Việt quận Việt-Thường đem tặng vua nhà Châu cặp chim trĩ, sau đó nhờ Tàu dùng xe chỉ nam của Mông-Cổ chỉ đường về.
Những ghi chép thường có tính cách kỳ thị là man di. Nhưng những chuyện huyền thoại cổ của man di như chuyện ông Bàn-Cổ gốc người Dao (xem Bàn-Cổ của Nguyễn Văn Diễn), chuyện bà Nữ-Oa biết đội đá vá trời tức có kinh nghiệm về thời tiết mưa gió, dạy dân theo thời tiết mà trồng trọt, Thần-Nông dạy dân làm ruộng, Viêm-Ðế (vua xứ nóng Bách-Việt) thì dân Mông-Cổ chiếm lấy làm của riêng. Thật ra lúc đầu người Hán không quan tâm đến những câu chuyện hoang đường của dân Bách-Việt. Nhưng khi họ hiểu ý nghĩa triết lý sâu xa của những câu chuyện hoang đường về các Vị, thì họ chép ngay câu chuyện và nhận ngay các Vị có gốc Bách-Việt ấy làm tổ tiên của họ. Họ cũng có lý một phần, vì dân Miêu tộc Trung-hoa có gốc Bách-Việt. Nhưng họ phải hiểu rằng dân Việt-Nam mới là con cháu đính thị của các Vị.
(Việt-Nam, Trung-Tâm Nông-Nghiệp Lúa Nước Và Công-Nghiệp hoá, Xưa Nhất Thế-Giới ; Sunday30/9/2001


Chỉ một đoạn ngắn với những chứng cớ mang đầy tính thuyết phục kèm với những phát hiện gần đây của ngành khảo cổ học. Các nhà khoa học, khảo cổ học… đều nhất trí nền văn minh lúa nước sớm nhất của nhân loại xuất phát từ Đông Nam Á mà chủ yếu là từ người Việt cổ. Từ đó có thể rút ra những điều sau đây:
1.-  Ông Thần Nông chỉ là một con người bình thường, có thể trong một lúc vô tình hay qua những tư duy lâu dài mà tìm ra cách thuần dưỡng cây lúa ma hoang dại, rồi truyền lại cho những người chung quanh và tạo nên tiền đề cho việc khai sinh ra nền văn minh lúa nước, thay thế cho nền lối sống hái lượm mà địa bàn cùa nó chính là địa bàn của các bộ tộc Bách Việt cư trú, đầy sông rạch và thảo mộc. Và nó hoàn toàn đối lập với lối sống săn bắt ở bờ bắc sông Trường Giang = > Trong quá trình phát triển của nền văn minh lúa nước, nó phát kiến thêm những yêu cầu về tiểu thủ công nghiệp, giao thông, thuần dưỡng, chăn nuôi súc vật, trồng trọt…=> Ngôn ngữ phát triển, yêu cầu ghi nhớ phát sinh và chữ viết hình thành, tất nhiên ở giai đoạn thô sơ, đơn giản nhất. Và những hình thái ban đầu của văn hóa xuất hiện. <= Trong khi đó, thú tính còn vướng vít lại của cư dân phương Bắc với lối sống săn bắt, họ bắt đầu tràn về phương Nam vừa học tập vừa chiếm đoạt. Và từ đó họ vẽ ra nền văn minh Hoa hạ trên những thành quả của người khác mà họ chiếm đoạt được.
2- Trên những cơ sở mang tính logic ấy, nền văn minh Trung Hoa mà đại biểu là hệ tư tưởng Nho giáo chính là một bản copy của nền văn minh Âu Lạc, mà lại là một bản copy lộn xộn không hoàn chỉnh.
3. Từ đó có thể khẳng định: Từ lâu cái gọi là những nét tương đồng về tư tưởng, văn hóa của Việt Nam và Trung Hoa. mà bấy lâu nay các nhà sử học nhầm lẫn là Việt Nam bị ảnh hưởng bời nền văn minh Trung Hoa (?!).

Việc các dân tộc, mà lúc đó, chỉ là những bộ tộc ảnh hưởng nhau, thậm chí đồng hóa nhau là thường xuyên do nhiều lý do như giao tiếp xã hội, hôn nhân, chiến tranh và có thể là do thiên tai, bệnh tật… Nhưng do đặc tính hái lượm, nên những bộ tộc phương nam (đa số là dân Bách Việt) khi hòa nhập vào nhau tương đối êm ả hơn. Trong khi dân phương Bắc thoát đi bằng đời sống săn bắt nên sự cưỡng đoạt, đồng hóa hay hòa nhập mang tính bạo liệt hơn. Trong suốt quá trình lịch sử gần như không  có một ghi nhận nào về việc các bộ tộc Bách Việt ăn thịt lẫn nhau. Nhưng việc các bộ tộc phương bắc ăn thịt nhau khi chiến thắng hay lúc đói kém gần như xuyên suốt và vẫn còn xãy ra đến hôm nay.dưới nhiều hình thức (may mà không phổ biến). Từ cơ sở trên, các bộ tộc Bách Việt dạt dần về phương Nam, một số khác chấp nhận ở lại. Và một quốc gia Âu Lạc được hình thành với một luồng tư tưởng mang đầy tính hiếu hòa, nhất là khi tiếp nhận một cách hòa bình với một luồng tư tưởng đến từ phương Tây. Tư tưởng đạo Bụt mang đầy tính dung thông và trở thành một đối trọng đầy thách thức với tư tưởng Nho giáo hiếu chiến và manh động với khẩu hiễu “dĩ Hạ biến Di”        
Nhưng khổ nổi, như đã kể trên ở phần 2.-..., cái tư tưởng Nho giáo ấy đã copy không hoàn chỉnh nên đã tạo ra một sự nhập nhằng và bằng mọi cách nuốt trọn phương Nam để hợp thức hóa cái sự nhập nhằng ấy.

Hãy nhìn lại một chút về việc tạo dựng lịch sử của họ bắt đầu từ Tam Hoàng Ngũ Đế và cái danh sách ấy cứ thay đổi xoành sạch vì một lý do gì thì ai cũng rõ. Và cái ông nông dân đầu tiên của các bộ tộc Bách Việt cũng hiện diện và bị biến thành ông Thần Nông cũng không phải là lạ. Khi thì được phong hoàng, khi thì làm đế, hoặc có lúc biến đi đâu cũng chẳng rõ, cũng có khi biến thành Viêm Đế và bị Hiên Viên đánh cho một trận chạy dài.
Cón mấy không khác thì cũng cùng chung số phận thậm chí còn bị thay tên đổi họ,  thăng giáng thất thường, đã thế còn tô vẽ lý lịch, mặt mày tùy theo sự tưởng tượng và cả những yêu cầu chính trị. Đến khổ.
Và các triều đại cứ nối tiếp nhau, lập miếu, đúc tượng thờ cúng lung tung. Sự xào nấu lịch sử của quốc gia mình một cách vô tư như là cái lẩu thập cẩm, miễn sao để cố xác lập mình là… cái rốn.

Xét một chút về Tam Hoàng – Ngũ Đế:
* Tam Hoàng;
- Thiên hoàng, Nhân hoàng, Địa Hoàng (Sừ ký Tư Mã Thiên)
- Phục Hy, Nữ Oa, Thần Nông (Vận Đẩu Xu, Nguyên Mệnh Bao)
- Phục Hy, Toại Nhân, Thần Nông (Thượng thu Đại Truyện, Bạch Hỗ Thông nghĩa)
- Phục Hy, Hoàng Đế, Thần Nông ( Đế Vương Thế Kỷ)
- Phục Hy, Cộng Công, Thần Nông ( Thông giám Ngoại Kỷ)

* Ngũ Đế :
Hoàng Đế.
- Thiếu HạoChuyên Húc, Đế KhốcĐế NghiêuĐế Thuấn (Thượng thư Tư)
Thiếu Hạo (đông), Chuyên Húc (bắc), Hoàng Đế (trung), Phục Hi (tây), Thần Nông (nam) (Sở Từ)
Hữu Sào thị ,Toại Nhân thị, Phục Hi thị, Nữ Oa thị, Thần Nông thị  (Lễ Ký cho là 5 bộ tộc tạo nên nước Tàu)
- Thái Hạo, Hoàng Đế, Thần Nông, Thiếu Hạo, Chuyên Húc.
- Phục Hi, Thần Nông, Hoàng Đế, Thiếu Hạo, Chuyên Húc.
Hoàng Đế, Thiếu Hạo, Chuyên Húc. Đế khốc, Đế Chí (Từ Hải) nhiều sách còn nhắc tới Đế Ai, Đế Lỗ.
Đó chỉ là liệt kê những cái tên, đã vậy còn cách viết khác nhau, giải thích khác nhau. Thật là chóng mặt. Tội nghiệp mấy ông Hoàng, Ông Đế kia mệt bở hơi tai, trồi lên thụt xuống nhảy ra nhảy váo như là diễn viên Kinh kịch.
Nhưng nó hoàn toàn hợp lý. Trung Hoa có một món ăn nổi tiếng. Đó là món thập cẩm: Cơm thập cẩm, bánh bao thập cẩm, lẩu thập cẩm, chè thập cẩm, bánh trung thu thập cẩm, mức thập cẩm… mà những thứ lẩm cẩm ấy thì không cố định, cứ vớ được món nào bỏ vào món nấy càng nhiếu thứ càng tốt, rồi xào, nấu, nướng, chưng, hấp… Cái món này chỉ có ở Tàu và những nơi người Tàu ở. Nó được hình thành bởi cái tư tưởng Nho giáo thập cẩm
Trở lại với văn minh Trung Quốc. Đồng ý trong quá trình giao lưu, không ai cấm, thậm chí còn chấp nhận việc trao đổi, học hỏi lẫn nhau. Tiếp nhận và cảm thụ một nền văn hóa khác bao giờ cũng cần những thái độ thích hợp và cả không thích hợp nữa. Nhưng chẳng ai đồng tình cái hành vi cướp giật và áp đặt. Không ai phủ nhận nền văn minh Trung Quốc, thậm chí còn ngưỡng mộ. Nhưng người ta chỉ có thể rung cảm trước một thứ duy nhất mà chính người Trung Quốc có. Thơ Đường (sẽ nói ở phần sau)
Về Nhân:
Luận về chữ Nhân. Nho Giáo chỉ giới hạn trong quan hệ giữa người và người, thậm chí có lúc chỉ khu trú trong cộng đồng gia tộc. Sau này, Mạnh Tử nới rộng hơn được một chút vươn tới phạm vi một quốc gia. Dần về sau chữ nhân lại biến tướng thành quan hệ giữa ta và... ta, “thân bất vị kỷ thiên tru địa diệt”
Nhưng với nhân dân Âu Lạc thì lại rộng hơn. “Không chỉ giới hạn trong việc thương người mà còn bao trùm hết cả sinh vật cho chí đến cỏ cây”. Ý thức về môi trường được sản sinh và lưu giữ suốt theo giòng chảy của lịch sử. Yêu mến và trân trọng môi trường tức là yêu chính bản thân mình. “ Là yêu nuôi người vật, thương xót lũ tà, cứu giúp chúng sinh, vượt cả đất trời, thấm khắp biển sông, bố thí chúng sinh. Người đói cho ăn, kẻ khát cho uống, lạnh ch mặc, nóng cho mát, người bệnh cho thuốc…” (Lục Độ Tập Kinh. Lê Mạnh Thát dịch)

Về Hiếu:
Hiếu kinh của Trung Quốc đưa ra một quan điểm về hiếu chỉ khu trú trong một phạm vi rất hẹp “ thân thể tóc da không dám làm tổn thương“ “ lập thân hành đạo nêu danh với hậu thế” thậm chí còn “bất hiếu có ba, không con nối dõi là lớn nhất”. Quan điểm về hiếu của Âu Lạc thì hoàn toàn khác “Giúp nghèo cứu thiếu, thương nuôi quần sinh” “đem đạo truyền cho thần, đem đức trao cho thánh, thần thánh truyền nhau cái sự giáo hóa không hư nát, đó mới là sự nối dõi tốt lành“ (LSPGVN T1 Lê Mạnh Thát. In lần thứ 2.1999). Đó là lý do mà người phương Bắc không thể nào đồng hoá nổi dù họ đã có hơn một ngàn năm chiếm cứ. Và sau đây là “Người thợ săn nói: "Tôi ở đời nhiều năm, tuy thấy Nho sĩ tích đức làm lành, há có ai như đệ tử Phật, quên mình cứu người, ở ẩn không nêu danh đâu? Nếu Đạo sĩ có cần chi, hãy đến nhà tôi, xin đem của mọn cúng dường". (Lục Độ Tập Kinh, truyện 49)

Tính hai mặt của Nho Giáo:
Công bằng mà xét, Nho giáo đã thiết lập một cung cánh ứng xử mang tính tiêu biểu rất cần thiết cho mọi người. Nhưng song song với mặt tích cực ấy, nó còn có những mặt tiêu cực khi người ta vận dụng chính cái mặt tích cực ấy để bảo vệ những cho những lập luận ác nghiệt.
Trước nhất là thuyết chính danh. Khi nói “ vua ra vua, quan ra quan; cha ra cha, con ra con….”. Khổng Tử muốn kêu gọi mọi người phải hành xử một cách đúng đắn cái vị trí xã hội mà mình đảm đương với những tiêu chí rất cụ thể, và tích cực. Nhưng trong cuộc sống, người ta đã vận dụng nó để tạo ra một khái niệm về đẳng cấp mà không cần đến sự xác định về quá trình hình thành nhân cách của Mạnh Tử Bĩ trượng phu dã, ngã trượng phu dã, ngô hà úy bỉ tai!” 彼丈夫也, 我丈夫 也. 吾何畏彼哉. Và rồi chính sự xác định này cũng bị vận dụng cho nhu cầu làm loạn. Chúng ta có thể viện dẫn ra bất cứ một câu nào của Luận Ngữ để nhận ra cái tính hai mặt của Nho Giáo. Những khái niệm đứng đắn về thánh nhân, vương giả, quân tử cũng đều có thể bị lật ngược như là một bức tranh có hai mặt mà không thể phủ nhận mặt sau không phải là một thành phần của bức tranh. Do vậy, những nhà Nho trong giây phút cuối cùng của cuộc đời đều băn khoăn, thậm chí lo sợ. Sự xuất hiện của con kỳ lân đã chẳng làm cho Khổng Tử kinh sợ là gì? Ông vua Nho giáo từ đầu đến chân của Việt Nam là Lê Thánh Tôn đã không kinh hãi khi đối mặt với cái chết là gì? Đó là tính chất thực sự của Nho giáo đúng như nhận xét của Cửu Chỉ thiền sư “Khổng Mặc chấp hữu...”. Và cái có bao giờ cũng có hai mặt, do đó mặt sau là thuộc tính không thể chối cãi. Về mặt con người, khi sử dụng tư duy để nhận xét về chính mình, cái nhìn của Nho giáo là cái nhìn từ bên ngoài, do đó, một người nào đó muốn khẳng định tư cách của mình cũng bằng những tiêu chuẩn của bên ngoài. Và cái hệ lụy nguy hiểm nhất là khi người ta nói “ thân bất vị kỷ thiên tru địa diệt”. Nhưng nếu như hiểu câu này theo quan điển đạo Bụt thì vấn đề đã khác.
Trong suốt quá trình tồn tại của mình, Nho giáo đã tạo ra vô số những bậc anh hùng. Nhưng hầu hết là anh hùng... thấm mệt, thậm chí là anh hùng tử. Có rất nhiều người xem cái chết nhẹ tựa lông hồng, nhưng không có ai xem cái chết như là một sự an nhiên. Rốt lại thì ai, quân tử hay tiểu nhân, cũng... sợ chết khi mặc vào người cái áo nhà Nho.

D. Tác động của Nho giáo và cuộc đấu tranh chống văn hóa nô dịch đàng sau những ghi nhận của những giòng sử cũ
Năm 111tcn, Nhà Hán thôn tính nhà nước Nam Việt. Nhà Hán bắt đầu áp đặt văn hóa Trung Quốc, chủ yếu là tư tưởng Hán Nho với Nhâm Diên, Tích Quang bằng những trò lừa phỉnh mị dân. Sữ cũ ghi là Nhâm Diên, Tích Quang dạy dân lễ nghĩa, cấy cày. Nghe thật tức cười, dạy con cháu ông Thần Nơng (tạm gọi như vậy) làm ruộng ư?! hay là học làm ruộng từ con cháu Thần Nơng. Xuất tiền ra cho người cô quả lập gia đình theo lễ nghi Hán quốc. Hóa ra, để tạo nên một nền tảng văn minh mà lễ nghi được mua bằng tiền. Điều này làm cho chúng ta nhớ lại những ngày các vị thừa sai Công giáo theo gót thực dân Pháp trả tiền cho người theo đạo.
Mặc cho văn hoá Hán nho tung tẩy. Sự tương đồng giữa văn hoá đạo Bụt và Âu Lạc đã nhanh chóng phát triển. Cuộc kháng chiến của Hai Bà Trưng được sự tham gia tích cực của các ni sư Thiều Hoa, Bát Nàn, Lê Chân. Cuộc kháng chiến thất bại. Mã Viện thi hành một cách triệt để những sách lược đồng hóa và trấn áp. Quận huyện được thành lập theo định chế hành chánh của Trung Quốc. Triệt tiêu chế độ tự trị của các Lạc Hầu, Lạc Tướng, Bồ Chính… bổ dụng quan lại trực tiếp cai trị. Xây dựng Kiển Thành. Việt luật bị hủy bỏ. Trống đồng và các đồ tự khí bằng đồng bị thu gom nhằm bẻ gục mọi tư tưởng khác ngoài tư tưởng Hán Nho. Những cây cột đồng của Mã Viện, tượng trưng cho quyền uy và sự hãnh tiến của quân xâm lược được dựng lên.
Nhưng lạ một điều là không có một sự xung đột tư tưởng nào. Nho Lão vẫn tung tẩy ngọn cờ của mình trước những cơn gió mùa phương Nam, chữ Hán cũng thế và nhanh chóng trở thành một công cụ cho Bụt Âu Lạc kiện toàn sức sống để dấn thân vào cuộc trường chinh tôn tạo bản sắc, bản lĩnh Âu Lạc. Không lâu sau tất cả những thứ mà Mã Viện xây dựng bị chìm khuất trong những viên sỏi hòa bình.
Năm 187. Lúc này tình hình chính quốc của Tàu rất rối loạn, nhà Hán suy vi, đẩy Trung Quốc vào thế chia ba. Anh em Sĩ Nhiếp chia nhau nắm giữ quyền lực ở Âu Lạc thực hiện một chính sách cực kỳ thâm độc..
Là một người đã sáu đời cư trú ở Lạc Việt. Sĩ Nhiếp đã hiểu tư tưởng tự do ấy, nên khi xây dựng được quyền lực, tư tưởng Hán Nho mà ông có được chỉ là để tham khảo? Chắc không phải vậy, khi vừa mới nhón chân vào dinh thái thú ở Luy Lâu. Sĩ Nhiếp đã cấm nhân dân Âu Lạc viết chữ nước mình mà buộc phải học chữ Tàu và để thực hiện điều đó ông ta cho tổ chức, xây dựng và áp đặt một hệ thống giáo dục khá hoàn chỉnh để cho các hậu nhân sính Tàu có lý do phong cho ông cái hàm Nam Giao Học Tổ đến buồn cười. Ông ta tiếp bước Mã Viện, mà thâm độc hơn, và làm gương cho Trương Phụ sau này. Sở  dĩ ông “tốt” với dân ta là vì lúc ấy bên Tàu loạn quá nên không còn đường lui. Tất nhiên, ông ta cũng như những ông quan Tàu khác được cho là “tốt” sau này, chẳng qua chỉ là một người, mà mãi đến 17 thế kỷ sau mới có mới có nhà vua làm thơ Tự Đức đã đưa ra nhận xét chính xác ”Sĩ Nhiếp chẳng qua là một thái thú nhà Hán, tùy thời nịnh hót, cầu sao cho mình được an toàn, chứ không có mưu lược tài cán gì giỏi cả, đến nỗi truyền được hai đời đã mất, có gì đáng khen! Thế mà sử cũ cho rằng Úy Đà cũng không hơn được, chẳng cũng là lời khen quá đáng ư! KĐVSTGCM.
Và những gì Sĩ Nhiếp đã làm chẳng qua là một thứ mị dân thâm độc nhằm củng cố quyền lực và tham vọng của mình. Trong điều kiện ấy, những trí thức Âu Lạc đã lên tiếng.

Năm 189 Mâu Tử, người sinh ở Thương Ngô, được trang bị đầy đủ về mặt học vấn để trở thành bậc “chính nhân quân tử”. Nhưng mảnh đất Thương Ngô ấy là vùng đất cũ của cư dân Bách Việt, nên không lạ gì khi Mâu Tử dùng lý luận của Nho Giáo để phản bác lại những xuyên tạc về đạo Bụt và dõng dạc phát biểu trong Lý hoặc Luận bằng chính chữ Hán  以此觀之漢地 未必為天中也  Dĩ thử quan chi. Hán địa vị tất vi thiên trung dã” “Hãy nhìn thử xem. Hán quốc không hẵn là trung tâm của trời đất”. Ôi cái trung tâm trời đất mà người Hán tự phong đã bị chính một người “chi hồ giả dã” phủ nhận. Và sau này Lý Giác cũng lại một lần nữa xác định “thiên ngoại hữu thiên ưng viễn chiếu”.
Mâu Tử là người Hán ư? Tôi không nghĩ vậy Ông sinh ở Thương Ngô, một mảnh đất mới được Tàu hóa khoảng hơn 300 năm thì  kết quả chắc cũng chẳng là bao. Thân Mâu Tử chưa chắc đã Tàu thì cái tâm Ta bừng sống lại thì cũng phải thôi (Âu Lạc gần ngàn năm mà còn trớt quớt nữa kia). Bởi vì nếu ông là người Hán ông sẽ không làm như thế, mà đem cái uyên bác của mình để từ từ hạ nhiệt cái thứ kiêu ngạo vô lối, không cần thiết cho dân tộc mình. Nhưng ông là người Việt mà (tôi nghĩ vậy).
Có thể Mâu Tử là người Âu Lạc đầu tiên sử dụng cái chiêu thức“giáo Tàu đâm Chệt” một cách ngoạn mục. Xin đọc thêm Nghiên Cứu về Mâu Tử của Lê Mạnh Thác 2008. Nxb VHSG.
Vào thời điểm này, Luy Lâu trở thành một trung tâm đạo Bụt lớn và duy nhất ở phương Đông. Sau bao nhiêu năm lặng lẽ đi sâu vào trong lòng dân tộc. Đạo Bụt đã cất lên tiếng nói từ bi của mình và Khương Tăng Hội, người Turmerkistan lai Việt, còn làm một việc lớn lao hơn, ông nâng lên tầm cao mới cho chiêu “giáo Tàu đâm Chệt” bằng cách “dĩ Di biến Hạ” bằng cách dịch Lục Độ Tập Kinh, Cựu Tạp Thí Dụ Kinh, Tạp Thí Dụ Kinh và một số trước tác khác làm hành trang chống gậy đông du để dạy dỗ cho quân xâm lược cách Ăn Hiền Ở Lành. Tất nhiên, những thế lực Nho gia, Lão Trang không thể khoanh tay đứng nhìn. Với gươm giáo và quyền lực trong tay chúng điên cuồng phản kích, nhưng vô ích. Nhân dân Âu Lạc cũng đủ tỉnh táo để tiếp nhận những tinh hoa của nền văn minh Hán Tộc. Nếu như Hán nho tràn vào Âu Lạc như là một thứ phương tiện của đoàn quân xâm lược dưới chiêu bài khai hóa rất buồn cười theo kiểu Tích Quang Nhâm Diên, thì Lão Trang cũng theo vào nhưng đã mất đi tinh thần của Đạo Đức kinh, Nam Hoa kinh mà biến tướng thành một thứ đạo giáo đầy hoang tưởng và mê tín. Cái phần tinh túy nhất của Lão Trang thì hòa theo tư tưởng Âu Lạc và nằm yên ở đó để... dành cho mai sau. Và những con người tự do ấy vẫn chấp nhận văn tự, tư tuởng Hán Nho và Lão Trang theo cách của mình.
Và nhân dân Âu Lạc cũng phải làm điều đó thôi, bởi vì người Âu Lạc có làm ra thứ gì để áp đặt hay để giết người đâu, đành phải lấy giáo kẻ đâm mình để chống lại họ. Họ có giáo nào mình xài giáo đó.
Gần một ngàn năm, xã hội Trung Quốc không ngừng biến động, thống nhất, phân liệt, bị xâm lược… trong vòng xoay ấy các triều đại nối tiếp nhau xâu xé một đất nước mênh mông được chiếm đoạt và xây dựng trong biển máu, nhưng cái mộng bá quyền thì không suy suyển. Những Thứ Sử, Thái Thú đến Âu Lạc mang theo trong người những cá tính tốt xấu đủ đầy. Nhưng gì thì gì xâm lược vẫn là xâm lược, nhân dân Âu Lạc vẫn vững vàng tôn tạo bản lĩnh, bản sắc của mình. nếu như hàng loạt những cuộc khởi nghĩa vũ trang tiếp tục nổi lên, rồi nhanh chóng thất bại như lịch sử đã ghi nhận, thì bên trong những tâm hồn con dân Âu Lạc tư tưởng tự do càng lúc càng vững vàng hơn. Nhưng bản lĩnh, bản sắc ấy là gì? Như đã nói. Là tự do. Tự do theo cách của Bụt và kiểu múa gậy vườn hoang của ông cả Ruộng. Tự do Âu Lạc. Nhân dân Âu Lạc đã tiếp nhận để tạo thành một luồng tư tưởng mới, phong cách mới “Ăn Hiền, Ở Lành” và chỉ có như thế mới có thể có được sự tự do tuyệt đối.
Nếu những hành vi của Sĩ Nhiếp trước khi làm cho các nhà nho Ta của những thế hệ sau lóe mắt thì cũng có một ít hiệu quả tức thì, những tên Việt gian “chi hồ giả dã” đã xuất hiện; Lý Tiến, Lý Cầm, Trương Trọng, Bốc Long... Đáng buồn. Nhưng cái đáng buồn nhất, căm hận nhất là chính Sĩ Nhiếp, không đầy ba thập kỷ, hắn đã xóa sổ chữ Việt cổ.
Người hiện đại, ảnh hưởng bởi các luồng triết học Đông Tây, trừ đạo Bụt, luôn luôn hiểu tự do là được thực hiện những hành vi, mà hành vi đó không bị luật pháp ngăn cấm hay những định chế xã hội cục bộ chấp nhận. Từ những cách hiểu và thể hiện tự do như thế mà con người tìm cách chinh phục và khai thác thiên nhiên đến cạn kiệt, tàn hại muôn loài không thương tiếc và tàn sát lẫn nhau. Thiên nhiên bị tàn phá, khai thác… để tìm kiếm những tiện nghi nhân tạo và hủy diệt những thứ tiện nghi được ban tặng. Và tự do của con người bị chính con người tước đoạt.
Như Bụt đã chỉ ra là “tất cả đều do tâm tạo ra; Nhất thiết duy tâm tạo”. Thì ra những món ăn này từ một cái tâm thập cẩm sinh ra. Như vậy có thể suy ra cái tư tưởng Đại Hán ấy có phải là tư tưởng thập cẩm không? Rất có thể, bởi không phải một lần mà là rất nhiều lần, mỗi khi xâm lược một quốc gia, một vùng đất nào đó, bằng mọi cách Trung Quốc thu nhặt văn minh quốc gia đó, vùng đất đó làm của riêng và thẳng tay tiêu diệt mọi thứ, kể cả con người. Riêng ở Việt Nam, các đoàn quân xâm lược Hán, Đường, Nguyên, Minh thu gom các đồ tự khí, đập phá đình chùa, miếu mạo; sách cần thì lấy, không cần thì đốt, bắt giữ nhân tài  (Tuệ Tĩnh, Nguyễn Phi Khanh, L Cảnh Tun, Hà Nguyên Trừng, Nguyễn An...) đào tạo chó săn (Lý Cầm, Lý Tiến, Bốc Long, Trương Trọng, Phùng Đái Trí anh em Khương Công Phụ...) dung dưỡng, sử dụng bọn phản quốc (Sử Lộc, Kiều Công Tiện, Trần di Ái, Trần Ích Tắc, Lê Tắc...) song song đó là cái Hán nho, Tống nho, Minh nho tung tẩy “chi hồ giả dã”: Mã Viện đã hủy hoại gần hết những biểu tượng của nền văn minh Lạc Việt; Sĩ Nhiếp thâm độc hơn xóa sổ chữ viết Âu Lạc; Nhâm Diên, Tích Quang, Sĩ Nhiếp, Triệu Xương... giở trò khai hóa lãng òm; Cao Biền trấn yễm long mạch, phá hoại thiên nhiên; Trương Phụ thu gom gần như toàn bộ văn minh Lý Trần và vung vãi hàng loạt những thư tịch phản động... cùng sự khinh xuất của không ít trí thức Việt Nam choáng ngộp trước cái hào nhoáng, ngọt ngào của nồi chè thập cẩm.
Tất nhiên không phải người Trung Quốc nào cũng thế. Nho giáo thời Khổng Tử, dù còn nhiều hạn chế, nhưng chưa trở thành tư tưởng Đại Hán. Câu nói “ Kỷ sở bất dục vật thi ư nhân” vẫn còn nguyên giá trị. Thuyết chính danh cũng thế mà không hiểu rằng cần phải có một sự quan hệ khác lớn lao hơn. Sự nhận định của Mạnh Tử “nhu thắng cang nhược thắng cường” vẫn là một minh chứng hùng hồn tại sao An Bắc, An Đông, An Tây bị đồng hóa mà Âu Lạc (An Nam) thì không? Bốn cái An này là sản phẩm của Lý Thế Dân, một con người tài hoa và sắt máu (sát phụ, tru huynh, giết con)
Có một sự nhận định của Will Durant, tác giả bộ sách nổi tiếng Lịch sử văn minh, cần phải ngẫm nghĩ và xem xét “ Nho giáo, nó rất thích hợp với một quốc gia cần thoát khỏi cảnh hổn loạn nhu nhược để lập lại trật tự lấy lại sức mạnh, nhưng đối với một quốc gia cần cải tiến hoài để ganh đua trên trường quốc tế thì triết lý đó là một trở ngại”. Từ nhận định trên chúng ta nhìn lại lịch sử của Trung quốc (xin đọc Lịch Sử Trung Quốc của Nguyễn Hiến Lê) và nước nhà tức khắc sẽ hiểu ngay. Khi Nho giáo đi vào đỉnh cao của quyền lực thì đất nước lụn bại, chủ yếu từ thời Lê Thái Tôn cho đến Lê Chiêu Thống (1434-1789) (trừ Phương Nam của các Chúa Nguyễn 1558-1765). Những cảnh tranh giành quyền của giới lãnh đạo xãy ra như cơm bữa. Tới vua Lê Thánh Tông mà cũng phải bức tử anh mình là Lê Khắc Xương với một lý do lãng òm, củng cố quyền lực, nhưng ông hoàng Lê Khắc Xương có giành giựt gì đâu, nếu giành thì đâu đến lượt Lê Tư Thành đã chễm chệ trên ngai vàng để trở thành một minh quân (?!) mà lại mắc bệnh giang mai, rồi chết vì những cái khăn lau tẩm thuốc độc dưới tay hoàng hậu Trường Lạc chẳng qua chỉ là một kết thúc mang đầy tính nhân quả. Và sau cái chết của ông thì cảnh anh em giết nhau để giành ngôi, tướng tá đánh nhau để củng cố quyền lực và một nhà Mạc không ra làm sao cả, một chế độ “vua Lê, chúa Trịnh” với cảnh nồi da xáo thịt và loạn lạc. Nhà Nguyễn Trung Hưng có ba ông vua Gia Long, Minh Mạng, Tự Đức đâu phải bất tài, những ngẫm nghĩ về đổi mới đất nước luôn luôn âm ỷ trong đầu nhưng chính cái “chi hồ giả dã” đã làm cho ba cái đầu hùng tài đại lược kia trở nên kém đi phần sáng suốt. Từ đó những nhận định trên có thể nên thay đổi một chút cho chính xác hơn, bởi vì Will Duranh còn hơi... lịch sự. “Nho giáo, nó rất thích hợp với một quốc gia cần thoát khỏi cảnh hổn loạn nhu nhược để lập lại trật tự lấy lại sức mạnh. Nhưng cũng chính nó đã làm cho cái sức mạnh ấy, trật tự ấy banh chành”
Quán Tâm Nguyễn Hiền Nhu
16.8.2014
  ‎


16.8.2014

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét